Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

Niệm Phật Như Thế Nào Mới Đúng Tông Chỉ Tịnh Tông Trì Danh Niệm Phật?

Ông chưa biết tông chỉ Tịnh Độ. Hãy nên y theo những gì đã nói trong Một Lá Thư Gởi Khắp mà sanh lòng tin thật sự, phát nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Phật. Đừng dùng cách niệm quán tâm, hãy nên dùng cách niệm nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai 

(nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ, ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.

Nếu thường giữ được tịnh niệm cho liên tục chẳng bị gián đoạn, tâm sẽ tự được quy về một chỗ. Ở mức cạn là đắc nhất tâm, mức sâu là đắc tam-muội. Tam Ma Địa cũng là tên gọi khác của Tam Muội, ở đây (Trung Hoa) dịch là Chánh Định, hay còn dịch là Chánh Thọ. Chánh Định nghĩa là tâm an trụ nơi Phật hiệu, chẳng còn rong ruổi theo bên ngoài nữa. Chánh Thọ ngụ ý những gì được nạp thọ (thâu nhận) trong tâm chỉ là cảnh duyên công đức của Phật hiệu, hết thảy cảnh duyên đều chẳng thể được! (Thêm nữa, Chánh Định có nghĩa là Tịch lẫn Chiếu cùng viên dung, Chánh Thọ có nghĩa là khuất phục được vọng, Chân hiển hiện. Xin coi trong thư trả lời cư sĩ X… ở Vĩnh Gia – thư thứ năm, trong bộ Ấn Quang Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). Có thể thật sự nhiếp cả sáu căn để niệm, chắc chắn nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng. Chẳng cần phải quán tâm mà tâm tự thanh tịnh, sáng tỏ, sao lại đến nỗi mắc bệnh tâm hỏa bốc lên nữa ư? Do ông là phàm phu nghiệp lực cực nặng, lầm lạc dùng pháp quán tâm nên mới đến nỗi như thế. Pháp quán tâm chính là pháp tu Quán bên Giáo, chẳng thích hợp lắm với người niệm Phật!

Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối mới là vô thượng diệu pháp thích hợp khắp hết thảy căn cơ thượng, trung, hạ, cả phàm lẫn thánh. Hãy nên biết: “Nhiếp trọn” chú trọng tại Nghe. Dẫu niệm thầm trong tâm cũng vẫn phải nghe, bởi lẽ trong tâm khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình, vẫn rành rẽ, rõ ràng. Nếu có thể nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng, thì sáu căn đều quy về một (Hễ nhĩ căn được nhiếp thì các căn không cách nào rong ruổi theo bên ngoài, có thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Xin hãy đọc lá thư gởi cho nữ sĩ Từ Phước Hiền trong bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). So với tu những pháp Quán khác [thì pháp Niệm Phật] ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất, khế lý, khế cơ nhất. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng. Thư trả lời cư sĩ Dương Vỹ Chương)

Trích Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm