Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Trong các đệ tử của Phật Thích Ca chỉ có Ca Ma Ha Diếp ngộ được cái ý niêm hoa nên được Phật độc nhất truyền tâm ấn. Ca Diếp truyền cho các đệ tử ở Ấn Độ, và Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của dòng thiền Ấn Độ. Khi Bồ Đề Đạt Ma Đông du sang Trung quốc dạy Thiền khoảng 420 hay 486, đến Thiếu Lâm Tự tham thiền nhập bích tịnh khẫu trong 9 năm nhìn vách đá. Sư thành vị tổ đầu tiên (sơ tổ) của dòng Thiền Trung quốc.

Kim Cang Kinh

(Kim Cang Bất Hoại)

 

November 11th, 2013

 

 

Sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cho vào thất và nghe giảng kinh Kim Cang Bát Nhã đến đoạn Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi: "Khi phát tâm cầu vô thượng chánh giác, làm sao an trụ tâm?" Phật đáp: "Chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm kia; nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy."

 

Huệ Năng đại ngộ, ngài kêu lên: "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt! Ðâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ! Ðâu ngờ tánh mình vốn không dao động! Ðâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp!" Ngũ Tổ bảo: "Chẳng biết bản tâm học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm mình, gọi là Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật..." Thế là Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát làm Tổ thứ sáu của Thiền Tông.

 

Tôn Chỉ của Thiền Tông Đaị Thừa

 

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm 
Kiến tánh thành Phật

Dịch nghĩa:

 

Không lập chữ nghĩa
Truyền riêng ngoài giáo pháp
Chỉ thẳng tâm thật
Thấy tánh thành Phật.

 

Bồ Đề Đạt Ma

 (Sơ Tổ của dòng Thiền Tông Đaị ThừaTrung quốc)

 

  

Tương truyền, Phật Tổ niêm hoa, Ca Diếp Vi tiếu.  Trong các đệ tử của Phật Thích Ca chỉ có Ca Ma Ha Diếp ngộ được cái ý niêm hoa nên được Phật độc nhất truyền tâm ấn. Ca Diếp truyền cho các đệ tử ở Ấn Độ, và Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của dòng thiền Ấn Độ. Khi Bồ Đề Đạt Ma Đông du sang Trung quốc dạy Thiền khoảng 420 hay 486, đến Thiếu Lâm Tự tham thiền nhập bích tịnh khẫu trong 9 năm nhìn vách đá.  Sư thành vị tổ đầu tiên (sơ tổ) của dòng Thiền Trung quốc. 

Bồ Đề Đạt Ma là âm của Bodhidharma. Bodhi (bồ đề) là giác ngộ, tỉnh thức. Dharma là pháp—giáo pháp, hay tất cả mọi thứ trong vũ trụ.  Có rất huyền thoại về Bồ Đề Đạt Ma, vài người Trung Hoa gọi ngài là “Bích Nhãn Hồ” nghĩa là “Tên Rợ mắt xanh,” như một kẻ vừa là quái đản vừa là phi thường nhất trong tất cả những kẻ phi thường. Như huyền thoại của Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc dép cỏ treo lũng lẵng trên cây gậy mà ngài từng hùng dũng xách nó vượt suối băng ngàn phi hành trên ngọn thông lãnh, ngạo nghễ với những trận cười đinh tai, nhức óc rung chuyển cả núi đồi chập chùng, những âm vang thiền lực đó vẫn còn phảng phất vang vọng đâu đây trong mỗi con người, trong mỗi thời đại theo sự chuyển vần của thời gian, và không gian vô tận.

Lược giải bài kệ chỉ nam của Thiền tông:

• “Bất lập văn tự”: không “chấp” vào kinh sách chữ nghĩa

• Giáo ngoại biệt truyền: Tâm truyền Tâm, Ấn truyền Ấn

• Trực chỉ chân tâm: Chỉ thẳng vào tâm thật,

• Kiến tánh thành Phật: Thấy được tự tánh Phật

Sau đây là tóm tắt và dung hợp pháp tu qua ba vị Thiền Tổ (Nhị Tổ Huệ Khã, Lục Tổ Huệ Năng, và Sơ Tổ Trúc Lâm):

1.Vọng ảo là tâm niệm hư ảo

2.Vô tâm là vô thường ngã tướng

3.Nhị phân là ảo

4.Luân hồi là ảo, giải thoát là niết bàn

Nhị Tổ Huệ Khã ứng dụng "pháp an tâm mà không có pháp, vọng tưởng không theo. Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến," dùng trí tuệ phá si mê để an tâm kiến tính.

Lục Tổ Huệ Năng ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang. Muốn căn không dính trần phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... Do đó căn, cảnh không dính mắc nhau đó là Vô Trụ, Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Thọ.

Sơ Tổ Trúc Lâm (Vua Trần Nhân Tông,) với bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo tàn, tất cả là vô thường không có gì vĩnh cữu. Người mê muội mới chấp đoạn, như kẻ "ôm cây đợi thỏ".  Toàn thể pháp đều không thật, do phương tiện bày lập, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích".  Vừa dấy niệm là đối đãi, so sánh (nhị nguyên, dualism), vừa thốt lời là đối đãi, phân biện trắng đen, nếu dứt hết đối đãi (emptiness, nhất nguyên, none-dualism) thì còn niệm nào để khởi (vô niệm), còn lời gì để nói (vô ngôn). Ðây là hằng sống thật với thiền.

 Câu hỏi Huế:

Rứa thì thấy tánh” (kiến tánh, thấy tâm Phật) là thấy được cái chi? Và thấy rứa là thấy răng?

Tánh ở chổ mô?

 

Chưa ai trả lời được, và chưa văn tự nào giải thích nổi.  Vì hai con mắt (nhục nhãn) đó dòm ngó ốt dột mà có thấy chi mô?  Ngó ra ngoài tê thì làm răng mà tìm được Tánh? Tánh nó Tịnh ở trong ni nì.  Mà trong nớ thì nó ở chổ mô, chổ ni, chổ tê, chổ nớ, ở trên trót hay ở dưới chưn?

 

Cho nên chúng ta  phải tự mình minh tâm kiến tánh, dùng trí tuệ bát nhã để đốn ngộ, và dùng “Hồi Quang Phản Chiếu” để thấy cái “nguyên hình” (Bản Lai Diện Mục) của mình là “con” gì?

 

(Tiếng Pali là pañña, tiếng Phạn là prajñâ, và khi phiên âm sang tiếng Hoa thì trở thành Bát Nhã, tiếng Nhật làhannya-chie và tiếng Hán-Việt là Trí Tuệ [Huệ.])

 

Muốn an trụ tâm phải lau chùi hết bụi trần để kiến tánh, như câu kệ sau đây của Thần Tú:

 

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Mạc sử nhạ trần ai

                                                                      Tạm dịch:

Thân là cội bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn phải lau chùi

Chớ để dính bụi bậm

Tuy nhiên nếu làm biếng hút bụi (vacuum) những thói hư tật xấu của mình cũng không sao, đừng lo ngại là mình không bao giờ kiến tánh vì Lục Tổ đả phản kệ như sau:

Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai?

Tạm dịch:

Bồ đề vốn không cội

Gương sáng cũng chẳng đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính trần ai?

 

Riêng tớ đả thấy (kiến) cái nguyên hình của mình rồi.  Sau khi nhìn vào trong (quán tự tại) qua kính chiếu yêu (third eye, Hồi Quang Phản Chiếu) thì thấy nó không giống con giáp nào cả.  Tớ vi tiếu (mĩm cười) vì nó không phải là mình.

 

Tự “Giác” biết mình chưa “Kiến Tánh, Đốn Ngộ,” chứ đừng nói chi là phát tâm đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thành Phật.  Có thể vì mổi lần nhìn vào chính tâm mình thì thấy “Diệu” Tướng (tự Tánh) thay đồi khác nhau qua từng sátna – lúc có, lúc không (Sắc Tất Thị Không, Không Tất Thị Sắc; Hữu Cú, Vô Cú;) lúc này, lúc khác; vô sở, vô trụ; vô thỉ, vô chung; bất sanh, bất diệt ;“Như” mộng, Như huyễn tam muội.

 

Vạn Pháp như huyễn, “đương thể tức không”, nhưng tuy huyễn mà vẫn thường ở trong Như tánh. Như là thể của Huyễn, Huyễn là dụng của Như. Như là thể tánh bất động, không bao giờ thay đổi; Huyễn là tùy duyên mà hình tướng đổi thay. Chúng sinh có thể (có thể không) từ Như đến đây, vì nghiệp qủa và nhân duyên mà mang thân huyễn mộng này, rồi khi mất đi lại trở về Như. Nhưng không phải đợi lúc hình tướng tan hoại mới trở về Như, mà ngay khi còn thân huyễn, nó đã là Như trong từng sátna rồi. Vì Huyễn không bao giờ rời Như, nên nhà Phật gọi là Như-Huyễn.  Ðây là tinh thần Bát-Nhã, mà chỉ những người ở trong Như-Huyễn tam-muội, tức trong chánh định quán triệt lý Như-Huyễn, quét tận gốc rễ mọi tham, sân, si đắm chấp trước của chúng sinh về thân, tâm và cảnh, mới thẩm thấu và ngộ được.

Thiền sư Từ Ðạo Hạnh có bài kệ soi sáng ý nghĩa này:

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không không.

 

Tạm dịch:

Chấp có, thảy đều có

Chấp không, tất cả không

Có - Không, trăng đáy nước

Chớ chấp Có cùng Không.

 

 

 

Việc tu hành thật gian nan tinh tế, đòi hỏi nơi hành gỉa đức tính Bi-Trí-Dũng. Tu hành vì ích lợi của chúng sinh chứ không phải vì lợi ích vị kỷ của chính mình.  Tuy nhiên mình cũng là chúng sinh.  Kẻ tu hành không thể tự cứu độ mình, đừng nói chi đến việc cứu độ chúng sinh, nếu mình đi tu vì không thắng được thử thách ngoài đời.   Có nhiều người vì thất bại trên đường đời (losers) dựa vào cửa Phật như là nơi tỵ nạn (sanctuary, refuge) để trốn trách thực tế thì khó mà tiến bộ trong việc tu hành.  Đức Phật từ bỏ cung vàng, điện ngọc, uy quyền, cha mẹ, vợ con mà đi tìm đạo giải thoát cho chúng sinh.  Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng làm hòa thượng.  Lúc Mông Cổ xâm lăng nước ta, ngài khoát chiến bào, đại khai sát giới, cùng toàn dân đánh giặc xâm lăng cứu nước.  Sau khi hết giặt trở về với Phật Pháp tu hành trở thành sơ tổ Trúc Lâm.   Đó là cái Bi-Trí-Dũng của bật tu hành.

Tu hành đòi hỏi ý chí, nghị lực, kiên nhẫn và lòng từ bi vô bờ bến để vượt qua mọi thử thách và cám dỗ của mọi chướng duyên nơi thân tâm và cảnh.  An Tâm Kiến Tánh không phải một sớm một chiều mà dễ dàng đạt được kết quả như nhiều người lầm tưởng. Nhưng một khi sự chấp ngã của thân khẩu ý tiêu dung, dù chưa giác ngộ ta cũng sẽ có một sức mạnh tinh thần vô bờ bến (huệ, thần thông) để tu, sống và phục vụ cho chúng sinh.  Bật hành gỉa tuy thường cô đơn, độc hành, độc bộ mà không điều gì không biết, không việc gì không làm để tròn bản nguyện tự lợi, lợi tha.

 

Sau đây là bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

 

Tạm dịch:

Thân như bóng chớp có hoàn không

Cỏ xuân tươi tốt thu héo nồng

Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi

Thịnh suy như cỏ giọt sương đông.

 

 

Ðức Phật Thích Ca đả từ bi lập bày phương tiện tiệm thứ, phá hết lớp này đến lớp khác cho đến tận cùng gốc rễ chấp trước của chúng sanh:

Giai đoạn thứ nhất, Xa lìa huyễn, Sáu căn là huyễn, sáu trần là huyễn, thức tâm phân biệt cũng là huyễn nên phải xa lìa.

Giai thứ hai, Ngay đến cái tâm biết về sự xa lìa này vẫn là huyễn, cũng phải xa lìa.

Giai đoạn thứ ba, Phật gọi là “lìa cái xa lìa huyễn”, tức niệm vi tế về cái tâm xa lìa này, cũng còn là huyễn, do vậy cũng phải buông sạch.

Khi các huyễn diệt hết, hành giả bặt hết vọng niệm nhưng không rơi vào trạng thái ngoan không mà là cái “liễu liễu thường tri” rõ ràng hiện bày của trí tuệ. Lúc này, hành giả an nhiên tự tại trong dòng đời, ngược xuôi không xa rời tự tánh, dạo chơi các cõi mà vẫn ở trong chánh định.  Vô sở vô trụ!

Tế-Ðiên Hòa-thượng nửa thực nửa hư là hình ảnh sống động của một người đạt đạo, thanh thản vân du đây đó, tùy duyên hóa độ chúng sanh:

Người bảo Ngài điên, Ngài chẳng điên

Ðói đến thì ăn, mệt ngủ liền

Hóa độ chúng sanh phiền não dứt

Ðường trần thanh thản bước thần tiên

 

Vì vậy tớ hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình không bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình. Ung dung tự tại, đói ăn, khát uống, khoẻ thức, mệt ngũ. (Nói dzậy chứ chưa đạt được như dzậy!)

 

Đến từ vô lượng kiếp

Đi về vô lượng kiếp

Lúc này đang ở đây

Đang tại vô lượng kiếp

(Tác gỉa: Trần Đình Hoành)

Tớ xin đối lại với bài kệ trên của Trần Đình Hoành:

Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không “thọ” vô nhất kiếp

 

(Tác gỉa: Lê Huy Trứ)

November 11th, 2013

         

 

 

References:

 

  1. Tứ Niệm Xứ, 2013, Lê Huy Trứ
  2. Kiến tánh thành Phật, Trần Đình Hoành
  3. Thiền Sư và Tư Tưởng Giác Ngộ, Như Hùng
  4. Trích yếu: Thiền Tông Việt Nam Cuối TK 20
  5. Trí Tuệ Trong Đạo Phật, Trịnh Nguyên Phước
  6. Nói chuyện thiền định
  7. Phép thiền định và các học phái
  8.  QUAN ĐIỂM CỦA DAISETZ SUZUKI VỀ CÔNG ÁN
  9. QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN - Ngọc Bảo dịch
  10. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI - Lê Sỹ Minh Tùng
  11. RƠI TRO TRÊN THÂN PHẬT - Thiền Sư Sùng Sơn - Dịch Việt Thích Giác Nguyên
  12. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG Hòa Thượng Thích Thanh Từ
  13. TÂM BẤT SINH
  14. TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN - Thích Thông Phương
  15. Hai Quãng Đời Của Sư Tổ Trúc Lâm (Trần Nhân Tông), Thích Thanh Từ
  16. Như Huyễn Như Mộng, Thich Thông Huệ
  17. D.T. Suzuki, Essays in Zen Buddhism, First Series (1927), Second Series (1933), Third Series (1934)
  18. R. H. Blyth, Zen and Zen Classics, 5 volumes (1960–1970; reprints of works from 1942 into 1960's)
  19. Alan Watts, The Way of Zen (1957)
  20. Lu K'uan Yu (Charles Luk), Ch'an and Zen Teachings, 3 vols (1960, 1971, 1974), The Transmission of the Mind: Outside the Teaching (1974)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm