Bài “Thiền trị được bệnh, tại sao?” (4.4.2011) tôi trình bày một trong những vấn đề tổng quát là Thiền có khả năng chống lại sự thoái hóa của telomeres. Điều nầy ảnh hưởng đến tuổi thọ và bệnh tật của chúng ta.
Khoa học gia tìm thấy, Thiền có khả năng cải thiện telomeres làm cho con người trẻ ra, già chậm và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Tìm hiểu vai trò của telomeres đối với sự lão hóa và bệnh tật, chúng ta sẽ có một đời sống thọ hơn, khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc hơn.
Bà Elizabeth Blackburn được giải Nobel về y học do ba đã tìm ra sự liên hệ giữa telomeres và tuổi thọ.
Tại Đại học San Francisco, bang California, một nhóm chuyên gia do bà hướng dẫn, thí nghiệm xem phải chăng Thiền có thể chống lão hóa và tăng tuổi thọ (slow aging and lengthen life) mà truyền thống Đông phương thường nói đến.
Lúc làm việc với hóa học gia Joe Gall tại Đại học Yale vào các năm 1970, bà Blackburn thường nối các đầu nhiễm sắc thể của sinh vật đơn bào mà bà đặt tên là tế bào của sinh vật sống trong ao (Tetrahymena "pond scum,"). Bà thấy các ren rời (motif) DNA kết lại thành telomeres là các chỏm cứng như đầu sợi giây cột giày để bảo vệ các đầu của nhiễm sắc thể (chromosomes).
Pond scum cells
[https://www.google.com/search?q=pond+scum+cell&revid=966083354&tbm=isch&ei=uqjFU-LrE6LJigLOlIGAAQ]
Chóm cứng (caps) telomeres cũng được tìm thấy nơi nhiễm sắc thể của người (human). Chúng bảo vệ hai đầu nhiễm sắc thể (chromosomes) của chúng ta. Tế bào con người sinh sản bằng cách tách đôi. Tuy nhiên, mỗi lúc tế bào tách đôi thì telomeres bị ngắn dần.
Trong những năm 1980 làm việc với cô Carol Greider, sinh viên hậu đại học tại Đại học Berkeley, bà Blackburn khám phá ra rằng chất enzyme cũng gọi là telomerase có thể (1) Hình 1: Hai dây dài màu tím và xanh là DNA. Phần màu vàng cuối DNA là telomeres. Những nhà nghiên cứu nói, nếu phần màu vàng (telomeres) dài thì con người giữ được trẻ trung.
(2) Hình 2: Phần màu ngà là chromosome (nhiễm sắc thể). Hai đầu màu đỏ là telomeres. Lúc telomeres bị đứt đoạn và ngắn dần, báo hiệu sự già nua và bệnh tật đang đến. Thiền giúp chận đứng sự thoái hóa của telomeres ngay cả có thể phục hồi làm cho chúng dài trở lại.
bảo vệ và sửa chữa lại các telomeres bị hư hại. Chữa lại ngay cả telomeres của chúng ta teo nhỏ theo thời gian. Và lúc quá ngắn, telomeres bắt đầu hoạt động thiếu bình thường và mất khả năng. Đó là hiện tượng mà chúng ta gọi là tiến trình chính của lão hóa. Qua khám phá nầy bà được giải Nobel về vật lý học (hay Y học) năm 2009 (Nobel Prize in Physiology or Medicine).
Bà nghĩ rằng, nếu chúng ta có thể nhìn sâu vào các tế bào thì, chúng ta có thể đo lường được sự hao mòn và hư hại do tình trạng căng thẳng trong đời sống hằng ngày gây ra.
Một người cọng sự khác của bà là cô Elissa Epel, sinh viên Tiến sĩ ngành Tâm thần. Cô thích tìm hiểu sự liên hệ giữa tâm và thân cũng như sự tàn phá cơ thể con người do tình trạng căng thẳng kinh niên, và đưa những đề nghị có cơ sở. Cô nghiên cứu những người mẹ trải qua một trong những thời kỳ căng thẳng (stress) có ảnh hưởng đến bệnh tật kinh niên của đứa con hay không.
Bà Blackburn và cô Epel lấy máu của 58 phụ nữ cùng lứa tuổi, cùng giai cấp, cùng trình độ trong xã hội để thí nghiệm. 58 người được chia thành hai nhóm. Nhóm những bà mẹ bị căng thẳng và nhóm không căng thẳng để so sánh khi nghiên cứu. Cô Epel tìm thấy những bà quá mức căng thẳng thì telomeres làm cho họ già hơn cả 10 tuổi so với những người ít căng thẳng. Chỉ số độ dài cũng chỉ còn một nửa so với nhóm kia.
Kết quả thí nghiệm làm cho bà Blackburn run lên vì xúc động. Bà và cô Epel đã nối kết với đời sống thực và những khám phá ‘phân tử hóa chất’ bên trong các tế bào. Lần đầu tiên cho thấy, căng thẳng không những làm hại cho sức khỏe mà còn làm cho con người già trước tuổi.
Lúc những khám phá của hai nhà khoa học (Blackburn and Epel) được công bố trên “The Proceedings of the National Academy of Sciences in December 2004”, đã gây ra một số tranh cải. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu thừa nhận, các chứng bệnh như viêm khớp xương (osteoarthritis), tiểu đường (diabetes), béo phì (obesity), tim mạch, đột qụy (stroke) mất trí nhớ (Alzheimer’s) đều có xuất xứ từ các telomeres bị ngắn mà ra.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu biết tình trạng telomeres của một người thì có thể tiên đoán được sức khỏe của người ấy trong tương lai. Một thí nghiệm khác nói rằng, những đàn ông lớn tuổi mà có telomeres ngắn kéo dài từ hai đến hai năm rưởi thì mức tử vong do bệnh tim mạch (cardiovascular disea) sẽ gấp ba lần, trong thời gian 9 năm, so với những người cùng tuổi có telomeres dài bằng hoặc dài hơn.
Một nghiên cứu trên 2 ngàn người Mỹ khỏe mạnh nhưng có telomeres ngắn nhất, thì thấy họ có thể bị bệnh tiểu đường gấp đôi, so với những người Mỹ bình thường, trong vòng 5 năm rưởi.
Bài báo (trên CNN) viết, có hằng trăm cách để Thiền. Nhưng cốt yếu là ngồi thẳng lưng và tỉnh lắng, quan sát ý tưởng phát khởi mà tâm không phê phán, để những tạp niệm nầy tự biến mất, những chi phối bên ngoài cũng tự rơi rụng, và thiền giả càng gần với thực tại tự nhiên càng tốt [tập trung chú ý tâm vào sự hít vào và thở ra mà không suy nghĩ bất cứ một vấn đề nào khác].
Nhiều năm trước, nếu có ai bảo bà nên đến với Thiền, bà cho người ấy là điên (loco). Năm 2007 bà tiết lộ với tuần báo New York Times như thế. Nhưng lúc nghiên cứu về telomeres với cô Epel, hai người thấy muốn bảo vệ tốt telomeres thì nên tập thể dục, chế độ ăn uống tốt (nhiều rau, củ, quả) và giúp đỡ xã hội. Nhưng một trong những điều ảnh hưởng lợi ích nhất để ngăn ngừa sự thoái hóa của telomeres, ngay cả làm cho chúng dài trở lại, bà nói, không có gì có thể sánh được với Thiền.
Bà và những đồng nghiệp gởi các thí nghiệm viên đến dự các khóa thiền tại trung tâm Shambhala; vùng núi ẩn tu bang Colorado, Mỹ. Những người nầy tham dự khóa thiền ba tháng. Kết quả là họ gia tăng được 30 % dung lượng chất telomerase hơn các người còn trong danh sách đợi chờ khóa tu [chất telomeraselàm cho telomeres dài ra).
Chính bà cũng tham dự nhiều khóa Thiền và nhiều buổi hội thoại với các đồng nghiệp và với Đức Đa Lai La Ma để, thảo luận những vấn đề sống lâu, tái tạo và sức khỏe (longevity, regeneration and health) cho xã hội. Trong một buổi gặp, Đức Đa Lai La Ma ban tặng bà danh hiệu “Dược Sư Phật” (Medicine Buddha).
Nhờ những đóng góp trong lãnh vực y học, nên bà cũng được một tuần báo giá trị của Mỹ (Time Magazine) liệt kê là một trong 100 người ảnh hưởng nhất của thế giới năm 2007.
KẾT LUẬN
Các khám phá của khoa học ngày càng làm chứng thêm cho những lời dạy của đức Phật. Ngài được tôn vinh là “Vô thượng y vương”; vua của tất cả những ông vua trong y giới.
Lúc biết được vai trò quan trọng của telomeres trong cơ thể, và nguyên nhân khiến cho chúng bị ngắn là do căng thẳng mà ra, chúng ta luôn luôn thực hành Tứ Vô Lượng Tâm (từ, bi, hỷ, xả), thương người, giúp họ bớt khổ, vui vẻ yêu đời và buông xả những lo âu phiền muộn để cuộc sống ngày càng thêm ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Điều nầy cho thấy, Thiền là phương tiện ưu việt để có dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường. Mong rằng hoa Thiền sẽ nở rộ khắp mọi miền của quê hương và thế giới.
Hồng Quang
15.7.2014
oOo
*Phỏng theo:
MEDITATION MAY SLOW AGING
[http://www.cnn.com/2014/07/10/health/can-meditation-really-slow-aging/index.html?hpt=hp_c4] . From Web CNN Health
Can meditation really slow aging?
By Jo Marchant
updated 10:57 AM EDT, Thursday. July 10, 2014.
**Tháng 8. 2013, có gần 1 tỉ người xử dụng thông tin CNN
[Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/CNN]
- Telomerase also called telomere terminal transferase [1] is a ribonucleoproteinthat is an enzyme that adds DNA sequence repeats ("TTAGGG" in all vertebrates) to the 3' end of DNA strands in the telomere regions, which are found at the ends of eukaryotic chromosomes. http://en.wikipedia.org/wiki/Telomerase