(This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
Table of Contents
Những bài kệ chọn lọc của các thiền sư Việt 9
Phi Lộ
Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ.
Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy!
Luận theo bạch thoại, thiền sư không làm thơ chỉ ra kệ. Nhưng kẻ nghe kệ tưởng nhầm là thơ ... mộng.
Bất chợt, trong khoảng khắc, tâm tư bổng nhiên tịch, tĩnh, tỉnh, tịnh lặng, an nhiên, thanh tịnh nhất. Khi nhậm vận, quan sát những thăng trầm của thế sự trôi qua trước mắt mà trong lòng thanh thản, không còn bận tâm nữa. Khi mà cảnh vui buồn không còn chi phối tâm lòng, được mất không còn tham cầu, thành bại hết hãi sợ. Khi mà quán thấu sinh tử vô thường và khi mà chỉ chiếu kiến nhưng không sở trụ vào sự biến thiên tùy duyên của vạn hữu vô thường đó. Ấy là lúc lấp ló, nhi sinh tánh bất sinh bất diệt của chân tâm.
Đoản văn trên không có chủ đề, không có ai an tịnh, không có ai quan sát, ... Vô ngã văn!
Trong lúc mà không gian cuộn thời gian, thiền sư bất chợt kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ, thấu đạt tính bất nhị của bản thể và hiện tượng của vũ trụ quan. Tiếp theo đó, thiền sư lẳng lặng cảm nhận niềm an lạc của trí tuệ vô biên đó. Nhưng vì quá bất ngờ nên không biết nên làm gì cho mình, cho chúng sinh với viên ngọc báu Mani mới tìm lại này nên đôi khi thiền sư phải nhờ tới kệ, thuở đó chưa có công án, để truyền đạt ý thiền. Vì không thể sống giữ, làm lòng ẩm ức hay chết mang theo kệ vô dụng cho ma.
Những kệ ngữ của những tổ tiên giác ngộ dưới đây, rất khó diễn đạt dễ dàng qua ngôn tự. Tuy chúng không hoàn toàn là văn hoa bác học nhưng chúng đã vô tình trở thành thơ văn, bàng bạt tâm linh, đầy thiền tính.
Tóm lại, những bài kệ này đã như là những nhân duyên rất tình cờ, bỗng trở thành những bài thơ thiền bất hủ trong văn chương, và được công nhận là một trong những kho tàng vô giá trong văn hóa của nước Việt.
Tứ Tuyệt
Nhưng trước khi không biết đường đi lạc vào thơ Đường tứ tuyệt này thì chúng ta cũng nên biết đường mà đi đường.
Thật ra cái chữ Tứ thì thật chứ cái Tuyệt này không phải là tuyệt thật mà hình như tuyệt này có nghĩa là cắt, dứt tám (bát cú) thành bốn (tứ) câu?
Do đó, đa số thơ tứ tuyệt không tuyệt mà vô duyên lạc đề, tuyệt dỡ ẹc.
An tâm, những bài kệ chọn lọc của những thiền sư Việt dưới đây, tuyệt thật!
Trong “Làm sao để viết một bài thơ Đường”, Tứ Tuyệt, sưu tầm và phóng tác từ 101 chuyện thiền Nhật Bản, Lê Huy Trứ viết:
Một thi sĩ nổi tiếng của Nhật được hỏi làm thế nào để làm một bài thơ Tàu.
“Thơ Tàu thường có 4 hàng,” thi sĩ giải thích. “Hàng đầu là câu đầu tiên, hàng thứ nhì là tiếp tục của câu đầu, hàng thứ ba bỏ chủ đề này và bắt đầu chủ đề mới, và hàng thứ tư liên kết ba hàng đầu với nhau.
Đó là, bốn câu thơ trong một bài tứ tuyệt gồm có Khởi, thừa, chuyển, hợp.”
Một bài hát phổ thông của Nhật minh họa điều này:
Hai tiểu thơ bán lụa ở Kyoto
Cô chị hai mươi em mười tám
Chiến binh giết người bằng gươm dáo
Hai cô giết người bằng đôi mắt
(Trần Đình Hoành dịch)
*
Da phấn, tóc thơm với má đào,
Khi nhìn, ai cũng thấy nao nao.
Thực chất chỉ toàn xương với thịt,
Giết người đau đớn chẳng cần dao.
(Trần Nhân Tông)
*
Ảnh là trăng dưới nước
Lấp lánh trong mặt hồ
Đêm qua trăng rơi muộn
Bóng vỡ vòng sóng đùa...
(Lê Huy Trứ)
Câu đầu tả ảnh trăng dưới nước. Câu thứ nhì theo câu đầu tả bóng trăng phản chiếu sáng tỏ trong hồ nước, yên tĩnh. Câu thứ ba, lạc đề, đổi đề tài, gợi chuyện hôm qua trăng rơi muộn xuống hồ. Câu cuối là tóm tắc của ba câu trên, trăng rơi làm vỡ bóng gây nên gợn sóng trong hồ nước. Tất cả quán âm thanh, động tĩnh, thấy ảnh quang sắc, ... từ tâm mơ tưởng.
Dĩ nhiên, hồ khô nước thì phải làm bài thơ khác, bài thơ trăng rụng xuống cầu, chẳng hạn.
Đại khái, ‘tứ tuyệt ngộ nghĩnh đường luật’ là hàng đầu, thất ngôn, tả đường phèn. Hàng thứ hai theo hàng đầu tả đường cát ngọt. Hàng thứ ba, đổi chủ đề, tả con đường cái quan. Hàng thứ tư, túm cả ba đường của ba câu trên rồi không biết đường nào mà mò. Ngộ thiệt! Lạ thiệt! Thơ Đường thiệt tuyệt cú mèo!
Với cái lối suy nghĩ của hậu sinh hiện tại thì tứ tuyệt nên như thế này mới tận tuyệt:
Văng vẳng đâu tiếng mõ
Thanh trầm chuông chùa ngân
Thoáng bài kinh Bát nhã
Tất cả chỉ là Không
(Lê Huy Trứ)
Mõ đi với chuông, chuông mõ đi đôi cùng kinh kệ. Tất cả, kinh chuông mõ, ngay cả những người tạo ra những âm thanh đó cũng chỉ là Không đối với bật thanh tịnh tâm. Vậy chùa quán âm có thấy không? Kiến không!
Cho nên, dịch cho đúng ý kệ không phải dễ nếu dịch giả không có trí thức lẫn trí tuệ thiền căn. Nhất là dịch ra ngoại ngữ vì ngôn ngữ của Tây Phương rất là thực tiễn, logic, khoa học không phải trừu tượng. Khó thể dịch chữ đối chữ và nhất là ngôn ngữ, văn chương Tây Phương không có âm bằng bằng trắc trắc như Tàu với Ta trong thơ văn.
Những người ‘không phải Việt, không phải Tàu’ có thể hiểu được cái thơ mộng, lãng mạn, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ hay đừng cho không gian đụng thời gian” nhưng không thể hiểu nỗi cái tư tưởng bệnh hoạn “dài tay em mấy khóe mắt xanh xao hay ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”?
Chính tôi hồi đó đã nghe và hát theo như con vẹt. Thấy chung quanh khen hay nên mình cũng hùa theo khen là tuyệt vời. Dù không hiểu nổi nhưng không dám chất vấn đại thiên tài. Riết rồi, thần hồn nhập thần tính, cả nước cảm thấy nó hay thiệt.
Cho đến cái ngày người bạn ngoại quốc hỏi tôi dịch ra thế nào? Tôi hỏi anh ta muốn tôi dịch nghĩa đen hay nghĩa bóng?
Tóm lại, (bệnh) dịch không khó để (lây) dịch, nhưng cẩn thận khi dịch tả.
Tôi dám khẳng định không ai dám cho mình dịch đúng nhất, hay nhất mà đó là thuộc về phần phê bình, phong thưởng của những độc giả.
Tuy nhiên, tôi dám quả quyết là tôi dịch với tất cả tâm hồn mà theo tôi nghĩ là nó “đúng nhất, hay nhất,” trung thật nhất của riêng tôi trong lúc “xuất thần” tụng kinh kệ tứ tuyệt online, đánh chuông keyboard, gõ bấm mỏ chuột (mouse) mà tôi lỡ đường nhậm vận rị mọ dịch trong tinh thần vô khủng bố úy.
Trong lúc xuất thần nhậm vận, tôi không là tôi nữa mà là hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nghe luôn cả tiếng vổ tay của độc thủ đại hiệp.
Kệ thiền
Kệ là đoản kinh, có thể nhật tụng. Thiền Tông đọc kệ để mong giác ngộ. Những bài kệ Thiền là phương tiện, nhằm giúp hành giả ngộ đạo bằng con đường trực giác, tâm truyền tâm. Cho nên, thiền kệ không hẳn là thơ văn bác học phổ thông.
“Kệ: còn gọi là thi kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử.” (Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, chú thích, Nguyễn Cẩm Xuyên)
Tôi dám khẳng định, đa số học giả, trí thức, bằng cấp cao dù có cố gắng dịch và giải nghĩa kệ thiền hay bất cứ kinh điển, và pháp luận nào của Phật Giáo mà thiếu căn bản trí tuệ thì cho dù họ có dịch diễn hay cách mấy cũng không cách gì lột trần được cái bản lai diện mục của Phật Pháp được. Trái lại như tôi thường thấy họ đã:
“Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan.” Lìa kinh, càng đa tự để phô trương kiến thức của mình, lại càng đồng ma thuyết. Họ không phải ngu dốt nhưng ngu muội, u mê. Phật Giáo lịch sự gọi lại vô minh. Không “thông” minh?
Các bài kệ của Thiền Tông đều vốn “không chủ đề” không phải là điều thiếu sót ngẫu nhiên. Chỉ có học giả Nho Giáo Lê Quý Đôn “thiếu sót” trí tuệ thiền nên vô minh suy bụng nho gia ra tâm thiền.
Học giả Lê Quý Đôn đã vô minh đặt những tựa đề cho những bài kệ thiền theo ý Nho Gia, duy ngã, không có kiến thức tâm linh của bật đã giác ngộ, ra kệ, nên những tựa đề của ông ta dịch không được chuẩn ý, và vì vậy ông ta đã vô tình/cố ý làm lu mờ anh minh của Bát Nhã thiền.
Thật ra cũng tội cho ngài Lê Quý Đôn: Tâm có ý tốt nhưng căn còn vô minh, kiến thức Phật Pháp còn thấp kém nên chưa mở trí tuệ để ngộ.
Bởi vì, Trí Tuệ không có thể truyền đạt bởi cảm nhận bi quan, yếm thế, vô minh (tham sân si) qua quan điểm duy ngã của Nho Giáo với kiến thức nhập thế, háo danh phận, cam quỳ lụy, làm tôi tớ trung thành đời đời, chết cho vương quyền chỉ vì cái bả công danh phú quý phù phiếm vô thường.
Ðám phồn hoa trót bước chân vào,
Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết!
(Nguyễn Công Trứ)
Trong bài “Thoát vòng danh lợi,” khi làm bài “hát nói” tả chân này, Nguyễn Công Trứ cố tình “trót bước chân vào đám phồn hoa” hẳn không phải trót mới một lần nhưng vì quá si đắm danh vị nên khả ái ố với thăng trầm hoạn lộ.
Có lần lên tới Binh Bộ Thượng Thơ (bộ trưởng quốc phòng) đến bị dèm pha, vua đày xuống làm lính thú, thậm chí suýt nữa mất chỗ đội nón.
Vậy mà Ngài vẫn lặn ngụp trong đầm danh vọng cho đến khi hưu trí mới, “Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể.”
Những kiến thức, cảm nhận, tham sân si, phàm phu, chấp ngã này của Khổng Tử hủ Nho cùng thói thường chạy đuổi theo vật chất, phú quý, quyền uy đầy phù du của nhân sinh không hòa hợp với trí tuệ, vô ưu, vô úy, vô ngã, thanh tịnh của hành giả ngộ không.
Những bài kệ chọn lọc của các thiền sư Việt
Sau đây là vài bài kệ tôi chọn lọc, tạm phiên dịch ra tiếng Mỹ (vì tôi không biết tiếng Anh), và Họa Tá Vận (phóng tác họa?). Tá vận là mượn vần.
Noi gương luật thơ đường “tử tuyệt” ở trên, tôi chỉ tá vận, “vay” mượn vần của bài kệ xướng để làm một bài kệ họa mà nội dung có thể hay hơn/dở hơn tùy ý phê bình của thức giả.
Những kệ họa này đôi khi liên quan hay không dính dấp gì đến bài xướng kệ nguyên thủy thì cứ nên mặc kệ nó vì những bài kệ tá vận họa này tuy đồng ngôn tính nhưng ngữ bất đồng.
Có thể kệ khác với công án ở điểm, kệ có thể xướng họa tập thể nhưng công án chỉ dành riêng cho mỗi cá nhân để tùy duyên mà giác ngộ?
Tại sao tiền nhân lần đầu tiên nghe kệ hay công án thốt nhiên đốn ngộ trong khi chúng ta đọc cả trăm câu chuyện thiền, thấy thật hay mà không giác ngộ ngay tức khắc?
Thị đệ tử bản tịch 示弟子本寂 • Bảo đệ tử là bản tịch
Thuần Chân thiền sư
示弟子本寂
真性常無性,
何曾有生滅。
身是生滅法,
法性未曾滅。
Thị đệ tử bản tịch
Chân tính thường vô tính,
Hà tằng hữu sinh diệt.
Thân thị sinh diệt pháp,
Pháp tính vị tằng diệt.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
True conscious has no characteristic,
It’s neither born nor die.
Body is rebirth and re-decease,
Dharma isn’t born or die.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Chân tính luôn luôn không có tính,
Nó chưa từng có sinh, có diệt,
Thân người là hiện tượng sinh diệt,
(Nhưng) pháp tính thì chưa từng (sinh) diệt.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Bản lai vô diện mục
Thường vô sinh vô diệt
Sắc sinh trụ hoại diệt
Pháp bất sinh bất diệt
(Lê Huy Trứ)
Chân tính 真性 • Chân tính
Đại Xả thiền sư
真性
四蛇同篋本元空,
五蘊山高亦不宗。
真性靈明無罣礙,
涅槃生死任迦籠。
Chân tính
Tứ xà đồng kiệp bản nguyên không,
Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tòng.
Chân tính linh minh vô khuể ngại,
Niết bàn sinh tử nhiệm già lung.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Earth, water, fire, and wind originated emptiness,
Five aggregates tall as mountain but unique.
True mind is awareness never be afraid,
Nivana, birth death don’t matter to us.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Đất, nước, lửa, gió cùng chung trong hộp [vật chất, thực ra] vốn là hư không,
Năm yếu tố [làm thành thân thể và tâm trí người ta] tuy như núi cao song cũng chẳng có nguồn gốc.
[Nếu] chân tính thiêng liêng sáng suốt chẳng vướng mắc gì,
Thì có kể chi sự ràng buộc của niết bàn và sinh tử.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học Xã hội, 1977
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Tứ đại đồng thể bổn tánh không
Ngũ uẩn bản lai không diện mục
Chơn tánh anh minh không bố úy
Niết bàn sinh tử có như không.
(Lê Huy Trứ)
Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 1
Bảo Giám thiền sư
感懷其一
得成正覺罕憑修,
祗為牢籠智慧懮。
認得摩尼玄妙理,
正如天上顯金烏。
Cảm hoài kỳ 1
Đắc thành chánh giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.
*
Được thành chánh giác ít nhờ tu,
Ấy chỉ nhọc nhằn, trì tuệ ưu,
Nhận được ma ni lý huyền diệu,
Ví thể trên không hiện vầng hồng.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Enlightenment isn’t necessary because of following Buddhism,
Ritual Buddhism limits the wisdom of mindfulness.
Om Mani Padme Hum is the truth
Like in sky appears a pink halo.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa
Thành được chính giác, ít khi dựa vào tu hành,
Vì tu hành chỉ là giam cầm cái ưu việt của trí tuệ.
[Chỉ cần] nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma ni,
Thì đúng như mặt trời rực rỡ trên không.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Đắc đạo không hẳn nhờ tu hành,
Tu trụ tâm, hành trí tuệ si
Quán đắc Quan Âm viên diệu pháp
Ánh hồng lấp lánh nhất sao mai
(Lê Huy Trứ)
Cảm hoài kỳ 1 感懷其一 • Cảm hoài kỳ 2
Bảo Giám thiền sư
感懷其二
智者猶如月在天,
光含塵剎照無邊。
若人要識須分別,
嶺上扶疏鎖暮煙。
Trí giả do như nguyệt tại thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Guru is like a moon in sky,
It shines everywhere with the unlimited brightness.
People should know how to distinguish it,
Smoke fills the sky over the hill.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
*
Người trí như trăng sáng trên không,
Chiếu soi khắp cõi sáng tận cùng.
Người tu cần biết nên phân biệt,
Khói mù man mác phủ non chiều.
Dịch nghĩa,
Kẻ trí tuệ như trăng trên trời,
Ánh sáng bao la sáng phủ trần gian,
Nếu người tu nhận thức yếu quyết đó thì chớ nên phân biệt,
Như khói chiều man mác phủ mù non.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Trí huệ trong sáng như trăng sao,
Quang minh trần thế chiếu vô cùng.
Người tu thiết yếu không phân biệt,
Khói núi sương lam thanh tịnh tâm.
(Lê Huy Trứ)
Chân dữ huyễn 真與幻 • Chân và huyễn
Định Hương thiền sư
真與幻
本來無處所,
處所是真宗。
真宗如是幻,
幻有即空空。
Chân dữ huyễn
Bản lai vô xứ sở,
Xứ sở thị chân tông.
Chân tông như thị huyễn,
Huyễn hữu tức không không.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
True mind has no place,
Place is home of knowledge.
Knowledge is nothing of nothing,
Nothing is emptiness of emptiness.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Đạo vốn không có xứ sở,
Xứ sở của nó chính là cái chân tông.
Nếu nói rằng chân tông cũng là huyễn,
Thì coi cái "hữu" là huyễn và càng tỏ rõ cái "không" là không.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Bản tâm vô sở xứ,
Sở trụ động tâm viên.
Vọng tâm như huyễn mộng,
Giác huyễn ngộ tâm không.
(Lê Huy Trứ)
Đạo vô ảnh tượng 道無影像 • Đạo không hình bóng
Nguyện Học thiền sư
道無影像
道無影像,
觸目非遙。
自反推求,
莫求他得。
縱饒求得,
得即不真。
設使得真,
真是何物?
Đạo vô ảnh tượng
Đạo vô ảnh tượng,
Xúc mục phi dao.
Tự phản suy cầu,
Mạc cầu tha đắc.
Túng nhiêu cầu đắc,
Đắc tức bất chân.
Thiết sử đắc chân,
Chân thị hà vật?
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Way has no image,
It is facing you
Observe deep inside you,
Do not look outside.
If find it outside,
Then it’s not real.
Even if it’s there,
Then what’s it exactly?
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Đạo không có hình bóng cụ thể,
Nhưng nó lại có ngay trước mắt, chẳng ở đâu xa.
Phải tự suy nghĩ mà tìm trong bản thân mình,
Chớ mong tìm được ở người khác.
Nếu tìm [ở người khác] mà được,
Thì đó chẳng phải là "chân đạo" nữa.
Và dù có tìm được "chân đạo",
Thì "chân đạo"sẽ là vật gì?
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Đạo vô sắc tướng,
Trước mắt không xa.
Quán tự kiến tại,
Chớ cầu tha lực.
May mà khả đắc,
Đắc đó không chân.
Chấp đó là chân,
Chân chính vật gì?
(Lê Huy Trứ)
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 1 答李太宗心願之問其一 • Trả lời Lý Thái Tông hỏi về tâm nguyện kỳ 1
Huệ Sinh thiền sư
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 1
Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi không.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
The way is no way,
Be eradicated not to be.
If people know and experience,
They are all Buddha alike.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Thế giới hiện tượng vốn như không có,
Chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không.
Nếu người ta hiểu được cái nguyên lý ấy,
Thì chúng sinh cũng đồng nhất với Phật.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Bản lai pháp không pháp,
Vô hữu triệt vô không.
Nếu người thử biết pháp,
Chúng sinh điều như Phật.
(Lê Huy Trứ)
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 2 答李太宗心願之問其二 • Trả lời Lý Thái Tông hỏi về tâm nguyện kỳ 2
Huệ Sinh thiền sư
Đáp Lý Thái Tông tâm nguyện chi vấn kỳ 2
Tịch tịch Lăng Già nguyệt,
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu,
Tam muội nhậm thông chu.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Quietly moon over Lang Gia,
Nothing sails across the sea.
Attain emptiness, emptiness becomes fullness,
Travel in Samadhi as will
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Lặng lẽ như vầng trăng trên núi Lăng Già,
Hư không như con thuyền vượt biển.
Biết đúng cái không thì cái không hoá ra cái có,
Và sẽ mặc ý mà đi suốt và đi khắp tam muội.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Lăng Già trăng lặng lẽ,
Không bờ không bến độ.
Biết không, không thấy có,
Tam muội thảnh thơi chơi.
(Lê Huy Trứ)
Huyễn pháp 幻法 • Huyễn pháp
Hiện Quang thiền sư
幻法
幻法皆是幻,
幻修皆是幻。
二幻皆不即,
即是除諸幻。
Huyễn pháp
Huyễn pháp giai thị huyễn,
Huyễn tu giai thị huyễn.
Nhị huyễn giai bất tức,
Tức thị trừ chư huyễn.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Unreal way is not real,
Practicing unreal is not real.
Both can not be followed,
Right away, eliminate all unreal.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Phép huyền ảo đều là ảo,
Tu huyền ảo đều là ảo.
[Nếu biết] hai cái ảo đó đều không đến đâu,
Ấy là trừ bỏ được mọi sự huyền ảo.
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Pháp huyễn phi thị không,
Tu huyễn vô thị không.
Nhị huyễn bất thị không,
Tức huyễn không thị không.
(Lê Huy Trứ)
Hữu không 有空 • Có và không
Đạo Hạnh thiền sư
有空
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Hữu không
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Say existent, particle is existed.
Say extinction, universe is extincted.
Like moon’s image in water.
It looks real but not.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Nói có Hư Trần có,
Nói không thế giới không.
Có không trăng trong nước,
Trước nước có trăng không?
(Lê Huy Trứ)
Dịch nghĩa,
Bảo là "có", thì hạt bụi (Lân Hư Trần) cũng có
Bảo là "không", thì tất cả (thế gian) đều không
"Có" và "không" như ánh trăng dưới nước
Đừng có bám hẳn vào cái "có" cũng đừng cho cái "không" là không.
Kính trung xuất hình tượng 鏡中出形像 • Bóng hiện trong gương
幻身本自空寂生,
猶如鏡中出形像。
形像覺了一切空,
幻身須臾證實相。
Kính trung xuất hình tượng
Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
Do như kính trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thực tướng.
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ,
Illusory body isn’t live or die itself,
It is the reflexion of mirror image.
That matter is nothing because it’s imagined,
Unreal body can aquire a true matter.
(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)
Dịch nghĩa,
Tấm thân hư ảo này vốn từ hư không tĩnh mịch sinh ra,
Giống như cái "bóng" xuất hiện trong gương.
Đã hiểu rõ rằng chỉ có cái "bóng" thì hết thảy đều là không,
Tấm thân hư ảo phút chốc chứng được thực tướng.
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Tự nơi không tịch có thân mình
Mường tượng trong gương bóng với hình
Cảnh huyễn một khi đà tỉnh thức
Giây lâu, tướng thật hiện rành rành
Họa Tá Vận của Lê Huy Trứ
Pháp thân tự tánh bất diệt sinh,
Phản ảnh đài gương sắc hữu hình.
Giác liễu ảo thân vô nhất vật,
Bản thân tu chứng kiến Như Lai.
(Lê Huy Trứ)