Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn, Tăng già.

Vài dòng tham khảo về ý nghĩa của các âm Hán Phạn trong câu Phật học (4) và (5) dưới đây:

Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm.

Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ, नमः mà thành.

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

नमस्ते (namaste) | नमोनमः (namo namaḥ) | नमस्कारः (namaskāraḥ).

Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.

Namas có gốc từ động từ  √ नम् nam.

Namas_1 (नमस्), ở dạng trung tính, có nghĩa: kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ: chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.

Namas_2 (नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa: vinh danh, và khi làm trực bổ cách: làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.

Động từ căn √ नम् nam có nghĩa: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.

Tát đa nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ saptānām trong Phạn ngữ. 

Saptānām viết theo mẩu devanāgarī: सप्तानाम् . Saptānām thuộc về cách sở hữu số nhiều trong bảng chia thân từ sapta- ở dạng nam tính, nữ tính và trung tính.

Saptānām có gốc từ chữ saptan viết theo dạng số nhiều, saptan có nghĩa là số 7, viết theo mẩu devanāgarī:सप्तन्. Đây là vài chữ biến cách của sapta- trong bản biến thân từ của nó tham khảo cho vui:

Sapta dạng chủ cách (सप्त) | Sapta dạng hô cách (सप्त) | Sapta dạng cách trực bổ (सप्त) | Saptabhiḥ dạng cách dụng cụ (सप्तभिः) | Saptabhyaḥ dạng cách gián bổ (सप्तभ्यः) | Saptabhyaḥ dạng cách tách ly (सप्तभ्यः) |Saptānām dạng cách sở hữu (सप्तानाम्) | Saptasu dạng cách vị trí (सप्तसु).

Số 7 được xem là con số yêu thích trong Ấn giáo và nó được thường được sử dụng để chỉ  dùng cho cái gì to lớn thuộc về thiêng liêng không xác định được như: 7 suối, 7 đại dương, 7 dãy núi, 7 phần của thế giới ...

Tam miệu tam bồ đà hay Tam miệu tam bồ đà tỏa là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ samyak-sambuddhasya trong Phạn ngữ.

Samyak viết theo mẩu devanāgarī: सम्यक्. Samyak có gốc từ [samyac], thuộc dạng trung tính. Samyak là thán từ và có những nghĩa như sau: cùng nhau, toàn thể, toàn bộ, tổng cộng, hoàn toàn trọn vẹn, đồng thời, cùng lúc, tốt, khá, đứng đắn, thích hợp, đúng là, chính là; thực chất là, thích đáng, sạch sẽ, đúng, công bằng, chính đáng, đứng đắn, chính xác, nghiêm túc, thực sự, nhất thiết…

सम्यच्  samyac là biến thể của samyañc. Samyac thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính và nó có những nghĩa như sau: hội tụ, tập trung, cùng quay chung một hướng, đúng, nối, hợp, nối liền, tập hợp, đúng với, y như, hợp với, bạn, bạn bè, bạn hữu, kẻ đánh bạn, cái đi kèm…

सम्यञ्च् samyañc có gốc từ [sam-ac] và nó có những nghĩa như sau: hoàn toàn, đầy đủ, trọn vẹn, toàn bộ, hoàn hảo, hết mực, hết sức, đúng đắn, chính xác, xác đáng…

Sambuddhasya thuộc về cách sở hữu số ít theo bảng biến hóa thân từ của sambuddha- , và -sambuddham là thán từ.

संबुद्ध saṃbuddha là biến thể của sambuddha [quá khứ phân từ của saṃbudh]. Saṃbuddha thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Saṃbuddhā có những nghĩa như sau: tỉnh thức, lanh lợi, hoạt bát, tỉnh táo, thông minh, có trí tuệ khôn ngoan, khôn khéo,  hoàn toàn hiểu biết…

संबुध् saṃbudh là biến thể của sambudh và nó có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: tự nhận thấy, tự nhận ra, quan sát, theo dõi, hiểu, lĩnh hội, gọi tỉnh, làm cho tỉnh lại, thức tỉnh; gợi lại, đánh thức, dạy, luyện…

सम्बुध्  sambudh có gốc từ [sam-budh_1].

सम्यक्सम्बुद्ध samyaksambuddha hay samyak saṃbuddha trong Phật học được người ta gọi là: Chính Biến Tri, Tam miệu tam Phật đà, người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

Cu tri nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết từ chữ koṭīnām. Koṭīnām có gốc từ [ koṭi ] và koṭīnām viết theo mẩu devanāgarī: कोटीनाम्.  Koṭi phiên âm theo Hán Phạn: Cu tri.

Koṭi viết theo mẩu devanāgarī: कोटि . Koṭi thuộc về hô cách số ít trong bảng chia thân từ koṭi- ở dạng nữ tính,và koṭi cũng là thán từ. Koṭi có những nghĩa như sau: điểm chót, kết thúc, điểm, đỉnh, 10.000.000, vô lượng vô số. Trong toán học: đỉnh của một tam giác…

Ta là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ sa trong Phạn ngữ. Sa viết theo mẩu devanāgarī: स. Sa có gốc liên hệ từ [sam]. स sa_1 là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: với, đang có, bao gồm, cung cấp cho, trang bị cho, cùng với…

स sa_2 có gốc liên hệ từ [tad]. स sa_2 là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít ở dạng nam tính và có những nghĩa như sau: Đây là vài chữ biến cách của sa_2  trong bản biến thân từ của nó ở dạng nam tính tham khảo cho vui:

ông ấy, nó, cái này điều này, đó …

स sa chủ cách số ít  सः saḥ | स sa hô cách số ít  स sa | स sa cách trực bổ số ít सम् sam |स sa cách dụng cụ số ít सेन sena | स sa cách gián bổ số ít साय sāya | स sa cách tách ly số ít सात्  sāt  | स sa cách sở hữu số ít सस्य sasya | स sa cách vị trí số ít से se.

स sa chủ cách số đôi सौ sau | स sa hô cách số đôi सौ sau  | स sa cách trực bổ số đôi  सौ sau | स sa cách dụng cụ số đôi  साभ्याम्  sābhyām | स sa cách gián bổ số đôi  साभ्याम्  sābhyām | स sa dạng cách tách ly số đôi साभ्याम्  sābhyām | स sa cách sở hữu số đôi  सयोः sayoḥ | स sa cách vị trí số đôi  सयोः sayoḥ.

स sa chủ cách số nhiều  साः sāḥ | स sa hô cách số nhiều đôi साः sāḥ | स sa dạng cách trực bổ số nhiều  सान् sān | स sa cách dụng cụ số nhiều सैः saiḥ | स sa cách gián bổ số nhiều सेभ्यः sebhyaḥ | स sa cách tách ly số nhiều सेभ्यः sebhyaḥ | स sa cách sở hữu số nhiều सानाम्   sānām | स sa cách vị trí số nhiều सेषु  seṣu.

सम् sam là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: hoàn toàn, hoàn hảo, theo, phù hợp với,  đồng ý theo, cùng nhau, chung nhau… Trong tiếng Phạn khi thấy chữ saṃ thay đổi có dấu chấm (anusvāra) dưới chữ m (ṃ) hay dấu chấm tên trên chữ स (सं) đó là Tiếp đầu ngữ ( upasarga उपसर्ग ) dùng theo các quy tắc thông thường của Sandhi.

तद्  tad  là biến thể của tat, tat, tan và cũng là chỉ thị đại danh giữ chức năng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba.

Xá ra bà ca là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ śrāvaka trong Phạn ngữ và śrāvaka  viết theo mẩu devanāgarī: श्रावक.  Śrāvaka thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính. Śrāvikā (nữ tính): nghe âm thanh | Śrāvaka (nam tính): người học trong nghành thính âm và trong Phật học Śrāvaka có nghĩa là Thanh văn thừa hay môn đệ được nghe chính Đức Phật nói.

Śrāvaka có gốc từ [śrāv-aka]. श्राव् śrāv có gốc từ động từ căn √ श्रु śru. Động từ căn √ श्रु  śru có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu, được nghe, được biết đến, được học từ một bậc thầy, niệm, công bố, tuân theo…

Saṃśrāvaka viết theo mẩu devanāgarī: संश्रावक.

अक -aka có gốc từ [ac]và có nghĩa là hướng vào… अच् ac là biến cách của  īc và có gốc từ  [añc]. अच् ac  thường đứng sau các tiếp đầu ngữ như: अनु anu, प्र pra , अप apa, अव ava, नि ni …

Động từ căn  √ अञ्च् añc có những nghĩa tùy theo thể chia thì của nó để dùng: uốn cong, tự uốn cong, sản xuất, cung kính…

Theo tinh thần Phật học Thanh Văn thừa là dựa vào tứ đế mà tu tập để đạt đến quả A la hán và giáo pháp phổ biến nhất trong các thừa của Phật học là ngũ thừa. Nội dung của ngũ thừa gồm có:

Nhân thừa là dựa vào tam quy ngũ giới mà tu tập | Thiên thừa là dựa vào mười điều thiện mà tu tập | Thanh Văn thừa là dựa vào tứ đế mà tu tập | Duyên giác thừa là dựa vào mười hai nhân duyên mà tu tập | Bồ tát thừa là dựa vào lục độ vạn hạnh mà tu tập.

Thừa trong chữ Phạn gọi là yāna viết theo mẩu devanāgarī: यान. Yāna thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính, yāna thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của yāna- ở dạng trung tính và-yānam, -yānāt  là thán từ.Yāna trong Phật học thường được xem là phương thức nhận thức hay con đường tu tập giải thoát hoặc giáo pháp…

Nhân thừa Phạn ngữ gọi là Puruṣayāna và puruṣayāna là chữ ghép từ: Puruṣa + yāna. Puruṣa  पुरुष (trung tính) là biến cách của pūruṣa và nó có những nghĩa như: người, đàn ông, giống đực, anh hùng, nhân loại, tinh thần thiêng liêng, quy luật vũ trụ…

Thiên thừa Phạn ngữ gọi là Devayāna và devayāna là chữ ghép từ:  deva देव + yāna यान.

Deva देव thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính, deva thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của deva- ở dạng nam tính và-devam, -devāt là thán từ. Devī (nữ tính): sáng, chiếu sáng, thuộc về trên trời, thần nữ, nữ hoàng.


Deva (nam tính): thần, chư thiên, vị cứu tinh. Trong triết học: hiện thân biểu hiện quyền lực của Thượng đế hay thánh thần. Theo huyền thoại Devās (số nhiều): các chư thiên hay các vị thần…

Thanh Văn thừa Phạn ngữ gọi là Śrāvakayāna và śrāvakayāna là chữ ghép từ: śrāvaka श्रावक + yāna यान.

Duyên giác thừa Phạn ngữ gọi là Pratyekayāna hay Pratyekabuddhayāna. Pratyekayāna là chữ ghép từ:pratyeka प्रत्येक + yāna यान và Pratyekabuddhayāna được ghép từ: pratyekabuddha  प्रत्येकबुद्ध + yāna यान.

Pratyeka प्रत्येक có gốc từ [prati-eka], pratyeka thuộc tĩnh từ và có ba dạng: nam tính, nữ tính, trung tính,pratyeka thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của pratyeka- ở dạng nam tính và trung tính, -pratyekam là thán từ.

Pratyeka có những nghĩa như: mỗi, cá nhân, thực hiện một cách riêng biệt… Trong Phật học Pratyekayāna hayPratyekabuddhayāna gọi là Bích chi Phật thừa, Độc giác thừa. Bích chi Phật (Pratyeka Buddha) hay Độc giác Phật hoặcDuyên giác Phật là vị Phật, tự mình tu tập giác ngộ theo lý duyên sinh của vạn pháp mà thành tựu giải thoát nên gọi là Duyên giác.

Sự khác nhau giữa Bích chi Phật và A la hán là: các vị A la hán tu tập theo dưới sự truyền dạy trực tiếp của đức Phật còn Bích chi Phật tự mình tu tập giác ngộ rồi nhập Niết bàn. Theo tinh thần Phật học một người tu nhập niết bàn rồi thì không gọi là Bồ tát mà gọi là Phật. Do đó vị Bích chi được xem như là một vị Phật và khi vị Bích chi phát tâm bồ đề nguyện hoá độ tất cảchúng sanh thì được gọi là Bồ tát. Theo Kinh Niết Bàn kinh, Bích chi Phật phát tâm bồ đề vô lượng tu tập sẽ thành Như Lai  hay Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bồ tát thừa Phạn ngữ gọi là Bodhisattvayāna và bodhisattvayāna là chữ ghép từ: bodhi  बोधि  + ‎ sattva  सत्त्व +  yāna यान. Theo tinh thần Phật học Bồ tát thừa là dựa vào lục độ vạn hạnh mà tu tập.

Đường tu Phật có trăm vạn nẻo đường, đường nào đi cũng được. Mục tiêu chính là đạt đến những gì muốn Tu. Đức Phật nói: Phật pháp bình đẳng không chia cao thấp và tuỳ theo cơ duyên của mỗi người. Những gì đức Phật giảng dạy đều bắt nguồn từ cuộc sống và được giải thích qua nhiều cách khác nhau trong các giai đoạn hoằng pháp của Ngài.

Tiến trình tư tưởng Phật giáo là một tiến trình liên tục. Muốn trở thành người con phật, nên tu tập và suy tư lâu dài không ngưng nghỉ, không tính bằng thời gian theo năm tháng. Mỗi người tu tập, để đạt giác ngộ chỉ bằng tự lực và giáo pháp của Đức Phật, vốn không phân lớn nhỏ. Việc phân định thành từng loại là do căn cơ và lòng người, nếu hiểu được như vậy thì đừng nên chấp vào văn tự. Phật học có rất nhiều thừa, như một bàn tay nắm lại hay xòe ra, vốn cũng chỉ là một bàn tay. 

Tăng già nẩm là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ saṃghānāṃ trong Phạn ngữ. Saṃghānāṃ viết theo mẩu devanāgarī: संघानाम्. Saṃghānāṃ thuộc về sở hữu cách số nhiều trong bảng biến thân từ của saṅgha- ở dạng nam tính và -saṅgham là thán từ.

Saṃghānāṃ có gốc liên hệ từ संघ saṃgha và saṃgha là biến cách của saṅgha.

संघ saṃgha (nam tính) có những nghĩa như: hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…

Trong Phật học, chữ  संघ saṃgha được xem như là Tăng đoàn, có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của Đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được Đức Phật gọi là Tăng già.

Thời  Đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí  tuệ, như Đức Phật đã làm.

Câu: Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm.

Namo saptanam samyak-sambuddha koti-nam (4)sa sravaka samgha-nam (5) hay

Namo saptānām samyaksambuddha koṭīnām saṃ śrāvaka saṃghānāṃ hoặc

Namas saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ sa śrāvaka saṃghānāṃ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn,Tăng già.

-------------------------------------------------------

Phần tóm lại của năm câu âm Hán Phạn đã làm trong các trang đã làm:

Nam mô, tát đát tha, Tô già đa da, A ra ha đế,Tam miệu tam bồ đà tỏa (1)

Namo satata sugataya arhate samyak-sambuddhasya

Namas tathāgatāya sugatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

----------------------------------------------------------

Namo tát đát tha phật đà cu tri sắc ni sam (trong bản âm Hán Phạn không thấy có chữ namo ở đầu câu). (2)

Namo satata buddha koti usnisam

Namas tathāgata buddha koṭy uṣṇīṣaṃ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm quy kính đỉnh trí như lai vô lượng của chư Phật.


-------------------------------------------------------

Nam mô tát bà Bột đà bột địa Tát đa bệ tệ (3).

Namo sarva buddha bodhisattve-bhyah.

Namo sarva buddha bodhisattvebhyaḥ.

Namas sarva-buddha-bodhi-sattvebhyaḥ.

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm quy ngưỡng tất cả chư Phật, Bồ tát.

------------------------------------------------------

Nam mô tát đa nẩm Tam miệu tam bồ đà Cu tri nẩm (4) Ta xá ra bà ca Tăng già nẩm(5).

Namo saptanam samyak-sambuddha koti-nam (4) sa sravaka samgha-nam (5).

Namo saptānām samyaksambuddha koṭīnām (4) saṃ śrāvaka saṃghānāṃ (5).

Namas saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ (4) sa śrāvaka saṃghānāṃ (5).

Ý Việt tạm dịch là: Thành tâm ngưỡng kính các bậc Chính Biến Tri toàn năng vô lượng, cùng với Thanh Văn,Tăng già.

Kính bút

TS Huệ Dân

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm