- GIỚI THIỆU
Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp giao tiếp, cảm hóa, thu phục nhân tâm có hiệu
quả, còn gọi là thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật cảm hoá lòng người (win their heart)
phổ biến trong Phật giáo.
Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự là để cảm hoá chúng sanh, khiến chúng sanh
khởi sanh tâm mến thương, khiến họ kính nễn, thù phục và chịu lắng nghe và hành
trì chánh pháp. Đây là một pháp tu thù thắng lấy lợi sanh và hạnh phúc của chúng
sanh làm mục đích cũng để duy trì đạo đức xã hội một cách hiệu quả.
Trong Kinh và Luận tạng như: Trung a hàm, bài kinh Thiện Sanh; kinh Tạp a hàm;
Kinh Tăng nhất a hàm; Thành thật luận; Đại trí độ luân; Đại thừa nghĩa chương...
nói nhiều về Tứ Nhiếp Pháp.
II. THÂN BÀI
1. ĐỊNH NGHĨA
Tứ là bốn. Nhiếp là thu phục. Pháp là phương pháp.
Bốn phương pháp khiến chúng sanh hướng về Phật pháp lợi mình và người.
2. PHƯƠNG PHÁP
Tứ nhiếp pháp gồm 4 phương pháp là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành
nhiếp và Đồng sự nhiếp.
2.1. BỐ THÍ NHIẾP
Bố thí nhiếp là ban tặng vật chất, năng lực hay trí tuệ, đem những gì mình có
để cứu giúp và thu phục người khác, khiến họ được ấm no trong cuộc sống
và an lạc trong tâm thức. Do lợi lạc thân tâm, mà họ quay về với tu tập lâu
dài để tăng trưởng lợ ích.
Có 3 phần: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
a. Tài thí: (tài là tiền của, vật chất) là đem tiền của, vật chất mà bố thí, để
cứu giúp người đang nghèo khổ, hoạn nạn.
Tài thí có 2 phần là ngoại tài và nội tài.
- Ngoại tài là tiền bạc, vật chất mình sở hữu.
2
- Nội tài là tài sản ngay nơi tự thân của chính mình, như thân thể, công sức.
Người nghèo không có tiền bố thí thì vẫn giúp đỡ được người khác bằng
công sức và thân thể của mình, như hiến máu nhân đạo, hiến xác cho khoa
học, hoặc bỏ công ra đắp lại đoạn đường hư, dắt cụ già qua đường v.v...
b. Pháp thí: (Pháp là giáo pháp của Đức Phật) là đem những giáo pháp, con
đường an lạc và hạnh phúc của Đức Phật mà chia sẻ cho chúng sanh.
c. Vô úy thí: (vô úy là không sợ hãi) là mang đến sự không sợ hãi cho chúng
sanh, che chở, bảo vệ, giúp họ được bình tĩnh, yên ổn.
2.2.ÁI NGỮ NHIẾP
Ái ngữ nhiếp là khéo léo dùng lời hòa nhã, an ủi, khuyên lơn, làm cho chúng
sanh mến phục, rồi từ đó họ mới theo ta về với đạo.
2.3. LỢI HÀNH NHIẾP
Lợi hành nhiếp là dùng thân khẩu ý làm lợi ích cho chúng sanh khiến người
sinh lòng cảm mến mà theo ta học đạo. Ví dụ họ bị căng thẳng, buồn chán,
gia đình gặp nạn, thiếu kém, cuộc sống không đủ phương tiện… chúng ta
cùng giúp tạo cho họ ổn định, lợi lạc cuộc sống.
2.4.ĐỒNG SỰ NHIẾP
Đồng sự nhiếp là tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, xem công
việc như một phương tiện để gần gũi, giúp đỡ cho những người làm công
việc ấy, để họ cảm phục ta mà về với đạo.
Đồng sự nhiếp là phương pháp hiệu quả nhất vì chúng ta có thể làm thường
xuyên mỗi ngày, và nhờ ta chung đụng với họ trong cùng một môi trường
công việc nên hiểu tâm tư, ước muốn của họ hơn, có thể giúp đỡ một cách
thiết thực hơn. Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt của người Phật tử cho
họ nhìn thấy, họ sẽ rất cảm kích.
III. KẾT LUẬN
LỢI ÍCH CỦA ỨNG DỤNG TỨ NHIẾP PHÁP
3
Đây là bốn phương pháp lợi tha để nhiếp phục chúng sanh quay về với phật pháp,
tu thiện xa ác, xây dựng cuộc sống an lành, thuần lương hướng thiện. Với ý nghĩa
đó mà người con Phật, người học Phật đều cần phải lấy bốn pháp cảm hoá người
mà Phật đã dạy như là phương châm sống và trang bị cho mình đủ vững chãi để
giúp người và minh.
Chính Đức Phật cũng nhờ Tứ Nhiếp Pháp mà hóa độ được số đông cõi trời và
người, thoát khổ, xa nẽo tà mà giải thoát an lạc.
- Về phương diện cá nhân: đạt được thuật đắc nhân tâm, có khả năng khéo léo cảm
hóa các căn cơ chúng sanh, thực hành bồ tát hạnh một cách
- Về phương diện gia đình/tập thể/đại chúng: cảm hóa và lợi ích số đông. Nhân
rộng tình thương, đạo đức…
- Về phương diện xã hội: Ảnh hưởng vang xa, hoán cải được phần nào hoàn cảnh
xã hội.
Khuyến hoá mọi người tin sâu nhân quả, biết tôn kính Tam bảo và đạt được niềm
vui theo con đường học Phật.
Số người tu tập Tứ nhiếp pháp càng nhiều thì xã hội càng thuần lương, an hòa,
hạnh phúc.
Con đường thuyết phục nhân tâm
Pháp môn tứ nhiếp thậm thâm tuyệt vời
Độ sanh chẳng chút chán đời
Đồng đưa vạn loại về nơi niết bàn.