Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

45 Không Gì Nguy Hiểm Bằng...

Đức Phật có nói trong một bài kinh ngắn thuộc Tăng Chi Bộ:

 

1-10 Tâm Không Tu Tập

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại khó sử dụng, này các Tỷ-kheo, như tâm không được tu tập. Tâm không được tu tập, này các Tỷ-kheo, khó sử dụng.

  1. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại dễ sử dụng, này các Tỷ-kheo, như tâm được tu tập. Tâm được tu tập, này các Tỷ-kheo, dễ sử dụng.
  2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại đưa đến bất lợi lớn, này các Tỷ-kheo, như tâm không được tu tập. Tâm không được tu tập, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi lớn.
  3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại đưa đến lợi ích lớn, này các Tỷ-kheo, như tâm được tu tập. Tâm được tu tập, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.
  4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại đưa đến bất lợi lớn, này các Tỷ-kheo, như tâm không được tu tập, không được làm cho hiển lộ. Tâm không được tu tập, không được làm cho hiển lộ, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi.
  5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại đưa đến ích lợi lớn, này các Tỷ-kheo, như tâm được tu tập, được làm cho hiển lộ. Tâm được tu tập, được làm cho hiển lộ, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.
  6. Ta không thấy một pháp nào khác đưa đến bất lợi lớn, này các Tỷ-kheo như tâm không tu tập, không làm cho sung mãn. Tâm không tu tập, không làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đưa đến bất lợi lớn.
  7. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại đưa đến lợi ích lớn, này các Tỷ-kheo, như tâm được tu tập, được làm sung mãn. Tâmđược tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.
  8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đem lại đau khổ, này các Tỷ-kheo, như tâm không được tu tập, không được làm cho sung mãn. Tâm không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đem lại đau khổ.
  9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đem lại an lạc, này các Tỷ-kheo, như tâm được tu tập, được làm cho sung mãn. Tâm được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đem lại an lạc.

Chúng ta suy nghĩ gì về bài pháp này?

Trước hết mình tìm hiểu xem “tâm không được tu tập” là gì?

 

 Mình tạm hiểu đơn giản là người này chưa biết về những chân lý trong cuộc đời. Ngay cả những điều qui định trong đạo đức bình thường, hay trong luật pháp của xã hội. Lý do là người này sống buông thả theo những suy nghĩ chủ quan, theo những ước muốn quá độ, vô lý của tâm ích kỷ của mình. Lý do là vì người này không được tu tập về qui luật chi phối con người và vũ trụ như những qui luật vô thường, qui luật tương quan nhân quả nghiệp báo, qui luật vô ngã. Lý do là vì người này không biết về bản thể của con người và vũ trụ là Trống Không, là Như Huyễn v.v...

Do đó cái thấy của người này chiều theo những đam mê ích kỷ của mình, không ngoài: tài, sắc, danh, thực, thùy. Từ đó khởi ra đủ thứ Tham. Dĩ nhiên là không thỏa mãn, nên Sân Hận khởi ra. Tạo ra không biết bao nhiêu là xung đột, trong gia đình, trong xã hội. Mà trước nhất là trong chính bản thân mình. Dằn vặt phiền não. Tim rối loạn. Không ăn không ngủ. Tự mình làm khổ mình rồi đưa tới làm khổ người khác.

Phật có một bài kinh nói về sự kiện này:

<Ở đời có bốn hạng người:

 

Inline image

 

   -       Hạng tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình.

   -       Hạng hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

   -       Hạng vừa tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình; vừa hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.

   -       Hạng không tự làm khổ mình, không chuyên tâm tự làm khổ mình; cũng không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người.

Người chưa biết tu tập sẽ đưa tới hậu quả trong 3 hạng người đầu. Trong kinh nói đến 3 kết quả:

-           Khó sử dụng: có nghĩa là bướng bỉnh, ngoan cố.

-           Đưa đến bất lợi lớn: có nghĩa là làm tổn hại mình và người khác.

-           Đem lại đau khổ: cho chính mình trước nhất và cho người khác.

Trái lại là người biết tu tập, thì là hạng người thứ 4.

Tiến trình tu tập qua 3 bước:

     + Tâm được tu tập

     + Tâm được làm cho hiển lộ

     + Tâm được làm cho sung mãn.

Chúng ta bàn thêm về tiến trình này.

Tâm được tu tập: có nghĩa là hiểu và thực hành đúng theo những pháp Đức Phật dạy. Thí dụ: qui luật vô thường, vô ngã, duyên khởi duyên sinh, Như Thực, bản thể Không,  Huyễn v.v...

Tâm được làm cho hiển lộ: sau khi học hiểu và thực tập rồi thì đem ra ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình, bớt ham muốn đòi hỏi người khác phải chiều chuộng mình, bớt đòi hỏi xã hội phải cung ứng cho mình đầy đủ tiện nghi… Tức là sống biết đủ, kham nhẫn những điều trái ý.

Inline image

Tâm được làm cho sung mãn: càng ngày càng phát triển những đức tính cao quí hơn nữa: từ (thương yêu quí mến tất cả mọi người như nhau), bi  (giúp đỡ, chăm sóc người khác khi cần với lòng bi mẫn), hỷ  (vui vẻ an lạc, không còn ganh ghét đố kỵ khi thấy người khác thành công hạnh phúc), xả (thanh thản, trầm tĩnh, không giao động trước những thăng trầm của cuộc đời).

 

Kết quả là:

     + dễ sử dụng: tâm hiền dịu, biết phục thiện, bình tĩnh, tế nhị, biết lắng nghe.

     + đưa tới lợi ích lớn: lợi ích trước nhất là điều hòa sức khỏe của mình, tâm an vui, sáng suốt, hài hòa, có trí tuệ. Từ đó ảnh hưởng tốt tới những người thân trong gia đình, bạn bè, xã hội.

     + đem lại an lạc: chính mình được an lạc, tức là hết khổ. Những người chung quanh cũng được an vui theo, mình sẽ có nhiều bạn tốt.

Kết luận, tâm được tu tập là con đường dẫn tới hạnh phúc, nói theo ngôn ngữ thông thường. Tâm không được tu tập dẫn tới khổ đau.

 

Mà tâm không biết tu tập, không gì nguy hiểm bằng chọn lầm người bạn đường. Khổ cho cả 3 đời: cha mẹ, mình và con.

Thích Nữ Triệt Như

2- 7- 2020

 

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." />

ReplyReply allForward

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm