Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Những bộ kinh Bát nhã còn nguyên văn Phạn ngữ : Bát nhã lý thú phần, Bát thiên tụng Bát nhã, Tiểu phẩm Bát nhã. Bát nhã Ba La Mật đa tâm kinh,Văn Thù Bát nhã kinh, Đại phẩm Bát nhã kinh, Đại Bát nhã sơ phần, Thắng Thiên vương Bát nhã Ba La Mật kinh, Kim Cương Bát nhã Ba La Mật đa kinh.

Tựa Kinh viết bằng chữ devaganari và la tinh hóa

प्रज्ञा                  पारमिता           हॄदय              सूत्रं

Prajñā           pāramitā        hṝdaya       sūtraṁ

Bát nhã là danh từ phiên âm có nghĩa là Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Bởi vì Bát nhã có sức mạnh, phá tan được ngu si, nhờ vào gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời.

Những bộ kinh Bát nhã còn nguyên văn Phạn ngữ : Bát nhã lý thú phần, Bát thiên tụng Bát nhã, Tiểu phẩm Bát nhã. Bát nhã Ba La Mật đa tâm kinh,Văn Thù Bát nhã kinh, Đại phẩm Bát nhã kinh, Đại Bát nhã sơ phần, Thắng Thiên vương Bát nhã Ba La Mật kinh, Kim Cương Bát nhã Ba La Mật đa kinh.

Đặc tính của Bát nhã :

- Thật tướng Bát nhã là Chân Tánh.

- Danh tự Bát nhã là Chân tướng.

- Vị thế Bát nhã là Chân thường.

- Dụng (khởi) Bát nhã là Trí Tuệ.

Từ vựng :

Prajñā danh từ giống cái gồm chữ cộng lại Pra + jñā có nghĩa là Bát nhã.

Pāramitā danh từ giống cái. 2 chữ cộng lại Pāram + itā có nghĩa là bờ bên kia + đến hay mang đến.

Ba La Mật hay Ba La Mật Đa (chữ Đa là âm đệm không có nghĩa).

Hṛdaya danh từ trung lập, có nghĩa là Tim, Trung Tâm, Trái tim, Trọng tâm,Tâm.

Sùtram danh từ trung lập và cũng là Danh cách, có nghĩa là Kinh, Cọng chỉ, Bài viết,Văn bản.

Đặt thành câu tiếng việt

प्रज्ञा                  पारमिता           हॄदय              सूत्रं

Prajñā           pāramitā        hṝdaya       sūtraṁ

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Bát nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 270 chữ của Phật giáo Đại thừa và cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Kinh này được các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc đọc tụng trong các chùa và tại gia.

Sự ra đời của kinh này không được thống nhất. Có tác giả cho rằng nó có thể viết từ năm 100 TCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) viết.


Bản kinh phổ biến ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (649). Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Phạn ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành và Thi Hộ.

Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều bậc Sư và nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới. Người việt nam chú giải kinh này đầu tiên là Thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.

Về đại cương thì các bản văn đều khá rõ và giống nhau nhưng về chi tiết ngay các bản chữ Phạn để lại cũng có chi tiết khác nhau. Dĩ nhiên là trong các bản dịch đều có những chi tiết khác nhau qua nhiều ngôn ngữ.

Còn tiếp

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân,

Kính bút

TS Huệ Dân

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm