Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Have you ever seen a Buddha on your way?

Haven't you ever seen "ma mặc áo cà sa tự xưng là thiền sư nhưng thiếu trí tuệ, tự xưng giáo sư ... dỡm, học giả ... giã với kiến thức thấp kém mà dám y kinh giảng nghĩa tam thế phật oan?"

Have you never seen "tà ma ngoại đạo, yêu quái y kinh giảng pháp phật nhưng đồng ma thuyết?"

Tổ Lâm Tế kêu gọi chúng ta gặp Phật thì phải giết Phật, “phùng Phật sát Phật”, lời dạy này, người có căn cơ thấp bé không thể nào hiểu tới được.

Cho nên kẻ trí huệ phải biết tùy trâu mà gãy đàn vì không phải trâu nào cũng biết nghe đàn.

Đem đàn mà gãy tai trâu điên là kém trí vì trâu không những không thuần phục mà ngược lại lại còn húc ta.

Cái này gọi là hại mình, hại trâu vì ta sẽ nổi sân si giết trâu vì bị trâu bạng.

Bi trí dũng như vậy là không đúng chổ. 

Hay thẳng thừng hơn là ngu muội vì chưa đạt được trí tuệ cao, đạo hạnh chưa thâm lại vô minh đem đàn mà gãy cho trâu nghe.

Bần đạo chưa bao giờ gặp phật, gặp ma để giết nhưng gặp trâu chạy đầy đường.  

Thường thì cam phận hèn dốt tránh trâu điên chẳng xấu mặt nào.  

 

Nhưng mặt nào xấu chứ đâu phải mặt ta đã đẹp đâu mà lại lo xấu?

 

Mở mồm ra là đã sai rồi.  Bút sa trâu chết. 

Cái điệu này chắc sẽ được trầm luân nơi ngõ luân hồi,  thay vì bị tiêu tùng nơi cực  lạc môn hay tiêu diêu trước cửa niết bàn?

Nếu thiên đường, địa ngục, niết bàn, cực lạc có đường để đi tới, có cửa để chui vào?

 

Ngã Phật từ bi!

Lê Huy Trứ 

If You Meet the Buddha on the Road, Kill Him! (The Pilgrimage of Psychotherapy Patients) Mass Market Paperback – 1972

by Kobb Sheldon B. (Author)

“Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ” là một lối nói của thiền tông, gây kinh hãi không chỉ cho những tín đồ sơ cơ!

Phật nhập diệt

Ma trốn biệt

Giết, không giết!?

"Nạp tăng trong thiên hạ chạy đâu cho khỏi!

Ðạt Ma vì ai một đao dứt tuyệt hết rồi!

Ông lắm râu bây giờ hóa đá rồi, nên gãi cũng không ngứa nữa! 

Phùng Phật Sát Phật (gặp Phật giết Phật)

PHẬT: Là trạng thái an lạc của người tìm và nhận ra chân lý, người đó sống trong chân lý là tùy theo duyên, thuận theo pháp mà sống cho nên dù bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào, cảnh khổ cũng không còn tái diển trở lại bởi vì mọi nguyên nhân gây ra khổ đau hiện hữu là do bởi nắm tay của mình. Thân tâm họ không còn lo sợ, mọi khổ não ưu bi đều tan biến. Đó là trạng thái nhẹ nhàng trong tâm của họ đã hoàn toàn đủ, thậm chí còn dư thêm sự hiểu biết về chân lý, rồi đem cái chân lý đó mà truyền đạt đến mọi người. Người đó thế gian gọi là: "Bậc giác ngộ giải thoát" vậy thôi. Phật có nghĩa là Giác, cho nên Phật là vô hình tướng, không màu sắc và cũng chẳng thể cân đo được. Thế thì làm sao thấy được dung nhan của ngài ? Tượng cốt đó là tướng của Thái tử Tất Đạt Đa được phóng họa thêm ra nên gọi là "Huyễn Phật", tức chẳng có ai ở đó mà là dùng tướng để chỉ cái Tánh Phật của mình, để nhắc nhở mọi người nương theo đó mà tu. Ngài chẳ̃ng phải là Thượng đế hay Đấng siêu hình gì cả, nên mọi sự cầu nguyện đều trở thành Vô nghĩa.

Phật không thể thấy, bởi vì khi nói "thấy" Phật, tức Phật không còn là Phật nữa vì bây giờ Phật trở thành pháp hữu vi, là tượng cốt, là vật sở hữu của mình. Mình muốn Phật to lớn hay đẹp xấu đều là do mình, như thế danh từ PHẬT sẽ bị giới hạn và trở thành đối tượng "bị thấy". Lúc này có ra hai hiện tượng : Người THẤY và người BỊ THẤY, thế thì Phật là Phật, Ta là Ta, là hai phương trời cách biệt thì làm sao hành giả có thể gọi là thành Phật, thành Một được ?

Phật là Giác, trong Giác bao gồm cả Từ bi và Trí tuệ, ngày mình giác ngộ tức là lúc Phật ở trong ta, ta với Phật là một. Là "1 Mình " không thể 2, nên Phật không thể BỊ THẤY. Khi chân lý được nhận ra, chung quanh "chẳng có ai cả", người THẤY không còn đó là lúc cái Ta của bản ngã tự nhiên biến mất.

Như có câu chuyện :

"Có một môn đồ thường hay khoe khoang về sự chứng đắc của mình là thấy được Phật trong lúc ngồi thiền. Một hôm trong lúc đang thiền, vị này nói chuyện vu vơ như đang trả lời câu hỏi của Phật. Tổ bước tới đánh cho một hèo choáng váng rồi quát lớn :

- Phật còn đó không ? chỉ ta, ta cho ông ấy thêm một hèo.

Người đệ tử giật mình rồi trả lời:

- Dạ không, Phật đi rồi chỉ còn đom đóm..."

Việc gọi là thấy Phật chẳng qua là thấy cái tượng cốt là cái thấy bên ngoài do vọng tưởng quá mong cầu tạo ra bởi bản ngã rồi ghi vào trong ký ức, tưởng rằng đó là sự thành công chạy tìm được phật tánh vì thế mà lãnh một hèo. Hèo này Tổ gọi là Giết. Giết Phật tức là làm tan biến cái bản ngã mong cầu vì do tâm động nên mới THẤY. Nếu mọi cảnh động mà tâm không động thì gậy hèo này cũng không cần đến vì đó là lúc trong kinh gọi "Trạng thái Niết bàn", trạng thái trở về với cái "1 Mình".

Chữ Giết có nghĩa là buông bỏ, không nên nắm giữ mà hãy quay về tìm cái bên trong của chính mình. Phật dạy :

"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình" . Đó chính là bản ngã là cái Ta cần phải Giết, cần phải hủy diệt hay làm cho biến mất.

https://www.facebook.com/905781626104077/photos/phùng-phật-sát-phậtgặp-phật-giết-phậtphật-là-trạng-thái-an-lạc-của-người-/1090452287637009/

“GẶP PHẬT GIẾT PHẬT”

Thưa các bạn,

Không biết các bạn có nghe câu nói này không? “Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ.”

Đây là câu nói của một vị Tổ (thiền sư Phật giáo) chứ không phải của một người ghét hay oán hận Phật giáo nói đâu, và chúng ta có thể cũng đã từng nghe tên cuốn sách có nhan đề là “IF YOU MEET THE BUDDHA ON THE ROAD, KILL HIM!”

Có người thắc mắc rằng Phật là đấng Giáo chủ tôn kính cuả các hàng Tăng Ni Phật Tử, sao lại có những người tín đồ Phật Giáo lại nói những lời bất kính đó? —Xin thưa, chữ “giết” ở đây

không phải là giết một đức Phật bằng súng đạn, gươm dao và chữ “Phật” ở đây cũng không phải là đức Phật Thích Ca hay đức Phật nào khác. Xin các bạn chịu khó nghe những lời chia sẻ của

người viết để hiểu rõ ý nghĩa.

Đạo Phật có khác hơn các tôn giáo khác một chút, đó là như đức Phật đã tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành,” nghĩa là “khi mê là chúng sanh, khi ngộ là Phật.” Tất

cả mọi chúng sanh đều có Phật tánh hay “hạt giống Phật;” khi mê thì hạt giống đó bị chôn vùi rất sâu như châu báu đang ở trong đất (đất Tâm); khi phát tâm tu hành tinh tấn, quyết chí theo Đạo Giải thoát, loại bỏ Tham Sân Si để thanh lọc tâm ý thanh tịnh thì hạt giống đó sẽ hiển lộ.

Bước đầu vào ĐẠO, phải quy y Tam Bảo. Quy y là quay về và nuơng tựa Tam Bảo là “3 ngôi báu” PHẬT, PHÁP, TĂNG.

PHẬT là người Thầy/Đạo sư, người hướng dẫn chúng sanh đi theo con đường giải thoát khỏi khổ đau phiền não, v.v... Đó là đức Phật Thích Ca—là đức Phật lịch sử, được chúng sanh thờ phụng bái lạy... Tuy nhiên, nếu chỉ đi chùa, lạy Phật, dâng hương, cúng dường v.v... mà không lo tu các hạnh lành Từ bi, Trí tuệ, Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh thì không bao giờ giác ngộ (tỉnh mộng). Cácthiền sư Phật Giáo hay nói rằng, đó là “nấu cát, không bao giờ thành cơm” và chỉ biết thờ lạy tượng Phật thì ông Phật đó là “ông Phật ngoài đường” (the Buddha on the road). Ông Phật trong Tâm mỗi người mới đáng quy y—nghĩa là trở về với bản thể Thanh Tịnh của ta (Phật tánh hay Tâm Phật).

PHÁP là những lời Phật dạy, những lời dạy này không do đức Phật sáng tác, mà là những định luật, nguyên lý của thiên nhiên, vũ trụ... đã có tự ngàn xưa và cho đến ngàn sau, quả đất có

thể tan ra thành tro bụi nhưng những định luật này vẫn còn đúng đến vô tận. Đó là những định luật Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã, Duyên khởi v.v... Các định luật này dù chư Phật có ra đời hay không, vẫn tồn tại. Sống thuận theo các định luật của thiên nhiên, vũ trụ thì có an lạc, hạnh phúc, nếu đi ngược lại thì phiền não sẽ xảy ra ngay.

PHÁP còn có nghĩa là tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và tâm linh, từ con người đến loài vật hay đồ vật, các loai hữu tình và vô tình v.v… đều là PHÁP cả, và thế giới của các Pháp, bao gồm trái đất của chúng ta, được gọi là Pháp giới. Mỗi Pháp đều có thể dạy cho chúng ta nhiều điều bổ ích nếu chúng ta muốn học hỏi. Một bầu trời xanh, một lá cây, một hòn sỏi, một rừng cây, một bãi biển, một dòng sông... đều có thể dạy ta nhiều điều nếu chúng ta biết lắng nghe, biết quan sát. (Đức Phật đã dạy như vậy và qua cuộc sống, chúng ta có thể kiểm chứng rất rõ ràng)

TĂNG là đoàn thể của những người xuất gia, nguyện trọn đời sống theo đời sống Tỉnh Thức của đức Phật, tinh cần thực hành 5 Hạnh lành: Từ Bi, Trí Tuệ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh và Hỷ Xả.

Tăng không phải là một tu sĩ Phật giáo mà là một đoàn thể tăng sĩ từ 4 người trở lên, cùng ở một nơi, cùng áp dụng và thực hành cùng một số Giới (Luật), tu tập Giới, Định, Tuệ và làm những điều lợi ích cho chúng sanh.

Phật giáo định nghĩa Giới, Định, Tuệ (Huệ) như sau:

TÂM ĐỊA CHẲNG QUẤY =>TỰ TÁNH GIỚI

TÂM ĐỊA CHẲNG LOẠN => TỰ TÁNH ĐỊNH

TÂM ĐỊA CHẲNG SI => TỰ TÁNH HUỆ

Đến đây chúng ta đã hiểu rõ vì sao phải giết Phật ngoài đường – nghĩa là không chấp trước, chạy theo tướng bên ngoài mà phải quay về với Phật trong tâm.

Quy y Tam Bảo chân chính là quy y Phật tánh, tánh Giác trong Tâm. Quy y Pháp là sống đúng theo những quy luật của thiên nhiên, của vũ trụ mà Tâm ta cảm nhận dễ dàng dù ta không

biết đọc, không biết viết. Quy y Tăng là quy y bản tánh Thanh tịnh, tinh tấn, hòa hợp, của bản Tâm, hoàn thành nhiệm vụ làm lợi ích cho tha nhân. Đó là quy y Phật Pháp Tăng vốn có sẵn trong Tâm.

Trân trọng,

NAL

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." />

Reply allReplyForward

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm