Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

AN CƯ MÙA NẠP NĂNG LƯỢNG nhiều PHƯỚC ĐỨC 
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

an cư tại tu viện Quảng Đức“Vui thay Đức Phật ra đời
Vui thay Giáo Pháp khắp nơi hoằng truyền
Vui thay Tăng chúng đoàn viên
Vui thay Tứ chúng phát nguyền cùng tu”.

Còn niềm vui nào hơn, khi sau những ngày toàn nhân loại hân hoan, nô nức, đón mừng ngày Phật Đản Sanh, thì tiếp theo là Mùa An Cư của Tăng Già, một “mùa nạp năng lượng” đầy An lạcGiải thoát, vì “ Nếu Hạ lạp trang nghiêm đời Tu sĩ, thì An cư là năng lượng dẫn đến Đạo Bồ Đề”

Đúng vậy! Sau chín tháng Phật sự, lo hoằng Pháp lợi sanh, lập hạnh Bồ Tát, phải “hòa quang đồng trần”, “tùy duyên” tiếp xúc với cuộc đời, có nhiều lúc phải hướng ngoại tìm cầu, cũng phải nhiều lo toan, tính toán, đối diện với biết bao nhiêu chuyện “thị phi”, thịnh suy hưng phế, có bao nhiêu năng lượng đều đã đem ra để sử dụng hết, nếu không có thời gian dừng lại, chắc là cũng khá nhiều mệt mỏiCổ Đức vân: “ Đa trí đa sự, bất như tức ý, đa lự đa thất, bất như thủ nhất. Lự đa chí tán, trí đa tâm loạn, tâm loạn sanh não, chí tán phương đạo. Anh hiền tài nghệ, thị vi ngu tệ, nhứt kỳ nhất năng, nhứt hạ cô đăng, nhứt năng nhứt kỳ, không trung văn nhuế”. Nghĩa là: Người mà hiểu biết nhiều, việc nhiều không bằng người chấm dứtnghĩ ngợi lo nhiều thi mất nhiều, không bằng người chuyên nhất. Vì lo nhiều thì không tập trung tâm trí, biết nhiều thì rối loạn tâm tư. Tâm tán loạn thì sanh phiền nãoý chí phân tán, có hại cho đạo nghiệp. Những người anh tàitrong thế gian, đối với đạo là những kẻ ngu tệ, bởi cái hay cái tài ấy, như ngọn đèn dưới mặt trời, như mòng muỗi giữa hư không”… (Sa Di lược giải- Q.hạ, đệ bát).                 

Ba tháng An Cư là dịp để Chư Tôn Đức có cơ hội “dừng lại, hồi quang phản chiếu” với chính mình, dành thời gian để ngồi xét nét lại từng suy nghĩlời nói và việc làm của mình, hầu trau giồi Giới Định Tuệ, sám hối hoàn thiện bản thân, giúp tam nghiệp hằng thanh tịnh sẵn sàng cho việc nạp lại năng lượng.

Trong thời gian An Cư Chư Tôn Đức thực hành theo lời Phật dạy: “… này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ…sống quán tâm trên tâm…sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỳ-kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình ”. (Kinh Con chim ưng , Tương Ưng Bộ). Khi An Cư là chúng ta đang đi đúng trong hành xứ của mình, lúc đó ta an nhiêntự tại, không sợ ma chướng quấy nhiễu, không bị các thế lực xấu hãm hại.

An Cư trong Trường Hạ có “đức chúng như hải” có thời khóa rõ ràng và miên mật, sẽ có nhiều thời gian cho thiền định, trì tụng giới luật, trao đỗi Phật Pháp và chia sẻ cho nhau những trải nghiệm trong quá trình hoằng pháp lợi sanh, cũng như chỉ lỗi, làm đẹp cho nhau qua việc “tự tứ” và lạy Phật sám hốiAn Cư cũng là thời gian Chư Tôn Đức “cày ruộng”:

Một thời, Thế Tôn ở Magadha, tại làng Ekanàlà. Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, Bà la môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt khoảng năm trăm lưỡi cày, đang phân phát đồ ăn cho nhân công thì Thế Tôn đi đến.

 

Bà la môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng khất thực, liền nói:

Này Sa môn, tôi cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Còn ông, ông có cày và gieo mạ không, nếu không thì lấy gì ông ăn ?

Này Bà la môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.

Nhưng chúng tôi không hề thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cài, cây gậy hay các con bò của ông. Ông nói là nông phu nhưng không hề thấy ông cày cấy. Hãy nói cho chúng tôi biết là ông thực sự có cày cấy ?

 

Này Bà la mônLòng tin là hạt giốngkhổ hạnh là mưa móc, trí tuệ đối với ta là cày và ách mang, tàm quý là cán cày, ý căn là dây cột, chánh niệm đối với ta là lưỡi cày, gậy đâm….đưa ta tiến dần đến, an ổn khỏi ách nạn, đi đến không trở lui, chỗ ta đi không sầu. Như vậy cày ruộng này, đưa đến quả bất tử, sau khi cày ruộng này, mọi đau khổ được giải thoát. ( Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ phần Cày ruộng, VNCPHVN ấn hành 1993, tr.377)

Qua bài kinh nầy, Đức Thế Tôn đã khẳng định rõ lập trường rằng Ngài và những đệ tửcủa Ngài là những người lao động chân chínhThành quả lao động của Thế Tôn và đệ tử của Ngài là hoàn thiện tự thân, giải thoát giác ngộ đã ảnh hưởng tích cực đến xã hội, tuy không tham gia sản xuất ra vật chất, nhưng là “siêu kỷ sư tâm hồn” sản xuất ra những Thánh nhân, những người tốt, góp phần xóa bỏ giai cấp, tạo tự do bình đẳng, phát triển nền ‘nhân bản’ hướng thiện giúp ổn định và phát triển xã hội. Cũng giống như các nhà Bác HọcBác Sĩ, Kỷ Sư, tuy không trực tiếp sản xuất, nhưng là những người vận dụng trí óc, phát minh, xây dựng, giúp ích hoàn thiện xã hội, hay Nhà Văn viết và chia sẻ những điều hay tốt cho nhân loại được tốt hơn, Giáo Viên là những “kỷ sư tâm hồn” dạy cho người biết chữ, sản xuất ra “người trí thức” phụng sự xã hội, đấy không phải là những người “cày cấy” âm thầm đầy vinh quang và cao đẹp hay sao !

Tuy không cày ruộng và gieo mạ nhưng Ngài và đệ tử của Ngài hằng ngàyđặc biệttrong mùa An Cư, vẫn là một nông phu thực thụ và đã cày xới đất tâm, gieo trồng hạt giống Thánh nhân và gặt hái được hoa trái giải thoát.

Gia tài Giáo Pháp của Ngài đã giúp cho xã hội hiện nay có được hướng đi, giải thoátkhỏi những khổ đau nhân thế, góp phần ổn định xã hội và xây dựng hòa bình thế giới. Như lời của  Albert Einstein: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linhgiáo điều và thần họcTôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩaPhật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"

Đó không phải là kết quả của sự “cày cấy” nhiều lợi ích của Đức Phật và các Đệ Tử của Ngài trong quá khứ, cho hiện tại và tương lai hay sao ?

Ngày nay, khi Phật Giáo được Liên Hợp Quốc tôn vinh, mọi người khắp thế giới đang quy hướng về, người tu Phật mỗi ngày một nhiều, sự dâng cúng của Phật Tử mỗi ngày càng hậu hĩ, thì trách nhiệm của Tăng Già lại càng nặng nề thêm. Tuy nhiên, hàng đệ tửxuất gia phải thực hiện đúng theo tinh thần “tam đề ngũ quán”, mới “không mắc nợ của đàn na tín thí” nếu không hoàn thiện sứ mạng của mình thì rõ ràng không xứng đáng và không có quyền thọ nhận bất cứ sự dâng cúng nào.

Vì thế, trong mùa An Cư, mùa “thanh bần lạc đạo”, sống đơn giản “phước sanh ư kiệm”, mùa của sự hòa hiệp, tôn kính, “đức sanh ư khiêm”, mùa thể hiện lòng từ bi, mùa tam nghiệp hằng thanh tịnh, mùa “nạp năng lượng”, mùa “cày xới, tưới nước, bón phân, chăm bón” với phước đức đầy đủ của Chư Tôn Đức, ruộng phước đầy phù sa đang sẵn sàng, hàng Phật Tử tại gia hãy tranh thủ gieo cấy giống vào, bảo đảm sẽ có được một mùa bội thu, bằng cách tòng hạ tu tậpcông quảtứ sự cúng dường cho Thế Tôn và những đệ tử giới đứcđạo hạnh là nghĩa vụ đồng thời cũng là một cách vun bồi, nâng cao phước báo cho tự thân.

An Cư có nhiều lợi ích, nên rất cần thiết, phải duy trì và thực hiện nghiêm túc. Bài kinh“Người Cày Ruộng” tuy đã lâu, nhưng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, là bài học quý báuđể Tăng tín đồ Phật tử cùng suy gẫm nhằm thường An Cưcúng dường và hộ trì cho các Đạo Tràng An Cư, sống và tu tập ngày một tinh tấn hơn, phải đạt được cứu cánh An LạcGiác NgộGiải Thoát, hầu khỏi cô phụ ân Phật và lòng tin của mọi người.

Nếu hạ lạp trang nghiêm đời Tu sĩ
Mùa An Cư năng lượng đến Bồ Đề
Hằng thanh tịnh trở về đúng nơi quê
Ruộng Phước Đức Phật tử năng gieo cấy

Kỷ niệm mùa An Cư năm Bính Thân – 2016
Trường Hạ Quảng Đức, Melbourne, VIC, Australia
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm