Trong Kinh Phật, câu tiếng Phạn: Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) hay Evaṃ śrute mayā (एवं श्रुते मया ) người ta thường dịch là: Tôi nghe như vầy và tiếng Hán Việt gọi là Như thị ngã văn. Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) là câu thường thấy được dùng ở phần mở đầu của những bộ kinh.
सुखावतीव्यूहः।
Sukhāvatīvyūhaḥ |
(संक्षिप्तमातृका)
(saṁkṣiptamātṛkā)
॥नमःसर्वज्ञाय॥
|| namaḥ sarvajñāya ||
एवं मया श्रुतम् | एकस्मिन् समये भगवान् श्रावस्त्यां विहरति स्म जेतवनेऽनाथपिण्डदस्य आरामे महता भिक्षुसङ्घेन सार्धम् अर्धत्रयोदशभिर् भिक्षुशतैर् अभिज्ञाताभिज्ञातैः स्थविरैर् महाश्रावकैः सर्वैर् अर्हद्भिः |
Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ |
Từ vựng :
Sukhāvatī vyūha sūtra (सुखावती व्यूह सूत्र) là tựa rút gọn của buddhā bhāṣita amitābha sūtra (बुद्धा भाषित अमिताभ सूत्र), (kinh Phật Thuyết Kinh A Di Đà).
Sukhāvatī vyūha sūtra ( सुखावती व्यूह सूत्र ) có hai bài kinh, một bài ngắn và một bài dài.
Sukhāvatī (सुखावती ) có nghĩa là miền đất phúc lạc hay miền đất hạnh phúc và an lạc. Vyūha (व्यूह) có nghĩa là sự trưng bày, sự sắp xếp, chuyển đến, chuyển vị trí…
Namaḥ (नम) là chủ cách, hô cách, đối cách số ít trong bảng biến thân namas (नमस्) ở dạng trung tính. Namas (नमस्) có gốc từ động từ căn√ nam, (√ नम्). Động từ căn √nam, (√ नम्), thuộc nhóm 1và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng được biết như: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ…
Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:
Namaste (नमस्ते )| Namo namaḥ (नमोनमः) | Namaskāraḥ (नमस्कारः).
Trong Phật học chữ: Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng. Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ (नमः) mà thành.
Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) được ghép từ: Sarva (सर्व) + jñā (ज्ञा) + ya (य).
Sarva (सर्व) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…
Jñā (ज्ञा) có gốc từ động từ căn √jñā, (√ज्ञा). Động từ căn √jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: biết, hiểu, thấu hiểu, ý thức, nhận thức, cảm nhận, thấu đáo, nghiệm thấy, tri thức, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết…
Ya (य) là âm đuôi.
Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) là hô cách số ít trong bảng biến thân sarvajña (सर्वज्ञ) ở dạng giống đực và nó có nghĩa được biết như: người hiểu biết tất cả.
Evam (एवम्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: cùng một cách như vậy, cũng thế, cũng vậy, cùng với, cũng như, và, giống như vậy, cũng như vậy, cũng là vậy, chỉ như vậy, cùng, như nhau, cùng một, cùng loại, cùng thứ,cùng giống nhau, nữa, còn, còn nữa, đúng, chính đáng, chính xác, đích xác, đúng thế, chính là thế… Evam (एवम्) có gốc từ Eva (एव) và Eva (एव) được ghép từ : ā (आ) + iva (इव) và nó được viết theo cách nối âm: a (अ) hay ā (आ) + i (इ) được đổi thành e (ए).
Mayā (मया) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân ahaṃ (अहं) và có nghĩa là tôi.
Śrutam (श्रुतम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân śruta (श्रुत) ở dạng giống đực. Śruta (श्रुत) là quá khứ phân từ của động từ śru (श्रु). Động từ căn √ śru, (√श्रु), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nghe, lắng nghe, hiểu được, nghe thấy, học, tìm hiểu, làm cho nghe được, công bố, tuyên bố, tôn xưng cho cái gì đó…
Trong Kinh Phật, câu tiếng Phạn: Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) hay Evaṃ śrute mayā (एवं श्रुते मया ) người ta thường dịch là: Tôi nghe như vầy và tiếng Hán Việt gọi là Như thị ngã văn. Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्) là câu thường thấy được dùng ở phần mở đầu của những bộ kinh.
Từ cụm từ "Evaṃ mayā śrutam (एवं मया श्रुतम्)", chữ "Nghe" được xem là một thuật ngữ mà Ngài A Nan thường dùng để nói cho mọi người chú ý đến phần diễn thuyết lời Phật của Ngài, như vậy chữ "Nghe" cũng có vai trò quan trọng tương đương như chữ "Học" và chữ "Đọc" trong đời sống tu hành.
Ekasmin (एकस्मिन्) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân eka (एक) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: một, chỉ có một, con số một …
Samaye (समये) là vị trí cách số ít trong bảng biến thânsamaya (समय) ở dạng giống đực. Samaya (समय) có gốc từ Sami (समि) được ghép từ: Sam (सम्) + i (इ).
Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng…
Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành…
Samaya (समय) có những nghĩa được biết như: gặp gỡ, thường xẩy ra, khế ước, cơ hội, dịp, biến cố, nghi thức, thời gian… Sami (समि) là động từ thuộc nhóm 2 nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm cho gặp nhau, tự hợp lại, tụ tập lại chung, nối lại…
Bhagavān (भगवान्) là chủ cách số ít trong bảng biến thân bhagavat (भगवत्) ở dạng giống đực. Bhagavat (भगवत्) được ghép từ: Bhaga (भग) + vat (वत्).
Bhaga (भग) có gốc từ động từ căn √bhaj, (√भज्). Động từ căn √bhaj, (√भज्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chia ra, chia sẽ, phân phối, nhận được phần chia sẽ, nắm được, sở hữu, phục vụ, thích, yêu thích, đi vào bên trong cái gì đó.. Vat (वत्) là âm đuôi.
Bhaga (भग) có những nghĩa được biết như: may mắn, cơ may, thịnh vượng, sinh lực sống, niềm vui của sự giải thoát, niềm yêu thương…
Bhagavat (भगवत्) có những nghĩa được biết như: đấng Thế Tôn, đấng tối cao, thánh nhân…
Śrāvastyāṃ là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của śrāvastī ở dạng giống cái Śrāvastī là một thành phố cổ ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Vào thời của Đức Phật sống Śrāvastī là một trong sáu thành phố lớn của Ấn Độ và cũng là thủ phủ của Kosala.
Viharati (विहरति). Viharati (विहरति) có gốc từ: Vihṛ (विहृ). Vihṛ (विहृ) được ghép từ: Vi (वि) + hṛ(हृ).
Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…
Động từ căn √hṛ, (√हृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đưa đến, đem đến, mang đến, mang theo, đưa lại, đem lại, mang lại,đưa vào, góp vào…
Động từ Vihṛ (विहृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nhấc lên, bốc lên, nhổ đi, làm trôi đi, cất, bỏ, dọn, cướp đi,chia, phát, phân, phân phát, phân phối, sắp đặt, lưu hành, truyền đi, đi dạo, đi lại…
Viharati (विहरति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì chủ động hiện tại của động Vihṛ (विहृ).
Sma (स्म) là phân từ thường thấy dùng làm bổ nghĩa trong các hình thức nói về hành động đã qua hay một câu chuyện thường hay được lặp lại và nó thường được dùng sau chữ: Iti (इति), Na (न), Mā (मा)… Sma (स्म) có những nghĩa được biết như: để trở thành, do đó, thực sự, được sử dụng để, như nó là, chắc chắn, trong quá khứ, rõ ràng, sẽ được, với, bao giờ…
Jetavane (जेतवने) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của Jetavana (जेतवन).
Jetavana (जेतवन) là một trong những tu viện Phật giáo nổi tiếng nhất tại Ấn Độ. Nó cũng là tu viện thứ hai tặng được người ta tặng cho Đức Phật.
Anāthapiṇḍadasya (अनाथपिण्डदस्य) là sở hữu cách trong bảng biến thân số ít của Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) ở dạng giống đực.
Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) là một đệ tử tại gia của Đức Phật, ông là người đã tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳđà cho giáo đoàn của Đức Phật.
Mahatā (महता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân mahatā (महता) ở dạng giống cái và nó những nghĩa được biết như: vĩ đại, tầm quan trọng, hùng vĩ, hùng mạnh to lớn, cao quý, cao cả, cao thượng, tuyệt vời, vượt trội, tối cao, lớn, to ...…
Bhikṣu (भिक्षु) là thân từ giống đực và có những nghĩa được biết như sau: tỳ kheo, tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc, người ăn xin, nhà tu khổ hạnh…
Saṅghena (सङ्घेन) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của Saṅgha (सङ्घ).
Saṅgha (सङ्घ) có những nghĩa được biết như sau: Hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…
Trong Phật học, chữ Saṃgha (संघ) của Phạn ngữ hay Saṅgha (सङ्घ) trong tiếng Pali được xem như là Tăng đoàn. Có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được Đức Phật gọi là Tăng già.
Thời Đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí tuệ, như Đức Phật đã làm.
Sārdhaṃ (सार्धं) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: đi theo cùng với ai hay với cái gì đó, cùng chung, phân nữa…
Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) là cách viết liền nhau của hai chữ: Ardha (अर्ध) và Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्).
Ardha (अर्ध) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Ardha (अर्ध) ở dạng giống đực. Ardha (अर्ध) có những nghĩa được biết như sau: phân nửa, giảm đi 0,5…
Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) là số nhiều trong bảng biến thân của trayodaśan (त्रयोदशन्) ở dạng trung tính. Trayodaśan (त्रयोदशन्) có nghĩa là con số 13. Chữ r (र्) đứng sau chữ Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (ः), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.
Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) có nghĩa là 13 trừ 0,5 hay 12,5.
Śatair (शतैर्) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân của Śata (शत). Śata (शत) có nghĩa là con số 100. Chữ r (र्) đứng sau chữ Śatair (शतैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (ः), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.
Abhijñāna (अभिज्ञान) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Abhijñāna (अभिज्ञान).
Abhijñāna (अभिज्ञान) có những nghĩa được biết như: sự công nhận, biểu hiệu công nhận…
Abhijñātaiḥ (अभिज्ञातैः) là cáchdụng cụ số ít trong bảng biến thân của Abhijñāta (अभिज्ञात). Abhijñāta (अभिज्ञात) là thể vị lai nói vòng của động từ Abhijñā (अभिज्ञा). Abhijñā (अभिज्ञा) có những nghĩa được biết như sau: hiểu biết, công nhận…
Sthavirair (स्थविरैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của sthavira (स्थविर). Sthavira (स्थविर) có những nghĩa được biết như: nhỏ gọn, dày, dày đặc, củ, xưa, nhà sư cao tuổi nhất hay sư lão. Chữ r (र्) đứng sau chữ Sthavirair (स्थविरैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (ः), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.
Mahāśrāvakaiḥ (महाश्रावकैः) là cách viết dính liền của hai chữ: Mahā (महा) và Śrāvaka (श्रावक).
Mahā (महा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của mahā (महा) ở dạng giống cái. Mahā (महा) có những nghĩa được biết như: to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ, phong phú…
Śrāvakaiḥ (श्रावकैः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của śrāvaka (श्रावक) ở dạng giống cái. Śrāvaka (श्रावक) có những nghĩa được biết như: thính âm, đệ tử của Đức Phật được nghe chính miệng của Ngài thuyết giảng.
Sarvair (सर्वैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của Sarva (सर्व). Sarva (सर्व) có những nghĩa được biết như: tất cả, toàn bộ, toàn thể, phổ quát… Chữ r (र्) đứng sau chữ Sarvair (सर्वैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (ः), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.
Arhadbhiḥ (अर्हद्भिः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của arhat (अर्हत्). Arhat (अर्हत्) có gốc từ động từ căn √arh (√ अर्ह् ).Arhat (अर्हत्) có những nghĩa như sau: có công đáng khen, tốt, hay, giỏi, đáng, xứng đáng, đáng tôn kính, đáng kính, một bực thánh đáng kính.
Gom ý Việt:
॥नमःसर्वज्ञाय॥
एवं मया श्रुतम् | एकस्मिन् समये भगवान् श्रावस्त्यां विहरति स्म जेतवनेऽनाथपिण्डदस्य आरामे महता भिक्षुसङ्घेन सार्धम् अर्धत्रयोदशभिर् भिक्षुशतैर् अभिज्ञाताभिज्ञातैः स्थविरैर् महाश्रावकैः सर्वैर् अर्हद्भिः |
|| namaḥ sarvajñāya ||
Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ |
Kính chào bậc học giả.
Tôi nghe như vầy, vào một thời nọ, Đấng Thế Tôn đang đi dạo ở tại thành Śrāvastī, trong vườn Jetavane anāthapiṇḍadasya cùng với các đại Tỳ Kheo tăng, tất cả là một ngàn hai trăm năm mươi người và trong đó gồm có các bậc đại Thanh Văn, A La Hán…
Kính bút
TS Huệ Dân