Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Leo Babauta - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 
(12 Essential Rules To Live More Like A Zen Monk - Leo Babauta)

12 Quy Tắc Quan Trọng Để Sống Như Một Thiền SưLỜI NGƯỜI CHUYỂN NGỮ (NCN):

Dựa theo ý của bài viết, NCN dịch 'Zen monk' là Thiền Sư (thay vì là nhà sư tu Thiền).

"Trong mỗi giây phút, chúng ta sẵn có nhiều cơ-hội hơn là chúng ta nhận biết." - Thích Nhất Hạnh

Tôi không phải là một Thiền Sư, và tôi cũng sẽ chẳng bao giờ muốn trở thànhmột Thiền SưTuy nhiên, tôi tìm được nguồn cảm hứng tuyệt vời trong lối sốngcủa họ: họ sống đơn giản, họ chú tâm và tỉnh thức trong mọi hoạt động, mỗi ngày họ sống bình an và thư giãn.

Có lẽ bạn cũng không muốn trở thành một Thiền Sưtuy nhiên bạn có thể sống theo phong cách nhà Thiền, bằng cách tuân theo một số quy tắc đơn giản sau đây:

Tại sao chúng ta lại muốn sống như một Thiền Sư? Bởi vì ai trong chúng ta mà lại không cần ít-nhiều sự tập trung, sự yên tĩnh, và sự tỉnh thức trong cuộc sống, có phải thế không? Bởi vì qua hàng trăm năm, các Thiền Sư nguyện sống cả đời chú-tâm vào mọi công việc họ làm, để họ cống hiến và phục vụ người khác. Họ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, tuy nhiên, ở đây chúng ta không bàn tới chuyện chúng ta có bao giờ luôn sống được, với các lý tưởng tốt đẹp nầy hay không.

Một trong những Thiền Sư mà tôi yêu thích là Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy đã đơn giảnhóa các quy tắc, chỉ còn vài chữ như sau: "Mỉm cười, thở và đi chậm". Chẳng có gì hay hơn thế nữa.

Tuy nhiên, đối với những người muốn có nhiều chi tiết hơn, tôi nghĩ đến việc chia sẻ các sự hiểu biết, và các trải nghiệm mà tôi đã có, khi tôi sống như một Thiền Sư. Tôi không phải là một Thiền Sư... Và, tôi cũng không phải là một Phật Tử theo Thiền TôngTuy nhiên, tôi tìm  ra được một số nguyên tắc nhất định, mà có thể áp dụng cho bất cứ ai, không cần biết tôn giáo của họ, hoặc là tiêu chuẩn sống của họ như thế nào.

"Thiền không giúp cho chúng ta có các cảm-xúc mạnh mẽ, mà Thiền giúp cho chúng tasự chú-tâm khi làm các công việc thường ngày." - Shunryu Suzuki

1) MỖI LÚC, HÃY CHỈ LÀM MỘT CÔNG-VIỆC THÔI.

Quy tắc nầy (và các quy tắc còn lại) đã trở nên quen thuộc đối với quý vị thường hay vào đọc trang mạng nầy của tôi (Zen Habits). Đây là một phần trong triết lý sống của tôi, và cũng là một phần trong cách sống của một Thiền Sư: hãy chỉ làm từng việc, và không làm nhiều-việc trong cùng một lúc. Khi chúng ta rót nước, chỉ rót nước. Khi chúng ta ăn, chỉ ăn. Khi chúng ta tắm, chỉ tắm. Không nên cố gắng làm thêm một vài công việc trong khi ăn, hoặc là trong khi tắm. Trong Thiền Tông có câu nói thông dụng như sau: "Khi chúng ta đi bộ, chỉ đi bộ. Khi chúng ta ăn, chỉ ăn."  

2) HÃY LÀM VIỆC THONG THẢ, VÀ HÃY CHÚ TÂM KHI LÀM CÔNG VIỆC NẦY.

Mỗi lúc chúng ta có thể làm một việc, nhưng chúng ta thường hay làm vội vàng. Thay vào đó, chúng ta nên làm việc thong thả, và chậm rãi. Hãy hành-động với sự chú tâm, không vội vã, và không mất trật tự. Điều nầy cần nhiều sự thực hành, nhưng sẽ giúp cho chúng ta tập trung hơn vào công việc đang làm.  

3) HÃY NÊN HOÀN TẤT CÔNG VIỆC ĐANG LÀM, TRƯỚC KHI LÀM CÔNG VIỆC KẾ TIẾP.

Tâm chúng ta nên đặt hoàn toàn vào công việc đang làm. Không nên chuyển sang công việc kế tiếpcho đến khi nào chúng ta hoàn tất công việc đang làm. Nếu vì lý do nào đó nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta, thì chúng ta hãy cố gắng thu xếp, và dọn dẹp công việc đang làm dở dang, trước khi làm công việc mới. Khi chúng ta chuẩn bị xong một miếng bánh mì kẹp (xăng-uých), chúng ta nên dọn dẹp các vật dụng chuẩn bị, lau dọn quầy, và rửa bát dĩa dùng khi chuẩn bị, trước khi chúng ta ăn. Khi chúng ta hoàn tấtmột công việc làm, tâm chúng ta sẽ dễ dàng tập-trung hoàn-toàn vào công việc kế tiếp

4) LÀM ÍT, NHƯNG HÃY LÀM MỘT CÁCH HOÀN THIỆN.

Một Thiền Sư không sống một cuộc đời lười biếng: ông thức dậy sớm, và một ngày của ông có đầy các công việc cần làm. Tuy nhiên, ông không-có một danh sách việc-làm không thể kể xiết - ông có một số công-việc chắc chắn sẽ làm vào ngày hôm nay, và ông sẽ không làm nhiều hơn thế. Nếu chúng ta làm ít, chúng ta có thể làm các việc nầy thong thả hơn, làm hoàn thiện hơn, và làm với sự tập trung hơn. Nếu danh sách việc phải-làm quá nhiều, chúng ta sẽ làm gấp rút hết việc nầy sang việc khác, cho nên tâm chúng ta sẽ không có phút giây nào dừng lại, để suy nghĩ về những gì chúng ta đang làm.

5) HÃY THÊM-VÀO MỘT KHOẢNG THỜI-GIAN TRỐNG, GIỮA CÁC CÔNG VIỆC LÀM.

Liên quan đến quy tắc "Làm ít" ở trên, quy tắc nầy dùng để thu xếp lịch trình làm việc, để chúng ta luôn luôn có đủ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ. Đừng sắp các việc làmcận-kề nhau - thay vào đó, chúng ta hãy đặt các khoảng thời gian trống giữa các công việc. Điều nầy giúp cho chúng ta có một lịch trình thoải mái, vì khoảng thời gian trống trong lịch trình sẽ hữu-ích, cho công việc nào mà làm mất nhiều thời gian hơn là chúng ta dự định.

6) HÃY TẠO RA NGHI THỨC CHO CÁC CÔNG VIỆC LÀM.

Các Thiền Sư có nghi thức cho mọi điều họ làm, từ cách ăn uốngcho đến cách lau dọn, cho đến cách thiền địnhNghi thức tạo ra một cảm giác quan trọng - bởi vì phải có sự quan trọng đúng-mức mới có nhu-cầu viết ra các nghi thức, do đó chúng ta cần phảihoàn toàn chú-tâm để thực hành các nghi thức nầy một cách thong thả, và chính xácChúng ta không cần phải học các nghi thức của Thiền Tông - chúng ta có thể tự tạo ra quy tắc cho chính mình, như lúc chuẩn bị thức ăn, lúc ăn, lúc lau dọn, những-gì chúng tanên làm trước-khi chúng ta bắt đầu làm việc, những-gì chúng ta nên làm sau-khi chúng ta thức dậy, và trước-khi chúng đi ngủ, và những-gì chúng ta nên làm trước-khi chúng tatập thể dụcChúng ta tạo nghi thức cho bất cứ điều gì chúng ta muốn, thật sự là như thế.

7) HÃY TẠO RA LỊCH TRÌNH GIỜ GIẤC CHO CÔNG VIỆC LÀM.

Các Thiền Sư dành các hoạt động nhất định, vào các thời điểm nhất định trong ngày. Thời điểm để tắm, thời điểm để làm việc, thời điểm để lau dọn, thời điểm để ăn. Điều nầy để đảm-bảo các việc làm sẽ được thực hiện thường xuyênChúng ta có thể chọn các thời điểm cho các hoạt động của chúng ta, cho dù đó là công việc làm, hoặc là lau dọn, hoặc là thể dục, hoặc là sự suy ngẫm trong yên lặng. Khi chúng ta cảm thấy có sự quan trọng đúng-mức để thực hiện thường xuyênchúng ta hãy dành một thời điểm cho việc làm nầy.

8) HÃY DÀNH THỜI GIAN ĐỂ NGỒI THIỀN.

Trong cuộc sống của một Thiền Sưngồi thiền (zazen) là một trong những phần quan trọng nhất trong ngày của họ. Mỗi ngày, họ có một thời gian nhất định để ngồi thiền. Sự thực tập về thiền định thật-sự là việc học hỏi cách sống trong giây phút hiện tạiChúng tacó thể dành thời gian cho việc ngồi thiền, hoặc là làm những-gì tôi đang làm: tôi xử-dụng việc chạy bộ để thực tập cách sống trong giây phút hiện tạiChúng ta có thể xử dụng bất kỳ hoạt động nào, miễn là chúng ta làm việc nầy thường xuyên, và thực tập như là cách sống trong giây phút hiện tại

9) HÃY MỈM CƯỜI KHI PHỤC VỤ NGƯỜI KHÁC.

Thiền Sư dành một phần trong ngày của họ để phục vụ những người khác, cho dù đó là các nhà sư khác đang sống trong tu viện, hoặc là cho những người thế tục bên ngoài. Điều nầy dạy cho họ sự khiêm tốn, và đảm bảo rằng họ không sống ích kỷ, vì họ đã dành thời gian để giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta là bố mẹ, hầu như chúng ta đã dành thời gian để phục vụ các thành viên khác trong gia đình, và đối với những người không-phải là bố mẹ, họ cũng đã làm các điều tương tựMỉm cười và tử tế với mọi người có lẽ là một cách tốt đẹp nhất để cải thiện cuộc sống của những người chung quanh chúng taChúng ta cũng nên nghĩ đến việc tình nguyện làm các công tác từ thiện, để giúp đỡ người khác.

10) HÃY XEM SỰ LAU CHÙI VÀ VIỆC NẤU ĂN NHƯ LÀ SỰ THỰC TẬP VỀ THIỀN ĐỊNH.

Bên cạnh sự thiền tập nói trên, việc nấu ăn cùng sự lau chùi (và giặt giũ) là hai việc làmhạnh phúc, và có vị trí cao nhất trong ngày của một Thiền Sư. Các việc làm nầy dùng để thực-tập sự tỉnh thức, và cũng là các nghi-thức lớn để thực hiện mỗi ngày. Nếu việc nấu ăn cùng sự lau chùi có vẻ như là một việc làm nhàm chán, thì chúng ta hãy làm các công việc nầy dưới hình thức thiền định. Hãy đặt toàn-bộ tâm chúng ta vào các công việc nầy, hãy tập trung, hãy thực hiện và hãy hoàn tất các công việc nầy một cách thong thả. Điều nầy sẽ làm thay đổi tâm chúng ta trong suốt một ngày (và cũng giúp cho chúng ta có một căn nhà sạch sẽ hơn).

11) HÃY SUY NGHĨ VỀ NHỮNG GÌ CẦN-THIẾT TRONG CUỘC SỐNG.

Trong cuộc sống của một Thiền Sư, có rất ít điều họ làm mà không cần thiết. Họ không có một tủ đựng toàn giày dép, hoặc là không có một tủ chứa đầy những bộ quần áo hợp thời trang. Họ không có một tủ lạnh, và không có một tủ để đầy các thức ăn vặt. Họ không có các thiết-bị mới nhất, không có các xe hơi, không có các máy truyền hình, hoặc là không có các máy nghe nhạc iPod. Họ mặc quần áo đơn giản, có nơi cư trú đơn giản, có các vật dụng trong nhà đơn giản, có các dụng cụ đồ nghề đơn giản, và họ ăn các thức ăn thật đơn giản (các bữa ăn chay thường có cơm, súp đậu hũ miso, rau, và cái loại dưa muối). Tôi không muốn nói là chúng ta sẽ sống y hệt như một Thiền Sư - vì, tôi chẳng bao giờ nghĩ như thế. Tuy nhiên, đây là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, có rất nhiều điều không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, và thật là điều hữu ích khi chúng ta suy nghĩ về những gì chúng ta thật sự cần, (những gì chúng ta không-cần, có quan trọng để-có hay không?)

 

12) HÃY SỐNG ĐƠN GIẢN.

Qua kết quả tất nhiên của quy tắc 11, cái gì chúng ta sống mà không cần, đó chính là cái không cần thiết. Và như thế, sống đơn giản có nghĩa là chúng ta loại bỏ đi những gì không cần thiết, và giữ lại những gì cần thiết. Mỗi người lựa chọn các điều cần-thiết khác biệt nhau. Đối với tôi, gia đình của tôi; những bài viết của tôi, các cuộc chạy bộ của tôi, và nhu-cầu đọc sách của tôi là các điều cần thiết. Đối với một số người khác, tập thể dụcyoga và dành thời gian cho bạn bè thân thiết có thể là điều cần thiết. Còn đối với một số người khác, săn sóc cho người đau ốm (hoặc người mẹ cho con bú sữa mẹ), tham giacông việc tình-nguyện, đi nhà thờ, và thu-thập các truyện bằng tranh comic, là điều cần thiết. Chẳng có quy luật nào cho chúng ta biết điều gì cần-thiết cho chúng ta - tuy nhiênchúng ta nên xem xét những gì quan trọng nhất trong đời chúng ta, rồi dọn dẹp và giữ chỗ cho những điều nầy, bằng cách loại bỏ đi những gì không cần thiết.    

"Trước khi giác ngộchúng ta chẻ củi và gánh nước. Sau khi giác ngộchúng ta chẻ củi và gánh nước. " - Wu Li

Source-Nguồn: http://zenhabits.net/12-essential-rules-to-live-more-like-a-zen-monk/

12 Essential Rules To Live More Like A Zen Monk 
 Leo Babauta - Source-Nguồn: zenhabits.net

“We have more possibilities available in each moment than we realize.” – Thich Nhat Hanh

I’m not a Zen monk, nor will I ever become one. However, I find great inspiration in the way they try to live their lives: the simplicity of their lives, the concentration and mindfulness of every activity, the calm and peace they find in their days.

You probably don’t want to become a Zen monk either, but you can live your life in a more Zen-like manner by following a few simple rules.

Why live more like a Zen monk? Because who among us can’t use a little more concentration, tranquility, and mindfulness in our lives? Because Zen monks for hundreds of years have devoted their lives to being present in everything they do, to being dedicated and to serving others. Because it serves as an example for our lives, and whether we ever really reach that ideal is not the point.

One of my favorite Zen monks, Thich Nhat Hanh, simplified the rules in just a few words: “Smile, breathe and go slowly.” It doesn’t get any better than that.

However, for those who would like a little more detail, I thought I’d share some of the things I’ve discovered to work very well in my experiments with Zen-like living. I am no Zen master ... I am not even a Zen Buddhist. However, I’ve found that there are certain principles that can be applied to any life, no matter what your religious beliefs or what your standard of living.

“Zen is not some kind of excitement, but concentration on our usual everyday routine.” – Shunryu Suzuki

1) DO ONE THING AT A TIME.

This rule (and some of the others that follow) will be familiar to long-time Zen Habits readers. It’s part of my philosophy, and it’s also a part of the life of a Zen monk: single-task, don’t multi-task. When you’re pouring water, just pour water. When you’re eating, just eat. When you’re bathing, just bathe. Don’t try to knock off a few tasks while eating or bathing. Zen proverb: “When walking, walk. When eating, eat.”

2) DO IT SLOWLY AND DELIBERATELY.

You can do one task at a time, but also rush that task. Instead, take your time, and move slowly. Make your actions deliberate, not rushed and random. It takes practice, but it helps you focus on the task.

3) DO IT COMPLETELY.

Put your mind completely on the task. Don’t move on to the next task until you’re finished. If, for some reason, you have no choice but to move on to something else, try to at least put away the unfinished task and clean up after yourself. If you prepare a sandwich, don’t start eating it until you’ve put away the stuff you used to prepare it, wiped down the counter, and washed the dishes used for preparation. Then you’re done with that task, and can focus more completely on the next task.

4) DO LESS.

A Zen monk doesn’t lead a lazy life: he wakes early and has a day filled with work. However, he doesn’t have an unending task list either - there are certain things he’s going to do today, and no more. If you do less, you can do those things more slowly, more completely and with more concentration. If you fill your day with tasks, you will be rushing from one thing to the next without stopping to think about what you do.

5) PUT SPACE BETWEEN THINGS.

Related to the “Do less” rule, but it’s a way of managing your schedule so that you always have time to complete each task. Don’t schedule things close together — instead, leave room between things on your schedule. That gives you a more relaxed schedule, and leaves space in case one task takes longer than you planned.

6) DEVELOP RITUALS.

Zen monks have rituals for many things they do, from eating to cleaning to meditation. Ritual gives something a sense of importance — if it’s important enough to have a ritual, it’s important enough to be given your entire attention, and to be done slowly and correctly. You don’t have to learn the Zen monk rituals — you can create your own, for the preparation of food, for eating, for cleaning, for what you do before you start your work, for what you do when you wake up and before you go to bed, for what you do just before exercise. Anything you want, really.

7) DESIGNATE TIME FOR CERTAIN THINGS.

There are certain times in the day of a Zen monk designated for certain activities. A time for bathing, a time for work, a time for cleaning, a time for eating. This ensures that those things get done regularly. You can designate time for your own activities, whether that be work or cleaning or exercise or quiet contemplation. If it’s important enough to do regularly, consider designating a time for it.

8) DEVOTE TIME TO SITTING.

In the life of a Zen monk, sitting meditation (zazen) is one of the most important parts of his day. Each day, there is time designated just for sitting. This meditation is really practice for learning to be present. You can devote time for sitting meditation, or do what I do: I use running as a way to practice being in the moment. You could use any activity in the same way, as long as you do it regularly and practice being present.

9) SMILE AND SERVE OTHERS.

Zen monks spend part of their day in service to others, whether that be other monks in the monastery or people on the outside world. It teaches them humility, and ensures that their lives are not just selfish, but devoted to others. If you’re a parent, it’s likely you already spend at least some time in service to others in your household, and non-parents may already do this too. Similarly, smiling and being kind to others can be a great way to improve the lives of those around you. Also consider volunteering for charity work.

10) MAKE CLEANING AND COOKING BECOME MEDITATION.

Aside from the zazen mentioned above, cooking and cleaning are two of the most exalted parts of a Zen monk’s day. They are both great ways to practice mindfulness, and can be great rituals performed each day. If cooking and cleaning seem like boring chores to you, try doing them as a form of meditation. Put your entire mind into those tasks, concentrate, and do them slowly and completely. It could change your entire day (as well as leave you with a cleaner house).

11) THINK ABOUT WHAT IS NECESSARY.

There is little in a Zen monk’s life that isn’t necessary. He doesn’t have a closet full of shoes, or the latest in trendy clothes. He doesn’t have a refrigerator and cabinets full of junk food. He doesn’t have the latest gadgets, cars, televisions, or iPod. He has basic clothing, basic shelter, basic utensils, basic tools, and the most basic food (they eat simple, vegetarian meals consisting usually of rice, miso soup, vegetables, and pickled vegetables). Now, I’m not saying you should live exactly like a Zen monk — I certainly don’t. But it does serve as a reminder that there is much in our lives that aren’t necessary, and it can be useful to give some thought about what we really need, and whether it is important to have all the stuff we have that’s not necessary.

12) LIVE SIMPLY.

The corollary of Rule 11 is that if something isn’t necessary, you can probably live without it. And so to live simply is to rid your life of as many of the unnecessary and unessential things as you can, to make room for the essential. Now, what is essential will be different to each person. For me, my family, my writing, my running and my reading are essential. To others, yoga and spending time with close friends might be essential. For others it will be nursing and volunteering and going to church and collecting comic books. There is no law saying what should be essential for you - but you should consider what is most important to your life, and make room for that by eliminating the other less essential things in your life.

“Before enlightenment chop wood and carry water. After enlightenment, chop wood and carry water.” – Wu Li

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm