Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Hoa Ngọc Lan
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM
hoa-ngoc-lan-ht-chon-thien-bia
 
MỤC LỤC 
Lời Đầu sách
1. Chương một:
Nếp sống nhà chùa Huế và
Việc hành điệu tu tập
2. Chương hai:
Tỳ ni xử dụng hằng ngày
Tổng luận về Tỳ ni
Năm đức tính của Sa Di
ười điều giới luật Sa Di
Oai nghi chính của Sa Di
Văn Cảnh sách
3. Chương ba:
Tám điều Giác ngộ của một bậc Thượng nhân
Lời Di huấn của Thế Tôn
"Con đường" và việc thực hiện "con đường"
Đời sống tình cảm của nhà chùa

Lời đầu sách

thich chon thien
Hòa Thượng Thích Chơn Thiện

Trước tiênchúng tôi xin trình bày nhân duyên chọn tên cuốn sách nầy.

Kỷ niệm thời trẻ là kỷ niệm khó quên. Mỗi lần nhớ Huế là mỗi lần tôi nhớ hoa ngọc lan. Một hôm viếng chùa, một đại đức đã đọc và giảng bài thơ chữ nho trên vách cho tôi nghe. Tác giảbài thơ là nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ ca ngợi đức hạnhcủa Hòa thượng Thích Tịnh Khiết qua hoa ngọc lan. Làn hương ngọc lan và đức hạnh của Hòa thượng đã quyện chặt vào tuổi trẻ của tôi từ đó. Tôi yêu bài thơ ấy và học thuộc lòng :

"Tiền thân chưởng tự xuất bồng lai
Duy hướng bồ đề viện lý tài.
Tố nhụy quang tranh đông dạ tuyết
Kỳ phương phẩm đoạt lảnh đầu mai.
Trang tỉ thường nga nguyệt ám xai.
Hương chân vương giả thiên thùy thưởng
Duy Phật tùng lai năng thức Phật
Ân cần huệ ngã thử hoa khôi."

Dịch nghĩa :

Thân trước vốn người tự cõi tiên

 

Sao vì trí giác đến rừng thiền,
Sắc màu đông tuyết còn thua thắm
Hương chất hoàng mai lại kém duyên.
Dáng vẻ triều vương trời ái mộ
Hằng nga trang tỉ nguyệt ưu phiền.
Phật duyên tương cảm nên tương ngộ
Cành ngọc lan trao tới cựu hiền .

Ai đã một lần diện kiến Hòa thượng mà có thể quên được hình ảnh giải thoát của Người? Lần đầu tiên hầu Người là lần đầu tiên tôi có ý niệm về giải thoát. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ý chí xuất gia. Ba năm sau, đến năm 1961, tôi may mắn có mặt trong hàng đệ tử nhỏ xuất gia của Người. Tôi đã đến với đạo qua Người, nghĩa là tôi đã đến với niềm tin giải thoát trước chánh kiến qua kinh tạng.

Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thương và trí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ. Tôi chọn tên cho tập sách nhỏ nầy "Hoa Ngọc Lan" là vì thế.

Tập sách là những mảnh hồi ký, bao gồm các chương :

Chương I: Nếp sống nhà chùa Huế và công việc hành điệu, tu tập.

Chương II: Tỳ ni, Sa Di luật, Oai nghi và Cảnh Sách.

Chương III:

-Tám điều giác ngộ của một bậc Thượng sĩ

- Lời di huấn của Thế Tôn

- Các thao thức về "Con đường" và việc "thực hiện Con đường".

- Tình cảm nhà tu.

Xin trân trọng giới thiệu nếp sống ấy đến quý bạn đọc. Mong quý bạn thông cảm qua những giới hạn và thiếu sót của tập sách.

Trân trọng,

Tỳ kheo Thích Chơn Thiện

Chương một: 
Nếp sống nhà chùa Huế và Việc hành điệu tu tập

1. Cạo tóc:

Lần đầu xuống tóc xuất gia có một ý nghĩa thật quan trọng đối với chú Tâm Ngộ. Đó là mốc điểm thời giangiữa hai nếp sống quá khứ và hiện tại. Bạn có thể hình dung ra được chăng những biến đổitâm lý lúc ấy của một người trẻ tuổi quyết định từ giã đời sống gia đình ?

Hòa thượng bảo chú Tâm Ngộ, "Con được phép xuống tóc khi nào con muốn".

Thế là thầy pháp huynh cạo tóc cho chú chiều hôm ấy. Thầy pháp huynh cười thân mật, "Cạo tóc lần ni là vẫy chào quá khứ đó !.".Chú Tâm Ngộ chỉ cười nhẹ, chỉ nói lên được một tiếng "dạ" giữa nỗi lòng xao xuyến.

Nhìn từng nhóm tóc xanh rơi xuống, chú nghĩ, "đúng là hình ảnh chào từ biệt quá khứ; chú đang bắt đầu một nếp sống mới với các tập quán và suy nghĩ mới".

2. Học Tỳ Ni:

Hôm sau, Hòa thượng bảo chú, "Con hãy tìm học Tỳ Ni trước". Thầy pháp huynh giảng cho chú từng bài kệ Tỳ Ni. Chú Tâm Ngộ hỏi về ý nghĩa của các mật ngữ, thầy đáp, "Ấy ! Nó là mật ngữ. Đã là mật ngữ thì là mật nghĩa. Hãy làm quen với việc để suy nghĩ ra ngoài nó !". Chú đành cặm cụi học thuộc lòng từng bài kệ và câu chú.

3. Làm việc:

Phần việc chú Tâm Ngộ phụ trách mỗi ngày là quét nhà, một góc vườn và cào rác dương. Thỉnh thoảngchú mới giã gạo hay bửa củi. Chú phải tập làm quen với các việc đó trước khi học đạoNói đúng hơn, đó là các việc hành đạo ban đầu của chú.

Một tháng sau, chú được cử hầu quạt và hầu trà cho Hòa thượng. Đó là thời gian Hòa thượng theo dõitâm lý của Chú.

Sau sáu tháng, Hòa thượng bảo, "Con có căn Thiền rồi đó. Hãy hành thiền đi !". Thực sự Hòa thượngbiết rõ mấy tháng qua Chú đã hành thiền vào mỗi giữa đêm.

Thời gian hành điệu, đối với Chú, đi qua thật bình an.

4. Tạp luận:

Kỷ luật nhà chùa là "Im lặng như Chánh pháp, nói năng như Chánh pháp". Nghĩa là hành thiền hoặc bàn luận giáo lý. Nghiêm lắm! Nhưng thầy pháp huynh cởi mở đã cho phép các Chú mở mục "Interlude" để nói chuyện trời mưa, trời nắng.

Thầy và các Chú thường họp mặt ở nhà trù kể chuyện lịch sử và các giai thoại nhà chùa. Thầy nói có duyên và ý vị. Có lúc các Chú đã cười đến chảy nước mắt. Các cuộc họp mặt này ở ngoài tầm mắt của Hòa thượng.

Một lần, thầy pháp huynh cắt nghĩa sự khác biệt giữa các quả vị Thanh VănA La HánDuyên GiácBồ Tát và Phật, Chú Tâm Ngộ hỏi, "Các quả vị ấy đều là vô phân biệt, tại sao có thể có sự phân biệt cao thấp ở đó ?". Thầy pháp huynh ngạc nhiên, "Ý kiến nghe là lạ, đáng suy gẫm". Rồi thầy đặt lại câu hỏi trắc nghiệm, "Các chú có mong sớm về Hội Linh Sơn không nhỉ ?"- Chú Tâm Ngộ đáp, "Dạ ở Linh Sơnkhông có ý niệm thời gian thì không có sự kiện sớm, muộn. Chúng con chỉ xin an tâm hành đạo thôi". Ố Lại triết lý ! Thầy pháp huynh cười.

Các chú thường cũng có các chuyện vui buồn nhỏ và đặt tên là "chuyện nhà trù", vì chúng được đem ra thảo luận ở nhà trù. Các chuyện linh tinh đó được xếp vào loại "tạp thoại". Chúng ở ngoài quy củ sinh hoạt của nhà chùa, nhưng cần thiết.

5. Tạp tác:

"Tạp tác" là danh từ sáng tạo của các Chú ám chỉ các việc làm ngoài quy định, như xẻ một trái mít chín, nấu một niêu xôi phi thời.

Thầy pháp huynh bảo sinh hoạt "tạp tác" là sinh hoạt mở, hay sinh hoạt khế cơ.

Chú Tâm Thành lập luận triết học về nguyên tắc sống "tam thường bất túc", dựa vào kinh nghiệm tạp tác, rằng:

- Ăn ít hơn một tí, sẽ thấy rõ hạnh phúc của cái ăn.
- Ngủ ít hơn một tí, sẽ thấy rõ hạnh phúc của giấc ngủ.
- Mặc đơn giản, sẽ thấy rõ hạnh phúc của cái mặc.

Trong nếp sống khổ hạnh của nhà chùa, bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc hầu như có mặt khắp mọi nơiHạnh phúc hay niềm vui đến thì buồn bã, cô đơn bay xa. Vì thế, các "chuyển mục" và "tạp tác" đã đem lại niềm vui sống cho các Chú trước khi có niềm vui giải thoát.

Tiết mục "tạp thoại" thường được xen kẽ vào mục "tạp tác". Một lần chú Tâm Thành kể chuyện vui, "có một bà sau khi bán hàng, mua về một kí lô muối; ngày hôm sau, sau khi bán hàng xong, bà ta cũng mua về một kí lô muối nữa; ngày thứ ba, sau khi bán hàng xong, bà ta cũng mua về một kí lô muối nữa, vị chi là ba". Rồi chú ngưng kể, tiếp tục nhồi khoai lang chiều.

- "Chuyện kể lạt quá !" -- chú Tâm Tín chê.

- "Ba kí lô muối rồi mà còn lạt à ?!" -- chú Tâm Thành cười. Thầy pháp huynh bật cười theo.

Thầy pháp huynh lại kể, "Ở một căn nhà giữ các người đãng trí, một hôm, một chàng đãng trí lấy trộm chiếc chìa khóa cửa và định bụng sẽ mở cửa đi chơi sau phiên gác của người canh cửa. Lúc ấy, người canh cửa có việc cần về nhà một lát, lúng túng chưa biết tính sao, người canh cửa đánh bạo để cửa mở, và đi về nhà. Liền khi đó, chàng đãng trí cầm chiếc chìa khóa, đứng ngay ngưỡng cửa mà than, 'Cửa mở rồi,mần răng mình đi?!'."

- Các chú bật cười, "Đúng là đãng trí".

- "Mình cũng đang đãng trí đó. Cửa giải thoát đã mở tự hồi nào mà cứ loay hoay như chàng đãng trí", thầy pháp huynh bảo.

6. Ngày Vía và ngày Kỵ, Tết:

Mỗi năm có một ngày dâng lễ cúng, tưởng niệm các bậc sư trưởng quá cố. Chùa sửa soạn hoa trái, cỗ bàn.

Tối đến, các Chú quây quần quanh thầy pháp huynh, bên tách trà nóng, và nghe thầy nói chuyện. Thầy thuật lại cuộc đời giải thoát của các sư trưởng, hoặc đọc cho nghe các bài thơ đạo. Thơ của pháp huynh có các phần cuối man mác buồn. Thầy bảo đó là dấu hiệu không hạnh phước của tương lai. Chú Tâm Ngộ thì quan niệm hiện tại của thầy đã sáng, lựa là chờ đến một tương lai nào. Tương lai của nhà chùa do Tứ niệm xứ quyết định, mà không phải do các vần thơ. Chú cũng biết viết thành thơ. Bài thơ đầu tay của Chú hồi đầu xuất gia là một bài không có tựa đề:

"Nhân sinh tự cổ thường cư mộng
Vọng tưởng sơn hà hữu hữu không.
Lưu chuyển luân hồi chiêu cảm nghiệp
Đắm say sắc tướng muội mê lòng.
Si thì tìm tới vùng xao xác
Giác lại tìm lui cửa tịch không
Nếu thấy rỗng tênh tuồng tự ngã,
Thì chi tiếc lục với tham hồng"

Chú thích nhất một bài thơ của thầy pháp huynh mà Chú gọi là bài kệ giác:

"Tiền niệm bất sanh thị tâm
Hậu niệm bất diệt thị Phật
Phong hoa tuyết nguyệt thường nhiên
Nhạn lạc oanh đề xuân đáo".

Ngày kỵ là ngày thay đổi thức ăn đặc biệt, và là ngày nhà chùa tiếp đón nhiều Tăng, Ni và Phật tử.

Tết Nguyên đán thì chùa bận rộn nhất. Làm sạch sẽ trong chùa và ngoài chùa; gói bánh chưng, bánh tét; tiếp các Phật tử nhộn nhịp đến chùa trong các màu áo mới. Bận rộn đến nỗi chú Tâm Tín phải buông lời than, "Đúng là cần xây dựng cảnh giới Tịnh-Độ ngay tại đây, cảnh giới tự tịnh, không phải làm sạch sẽ....".

Chú Tâm Thành bảo, "Tết của đời mà không phải của đạo". Chú Tâm Tín lập luận liền, "Khổ đau là do chữ của ấy. Tết là Tết, thế thôi".

Phật-đản và Vu-lan là hai ngày lễ lớn; Các chú hoan hỷ nhất trong hai ngày ấy, dù có bận rộn trang hoàng đèn, cờ .v.v...

Thầy pháp huynh nhân dịp ấy giới thiệu đến các Chú những nét lịch sử đặc biệt của Thế Tôn. Hôm nay với nét mặt trang trọng khác mọi khi, và với giọng đầy xúc cảm, thầy nói chuyện lịch sử đức Phật, đưa các chú trở về xứ Ma Kiệt Đà, thành Vương Xá, trước Thánh chúng hân hoan và giải thoát.

Chú Tâm Ngộ phát biểu, "Thưa pháp huynh, con thích nhất và xúc động nhất về các nét rất là giản dị và rất người của Thế Tôn. Ngài đi chân không, nhặt cỏ khô làm thảo tọa; núp mưa qua đêm trong chái nhà lá bên vệ đường; dùng cơm trong bếp nấu của người đệ tử mù lòa; ngố tịnh thất với mấy tấm tranh cũ v.v... Thật là tuyệt diệu ! trong nét dung dị ấy lại đựng đầy một pháp giới trí tuệ và từ bi. Ngài là kết tụ của vũ trụ tinh anh!".

Chú Tâm Thành và Tâm Tín thì lặng lẽ trầm tư. Pháp huynh bấy giờ mới nở nụ cười tươi, thầy nói, "Tui cũng nghĩ thế. Chính nét dung dị nhất ấy là điểm siêu việt nhất và siêu phàm nhất".

Ngày Vu lan là ngày hiếu và hoan hỷ, là ngày Tết của nhà chùa. Trong không khí chan hòa niềm vui, chú Tâm Thành một độ cảm tác mấy vần thơ nhớ Mẹ:

Hôm nay con nhớ Mẹ
Đi đã mấy mùa thu
Tình thương lên cao vút
Trông ai xứ mịt mù.
Hôm nay con nhớ Mẹ
Nhớ lời ru từ bé
Ru lắng tâm hồn trẻ
Vào giấc ngủ bình an.
Hôm nay con thấy Mẹ
Là toàn cõi hư không
Và con là cánh én
Bay vào giữa mênh mông.
Hôm nay con nhớ Mẹ
Nhớ đầu mối từ tâm
Nhớ đầu nguồn giải thoát
Con dừng bước kiếm tầm.
Hôm nay con nhớ mẹ
Nhớ bóng dáng hoàng oanh
Hót trên càng liễu biếc
Nhớ Mẹ, nhớ trời xanh.

Thầy pháp huynh khen khá lắm và nói, "Ôi! Mẹ hiện ra như là Bồ-tát Địa Tạng!".

Sáng 16/7 âm lịchchư Tăng đảnh lễ mừng tuổi hạ Hòa thượngHòa thượng sách tấn, "Ngày xưa, Thế Tôn chỉ dạy bằng thân và lời. Nay sức khoẻ đã yếu, tôi chỉ dạy bằng chính sự im lặng của tui. các thầy nhớ nỗ lực !"

Tiết mục tạp thoại chiều hôm ấy nói về thần thông giáo hóa và giáo dục vô ngônPháp huynh ca ngợithái độ giáo dục đầy tình người và trí tuệ đó. Không có một lý lẽ nào biện minh cho giáo dục con roi cả.

7. Ngày tảo tháp:

Ngày tảo tháp của chùa là ngày đầu tháng chạp mỗi năm. Tảo tháp là viếng tháp và làm sạch sẽ các tháp, mộ. Dịp nầy, các chú trình độ văn hóa Tú tài, được thưởng thức văn chương bia ký và học hỏihạnh tu của chư vị tôn túc.

Thầy pháp huynh nói về truyền thống tháp mộ. Truyền thống này có từ thời Phật. Hình dáng ngôi tháp biểu mẫu mà Thế Tôn phác họa có ba phần chính, nền tháp là một chồng y xếp gấp; thân tháp là hình dáng chiếc bình bát; và đỉnh tháp là hình chiếc tích trượng (gậy). Thế là, tháp là sự sắp đặt lại hành trang của một Tỷ kheo trên đường về giải thoát. Thật ý vị ! Về sau, hình dạng đã biến đổi qua các vùng văn hóa khác nhau.

Địa điểm tảo tháp sau cùng là khuôn viên tháp trong vườn chùa. Thầy pháp huynh đã giảng bài châm trên bức chấn phong trên tháp của Hòa thượngPhật tử Huế đã dựng tháp cho Hòa thượng lúc Ngài còn sống. Bài châm do Hòa thượng Quy Thiện cung soạn:

Hương giang chi nguyệt
Ngự lãnh chi vân
Sơn xuyên dục tú
Đỉnh xuất kỳ nhân
Giác trần thị huyễn
Duy đạo vi trân
Nghi huynh nghi đệ
Vô-Trước Thiên Thân
Chấn khởi thiền phong
Chiết phục tà thái
Hóa mãn diêm phù
Kỳ huynh nan tái
Vân ám trường thiên
Ba cuồng đại hải
Huệ chúc từ phàm
Duy sư thị lại
Vi giáo hội chủ
Vi chúng trung tôn
Giáo lưu Nam độ
Thục dự tỉ luân
Pháp hoằng gia vụ
Đạo kế tông môn
Nghi đoan biểu chánh
Mục kích đạo tồn
Bổng xướng tùy nghi
Nhơn hàm kính ngưỡng
Thanh tịnh nan danh
�ng dụng vô lượng
Phật-Pháp đống lương
Tông môn bảo chướng
Tuyển Phật tràng trung
Lễ tôn Hòa thượng.
Xuân thành hậu tấn
Cửu phụ đức âm
Vô nhỉ biểu thành
Kiền bị chuyết châm
Nguyện thùy liên nhãn
Phủ giám qùy thầm
Vĩnh phụng trần sát
Tương thử thâm tâm.

Tạm dịch:

Trăng sông Hương
Mây núi Ngự
Núi sông đẹp đẽ
Khéo đúc nên người
Giác đời là huyễn
Chỉ đạo là quý 
Xứng huynh xứng đệ
Như Vô TrướcThế Thân
Chấn hưng nhà chùa
Chiết phục tà thái
Độ xong Ta-Bà
Người anh về Phật.
Than ôi ! mây phủ ngất trời,
Sóng gầm biển lớn!
Đuốc tuệ thuyền từ
Chỉ còn Ngài là chỗ nương.
Pháp Chủ Giáo-Hội
Bậc Chúng Trung Tôn
Truyền giáo đất Nam
Mấy ai sánh kịp.
Hoằng pháp là việc nhà
Nối tiếp mối đạo
Hình nghi đĩnh đạc
Trừng mắt là đạo
La đánh tùy cơ
Mọi người đều kính
Thanh tịnh khó bàn.
�ng dụng vô cùng
Đống lương Phật pháp
Bình phong nhà chùa
Trong trường tuyển đạo,
Được tôn Hòa thượng.
Kẻ đời sau ở Huế
Từ lâu nhờ đức
Lấy gì bày tỏ lòng thành,
Bèn cung soạn bài châm vụng về
Mong Ngài hạ cố chứng minh
Nguyện đem thâm tâm
Mãi mãi phục vụ chúng sanh.

Chiều ấy, theo đà,thầy pháp huynh giảng tiếp hai câu đối trước bàn hậu Tổ và trước điện:

Câu 1:

"Lâm phong thuyết pháp ba ưng trụy,
Đối Nguyệt đàm kinh thạch điểm đầu".

(-Trước gió nói pháp,hoa muốn rơi,
- Dưới trăng luận đạo, đá gật đầu.)

Câu 2:

"Kiến tánh ly trần, siêu phân biệt, nhi tùy duyên tự tại.
Chơn tâm vô vọng, xuất thị phi, dĩ diệu huệ trang nghiêm"

(- Thấy thật tánh, rời tham ái các trần, vượt ra khỏi chấp thủ các tướng, theo duyên mà tự tại.
Tu chính tâm, không có sai lầmthoát khỏi phải trái, lấy trí tuệ để trang nghiêm)

Khách nhàn du có thể tìm thấy bóng dáng chân lý khắp cảnh chùa: từ cổng chùa, tháp, hiên chùa, và từ nếp sinh hoạt. Chùa xuất hiện như một cảnh giới tịnh độ thu nhỏ. Tất cả đang nói diệu pháp.

Thầy pháp huynh bảo rằng sự ngăn cách duy nhất giữa mình và chân lý là chính mình. Đó là bí mật của cuộc đời! Điều bí mật đó đẩy con người đến một chọn lựa:

- Hoặc nắm giữ tư duy ngã tính và dục vọng để bí mật kia tiếp tục tồn tại
- hoặc chế ngự dục vọng và tư duy ấy để giải thoát.

Tảo tháp và kỵ là lúc các chú có dịp mở rộng tầm nhận thức, lòng tôn kính, và có các thức ăn thượng vịChú Tâm Tín cho rằng thức ăn thượng vị của nhà chùa vẫn là quả bùi và chao kho. Có yếu tố đạo tình trong đó, khó giải thích lắm ! Sự hân hoan nào, dù là sự hân hoan đến từ quả bùi và chao kho, cũng có tác dụng đánh tan sầu muộn và giảm nhẹ thân bệnh.

8. Hành thị giả:

Sau sáu tháng hành điệu, chú Tâm Ngộ được chọn làm thị giả cho Hòa thượng. Chú học cách thức nấu nướng ngót ba tuần lễ. Chú không thạo việc, nhưng hạnh tế. Chú có nét tịnh khi hầu quạt hay hầu trà, thường được Hòa thượng hoan hỷ dạy chuyện.

Một lần Hòa thượng hỏi trắc nghiệm, "Nếu nói để hạt cải vào trái núi thì được; còn nếu nói để trái núi vào hạt cải cũng được, thì con nghĩ sao?"

Chú bạch, "Con không biết cắt nghĩa sao. Nhưng hẳn con tin rằng nếu không làm được thì đã không có nghĩa tự tại giải thoát."

- "Nghe giọng nói con có lòng thâm tín chư Phật, nhưng rõ thì chưa."

Chú Tâm Ngộ đã phải suy nghĩ hai ngày mà vẫn chưa sáng lên một lời đáp nào. Qua ngày thứ ba, thầy pháp huynh gợi ý rằng Phật giáo chỉ nói một chuyện thôi, đó là vô ngã hay duyên khởi. Đó là giáo lýthậm thâm.

Sau đó, chú bạch, "Kính bạch, núi và hạt cải đều vô ngã. Đã vô ngã thì không ngăn ngại nhau. Không ngăn nhau thì nhiếp nhau. Hạt cải là pháp giới, nên để bao nhiêu trái núi vào cũng được."

- "Nghe được đó. Mà đó chỉ là chuyện của sách vở", Hòa thượng bật cười.

Chú Tâm Ngộ từ đó cứ rơi vào trầm tư về vấn đề ấy. Một tuần lễ sau, Hòa thượng dạy chú hành thiền chỉ và thiền quán, và bảo, "cứ tư duy mãi về vô ngã !". Lâu lâu Hòa thượng lại hỏi dò chú về công phuấy.

Về sau, có lần chú Tâm Ngộ nói, "Có lúc tôi cảm thấy vô ngã hiện rõ hơn là cuộc đời".

Một sáng sớm chú vô ý đánh vỡ chiếc bình trà quý đời Thanh. Chú ngỡ là sẽ bị Hòa thượng quở nặng, nhưng không ngờ lại nghe Hòa thượng dạy, "Vỡ thì thôi. Lấy chiếc bình đất thay vào". Chú thấy lòng mừng khấp khởi. Nỗi mừng kéo dài chưa lâu thì chú lại rơi vào tư lự: "Chiếc bình quý vỡ chỉ làm dấy lên trong mình niềm lo sợ, mà chẳng làm dấy lên một niệm giác tỉnh nào. Sao lại không nghe được một tí vô thường nhỉ ? !"

Nụ cười trái tim:

Hòa thượng rất oai nghiêm. Khi cười thì đầy hoan hỷ. Là thị giả hầu cận, chú Tâm Ngộ nhiều lần chứng kiến nụ cười của Hòa thượng ở trong phòng tắm mà chú gọi là nụ-cười-trái-tim.

Một hoàng hậu đời Thanh bảo, "Con người thật chỉ xuất hiện khi tắm". Lời nói đó như có thiếu cái gì cần được thêm vào. Con người thật thì ở đâu cũng thật. Hệt như ca dao Việt Nam: "Trúc xinh trúc mọc bờ ao, em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh". Chú đã nhận ranụ cười của Hòa thượng khi tắm, thanh thoát như nụ cười trên bồ đoàn. Nụ cười và tiếng nói phản ảnh tâm hồn còn trung thực hơn cả đôi mắt. Người ta có thể dấu lòng mình sau đôi mắt, nhưng không thể dấu lòng mình sau ngôn ngữ (âm thanh).

Đấy là ý nghĩa của nụ-cười-trái-tim.

Câu chuyện thị giả của chú Tâm Ngộ là câu chuyện dài, nhưng có thể cô kết lại bằng lời phát biểu chân tình của chú, "Ở đời có đối tượng để tôn kính và phục vụ là điều đại hạnh".

Sự im lặng sáng tạo:

Mỗi sự im lặng có một nội dung riêng. Có sự im lặng đầy lo âucăng thẳng, hay trống rỗng .v.v.., vùng im lặng quanh bồ đoàn của Hòa thượng có một nội dung khác. Chú gọi là sự im lặng không tên, hay sự im lặng của chánh pháp. Giáp mặt với sự im lặng đó, thoạt đầu chú thấy lúng túng ở hai bàn tay; dần dần thích ứng và hân hoan. Tại đó, tâm chú được nhiếp tịnh.

Có khi chú gọi sự im lặng ấy là sự im-lặng-hòa-thượng. Nay thì chú gọi là sự im-lặng-sáng-tạo, bởi vì nó rất sống động và mới mẻ qua từng chốc. Chú có thể nhàm chánnhiều thứ, nhưng không khi nào nhàm chán sự im lặng đó. Chính nó lại có tác dụng xua tan các chán nản, mệt mỏicô đơn.

9. Học luật sa di:

Hòa thượng thân hành dạy Luật, Tỳ Ni, Oai nghi và Cảnh-Sách cho chú Tâm Ngộ mỗi chiều.

Hòa thượng đi qua các ngôn ngữ và ý nghĩa rất nhanh. Chú Tâm Ngộ phải dành tất cả thì giờ còn lại trong ngày để sửa soạn trước mới theo kịp. Nhưng đi vào phần hành sự, thì Hòa thượng dạy rất kỹ. Sau bốn tháng học xong bộ luật sa di (bao gồm Tỳ Ni, Oai nghi và Cảnh Sách), chú Tâm Ngộ đã có một bước tiến khá dài. Các dục vọngưu sầu chìm lắng thật sâu (có thể nói là tan đi) trong thời gian đó. Chú đã tâm sự, "Sau nầy, nếu tôi rành rẽ về sự, và thông thạo giáo lý, tôi cũng không thể biểu hiện được cách dạy đặc kỳ của Hòa thượng. Lối dạy vừa trao truyền kiến thức vừa làm tiêu lòng dục của người đệ tử. - Kiến thức uyên bác kết hợp với kỹ thuật giáo dục tiên tiến chưa thể đem lại kết quả đó, trừ phi trong ngôn ngữ và thái độ giảng dạy có chuyên chở giải thoát của tự thân".

10. Lễ thọ Sa Di giới:

Ngày lễ vía đức Phật A Di Đà năm 1963 là ngày thọ sa Di giới của các chú Tâm Thành, Tâm Tín và Tâm Ngộ. Hòa thượng Tường Vân làm Đàn đầu, và Hòa thượng Châu Lâm làm Yết maBuổi lễ đã để lại nhiều xúc động cho các giới tử.

Nghi thức vọng lễ ân quốc giaxã hội và gia đình nói với các giới tử rằng hãy gác lại các ân nghĩa ấy trong suốt thời gian hành pháp xuất thếNói đúng hơn, chính đời sống xuất thế là hình thức đáp lại các ân nghĩa ấy một cách cao thượng hơn. Các giới tử đã đi qua phần nghi lễ một cách ngậm ngùi, nhưng cương quyết.

Đến phần xuống tóc, Hòa thượng dạy:

"Lành thay bậc đại trượng phu
Thấu rõ đời là vô-thường
Bỏ thế tục mà hướng Niết Bàn
Thật hiếm có siêu việt.
Xả thân hình giữ khí tiết
Cắt ân ái, từ giã thân thuộc
Xuất gia hoằng dương Phật pháp
Thề độ hết thảy mọi người".

Lời dạy đó đã xác định hai việc làm chính của người xuất gia:

- Học, hiểu và hành giải thoát;
Giới thiệu con đường giải thoát đến mọi người.

11. Lễ thọ Cụ túc giới:

Cụ túc giới là giới Tỷ Kheo.

Chỉ bốn tháng sau ngày thọ Sa Di giớichú Tâm Ngộ được Hòa thượng cho phép thọ Cụ túc giới tại giới đàn thống nhất tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, Saigon, vào năm 1964. Chú bối rối trước quyết định ấy của Hòa thượng, bởi sợ khó kham giữ giới bổn Ba La Đề Mộc Xoa (250 giới). Thấy rõ nỗi lo lắng đó, Hòa thượng dạy lời trấn an, "Giới Cụ túc tuy có 250 giới, nhưng với căn tánh của con, con chỉ cần giữ gìn một điều là đủ, đó là ý giới. Cứ giữ tâm ý an tịnh như con đang giữ". Chú cúi đầu phụng hành. Bấy giờ chú vừa tròn 22 tuổi đời.

Niềm xúc động lúc thọ Cụ túc và Bồ tát giới còn lớn lao hơn nhiều so với niềm xúc động lúc thọ Sa Di giới. Bấy giờ là lúc Chú cần khẳng định rõ ràng với tự thân rằng giải thoát là lẽ sống duy nhất, và hoằng đạo là sứ mệnh phục vụ đời. Trước lý tưởng xuất gia, chú cảm thấy mình bé nhỏ hơn bao giờ hết. Con đường trước mặt là để buông, mà không phải để nắm; để phục vụ, mà không phải để thụ hưởng. Chú phải xử lý thế nào với đôi bàn tay bé nhỏ của chú ? với hiểu biết và định lực mỏng manh của chú ? Hành trang hiện tại, chú chỉ có một niềm tin được khơi dậy và được nuôi dưỡng nhờ Hòa thượng, chú phải làm gì với niềm tin nầy ? Các câu hỏi ấy liên tiếp dấy khởi lên trong lòng chú, kết thành một tràng ưu tư triền miên.

Tay mân mê chiếc y vàng 21 điều (Đại y) mà Hòa thượng đã trao cho Chú trước ngày thọ đại giới, chiếc y mà Hòa thượng đã sử dụng qua một thời gian dài, chú Tâm Ngộ cảm động đến ứa nước mắt. Những hạt nước mắt hạnh phúc của ngày thọ giới trào ra từ cõi lòng đầy lo âu của chú. Các ngày tháng tiếp theo là những ngày tháng của trách nhiệm và ưu tư khiến lòng chú trĩu nặng....

Một hôm, Hòa thượng gọi chú đến và bảo, "Tu là giữ chánh niệm. Đừng để lòng dao động vì bất cứ suy nghĩ nào, dù là suy nghĩ về tương lai giải thoátTheo dõi và giữ gìn tâm an tịnh trong hiện tại là đủ. Cái gì phải đến sẽ đến. Đừng bận tâm về nó". Chú khắc ghi lời dạy vào lòng, nhưng tâm vẫn cứ dao độngdao động qua nhiều tháng ngày sau nữa.

Ngày thọ Cụ túc giới, về sau chú Tâm Ngộ hiểu, đánh dấu ngày đầu chú thực thụ đi vào Hội chúng giải thoát, ngày của sự sửa soạn những bước đi. Luôn luôn là những bước đi; luôn luôn ở trên con đường, mà không phải là nơi đến. Từ đó, chú cảm thấy an lạc hơn trong từng bước đi, tan đi nhiều dao độngcủa tâm lý cũ. Cái tâm lý trách nhiệm nghĩ về nơi đến.

12. An Cư và Tự Tứ:

Mỗi năm, nhà chùa sống trọn ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch, để kiểm thúc thân tâm gọi là An cư hay Kiết hạ.

Lễ thọ An cư được cử hành đơn giản. Tất cả nương tựa vào sự hướng dẫn của Hòa thượng. Mỗi vị Tỳ kheo chỉ nói lên lời phát nguyện cấm túc ba tháng nghiêm trì giới luật theo thể lệ An cư của tập thể, và cầu nương tựa Hòa thượng như là vị Luật sư hay Thiền chủ. Sau phần phát nguyện đó, Hòa thượngtuyên bố các phạm vi sinh hoạt của chư Tăng giới hạn trong phạm vi chùa, trừ buồng kho và nhà trù. Chỉ khi có duyên sự đặc biệt và được Chúng chấp thuận thì Tỷ kheo mới được phép đi ra khỏi phạm viquy định trong một khoảng thời gian giới hạn.

Lễ Tự tứ cũng tiến hành đơn giản. Đấy là lễ kết thúc mùa An cưtrở lại với sinh hoạt tu tập bình thường. Các ngày trước và sau lễ Tự tứ là các ngày hoan hỷ nhất của chư Tăng.

13. Ngày Bố Tát:

Còn gọi là ngày Trưởng tịnh. Sáng ngày rằm và ba mươi âm lịch (ngày 29 âm lịch, nếu là tháng thiếu) mỗi tháng, chư Tăng cố đô Huế tề tựu về chùa Linh Quang, Huế, để làm lễ Bố tát. Ngày hôm đó có mặt rất đông các Phật tử tại gia thọ Thập thiện giới và Bồ tát giới nữa. Tại Linh Quangchư Tăng được nghe tụng giới bổn Ba La-Đề Mộc-Xoa và kinh Phạm võng (Bồ tát giới xuất gia), và được dịp chiêm ngưỡngchư tôn Hòa thượngThượng tọa. Đấy là hai ngày đầy hoan hỷ và phấn khởi mỗi tháng. Tâm giải thoátđược thêm duyên hưng phấn.

Chú Tâm Ngộ phát biểu, "Nếu hồi nhỏ, những ngày theo mẹ đến chùa, về ngoại đã để lại các ấn tượngvề quê hương như thế nào, thì ngày nay hình ảnh của những ngày Bố tát cũng để lại hình ảnh của quê hương giải thoát như thế".

14. Lễ Sám hối:

Nhà chùa sám hối mỗi ngày vào thời công phu chiều. Nhưng, vào chiều 14 và 29, 30 âm lịch (ngày 28, 29 nếu là tháng thiếu) mỗi tháng, tất cả Chúng đều vào dâng lễ sám (trừ Hòa thượng), chuẩn bị tâm thanh tịnh cho ngày Bố tát.

Sám hối là tự nhìn thấy các điểm sai lầm của thân, khẩu, ý, và tự hứa không tái phạm trước ảnh, tượng Thế Tôn.

Kết thúc lễ sám (phần sám) là bài kệ:

"Tội tùng tâm khởi, tùng tâm diệt
Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.
Tội vong tâm diệt lưỡng cu không.
Thị tắc danh vi chân sám hối "

Tạm dịch:

Tội do tâm khởi, cũng do tâm diệt
(tội do tâm khởi, đem tâm sám)
Tâm đã tịnh rồi, tội liền tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới gọi là chân sám hối.

Bài kệ dạy rõ các sai lầm là khởi lên từ tâm, thì cũng từ tâm mà loại bỏ các sai lầm ấy; không thể chờ đợi một phép lạ nào khác. Khi tâm lý ổn định và thanh tịnh, thì sai lầm sẽ không còn chỗ tồn tại. Nếu có trí tuệ thấy rõ tánh duyên sinh không thực của thân hành, khẩu hành và ý hành, tất cả đều không thật, thì tâm an lạc giải thoát sẽ khởi, và tâm vọng động sẽ lắng. Làm được vậy mới thể hiện đúng nghĩa của sám hối. Nội dung của lễ sám hối, như vậy là hình thức nhắc nhở người xuất gia trở về trách nhiệm tự tâm loại bỏ các vọng tâmphiền nãotrở về với thiền quán vô ngã của thân và tâm.

15. Lễ Chúc Tán:

Lễ chúc tán được cử hành vào 4g30 sáng rằm và mồng một mỗi tháng. Hòa thượng luôn luôn có mặt trong lễ nầy để niêm hươngđảnh lễ Phật, Pháp và chư Tổ, dù là những sáng mùa đông buốt lạnh.

Buổi lễ bao gồm phần nguyện hương, tán hương, tụng lời nguyện của tôn giả A-Nan, chú Lăng nghiêm, thập chú và lạy thù ân.

Sau phần niêm hươngHòa thượng đảnh lễ Phật cho đến hết năm đệ Lăng nghiêm thì trở vào tịnh liêu. Chư Tăng tiếp tục cho đến cuối lễ.

Chỉ nghe giọng xướng pháp ngữ của Hòa thượng là đủ thấy lòng lắng tịnh và trang nghiêmthanh thoát.

Bài nguyện hương chuyên chở đủ các nét tinh yếu của con đường giải thoát:

"Nguyện đám mây hương mầu nhiệm này
Bay khắp đến mười phương pháp giới
Để dâng cúng hết thảy chư Phật
Chư Pháp, chư Bồ tát, Thinh văn
Và hết thảy Thánh Hiền.
Mây hương kết thành đài Duyên khởi sáng
�ng tánh làm Phật sự
Xông hương khắp chúng sinh
Khiến chúng sinh phát tâm cầu giải thoát
Rời xa các hành động sai lầm(của thân, khẩu,ý) 
Thành tựu đạo Vô thượng".

Mây hương của nhà chùa là mây hương gồm năm phần: giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát. Dâng cúng mười phương chư Phật, chư Bồ tát và chư Thánh, Hiền là dâng cúng công đức tu tập giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát, mà không phải là hương trầm. Hương trầm chỉ là phương tiệnbày tỏ. Công đức tu tập giải thoát đó nhằm chứng nhập pháp giới Duyên khởi và khai mở tâm chúng sinh cho tỏ ngộ mà chuyển mê thành giác. Cầu mong tất cả thành Phật quả.

Lời nguyện hương quả là cao thượng, tuyệt vờí!

Bài tán hương, toàn chúng đồng tán, với ý nghĩa tương tự được diễn dạt một cách khác rằng:

"Đốt lên năm phần hương trong tâm
(giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến giải thoát
Cho hương bay đến khắp pháp giới.
Như Hương Yên Đồng Tử nghe hương trầm
Mà tỏ ngộ thật tướng nhờ thiền quán mùi hương (hương do duyên sinhvô ngã)
Phép thiền quán về mũi và hương thật thoát tầm tư duy.
Như hoa linh thoại nở đúng thời tiết tốt đẹp,
Mới xứng nghĩa dâng cúng Phật"

Tất cả cũng chỉ để nhắc nhở Tăng chúng về công phu tu tập giới, định, tuệ và pháp thiền quán vô ngãvô thường.

Lời nguyện của tôn giả A-Nan trong bài tựa kinh Thủ lăng nghiêm bao gồm hạnh tự độ và độ tha (hạnh Thinh văn và Bồ tát):

- Nguyện đoạn trừ tất cả vọng tưởng để thành tựu giải thoát.
Nguyện độ hết thảy chúng sanh trước khi vào Niết bàn. Nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật thì quyết sẽ còn ở lại sinh tử để hóa độ.

Qua lời nguyện lớn ấy, ai dám bảo tôn giả A-Nan là bậc Thinh văn hữu học, mà không phải là Bồ tát?

Phần lạy thù ân là phần chúng Tăng nuôi dưỡng lòng tôn kính và biết ân Phật, Pháp, Bồ tát và Tăng bảo.

Sau lễ chúc tán là phần chấp tác của các chú, và là tuần trà đầy thiền vị của chư Tăng.

16. Lễ Quy y - Lễ Hằng Thuận:

Đây là hai lễ dành cho các Phật tử. Lễ Quy y là lễ trao truyền "Tam quy" và "Ngũ giới" cho các Phật tửtại gia (các người đời), không phân biệt hạng tuổi, giai cấp hay phái tính. Sau buổi lễ các giới tử trở thành người Phật tử tại gia, ở mặt hình thứcHòa thượng thường chủ trì buổi lễ này.

Lễ Hằng thuận là lễ đám cưới, thực hiện phần giáo lễ trước khi thực hiện phần gia lễ dành riêng cho hai nhà trai và nhà gái. Lễ được cử hành tại chùa, thường đặt dưới sự chủ trì của thầy trưởng và thầy pháp huynh.

Nghi lễ đơn giản bao gồm phần cầu an, trao nhẫn cưới và các lời dạy của chư Tăng. Thầy trưởng và thầy pháp huynh thường nói lại kinh " Đảnh lễ sáu phương" (thuộc Nikàya và A-hàm), nhấn mạnh phần bổn phận vợ đối với chồng - chồng đối với vợ, trước lúc trao nhẫn.

Lễ cưới, với hình thức giáo lễ, ở ngoài phần hành đạo của chư Tăng; nhưng nhà chùa đã phương tiệnthực hiện theo yêu cầu của các gia chủ, và gọi đó là lễ hằng thuận. Hằng thuận vừa mang ý nghĩaphương tiện "hằng thuận chúng sanh" của nhà chùa, vừa mang ý nghĩa hướng dẫn người đời sốnghằng thuận.

17. �ng phó đạo tràng:

�ng phó đạo tràng là công việc hóa duyên của nhà chùa, bao gồn các lễ cầu an, cầu siêu và đám tang tại các tư gia. Có chùa khá bận rộn với các việc ứng phó đạo tràng; có chùa chuyên sâu tu tập.

Thầy pháp huynhchú Tâm Tín và Tâm Thành thỉnh thoảng đi hóa duyên. Thầy bảo rằng đấy là một hình thức hoằng đạo đối với những người sơ cơ, hầu giúp họ có nhân duyên đến với đạo và tin đạo. Nghi lễ Phật giáo, lời kinh Phật, cung cách của nhà chùa đều có tác dụng khơi dậy niềm tin Phật từ các gia chủ và các thân nhân. Những câu chuyện đạo trao đổi với các gia đình đến hóa duyên đều nhằm vào việc khai mở thiện tâm cho họ, vì căn cơ của người đời khác nhau nên việc hoằng đạo cần được thể hiện qua nhiều ngõ phương tiện khác nhau để dẫn dắt họ dần dần đến với pháp bố thítrì giớihọc hỏi và tu tập giáo lý. Đừng ngộ nhận Phật giáo truyền thống với các hình thức ứng phó đạo tràng có tính giai đoạn ấy, trên quá trình phát triển Phật giáo.

18. "Biến cố" Tình cảm.

Không phải các câu chuyện tình cảm thơ mộng không có xẩy ra trong thế giới giải thoát của nhà chùa. Trên đường ứng phóchú Tâm Tín đã khó quên được hình dáng của một thiếu nữ đẹp. Có lúc chú thơ thẩn ở góc vườn chùa. Thầy pháp huynh tinh ý nhận ra, bảo chú Tâm Thành, Tâm Ngộ tế nhị giám sát và tác động vào tâm lý giác tỉnh.

Chú Tâm Thành đã phải than," Trời đã sinh ra mình, còn bày chi các thiếu nữ xinh đẹp!"

- " Chú than giống Châu Du bên Tàu quá. Lẽ đáng phải nói trời đã sinh ra các thiếu nữ, còn sinh chi các tu sĩ. Mình phải là Lượng Cơ!", chú Tâm Ngộ tiếp.

Hai chú cùng cười rồi đi vào công tác tâm lý. Sau vài cuộc họp mặt ở gốc nhãn vườn sau, chú Tâm Tín đã tự thú tình trạng ám ảnh về tình nhớ ấy. Chú hỏi, "Làm sao để chóng quên nhỉ?"

- "Anh em tui chưa có kinh nghiệm "nhớ" thì làm răng có kinh nghiệm "quên". Có điều tui tin rằng cứ trở về với nếp sống của mình thì sẽ loại bỏ được các phiền não, gồm cả "tình nhớ", bởi tự thân của nếp sống là loại bỏ chúng", chú Tâm Thành đáp.

Sau sự vụ tình nhớ, thầy pháp huynh đã mời nhà giáo Bình nói chuyện về xã hội và các tâm lý tình cảm xã hội cho các chú. Thầy quan niệm người tu cũng cần hiểu đời để tự chủ và để hoằng đạo khế cơ.

19. Các căn bệnh:

Người đời không mắc thân bệnh, thì mắc tâm bệnh. Bệnh là một trong tám thứ khổ. Nếp sống nhà chùa là phương cách trị liệu nguyên nhân của các bệnh: trị liệu tham, sân, si. Tuy thế, trên đường đi người tu vẫn vướng bệnh:

- Thầy pháp huynh thì vướng trà, thuốc lá;
Chú Tâm Tín thì ngắm mây trời lãng đãng;
Chú Tâm Thành thì so đo thiệt, hơn;
Chú Tâm Ngộ thì nặng tư lự và ngại đám đông;

Sống vui vẻ, hòa ái và giữ quân bình tâm lý qua các sinh hoạt "tạp tác", "tạp thoại" là cách tốt để thắng vượt nhiều căn bệnh. Nghệ thuật của sự thắng vượt là sự thể hiện hòa điệu.

20. Lợi tha:

Thầy pháp huynh thường ca ngợi phẩm kinh Phổ Môn (Universal Gate), tự thể hiện và khích lệ các chú thể hiện theo khả năng có thể của mình. Bên cạnh công phu thiền quán, nhà chùa cần quan tâm cụ thểđến an lạc của quần chúng chung quanh. Thầy làm việc lợi tha một cách lặng lẽ. Thầy được nhiều Phật tử hộ trì, nhưng vật chất không được thầy giữ lại gì, tất cả "hồi hướng" cho những người nghèo khổchung quanh. Thầy hướng dẫn một số các trẻ em nghèo học tập và hướng dẫn các Phật tử vào nếp sống đạo hạnh dưới hình thức "hướng dẫn tâm lý". Với thầy, giáo dục là chỉ đường; và giải thoát là đi ra khỏi các phiền não tức thời.

Giới trí thức và sinh viên có nhiều dịp trao đổi nhận thức với thầy. Nhiều vấn đề liên hệ đến Phật giáo đã được đặt ra như là:

Phật giáo là một tôn giáo? một hệ thống triết học?

Quan niệm về khổ đau và hạnh phúc của đạo Phật?

Tinh thần cách mệnh trong Phật giáo?

Phật giáo là bi quan,yếm thế?

Phật giáo thiếu tính thiết thực?

Phật giáo là duy tâm? là vô thần?

Phật giáo ít quan tâm đến đời sống hiện tại?

Phật giáo không phải là một hệ thống giáo dục?

- Các vấn đề văn học, nghệ thuật của Phật giáo?

Và đã được thầy giải đáp rằng:

Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo hay một hệ thống triết học. Các danh từ cần được định nghĩa lại trước khi đề cập đến Phật giáo.

* Nếu tôn giáo được hiểu như là một tín ngưỡng tôn thờ một đấng sáng thế, thì Phật giáo không phải là một tôn giáo. Nếu tôn giáo hiểu như là hình thức tín ngưỡng giải thoát, thì Phật giáo là một tôn giáo.

 

* Nếu một hệ thống triết học là một hệ thống tư tưởng bàn về con người và vũ trụbao gồm nhận thứcluận, giá trị luận và bản thể luận, thì Phật giáo cũng là một hệ thống triết học; nhưng nhiều hơn thế, Phật giáo còn có nghĩa đạo học, không phải chỉ bàn về giải thoát mà còn thực hiện giải thoát.

* Nếu khoa học là biểu hiện tinh thần thực nghiệm, hợp lý và hệ thống, thì Phật giáo có đủ các tinh thầnấy. Phật giáo còn vượt xa hơn khoa học ở mặt thực hiện chân lýđi vào thực tướng.

* Về hạnh phúc và khổ đau, Phật giáo trình bày đủ hai mặt tương đối và tuyệt đối.

Về mặt tương đối, thì có hạnh phúc của buông xả và nắm giữ, của các cảm thọ hỷ, lạc, và có khổ đau qua các cảm thọ.

Về mặt tuyệt đối, thì tất cả các pháp do nhân duyên sinh (các pháp hữu vi) đều vô thường và đem lại khổ đau. Hạnh phúc chân thật thì đồng nghĩa với Niết bàn, hay ái diệt, khổ diệt.

* Do vì nhận thức tất cả đời là bể khổ, mà có ngộ nhận cho rằng Phật giáo là bi quan yếm thế.

Bi quanyếm thế là thuộc thái độ sống, mà không phải là nhận thứcTuyên bố đời là khổ của Phật giáolà thuộc nhận thứcNhận thức thì là đúng hay sai, như đáp số của một bài toán. Không thể nói đáp số ấy là bi quan hay lạc quan.

Phật giáo vừa nói lên thực trạng khổ đau của vô thườngđồng thời chỉ rõ con đường đi ra khỏi khổ đau ngay trong hiện tại, tại đây, thì làm sao có thể kết luận Phật giáo là bi quan, yếm thế?

Nhận thức và thái độ sống của Phật giáo, hơn thế, còn nhuốm tinh thần cách mệnh nữa. Giữa khi các học phái đương thời của Ấn Độ tôn thờ đấng Phạm thiên sáng tạo ra vũ trụ, thì Phật giáo phủ nhận Phạm thiên ấy; giữa khi các học phái chủ trương phân biệt và kỳ thị giai cấp, thì Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp.

* Nói rằng giáo lý Phật giáo thiếu tính chất thiết thực, thì hoàn toàn trái ngược với hệ thống giáo lý ấy. Một trong các tính chất nổi bật nhất của Phật giáo là tính thiết thực hiện tạiĐức Thế tôn dạy con ngườisống vào hiện tại, không tiếc muối quá khứ và không mơ ước tương lai; chỉ sống với hiện tại của ly tham. Ngài dạy đến hạnh phúc của đời sống gia đình, kinh tế gia đình, tổ chức một xã hội thịnh vượng; làm sao có thể hiểu đó là một hệ thống giáo lý thiếu thiết thực?

* Về duy tâmduy vật,, v.v..., Phật giáo thì không chủ trương "duy" nào cả. Cái gọi là duy tâmduy thứccủa Phật giáo chỉ là duy vô ngã, hay duy Duyên khởiPhật giáo quan niệm hết thảy các pháp đều duyên sinhvô ngã nên tự thân không phải là duy tâmduy vậthữu thần hay vô thần... Có thể tạm thời gọi Phật giáo là Phiếm thần (Pantheism) hay vô duy (Non-ism).

Đức Phật giảng dạy con đường giải thoát khế cơ rất thiết thực, nên hệ thống giáo lý của Ngài vừa có đủ các tính chất của một hệ thống giáo dục rất nhân bản và toàn diện, có đủ các tinh thần tự tri, tự trách nhiệmtự tíntự chủ, phê phán, sáng tạothiết thựcchỉ đường, v.v....

* Với các tinh thần giảng dạy trên, không thể kết luận Phật giáo ít quan tâm đến đời sống hiện thực. Các vấn đề trên, vừa được khái lược đề cập, đều là đề tài của các thiên khảo luận dài.

* Về vấn đề văn học, nghệ thuật, Phật giáo là một con đường sống của mọi căn cơ nên là một nền văn hóa giải thoát có đủ các mặt biểu hiện về mỹ thuật, văn họcâm nhạc, hội họa và kiến trúc phản ảnh nền văn hóa ấy kết hợp với văn hóa địa phương.

Ngôi chùa Việt Nam thì biểu hiện kiến trúc của thời đại Việt Nam kết hợp với phần thể hiện các đường nét từ hòa, khiêm cung và an tịnh.

Tượng ảnh Phật giáo Việt Nam cũng thế. Nhà điêu khắc ảnh, tượng Phật giáo Việt Nam thể hiện nét từ bihỷ xả và trí tuệ qua hình dáng người Việt, khác với tượng ảnh Trung Hoa, Ấn ĐộNhật BảnTương tự đối với các tháp tự và âm nhạc, hội họa.

Phật giáo thì chỉ có một, nhưng ở Ấn thì thiên về tịnh cư (trí), ở Tàu thì nặng về lễ, ở Nhật thì nghiêng về mỹ thuật, tại Việt Nam thì có khuynh hướng dung hòa để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam.

Dù thích ứng với văn hóa xứ sở, Phật giáo Việt Nam vẫn duy trì tính cách độc lập của Phật giáo, vì thế đồng là chuông mà âm hưởng tiếng chuông chùa thì khác hẳn âm hưởng tiếng chuông nhà thờ.

21. Thuyết pháp:

Các buổi nói chuyện của thầy pháp huynh với Phật tử, người đời và các chú đều có ý nghĩa của thuyết phápPháp huynh còn phụ trách các buổi thuyết giảng có tổ chức trước các nhóm quần chúng. Thầy luôn luôn nói chuyện dễ hiểuthiết thực và vui vẻMục đích của các buổi nói chuyện thầy nhắm đến, luôn luôn giúp người nghe đi ra khỏi các tác nhân của phiền muộn, khổ đau.

Nói về ăn chayăn mặn trước quần chúng bình dân, thầy dẫn chứng các lời dạy của Thế tôn về tế đàn(tế đàn tốt là không giết súc vậttốt hơn nữa là tế đàn bố thítốt hơn nữa là giới định; và tốt nhất là tế đàn chánh kiếntrí tuệ) để minh chứng rằng ăn chay là tốt hơn. Thầy phân tích rõ ràng các khía cạnh lợi ích về sức khỏetâm lý và giản dị. Hóm hỉnh nhất khi thầy bảo, "Cái ích lợi thiết thực rõ nhất là ăn chaythì khỏi bị mắc xương".

Một nhóm Phật tử thắc mắc về hình tướng lạy Phật, không biết bàn tay chắp lại thế nào cho đúng, thầy Cả cười bảo, "người cụt tay thì lấy gì để chắp?" khiến người nghe tỏ ngộ liền.

Về pháp tu thiền, tịnh , mật, v.v... thầy đều trình bày rõ, không bác bỏ một pháp môn tu nào, nhưng điểm thầy nhấn mạnh là: tu là tu tâmtu tâm là gạt bỏ tham, sân, si ra khỏi các hành động của thân, khẩu, ý. Bằng cách nào cũng được, nếu loại bỏ được các phiền não, khổ đau.

Trao đổi về mặt nghiên cứu giáo lý với các Phật tử có trình độ nhận thức tương đối cao, thầy cũng vận dụng cùng một nguyên tắc thân giáo, khẩu giáo nhắm đến đích đoạn khổ, giúp người nghe thiết thực đi vào việc đoạn khổ.

Có người hỏi về, lời dạy, "trong 45 năm Ta chưa nói một lời" có ý nghĩa gì?"

- Thầy đáp, "Thì Thế Tôn vẫn thuyết giảng 45 năm đó. Điều Ngài không nói là thực tướng của các pháp. Thực tướng thì không nói được. Điều Ngài thuyết giảng là nhằm giúp người nghe lìa xa tham áisân hận và si mê để đoạn tận khổ. Ngài nói bằng thân giáo và khẩu giáo để dẫn dắt người đời từ đây đến Niết bàn, và dừng lại ngôn ngữ ngang đó. Ngài không từng nỗ lực chứng minh hay thuyết giảng Niết bàn là gì, bởi Niết bàn vượt khỏi hành uẩnthức uẩn và tưởng uẩn, vượt khỏi ngôn ngữ và diễn đạt. Chẳng những Niết bàn không nói được, mà mọi hiện hữu ở đời chẳng có ngôn ngữ nào của loài ngườinói được, bởi thực tướng của mọi hiện hữu đều vô tướng cả và vì thế đều thoát ly ngôn ngữThực tướng của chúng cũng thuộc cảnh giới vô ngã của Niết bàn. Lẽ đáng lời dạy trên phải được phát biểurằng: Trong 45 năm Như Lai không nói một cái gì cả, thì tương ứng với sự thật hơn. Như kinh Kim Cương dạy: "Như Lai vô sở thuyết" (không có cái gì được nói bởi Như Lai). Ngài dạy nhiều điều, nhưng là dạy về khổ, nguyên nhân của khổ và con đường đoạn diệt khổ, mà không minh chứng thực tướng là gì? giải thoát tối hậu là gì?

Theo chỗ tôi hiểu là thế."

- Một Phật tử khác hỏi, "vật có trước tâm, hay tâm có trước vật?"

- Với giáo lý nhà Phật, sắc uẩn là thuộc thân sắc vật lý và thế giới vật lý; thọ, tưởng, hành và thức uẩnthì thuộc tâm lý hay tâm. Cả Năm uẩn (vật và tâm) cùng có, không thể có sự kiện uẩn nào có mặt trước uẩn nào. Cụ thể như cái trứng gà và con gà, ai có thể xác định được cái trứng gà có trước con gà hay con gà có trước trứng gà? Theo Phật giáo, tất cả là duyên sinh, mà không có vấn đề trước sau".

Chú Tâm Ngộ một lần bạch hỏi, "Bạch thầy, các pháp là vô ngã, thì cái ngã nào tạo nghiệp? cái ngã nào luân hồi?".

* Thầy pháp huynh cười, "Không phải câu hỏi nào cũng cần có lời đáp. Với chú, đó là vấn đề của chú. Hãy tiếp tục tư duy! xem nó như là một công án".

Nhà giáo Bình vấn nạn pháp huynh, "Hữu tình thì có thể thành Phật, còn vô tình làm sao có thể thành Phật? Tại sao kinh tụng lại nguyện "tình dữ vô tình giai cọng thành Phật đạo?".

* Thầy hỏi lại, "Theo 12 chi nhân duyên của giáo lý Duyên khởi thì thức do hành sinh; vậy hành là vô tình hay hữu tình? Hành thì do vô minh sinh, vậy vô minh là vô tình hay hữu tình?..."

Nhà giáo bừng tỏ.

22. Vấn đề thảo luận văn họctư tưởng:

Các chú, ở vào trình độ văn học Tú tài, đều thích bàn luận các vấn đề văn học Việt Nam và văn họcPhật giáo.

Chú Tâm Thành bạch, "Bạch thầy, có hai thi phẩm nổi danh trên thi đàn Việt nam vào thế kỷ 18 là Đoạn trường tân thanh và Cung oán ngâm khúc. Có nhà giáo cho rằng cụ Nguyễn Du và cụ Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo; có ý kiến thì bảo hai thi phẩm ấy chịu ảnh hưởng Tam giáo (Phật, Lão, Nho); lại có ý kiến cho rằng hai thi phẩm ấy nhuốm nặng màu sắc Nho giáo. Không biết mình phải xác định thế nào cho đúng?"

- Giá mà có thầy giáo Bình (Việt văn) ở đây bàn luận thì tuyệt! Tôi không sành văn họcthi ca. Tôi chỉ phát biểu một số ý kiến giới hạn.

Nếu đọc kỹ tiểu sử của hai cụ, thì quả hai cụ chịu ảnh hưởng của đạo Phậtđặc biệt là cụ Nguyễn Du. Chúng ta không thể trưng dẫn lời lẽ của các nhân vật trong thi phẩm để đánh giá hiểu biết của tác giả về Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh, Nguyễn Du tiên sinh, chỉ mượn lời Kiều để nói lên một ít tâm sự của mình, mà không cốt để giới thiệu Phật giáoVì vậy, một số ý kiến trong thi phẩm chỉ để phản ảnh tâm sự nàng Kiều hơn là để nói lên nhận thức của cụ. Vì vậy không thể đánh giá nhận thức của cụ về Phật giáoqua truyện Kiều.

Nếu dựa vào các vần thơ đầu truyện:

"Trăm năm trong cõi người ta
"Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
"Trải qua một cuộc bể dâu,
"Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
"Lạ gì bỉ sắc tư phong
"Trời kia quen thói má hồng đánh ghen"

thì người ta sẽ cho rằng cụ Nguyễn Du chủ trương thuyết "Tài mệnh tương đố" hay "Hồng nhan bạc mệnh".

Hoặc giả, nếu dựa vào các vần:

"Cho hay muôn sự tại trời
"Trời kia đã bắt làm người có thân.
"Bắt phong trần phải phong trần
"Cho thanh cao mới được phần thanh cao"

thì bảo cụ chủ trương thuyết "Thiên mệnh" hay "Tiền định".

Thực sự, khi người đời rơi vào hoàn cảnh đoạn trường như Kiều, ai mà chẳng oán trời trách đất như nàng. Khi không tìm ra lối thoát, dù đã lắm vùng vẫy, thì hẳn phải buột miệng kêu: trời ghen, trời định, hay số mệnh.v..v... Nhưng khi đi ra khỏi nghịch cảnh, thì như Kiều, người đời mới bình tâm đánh giáđúng tự thân và hoàn cảnh. Bấy giờ mới là lúc cụ Nguyễn Du nói lên đúng nhận thức của cụ:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân
"Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
"Thiện căn ở tại lòng ta
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

hay:

"Có trời mà cũng tại ta
"Tu là cội phúc, tình là giây oan"

Tại đây, Cụ xác định nhân quả của Phật giáo, nói lên trách nhiệm của tự thân về các hành động quá khứvà hiện tại của mình. Trời ấy rõ là chỉ hoàn cảnh khách quan do nghiệp nhân quá khứ để lại; ta ấy là chỉ hành động của tự thân trong hiện tại.

Hẳn là qua thi phẩm "Đoạn trường", cụ không thể giới thiệu đủ các khía cạnh tế nhị của luật nhân quảnghiệp báo. Dù vậy, cũng đủ chứng tỏ cụ chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý nhà Phật. Đó là chưa trưng dẫn các từ ngữ rất là nhà chùa và rất là Phật giáo mà thi phẩm đã sử dụng, ở ngoài đời không có; và chưa kể đến những cảm nhận tinh vi của người đọc vốn đã thâm nhập giáo lý giải thoát, rằng qua các lời lẽ rất tình tự và rất đời trong truyện vẫn gợi cảm lên các hình ảnh rất là đạo và rất là thoát. Sự gợi cảm ấy bàng bạc, chứ không phải là tình cờ. Nếu muốn đánh giá cụ Nguyễn Du có thâm nhập giáo lý nhà Phật hay không, thì đánh giá ở mặt thâm nhập gợi cảm đó. Nhưng đây, không phải là điểm có thể bàn về văn học như ở học đường. Tôi lấy thí dụ vài câu tượng trưng để các chú chiêm nghiệm:

"Như nàng lấy hiếu làm trinh
"Bụi nào cho vẩn được mình ấy vay"

"Chữ trinh còn một chút này
"Chẳng cầm cho vững lại dày cho tan"

Hoặc:

"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Trường hợp cụ Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều cũng thế, dù, theo tui, cụ Ôn như hầu không có tài thi cabằng cụ Nguyễn Du, và không thâm nhập Phật giáo bằng cụ.

Khi người cung nữ quá cô đơnphiền muộn, thì hẳn phải oán than:

"Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào"

Hay:

"Quyền họa phúc trời tranh mất cả,
"Chút tiện nghi chẳng trả phần ai.
"Cái quay búng sẵn trên trời
"Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" (89-92)

"Tay tạo hóa cớ sao mà độc
"Buộc người vào kim ốc mà chơi.
"Chống tay ngồi ngẫm sự đời
"Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo câm" (329-332)

Khi mơ ước về tình duyên không thỏa, tâm hồn bấn loạn, người cung nữ không còn có bình tĩnh để nhìn rõ nguyên nhânhậu quả, mà chỉ nói lên lời hờn dỗi:

"Hẳn túc trái làm sao đây tá?
"Hay tiền nhân hậu quả xưa kia?
"Hay thiên cung có điều gì 
"Xuống trần mà trả nợ đi cho rồi?"

Khi đã vào sâu thất vọng về tình duyên thì người cung nữ với tâm cùng quẫn nghĩ đến lối thoát:

"Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
"Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên.
"Thoát trần một gót thiên nhiên
"Cái thân ngoại vật là tiên trên đời" (113-116)

(Nhà chùa đâu phải là nơi để nghỉ mát, hưởng nhàn?!)

"Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật
"Mối thất tình quyết dứt cho xong.
"Đa mang chi nữa đèo bồng,
Vui gì thế sự, mà mong nhân tình" (109-112)

Lời ta thán của người cung nữvì vậy, không phải là nhận thức thực sự của Ôn Như Hầu về Phật giáo. Nhưng xuyên qua các lời lẽ thuật ngữ được dùng trong thi phẩm Cung oán, có thể kết luận Ôn Như Hầu có chịu ảnh hưởng nhiều về giáo lý nhà Phật:

"Vắt tay nằm nghĩ cơ trần
"Nước dương muốn rảy nguội dần lửa duyên" (47-48)

"Nghĩ thân phù thế mà đau
"Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê" (67-68)

"Tiêu điều nhân sự đã xong
"Sơn hà cũng huyễn, côn trùng cũng hư" (95-96)

"Tình buồn cảnh lại vô duyên
"Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này" (267-268)

Hai câu 267 - 268 ảnh hiện giáo lý nhà Phật rõ.

Chỉ có từ thi ca đời Lý, Trần mới nhận rõ ra nền văn học và thi ca Phật giáo. Đấy là các công trình biên khảo lớn. Thi ca Phật giáo vừa nói lên giáo lý giải thoát vừa làm phong phú thêm nền thi cavăn họcViệt Nam.

Về tư tưởng Việt Nam và Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đây là đề tài tế nhị hơn nhiều. Cho đến nay vẫn chưa có công trình thật giá trị nào xác định vị trí tư tưởng Việt Nam và Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Chỉ có một số bài biên khảo và một ít cuốn sách nhỏ đề cập đến một số khía cạnh mà thôi, và đang ở trong vòng bàn luận.

Tôi nghĩ rằng một dân tộc đứng vững hẳn phải có một nền văn hóa riêng và tư tưởng riêng. Sắc thái tư tưởng riêng ấy biểu hiện ra thành nếp tư duy và thái độ sống riêng biệt của một dân tộc. Tìm thấy sắc thái đặc biệt của tư tưởng là tìm thấy tư tưởng.

Việt Nam có một thế đứng lịch sử đặt biệt trong suốt mấy nghìn năm lịch sử kiên cường đấu tranh giữ nước và dựng nước. Đây là sắc thái đặc biệt. Không thể nói chỉ người Việt yêu nước và yêu chuộng hòa bình, bởi vì dân tộc nào cũng thế cả. Nhưng phải nói sự biểu hiện tính độc lập, bất khuất của người Việt mãnh liệt hơn. Sự biểu hiện ước vọng hòa bình cũng thế, mãnh liệt hơn. Phương chi, các địa danh Việt Nam đều nói lên khát vọng hòa bình thống thiết đó: Hưng yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ Tĩnh, Kiến Hòa, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Long An, Biên Hòa, An Giang. Các địa danh ấy hiện ra như là các điều khoản của bản Hiến chương dân tộc.

- Thế lịch sử tồn tại lại đòi hỏi một tinh thần đoàn kết dân tộc keo sơn. Thời đại nào tinh thần đoàn kết keo sơn đó, không thể hiện được thì thời đại đó đất nước nghiêng ngửa. - Hội nghị Diên Hồng chống Nguyên là một điển hình lịch sử của sự việc quân dân nhất trí, vừa biểu hiện tinh thần dân chủ rất sớm (từ thế kỷ 13)

- Chất keo sơn của sự đoàn kết, nhất trí của dân tộc phải là lòng cảm thông, tương kính và tình thươngyêu đồng bào. Thiên nhiên khắt khe của nhiều vùng đất nước đưa đẩy kinh tế vào nhiều ngõ khó khăn nên cũng đòi hỏi sự có mặt của tình thương yêu, đùm bọc nhau, như ca dao Việt Nam đã nói:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Lá lành đùm lá rách"

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy là khác giống nhưng chung một giàn"

- Địa thế lịch sử Việt Nam ở giữa vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa và giao thông thương mại, nên cần phải dung hợp các nền văn hóa, và có tư tưởng mở.

Các yêu cầu, đòi hỏi, quan yếu đó của lịch sử Việt Nam hẳn là tạo nên một tính tư tưởng thiết thựcVấn đề là giải quyết sinh tồn của dân tộc trước hết.

Qua các đặc tính đó, tư tưởng Việt Nam, rất Việt, nổi bật lên ba nét lớn đầy tình thương và trí tuệ:

* tính dung hóa (độc lập trong tương quan)

* tính thực tạithiết thực

* tính khai phóng

Các sắc thái tư tưởng đó được bao hàm trong giáo lý nhà Phật, một giáo lý của trí tuệvô ngãvị tha, vô chấp, thiết thực hiện tạiloại bỏ tất cả tinh thần nô lệ; nên khi Phật giáo đặt chân lên đất Việt liền được dân tộc Việt chấp nhận, chung sống, quyện chặt vào nhau như có cùng một sinh mệnh. Khi Phật giáohưng khởi dưới hai triều đại Lý, Trần, đất nước cũng hưng thịnh chưa từng có. Khi Phật giáo chìm lặn dưới triều Hồ, Nguyễn, thì đất nước lâm vào cảnh nội biến, phân ly và yếu kém. Khi đất nước gặp khó khăn của lịch sử thì tinh thần vô ngãvị tha của Phật giáo cần thiết cho dân tộc để xây dựng những thế hệ công dân yêu nước vô vụ lợi, biết quên mình vì đại cuộcCâu chuyện Phù Đổng Thiên Vương đã nói lên yêu cầu đó. Đất nước lâm nguy thì lòng yêu nước và trí tuệ người dân Việt cần lớn nhanh như em bé Phù Đổng. Nhưng khi dẹp xong giặc Ân, dựng nên công trạng lớn, thì Phù Đổng từ chối bổng lộc, địa vị hay danh vọng.

Tinh thần khế cơ của giáo lý Phật giáo khi đi vào một dòng văn hóa nào thì hòa nhập vào nền văn hóađó. Vì vậyTư tưởng Phật giáo Việt Nam hẳn có một sắc thái đặc biệt khác với Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Đó là nội dung của con đường giải thoát của Thiền nguyên thủy (thời Phật) (Tứ Đế và Duyên Khởikết hợp với yêu cầu của lịch sử Việt NamGiải thoát tự thân và tha nhân được thực hiệntrong điều kiện lịch sử Việt Nam tạo nên một sắc thái rất sinh độngthiết thựcnhập thế và rất dân tộc.

Từ đó, thi cavăn họcâm nhạc, hội họa, điêu khắc, mỹ thuật Phật giáo đều nhuốm màu giải thoát của dân tộc Việt.

23. Thảo luận về kiến trúc và âm nhạc Phật giáo:

Về kiến trúc, sắc thái Phật giáo Việt Nam biểu hiện qua chùa chiền, tháp mộ. Ngôi chùa thấp ẩn mìnhdưới những tàng cây, với mái cong nhẹ có đôi rồng chầu nguyệt, (mặt trăng) vừa nói lên nét yên tĩnh, khiêm tốn hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống (mỗi đầu làng Việt Nam lại có một ngôi chùa), vừa có mặt hình ảnh rồng tiên của dân tộc. Các ngôi chùa Việt Nam điển hình nhất thường được xây dựngthành chữ khẩu ( ): Chánh điện, nhà hậu, nhà đông và nhà tây, tạo nên một sân trong tĩnh mịch mà ấm cúng, mang hình ảnh một vòng tròn kín như sợi dây xích của các pháp.

Tháp mộ thì thay đổi qua các triều đại. Nét chính là hình từng tầng (bảy tầng là cao nhất); đỉnh tháp là tòa sen nhỏ, biểu tượng của "hoa khai kiến Phật" (hoa nở thấy Phật), nói lên sự quyết tâm của các vị xuất gia phải kiến tánh ngay trên đời này, và sau khi chết thì sanh về xứ Phật từ hạ phẩm hạ sanh đến hạ phẩm thượng sanh (của 9 bậc giác ngộ - cửu phẩm liên hoa). Đây là nét kiến trúc riêng của Phật giáo Việt Nam trong mấy thế kỷ sau này. Lối kiến trúc tháp như thế này chịu ảnh hưởng của quan điểmtông phái Tịnh Độ.

Thầy pháp huynh góp ý rằng, theo thầy, nếu đủ nhân duyên dựng nên một ngôi tháp lớn thờ chư Tổ (lịch đại tổ sư truyền giáo ở Việt Nam), thì thầy sẽ xây dựng theo hình dạng biểu mẫu mà Thế tôn đã dạy (có ba phần: y, bát và tích trượng) với các đường nét mỹ thuật Việt Nam. Thế là ngôi tháp thể hiệnsắc thái vừa Phật giáo vừa Việt Nam.

Về âm nhạcâm nhạc nhà chùa, theo nhận xét của nhà giáo Bình, là âm nhạc dân tộc. Nhạc khí thì đặc biệt đơn giản,gồm tang,mõ, chuông, khánh, trống cơm và trống lớn. Có ý kiến sành nhạc lý cho rằng nhạc nhà chùa vừa thoát (không gợi dục) vừa có âm hưởng văn minh.

Thầy pháp huynh bảo, dựa vào kinh tạngâm nhạc là một thứ lễ vật cao quý để cúng dường đức Phậtgiá trị như các vũ khúc và các lễ vật khác. Nhạc nhà chùa nghe lắng đọng ưu phiềntâm hồn bay nhẹ đi lênÂm thanh cũng có thể chuyên chở một phần giáo lý giải thoát của Phật giáo. Nhạc có thể làm tan ưu phiền; và lời có thể nói lên Tứ ĐếDuyên khởitừ bivô ngãvị tha, v.v.... Một bản nhạc là một bài pháp nhỏ có thể biểu diễn theo các thể điệu mới bằng các nhạc cụ dân tộc, hoặc các nhạc cụ khác, như là các điệu tán Phật, tán Pháp và tán hương đương thời. Hẳn là cần có các nhạc sĩ nhà chùa để phát huy âm nhạc Phật giáo.

Về hội họa và thi ca Phật giáo cũng thế. Chúng thuộc về văn hóa Phật giáo (văn hóa giải thoát, hay gọi là văn hóa ly dục) cần được phát huy.

24. Uống trà:

Hầu như chư Tăng Huế đều thích dùng trà. Ở vùng núi lạnh, trà làm ấm người, và làm tan đi các hàn khí, lãnh khí. Trà còn giúp cho tuần hoàn thông máu, giúp trí não tỉnh táo.

Chú Tâm Ngộ bảo uống trà là một nghệ thuật, nếu không muốn nói là trà đạo như người Nhật.

Chú hầu trà cho Hòa thượng mỗi sáng, sau thời công phu sáng. Công việc Chú lo là:

- Gánh nước giếng ở chùa Từ Quang (cách chùa Tường Vân chừng hơn 200 mét);

- Kiếm bổi hóp (ít khi dùng các thứ bổi khác)

- Đun nước từ ấm đất cho đến lúc sôi lên 3 lượt;

- Ngâm nóng bình trà, tách trà và chén tống để chiết trà;

- Rửa trà bằng nước sôi;

- Chế và lọc trà từ chén tống;

- Dâng trà lên Hòa thượng đang ngồi cạnh án thư, sau khi dâng chiếc khăn ấm lau mặt và nước nóng để háp đôi mắt.

Chú đứng xa xa nhìn dáng vẻ Hòa thượng lặng lẽung dung nhắp từng tuần trà mà cũng cảm thấy tâm hồn mình lắng chìm vào hân hoan.

Chú bảo rằng, giác tỉnh trong từng cử động khi dùng trà, chế trà cũng là hành thiền vậy. Phương chi người Nhật gọi là trà đạo.

Uống trà không thể với cung cách nóng nảyvội vàngồn ào, hay với lòng đầy dục vọng. Sẽ hỏng mất thiền vị!

Người xưa thì truyền lại, "Bán dạ tam bôi tửu, bình minh sổ trản trà, mỗi nhật cứ như thử, lương y bất đáo gia". Như vậy, uống trà có thể giúp tránh được nhiều bệnh lặt vặt.

25. Giáo dục nhà chùa:

Nhà chùa là một trung tâm giáo dục con người toàn diệnNổi bật nhất là về phương diện giáo dục tâm lý. Có hai hình thức giáo dục được truyền đạt rõ ràng là thân giáo và khẩu giáo.

Nói đến giáo dục là nói đến mục tiêu của nó. Mục tiêu của giáo dục nhà chùa là huấn luyện và dạy dỗ chư Tăng sống an lạc ngay trong hiện tại và tại đây, đi ra khỏi các âu lo sầu muộn để dần dần đi ra khỏi mọi nỗi khổ đau trong hiện tại và trong các đời sau. Đích điểm sau cùng là đoạn hết khổ đau của tự thân và giúp tha nhân đoạn khổ.

Đối tượng của giáo dục là từng cá nhân, giúp mỗi người đi tới mục tiêu với những gì người ấy đang có và đang là. Đây là nền giáo dục có gốc người: khởi hành từ con người; đi những bước đi rất là người; và trở về chính con người. Nhưng, con người bấy giờ là con người đang ở trên con đường loại bỏ dần các sai lầm khổ đau cho đến cùng.

Tinh thần giáo dục căn bản của nhà chùa là tự giác và giúp người khác tự giác. Có thể gọi nền giáo dụcnày là nền giáo dục đánh thức, mà thuật ngữ giáo dục phương Tây gọi là "Awaken- ing Education".

Môi trường giáo dục là toàn bộ sinh hoạt nhà chùa từ lúc thức dậy sáng sớm cho đến lúc ngủ, gồm sinh hoạt trong chùa và ngoài phạm vi nhà chùa.

Đức Phật, bậc thầy hiện tại, các pháp huynh , và kinh, luật chỉ giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đường. Các Ngài chỉ trao truyền kiến thức và kinh nghiệm sống giải thoát; còn tiếp thu và thực hiện là trách nhiệmcủa mỗi người xuất gia.

Kỷ luật tu tập là giới bổn Ba La Đề Mộc-Xoa (Patimokkha). Nguyên tắc sống tập thể là Lục hòa dựa vàocăn bản giới bổn.

Kỹ thuật giáo dục để giúp đỡ các bạn đồng phạm hạnh và người đời tu tập là Bốn nhiếp pháp ( Tứ nhiếp: bố thíái ngữ, lợi hành và đồng sự nhiếp)

Phần giới để dập tắt mọi cuộc tranh chấp trong nội bộ Tăng già, vì các lý do tác động bên trong và bên ngoài, là pháp "Thất diệt tránh".

Nội dung của giáo dục là: Bốn cuốn luật của Sa Di và Tam tạng giáo điển (tùy theo khả năng tiếp thu mà truyền đạt)

Nội dung của hành trì (hay thực hiện) là Thiền định được thực hiện dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau trên căn bản của Giới Bổn. Cơ bản của sự thành tựu an lạcgiải thoát là nỗ lực thực hiện con đường thiền định đó.

Cụ thể của chương trình học tập và tu hành bao gồm các pháp:

- Về mặt trí tuệHiểu rõ giáo lý Tứ đếDuyên khởiNhân quảThập bát giới (lục xứ)

- Về mặt thiền định (sức mạnh của tâm lý):

Hiểu và hành Tứ Niệm xứTứ Chánh CầnTứ Như ý túcNgũ cănNgũ lựcThất Giác chi, và Bát Thánh đạo (có thể chỉ hành một trong bảy pháp đó).

- Về mặt giới học: Hiểu và hành giới bổn Ba La Đề Mộc-Xoa, bao gồm các pháp kiết ma (karma).

Riêng đối với những tu sĩ có khả năng trí tuệ và ý chí cao, thì được học thêm nhiều kiến thức xã hội(ngoại điển), hoàn bị ngũ minh, hay một phần của ngũ minh- (thông giáo lý, thông ngoại điển, thông ngôn ngữ và giảng nói, thông y lý và thông công nghệ) để vừa tự độ vừa độ tha đem lại nhiều lợi ích giải thoát.

Về mặt kinh tế, thì tự túc trong các điều kiện xã hội thiếu nhân duyên hộ trì của hàng Phật tử tại gia. Trong điều kiện xã hội và tổ chức thuận lợi, thì nhà chùa nhận của cúng dường của đàn-na tín thí (vật thực, thuốc men, y áo, chỗ ở) và đáp lại là giảng dạy giáo lý và pháp tu cho đời, cả kiến thức văn học, khoa học, giáo dụcnếu có thể.

Để thể hiện nếp sống an lạc và giải thoát khổ đau đó, nền giáo dục nhà chùa truyền đạt tinh thần sống "trung đạo", thể hiện sự hòa điệu nội thân, giữa nội thân và ngoại giớitrung đạo nhận thức và trung đạotu tập.

Qua đó, một ngôi chùa học hỏi và tu tập tốt sẽ là một trung tâm của một nền văn hóagiáo dục nhân bảnvà khai phóng.

Nghe thầy pháp huynh giới thiệu về biển tu học mông mênh như thế, cả ba chú đều buông lời than: "Ôi! Biển tu học mông mênh như thế, biết đâu là bờ! Tụi con như chiếc thuyền nan bé bỏng đi đến đời nàomới qua sinh tử?!".Nét mặt các Chú ngã màu tư lự.

- Thầy pháp huynh lại bật cười, "Lời than sao mà đầy bóng tối thế? Biển cả lớn mà còn có bờ đến, chứ biển tu thì không có bờ đến, còn mênh mông hơn nữa cơ. Nhưng vì không có bờ, nên không có chỗ đến; vì không có chỗ đến, nên không thật có chỗ đi. Tu là tu cái không đi không đến. Nói khác đi, tu là đến trong từng bước đi, cập bến trong từng bước đi. Đã cập bến trong từng bước đi, thì biển ấy có còn mênh mông nữa không nhỉ?"

- Sao, khi thì con nghe thầy bảo "bước đi không phải là nơi đến", khi thì thầy nói "đi có nghĩa là đến". Điều đó khiến con mù mịt tâm trí , chú Tâm Thành bạch.

- Thì cả hai câu nói ở hai trường hợp khác nhau ấy đều đúng cả, Hãy tiếp tục suy nghĩ cho tròn! "

26. Học vấn - Nghiên cứu:

Thỉnh thoảng thầy pháp huynh lại tập họp các Chú để hướng dẫn con đường học và tu.

Các chú cảm nhận qua lời lẽ của thầy, nghe ngõ đường nào cũng mênh môngMục tiêu như hiện thấp thoáng trước mắt nhưng thật sự lúc nào cũng ở ngoài tầm tay.

Có lần chú Tâm Tín bảo, "Thế này thì đi mãi đến già cũng hệt như là chưa đi!".

Thầy pháp huynh cười, "Lo lắng chi chuyện đó. Thì mình cũng đã đi vô lượng kiếp rồi. Hữu chí cánh thành, như nhà nho đã nói. Cần lập tâm, lập nguyện ngay từ đây. Áp dụng thiền pháp vào thì sẽ thấy nhẹ nhàng mọi chuyện. Như kinh nghiệm đi đường, cứ theo dõi hơi thở và để cho chân tự bước, thì đường xa sẽ hóa gần. Đi sẽ lâu biết mệt. Chuyện học, tu cũng vậy. Hãy để cho buớc thứ nhất nâng bước thứ hai. Luôn luôn tập trung vào bước đi hiện tại." Thầy pháp huynh thường nhắc nhở khích lệ các Chú trên đường đạo.

"Việc học trước hết là để nuôi dưỡng và phát triển chánh kiến của mình. Bước tiếp theo là để phục vụđời và đạo. Hiện tại Việt Nam chưa có ba tạng kinh, luật, luận bằng Việt ngữ. Công việc này còn lâu dàilắm mới thực hiện được. Việc thực hiện cần có nhiều tu sĩ thông lý, thông sự và thông thạo sinh ngữ, cổ ngữSự nghiệp đó đang mở rộng cửa chờ đón các thế hệ trẻ", thầy tiếp.

Chú Tâm Thành bạch, "gần thầy, con học được nhiều kiến thức, tầm nhìn được mở rộngđồng thời thao thức càng ngày càng kéo tới như mây mùa thu, khiến tâm lý con cũng u ám, bàng bạc, dao động. Một sự dao động tâm lý cần thiết để mở đường đi tới".

Chú Tâm Tín, Tâm Ngộ thì cười bạch, "chờ đón thế hệ trẻ, mà không phải tụi con".

Bấy giờ pháp huynh mới cười, "Biết đâu?".

27. Nhìn lại:

Hai mươi năm sau, ngày gặp lại nhau vào mùa Phật Đảnchú Tâm Tín, Tâm Thành, Tâm Ngộ và nhà giáo Bình - bây giờ tóc đã hoa râm sớm hơn lứa tuổi một chút - lại quây quần bên tách trà nhìn về quá khứ, nhìn hiện tại và nhìn về tương lai của "con đường". Tất cả ngậm ngùi nhắc đến thầy trưởng, thầy pháp huynh. Quý thầy đã viên tịch, nhưng tiếng nói và dáng dấp như còn thấp thoáng quanh chùa.

Thầy Tâm Tín đề nghị thầy Tâm Ngộ, bấy giờ thầy Tâm Ngộ là huynh trưởng trong ba thầy, chế một tách trà nóng đặt lên án thư để tưởng niệm thầy pháp huynh, người đã gần gũi nhất ba thầy để chia xẻvà khích lệ, trước khi đi vào tiết mục "tạp thoại" của nhóm.

Bắt đầu câu chuyện, thầy Tâm Ngộ nhìn qua nhà giáo Bình hoan hỷ nói, "Tính theo tuổi đời, có lẽ chúng tôi là những người còn ở lại để cúng cơm cho cư sĩ, người đã hộ trì chúng tôi trong nhiều giai đoạn đầu tu tập mà chúng tôi cần ổn định chí hướng".

- "Ấy! thầy đừng khách sáo quá đáng. Niềm sung sướng bây giờ là thuộc về tôi. Cho phép tôi ca ngợicông hạnh của ba thầy trước đã. Quý thầy đã bước được một bước giải thoát khá dài, trong khi cư sĩnày vẫn tiếp tục ngậm ngùi đi vào gió bụi. Qúy thầy đã cho tôi nhiều hơn là nhận"

Tất cả lại trở về lại với niềm vui "tạp thoại" năm xưa.

Nhà giáo Bình tiếp, "Tôi nghĩ, đến đầu thế kỷ 21, con người sẽ có cái nhìn mới mẻ về cách tư duy và cách sống, về thiên nhiên và con người. Không biết quý thầy nghĩ gì về một nếp sống nhà chùa trong tương lai?"

- "Thì cũng như hiện tại. Tương lai chỉ là sự kéo dài của hiện tại", thầy Tâm Thành nói.

- "Có gì đứng yên một chỗ đâu. Văn hóa xã hội thay đổi, thì ở trong cộng đồng ấy, hẳn nhà chùa cũng có đổi thay", thầy Tâm Tín phát biểu.

- Thầy Tâm Ngộ bảo, "Tôi nghĩ rằng, nói tương lai là hiện tại kéo dài cũng phải; mà nói có đổi thay cũng phải. Cái kéo dài hiện tại đó là nghĩa bất biến; cái đổi thay đó là nghĩa tùy duyên. Nhà chùa luôn luôn thực hiện nếp sống ' Tùy duyên mà bất biếnbất biến mà tùy duyên'. Hướng giải thoát, hành tỳ ni, và các giới luật căn bản thì bất biến; phần còn lại là tùy duyên. Nhà chùa phải đi đến chỗ tổ chức trú xứ mình thành một trung tâm văn hóa của Thiền định và giáo dục. Cần thể hiện nền giáo dục của Thế tôn, trên nguyên tắc. Có phải thế không thầy Bình nhỉ?".

- Đôi mắt nhà giáo ngời sáng lên, "Câu hỏi của thầy đã là câu trả lờiSinh thời thầy pháp huynh nhiều lúc đã tâm sự rằng nhà chùa là một trung tâm của văn hóa giải thoát, mà không phải là nơi để cho các mong muốn về danh vọnglợi dưỡng và chính trị phát triển - chính trị theo nghĩa giới hạn - Tôi cũng nghĩ thế".

- Thầy Tâm Ngộ tiếp, "Tôi nghe như mơ ước, ưu tư của pháp huynh về con đường, đang quyện tỏa theo hương Ngọc lan quanh chùa. Tôi ao ước thế hệ này của chúng tôi và các thế hệ kế tiếp sẽ ướp giấc mơ của pháp huynh vào tâm hồn như đã từng ướp cánh Ngọc lan vào tập vở học trò".

- Sao thầy nói văn vẻ thế?

- Thì nói với nhà giáo Việt văn, phải trả bài như thế.

Nhà giáo Bình, "Năm 1985, Thủ tướng India Gandhi đã đọc diễn văn khai mạc một hội nghị Phật giáothế giới tổ chức tại Ấn, trong đó có nói rằng 'Phật giáo là một tôn giáo rất thu hút tuổi trẻ '.

Cố thủ tướng Nerhu thì viết trong tập The Discovery of India (Sự phát hiện ra Ấn Độ), '...Phật giáo ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến một số lớn nhân loại, trong đó có những người cực thông minh, cực lỗi lạc..'. Tôi nghĩ nhà chùa cần suy gẫm các lời lẽ đó, thế nào để Phật giáo có chỗ đứng trong văn hóa con người tương xứng với tự thân giáo lý."

 

Chương hai: 
Tỳ ni xử dụng hằng ngày
 

Hoa Ngọc Lan chỉ giới thiệu phần kệ và ý nghĩa của kệ mà không đi vào mật chú.

Truyền thống kinh tạng Nikàya, A-Hàm, Bát-Nhã, và Duy Thức không đề cập đến mật chúKinh Pháp Hoa và Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến mật chú, nhưng không xem mật chú như là pháp môn tu tậpđể đoạn trừ các lậu hoặcMật chú, ở đây, chỉ là một chiếc bóng xuất hiện ở chặng đầu lộ trình tu tập để ổn định tâm lý đi vào Giới - Định - Tuệ.

Có 45 bài Tỳ Ni tiêu biểu dành cho 45 việc làm thường ngày của một Sa Di. Các bài kệ Việt ngữ dưới đây dựa vào bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang.

1. Thức dậy:

" Ngủ nghỉ mới thức
Nên nguyện chúng sinh
Tất cả trí giác
Đến khắp mười phương"

Phần hiểu và hành:

- Vừa mới choàng thức, khi còn trên giường ngủ, Sa Di khởi niệm mong cho tất cả có đượctrí tuệ giải thoát thấy rõ vạn pháp.

- Làm thế là cách Sa Di nuôi dưỡng từ bi chánh kiến và ý chí giải thoát.

2. Đánh chuông:

"Nghe tiếng chuôngphiền não nhẹ
Trí tuệ lớn, giác tâm sanh,
Rời địa ngục, ra hầm lửa
Nguyện giác ngộ,độ chúng sinh"

Hiểu và hành:

Âm thanh thanh thoát của tiếng chuông vốn có tác dụng lắng đọng ưu phiền. Do ưu phiềnlắng đọng, mà tâm định sinh; do có định, mà tuệ có. Do tuệ hay chánh kiến có mặt mà tác nhân tà kiến đưa vào địa ngục không còn.

- Nghe tiếng chuông là nghe thực tướng của pháp qua âm thanh. Nghe với trí tuệ vô ngã, với lòng đại bi mong tất cả giải thoát là cách người Sa Di nuôi dưỡng và phát triển tâm giải thoát của tự thân.

3. Mặc áo:

"Khi mặc áo ngoài, nên nguyện chúng sinh
Được thiện căn tốt, đến bờ bên kia".

"Khi mặc quần, nên nguyện chúng sinh
Khoát vào các thiện căn,
Đầy đủ tâm hổ thẹn"

"Sửa áo buộc dải, nên nguyện chúng sinh
Kiểm buộc thiện căn, không để tán mất".

Hiểu và hành:

Khi mặc áo quần, người Sa Di không để tâm đi vào các vọng tưởng, tạp tưởng; khởi tâmmong cho tất cả không quên kiểm soát các tâm tham, sân, si và giữ gìn các tâm vô tham,vô sânvô si; biết hổ thẹn về các tạp tưởng sai tráiphóng dật của tự thân để tiến tu giải thoát.

Tâm hổ thẹn là loại tâm lý ngăn cản đi vào các sai lầmnuôi dưỡng các thiện tâm.

4. Rời chỗ nằm:

"Từ giờ dần đến tối,
Hết thảy chúng sinh hãy tự giữ mình, 
lánh xa lối đi, 
Nếu rủi bị mất mạng dưới chân người tu 
Thì mong cho chúng sinh ấy 
liền thác sinh về Tịnh độ".

Hiểu và hành:

Từ đầu ngày, từ khi đặt chân xuống đất, Sa Di khởi niệm từ bi quan tâm đến sự an toàntính mệnh cho chúng sinh, mong tất cả được giải thoát. Đây là hình thức người Sa Di ổnđịnh tâm lý tự thân và nuôi dưỡng lòng bi.

5. Đi:

"Nếu cất bước chân, nên nguyện chúng sinh
Thoát biển sinh tử, có đủ thiện pháp"

Hiểu và hành:

Hình ảnh hay sự việc đi ra khỏi giường nằm và đi ra khỏi ngôi nhà nhắc nhở Sa Di nhớ đến sứ mệnh và mục tiêu giải thoát của người xuất gia; ấy là, tự mình đi ra và giúp những người khác đi ra khỏi ngôi nhà khổ đau của Tam giới, đi ra khỏi căn nhà dục vọng của cuộc đời.

Khởi niệm mong tất cả thoát khỏi biển khổ là cách nuôi dưỡng tâm đại bi và trí tuệ giải thoát.

6. Ra khỏi nhà:

"Khi từ nhà ra, nên nguyện chúng sinh
Vào sâu Phật tríthoát khỏi ba cõi".

Hiểu và hành:

Tương tự ý nghĩa của kệ số 6, kệ này nhắc lại mục tiêu giải thoát: đi ra khỏi dục áihữu áivà vô hữu ái để đoạn tận vô minh mà vào sâu trí giác của Phật. Khởi niệm mong tất cả đắcPhật trí là nuôi dưỡng tâm đại bi và đại trí của tự thân.

7. Công việc vệ sinh:

" Khi đi đại, đi tiểu,
Nên nguyện chúng sinh
Trừ bỏ tham, sân, si
Khử hết tội lỗi"

Hiểu và hành:

Khi cơ thể đưa hết chất dơ ra ngoài, người Sa Di cần giác tỉnh liền rằng đó là vật gờm nhớm cần được tống ra đúng lúc. Cũng vậy, tham, sân, si là cấu uế của tâm cần được loại bỏ gấp ra khỏi tâm; nếu không thì chúng sẽ gây nên nhiều tội lỗi tác hại.

Ý thức như thế để trở về tu tập Giới - Định - Tuệ. Giới và Định thì đối trị tham; Tuệ thì đối trị si; Từ bi thì đối trị sân.

Mong cầu tất cả chúng sinh thoát ly sinh tử (ra khỏi tham, sân, si) là nuôi dưỡng tâm đại bivà đại trí.

8. Rửa sạch:

"Việc xong đến nước,
Nên nguyện chúng sinh,
Trong pháp xuất thế
Mau chóng mà đến".

Hiểu và hành:

Theo sau đại, tiểu là việc dùng nước để tẩy uế. Như việc tẩy uế cần được thực hiện liền, không trì hoãn; cũng vậy, mong cầu chúng sinh cấp thiết dùng nước trí tuệphạm hạnh để tẩy sạch các cấu uế tham, sân, si của tâm.

9. Tắm rửa:

"Tẩy rửa thân thể
Nên nguyện chúng sinh,
Thanh tịnh nhuần nhuyễn
Hoàn toàn hết dơ".

Hiểu và hành:

Việc rửa sạch thân cần được làm gọn, khéo và nhuần; cũng vậy, tâm cấu uế được tẩy sạchthuần khiếtSa Di cần hiểu điều đó, và mong cầu tất cả làm được điều đó.

10. Rửa tay:

" Lấy nước rửa tay
Nên nguyện chúng sinh
Có bàn tay sạch
Nắm giữ Phật Pháp".

Hiểu và hành:

Sa Di cần biểu hiện lòng sùng mộ Pháp qua cử chỉ tôn kính kinh điển: nắm giữ kinh điểnvới đôi bàn tay sạch. Nhưng mục tiêu nhắm đến là cái tâm vô cấu để đón nhận diệu pháp.Vì vậy, người xuất gia khởi đại bi tâm mong cầu tất cả làm được điều đó.

11. Rửa mặt:

" Lấy nước rửa mặt,
Nên nguyện chúng sinh,
Được pháp thanh tịnh,
Hết hẳn dơ bẩn"

Hiểu và hành:

Trong động tác rửa mặt, cũng như các việc làm ở trên, người Sa Di không để quên mục tiêuở trên con đường: đó là việc tẩy sạch tham, sân, si, và mong tất cả tẩy sạch tham, sân, si.

12. Uống nước:

"Phật nhìn một bát nước,
Tám vạn tư vi trùng,
Nếu không trì chú này,
Như ăn thịt chúng sinh".

Hiểu và hành:

Qua thiên nhãnhuệ nhãn và pháp nhãnThế tôn thấy có vô số vi trùng trong một bát nước; và thấy ra tâm chấp tướng của người tu. Để giúp người tu đi ra khỏi mặc cảm tội lỗivề giải thoát, và để củng cố lòng từThế tôn dạy bài kệ và câu chú ở mục 13.

13. Pháp y năm điều:

"Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng phước vô thượng
Nay tôi đầu đội nhận
Đời đời không rời bỏ".

Hiểu và hành:

Pháp y có hình ô vuông của đám ruộng tượng trưng cho ruộng phước, nơi đó người đời gieo trồng phước đức. Mang y xuất gia là tự mình làm cơ sở đem lại phước đức cho đời trong việc tự độ và độ tha. Khi đắp pháp y, người tu tự nhắc mình về trách nhiệm tự độ và độ thađó.

14. Y bảy điều:

"Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng phước vô thượng
Nay tôi đầu đội nhận
Đời đời thường được mặc"

(Tương tự kệ 13)

15. Y lớn:

"Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng phước vô thượng
Vâng giữ Như Lai mạng
Hóa độ cho tất cả"

Hiểu và hành:

Khi mang y lớn, hoặc khi thấy y lớn, người xuất gia cần giác tỉnh liền rằng tự thân đang giữ sứ mệnh giới thiệu con đường giải thoát đến với mọi người.

16. Dụng cụ lót nằm: (ngọa cụ)

"Ngọa cụ Ni sư đàn
Nuôi lớn tâm tánh,
Mở rộng lên thánh địa
Cung kính giữ sứ mệnh Như Lai"

Hiểu và hành:

Ni sư đàn là từ dịch âm của Nisìdanna, có nghĩa là vật để lót nằm hay ngồi.

Như tấm lót đỡ thân, giới - định - tuệ nâng đỡ tâm giải thoát. Lúc nằm, người tu quyết tâmphát triển giải thoát, không rời khỏi tâm giải thoát như không rời tấm tọa cụcung kínhhoằng đạo lợi sinh.

17. Lên điện Phật:

"Được nhìn thấy Phật
Nên nguyện chúng sinh
Được mắt vô ngại
Thấy hết thảy pháp"

Hiểu và hành:

Nhìn thấy Phật không phải là dừng lại ở thân tướng của Ngài, mà là để chiêm ngưỡng trí tuệ giải thoát mà Ngài đã thành tựu. Thấy Phật, vị Sa Di liền khởi niệm đại từ mong tất cả có cái nhìn rõ suốt thế giới.

Ở đây vẫn không đi ra ngoài mục tiêu giáo dục của nhà chùa: nuôi dưỡng trí tuệ và từ bi.

18. Tán thán Thế Tôn:

"Đấng pháp vương vô thượng
Ba cõi không ai bằng
Bậc thầy của trời người,
Bậc cha lành của muôn loài,
Dù chốc lát nương tựa Ngài
Cũng trừ được vô số nghiệp.
Dù xưng tán Thế Tôn
Đến ức kiếp cũng không cùng".

Hiểu và hành:

Bài kệ tán thán Phật này thường được chư Tăng và Phật tử đọc đầu mỗi buổi lễxưng tánNgài đã rốt ráo giải thoát, đã mở đường giải thoát cho tất cả do lòng thương tưởng trời, người. Nếu tin và hành giải thoát dù chốc lát cũng sẽ được phước giải thoát lớn, vơi đi nhiều si mê và phiền não.

Tán thán Phật là nuôi dưỡng lòng sùng mộ giải thoát, vừa huân nhiếp các đức tánh của Phật, vừa tự hưng phấn tâm tư giải thoát của người tu.

19. Chân ngôn đảnh lễ khắp cả:

"Án phạ nhật ra hộc"

Hiểu và hành:

Khi đảnh lễ Thế Tôn, nhờ năng lực thần chú mà sự đảnh lễ thể hiện đến khắp pháp giới.

Nếu sự kiện đảnh lễ phổ cập đến pháp giới, thì tính chất của các pháp là có tính phổ cậpđó. Đó là tính tương dung tương nhiếp, hay tính "một là tất cả, tất cả là một". Đây là ý nghĩa của "lý" về đảnh lễ.

Về sự, chân ngôn ấy giúp người Sa Di khai thông được tâm chấp thủ tướng của tự thân, xóa đi tâm lý so đo. Chân ngôn ấy hộ trì người tu quen dần với thực pháp vốn vô ngại, khi tự thân chưa có đủ tuệ giải thoát và tín giải thoát.

Chân ngôn trên còn gián tiếp giúp Sa Di nuôi dưỡng và mở rộng lòng sùng mộ giải thoátđến vô cùng.

20. Lạy Phật:

"Trên trời dưới đất không ai bằng
Mười phương thế giới không sánh kịp,
Toàn thể thế gian con nhìn thấy
Hết thảy không có ai bằng Phật"

Hiểu và hành:

Lời tán thán này là nội dung của lời tán thán Phật của tôn giả Xá Lợi Phất trong kinh tạngNikàya.

Tất cả ba cõi đều đang bị vướng mắc sinh tử, hay chỉ đang ở trên đường hoặc cuối đường ra sinh tửThế Tôn là bậc đã hoàn toàn thoát ly sinh tử, có khả năng mở ra con đườngđoạn diệt sinh tử, nên Ngài là bậc vô tỉ.

Tán thán Phật là hình thức củng cố và nuôi dưỡng niềm tin và sùng mộ giải thoát của người tu.

21. Cúng bình sạch (cúng nước):

"Tay cầm bình sạch
Nên nguyện chúng sanh
Trong ngoài không dơ
Sạch sẽ tất cả".

Hiểu và hành:

Hình ảnh chiếc bình sạch cũng là một bài học về giải thoát của người Sa Di. Không có hiện hữu nào không là bài học giải thoát của người xuất gia cả, chiếc bình sạch nhắc người tu nhìn lại tâm thức mình, sửa soạn cho tâm sạch sẽ hết các cấu uế.

Chiếc bình sạch cũng là hình ảnh thu nhỏ (hay gợi nhớ) cõi nước Tịnh độ được diễn tả trong thời công phu chiềuthể hiện ước mơ giải thoát toàn triệt của người xuất gia. Chiếc bình sạch cũng là trợ duyên hộ trì người tu đi vào hạnh giải thoát của tự độ và độ thanuôi dưỡng trí tuệ và từ bi vậy.

22. Chân ngôn súc bình sạch:

(Tương tự kệ, chú 21)

23. Chân ngôn rót nước:

(Tương tự kệ, chú 21)

24. Dùng cơm:

"Nhìn thấy bát không
Nên nguyện chúng sanh
Cứu cánh thanh tịnh
Trống không phiền não".

Hiểu và hành:

Cũng vận dụng cùng một nguyên tắc giáo dục, tỳ ni dạy người xuất gia rút ra bài học giải thoát từ hết thảy các đối tượng thấy, nghe, xúc chạm .v.v...

Hình ảnh chiếc bát không nhắc người tu hướng tâm về mục tiêu giải thoát: làm rỗng khôngphiền não trong tâm mình. Cứ liên tục khởi niệm giải thoát như thế hằng ngày (mọi lúc,mọi nơi) thì tâm thức sẽ huân tập giải thoát dần dần cho đến ngày sung mãntrí tuệ sẽ bộc hiện.

Bi và Trí cần được tu tập song hành.

25. Xuất cho Chúng sinh:

"Pháp lực bất tư nghì
Từ bi không chướng ngại,
Bảy hạt bủa mười phương,
Khắp cho cả pháp giới".

Hiểu và hành:

Tất cả các pháp, ở trong hay ngoài tâm, đều có tự tính vô ngã tính, tự tại vô ngã cả. Đó làpháp lực (năng lực bất khả tư nghì của pháp) ở ngoài tư duy hữu ngã. Vì vô tự tính nên vô ngại; vì vô ngại nên bảy hạt cơm có thể bủa khắp mười phương về cả hai mặt lý và sự. Thật sự, chỉ một hạt đã chính là pháp giới.

Bài kệ 25 vừa dạy Sa Di về trí tuệ vô ngã, vừa dạy mở rộng lòng từ.

26. Thị giả đưa thức ăn:

"Chúng quỷ thần các người
Nay tôi cho đồ cúng
Đồ cúng này đến khắp
Quỷ thần cùng hưởng chung".

Hiểu và hành:

Sa Di tu tập hạnh từ bằng pháp bố thíbố thí khắp cho chúng sinh, cho những ai cần thiếtcủa thí và an lạc. Hành kệ 26 là cách phát khởi và nuôi dưỡng từ tâm.

27. Quán tưởng:

"Phật dạy các Tỷ kheo
Khi ăn tưởng năm điều
Nếu tán tâm nói chuyện
Thì của tín thí khó tiêu.
Đại chúng nghe tiếng khánh
Tất cả giữ chánh niệm".

Hiểu và hành:

Việc khởi tưởng năm điều khi ăn là việc làm của Tỷ kheo, nhưng ở đây dạy Sa Di tập sự, khi ăn, Sa Di cũng khởi tưởng năm điều dưới đây:

  1. Cơm này do đâu mà có?
  2. Xét đức hạnh mình có xứng đáng để nhận phần cơm cúng dường của tín thí không?
  3. Khi ăn, giữ tâm không tham ái, không sân hận và không tà niệm.
  4. Xem thức ăn như là thuốc chữa bệnh đói để tồn tại mà tu tập giải thoát.
  5. Ăn là để sống mà hành đạo giải thoát, chứ không phải để mà thụ hưởng.

Năm điều khởi tưởng đó là một bài học dạy người Sa Di cung cách ăn của người sống đời sống trí tuệ, vừa dạy cách nuôi dưỡng tâm rời tham áichế ngự các tạp niệm, vừa nhắc nhở người tu biết ơn tín thíxã hội để sống vì sự an lạc giải thoát của mọi người.

27a. Chính thức ăn cơm:

"Cầm nắm vật thích ứng đựng thức ăn
(chỉ bát & muỗng)
Nên nguyện chúng sinh
Thành tựu pháp khí
Xứng nhận sự cúng dường của người và trời".

Hiểu và hành:

Như bình bát là vật đựng thức ăn thích ứng của người xuất giatâm thức người tu sĩ phải là chỗ chứa đựng thích đáng các pháp giải thoát. Người tu sĩ cần khởi niệm mong cầu tất cả xứng đáng nắm giữ pháp giải thoát và có khả năng giới thiệu đạo giải thoát.

Xứng nhận sự cúng dường của người và trời nghĩa là "ứng cúng", là bậc A La Hán đoạn trừ hết lậu hoặc tham, sân, si. Mong cho tất cả chúng sinh đều đắc A La Hánthoát ly sinh tử.

27b.Khởi niệm ba niệm trước khi ăn (mỗi niệm chỉ dùng vài hạt cơm tượng trưng):

"Nguyện loại bỏ hết thảy các điều ác,
Nguyện tu tập hết thảy các điều thiện,
Nguyện cứu giúp hết thảy chúng sinh".

Hiểu và hành:

Bài kệ 27b nói thẳng mục tiêu giải thoát của người xuất gia mà vị Sa Di cần nhớ:

a. Phần tự độ: bỏ ác; làm thiện, giải thoát.
b. Phần độ tha: giúp chúng sinh đi ra khỏi tà kiến, khổ đau, trong điều kiện có thể của người tu.

28. Kết thúc bữa ăn:

"Gọi là bố thí tất hẳn được lợi ích
Nếu vì tâm hoan hỷ mà bố thí
Thì sau sẽ được an lạc.
Ăn xong nên cầu cho chúng sinh
Làm trọn các việc cần làm
Đầy đủ Phật - Pháp".

Hiểu và hành:

Trong việc thọ thực của người xuất giaý nghĩa bố thí thể hiện qua các mặt:

  1. Người Phật tử cúng thức ăn là người thí; người tu là người nhận thí.
  2. Người nhận thức ăn cho người thí niềm vui, công đức, nên bấy giờ là người thí; người Phật tử là người nhận thí.
  3. Nếu cả hai, người thí và người nhận thí, đều vì tâm hoan hỷ mà hành bố thí, thì cả hai đều được phước báo an lạc trong cả hiện tại lẫn tương lai.

Kết thúc bữa ăn, kệ 28 nhắc nhở người tu quay về với mục tiêu giải thoát: làm tròn phạm hạnh thoát ly sinh tử và mong cầu tất cả đều được kết quả như vậy.

29. Rửa bát:

"Đem nước rửa bát,
Như nước cam lồ,
Cho các quỷ thần
Tất cả được no đủ"

(tương tự ý nghĩa của kệ 26 & 27)

30. Mở bát:

"�ng khí của Như Lai
Nay con được nắm giữ
Nguyện cùng tất cả
Thành tựu 'tam luân không tịch'"

Hiểu và hành:

Bình bát là vật đựng thức ăn của Như Lai.

Tam luân không tịch: người cho, người nhận và vật cho có tự tính vốn vô ngãthanh tịnh.

- Nắm giữ bình bát của Như Lai, việc đó nhắc nhở sự thành tựu đạo nghiệp của Như Lai, sựchứng nhập thực tướng vô ngã. Người tu từ đó khởi niệm mong cầu tất cả chúng sinh đềuthành tựu sự nghiệp chứng nhập thực tại vô ngã đó.

31. Nhận đồ cúng dường:

"Tài thí và pháp thí
Haipháp thí ấy
không khác biệt nhau
Thí ba la mật
Đầy đủ trọn vẹn"

Hiểu và hành:

Tài thí là bố thí tài vật (ngoại tài) và thân mạng (nội tài). Pháp thí là bố thí pháp giải thoát(giới thiệu con đường giải thoát Giới - Định - Tuệ )

Hai pháp bố thí ấy chỉ khác nhau ở mặt sự tướng; nếu hành tài thí ba la mật và pháp thí ba la mật thì cả hai hạnh ấy không khác biệt nhau; kết quả của cả hai đều đi vào chỗ vô thủ trước Niết BànGiải thoát là hành thí ba la mật mà không phân biệt tài thí hay pháp thí.

32. Lấy tăm xỉa răng:

"Tay cầm tăm dương
Nên nguyện chúng sanh
Đều được diệu pháp
Hoàn toàn thanh tịnh"

Hiểu và hành:

Tăm dùng của nhà chùa thường được làm bằng cành dương nhỏ, nên gọi là tăm dương.

Thời điểm xỉa răng là thời điểm sau cùng của bữa ăn; thân vừa no đủ, sung mãn. Từ đó, người ta khởi niệm mong cầu tất cả được sung mãn giải thoát, "no đủ" diệu pháp.

33. Xỉa răng:

"Nhấm tăm dương chi
Nên nguyện chúng sinh
Tâm tính thuần hóa
Cắn nát phiền não"

Tương tự ý nghĩa của kệ 32)

34. Súc miệng:

"Súc miệng lòng sạch luôn
Nước dơ lên hương hoa
Ba nghiệp hằng thanh tịnh
Cùng Phật về Phật độ".

Hiểu và hành:

Kệ nầy dùng khi súc miệng sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào trong ngày.

Súc miệng là giữ cho miệng sạch. Việc làm này hướng niệm người xuất gia đến việc làmsạch tâm, thanh tịnh cả thân, miệng và ý. Quan trọng là ý nghiệpChính tâm phân biệt có tướng dơ, tướng sạch là tâm cấu uế. Phải thấy "nước dơ lên hương hoa", nghĩa là dơ, sạch đều có cùng tự tính vô ngã. Tâm thấy ấy là tâm thanh tịnh (tâm lìa khỏi chấp thủ tướng). Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, thì toàn pháp giới trở nên thanh tịnh. Đó là nghĩa tâm tịnh thì độ tịnh, hay là nghĩa của câu "Cùng Phật về nước Phật".

35. Lấy tích trượng:

"Cầm nắm chiếc gậy
Nên nguyện chúng sinh
Mở hội đại thí
Chỉ đạo như thật".

Hiểu và hành:

Chiếc gậy là vật chỉ đường, đưa đường. Hình ảnh đó gợi lên hình ảnh Phật pháp là nhân tốchỉ đường vào giải thoát (hội đại thí là pháp thí). Do đó, khi cầm gậy, người tu liền khởi niệm mong tất cả chúng sinh nói pháp và nghe pháp giải thoát để thấy thật đạo.

36. Sửa soạn đơn ngồi thiền:

"Nếu soạn chỗ ngồi thiền
Nên nguyện cho tất cả
Mở bày thiện pháp
Thấy tướng chân thật"

Hiểu và hành:

Sửa soạn chỗ ngồi thiền không phải là chỉ để ngồi, để hưởng thụ hỷ, lạc....., mà là để vàothiền quán thấy thật tướng. Chỉ và định chỉ là bước kinh qua để vào đại tuệ. Đại tuệ mới là đích đến.

Người xuất giavì vậy, khi chuẩn bị ngồi tịnh nên khởi niệm đại bi mong tất cả vào đại tuệ, không quên rằng đích đến của tự thân và tha nhân là đại tuệ.

37. Ngủ nghỉ:

"Ngủ nghỉ theo giờ
Nên nguyện chúng sanh
Thân được yên ổn
Tâm không loạn động"

Hiểu và hành:

Giấc ngủ đem lại sự ổn định cho thân. Nhưng điểm nhắm đến của giải thoát là tâm an, không bị các triền cái, các kiết sử gây loạn.

Khi đi ngủ, người tu khởi niệm mong sự an lạc của thân và tâm đến với chúng sinh để nuôi dưỡng từ bi và trí tuệ của tự thân và của tất cả.

38. Lấy nước:

"Nhìn thấy nước chảy
Nên nguyện chúng sinh
Có lòng mong thiện pháp
Rửa sạch hết các sai lầm làm dơ bẩn tâm".

Hiểu và hành:

Lấy nước ở đây hẳn là nước sông, nước suối (lưu thủy).

Như nước có công năng rửa sạch các dơ bẩn của thân, các thiện pháp có công năng khử trừ tham, sân, si (các cấu uế của tâm).

Nước gợi cho người tu nhớ quay về mục tiêu của đời sống giải thoát, mà khởi niệm đại bimong tất cả vận dụng các thiện pháp vô thamvô sânvô si .v.v.... để tẩy sạch cáu bẩn của tâm.

39. Tắm Phật:

"Nay con rưới tắm thân Như Lai,
Thân trang nghiêm của phước và trí,
Mong chúng sinh sạch cấu uế của tâm
Để được thân thanh tịnh như thân của Như Lai".

Hiểu và hành:

Khi nhìn thân tướng tượng Như Lai, người tu liền nghĩ đến sự thành tựu của Phật trí(phước: giới và định; trí: tuệ) mà mong cầu tất cả đoạn trừ hết lậu hoặc, hầu đắc Phật quảthể nhập pháp thân thanh tịnhvô tướng.

40. Ca ngợi Phật:

"Ca ngợi tướng Phật đẹp đẽ,
Nên nguyện chúng sinh
Thành tựu thân Phật
Chứng ngộ vô ngã"

Hiểu và hành:

Khi lên chánh điện hành lễ, hoặc bất cứ lúc nào tưởng niệm đức Phật, người xuất gia cần nghĩ đến Phật trí, mà khởi niệm mong cầu tất cả thành tựu phạm hạnh, đắc được trí tuệgiải thoát ấy.

41. Đi quanh tháp:

"Nhiễu tháp theo chiều phải
Nên nguyện chúng sinh
Việc làm không trái đạo
Được nhất thiết trí"

Hiểu và hành:

Thân bệnh là khổ. Nỗi khổ đích thực là tâm bệnh. Căn bản của tâm bệnh là chấp thủ ngã tướng. Do chấp thủ ngã tướng mà rơi vào tham, sân, si (chính chấp thủ ngã là si, hay vô minh). Do vậy, khi thấy tướng bệnh khổ, người tu liền khởi niệm đại bi mong tất cả thấy rõ tất cả (nội và ngoại thân) là vô ngã tướng; giác tỉnh vô ngã mà rời xa các căn bản phiền não và tùy phiền não.

42. Cạo tóc:

"Cạo bỏ râu tóc
Nên nguyện chúng sinh
Thân tâm hết dơ
Trong ngoài sáng sủa".

Hiểu và hành:

Tương tự các kệ trên, khi tắm rửa thân thể, người tu hướng tâm về giải thoát cho mình và người mà khởi đại bi niệm mong tất cả được sạch sẽ thân và tâm, hoàn toàn thanh tịnh.

44. Rửa chân:

"Khi rửa chân
Nên nguyện chúng sinh
Đủ sức thần thông
Đi lại không ngại".

Hiểu và hành:

Như đôi chân là phương tiện di chuyển của thân, thần thôngthiền định là phương tiện hoạt dụng của tâm, của trí tuệ giải thoát.

Khi rửa chân, người tu liền tác ý đến sức mạnh thiền định của tâm, sửa soạn tu tập tâm hầu để đi lại tự tại trong tam giới, và khởi niệm mong tất cả được như thế.

 

Tổng luận về Tỳ Ni

 đây trình bày tổng quát về nguyên tắc thực hành Tỳ Ni, tác dụng của Tỳ Ni; các cấp độtu tập Tỳ Ni; và tinh thần giáo dục của Tỳ Ni.

 

1. Tác dụng và nguyên tắc thực hành Tỳ Ni:

Tỳ Ni trình bày 45 bài kệ cho các hành động tiêu biểu trong ngày. Có một số việc chỉ thỉnh thoảng xẩy ra như xem bệnh, cạo tóc .v.v...Các bài kệ luôn luôn hướng dẫn tâm người Sa Di đến hai trọng điểm:

Nuôi dưỡng tâm giải thoát khỏi tham, sân, si của tự thân
Nuôi dưỡng lòng từ bi, mong cứu độ tất cả ra khỏi mọi cấu uế của tâm.

Cách hành Tỳ Ni được thực hiện là để thay thế tập quán đầy sai lầm và vọng động của quá khứ tự thân người xuất gia, để ngưng tụ dần niệm lực và định lực, và để gây ý thức trở vềnương tựa mình và nương tựa Pháp (Thiền quán vô ngãvô thường).

Để đạt được kết quả trên, người Sa Di, dù là người yếu kém trí nhớ nhất, không phải học thuộc lòng các bài kệ và đọc lên các bài kệ ấy trong mỗi cử động, mà chỉ cần nhớ và thực hiện rằng:

Bất cứ một cử động nào của thân (hay của ý) trong ngày, đều khởi niệm mong loại bỏtham, sân, si của tự thân và của mọi người ra khỏi cử động ấy và ra khỏi tâm.

Nói gọn và cụ thể hơn: chỉ cần nhớ khởi niệm loại bỏ tham, sân, si ra khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý trong tất cả các thời; và mong tất cả chúng sinh làm được như vậy.

Cụ thể như:

- Khi đi máy bay thì khởi niệm: Mong tất cả đi nhanh ra khỏi tham, sân, si để sớm qua bờ giác.

- Khi thổi cơm thì mong tất cả đốt cháy tham, sân, si sớm thuần thục giải thoát.

- Khi đọc sách thì mong tất cả phát triển văn, tư, tu, thành tựu trí tuệ như thật.

- Khi bửa củi thì mong tất cả sớm phá vỡ vô minh.

- Khi nhìn mây trôi, hoa rụng,v.v... thì mong tất cả ngộ vô thường mà đạt đạogiải thoát.

- Khi nghe thuyết giảng thì mong tất cả phân biệt rõ khổ đau và giải thoát, tỏ ngộ thật pháp.

- Khi buồn, giận, v.v..., mong tất cả giác tỉnh mọi pháp hữu vi đều không thật, không phải là ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta, mà đi nhanh ra khỏi sinh tử, v.v...

Tựu trung, tất cả niệm khởi đều nhắm vào giải thoát khỏi tham, sân, si của mình và người, vào tự độ và độ tha:

a) Tự độ: thường nuôi dưỡng giác tỉnh về vô ngãvô thường và khổ đau màxa lìa các lậu hoặc.

b) Độ tha: khởi niệm đại bi mong tất cả làm được như thế.

2. Cấp độ khác nhau trong việc hành Tỳ Ni nhật dụng:

Có thể có nhiều cấp độ cao thấp, sâu cạn khác nhau giữa những người hành Tỳ Ni, như là:

- Với căn cơ thấp, hành tỳ ni chỉ là việc huấn luyện tâm đi vào một tập quán sống mới thiện lương hơn.

- Với căn cơ bậc trung, thì hành tỳ ni là hành chú tâmtỉnh giác và nuôi dưỡng lòng từ.

- Với căn cơ thông lợi, hành tỳ ni là hành Giới - Định - Tuệ, là hành thiền chỉvà thiền quán trong bốn oai nghi, và nuôi dưỡng Bồ tát hạnh.

Phương chi, người đời gọi cửa chùa là cửa Thiền hay cửa Từ (từ bi). Thiền định và từ bi làcông hạnh chính của người tu tập giải thoát vậy.

3. Tinh thần giáo dục của Tỳ Ni:

Tỳ ni giúp người Sa Di tự huấn luyện tinh thần tự giác, tự tri, tự trách nhiệm, sự chú tâm,lòng từ ái và thái độ sống thanh thản chấp nhận đời sống đang là.

Tinh thần tự tri tự giác:

Người Sa Di nắm vững lời khai tâm của nhà chùa, "trở về nương tựa mình và nương tựa Pháp, và hãy tự nỗ lực"; từ đó theo dõi các hành động của thân, khẩu, ý; làm chủ tâm mình hướng về sự tỉnh giác vô ngã và lòng từ vô hạn để đi dần ra khỏi khổ đau, và giúp người khác đi dần ra khỏi khổ đau.

Tinh thần tự trách nhiệm:

Công phu hành tỳ ni là công phu theo dõi và kiểm soát tâm mình. Việc này tự thân trách nhiệm về tự thân; thầy và các huynh trưởng, các đồng phạm hạnhchỉ là trợ duyên nhắc nhở, chỉ đường. Ai khác có thể kiểm soát công phu âm thầm ấy?

Vì vậy, tỳ ni đòi hỏi người tu tự nguyện chịu trách nhiệm về tự thân trên mọihành vi của đời sống.

Tinh thần giáo dục năng lực chú tâm:

Theo dõi tâm qua từng cử chỉ hằng ngày là cách tu tập sự chú tâm, tập trungtư tưởng vào "con đường". Chú tâm là công phu căn bản đưa đến định và tuệ.Từ định và tuệ, người Sa Di sẽ bắt gặp các niềm hân hoan, hỷ, lạc, và giải thoát.

Khi năng lực chú tâm vào một đối tượng trở nên mạnh mẽ, ổn cố, thì đấy làđịnh tâm. Khi tâm vững trú vào thiền quán vô ngã, thì đấy là tuệ tâm.

Năng lực chú tâm và tỉnh giác trên là linh hồn của thiền định Phật giáo cần thiết cho mọi người tu tập (gồm những Phật tử tại gia) để phát triển Giới - định - Tuệ.

Giáo dục lòng từ ái, vị tha:

Tất cả niệm khởi mong cầu an lạc giải thoát cho chúng sinh đều là hình thứcnuôi dưỡng và phát triển lòng từ ái, vị tha (hay gọi là từ bi).

Lòng từ ái, vị tha có công năng dẹp bỏ tâm sân hậnchấp ngãvị kỷ. Đấy làcông phu tháo gỡ các phiền não sinh khởi từ chấp thủvị ngã và sân hận.

Tinh thần giáo dục đó tốt cho cả người đời

Giáo dục thái độ sống chấp nhận thực tạithanh thản:

Nếp sống nhà chùa rất thực, tập trung vào đương niệm, nên mọi việc đều trôi qua nhẹ nhàng mỗi ngày. Các tư duy vô bổ về quá khứ và vị lai (tiếc nuối quá khứ, mơ ước tương lai) gây sự rối loạn tâm lý sẽ không có đất đứng trong tâm lý của người tu trong hướng sống hành thuần thục tỳ ni nầy.

Con đường đi vào thực tại trước hết phải đi vào đương niệm; sau đó là giác tỉnh vô ngãvô tham và vô sân. Ở đó, có mặt của vĩnh cửu, của thực tướng, khi tâm tập trung và giác tỉnh mạnh.

Cuộc sống sẽ không còn gì được giấu kín, trừ ra bị tự ngã che khuấtBí mậtcủa cuộc đời chỉ còn lại trong dục vọng và trong tư duy hữu ngã. Nhận thức rõ ràng về điều đó thì người tu sẽ sống an lạc mỗi ngày như mọi ngày. Đây là kết quả mà mọi cuộc phấn đấu của con người nhắm đến.

Nội dung của chương Tỳ Ni nhật dụng vừa được giới thiệu nói lên rõ nếp sống nhà chùa lànếp sống rất hiện sinh, rất người và rất an lạcnuôi dưỡng giác tỉnh và từ bi.

Năm đức tính của Sa Di

  1. Phát tâm xuất gia là do lòng cảm mến đạo giải thoát.
  2. Từ bỏ hình hài đẹp đẽ để thích ứng với pháp phục.
  3. Lìa xa ân ái, từ giã thân thích vì không còn thân sơ.
  4. Buông bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật Pháp.
  5. Chí cầu Đại thừa vì để hóa độ mọi người.

Năm đức tính trên nói lên nhận thức và chí sống của người xuất gia một cách rõ ràng: Mọi sự biểu hiện của thân tâm chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giải thoát sinh tử cho mình và người.

Người ta không thể hiểu lầm nếp sống đó là tiêu cực, lánh đời , hay ích kỷ.

Về đức tính thứ nhất:

Lý do đích thực của xuất gia là ý thức rõ con đường giải thoát và mến mộ giải thoát, mà không phải là do những động cơ khác. Trên thực tế, mỗi người đến chùa vì một lý do riêng, nhưng chỉ thực sự được nhận vào hàng ngũ xuất gia khi nào giác ngộ 'con đường'.

Ở lãnh vực giáo dục học đường, hướng dẫn một học viên chọn nghề cần dựa vào hai nhân tố quyết định:

Sở thích ngành nghề,
- Khả năng ngành nghề.

Tại đây, lòng cảm mến, tôn sùng giải thoát là một nhân tố quyết định. Cảm mến đạo giải thoát là do hiểu đạo; đây là khả năng để thực hiện giải thoát.

Về đức tính thứ hai:

Nếp tu hành thì xa lìa các ham muốn phàm thế, hướng tâm vào chỗ rời dục, rời ác pháp bất thiện pháp, và nuôi dưỡng lòng từ, nên các hình thức làm duyên, làm dáng, làm đẹp thân thể không được duy trì. Làm vậy để nuôi dưỡng tâm, chí giải thoát.

Về đức tính thứ ba:

Người xuất gia chỉ có một hướng đi dốc chí hành giải thoát, và bình đẳng giúp tất cả đi vàogiải thoát, nên các tình nghĩa, ân ái riêng tư cần được lánh xa.

Chỉ khi tình riêng không còn, thì tình thân thương với mọi chúng sinh mới có thể tu tập,thực hiện được.

Về đức tính thứ tư:

Sự nghiệp chính và duy nhất của người xuất gia là sự nghiệp giải thoát, nên thân mạngchính bây giờ là thân huệ mạng, là thân giải thoát. Vì thế, không thể vì lý do duy trì thân mạng vật lý (như là phương tiện) mà hy sinh thân huệ mạngViệc làm chỉ có thể ngược lại.

Về đức tính thứ năm:

Vấn đề giải thoát trọn vẹn cần được thực hiện với tâm đại bi và đại trí. Vì thế cần nghĩ đếnvấn đề giải thoát cho tất cả. Chỉ khi lòng đại bi ấy được mở rộng, thật rộng, thì tất cả tập khí chấp thủ tự ngã mới tiêu tan, và đại tuệ mới bung vỡ.

Vấn đề thực hiện giải thoát của tự thân là thế.

Năm đức tính trên là giá trị về nếp sống giải thoát của người xuất giaTrong đời sống xuất thế đó, không có mặt của danh vọnglợi dưỡng, và các ham muốn trần thế khác.


Mười điều giới luật Sa Di

  1. Không sát sinh
  2. Không lấy của không cho
  3. Không dâm dục.
  4. Không nói dối.
  5. Không uống các chất men say.
  6. Không trang sức đẹp, không xức thoa các thứ hương
  7. Không hát, vũ; không hòa tấu, không biểu diễn văn nghệ; không đi xem nghe.
  8. Không nằm ngồi chỗ cao sang.
  9. Không ăn phi thời (chỉ ngọ trai)
  10. Không cất giữ vàng, bạc, tiền và các vật quý.

Giới được thiết lập trên nền tảng Bi và Trí. Về mặt từ bi, giới giúp người tu loại bỏ ác tâm, hại tâm, dục tâm, để tránh gây tổn hại đến chúng sinh, người đời, vừa để bảo vệ hạnh phúc và niềm tin giải thoát cho đời.

Về mặt trí tuệ, giúp người tu loại bỏ tham, sân, si của tự tâmchế ngự dục vọng hầu tăng trưởng định và tuệ giải thoát.

Thử phân tích tác dụng của một giới "không sát sinh" thì sẽ rõ.

Giới nầy nhằm bảo vệ và tôn trọng sự sống của con người và các loài sinh vật khác, vừa đểloại bỏ ác tâmsân tâm, hại tâm và dục tâm của người tu.

Nhưng không phải vì hạn chế các sinh hoạt sai lầm mà Giới hạn chế sự thoải mái , tự docủa tâm thức. Thực sự, cứ sống đời sống xuất gia, bạn sẽ thấy Giới giúp bạn mở rộngphương trời tự do. Càng giới hạn dục vọngtự do tâm lý càng được mở rộng.

Về mặt nhân quảGiới không những chỉ đem lại an lạc cho mình và người trong hiện tại, mà còn đem lại an lạc cho đời sau nữa.

Đó là nếp sống khôn ngoan, hiền thiện và trí tuệ không phải để tiêu hủy mầm sống, mà là để khai mở sức sống.

Như một người nhà nông cần giữ đúng một số quy luật gieo trồng để có mùa gặt tốt, cũng vậy, người xuất gia cần giữ giới luật để chờ đợi mùa gặt của an lạc và giải thoát.

 

22 Oai nghi chính của Sa Di

Oai nghi là cung cách hành xử của Sa Di.

1. Kính Tam Bảo: Kính Phật, kính Pháp và kính Tăng:

Kính Phật là tỏ lòng tôn kính Thế Tôn qua các cử chỉ hằng ngày trước ảnh, tượng Thế Tôn; và tỏ lòng tôn kính trí tuệ giải thoát của tự thân.

Kính Pháp là tôn kính các lời dạy của Thế Tôn (tôn kính kinh điển), và tôn kính tâm thanh tịnh cũng như đời sống phạm hạnh của tự thân, biểu hiện qua các hành động cử chỉ hằng ngày.

Kính Tăng là tôn kính chư đại đệ tử của Thế Tôn thời Thế Tôn tại thếtôn kính đoàn thểTăng già hiện tại, và kính trọng sự hòa ái trong đời sống xuất gia.

Oai nghi này nhằm nuôi dưỡng lòng tôn kính của người tu.

2. Kính đại Sa môn:

Bao gồm các cử chỉ cụ thể như:

- Tránh việc gọi thẳng tên của đại Tăng.

- Không nghe lén giới Bồ tát và Tỷ kheo.

- Nhường lối đi và tỏ vẻ cung kính trước đại Tăng, trừ các lúc đọc kinh, lúc ăn, lúc bệnh và lúc làm việc của Tăng chúng.

- Không được nói lỗi của chư Tăng.

- Không làm các việc gây phiền muộn cho chư Tăng.

Oai nghi nầy nhằm nuôi dưỡng tâm kính trọng người trên.

3. Thờ thầy:

Việc phục vụ bậc thầy hướng dẫn xuất gia bao gồm các việc cụ thể có quy định, như:

Hết lòng thương kính thầy.

Vâng lời thầy dạy.

- Gần gũi thầy để nhận sự chỉ dạy đúng luật, pháp.

- Ngủ sau thầy và thức dậy trước thầy để giúp thầy các việc cần thiết.

- Đằng hắng hay búng tay (hoặc gõ cửa nhẹ) trước khi muốn vào phòng thầy. Nếu thầy cho phép và mở cửa, mới vào.

- Lúc đứng hầu cạnh thầy, chỉ thưa chuyện khi thầy hỏi. Đứng yên lặng mà không dựa hay ngồi.

- Lúc thầy hành thiền, thọ thực, vệ sinh, ngủ nghỉ, tắm rửa, kinh hành, thì không được thi lễ.

Oai nghi này dạy cung cách hầu thầy rất tế nhị.

4. Theo thầy đi ra ngoài:

Thực hiện các điều:

- Không ghé qua nhà khác ở dọc đường.

- Không dừng nói chuyện dọc đường.

- Đi không quay nhìn hai bên đường.

- Đến nhà đàn việt, chỉ ngồi khi thầy bảo; nếu không thì chỉ đứng sau lưng thầy.

- Đến chùa khác, không được tự tiện sử dụng các pháp khínếu không được chùa yêu cầu.

Dọc đường thường nghĩ tưởng các pháp là vô ngãvô thường và không thậtđể khỏi bị các sắc trần quyến rũ.

Oai nghi này dạy tác phong nghiêm chỉnhlịch sự và tâm giác tỉnh giữa quần chúng.

5. Vào chúng:

Giữa chúng Tăng Sa Di thực hiện các điều:

- Không tranh chỗ ngồi,

- Không gọi với, không nói hay la lớn tiếng;

- Không nói điều xấu của người khác; chỉ nói các điều tốt.

- Không đánh giá người khác qua hình tướng bên ngoài.

Vấn đề tiểu, dãi cần tế nhị, kín đáo.

- Không nói nhiều, không cười nhiều.

- Đứng ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh.

- Khi ngáp thì che miệng. Khi ho cũng thế.

Oai nghi này dạy cung cách lịch sự.

6. Dùng cơm trong chúng:

- Nghĩ đến ' năm điều quán niệm'.

- Không nói chuyện tạp khi ăn; không cười đùa.

- Không lấy đồ ăn cho riêng.

- Không gọi đem thêm thức ăn.

- Đồ ăn đem thêm, nếu không bảo thì không dùng.

- Không vừa nhai vừa nói.

- Khi no thì chỉ ra dấu từ khước lời mời dùng thêm.

- Lấy tay che miệng lúc xỉa răng.

- Không gây khua muỗng, bát khi ăn.

- Trong thức ăn nếu có 'vật lạ' thì lặng lẽ dấu bỏ.

- Rời bàn ăn xong không trở lại ăn thêm.

- Không tự động rời bàn ăn trước.

Đó là các cử chỉ lịch nhã, tế nhị.

7. Lễ bái:

- Không tranh chỗ giữa điện khi thi lễ,

- Tay chắp nghiêm chỉnh,

Lễ bái đúng lúc,

- Tay cầm kinh,tượng thì không thi lễ.

8. Học tập kinh điển:

Học giới luật trước khi học kinh.

- Không cười đùa đối với kinh, luật.

- Không để thức ăn xen lẫn vào kinh sách.

Tôn kính kinh điển, không dùng miệng thổi bụi trên kinh.

Oai nghi này dạy tôn kính giới và kinh là hình thức dạy tôn trọng giải thoát.

9. Nghe thuyết giảng Phật pháp:

Y phục chỉnh tề.

- Ngồi ngay ngắn.

- Không chuyện trò, ho hen hay qua lại trong phòng giảng.

- Nghe là cốt hiểu lý, sự mà không vụ lời lẽ văn hoa.

- Rời phòng giảng sau Pháp sư.

Oai nghi nầy bày vẽ cung cách của một người nghe pháp lịch sự, vừa cung kính pháp, vừatôn kính Pháp sư.

10. Vào tự viện:

- Không đi vào bằng lối giữa của cửa chínhđi vào lối hai bên.

Nhiễu tháp thì nhiễu bên phải.

- Không để nón, gậy, dép dựa vào tường của chánh điện.

- Không ngồi duỗi chân trong chánh điện.

- Không thô động.

11. Theo chúng vào thiền đường:

- Không nói lớn tiếng.

- Đi, đứng, cử động nhẹ nhàng.

- Không lấy dùng riêng các vật để trên điện, bàn thờ.

12. Làm việc:

Giữ gìn của chung của Tăng Chúng.

- Múc nước phải sạch tay và nhẹ nhàng.

- Rửa rau sạch sẽ; thay nước ba lượt.

- Đun bếp, không dùng củi hư thối.

- Giữ tay sạch khi làm bếp.

- Không vứt các rác bẩn giữa lối đi.

- Không quét rác ở đầu gió.

- Không đổ nước sôi, nước nóng trên đất làm chết trùng.

13. Vào nhà tắm:

Tế nhị giữ ý tứ trong các việc:

- Tắm một mình.

- Nhẹ nhàng không ồn ào.

- Giữ vệ sinh phòng tắm.

- Giữ tâm niệm không buông lung.

14. Vào nhà xí:

Sử dụng dép riêng vào nhà xí.

- Vào nhà xí một mình.

- Đánh tiếng trước khi vào phòng xí.

- Nếu có người, thì lặng lẽ ở ngoài chờ; không được thôi thúc.

- Xong việc, cần rửa tay sạch với xà phòng.

15. Nằm ngủ:

- Ngủ một mình (không ngủ chung chăn, chung giường)

Nằm nghiêng về bên hông phải.

- Không ngủ trong điện tháp.

- Không nói chuyện khi nằm.

Niệm Phật, Pháp, Tăng, Tín, Thí, Giới, Thiên và vô thường trước khi ngủ.

Oai nghi này dạy cung cách của người tu lúc ngủ và giữ niệm giác tỉnh trước khi ngủ.

16. Vây quanh lò bếp:

- Không châu đầu nói chuyện.

- Không hơ, sấy giày, vớ.....

- Không choáng chỗ ngồi của người khác.

- Giữ gọn gàng sạch sẽ.

17. Trong phòng ở:

- Chào hỏi khiêm hòa.

- Tận tình coi sóc bệnh nhân (tu sĩ).

- Không tự tiện vào phòng riêng của người khác.

- Không ho, khạc nhổ không đúng chỗ làm mất vệ sinh.

- Không hý luận.

18. Đến nhà Phật tử:

- Chỉ ngồi chỗ dành riêng cho mình.

- Không nhìn trái, phải.

- Không nói chuyện riêng với tớ gái.

- Nếu Phật tử hỏi kinh cần thận trọng nói đúng lúc.

Thái độ tự nhiên mà nghiêm chỉnh; không làm ra dáng vẻ thiền gia (trá hiệnoai nghi).

- Không thọ trai trong bếp, phòng vắng, chỗ bị ngăn che.

- Không trao thư từ qua lại.

- Không kết nghĩa cha mẹ, chị em, anh em với người đời.

- Không quản lý giúp việc nhà của Phật tử.

Giữ gìn tín tâm cho người đời, không nói lỗi của nhà chùa và của người khác.

Oai nghi này hướng dẫn cung cách mô phạmtế nhị biểu hiện minh bạch thái độ sốngphạm hạnh.

19. Khất thực:

- Đi khất thực chung với bậc lão thành lớn tuổi

- Giữ oai nghi.

- Tránh ngồi các chỗ có binh khí , bảo vật.

- Không thuyết phục người cho mình thức ăn.

- Đi đứng đoan nghiêm.

20. Vào làng xóm, phố thị:

- Có duyên sự mới vào.

- Giữ oai nghi đi đứng.

- Không cùng đi với các phụ nữ.

- Không nhìn liếc các phụ nữ.

- Không đi gần các người say rượu.

- Không dừng lại xem các trò ảo thuật, du hí.

- Không cỡi ngựa, nếu không vì công việc quá khẩn thiết.

- Gặp bậc tôn túc thì cung kính nhường lối.

- Tránh gặp các quan quyền lớn nhỏ.

- Về chùa không kể chuyện hoa mỹ của làng xóm, phố thị.

Oai nghi này, tương tự oai nghi 18, 19, hướng dẫn cung cách nghiêm chỉnhmô phạm và tế nhị của người xuất gia.

21. Mua hàng:

- Không trả giá, không tranh đắc, rẻ.

- Hứa mua hàng của ai thì phải mua, không vì hàng của người khác rẻ hơn mà mua.

- Không mua chịu; không bảo lãnh người khác mua chịu.

Cách mua hàng ấy biểu hiện tư cách đứng đắnlịch sự của một xã hội có tổ chức, văn minh. Ngày nay, để tiện việc mua bán, các hàng đã được ấn định giá cả.

Người tu hành trọng chữ tín mà không vì lợi; kính trọng con người hơn là giá cả hàng hóa.

22. Làm việc không được tựĩ tiện:

- Các việc đi ra ngoài, giao tiếp bên ngoài, cần được thỉnh ý thầy và nếu được thầy đồng ý.

- Nhận quà tặng cần được thông qua thầy và nếu thầy hoan hỷ đồng ý.

- Cho người khác mượn các vật dụng của nhà chùa cần qua quyết định của thầy.

Oai nghi này hướng dẫn khuôn phép cho một Sa Di trong một số tương hệ với bên ngoài.

Hai mươi oai nghi trên chỉ là những oai nghi tiêu biểu. Nội dung chỉ xây dựng người Sa Dicó cung cách của một người xuất gia thể hiện các điểm chính:

Thể hiện lòng cung kínhtôn sùng giải thoát

Phạm hạnh và tế nhị trong các việc nói năng, đi, đứng, nằm, ngồi.

Chân thậttế nhị và lịch sự đối với người đời.

- Tránh tranh cãi phải trái; tránh các ngộ nhận và phiền phức có thể xẩy đến cho người tu.

Thầy pháp huynh từng cắt nghĩa rõ ràng từng oai nghi cho các Chú. Thầy kết luận đó làcách sống tế hạnh. Nhờ tế hạnh mà các vọng tâm dễ chìm lắng. Các Chú đã được phép mổ xẻ các oai nghi, nêu ra các vướng mắc.

Chú Tâm Tín bạch, "Bạch thầy, chư Tổ dạy người Sa Di biểu lộ sự tôn kính kinh điển nhưtôn kính Phật, đến nỗi không nên dùng miệng thổi bụi trên kinh. Tại sao lại có thiền sư nói 'kinh điển như giẻ rách', con không hiểu?"

-- "Đó là việc của thiền sưSa Di tôn kính Pháp là tôn kính giải thoát. Vị thiền sư dù nói thế, vẫn biểu lộ lòng tôn sùng giải thoát; nhưng cách biểu lộ khác đi. Như một bà mẹ nựng con mà bảo:"Má ghét con quá đi!", nhưng đó là sự biểu lộ tình thương con đậm đà của bà.

Không phải lúc nào vị thiền sư ấy cũng nói bạo thế. Người chỉ nói vào một lúc nào đó với một vị thiền sinh quá chấp chặt chữ nghĩa nào đó, cốt để phá tâm chấp thủ của vị thiền sinh. Thế thôi.

Nếu nói nhẹ hơn thì nói "kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng". Nếu chấp chặt ngón tay làmặt trăng thì thà chặt phức ngón tay đi. Thay vì nói thà chặt phứt ngón tay đi, thì nói "kinh điển như giẻ rách".

Đừng đi xa khỏi phạm vi hạnh Sa Di. Hãy chờ cho đến khi công hạnh thuần thục sẽ hiểu các vấn đề tương tự cũng chẳng muộn. Hòa thượng há không dạy chư Tăng hành sự thuần thục trước khi đi vào kinh,luận đó sao?"


Văn Cảnh Sách

Văn Cảnh Sách là phần sách tấn tu tập. Đó là tiếng nói trí tuệ của một tu sĩ từng trải qualộ trình giải thoát để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau: một sự chọn lựa độc nhất đi thẳngđến giải thoát, như con suối chảy thẳng về phía trước. Nội dung của bản văn bao gồm năm điều cảnh giác:

1. Điều cảnh giác thứ nhất:

Cần thấy rõ thân năm uẩn này là vô thường để lìa xa tham ái. Không nỗ lực tu tập mà khăng khăng giữ nó, thì rồi nó cũng từ bỏ mình, để mình lại đằng sau sinh tử , khổ lụy.

2. Điều cảnh giác thứ hai:

Đã vì mong cầu giải thoát mà từ giã thân thuộc, những tình cảm thân thương nhất, thì không vì lý do gì mà lại không tinh cần tu tập ?

3. Điều cảnh giác thứ ba:

Đã là người xuất gia, thì cần biểu hiện xứng đáng nghĩa xuất thế về hai mặt thân và tâm. Cần biết hổ thẹn về việc không làm những gì cần phải làm.

4. Điều cảnh giác thứ tư:

Nếu biếng tu, vụng tu thì sẽ nhận lấy hậu quả đau khổ trong hiện tại và đau khổ trầm luân.

5. Điều cảnh giác thứ năm:

Làm các việc xuất thế:

- Tự phá tan si ám của mình; tinh cần thực hiện giải thoát tự thân qua thiền định.

- Nhận lãnh sứ mệnh hoằng dương chánh pháp

Bài văn Cảnh Sách không dài, nhưng chứa đựng nhiều kinh nghiệm tu tậpNgôn ngữ đầyvăn chương mà thiết tha... không có vị Sa Di nào không học thuộc nằm lòng.

 

Chương ba:
Tám điều Giác ngộ của một bậc Thượng nhân
 

 

Tám điều giác ngộ của một bậc thượng nhân.
- Lời di huấn của Thế Tôn.
- "Con đường" và việc "thực hiện con đường"
- Vài nét tình cảm nhà chùa.


Tám điều giác ngộ của một thượng nhân

Nếu người xuất gia hiểu và nhớ thực hiện tám điều sắp được trình bày thì sẽ trở thànhmột thượng nhân (đại nhân hay thượng sĩ), vị làm chủ tâm ý loại bỏ hết các lậu hoặcthoát ly sinh tử.

Điều 1: Tu tập Tứ Niệm Xứ.

"Giác tỉnh nhân sinh là vô thườngvũ trụ nguy biến. Bốn đại là khổ, không; năm uẩn là vô ngãsinh diệtbiến ảo, không có chủ thể. Tâm là nguồn ác, thân là rừng tội. Quán sát như vậy sẽ thoát dần sinh tử".

Đó là điều giác tỉnh căn bản. Nói tâm là nguồn ác, vì tâm chứa tham, sân, si là gốc của mọitội lỗi. Nếu hiểu rõ thân, tâm, thế giới không thật thì hành giả sẽ buông bỏ tham áichấp thủ. Do bỏ ái, thủ mà lậu hoặc tiêu.

Điều 2: Tu thiểu dục.

"Muốn nhiều là khổ. Sinh tử cực nhọc là vì ham muốn. Nếu ít ham muốn, cũng không bôn ba, thì thân và tâm tự tại tất cả".

Điều giác tỉnh thứ hai là: muốn là gốc của khổ đau, ngoại trừ lòng ham muốn giải thoát.

Muốn không được đã là khổ, nhưng muốn được thì ham muốn lại gia tăng, làm tăng thêmnhân sinh tử. Điều muốn có mặt, thì khi vô thường đến sẽ nhân lên nỗi khổ. Do đó, người tu nên ít muốn, hay chỉ ham muốn giải thoát.

Điều 3: Tri túc.

"Lòng không biết đủ thì chỉ có được một việc mà thôi, là nhiều mong cầu, tăng thêm tội ác. Bồ-tát ngược lại, thường biết vừa đủan phận thanh bần giữ gìn đạo hạnh, chỉ duy tuệ giácmới là sự nghiệp".

Như vừa đề cập ở điều 2, muốn nhiều thì khổ nhiều, nên người hiểu đạo sống thủ thường biết đủ. Lại nữa, đã có niềm vui giải thoát của trí tuệ, người tu không vọng cầu gì khác.

Càng thiểu dụctri túcđịnh tuệ càng phát triển. Định, tuệ càng phát triển thì lại càng muốn ít. Cứ thế, người giải thoát chỉ chuyên tâm vào sự nghiệp giải thoát, tiến thẳng vềtuệ giải thoát.

Bước đầu tu tậptuệ giác xuất hiện dưới hình thức tỏ ngộ đạo gọi là chánh kiến phàm phu. Vào hàng Thánh Hữu học, thì tuệ giác là chánh kiến hữu học. Đến A La Hán vô lậu, thì tuệ giác là chánh kiến vô học, và bộc hiện thành tuệ giác giải thoát.

Điều 4: Tu tập tinh tấn.

"Nhác thì đọa lạc, nên thường tinh tấn để phá phiền não, phá cho tan bốn loại ma quân,thoát khỏi lao ngục của các giới uẩn".

Bốn thứ ma quân ngăn đường giải thoát là phiền nãosợ hãi, chết chóc, và ma ngũ ấm. Tựu trung quy về một thứ ma độc hại là ma tham ái và chấp thủ năm uẩn. Chính ma ngũ ấm ấy giam hãm con người vào sáu căn, sáu trần và sáu thức gọi là mười tám giới lao ngục. Đó là khổ đau sinh tử của ba cõi.

Sức mạnh để phá thành trì khổ đau, phá đổ lao ngục 18 giới là tinh tấnTinh tấn đúng mức để phát triển định, tuệ thì sẽ phá tan được ma ngũ ấm.

Tinh tấn chính là "Chánh tinh tấn" của Bát Thánh Đạo, là Tấn căn, Tấn lực, và đúng là "Tứ Chánh Cần" của Đạo đế.

Điều 5: Tu Tập trí tuệ.

"Ngu si là gốc của sinh tử luân hồi, do đó Bồ-tát học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ,thành tựu biện tàigiáo hóa tất cả bằng pháp Đại thừa"

Trí tuệ là kết quả của tu tập Chánh kiến và Chánh tư duy của Bát Thánh Đạo; là Tuệ căn,Tuệ lựcCông phu phát triển trí tuệ là công phu của Văn, Tư và Tu.

Tu tập thực hiện điều 1,2,3,4 là công phu tu tập Giới và Định. Tu tập điều 5 là công phuthực hành Tuệ học.

Điều 6: Tu tập bố thí.

"Nghèo thì nhiều oán, kết thêm tội lỗi một cách ngang trái. Do đó Bồ-tát thực hành bố thí,bình đẳng nghĩ đến kẻ oán người thân, không nhớ lỗi cũ, không ghét người ác".

Đây là phần độ tha. Người xuất gia vận dụng Tứ nhiếp pháp vào tài thí và pháp thí để hộ đời. Việc tu tập độ tha này sẽ mở rộng lòng từ bi của người tu, khiến sự thành tựu đạo nghiệp của bi và trí càng cao sâu.

Điều 7: Tu tập ly nhiễm.

"Năm thứ dục lạc đích thị tội lỗi. Nên tuy ở đời cũng không đam mê lạc thú thế tục, thường nhớ y bátchí nguyện xuất giathanh bạch giữ đạo, phạm hạnh cao xa, bủa lòng từ bi ra khắp tất cả".

Giải thoát khỏi tham áichấp thủ là chỗ đến của từng bước công phuvì vậy người tu trên suốt lộ trình giải thoát luôn luôn rời xa các ham muốn sắc, thanh, hương, vị, và xúc trần.

Điều 8: Tu đại bi, chịu khổ thay chúng sinh.

"Sinh tử đang bùng cháy, khổ não bất tận, phát tâm đại thừa cứu vớt tất cả, nguyện thaychúng sinh chịu vô lượng khổ, làm cho chúng sinh thực hiện cứu cánh an vui cao cả".

Thực hành hạnh đại bi để vào sâu đại tuệ giải thoátthể nhập thực tại vô ngã.

Quán niệm sâu xa nỗi khổ đau thống thiết của đời mà phát khởi đại bi tâm sống vì an lạc,giải thoát của tất cả, đi vào sinh tử phiền não để hộ trì chúng sinh; giúp họ đi ra khỏi khổ đau lớn nhất là si mêtà kiến.

Tám điều cần được người tu giác ngộ và thực hiện ở trên, thu về đủ trọn con đường tự độ và độ thatự giác và giác tha.

-oOo-

Chú Tâm Thành, trong phần tạp thoại, đã bạch hỏi pháp huynh, "Bạch thầy, con thấy và con hiểu mọi thứ đang trôi chảy là vô ngãvô thường và đem lại khổ đau. Nhưng tại sao với cái thấy, cái hiểu đó lòng con chẳng vơi đi phiền não?".

-- "Có nhiều cấp độ sâu, cạn khác nhau về nhận thức vô ngãvô thường và khổ đau. Có người thấy các pháp ấn mà vẫn còn nhiều phiền não; có người thấy thì đi vào Tùy tín hành,Tùy pháp hành; có người thấy liền đắc quả Thánh hữu học; có vị thấy liền tan hết lậu hoặc.

Phải thấy thật sâu cái chân tướng khổ đau và hư giả của cuộc đời, thấy sâu cho đến độ nghe thấy tâm tham, sân rụng xuống trong lòng thì sẽ có hỷ, lạc, tín tâm sinh khởi. Cứ tiếp tục quán niệm rồi sẽ chứng nghiệm".


Di huấn của Thế Tôn

Trước giờ diệt độThế Tôn đã ân cần để lại những lời dạy sau cùng cho các đệ tử.Nội dung bao hàm các điểm:

1. Tu tập Giới uẩn:

"Các thầy tỷ kheo , sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối được mắt sáng, như nghèo nàn được vàng ngọc. Phải biếttịnh giới là đức Thầy cao cả của các Thầy. Nếu Ta ở đời thì không khác gì tịnh giới ấy".

2. Chế ngự ngũ dục lạc và giữ thanh tịnh thân, khẩu, ý.

3. Sống thiểu dụctri túc.

4. Tinh tấn chế ngự sân hận và tham ái khởi lên từ các căn.

5. Sống độc cư và viễn ly:

Sống tránh hội chúng và phiền lụy từ hội chúng để chế ngự tâm và hàng phục tâm nhanh chóng.

6. Tu tập tuệ uẩn:

Dạy về phát triển trí tuệThế Tôn nhấn mạnh"Tứ Diệu Đế là giáo lý nói về bốn sự thật muôn đời.... Mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, song bốn sự thật mà Thế Tôn đã dạy thì không thể làm cho khác đi được..."

7. Tu tập định uẩn và tu tập hạnh từ bi.

Lời dạy kết thúc rốt cùng của Thế Tôn là, "Các thầy tỷ kheo, hãy thường nhất tâmnỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoátToàn thể vũ trụ, dù pháp biến độnghay bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi các thầy hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết , Ta muốn diệt độ".

Lời di huấnThế Tôn đã tóm tắt lại con đường giải thoát Giới-Định-Tuệ và hạnh từ biCon đường giải thoát đó không tìm thấy trong bất cứ một tôn giáo nào khác của lịch sử nhân loạiCon đường giải thoát đó đã được trải rộng ra trong nếp sống nhà chùa.

"Con đường"và việc thực hiện"con đường"

Năm 1972, Hòa thượng an tường xả báo thân, không bao lâu sau ngày ký hiệp định Ba-Lê. Đám tang được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và toàn thể Tăng, Ni, tín đồ tổ chức vô cùng trọng thể.

Hòa thượng ra đi, ngôi chùa Tổ trở thành trống rỗng! Thầy giáo Bình đã ghi lại mấy dòngnhật ký,"...Ngày tang lớn nhất trong cuộc đời tôi!...". Thầy Tâm Ngộ bấy giờ đang du học đã dâng thư kính tiễn,"...Con kính đê đầu đảnh lễ giác linh Hòa thượng. Con kính lạy về mỗi bước chân đi và xin cúi đầu một nghìn kiếp. Chiều nay được tin Hòa thượng viên tịch, con thấy trời buồn và mây gió cũng thổn thức..."

Năm 1973, sư trưởng cũng vĩnh viễn ra đi. Hết niềm đau này đến niềm đau khác. Các thầy và thầy giáo Bình đã tự chế, nói rằng,"Vô thường là thế!". Sự ra đi sau cùng phải là niềm đau sinh tử".

-oOo-

Nhân ngày kỵ của Hòa thượng sau năm 1975, nhóm "tạp thoại" và "tạp tác" lại quây quầnbên nhau bàn bạc chuyện "con đường". Các thầy nhường lời để thầy giáo Bình phát biểutrước.

- "Cư sĩ này xin mạo muội định nghĩa lại"con đường", theo ngu ý. Gọi là "con đường", có nghĩa là không mang tên gì và không thuộc về riêng ai. Vì không thực sự mang tên gì nên nó mang rất nhiều tên. Vì không thực sự của riêng ai, nên nó thuộc về mọi người. Vì là củamọi người, nên thực sự không khởi sự từ đâu. Vì không thực sự có khởi điểm từ đâu, nên không có định hướng nhất địnhCon đường của cư sĩ Bình nghiệp chướng là vậy.

Phải nói vậy, bởi vì có khi nào tôi thực sự đi trên con đường giải thoát nào đâu. Khi nào cũng thấy mình ở trong lao ngục. Ma quỉ đã giam hãm tôi suốt đời. Một ánh mắt, một nụ cười, một tà áo và cả trà, rượu đều có thể là nhà ngục của tôi, nhà ngục lâu dài, và còn lâu dài nữa. Tôi chỉ có cuộc phấn đấu trong ngục tù. Bao giờ cũng là kẻ thất bại, ngã nhoài lấm bụi; lòng thấy rỗng không; không nắm lại được một cái gì. Biết vậy mà trong lòng tôi ma quỉ còn nhiều cứ đẩy đưa từ ngục này đến ngục khác. Bây giờ tôi vẫn chưa kháng cự nổima lực; nhưng tôi đã nghe được một tiếng nói "không chịu khuất phục" vọng ra từ chỗthâm sâu, dù thân có ngã xuống sình lầy. Tôi tin rằng không nhiều kiếp nữa tôi sẽ ra khỏi lao ngục. Cứ tin thế!

Cư sĩ dừng lại giây lát, nhắp trà.

- Thầy Tâm Thành, "Và bây giờ cư sĩ làm gì với niềm tin đó? "

- "May mà ma quỉ không thấy rõ niềm tin tôi ở đâu. Nó không tìm thấy dấu vết, nên bao giờ nó cũng không thể đánh gục được niềm tin đó. Đó là chỗ nương tựa và là niềm an ủiduy nhất của tôi trong ngục tù. Sự thấy rõ chân tướng của khổ đau đã dựng lên niềm tinđó. Ma quỉ đã gián tiếp dựng lên nó. Hân hoan mà ngậm ngùi lắm! Chuyện của tui là vậy.

- Nghe nhà giáo nói tôi cũng ngậm ngùiCon đường của tôi là con đường của nhà chùa.Niềm tin của tôi là Giới. Tôi bám chặt vào Giới và đi tới như là con ngựa chịu sự điều khiển của con roi giác tỉnh về vô thường, khổ đau. Với tôi, phải có con đường trước đã, dù là con đường có nhiều ngõ rẽ. Rồi từ đó, tôi phấn đấu với chính tôi về hướng đi. Vùng phấn đấu của tôi là mắt và tai. cũng gian khổ, nhưng may mắn chung quanh tôi đã có sẵn nhiều niềm khích lệ. Thầy Tâm Thành phát biểu.

- Phấn đấu lớn nhất của tôi là phấn đấu đi đến quyết định xuất gia, như một hành kháchquyết định mua vé tàu. Từ đó con tàu suốt đi, mà không phải tôi đi. Tôi chỉ vận chuyển lui tới trên con tàu. Nhờ biết hổ thẹn, tôi chưa dừng lại một ga nào hết. Chiếc áo và các bạn đồng phạm hạnh thường nhắc nhở tôi nhớ về con tàu, mà không phải các bến ga. Nay thì tôi đã ý thức rằng mỗi người phải là một con tàu riêng, một chuyến xe riêng do mình điều khiển. Phương tiện di chuyển có thể thay đổi theo từng tuyến đường. Trước mắtkinh điểnchỉ là tấm bản đồ. Cuộc đời khi thì hiện ra như là người bạn đồng hành, khi thì hiện ra là đối tượng mình phải phấn đấu để đi tới. Trời đất mênh mông, nên cuộc hành trình cũng vô cùng. Tôi phải tập an trú vào hơi thở để chống lại với tâm lý mỏi mệt. Tôi thu hẹp phạm viphấn đấu vào từng bước đi và cảm thấy dễ chịu hơn. Thầy Tâm Tín ngưng lời.

Bấy giờ nhà giáo tiếp tục châm trà, thưởng thức hương vị sen. Thầy Tâm Ngộ châm thuốc lá và lặng lẽ trầm tư.

Nhà giáo phải nhắc, "Còn con đường của thầy Tâm Ngộ có lẽ là con đường mần thinhchắc?"

- Có lẽ thế. Không biết tại sao càng ngày tôi càng thấy không có gì nói được, không có gì hiểu được; ở trong cũng như ở ngoài. Không thực sự có một ranh giới nào cả. Những gì trước đây tôi quan niệm là mình là của mình, như kiến thứchiểu biết, thì bây giờ dần dầntrở nên xa lạ. May mà nếp sống nhà chùa, như một con tàu, đã đưa tôi qua khỏi một chặng đường dục vọng nguy hiểm; và may mà Hòa thượng đã sớm buộc tôi vào tư duy vô ngã. Những cơn bàng hoàng về tư duy vô ngã đều xảy ra ở trên con tàu - những cơn "shock" mà có thể đẩy đưa tôi vào cuộc hành trình của nhà giáo. Nay thì tôi tạm ổn định với chính mình rằng cuộc sống ở đâu cũng như ở đâu, không có gì để chọn lựa. Ở đâu tôi cũng chỉ có mộtviệc phải làm là kéo mục tiêu về trong từng bước đi. Tôi chỉ việc nỗ lực đi những bước đi đó, mà không nghĩ đến nơi đến. Bây giờ chỉ còn lại những phiền muộn do cuộc sống đem lại mà tôi phải giáp mặt.

Ngưng giây lát, thầy tiếp, "Hơi thở là lẽ sống của tôi, của cả thân lẫn tâm. Hằng ngày tôi vẫn nhớ nhìn kỹ vào mớ ruột già của tôi, nhìn hơi thở và nhìn từng điếu thuốc lá tàn dần. Có thể nói rằng đây là pháp môn tu. Ruột già giúp tôi dập tắt bao nhiêu động niệm, bao nhiêu kiêu khí, và bao nhiêu mơ mộng và tiếc nuối. Hơi thở mỏng manh giúp tôi khơi dậynỗ lực. Điếu thuốc tàn giúp tôi nuôi sống giác tỉnh". Lại ngưng giây lát, thầy tiếp, "Mà thôi! hãy quên đi mọi chuyện. Hãy uống trà sen đi nhỉ! cư sĩ thấy sao? "

- Ấy! có sao đâu. Thấy trà là mắt tôi sáng lên. Mấy năm nay tôi vất vả lắm, đến nỗi hiếm khi mua được một nhúm trà ngon. Tôi đang vật lộn với nó đây".

Cư sĩ cười, và tất cả cùng cười, "Giá mà có thầy pháp huynh cùng vui nhỉ? ".

Sau năm 1975, bà con trong nhóm mỗi người ở một nơi. Thỉnh thoảng lại có dịp hội ngộ,trao đổi. Mỗi người có một lộ trình riêng.

Thầy Tâm Ngộ đi vào độc cư một thời gian ngắn, rồi nhân duyên đưa thầy về chung sống với một số đồng phạm hạnh và tiếp xúc với các Phật tử mộ đạo. Thầy phải thường đối mặt với vấn đề "con đường" và "thực hiện con đường". Thầy đã ghi lại nhiều mẩu chuyện, nhiều thao thức đáng suy gẫm.

Câu chuyện thứ nhất:

Một giáo sư ngành Hóa, tuổi ngoài tứ tuần, sinh trưởng từ một gia đình đạo Phật, đã tham cứu nhiều sách vở triết lý và tôn giáo, nhưng chưa khẳng định tín ngưỡng cho tự thân; thường say mê trong phòng thí nghiệm, mơ ước làm xanh thêm màu xanh của những cánh đồng quê hương. Một hôm, một tai nạn xẩy đến bất ngờ với gia đình: hai cháu trai độc nhất và thông minh qua đời qua một tai nạn xe cộ. Giáo sư và bà đã lịm ngất đi mấy lần.

Không thể vơi được cơn sầu khổ, giáo sư đã đi đến nhà chùa và hỏi, "Phật Giáo có thể giúp gì cho tôi đi ra khỏi nỗi khổ thống thiết này?", sau khi trình bày tự sự- theo giáo sư, cháu đầu có triển vọng vượt xa giáo sư trong lãnh vực khoa học, trong tương lai.

- Thầy Tâm Ngộ, với nét mặt trầm hẳn xuống, nói với giọng đượm buồn, "Xin thành thựcchia buồn với giáo sư. Niềm đau nào cũng thống thiếtĐối diện với niềm đau nào tôi cũngcảm thấy bàng hoàng. Tôi không biết với kinh nghiệm thoát khổ rất giới hạn của tôi, có thể đóng góp được ý kiến thiết thực nào? Trước tiên tôi xin kể câu chuyện hoàng hậu Ubirì.

Ubirì là một người con gái tuyệt đẹp được chọn làm cung nữ của vua Kosala. Hai năm sau nàng sinh hạ một công chúa đẹp lạ thường được vua cưng quý. Vua liền phong Ubirì làm hoàng hậu. Nhưng rồi công chúa chết. Hoàng hậu đau khổ, ngày nào cũng đến nghĩa địa than khóc. Một hôm hoàng hậu định đến hầu Thế Tôn, nhưng lại đứng khóc bên bờ sông Aciravàti. Thế Tôn biết, Ngài đi đến cạnh hỏi, "Tại sao con khóc?"

- "Bạch Thế Tôn, con khóc cho đứa con gái yêu quý của con đã chết".

- "Tại nghĩa địa nầy, có đến 84000 đứa con gái của con bị thiêu, vậy con khóc cho ai? " Thế Tôn dạy.

Hoàng hậu Ubirì nguôi lòng trở về và trầm tư lời dạy của Thế Tôn, rồi chứng đắc A-La-Hán lúc còn hình tướng cư sĩ đó.

Thưa giáo sư, hằng ngày có biết bao nhiêu người trẻ tuổi chết giữa đời; điều đó giáo sư biết, nhưng tại sao giáo sư không cảm thấy khổ đau như đang khổ đau về hai cháu? Phải chăng là do sự khác biệt: " của mình, con của mình"?

Nếu khổ đau đã đến từ chữ "của mình" ấy, thì lối thoát là đi ra khỏi nghĩa "của mình", phải chăng là vậy?

Giáo sư ngồi trầm ngâm, đôi mắt bỗng loé sáng lên như vừa tìm thấy lời giải của một bài toán. Thầy Tâm Ngộ lại tiếp, "Tại sao mình không xem các tuổi trẻ Việt Nam khác, như là con yêu để thương và để truyền đạt kiến thức?"

Thầy Tâm Ngộ chỉ nói với nhiệt tình mà không hình dung ra được kết quả tác động. Không ngờ , vị giáo sư giật mình nói, "Có lẽ là thế. Tôi đang nghe nhẹ ở lòng. Nhưng có lẽ tôi cần có thời gian để vượt qua. Tôi sẽ nói lại với nhà tôi điều này".

Thầy Tâm Ngộ đã tiễn chân vị giáo sư với tập truyện Phật Giáo, trong đó ghi lại các trường hợp khổ đau và vượt qua khổ đau, tặng giáo sư.

Một tháng sau vị giáo sư trở lại cho nhà chùa hay là hai ông bà đã tan đi các cơn ngất và đã có thể làm việc trở lại. Giáo sư ngõ lời sẽ đi sâu vào giáo lý nhà Phật.

Câu chuyện thứ hai:

Giáo sư tiến sĩ Luật là người uyên bác, đã đọc một số kinh sách Phật Giáo nhưng chưa phát khởi tín tâm.

Bà Luật sư là một Phật tử, bảo rằng giáo sư nghi ngờ tính chất thiết thực của Phật Giáo.

Một hôm cùng giáo sư trao đổi các vấn đề giáo dục Phật Giáo suốt ba tiếng đồng hồ, thầy Tâm Ngộ đã giản dị trình bày các khía cạnh thiết thực hiện tại của Phật Giáo, các tinh thầngiáo dục của đức Phật rất người và rất hiện thựcVấn đề đau nhức nhất của con người vẫn là các phiền não khổ đau đến từ nhiều phía của cuộc sống. Thầy đã giới thiệu cách nhìn của nhà chùa và cách giải quyết phiền não của nhà chùa.

Giờ phút từ giã, giáo sư cười phấn khởi.

 

Điều bất ngờ xẩy ra là một tuần sau, vị giáo sư quyết định trở thành một Phật tử và đã tâm sự, "Trước đây, tôi không quyết định trở thành một Phật tử, bởi vì qua sách vở đọc được, và qua sinh hoạt của Giáo hội mà tôi chứng kiến, tôi nghi ngờ tính văn minh và thiết thực củaPhật Giáo. Nay là thời gian thuận lợi nhất để tôi nhận ra con đường phát triển tình cảm vàtrí tuệ. Thầy Tâm Ngộ là trợ duyên của tôi". Từ đó, giáo sư trở nên một người bạn rất thân thiết của thầy Tâm Ngộ.

Người vui nhất trong sự kiện đổi thay ấy là bà Luật sư (bà cũng là một luật sư). Bà đã nói, "Nhà tôi và tôi đang tìm thấy an vui mỗi ngày. Phiền muộn hằng ngày vẫn có, nhưng chúng tôi biết vượt qua"...

Câu chuyện thứ ba:

Một cán bộ trí thức hưu trí hỏi, "Phật giáo có thể giúp con người thời đại đi ra khỏi khổ đau của thế kỷ không? Hình như Phật giáo không có nghĩ ra con đường cách mạng để xóa bỏcác bất công, áp bức của xã hội?..."

- Khổ đau nào cũng quy về khổ đau tâm lý cả. Đạo Phật chỉ nói chuyện về khổ đau, nguyên nhân của các khổ đau và con đường đi ra khỏi khổ đau, không những của thế kỷ, mà của muôn đời.

Giản dị mà nói, nguyên nhân chính của mọi khổ đau vẫn là dục vọng và chấp thủDập tắtkhổ đau là dập tắt dục vọng và chấp thủ đó. Đó là phương cách; còn phần thực hiện là thuộc mỗi người.

Niềm đau khổ chính của con người không phải chỉ vì thiếu thốn vật chất hay bất công xã hội, v.v... Do đó, Phật Giáo không nghĩ đến một cuộc cách mạng xã hội. Cả đến khi Cách mạng hoàn toàn thành công, thì các khổ đau của già, bệnh, chết, biệt ly, v.v...vẫn còn nguyên ở đó.

Câu chuyện thứ tư:

- Một người tôn giáo khác hỏi, "Phật Giáo cho rằng mọi người đều có Phật tính, khả năngthành Phật. Điều đó thật khó tin, bởi ngay cả những tri thức thông thường, lắm người không thể đạt đến được".

- "Quí vị quan niệm Phật tính như một cái gì ngã tính nên nói thế. Thực sự, đó là thực tướng của mọi hiện hữuHiện hữu nào cũng có thực tướng của nó. Con người cũng thế. Người ta có thể không có kiến thức về khoa học, về luật học, v.v... nhưng người ta có thể đi vào giác ngộ, nếu muốn. Ngược lại, dù có nhiều văn bằng Tiến sĩ mà cố chấptham ái, thì sẽ không vào giác ngộ Phật tính được, cho đến khi nào loại bỏ các tham áicố chấp ấy".

- Lại hỏi, "Kinh Phật giới thiệu nhiều quả Thánh, mà sao tôi chẳng thấy có vị tu sĩ nàochứng quả hiện nay? "

- "Hẳn là việc chứng ngộ quả Thánh không phải dễ dàng thực hiện, nhưng không vì thế mà không thể chứng, hay không có người chứng.

Bác có đi đâu nhiều, có gặp ai nhiều mà phát biểu vội vã thế. Ngay bây giờ đây, đối diệnvới tôi, Bác có biết tâm lý tôi đang ở đâu không?

Lại nữa, một tu sĩ Phật giáo, theo truyền thống chỉ vận dụng thân giáo và khẩu giáo, khôngsử dụng thần thông và chứng đắc, thì làm sao Bác biết người đang đối diện có chứng đắchay không?"

Câu chuyện thứ năm:

Một thầy đồng phạm hạnh (thầy G.Q) nói, "Một tạp chí Phật học nước ngoài có đăng tải sự kiện một Thượng tọa Nam truyền giảng giáo lý với tinh thần rất Bắc truyền; chư Tăng đòi 'tẩn xuất' vị Thượng tọa ấy. Nhưng Ngài Tăng Thống đã trân trọng xác nhận vị Thượng tọađã nói đúng Chánh Pháp, và giữ Thượng tọa ở nguyên vị trí trong Giáo hội. Thật là bi kịch! "

Thầy Tâm Ngộ buột miệng than, "Đau buồn quá nhỉ! ".

Chấp thủ kiến thật là tai hại! ở thời đại nào, xã hội nào, người tôn sùng Chánh pháp màchấp thủ cũng phải trả giá đắt. Không phải bận tâm nhiều đến việc phải trả giá, mà điều bận tâm lớn nhất là làm thế nào để Chánh Pháp, đúng Chánh Pháp, được giới thiệu rộng rãitrong đời.

Tư tưởng bộ phái thường gây trở ngại, phải vậy không nhỉ?

- Hẳn là vậy. Nhưng nói ra Thật pháp, lắm khi khiến người nghe dao động, cũng gây trở ngại vào buổi đầu tiếp thu giáo lý.

Đức Thế Tôn ngày xưa đã chọn lựa thái độ nói thật, nói rõ, như khi dạy các phẩm kinh "Lông tóc dựng ngược", "Tiếng hống sư tử".v.v... Ngày nay các vị giảng sư có thể làm gì khác hơn thế?

- Phải. Vấn đề suy nghĩ là chánh kiến và chánh tín đến với người nghe sau cơn dao động. Phải nói pháp thế nào để đi đến kết quả đó.

Câu chuyện thứ sáu:

Thầy G.Q nói, "Nhà chùa phải làm gì cho niềm tin của các Phật tử? "

- "Có nhiều việc phải làm đồng thời. Nhà chùa cần biểu hiện nếp sống giải thoát đúngchánh pháp, hay gần đúng chánh pháp trước đã. Cần có chánh kiến để hướng dẫn Phật tửcó chánh kiến. Thứ đến, cần có các phương tiện phổ biến và truyền thông tốt như kinh, sách Việt ngữ, báo chí, diễn giảng, và mở các trung tâm tu tập (thiền định và Bát quan trai giới); tạo điều kiện tốt nhất để phát triển Văn, Tư và Tu, thế nào để Phật tử có thể hiểu "con đường" để thực hiện "con đường" theo điều kiện sống của tự thân".

- "Có Phật tử tin và hành không đúng lời Phật dạy, theo chỗ tôi hiểu. Nhưng họ nghĩ là đúng, vì khi họ tin và hành thế thì thấy vui vẻ, phấn khởi. Thật không dễ dàng khai mở!"

- Không cứ phải tin và hành nào đem lại vui vẻ, phấn khởi là đúng đạo. Thì giải đúng một bài toán cũng vui vẻ, phấn khởi; đột nhiên nhận quà tặng cũng vui vẻ, phấn khởi; nam nữhẹn hò nhau cũng đầy vui vẻ, phấn khởi với niềm tin của họ. Tất cả chuyện vui vẻ, phấn khởi đó có liên quan gì đến chánh kiếnchánh tín của người Phật tử đâu?!"

- "Cần giới thiệu pháp tu nào thiết thực nhất cho các Phật tử tại gia?"

- "Về Giới, thì dạy 5 giới, 8 giới, và 10 giới.

Về pháp công đức, thì giới thiệu bố thí. Về nhận thức thì dạy kỷ giáo lý Nhân quảNghiệp báoTứ đếDuyên khởi (hay 3 Pháp ấn). Với các Phật tử có hiểu biết nhiều về giáo lý và cóniềm tin đạo vững, thì dạy thêm pháp môn thiền định Tứ Niệm Xứ. Với các Phật tử mới vào đạo, thì giới thiệu kinh "Đảnh lễ Lục phương", Tam quyNgũ giới và pháp sám hối.

Câu chuyện thứ bảy:

Thầy G.Q mở đầu, "Chân lý phải là một. Vì vậy Phật giáo chỉ có một, tại sao lại có quá nhiều Tông phái? Con đường giải thoát Giới-Định-Tuệ rõ là con đường thiền định, tại sao lại có danh từ Thiền tông Phật giáo?"

Nguyên do chính của việc phân phái là do căn cơ hiểu biết và tu tập bất đồng của con người. Không thể không có tình trạng phân chia bộ phái qua dòng lịch sử phát triển Phật giáo. Nhưng, hẳn là việc thống nhất giáo lý các bộ pháiít nhất là các điểm gặp gỡ về giáo lý căn bản, có thể thực hiện được.

Danh từ Thiền tông Phật giáo được dùng không ổn. Danh từ ấy nói lên rõ hầu như Thiền tông chỉ là một khía cạnh sắc thái của Phật giáo, trong khi chính Thiền là Phật giáo, hayPhật giáo là Thiền.

- Tổ Đạt-mạ truyền kệ rằng, "Ngô bổn lai tự độ, truyền pháp cứu mê tình, nhất hoa khaingũ diệp, kết quả tự nhiên thành". Có ý kiến cho rằng, y, bát Tổ truyền chỉ truyền đến Lục Tổ Huệ Năng thì ngưng, vì nạn tranh chấp. Thầy nghĩ sao?

- Theo thiển ýý nghĩa của truyền y bát là ý nghĩa trao truyền sứ mệnh hoằng pháp củaNhư Lai cho những ai có đủ nhân duyên đảm trách. Cho đến đời Lục Tổ thì đạo Phật đã được phổ biến rộng rãi hơn, đã có nhiều tu sĩ và cư sĩ thông rõ giáo lý giải thoát và có khả năng chứng nghiệm nên việc trao truyền y-bát không cần thiết nữa. Bất cứ ai hiểu đạo đều có thể tự nhận lấy trách nhiệm hoằng pháp, nghĩa là tự nhận y-bát trước chư Tổ (mang YTỷ kheo là ý nghĩa nhận y-bát rồi).

Ngày nay, việc truyền đạo đã là trách nhiệm của tập thể hoằng pháp, của Giáo hội mỗi xứ, của Giáo hội Tăng già Thế giới, và của các cơ quan nghiên cứu Phật học ấn loát, gồm cả cơ quan hữu trách của nhà nước.

- Có lẽ hiểu như vậy ổn hơn. Vừa tránh tình trạng y-bát bị thất truyền vì nhiều lý do phức tạp, vừa tránh tình trạng tranh chấplạm dụng.

Phật tử cần xây dựng niềm tin dựa vào giáo lý và tự thân. Cần nỗ lực Văn, Tư, Tu để loại bỏtham áichấp thủ mà không chờ đợi phép lạ nào từ bên ngoài.

Câu chuyện thứ tám: Vấn đề hưng suy của Phật Giáo Việt Nam .

Thầy G.Q đặt vấn đề, "Các cuốn lịch sử Phật Giáo Viện Nam hiện nay ít có nhận định về cácnguyên do hưng, suy của Phật Giáo qua các thời đại. Thầy có nghĩ đến điều đó không?"

- Thật sự, mỗi sự kiện xã hội đều có những nguyên nhân xa và gần của nó. Cần phải có một sự nghiên cứu thật kỹ và một sự lượng định thật chính xác về các lý do hưng, suy củaPhật Giáo. Đương thời, tôi thường nghĩ đến triều đại nhà Lý và Trần kéo dài ngót 4 thế kỷ hưng thịnh của Phật Giáo và của dân tộc.

Cuối nhà Lý, các nhà sư đã đi vào pháp tu của Lão giáo và Mật tôngđi vào các thần thông,pháp thuậtSự kiện này ảnh hưởng đến quần chúng Phật tử và dân chúng, không tiếp tụclàm bung dậy sức mạnh tự lựctự chủ tích cực của Thiền, nên Phật Giáo và dân tộc đều đổ dốc.

Qua đời Trần, các thiền sư đi vào Thiền và có sở học cao đã hưng khởi lại Phật Giáotiếp tục hưng thịnh hai thế kỷ nữa.

Đến đời vua Trần Anh Tông, nhà vua (và hình như cả Pháp Loa thiền sư cũng có nghiêng vềMật tông ) ưa chuộng pháp thuật của một pháp thuật sư Ấn Độ, đưa con gái của người này vào hàng cung nữ. Các tu sĩ đã đi sâu vào Tịnh và Mật, thì tình trạng suy yếu của Phật Giáoxẩy ra.

Hồ Quý Ly, chống Phật Giáo, đề cao Nho giáoTinh thần khẳng định, cố chấp của các nhà Nho không thực hiện được sức mạnh đoàn kết của dân tộc, đã đưa dân tộc và Phật Giáovào giai đoạn suy yếu.

Nhà Nguyễn chỉ duy trì Phật Giáo dưới hình thức tín ngưỡng nên cũng không hưng khởi được dân tộc và Phật Giáo.

- Nhưng, tôi thấy đã có cơ sở rồi đó. Hy vọng lịch sử Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam lại có dịp kinh nghiệm một lần nữa vấn đề hưng suy đó.

Đời sống tình cảm của nhà chùa

Nhà giáo Bình đặt vấn đề, "Đời sống xuất gia của quý Thầy cách ly với đời sống phàm thế, tui không biết tại sao quý Thầy có thể sống mà không nuôi dưỡng một giấc mơ trần thế nào? - chẳng hạn như danh vọnglợi dưỡng, tình cảm?"

- Một số các cư sĩ khác cũng có thắc mắc như thế. Tôi nghĩ, sống là sống với hiện tại, mà không phải là ước mơƯớc mơ thì đánh mất đi nhiều nguồn năng lượng của sự sống.

Qua sự dạy dỗ của Hòa thượngchúng tôi đã trãi qua một thời gian dài tu tập, nay đã tự ổn định rằng thực hiện "con đường" là sống, và sống là hạnh phúc. Sự sống đang ở trước mắt, trong từng giây phút đang là.

Tôi không dấu chuyện nhà chùa có trải qua nhiều hồi tâm lý dao động trước những tưởng nghĩ về quá khứ và về tương lai. Nhưng dần dần, nhờ công phu thiền chỉ và thiền quán,chúng tôi quyết tâm ngưng lại các tư duy mơ mộng đó. Kinh nghiệm tu tập cho thấy sự nắm giữ các tưởng về danh, về lợi và về tình là khổ đau. Chúng tôi phải chọn lựa sự đi ra khỏi chúng. Vì kinh nghiệm đó mà có khi chúng tôi định nghĩa "sống là ra đi" hay "sống là đi ra".

Giờ thì chúng tôi vẫn mơ ước, nhưng là mơ ước thực hiện "con đường", nuôi dưỡng giác tỉnhđể chế ngự dục vọng. Gốc của rối loạn là dục vọng, mà không phải là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, hay nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý. Thế đấy!

- "Nhưng đấy là nói chung chung. Cư sĩ này mong nghe nói về các sự kiện cụ thể, chẳng hạn là mối liên hệ với người khác phái?"

- "Có một số tu sĩ đã hoàn tục vì nhu cầu lập gia đình, sống đời sống gia đình. Hẳn là các vị ấy có thể thực hiện giải thoát trong đời sống gia đìnhChúng tôi thì ở lại với "con đường", với nếp sống phạm hạnhKinh nghiệm vượt qua các đòi hỏi về đời sống gia đình của chúng tôi thì đơn giảnHằng ngàychúng tôi dành ít thời gian nhìn kỹ ruột già để thấy cái bất tịnhcủa toàn thân. Rồi nghĩ rằng, có bao giờ mình mang lèm kèm theo mình một gói đồ bất tịnh, dù được bọc gấm, hay đặt gói đồ đó trên giường ngủ? Thế mà hằng ngày mình phảichịu đựng cái "gói đồ" của chính mình! Một gói đồ mà còn chịu đựng hết nổi, huống nữa là hai! Chỉ nghĩ như thế là chúng tôi đủ giác tỉnh để đi qua.

Hẳn là vấn đề tương giao tình cảm nam nữ không đơn giản có thế.

Trước lúc xuất gia, năm 18 tuổi, tôi cũng có thấy thứ tình yêu thơ mộng ở trong lòng. Không biết sao bỗng dưng tôi cảm thấy hổ thẹn và mắc cỡ về nó trước ý muốn xuất gia.

Vào chùa, tôi được giáo dục đối trị dục ái kỷ. Từ ấy, tôi rất nghiêm khắc với tự thân trong việc tiếp xúc với phái nữ, nên tôi không phải vất vả trong việc làm chủ nó. Thời gian cứ thế đi qua nhẹ nhàng trong việc nhiếp tâm tu học.

Ở đại họcchúng tôi thường học chung và tiếp xúc với nhiều nữ sinh viên. Vẫn thấy người ta đẹp mà lòng vẫn cứ tu. Vấn đề là ở trong thâm sâu lòng mình, chứ không phải ở nhan sắc của phái nữ. Kinh nghiệm cho thấy nếu mình có quyết tâm giải thoát thì mình sẽ cóquyết tâm đốt cháy ái nghiệp (đốt cháy mà không phải khóa chặt lại). Khi có quyết tâm đốt cháy điều đó, thì các nhan sắc chỉ còn tác dụng làm đẹp cuộc đời.

Một dạo, một nữ sinh viên rất lịch sự đã ngỏ ý cô thương nhà chùa và không muốn thấy nhà chùa kéo dài đời sống một mình. Nhà chùa hơi ngạc nhiên trước tình cảm đó, nhưng không lúng túng, đã nói lời xin lỗi vì đã chọn con đường tu. Thế là biến cố chấm dứt.

Một dạo khác, một nữ sinh viên nước ngoài, học cùng lớp, đã ngỏ, "Tôi yêu thầy, thầy nghĩ sao?". Tôi đã dễ dàng nói lời cám ơn và xác định một tu sĩ Phật Giáo chỉ sống một mình. Cô ta ngạc nhiên không tin điều tôi nói, và bảo, "Làm sao có thể sống vậy được?". Tôi cắt nghĩa chẳng làm sao cả; nhà chùa có niềm vui tu tập và thiền định. Thế rồi thôi.

Cả hai lần giáp mặt tình cảm ấy, nhà chùa đã nhận ra nét dịu dàng và thu hút của phái nữ; nhưng đồng thời cũng nhận ra khả năng chế ngự của tâm giác tỉnh.

Một người bạn bảo tôi, "Thầy hãy coi chừng 'tiếng sét'! Thầy chưa gặp 'tiếng sét', nên thầy chưa thấy cái nguy hiểm bất chợt của nó". Sau đó, để cảnh giác, nhà chùa tiếp tục công phu thiền chỉ và thiền quán. Càng nhìn lâu và nhìn kỹ cái bất tịnh của tự thân và của người đời, qua ruột già tiêu biểu, càng có khả năng đối trị cái mà người bạn gọi là "tiếng sét". Nhà chùa lúc ở một mình, thường nhìn kỹ vào lòng mình và khởi niệm đốt cháy dục ái. Nói rõ là nổi lửa ly tham để đốt cháy nó. Khởi tưởng như thế.

Khi mà nhìn kỹ được cái chân tướng khổ đau của cuộc đời thì dục vọng tự tiêu, tiêu đi dần. Khi mà lòng tin đặt vào 'con đường' mạnh mẽ, thì dục vọng cũng chìm lặn. Tôi tin rằng, nếu công phu thiền quán sâu, thấy rõ tướng giả hợp thực sự, thì dục ái sẽ tiêu mất hẳn. Cảhữu áivô hữu ái cũng thế. Đây chỉ mới là niềm tin, mà chưa thực sự là kinh nghiệm đã đi qua rồi của tự thân. Ở đây tôi muốn nói của tự thân.

Đấy là chuyện của nhà chùa. Còn cuộc phấn đấu giáp mặt của cư sĩ thì sao? Thầy quay qua hỏi cư sĩ Bình.

- Ấy! nhà chùa đi ngõ ấy mà yên. Cứ vậy mà đi tới, đi tới cùngCư sĩ nghiệp chướng này đã đọc nhiều kinh sách, tiểu thuyết, đã sống thực và đã trầm tư lắm lắm. Gần như chuyện hư, thật đã phân biện rõ ràng. Chuyện giải thoát cũng đã hình dung ra. Vậy mà cư sĩ đã đi vàovì dục vọng thì nhiều, mà vì thể nghiệm thì ít, nên ngậm ngùi lắm! Khổ lắm! Biết là không có chi mà đến hai thứ tóc trên đầu rồi vẫn như là có chi! Chuyện đó ma quái lắm! Nó vẫnhiện ra như một cái gì xa xôi, thăm thẳm cứ chụp bắt lấy cư sĩ, không thoát được. Rồi cứxúc động, cứ lao đầu vào; rồi cứ ngậm ngùi!

Sau nhiều năm tháng ngậm ngùi với nó, bỗng một tia sáng lóe lên trong lòng, lóe sáng lên giữa cơn ngậm ngùi. Càng lúc càng sáng ra. Đó là niềm tin của người giáp mặt. Sau khi nhìn lui, nhìn tới, tính đi, tính lại, cư sĩ cân nhắc kỹ thấy rằng cứ cái đà sống này thì chắc là phải luân lưu đến mươi lăm kiếp nữa mới yên.

Cư sĩ không nghĩ rằng với trí tuệ của cư sĩ thì có thể bất chợt đốt cháy nó trong một cuộc giáp mặt ác liệt nào đó không xa lắm không?

- Tôi đã tính cả rồi. Thế đó!

- Đi đường nào rồi cũng "na ná" nhau hết cả; người ta sẽ nhận ra điều đó vào một lúc nào đó trên cuộc hành trình.

Xin cư sĩ hãy dùng một tách trà cúc xanh với nhà chùa cái đã! Một tách trà ngậm ngùi! và khó nói! Rồi cũng gặp nhau chỉ một chuyện Vô ngã, chuyện chấm dứt ngã niệm, phải thế không nhỉ?

- Làm gì có hai chuyện? Như uống trà này, ngậm mà nghe thôi. Đi vào sự sống, cuộc sống cũng gặp nhiều chuyện 'cứng lưỡi' , 'cứng họng'! ...

Tiếp tục tuần trà, cư sĩ tiếp, "Nhà chùa có nghĩ rằng rồi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam sẽ lậpTăng đoàn Tân Tăng không? "

Cư sĩ nghĩ sao, Việt Nam có giống Nhật Bản không?.

- Có chuyện giống, mà cũng có chuyện khác. Tôi muốn nghe ý kiến của nhà chùa hơn.

- Tôi nghĩ rằng hoàn cảnh phát triển của Phật Giáo Việt Nam thì khác. Căn cơ của ngườiPhật tử Việt Nam thì khác. Nếu xét về nhu cầu của tổ chức và của xứ sở thì thật sự cần có đoàn thể Tăng già phạm hạnh hơn. Bởi các cư sĩ nhiệt tình và có khả năng có thể gánh váccác Phật sự của Tân Tăng.

Nếu căn cứ vào kinh tạng truyền thống, thì vấn đề thiết lập giới luật là của Thế Tôn, mà không phải của Tăng giàTăng già chỉ có thể thay đổi các giới khinh, mà không thể thay đổi các giới trọng.

- Nhưng nếu chủ trương phạm hạnh thì sẽ có ít người thực hiện được, Giáo hội cũng khóxây dựng đúng nghĩa?

- Hẳn là thế. Nhưng "con đường" là thế, phải là thế.

Tôi cũng chỉ nghĩ vậy thôi. Đó là vấn đề của lịch sử. Hãy chờ xem!

Sức mạnh của nhà chùa là những gì nhỉ? Nhà chùa phải có sức mạnh để chống chọi lại vớidục vọng, tà thuật, tà kiến, v.v... chứ?

Sức mạnh của nhà chùa là Giới, là Định, là Tuệ, là Nhẫn nhục, là Tinh cần. Với một tu sĩcó giới, có định, có tuệ thì các dục vọng không thể chiến thắng được. Với một tu sĩ có sứctinh cần và nhẫn nhục, thì sẽ thành tựu "con đường" sớm hay muộn; và sẽ hoằng đạo đem lại nhiều lợi lạc cho đời.

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm