Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Hình Ảnh con đường hoa cực đẹp

I .- Lời mở đầu:
Ðạo là con đường, Phật là một người đã tỉnh thức để biết mình phải làm gì hầu
mong được chứng quả đắc Đạo và Giác Ngộ.
Vậy Đạo Phật là con đường mà chinh Đức Phật, sau bao nhiêu tháng năm đã
chứng kiến những cảnh khổ của cuộc sống con người ở trong cỏi thế gian, để rồi sau đó
Ngài đã tỉnh thức để biết mình phải làm gì để mong cứu vớt chúng sinh thoát khỏi bể khổ
trần gian… Và rồi Ngài đã quyết chí dấn thân cố tìm phương cách (con đường) hầu
mong giúp chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau của đời;
Và sau nhiều năm tu khổ hạnh Ngài đã chứng quả đắc Đạo và Giác Ngộ, thành
Phật.
Ngài đã tìm ra được Chân Lý để hầu mong Giải Thoát cho chúng sanh ra khỏi bể
khổ của trần gian.
Ngài chính Thái Tử Tất Đạt Đa, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, ở
thành Ca Tỳ La Vệ, thuộc xứ Ấn Độ. Hoàng Hậu Ma Gia đã sinh Thái Tử Tất Đạt Đa ra
nhằm vào ngày trăng tròn tháng hai lịch Ấn Độ (nhằm ngày 15 tháng Tư A.L.), ở ngay
dưới gốc cây Vo Ưu, trong vườn Lâm Tỳ Ni, (nơi mà Hoàng Hậu ma Gia đang dạo chơi).
Có một điều rất kỳ lạ là lúc Hoàng Hậu Ma Gia sinh ra Ngài thì quả đất chuyển động
bảy lần, nhạc trời đã reo vang khắp chốn, chim muông ca hót và tất cả cây cối đều trổ
hoa, mọi cảnh vật đều vui tuơi và tràn đầy nhựa sống như để chào đón một con người
siêu phàm xuất thế, một đấng chí tôn vừa đản sanh. Và cũng theo nhiều kinh luận ghi lại,
thì khi vừa đản sanh, Thái tử đã bước đi bảy bước trên hoa sen, tay chỉ lên trời, tay chỉ
xuống đất và tuyên bố:
“Ngã sanh thai phần tận
Thị tối mật hậu thân
Ngã dỉ đắc giải thoát
Ðương phục độ chúng sanh”
Và câu:
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Cũng từ con người kỳ lạ ấy đã có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, đến khi lớn lên thì
Thái Tử thông minh tuyệt vời, văn võ song toàn, tài năng đức độ quán chúng không ai
sánh kịp.
Ðức Phật sanh vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, mặc dầu Ngài là một vị
Thái Tử có đũ uy quyền, sống trong cung điện nguy nga, giàu sang tột đỉnh, vớí những
buổi yến tiệc thật sang trọng, xa hoa, lộng lẩy; cũng như được sự thương yêu, chiều
chuộng và săn sóc của Vua Cha và bà Dì ruột là Vương Phi Ma Ha Bà Xà Bà Ðề (mẹ
Ngài, Hoàng Hậu Ma Gia đã mất khi Ngài mới được 07 ngày). Nhưng với lời tiên đoán
của nhà tiên tri A-Tư-Ðà: là nếu sau nầy khi Thái Tử lớn lên, trưỏng thành mà nối chí
Vua Cha (Vua Tịnh Phạn) thì Thái Tử sẽ là vị Vua của cả thế gian, còn nếu như mà Thái
Tử có ý tìm tu học Đạo thì cũng sẽ trở thành là vị Giáo Chủ của một Tôn giáo.v.v…Và
cũng vì qua lời tiên đoán ấy, của một vị tiên tri nổi tiếng vào thời đó, đã làm cho Vua
Tịnh Phạn sợ Thái Tử sẽ xuất gia tìm Ðạo Giải Thoát. Cho nên khi Thái Tử vừa 17 tuỏi.

Ngài đã vâng lệnh Vua Tịnh Phạn, cưới nàng Da Du Ðà La làm vợ và sau đó đã sanh
được một người con, tên là Tất Ðạt Ða. Tuy đã có vợ con; nhưng Vua Tịnh Phạn vẫn
luôn ngăn cấm không cho Ngài tiếp xúc với thế giới bên ngoài; nhưng sau nhiều lần cầu
xin của Ngài, Vua Tịnh Phạn đành phải cho Thái Tử ra ngoại thành dạo chơi. Khi được
tiếp xúc với cuộc sống xô bồ ở bên ngoài , thì Thái Tử đã chúng kiến được những sự bất
công của xã hội… Nào người mạnh thì ức hiếp kẻ yếu, nào là có những tầng lớp người
thì giàu sang, phú quý, lên xe, xuống ngựa; hoặc có những hạng người thiò sống trong
cảnh nghèo nàn, đói rách và phải sống trong cảnh khổ đau, đói khát …Và rồi thì tất cả
chúng sanh đều phải vướng vào vòng… bệnh tật, chết choc. Khi phải chứng kiến những
thảm cảnh đó Thái Tử đã lộ vẻ u buồn, và xót thưong cho nhân thế.v.v… Từ đó Ngài đã
cố tìm đủ mọi cách để hầu mong cứu độ cho con người có được một cuộc sống ấm no, an
bình, hạnh phúc và luôn mong cho chúng sanh thoát khỏi bệnh, khổ của cuộc đời..
Sau nhiều đêm suy nghĩ, Ngài đã quyết định dứt bỏ tất cả những gì mà mình
đang thụ hưởng trong cuộc sống vương giả tràn đầy hạnh phúc, sung sướng, để dấn thân
ra đi (xuất gia) tìm “Chân Lý” sống (tìm Đạo) hầu mong giải thoát cho chúng sanh khỏi
sự khổ đau của cuộc đời. Đó là: Sinh, già, bệnh, chết.v.v… Cứ mãi quanh quẩn bao vây
kiếp người thành một vòng luân hồi, khổ ải từ kiếp này sang kiếp khác không bao giờ dứt
được.
Từ những nổi suy tư đó, cho nên vào nữa đêm mùng Tám tháng Hai Âm Lịch.
Sau buổi dạ tiệc linh đình của Hoàng Cung, mọi người đang say trong giấc ngủ. Ngài đã
đi tìm Xa Nặc (người hầu cận thân tín) rồi Ngài cùng với Xa Nặc thắng ngựa Kiền Trắc
vượt ra khỏi thành cố đi tìm Ðạo hầu mong giải thoát cho chúng sanh khỏi cảnh khổ đau
của cuộc đới ô trược nầy vậy. Lúc đó Ngài được 19 tuổi. Như vậy là Ngài đã chối bỏ
ngai vàng, xa lánh mọi sự giàu sang, phú quý ở trên đời; Ngài đã lặng lẽ ra đi mà không
một lời từ giả đến Vua cha, vợ đẹp, con ngoan và hạnh phúc gia đình (vì Ngài sợ những
người thân sẽ ngăn cấm Ngài). Ngài đã đem ngôi vị Ðế Vương để đổi lấy cuộc đời vất vả,
khổ cực đêm ngày dầm sương, gỉai nắng của một người hành khất để cố tìm ra chân lý
mong cứu độ chúng sanh và gỉải thoát cho nhân loại khỏi biển khổ.
Cuối cùng Ngài đã vượt qua được những chướng ngại của cả tinh thần lẫn vật
chất, Ngài cũng đã thắng luôn cả bãn ngã của chính mình và những Ma chướng và đã
chứng quả đắc Ðạo thành Phật.
Sau khi xuất gia, tu hành đắc Đạo và chứng quả thành Phật, Ngài nhận thấy tất
cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật và tự mình giải thoát những khổ
đau cho chính mình… Nên Ngài tùy nghi giảng dạy rộng rãi giáo lý Giác Ngộ mà ngài đã
chứng được (lần đầu tiên trong trhế giới nầy tại xứ Ấn Độ cách đây trên 25 Thế kỷ), để
cho chúng sanh thấu triệt mà tu học, Giác ngộ và tự mình tìm cách Giải Thoát nhữnhg
đau khổ do chính mình đã vương mang.
Ngài chính là con người đầu tiên trong lịch sữ loài người đã tiên phong làm một
cuộc cách mạngnhân bảnvà đã dấn than đi tìm Đạo để “Giải thoát” mọi sự khổ đau của
chúng sanh trên thế gian nầy.
Nhìn về Việt-Nam, ngay trong lịch sử Phật Giáo của nước ta, đệ nhất tổ thiền
Trúc Lâm Vua Trần Nhân Tông một vị vua văn võ toàn tài và đầy đức độ Ngài cũng đã
làm một cuộc cách mạng vĩ đại là đã từ bỏ ngôi báu để đi tu và đã trờ thành một vị Bồ
Tát đem phật Pháp giáo hóa dân chúng và để lại gương sáng cho hậu thế ngàn đời.
Như vậy vô hình chung, từ những con người dầu ở hai thế hệ và hai xã hội khác
nhau nhưng đều có đồng một chí hướng và một tấm lòng; một điều đáng quý là cả hai vị

mâc dầu ở hai thế hệ khác nhau và đều đang ở trên ngôi cao, chức trọng nhưng mà cả
hai vị đã sớm nhìn thấy sự đau khổ của chúng sinh trên thế gian nầy, đã sớm nhận ra
được dòng đời quá nghiệt ngã và dòng sinh mệnh tuôn chảy từ vô thủy đến vô chung biến
chuyển không ngừng; nội tâm và ngoại cảnh, con người và xã hội là hai mặt của cuộc
sống luôn quyện nhau và bổ túc cho nhau để xây dựng xã hội; mà chính cái xã hội đó con
người đang sống.
Vậy con người khi đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong xã hội thì phải tự
mình phấn đấu, tranh đua để mà hầu mưu cầu sự sống. Vì con người đã biết rằng Ðời là
khổ đau và là một sự tranh đấu không ngừng; nhưng Ðời cũng rất vui và đẹp, hạnh phúc
nhiều hứa hẹn và tràn đầy nhựa sống cho tương lai. Nếu con người ta biết sống đúng và
nhận lãnh những gì mình đang có, nghĩa là khi mà cuộc sống về vật chất đã được ổn định
rồi thì con người hãy cố quay về sống với chính lòng mình đó là cuộc sống “tinh thần”
và phải sống làm sao cho đúng với ý sống thì đó chính là chân lý của cuộc đời vậy.
Nhưng mà nếu con người không biết cách sống mặc dầu khi mà cuộc sống của họ đã đầy
đủ nhưng mà lòng họ vẫn cứ mãi lo nghĩ đến tiền tài và mưu cầu danh lợi, từ những động
lực đó đã đưa đẩy con người đến lòng tham lam, ích kỷ và sự mong cầu…Và với sự mong
cầu, sự “vọng tưởng” đó đã thúc đẩy con người hướng về “thần linh”…Mà một khi mà
con người đã nghĩ đến thần linh thì ngay trong tận cùng tâm tưởng của mỗi con người
chúng ta đều có một sự “mê tín, dị đoan” tức là đã tin vào Thượng Ðế hay một Ðấng
Thiêng Liêng nào đó và còn tệ hại hơn nữa là tin vào sự bói toán, xin xăm, bùa,
ngãi.v.v…Và đó chính là bản chất của con người Việt-Nam ta từ xưa đến nay mà đa số
đều nặng phần mê tín, dị đoan.
II .- Ðạo Phật và niếm tin:
- Có những người vì cảm thấy cuộc sống quá khó khăn, cực khổ, nên sanh ra
những nổi u buồn, phẩn chí, nên họ đi chùa lễ Phật để chỉ cầu nguyện cho mình trong
hiện tại và luôn cả kiếp sau sẽ không còn gặp những cảnh ấy nữa. Tất nhiên sự mong cầu
như thế vẫn tốt, nhưng không phù hợp với đường lối của Ðạo Phật.
- Có những người đến chùa để cầu nguyện cho tiêu tai khỏi nạn, cầu cho gia đình
được bình yên, mạnh khỏe hoặc xin xăm, xem quẻ để biết ngày giờ tốt, xấu, vận mạng
hung kiết, công việc làm ăn, buôn bán thịnh suy như thế nào; hoặc họ đến chùa lễ Phật
chỉ vì muốn làm vừa lòng cha mẹ hoặc đối tượng mà mình kính nể hay là chỉ làm theo
truyền thống. Cầu như thế thì cũng tốt, nhưng đó là điều sai lầm, những thứ dị đoan, mê
tín; vì đó không là niềm tin chính đáng của người theo Ðạo Phật.
- Có những người vì cuộc sống quá giàu sang, đầy đủ tiền tài, quyền thế danh
vọng nên không còn gì phải lo lắng, khổ tâm. Họ hy vọng đi chùa lễ Phật để mong cầu
gieo công đức hầu cho cuộc sống hiện tại được thanh thản và mong rằng kiếp sau sẽ
được sanh về miền cực lạc. Như thế cũng là điều tốt, nhưng không hợp với giáo lý của
Ðạo Phật.
- Lại có những người vì nghĩ mình đã mang rất nhiều tội chướng, trong một kiếp
này không dễ gì giải thoát, nên đi chùa lễ Phật cầu sao cho mình kiếp sau xuất gia tu
hành, làm bậc cao Tăng ngộ đạo. Cầu như thế có thể gọi là xuất cách, nhưng còn thiếu
trí huệ, và đức tin, như vậy cũng không hợp với Ðạo lý của con nhà Phật.
Ngoài mục đích mà người niệm Phật với một tâm thành là cầu sao cho cuối đời
của một con người trước khi nhắm mắt, buông tay được “ra đi” một cách nhẹ nhàng,
thanh thản và mong cầu được chu Phật, Chư Bồ Tát dẫn dắt về cỏi Tây phương đẻ thoát

khỏi vòng “Sinh, Tử…Luân Hồi”, và từ phước duyên đó hầu tu học cho mau chóng thành
đạo quả; chứ không cầu mong được mọi sự phước lạc, hư giả ở trần gian nầy. Niệm Phật
như vậy mới hợp với mục đích “giải thoát”, với tâm từ bi, cứu khổ của Ðức Thế Tôn và
đó mới là đường hhướng của Ðạo Phật vậy.
Còn những hình thức như cầu kiến, lễ bái, niệm Phật cách nầy chỉ là một phần
nhỏ của đạoPhật trong những hình thái của một nền tín ngưỡng dân gian, những hình
thái nầy không biểu lộ đúng tinh thần của Phật giáo, Phật giáo vốn là một tôn giáo
khước từ tất cả những ý tưởng siêu hình, những thảo luận có tính cách thần học, những
thái độ trông nhờ và nương tựa vào những phép lạ bí tích.v.v…Tin tưởng mà không một
thắc mắc, nghi vấn; kết luận mà không có thực nghiệm; hành động mà không hiểu rõ
được nguyên nhân hay mục đích. Ðó là một quan niệm sai lầm, vì đó không phải là thái
độ và cách học hỏi của một người học Phật. Phải biết chúng sinh ám muội, thường mê
lạc, đi vào ngõ rẽ. Nên Phật giảng kinh thuyết pháp là chỉ cho chúng ta biết rõ phương
hướng để tìm hiểu và đến với đạo Phật.
Vì theo giáo lý của Ðức Phật là dạy cho chúng sanh lánh xa không vướng vào tội
chướng vì khi đã vướng vào tội lổi thì con người chúng ta đã chịu phải những nổi thống
khổ lớn lao. Nếu người học Phật mà không chịu để tâm tu tập và cố tỉnh thức để tránh xa
những nổi thống khổ ấy và cố thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, thì cũng không thu thập
được kết quả tốt, bởi không có tâm lo sợ cầu thoát ly. Cho nên Ðức Thế Tôn muốn cho
chúng sanh học Phật là cố để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi và sự giải thoát ấy có thể
thực hiện ngay trong một kiếp. Kinh nói: “Nếu tâm lo sợ khó sanh, tất lòng thành khó
phát”. Ðức Thế Tôn khi xưa sau khi Ngài đã chứng quã đắc Ðạo và lần đầu tiên Ngài đã
thuyết pháp Tứ-diệu-đế cho nhóm năm an hem Ðạo-Sĩ Kiều-trần-Như, trước tiên đã nói
về Khổ Ðế cũng không ngoài ý nầy vậy.
III .- Mối liên quan mật thiết giữa đạo Phật với con người:
1.- Sự tỉnh thức và an lạc: Ðạo Phật là con đường đưa tới sự tỉnh thức, an lạc.
Giáo lý của đạo Phật rất bao la, có nhiều cánh cửa (pháp môn) mở ra đưa tới con đường
tỉnh thức, an lạc nầy cho tất cả mọi người tùy những căn cơ, trình độ khác nhau. Trong
sự hổn loạn của xã hội, sự quay cuồng của cuộc sống quá xô bồ về vật chất và sự tiến bộ
của xã hội và với một nền văn minh của khoa học, cùng với cuộc sống quá đầy đủ, thừa
mứa về vật chất cũng như sự quay cuồng, hỗn loạn về tinh thần của con người trong xã
hội mới nầy đôi lúc đã làm đổ vỡ tâm hồn của con người và đẩy đưa con người vào một
ngõ bí của con đường cùng đầy hụt hững của tinh thần mình, để rồi chính con người lại
trở thành nạn nhân của nó, vì thế người học Phật phải dùng Tâm để mà nhận biết, mà
tỉnh thức và theo đó mà nương tựa; và cũng chính vì thế mà con người phải cố tìm tòi,
hiểu biết về đạo Phật để học hỏi và để được sống trong sự tỉnh thức, an lạc. “Ðạo Như
Thị” vốn không có tên, không thể dùng lời nói mà diễn giải được, nếu đem ra đặt tên, lập
ranh giới thì Ðạo vốn Giải Thoát biến thành Ðạo ràng buộc. Cho nên để phá bỏ biến
chấp Ðức Phật đã nói rằng: “Như Lai chẳng có pháp chi mà được Chánh Ðẳng, Chánh
Giác.” Ðạo Phật thực đã như một chiếc bè để cứu vớt “tâm” con người thoát ra khỏi bến
mê vậy.
Người học Ðạo tối kỵ nhất là có một niệm “vọng tâm”, vì khi đã có một niệm
vọng tâm là xa cách với Ðạo. Hết thảy mọi niệm đều “Vô Tướng, đếu Vô Vi, tức là
Phật”. Nếu muốn thành Phật thì hết thẩy Phật pháp không cần phải học, chỉ cần học cái

không mong cầu, không chấp trước là đủ. Không mong cầu thì tâm không sinh, không
chấp trước thì tâm không diệt. “Không sinh, không diệt là tâm Phật” vậy.
Tín đồ Phật Giáo có ba hạng người: Học Phật, Lạy Phật và Tin Phật.
- Có người khi đến chùa lễ Phật bất kỳ thấy Phật thờ ở nơi đâu đều quỳ lạy liên
tu bất tận hoạc khi tiếp xúc với Tăng, Ni thì đã khúm núm quỳ lạy như vào cửa quan.
- Có người chỉ vì lòng tin một cách tuyệt đối vào Phật và chư Tăng, Ni nên chẳng
tìm hiểu về kinh điển, giáo lý của Phật để xem ý nghĩa chân chính của Phật pháp là gì.
- Như vậy thì hạng người học Phật mới là chân chính, mới đúng với ý nguyện của
Ðức Thế Tôn; chúng ta phải học theo lòng tin của Phật, nghị lực của Phật, trí, dũng của
Phật; học tinh thần vỉ đại hy sinh tiểu ngã của Phật, vì Phật nào muốn chúng ta đem giáo
pháp của Ngài làm thành thứ văn tự, kinh điển để dùng miệng niệm ê a đâu. Ngài muốn
ta đem giáo pháp của Ngài xử dụng như con đường để mình đi và phải đi làm sao cho
đúng đường. Phật giảng Kinh chính ra là giảng Ðạo (con đường), chỉ dẫn ta làm sao đi
và đi bằng các nào để rồi chính mình phải tìm ra lối đi đúng của con đường mà mình
đang đi đó. Ðó là “Giải Thoát”. Do vậy, chúng ta cần siêng năng tinh tấn tu tập và thực
hành những giáo Pháp mà chúng ta đã học được thì mới đúng là học Phật vậy.
2.- Hạnh hỷ xả và niềm vui: Con người vốn dỉ sinh ra đã khổ và từ đó cả một
chuổi dài đời sống của con người từ khi còn thơ dại đến lớn khôn trưởng thành và vào
đời; Ôi thôi con người gặp không biết bao nhiêu là những khó khăn, chướng ngại ở trên
đường đời và lắm lúc làm cho con người phải đau khổ rồi cũng từ trong sự tận cùng của
đau khổ con người, chúng ta có khát vọng mong tìm được một nơi nương tựa để an ủi
tâm hồn trong những lúc bị hụt hững. Do vậy đạo Pthật lại là đạo của niềm vui, mang
lại nụ cười và sự tin yêu cho con người. Ðạo Phật dạy cho con người được đức “nhân
từ” lòng “từ bi” và sự “hoan hỷ” mà hình ảnh của đức Phật Di Lặc với cái bụng lớn và
nụ cười luôn nở trên môi là biểu tượng cho lòng độ lượng bao la và niềm vui bất tuyệt
trước những cay đắng, khổ dau và trước những sự tan vở của đời sống. Ðạo Phật không
chỉ để cho những người chán đời, thất vọng, thất tình để đi tu mà là để cho tất cả những
ai muốn học được nụ cười và biết cười trong đời sống mình. Dù đã có nhiếu người đi tu
vì thất vọng, nhưng thất vọng đi tu để học “yêu lại cuộc đời” chứ không phải để chết đi
trong tuyệt vọng. Ðức Phật đã từ chối cuộc sống vương giả để đi tu trong rừng sâu và rồi
trở lại cuộc đời để giáo hóa chúng sinh với một tấm lòng yêu thương vô hạn. Cái hình
ảnh Ngài ngồi “chết” trong sự an lạc, và vì thế gọi cho đúng là Nhập Niết Bàn, đã không
chứa gì một chút bi thảm trong đó; mà trái lại đã nói lên một sự uy nghi một tấm lòng
của một bậc Thánh đã tỉnh tâm để tìm được Chánh Quả và đã Giác Ngộ đắc Ðạo để hầu
giải thoát chúng sinh ra mọi sự khổ đau của cuộc sống vô thường nầy vậy. Ðiều nầy đã
cho chúng ta thấy được rằng đạo Phật không ru ngủ con người trong đau khổ, chán nản,
tuyệt vọng hay mê hoặc con người trong mê tín, dị đoan. Hơn bất cứ một tôn giáo nào
khác. Ðạo Phật nói rõ những khổ đau, những mê muội của con người, để cho con người
tự tu tỉnh và cầu mong sao cho con người tìm lại được sự an vui đích thực trong cuộc
sống. Vì niềm vui đích thực là niềm vui của một tâm hồn không nô lệ, không bị vướng
mắc bởi những sự mê hoặc; mà là niềm vui của một tấm lòng bao la, độ lưọng và một
trái Tim tràn đầy sự yêu thương. Ðó chính là niềm vui mà đạo Phật muốn mang đến cho
con người vậy.
3.- Ðức tin xây dựng bằng lý trí: Ðạo Phật là Ðạo hòa bình, bất bạo động,
không phân biệt hay kỳ thị mà là dung thứ và hòa hợp. Ðạo Phật cũng không phân chia
ranh giới mà chỉ chú trọng tới những gì nằm trong cái Tâm mông mênh của con người và

cái Tâm đó chính là “tâm nguyện để cố hướng về và tìm sự thú vị, hăng say nơi việc mình
làm và mong sẽ thành một người tốt”; mà khi con người đã có một tâm nguyện tốt lành
và một chí hướng đích thực là muốn tìm tòi, học hỏi giáo lý của đạo Phật thì dù con
người đó ở bất kỳ trong hoàn cảnh xã hội nào cũng có thể tìm hiểu giáo lý của đạo Phật
và mong cầu học Phật được. Lòng từ bi của Ðức Phật không phân biệt giới tính, giai
tầng xã hội; sang hèn, nghèo giàu; mà với tinh thần bình đẳng trong đạo Phật Ðức Thế
Tôn chỉ muốn làm sao để cho giáo pháp của Ngài được luân lưu và truyền giảng cùng
khắp mọi nơi trên thế gian nầy để cho chúng sanh thấu hiểu được đạo lý giải thoát của
Ngài như Ngài đã từng nói: máu của mọi người đều đỏ, nước mắt thì đều mặn…Và rằng
tất cả mọi người đều có khả năng đạt tới giác ngộ và tự giải thoát cho chính mình như
Ngài vậy.
Như vậy đạo Phật muốn nuôi dưỡng những ước mơ thật tốt đẹp trong lòng của
con người, để khuyến khích và thúc đẩy con người phải có đầy đủ sự can đảm hầu vượt
qua những chướng ngại trên đường đời và tiến lên để đi tới mong cầu học hỏi và đón
nhận những điều hay lẻ phải để đạt được một tương lai tốt đẹp mà con người có thể làm
được với ý chí của chính mình; chứ không thể ngồi ù lì mà nhìn đời bằng những cặp kính
màu đầy thành kiến của nghi kỵ, cố chấp, hẹp hòi đó là những động lực làm cho con
người mê mờ và cũng là nguyên nhân tạo nên sự khổ đau mà con người phải gánh chịu.
Cũng vì cái cố chấp đó của con người mà đạo Phật gọi là con người vốn dỉ quá cao ngạo
vì sự sai lầm là chính mình đã mang một chưũ”Tôi” quá to lớn mà bao giờ chịu mỡ rộng
tâm để chấp nhận ý kiến của người khác dù đó là ý kiến hay và đầy sự sáng tạo. Ðạo
Phật dạy con người yêu thương bằng tâm hồn mở rộng, bao dung, bằng sự rộng lượng và
biết nhận thực một các chính đáng những sự sai, đúng; những điều tốt, xấu; chứ không
thể nhìn đời, nhìn người một cách thiển cận và đầy thánh kiến; cũng như không thể chỉ
yêu người, yêu đời mà còn yêu luôn cả muôn loại.v.v… Vậy thì con người đến với đạo
Phật cũng như chính Ðức Phật cũng không muốn con người hiều và tin đạo một cách mù
quáng, đầy tính dị đoan và đầu óc mê mờ, mà Ðức Thế Tôn muốn con người đến và tìm
hiểu đạo Phật với một sự hiểu biết thật đích thực bằng một tâm hồn mở rộng và một cái
nhìn sáng suốt để thấy và nhận biết cũng như cố tìm cách giải thoát sự khổ của cuộc đời
chứ không là nhắm mắt và cúi đầu bước đi trong khuôn mòn lối cũ như hình ảnh của con
cừu trong một đàn cừu. Con người sống bằng tình cảm thật đáng quý, nhưng đồng thời
cũng phải sống bằng lý trí, sự thực nghiệm và cách phán đoán sự việc một cách minh
xác. Ðã có một người đến hỏi Phật về con đường nào nên theo, giáo pháp nào nên tin khi
các tu sĩ Bà La Môn đến giảng Ðạo với họ mà nói rằng chỉ có con đường của mình, giáo
phái của mình mới là đúng. Ðức Phật đã khuyên người đó rằng, đừng tin bất cứ gì dù đó
là truyền thống, là được nhiều người tin theo, dù đó là điều kẻ uy quyền nói ra; mà hãy
tin và sống theo những gì mà lý trí, sự phán đoán và thực nghiệm cho thấy những gì có
mang lại an vui và hạnh phúc đích thực.
4.- Triết lý trung đạo: Ngày nay với một nền văn minh tiến bộ về mọi phương diện
từ kỷ thuật, thời trang và cách sống; vì thế con người đang trực diện với sự cám dổ qua
lối sống xa hoa, phung phí của vật chất đã làm cho tinh thần bị tha hóa đó. Và lẽ thường
tình là trong một xã hội văn minh thì sẽ có rất nhiều người sống trong cảnh giàu sang,
phú quý; nhưng cũng không ít những người đang vướng vào cảnh cùng cực của một
cuộc sống nghèo nàn, đói rách.

Ðức Phật không muốn con người sống ở trong một xã hội phải vướng vào cảnh
nghèo khổ; vì sự nghèo khổ đó sẽ làm cho con người trở thành nô lệ của cuộc sống bằng
cách là phải phục tùng những thế lực uy quyền để mong có được sự sống còn.
Ngài cũng không ca ngợi lối sống giàu sang hưởng thụ qua những vật chất xa
hoa; bởi vì khi mà con người chỉ biết hưởng thụ thì cuộc sống bị tha hóa và nhiều lúc
mất hết nhân tính và phẩm giá của con người. Vì tất cả những thứ ngoại cảnh như: “tiền
tài, danh lợi; chức tước, bổng lộc và ngay cả cuộc sống xa hoa sẽ hủy báng danh giá con
người, cũng như những lời khen ngợi, chê bai sẽ làm cho con người khổ tâm để mong
cầu”; Vì chính những thứ đó sẽ cám dổ và sẽ làm động tâm con người, và khi đó con
người sẽ mất hết nhân tính. Vậy tu hành tức là phải cố tu tâm, dưỡng tánh. Mỗi con
người tuy ai cũng có một nhân sinh quan về cách sống riêng rẻ và bất đồng. Nhưng theo
Ðức Thế Tôn thì mỗi con người chúng ta ai cũng có “Chân Tâm”, Chân Tâm vốn là
“thiện căn” và tính thiện đó có thể thay đổi khi con người lớn lên, trưởng thành và vào
đời vì khi đó con người sẽ bị dòng đời lôi cuốn và có thể bị biến thể thành bản chất Tốt
hay Xấu (đó chính là “hành động”) của chính mình bị ảnh hưởng vào từng cuộc sống mà
chính con người đó giao tiếp để làm cho con người đó trở thành người Tốt hay kẻ Xấu.
Chứ thực ra mỗi con người chúng ta đều có “Phật tánh” giống nhau và chính cái sự
giống nhau ở Phật tánh đó của mỗi con người cũng là con đường sống mà Ðức Phật mở
ra đó là con đường “Trung Ðạo”.
Trung đạo là con đường mà Ðức Phật mở ra và muốn rằng tất cả mọi người đều
được bình đẳng trong cuộc sống, có nghĩa là cuộc sống của con người phải vượt ra khỏi
hai lối sống thường nhật mà con người đang gặp trên thực tại đó là sự giàu sang tột đỉnh
và sự nghèo nàn cùng cực. Trung Ðạo là con đường để hầu mong giúp cho con người
thấy, để mà nhận thực và lo lấy lại được sự quân bình trong cuộc sống của chính mình và
cũng từ cái tâm Phật đó có thể giúp cho con người tự cứu lấy mình thoát kiếp của những
con thiêu thân để mong giúp đời, cứu người. Bằng cách là “ngay ở trong đời sống con
người đã tìm được Phật pháp, chứ không phải ở trong Phật pháp mà tìm được đời sống”.
IV.- Kết luận:
Qua những sự kiện trên cho chúng ta một cái nhìn thật xác thực về giáo lý nhiệm
màu của Ðạo Phật đối với cuộc sống thực tiển của con người ở trong mọi tầng lớp xã hội
từ Âu sang Á từ Ðông qua Tây; cũng như đối với tất cả các sắc dân trên quả địa cầu nầy.
Ðạo Phật không phân biệt màu da, chủng tộc mà luôn đến với mọi người và đem lại cho
con người một sự quân bình giữa thể xác và tinh thần, và hầu mong cho con người tìm
được một sự bình an cho than tâm; khi mà con người đang lâm vào cảnh khổ đau cùng
tận bằng một tâm trạng quá bi đát trong cuộc sống nghèo đói, khổ cực về thể xác và sự
nhiểu nhương, băng hoại về tinh thần thì khi đó Ðức Phật quả là một đấng “Ðạo Sư”
cao siêu để đưa con người vào đời bằng một con đường bình an, thanh thản và thăng hoa
một cách viên mãn bằng chính “giáo lý” của Ngài. Ðó là giáo lý “Giác Ngộ” và “Giải
Thoát”, và đó cũng chính là liều thần dược để chữa bệnh si mê, lầm lặc để rồi phải
vương mang những sự khổ đau rất thường tình của con người vậy.
Vì vậy đạo Phật là một đạo giáo cảm thông được môi trường sống của con người
và cũng muốn con người cũng đến với đạo Phật thật sự bằng lý trí, bằng những tư duy
của chơn tâm chính mình.
Khi mà những hàng Phật tử chúng ta có được ý niệm về đạo Phật và nhất tâm
muốn đem đạo Phật đến với con người hay nói cho đúng hơn là mang con người về gần

với đạo Phật; thì đó âu cũng là một điều mà những ai đã hằng quan tâm đến sự hưng
thịnh của đạo Phật đều cùng chung nuôi một ý niệm tốt lành là phải cố làm sao để cho
giáo lý của Ðức Thế Tôn luôn mãi là một Giáo Pháp cao siêu luôn mang vui, diệt khổ
cho chúng sanh..
Nhưng thực tiển nhất là chúng ta phải bằng mọi cách để mang Ðạo vào Ðời để
cho Giáo lý của Ðức Phật có thể hòa nhập vào cuộc sống của con người và để cho mọi
người đều thông hiểu được Ðạo thì đó cũng là một hạnh nguyện rất cao quý của những
người con Phật như chúng ta vậy.

Lake Foerst, November-05, 2009
Nhân ngày vía Ðức Quán-Thế-Âm

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm