Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

Tứ diệu đế giáo lý căn bản của đạo Phật

 

 

Kinh sách Phật giáo thường ghi, vì lòng bi mẫn với chúng sinh, vì lòng thương tưởng với đời mà Đức Phật thị hiện ra ở cõi đời này. Ngài có mặt ở đời vì một đại nhân duyên là cứu khổ độ sinh. 

 

Như vậy, với Tứ Diệu Đế, Phật giáo đã giải quyết vấn đề con người một cách rốt ráo, và Tứ Diệu Đế cũng là giáo lý căn bản mà bất kỳ một người xuất gia học Phật dù thuộc hệ phái nào đều phải biết tới và tu tập theo để mong cầu giải thoát, chứng ngộ Niết Bàn. 

 

Tứ Diệu Đế đã được Ðức Phật sắp đặt theo một thứ tự rất phương pháp khoa học (science), khôn khéo (intelligence), hợp lý (logic), hợp tình (truth). 

 

Ngày nay, sau hơn 2,500 năm, các nhà nghiên cứu Phật học Âu Tây, mỗi khi nói đến Tứ Diệu Ðế, ngoài cái nghĩa lý sâu xa, nhận xét xác đáng, còn tấm tắt, tán thán cái phương thức kiến trúc, cái bố cục, cái thứ lớp của toàn bộ pháp môn ấy của Đức Thế Tôn. 

 

Trước tiên, Đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy cái thảm cảnh hiện tại của cõi đời. Cái thảm cảnh bi đát nầy có nằm ngay trước mắt ta, bên tai ta, ngay trong chính mỗi chúng ta; những sự thật có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, rờ được, chứ không phải những sự thật xa lạ ở đâu đâu. 

 

Ðã là một chúng sinh, ai không có sanh, ai không đau ốm, ai không già, ai không chết, ...? Và tất cả những trạng thái ấy đều mang theo tánh chất khổ đau. Ðã có thân, tất phải khổ! Ðó là một chân lý rõ ràng, giản dị, không ai là không nhận thấy, không thể phủ nhận. 

 

Sau khi chỉ thẳng cho mọi người thấy cái khổ sờ sờ ở trước mắt, ở chung quanh và chính trong mỗi chúng ta rồi, Đức Phật mới đi qua giai đoạn thứ hai, là chỉ cho chúng sanh thấy nguồn gốc, lý do của những nỗi khổ ấy. Ngài đã từ hiện tại đi dần về quá khứ, đã từ bề mặt đi dần xuống bề sâu, đã từ cái dễ thấy đến cái khó thấy, từ cái cao siêu trở thành đơn giản. 

 

Lý luận căn bản, vửng chắc của Ngài đã dựa trên những vấn đề của thực tại (facts), trên những căn cơ có thể chứng nghiệm được, chứ không phải xa lạ, viễn vông, mơ hồ. 

 

Ðến giai đoạn thứ ba, đức Phật trình bày cho chúng ta thấy cái an lạc của sự hết khổ. Giai đoạn nầy tương phản với giai đoạn thứ nhứt - giai đoạn trên khổ sở như thế nào, thì giai đoạn nầy lại vui thú như thế ấy. 

 

Cảnh giới vui thú mà Ngài trình bày cho chúng ta thấy ở đây, cũng không có gì là mơ hồ, viễn vông, vì nếu đã có cái khổ đau thì đối lại phải có cái khoái lạc (dualism). Khoái lạc luôn đi đôi với khổ đau. Mà khi đã thấy rõ được cái khổ như thế nào, thì mới hăng hái tìm cách thoát khổ và khao khát hướng đến cái vui an lạc mà đức Phật đã giới thiệu. 

 

Ðến giai đoạn thứ tư là giai đoạn Phật dạy những phương pháp để thực hiện cái vui an lạc ấy. 

 

Ở đây chúng ta nên chú ý là đức Phật trình bày cảnh giới giải thoát (liberation) trước, rồi mới chỉ bày phương pháp (Đạo, the way) tu hành sau. 

 

Ðó chính là một lối trình bày rất khôn khéo, đúng với tâm lý chung của con người - trước khi bảo người ta đi, thì phải nêu mục đích sẽ đến như thế nào, rồi để người ta suy xét, lựa chọn có nên đi hay không. Nếu người ta nhận thấy mục đích ấy cao quý, đẹp đẽ cho chính mình, thì khi ấy người ta mới hăng hái, nỗ lực không quản khó nhọc, để tự mình thực hiện cho được mục đích ấy. 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm