Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Source-Nguồn: www.sgiquarterly.org

Hình Vẽ Của: Francesca Romana Perazzelli

Ba đề tài sau đây đòi hỏi lòng dũng cảm và niềm tin tưởng vào tiềm năng của chúng ta: hãy khắc phục những hạn chế của chúng ta, hãy bước đi ra khỏi vùng thoải mái của chúng ta, và hãy phá vỡ sự bế tắc trong cuộc sống của chúng ta. Thật là khó khăn để chúng ta buông bỏ đi những hạn chế mà chúng ta tự áp đặt vào chính bản thân mình, rồi đặt niềm tin tưởng vào những khả năng lớn hơn, cho cuộc đời của chúng ta.

Kinh Pháp Hoa (The Lotus Sutra) gồm có bẩy thí dụ chính yếu, một số thí dụ được kể lại bởi chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và một số thí dụ được kể lại bởi các đệ tử của ngài. Thí Dụ Về Ông Bố Giàu Có Và Người Con Trai Nghèo Khổ là thí dụ thứ hai trong Kinh Pháp Hoa; thí dụ nầy được kể lại bởi bốn người đệ tử lớn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bày tỏ niềm vui thích của các vị đệ tử, vì họ đã nhận ra và phá vỡ được sự tự mãn của họ.

Câu chuyện bắt đầu từ một người đàn ông trẻ, bỏ nhà ra đi lang thang từ vùng này đến vùng khác, sau đó anh ta già đi và trở nên nghèo khổ. Sau khi ông bố tìm kiếm người con trai ông trong nhiều năm mà không được, cuối cùng, ông bố định cư ở một thành phố khác, không cùng với nơi ông đã ở trước kia. Gia đình của ông bố rất giàu có, tuy nhiên, ông cảm thấy lo lắng, bởi vì ông không còn có người con nào khác, để thừa kế tài sản to lớn của ông. Một ngày kia, người con trai ông vô tình đi ngang qua tòa lâu đài của ông. Người con trai nầy, có mặc cảm tự ti bởi sự to lớn của căn biệt thự, cùng với sự giàu có của ông chủ nhà đang sống trong đó, nên anh quay chân đi, rồi chạy trốn. Ngay sau đó, ông chủ căn biệt thự giàu có nhận ra rằng anh chàng nghèo khổ nầy chính là con trai ông.

Ông bố giàu có, tràn đầy niềm vui sướng, rồi ngay lập tức, ông muốn giao ngay tài sản của ông cho con trai ông, nhưng khi ông nhìn thấy người con trai ông chạy trốn, ông biết ngay rằng con trai ông chưa sẵn sàng, để đón nhận danh tính thật sự của mình. Vì thế, ông bố gửi gấm hai người đầy tớ, ăn mặc luộm thuộm, đến cho tặng người con trai ông công việc dọn dẹp của người hầu hạ với mức lương gấp hai lần bình thường. Người con trai ông vui vẻ nhận công việc làm. Ngay sau đó, ông bố ăn mặc áo quần rách rưới, đến gặp người con trai ông, rồi ông tự phát triển mối quan hệ với con ông. Theo thời gian, người con trai từ từ nhận lấy những công việc mà có nhiều trách nhiệm hơn.

Nhiều năm trôi qua, ông bố giàu có bắt đầu có bệnh. Theo lời yêu cầu của ông bố, người con trai bắt đầu quản lý cẩn thận toàn bộ tài sản của ông. Cuối cùng, rồi người con trai ông đã sửa sai lại quan điểm trước kia của mình, từ ý nghĩ anh xem mình là người thấp hèn, nay anh xem mình là người có lý tưởng cao quý. Ông bố nhận thấy rằng những ngày cuối đời của ông đang cận kề, và lúc nầy, người con trai ông đã sẵn sàng để hiểu biết sự thật anh ta là ai, cuối cùng, ông bố thông báo rằng anh ta là con trai ông, và cũng là người thừa kế của ông, rồi ông chuyển toàn bộ gia tài của ông cho anh ta.

Giống như là người con trai nghèo khổ, nhiều người trong chúng ta hạn chế tiềm năng của chúng ta, hoặc là trở nên tự mãn, rồi không muốn, hoặc là sợ không dám, phấn đấu để phát triển con người của chúng ta. Trong thí dụ nầy, người con trai nghèo khổ đại diện cho những người bình thường đi lang thang khắp nơi, đói nghèo về tinh thần, không hiểu biết rằng họ thật sự đang có tài sản - chính họ đang có khả năng vô biên, không có giới hạn của Phật Tính. Chủ tịch SGI Daisaku Ikeda nói: "Sự hài lòng với những thành tích của chúng ta, có thể được xem như là một sự khiêm nhường, nhưng nếu chúng ta đánh giá thấp tiềm năng của chính chúng ta, thì chúng ta thật sự là người có lòng kiêu ngạo to lớn."

Ông bố giàu có đại diện cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, niềm mong ước duy nhất của ngài là thức tỉnh chúng ta, hiểu biết về Phật Tính, đây là một tài sản quý báu, sẵn có trong mỗi chúng ta. Đức Phật, đã dùng phương tiện thích hợp, trước hết ngài giảng dạy giáo lý dễ hiểu, để chuẩn bị tinh thần cho các vị đệ tử của ngài, nhờ đó họ có thể nắm bắt hoàn toàn sự thật của thông điệp của Đức Phật đã thể hiện trong Kinh Pháp Hoa. Chủ tịch SGI Ikeda giải thích: "Mọi người - đều bình đẳng, như nhau - chính họ sẵn có một viên ngọc quý báu, không có gì sánh được. Viên ngọc quý giá hơn tất cả mọi thứ, đã đến với chúng ta, mà chúng ta chẳng cần phải đi tìm kiếm. Viên ngọc được truyền lại cho chúng ta, cho dù chúng ta có nhận biết hay không. Rồi Kinh Pháp Hoa cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc, nhờ đó chúng ta công nhận kho báu của chính chúng ta."

Thí dụ nầy nhấn mạnh sự cần thiết cho rằng, chúng ta phải luôn luôn có sự tìm tòi về tâm linh để cho chúng ta tự phát triển không ngừng nghỉ, bất kể tuổi tác, bất kể những thành tích, hoặc là bất kể những hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Kinh Pháp Hoa dạy chúng ta phương pháp năng động để sống giữa những thử thách của cuộc đời; Kinh Pháp Hoa cũng nhấn mạnh tinh thần tìm tòi để tự phát triển suốt cuộc đời chúng ta - để thử thách những giới hạn của chúng ta, để phá vỡ sự bế tắc, và mong muốn hiểu biết những tiềm năng vô hạn của chúng ta. Như Chủ tịch SGI Ikeda nói ngắn gọn như sau, "Nếu chúng ta không có sự tiến bộ, có nghĩa là, chúng ta có sự thụt lùi."

-----------------------------------

 

Source-Nguồn:

http://www.sgiquarterly.org/buddhism2014apr-1.html

 

The Parable Of The Wealthy Man And His Poor Son - Source-Nguồn: www.sgiquarterly.org

 

Overcoming our limitations, getting out of our comfort zone and breaking through the deadlocks in our lives requires courage and belief in our potential. It can be difficult to let go of the limitations we impose on ourselves and imagine greater possibilities for our lives.

The Lotus Sutra contains seven key parables, some told by Shakyamuni and some by his disciples. The parable of the Wealthy Man and His Poor Son is the second parable in the Lotus Sutra; it is told by four of Shakyamuni's senior disciples to express their joy at having recognized and broken through their complacency.

The story begins with a young man who runs away from his father's house and wanders from place to place, growing old and poor. After searching for his son for many years, the father eventually settles in a certain city. The father's household is very wealthy, but he feels uneasy as he has no heir to leave his immense fortune to. One day, the son happens to pass by his father's mansion. He is so intimidated by the grandeur of the mansion and the wealthy man who lives there that he turns to flee. Just then, the wealthy man recognizes that this poor man is his son.

Filled with joy, the wealthy man wants to immediately bequeath his fortune to his son, but seeing his son flee, he realizes he is not yet ready to embrace his true identity. So the father sends two poorly dressed servants to offer his son a job doing menial cleaning work for twice the usual salary. The son happily accepts. Soon after, the father dresses in ragged clothing, approaches his son and begins to develop a relationship with him. Over time, the son takes on positions of greater responsibility.

Many years pass, and the wealthy man becomes ill. At his request, the son begins to carefully manage the father's entire estate. Eventually, the son revises his former low opinion of himself and comes to hold high ideals. Realizing that his end is near and that his son is ready to understand the truth of who he is, the father finally announces that he is his son and heir and transfers his entire fortune to him.

Like the poor son, many of us limit our potential or become complacent, unwilling or afraid to strive in our personal development. In this parable, the poor son represents ordinary people who wander around in spiritual poverty, unaware of their true inheritance - the boundless possibilities of their Buddha nature. SGI President Daisaku Ikeda states: "Satisfaction with one's accomplishments might seem like humility, but to underestimate life's potential is actually great arrogance."

The wealthy man represents Shakyamuni, whose sole desire is to awaken people to the wealth of their inherent Buddhahood. As an expedient means, the Buddha first expounds lesser teachings in order to prepare his disciples' minds to grasp the complete truth of his message expressed in the Lotus Sutra. SGI President Ikeda explains: "Everyone alike possesses this unsurpassed jewel of life. This most precious of all things 'has come to us unsought.' It comes down to whether we can recognize it as such. And the Lotus Sutra enables us to most profoundly perceive and recognize the treasure of our lives."

This parable stresses the need to always have a seeking spirit for continual self-development, regardless of our age, achievements or present circumstances. The Lotus Sutra teaches a dynamic way to live amidst life's challenges; it emphasizes a lifelong seeking spirit for self-development - to challenge our limitations, break through deadlocks and expect to experience the boundless potential of our lives. As SGI President Ikeda succinctly states, "Not advancing is retreating."

-----------------------------

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm