Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

NgonDuocChinhMinh

Một em thiền sinh viết thư cho cô thỉnh cầu cô trui rèn cho một người khác về giáo lý Phật học, về kiến thức khoa học não bộ, về giới đức nữa.

Cô đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Làm sao cô đáp ứng được.

Cũng đã có những trường hợp tương tự vậy. Những em đã dứt bỏ nhân duyên ở đời, xuất gia, theo cô đi khắp đó đây, dù không hề nói ra, cô cũng biết các em đó đã quyết chí đem cuộc đời còn lại của mình trao vào bàn tay cùa cô để cô rèn luyện. Mong trở thành người tốt, sống hữu ích cho mình và cho người khác.

Tuy nhiên, cô cũng chỉ dặn dò các em như thế này: những gì thấy, nghe trong các khóa tu học, phải tự mình suy gẫm, rồi thực hành. Cô không thể giảng dạy cái gì thêm nữa. Phần căn bản Phật pháp đã có giảng đầy đủ trong tất cả các khóa tu, và những bài ghi âm đã có trên websites. Cốt lõi thực hành cũng đã biết hết rồi. Vậy bây giờ chỉ thực tập mà thôi.

Giáo lý, hay lý thuyết thiền, hay kỹ thuật thực tập là ngọn đèn soi sáng con đường mình đang đi. Các em phải tự bước đi.

 

Inline image

Mỗi người phải có trách nhiệm cuộc đời của mình. Đâu phải nhờ người khác nắm tay dắt đi từng bước.

Phần giới đức, cũng phải tự mình trui rèn mình thôi.

Đối với người xuất gia thì có giới luật. Mỗi năm Phật chế ra 3 tháng an cư bắt buộc tăng ni phải dẹp hết công việc khác để tụ hội lại trong một tu viện, học tập chung với tăng đoàn, ôn lại giới luật, học thêm kinh điển, sống chung hòa hợp trong tăng đoàn, tăng thêm tình tương thân tương trợ.

Khi người tu sĩ tuân thủ giới luật thì phẩm hạnh giới đức trở nên trọn vẹn rồi. Huống chi trong thiền viện của mình, Thầy đã ban hành Thanh Quy từ 20 năm nay. Ai tuân thủ Thanh Quy là đầy đủ giới đức rồi.

Cô đâu cần phải hướng dẫn cái gì thêm nữa ?

Kết thúc lại, thỉnh cầu của em mới đọc qua thì biết là em có từ tâm, muốn cho người khác tốt hơn. Nhưng ngẫm kỹ thì thỉnh cầu đó không hợp tình cũng không hợp lý nữa.

Các em đệ tử quy y hay xuất gia của cô, nếu các em đó tự mình thỉnh cầu cô, thì điều này mới hợp tình hợp lý. Còn em thì thỉnh cầu cho người khác. Trong khi người đó biết có sẵn sàng để cô trui rèn hay không ? Như vậy, chỉ điều kiện đầu tiên này đã thấy là việc không thành rồi.

Thêm điều khó khăn nữa là: một người cầu tiến sẽ biết tìm ở đâu ra để học về kiến thức Phật học, kiến thức Thiền học, kiến thức kỹ thuật thực hành, kiến thức não học . Một người tự mình mãn nguyện, sẽ không thể tiến lên nữa được. Em có nhớ bài Kinh Thí Dụ Lõi Cây không ? Hãy tìm đọc lại đi. Ai tự mãn, khen mình chê người , thì sẽ sống buông lung phóng dật và dừng lại ở đó. Không thể tiến tới.

 

Inline image

Một điều kiện khác là: tùy nơi căn cơ nữa. Thường nói căn cơ do bẩm sinh, tuy nhiên có khi cũng do trui rèn, nhưng căn cơ bẩm sinh từ nhiều đời thì quan trọng hơn. Đó là khả năng của não bộ con người. Não bộ con người có rất nhiều chức năng vi tế lắm. Mỗi người tiến hóa khác nhau, từ bao kiếp sống trau dồi, un đúc, học tập,  mới tới đời này, nên có nhiều mức độ khác biệt: thượng căn, trung căn, hạ căn , hạ liệt. 

Nói rõ hơn, đó là khả năng hiểu biết, nghe, thấy, xúc chạm, nhận thức, chọn lọc, sắp xếp, ghi nhớ, biện luận, giải thích, suy đoán, lý luận, tưởng tượng, phân tích, suy diễn, qui nạp, tổng hợp , trình bày v.v...là những khả năng của não bộ con người. Không phải ai cũng giống ai.

Căn cơ phải sắc bén mới phát huy được trí tuệ tâm linh, có sáng tạo, có biện tài.

Còn thường thì là trí thế gian, bắt chước người khác, góp nhặt lời người khác, không nói năng thông suốt được.

Ngoài ra, muốn tiến bộ trên con đường tu, cô thường nhắc nhở đệ tử của cô là: phải khiêm cung, học hỏi từ mọi người, trong đời sống hằng ngày. Đó là cái gương sáng của ngài Thiện Tài Đồng tử cầu đạo, trong kinh Hoa Nghiêm.

Cô tạm trả lời thỉnh cầu của em như vậy: phải tự mình là ngọn đèn cho chính mình.

 

Thân mến,

Thích Nữ Triệt Như

Tổ Đình,  20-5-2020Inline image

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm