Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Karaoke Jingle Bells, Tiếng Chuông Ngân, Nhạc Giáng Sinh - tone nam |  Karaoke, Belle, Chuồng

Nam mô A-Di-Đà Phật.

Các bạn đồng tu thân mến ! Có hai cách khác hẳn nhau khi mãn báo thân, đó là đa số là chết mà đi, còn người tu hành pháp môn niệm Phật là sống mà về với Phật.

Câu chuyện sau đây của Huệ-Quang đăng tải đã nói lên một phần của vấn đề này.

Trân trọng giới thiệu cùng các bạn bài viết “TIẾNG CHUÔNG TỪ BÊN KIA NÚI” ( Của Toại Khanh)

Một ngày cuối năm, tôi trở lại Á Châu để chuẩn bị một chốn về cho tuổi già đến sớm của mình. Non tháng trước ngày bay, tôi bàng hoàng với hung tin sóng thần ở đảo quốc Indonesia (ngày 29.9.2018) với hàng ngàn người chết. Trước ngày bay mấy hôm, chuyện hồi hương, có lẽ vĩnh viễn, của hòa thượng Nhất Hạnh rồi thì sự ra đi của nhà văn Kim Dung, đều ở tuổi ngoài 90, đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

Nghĩ cách bình thường thì đó là chuyện bình thường. Nhưng trong tâm thức của một người học Phật, những tin tức ấy đều là những tiếng chuông nhắc người, những tiếng chuông vọng lại từ bên kia núi. Ngọn núi của những ảo tưởng điên mê, giả vọng. Với sự ngăn che của nó, ta thấy cái gì cũng đẹp, cũng hay, cũng mãi hoài còn đó đợi chờ mình... thưởng thức!

Chuyện đời dồn dập như những con sóng. Đêm qua chúng tôi lại biết tin thiền sư Tejaniya của trung tâm Shwe Oo Min vừa được các bác sĩ xác định là đã mắc bệnh ung thư ruột, và mọi chữa trị chỉ ở mức cầu may. Hiện ngài thiền sư vẫn phải qua lại chữa bệnh ở Singapore, nơi cố thượng tọa Thiện Minh đã nằm chữa bệnh.

Không thể sống và tu trong tâm thái hoảng loạn, nhưng ta cũng không thể tiếp tục quên mất những già-bệnh-chết vẫn đang treo lửng lơ trên đầu mình. Có chuẩn bị tâm lý, chuyện xảy đến không tệ như mình nghĩ.

Nhịp sống xô bồ, môi trường ô nhiễm, kiểu sống tương tranh lừa lọc, đều là những điều kiện xấu để đời sống nhân loại trên hành tinh này ngày một có vấn đề. Ta có thể nghèo, già, xấu, bệnh, nhưng hình như ai cũng có quyền sống an lành và chết thanh thản. Và hai chuyện đó chỉ có thể được thực hiện bằng đời sống chánh niệm tại đây và bây giờ, nghĩa là ngay từ hôm nay.

Tiếng chuông từ bên kia núi vẫn tiếp tục vọng lại, tiếp tục kể cho ta nghe chuyện mình, chuyện người, những chuyện đời hư huyễn chiêm bao vẫn từng giờ xảy ra trên mặt đất này. Tai nghe chuông, bàn tay buông!

LỜI TÂM SỰ:

    Nam mô A-Di-Đà Phật.

      Các bạn thân mến ! Nhân đọc bài này tôi có lời tâm sự là, khi ai đó sống cứ ngã mạn ảo tưởng vào tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên- mãn của chính mình mà không biết nương tựa vào Tha-lực vĩ-đại của Phật A-Di-Đà thì dù có là vị Hòa thượng, một vị tu Tiên hay vị nào đó mà ở nhân gian tưởng là nổi tiếng như sóng cồn nhưng khi gặp bệnh trọng hay khi lâm chung đều cảm thấy lo sợ bị nghiệp kéo đi. Vì sao? Vì tự-lực của chúng ta là phàm phu rất là bé nhỏ, sống trong thời Mạt-pháp nhiễu nhương nhiều phiền não này, lại căn cơ có hạn, không có Phật và chư đại Bồ-Tát bên cạnh dìu dắt chỉ dạy thì khó có thể tự mình vượt qua Tam giới mà thoát ly sinh-tử luân-hồi. Bạn hãy xem, hiện nay lũ lụt chùa ngập chẳng có hạt cơm mà ăn, lo cháy ruột thì vào Thiền định sao đây? Chùa ở phố đô hội, người ra người vào riêng dọn rác đã hết ngày thì thiền đình gì đây? Còn ở núi cao cũng không thoát được, chẳng thanh tịnh vì ngày nay con người thích du lịch sơn cước, như chùa Yên Tử ngày ngày có hàng ngàn người đến thì bạn sao có thể vào Thiền định đây?

     Còn người tu hành niệm Phật thì họ hoan hỉ khi mãn báo thân để Phật đến tiếp-dẫn Tây phương Cực-Lạc. Họ là sống mà đi, còn các vị kia là chết mà đi. Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Các vị Phật, các vị Sư tổ đã chỉ dạy nhưng vì tu tiểu-thừa lại mắc vào tà-kiến nên đâu có lắng nghe nên khi sắp chết lo sợ. Tiếng gọi bên kia núi là tiếng gọi của tử thần, của sự hoang mang và lo sợ, còn tiếng gọi trên cao của Phật A-Di-Đà là tiếng chuông ngân, tiếng chim hót, là ánh sáng ngập tràn, báo trước cho ta biết là Phật và đại-chúng đang đến tiếp-dẫn ta về với Phật A-Di-Đà ở miền Tây phương Cực-Lạc. Ta hoan hỷ vẫy chào mọi người mà theo Phật mà đi. Như lời dạy của Ngài Liên Trì Đại-Sư nói:

   “Học Phật được bao nhiêu năm, nếu ăn chay vẫn không được, không chịu niệm Phật tiếng nào, như thế bạn tự cho mình là đã học xong? Cần phải cảm sâu và hổ thẹn xấu hổ mới phải. Dù bạn hiện tại có thể tụng thuộc làu ba tạng kinh đi nữa, dẫu bạn hiện tại có khả năng diễn thuyết đạo lý huyền diệu, sâu xa đi nữa, thì cũng thua xa các bà già không biết một chữ nhưng tâm thành thật ăn chay niệm Phật. Bởi vì Phật pháp và phương pháp giáo dục chú trọng thực hành. Nói mà không làm, có khả năng nói mà không có khả năng làm thì không thể đến được chỗ tốt đẹp. Có thể làm mà không thể nói, cái gì cũng chẳng biết nhưng thu hoạch được lợi ích thì có ngại gì?”

     Các bạn đồng tu thân mến ! Câu chuyện mà tôi đem đến cho các bạn sau đây của một Phật tử tại-gia già 100 tuổi để các bạn thấy sự tinh tấn tin sâu và tha-lực vĩ đại của Phật A-Di-Đà đã giúp bà khi mãn báo thân được Phật và đức Quán-Thế-Âm, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát và hàng Thánh Chúng tới tiếp-dẫn về Tây phương Cực-Lạc. Bà đã để lại Xá-Lợi minh chứng cho kết quả của sự tu hành pháp môn niệm Phật là đây:

          CỤ BÀ 100 TUỔI VÃNG SANH LƯU XÁ LỢI

    Cụ Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn (tên chứng minh thư: Ngô Thị Ý), sinh năm 1913 vãng sinh vào ngày 08/04 ( nhuận) năm Nhâm Thìn (2012). Hơn 60 năm tín hạnh nguyện sâu theo pháp môn niệm Phật, Cụ đã trở thành tấm gương niệm Phật không mệt mỏi cho biết bao thế hệ Phật tử chùa Giác Tâm, quận 5, TP.HCM.

     Sau khi hay tin Cụ mất, Đại đức Thích Giác Đạo và đạo tràng Phật tử chùa Giác Tâm đã đến tư gia tại số 22/1/34B Nguyễn Văn Săng, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cùng con cháu hộ niệm cho Cụ.

    Kết quả sau hơn 4 tiếng Đại đức Thích Thanh Thắng khai thị, niệm Phật và cùng đại chúng nhất tâm quán tưởng Đức Phật A-Di-Đà phóng quang tiếp-dẫn, với tiếng niệm Phật tha thiết không ngừng nghỉ, toàn thân cụ bà mềm trở lại, gương mặt tươi rạng, môi đỏ, hơi ấm tụ trên đỉnh đầu.

     Niềm tin mách bảo cụ bà Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn sẽ được vãng-sinh, Đại đức Thích Giác Đạo, Đại đức Thích Thanh Thắng và Phật tử chùa Giác Tâm cùng con cháu sau khi làm lễ hoả táng xong đã quyết định xin đem toàn bộ tro cốt của cụ từ Đài hỏa táng Bình Hưng Hoà về chùa Giác Tâm để nhặt cốt.

Sau 2 tiếng sàng lọc tro cốt, quý Thầy, Phật tử chùa Giác Tâm và con cháu cụ đã nhặt được nhiều viên xá lợi trong như thuỷ tinh, đặc biệt có một viên như người đang quỳ chắp tay và một viên màu đen, một viên tròn màu trắng đục và 2 cục trắng như vôi bên trong chứa rất nhiều những hạt xá lợi nhỏ, một mảnh xương sọ có màu hồng và một số sợi xá lợi nổi màu ngọc bích.

Con cháu Cụ cho biết, khi mất, Cụ không mang theo bất cứ đồ trang sức nào, ngoài điệp quy-y và chuỗi tràng bằng gỗ mà Cụ vẫn thường đeo.

Việc Cụ bà kiên trì tu theo pháp môn niệm Phật không ngừng nghỉ sau khi vãng sinh để lại xá lợi đã tạo nên niềm hoan hỷ, cũng như sự phát tâm kiên cố của tất cả Phật tử chùa Giác Tâm.

Dưới đây là một số hình ảnh xá lợi của cụ bà Ngô Thị Y, pháp danh Diệu Cẩn:

Theo Văn Hiền ghi chép lại và các ảnh Xá-lợi của cụ để lại sau khi hỏa táng:

1, Ảnh Phật tử tại-gia Diệu Cẩn.

2, Xá lợi để lại.

Các bạn đồng tu thân mến !

Sau cùng tôi xin thành tâm chúc các bạn những người tinh tấn tu hành pháp môn niệm Phật Tịnh-Độ cùng với tôi khi mãn báo thân, chúng ta kẻ trước người sau đều được hưởng cái hạnh phúc mà Phật A-Di-Đà đến tiếp-dẫn ta về Tây phương Cực-Lạc.

    Hà lan, ngày 14 tháng 10 năm 2020.

          Trân trọng vô vàn:

                  Pháp Sư Cư sỹ Quảng-Tịnh

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm