Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Hòa thượng Thích Thanh Từ tâm sự: Có nhiều người đến hỏi chúng tôi, Quí thầy ở đây lâu năm tu hành như thế nào? Tôi đáp: Chỉ có bài kinh Bát-nhã mà đọc hoài không thuộc, cứ quên tới, quên lui! Ở đây Phật nói ngắn hơn, chỉ bốn câu kệ thôi mà vẫn không thuộc. Nghĩa là ở đây coi như thuộc, bước ra khỏi chùa là hết thuộc, vì vừa ra khỏi là tính mai làm gì, mốt làm gì v.v… tính một hồi là quên mất câu kinh… Thế nên tất cả chúng ta đều quên, quên mãi, mà quên đó là mê. Vì thế đức Phật chỉ thật là kỹ: Dù cho chúng ta đem bao nhiêu của báu bố thí cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Ứng dụng thọ trì bốn câu kinh Kim Cang là phước hơn làm ra bao nhiêu của báu để bố thí. Thật ra nếu chúng ta nhận được lý đó để sống, tự nhiên chúng ta chuyển cả cuộc đời mình, chuyển từ cái thân giả dối trở lại cái chân thật. Còn bố thí của cải dù nhiều bao nhiêu đi nữa, sau này sanh ra mình hưởng, nhưng cũng vẫn ở trong sanh diệt. Thế nên khéo trì kinh Kim Cang là đã chuyển mê thành ngộ, bỏ thân luân hồi sanh diệt trở về cái vô sanh, như thế phước đức không gì sánh bằng. (Kinh Kim Cang Giảng Giải)

 Image result for flowers

Đức Phật dạy: Chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, thì thọ trì cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đọc tụng cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, vì người diễn nói cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đó là công đức hơn người bố thí bảy báu trải qua số kiếp vô lượng vô biên. (Hòa thượng Thích Thanh Từ suy diễn)

Chẳng chấp sắc tướng mà sanh tâm!

Muốn hiểu ý này thì phải suy bụng phật ra bụng ta, nhưng bụng ta không phải như bụng phật, cho nên bụng phật là bụng ta.

Kinh này không phải để trì mà nhớ nhưng mà để tụng mà quên.  Càng đọc càng quên, càng hiểu khác nhau tùy theo duyên khởi, và tâm trạng lúc đó mà như có hay như không.

Cho nên càng tụng càng không nhớ, càng không nhớ càng tụng cho đến khi không tụng mà không nhớ là không tụng cái gì thì đã thành công ... Không.

Tóm lại,

“Kiến thức là những gì còn lại sau khi quên,” mà trí tuệ là những gì không còn lại sau khi không nhớ.

Nói theo tục đế là khi sống trong như thật thì phải tưởng là như mộng.  Khi đang sống trong như mộng thì nghĩ là như thật.

Có nghĩa là khi đọc tâm kinh mà hay quên vì tuy não tỉnh nhưng tâm không tĩnh cho nên chỉ nhớ cái quên thay vì quên cái nhớ.  Ngược lại, khi chìm trong giấc ngủ thật say không niệm kinh mà ý nghĩa kinh trở thành chân khí cuồn cuộn liên miên bất tận trong thân tâm thì đó mới thật sự là trì được kinh, ngộ được ngôn ngữ của tim, lòng, gan, ruột, phèo, phổi qua hơi thở mà không biết mình đang thở.

Một phần ba của cuộc đời của chúng ta là ngủ, và nghỉ.  Hai phần ba là tỉnh, và động.  Điều này không có nghĩa là phần nào có thật hay phần nào không có thật vì không có những chuyện “ăn ngủ lẹo ị” này thì liệu chúng ta hiện sinh được bao lâu?

Chúng ta tưởng là mơ vì chúng ta không kiểm soát, quản trị được mộng vô thường trong cơn mơ.   Vậy thì lúc tỉnh liệu chúng ta có thể nắm giữ những hành động lúc tỉnh đó, như thật nhưng thật sự vô thường, đó được bao lâu?

Đâu mới thật sự là bờ mê bến tỉnh?

Muốn giác tâm bát nhã thì phải đáo bỉ ngạn tới bờ bên kia mới hiểu nỗi bờ bên đó.

Mà khi tới bờ bên nớ rồi thì cũng như bờ bên ni.

 

鑪山

 

鑪山煙鎖浙江潮,

未到平生恨不消。

到得本來無別事,

鑪山煙鎖浙江潮。

 

Lô sơn

 

Lô sơn yên toả Chiết giang triều,

Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.

Đáo đắc bản lai vô biệt sự,

Lô sơn yên toả Chiết giang triều.

 

 

Bản dịch phổ thông nhưng không biết tác giả:

 

Khói ngút non Lô sóng Chiết giang

Khi chưa đến đó luôn mơ màng

Đến rồi hóa vẫn không gì khác

Khói ngút non Lô sóng Chiết giang.

 

Nhà sư/thi hào Tuệ Sỹ cho bài dịch dưới này là chuẩn ý nhất.

 

Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.

Khi chưa đến đó hận muôn vàn.

Đến rồi về lại không gì lạ.

Mù tỏa Lô sơn sóng Triết giang.

 

Bài thơ này theo một số tài liệu Phật giáo Việt Nam cho rằng của Tô Đông Pha, tuy nhiên hiện vẫn chưa tìm thấy trong các tư liệu của Trung Quốc cũng như trong các tập thơ của Tô Đông Pha.

Trong Vài suy nghĩ về một bài thơ của Tô Đông Pha, Phạm Hữu Phước kết luận:  Lô Sơn, chân diện mục, ai ai cũng có. Nhưng nói một cách chắc nịch: “Đến rồi về lại không gì lạ” như Tô Đông Pha thì không phải ai cũng làm được. Con đường đi tìm lại “ta là gì” là cả một tiến trình đòi hỏi nhiều công phu của hành giả.

 

Hay là nó quả như thế ni?

Vân tỏa triều phao hữu như thị.

Yên Lô triều Chiết hiện như thức,

Lưu thủy tán vân huyễn như mộng.

Sơn Lô giang Chiết ảo như thị,

(Lê Huy Trứ)

Tuy văn-tri-giác bảo rằng bọt sóng, bóng ảnh huyễn mộng như thế nhưng nếu có thân hình (sắc vật) thì có bóng (ảo ảnh).  “Như hình với bóng” dưới ánh sáng. Thấy vậy nhưng thật ra tất cả chúng sinh hiện hữu đó với những chướng ngại duyên sinh điều vô thường, như thị hồ.

Như như huyễn mộng chứ không phải hoàn toàn bóng ảnh.

Cho nên chúng ta không thể suy bụng ta ra bụng Phật được.

Muốn thành Phật thì phải “văn tri giác” như Phật.

Suy bụng Phật ra bụng ta.

 

Cho nên, nếu hỏi phật ở bờ kia, làm sao có qua bờ bên kia thì phật sẽ bảo ngươi đang ở bờ bên kia.  Phật không có cái tánh thấy phân biệt, chúng sinh và Phật vốn cùng phật tánh.  Phật tính trong sạch, tỏa sáng như viên ngọc Ma Ni, tự viên diệu, chưa hề sinh ra, và cũng chưa hề bị diệt.

Nhưng nếu phật ở bờ bên kia hỏi ta, sao ngươi không đáo bỉ ngạn qua bờ bên này thì ta sẽ trả lời là ta đang ở bờ bên này vì ta với phật tuy đồng phật tánh bất nhị nhưng căn trí không bất nhị.

Cho nên bờ bên ni không phải như bờ bên ni mà là bờ bên ni.

 

Bờ bên nớ không phải là bờ bên tê mà nó là bờ bên nớ.

 

Nhiều tay tổ đã giải mã ý bài thơ Lô Sơn này rồi.  Tôi chỉ đặt lại vị trí của ý thơ qua lăng kính hiện tại cho giới trẻ, hậu sinh bất khả úy.

Bị hãm bởi mây sơn Lô như đắm trong sóng sông Chiết.  Khi chưa giải thoát mong bỉ ngạn.  Tới bờ rồi thì cũng như lên đỉnh núi.  Chìm trong đáy sông Chiết giang không khác gì bị vây khổn bởi khói núi Lô.

 

Khi chưa giải thoát thì u mê không lối ra.  Chưa đạt được thì mong đắc.  Giải thoát, đạt được giác ngộ rồi chẳng khác như không.  Vẫn trôi nỗi trong hư không, không biên giới.

Tôi hiểu như vầy:

Hãm mây Lô như chìm sóng Chiết,

Bình sinh không đắc như lai hận.

Bản lai giác ngộ cũng như không,

Quá vân Lô như lướt Chiết triều.

(Lê Huy Trứ)

Tuy nhiên, cái gì bị, Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều?   

Chướng ngại vì bị mây che khuất trí cao, sóng phiền muộn ở đâu nhận chìm tuệ tâm?

Cái bát nhã là cái chi chi mà Phật tử thường bàn tụng, giảng giải nghe rất cao siêu nhưng không mấy ai tu luyện thành công?

Lúc mới tu đạo, nghiệp đổ dồn như bị mây mù che lối, thủy triều lôi cuốn tức là còn chìm đắm, vây hãm trong vô minh nên vẫn còn khổ đau. 

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải:

"Ký ngữ lai hiền cầu chư kỷ, nhắc kỷ hiền sĩ cầu tri kỷ."

Tôi có một lời muốn nhắc nhở những vị hiền nhân, những vị tu hành trong tương lai là nếu chư vị muốn tâm không quái ngại, đạt đến nơi không chứng đắc, thì phải tự cầu tri kỷ, không nên hướng ngoại tìm cầu, hướng ngoại truy cầu. Ðạo lý không tu không chứng, không chỗ chứng đắc tức là lý tìm cầu chư kỷ, nghĩa là phải hồi quang phản chiếu, xoay lại tìm cầu chính mình.

Ðầu thượng an đầu tối ngu si, đầu đạt trên đầu thật ngu si.

Nếu chư vị hướng ngoại truy cầu đạo lý thì thật là ngu si, cũng giống như lấy đầu đặt lên đầu. Có ngu si lắm không ? Thật rất ngu si. Ðừng lấy đầu mà để lên đầu, phải nên hồi quang phản chiếu, xoay thân chuyển đầu trở lại.  Nếu không chuyển được thân thì không thể đạt đến đâu cả.

Vô quái ngại cố. Vô hữu khủng bố. Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn, tâm không quái ngại, không có khủng bố, xa rời điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết bàn.”

Bát nhã ba la mật đa là một trong những pháp môn tu hành của Phật Giáo với cùng một mục đích để an lặng vọng tâm.  Khi vọng tưởng không còn khởi lên thì tự nhiên, chân tâm sáng suốt thanh tịnh hiển bày, hiển thị.

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm!

Khi mọi cơn sóng lớn trên Chiết giang (ví như vọng tâm, tâm phang duyên) lặng hết thì cái bản lai của sông Chiết bao la thanh tịnh hiện ra trước mắt trí tuệ (gọi là chân tâm hiển lộ, nhi sinh kỳ tâm).  Khi mọi mây mù tan hết trên đỉnh cao thì Lô sơn hiện ra với đầy đủ diện mục của “suối nước khe xanh, thanh tịnh tâm.”

(Trích trong bài trường pháp luận, Như Như Bất Động, tác giả Lê Huy Trứ sẽ xuất bản trong một ngày rất gần đây)

 

 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." />

Reply allReplyForward

   

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm