Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Image result for trăng và sao

 

Một thi sĩ Nhật nổi tiếng, đến nổi không biết tên gì, được hỏi làm thế nào để làm một bài thơ Đường luật.

Thi sĩ giải thích, “Thơ Tàu thường có 4 hàng.  Hàng đầu là câu đầu tiên, hàng thứ nhì là tiếp tục của câu đầu, hàng thứ ba bỏ chủ đề này và bắt đầu chủ đề mới, và hàng thứ tư liên kết ba hàng đầu với nhau.  Đó là, bốn câu thơ trong một bài tứ tuyệt gồm có Khởi, thừa, chuyển, hợp.”

Ảnh là trăng dưới nước

Lấp lánh trong mặt hồ

Đêm qua trăng rơi muộn

Bóng vỡ vòng sóng đùa...

(Lê Huy Trứ)

Câu đầu tả ảnh trăng dưới nước. Câu thứ nhì theo câu đầu tả bóng trăng phản chiếu sáng tỏ trong hồ nước, yên tĩnh. Câu thứ ba, lạc đề, đổi đề tài, gợi chuyện hôm qua trăng rơi muộn xuống hồ.  Câu cuối là tóm tắc của ba câu trên, trăng rơi làm vỡ bóng gây nên gợn sóng trong hồ nước.  Tất cả quán âm thanh, động tĩnh, thấy ảnh quang sắc, ...  từ tâm mơ tưởng.

Dĩ nhiên, hồ khô nước thì phải làm bài thơ khác, bài thơ trăng rụng xuống đầm, chẳng hạn.

 

Đại khái, ‘tứ tuyệt ngộ nghĩnh đường luật,’ hàng đầu, đa số là thất ngôn, tả đường phèn. Hàng thứ hai theo hàng đầu tả đường cát ngọt. Hàng thứ ba, đổi chủ đề, tả con đường cái quan.  Hàng thứ tư, túm cả ba đường của ba câu trên rồi không biết đường nào mà mò.  Ngộ thiệt! Lạ thiệt! Thơ Đường thiệt tuyệt cú mèo!

Với cái lối suy nghĩ của hậu sinh hiện tại thì tứ tuyệt nên như thế này mới tận tuyệt:

Văng vẳng đâu tiếng mõ

Thanh trầm chuông chùa ngân

Thoáng bài kinh Bát nhã

Tất cả chỉ là Không

(Lê Huy Trứ)

Mõ đi với chuông, chuông mõ đi đôi cùng kinh kệ.  Tất cả, kinh chuông mõ, ngay cả những người tạo ra những âm thanh đó cũng chỉ là Không đối với bật thanh tịnh tâm.  Vậy chùa quán âm có thấy không?  Kiến không!

Nói có hư trần có,

Nói không vũ trụ không.

Có không trăng trong nước,

Trước nước có trăng không?

(Lê Huy Trứ)

 

Kệ thiền

Các bài kệ của Thiền Tông đều vốn “không chủ đề” không phải là điều thiếu sót ngẫu nhiên.

Kệ là đoản kinh, có thể nhật tụng. Thiền Tông đọc kệ để mong giác ngộ.  Những bài kệ Thiền là phương tiện, nhằm giúp hành giả ngộ đạo bằng con đường trực giác, tâm truyền tâm.   Cho nên, thiền kệ nghe thấy như thơ nhưng không hẳn là thơ văn bác học phổ thông.

Kệ: còn gọi là thi kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử..” (Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai, chú thích, Nguyễn Cẩm Xuyên)

Chấp ngã

Tôi dám khẳng định, đa số học giả, trí thức, bằng cấp cao dù có cố gắng dịch và giải nghĩa kệ thiền hay bất cứ kinh điển, và pháp luận nào của Phật Giáo mà thiếu căn bản trí tuệ thì cho dù họ có dịch diễn hay cách mấy cũng không cách gì lột trần được cái bản lai diện mục của Phật Pháp được.  Trái lại như tôi thường thấy họ đã “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan.”  Lìa kinh, càng đa tự để phô trương kiến thức của mình, lại càng đồng ma thuyết.  Họ không phải ngu dốt nhưng ngu muội, u mê.  Phật Giáo lịch sự gọi lại vô minh.  Không “thông” minh?

Cho nên, dịch cho đúng ý kệ không phải dễ nếu dịch giả không có trí thức lẫn trí tuệ thiền căn.  Nhất là dịch ra ngoại ngữ vì ngôn ngữ của Tây Phương rất là thực tiễn, logic, khoa học không phải trừu tượng.  Khó thể dịch chữ đối chữ và nhất là  ngôn ngữ, văn chương Tây Phương không có âm bằng bằng trắc trắc như Tàu với Ta trong thơ văn.

Tôi dám khẳng định không ai dám cho mình dịch đúng nhất, hay nhất mà đó là thuộc về phần phê bình, phong thưởng của những độc giả. 

Tuy nhiên, tôi dám quả quyết là tôi dịch với tất cả tâm hồn mà theo tôi nghĩ là nó “đúng nhất, hay nhất,” trung thật nhất của riêng tôi trong lúc “xuất thần” tụng kinh kệ tứ tuyệt online, đánh chuông keyboard, gõ bấm mỏ chuột (mouse) mà tôi lỡ đường nhậm vận rị mọ dịch trong tinh thần vô khủng bố úy.

Trong lúc xuất thần nhậm vận, tôi không là tôi nữa mà là hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nghe luôn cả tiếng vổ tay của độc thủ đại hiệp.

Tại sao tôi lại dám cao ngạo, thượng mạng, tự tin để khẳng định như vậy?

Tại vì,

Đầu đội trời,

Độc nhất Tôi.

Chân đạp đất.

Suy tôn Ngã,

(Lê Huy Trứ)

Vô ngã

 

Vũ trụ càng khôn,

Duy ngã độc tâm.

Chân không diệu hữu,

Ngã trụ vô tâm.

(Lê Huy Trứ)

Trong vũ trụ, cái ngã là trung tâm độc nhất nhưng trong cõi chân không đó thì cái ngã đó sở trụ không tâm.  Vô tâm, vô ngã.

Cho nên,

Vũ trụ hư không,

Duy ngã vi tôn.

Vô ngã tự ty,

Tri kiến như thị.

(Lê Huy Trứ)

 

Trong vũ trụ hư không của nhân sinh đó.  Chỉ có cái ngã là tối cao bằng chân không. Cái vô ngã tối thấp như hạt lân hư trần, nguyên tử.  Nên thấy như vậy.

Hình như, chỉ có duy ngã độc tôn, đặc ân dành riêng cho nhân sinh với bản tánh nhị nguyên?

"Thiên thượng thiên hạ, vi thiên nhân tôn, đoạn sanh tử khổ, tam giới vô thượng…” (Kinh Phổ Diệu)

Khi Thái tử Tất Đạt Đa mới đản sinh, đã biết đi, và biết nói tiếng Tàu thay vì tiếng Ấn, và đã biết duy ngã độc tôn, 唯我獨尊, là cái sự đời vì Ngài không phải là nhân sinh?

Căn cứ theo kinh Đại bản trong Trường A-hàm ghi lại sự kiện Đức Thế Tôn sinh ra từ hông bên phải của mẫu hậu Ma da phu nhân.  Sau khi xuống mặt đất, Ngài đi bảy bước, nhìn khắp bốn phương, giơ một tay lên nói tiếng Hán Việt: Thiên thượng thiên hạ, vi thiên nhân tôn.

Nếu Ngài không phải là nhân sinh căn cứ theo truyền thuyết đản sinh ở trên thì câu tuyên bố duy ngã nhân tôn của Ngài không phải ám chỉ cho Ngài mà đặc biệt cảnh cáo cho cái tự tôn tự đại, ích kỷ sân si của tất cả nhân sinh.

                                       

Nhiều người kém trí tuệ, diễn dịch méo mó câu tuyên bố lịch sử rất độc đáo, tối thượng thừa của Duy Ngã này theo nghĩa đen là:

Trên trời, dưới trời, chỉ có Ta (Sakyamuni) là đáng kính trọng, tôn kính. Tenjō tenge yuiga dokuson (Japanese).  Above Heaven and under Heaven “I” am alone and worthy of honor.   In the heavens above and (earth) beneath I alone is the honoured one (Sakyamuni).

Dĩ nhiên, những gì Đức Phật đã cung cấp cho nhân sinh trong 45 năm bố thí pháp hơn 2500 năm về trước, và ngay đến bây giờ cho đến tương lai, Đức Phật lịch sử rất xứng đáng được nhân loại kính trọng, tôn kính trên thế giới.

Hai câu kệ này quả thật danh bất hư truyền, lưu danh vạn cổ, chính thị cốt lõi của chân lý. 

Thiên thượng thiên hạ,

Duy ngã độc tôn.

Tiếp theo đó, hai câu kệ cuối của thi kệ đản sanh, rất là thơ Đường Tứ tuyệt, có thể được phóng tác, diễn giải tùy theo căn cơ, và trình độ hiểu biết của người dịch và người đọc.

Ngũ uẩn giai không,

Độ hết khổ ách,

Theo Đại Chính, "Thế gian chi trung, ngã vi tối thượng, ngã tùng kim nhật, sanh phần dĩ tận." (Kinh Phật Bản Hạnh Tập, q8); “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn, tam giới giai khổ, hà giả hà lạc." (Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, q1); "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử." (Trường A Hàm I); "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn, tam giới giai khổ, ngô đương an chi.” (Kinh Tu Hành Bản Khởi, q1); "Ngã ư nhất thiết nhân thiên chi trung tối tôn tối thắng. Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ." (Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả, q1).

Đúng hơn, câu kệ 4 chữ, những dòng thi đó chỉ cần tóm lại trong 4 chữ “Duy ngã độc tôn (唯我獨尊).”

“Self is egotistic.” Tru Le  

Le Moi est haïssable disait Pascal.

Ego is hateful” said Pascal.

Đây là lối suy nghĩ khác biệt giữa Đông và Tây.  Một bên tượng hình, một bên tượng thanh.  Thực tế trực chỉ đối ngược với gián tiếp trừu tượng.

Nếu hồi đó Thái Tử Tất Đạt Đa mới đản sinh, nói tiếng Mỹ, giảng đạo bằng tiếng Anh như trên thì có lẽ chúng ta không còn hồ nghi, hiểu lầm, tranh luận về những mâu thuẫn trong kinh điển?

Tóm lại, cái tôi đáng khinh ghét hay đáng kính yêu?

Theo Tôi, cái Tâm đáng thương.  Cái Ta đáng thương hại.

Tuy nhiên, C’est la vie!  Đời là thế!  Tự nhiên như thị tri quán.

Cho nên, không nên phân biệt nhị nguyên, tự tôn hay tự ty, mà chỉ như thị tri kiến cái bản lai diện mục tự nhiên trước khi sinh ra từ vô nhất vật.

Tôi điều chỉnh lại ý của bài kệ đản sinh huyền bí của Đại Thừa cho thêm mơ hồ.

Nhất thiết mọi pháp

Chỉ 4 chữ này

Duy ngã, vô ngã

Sinh tử giải thoát.

 (Lê Huy Trứ)

Vô thủy vô chung,

Duy ngã tự tâm.

Vạn pháp vô ngã,

Giải thoát giác ngộ,

 (Lê Huy Trứ)

*

In this world,

Self is egotistic.

It causes suffering,

Nonself is true.

(Tru Le)

Cái chấp ngã (cái Ta tự tôn, tự đại, cao ngạo, ích kỷ) của cá nhân là nguyên nhân, hậu quả duy nhất, cực kỳ khổ nạn, của luân hồi sinh tử.  Duy ngã như là khí độc duy nhất dâng cao đầy trong túi càn khôn. 

Vũ trụ hư không,

Duy ngã tự tôn.

Nhất thiết khổ đau,

Bát phong, tam độc.

(Lê Huy Trứ)

Vô ngã là bản lai diện mục, vô sanh.  Xả xì hơi ngã là giải thoát giác ngộ. 

Niết bàn chân như,

Vô ngã vô tâm.

Bố thí hỷ xả,

Giác ngộ giải thoát.

(Lê Huy Trứ)

Sau khi vừa giác ngộ, “có thể,” Đức Phật lịch sử đã tuyên bố về bệnh chấp ngã chứ không phải thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha) vừa lúc mới sanh ra đã biết đi, biết nói, và đã bẩm sinh giác ngộ, biết chỉ đúng cái tâm của khổ nạn. 

Thay vì mâu thuẫn, khi khôn lớn, lấy vợ, mới có con đầu lòng, Thái tử Tất Đạt Đa vẫn luôn luôn suy tư về sinh lão bệnh tử nên Ngài đã phải “mất công”, buông bỏ tất cả quyền uy, phú quý, hạnh phúc, gia đình, trốn đi tầm đạo, đầy gian khổ trong 6 năm, để được “tái” giác ngộ, và rồi tái tuyên bố xanh dờn như lai như được người đời thần thánh hóa?

Đạo Phật chủ trương vô ngã, non-self (Anatta), “Như Thế Tôn ngôn: Nhứt thiết pháp vô ngã.” (Bách Pháp Minh Môn Luận, Thế Thân); Như lời Thế Tôn nói: Tất cả Pháp là Vô ngã.

Đức Dược Vương đã chuẩn bệnh, giải thích triệu chứng, và nguyên nhân của bệnh tưởng ngã.  Rồi thì, Ngài cho toa thuốc bổ vô ngã để hạ nhiệt, và chữa luôn tâm bệnh tự tôn ảo tưởng đó.

Chân không diệu hữu,

Duy ngã vi tâm.

Vô ngã không tâm,

An tâm tự tại.

(Lê Huy Trứ)

*

Vũ trụ thế gian,

Hữu ngã tự tôn.

Vô ngã tự ty,

Luân hồi giải thoát.

(Lê Huy Trứ)

*

Vũ trụ càn khôn,

Duy ngã tự tôn.

Nhất thiết hữu pháp,

Vô ngã tự ty,

Như thực như hư.

Kiến thị quán tri.

(Lê Huy Trứ)

Ngã là vô sắc tướng và cái vô ngã cũng là không tướng của không tướng, vậy thì, làm sao có thể so sánh cái không nào cao hay thấp, lớn hơn hay nhỏ hơn, thượng tôn hay tại hạ?

Tin có vô sắc có,

Tưởng không hữu sắc không.

Có không Ngã trong sắc?

Không sắc có Ngã không?

 (Lê Huy Trứ)

*

Nói có vô ngã có,

Nói không hữu ngã không.

Có không Ngã trước uẩn?

Trước uẩn có Ngã không?

 (Lê Huy Trứ)

*

Tứ tuyệt

Kệ thiền

Chấp ngã

Vô ngã

(Lê Huy Trứ)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm