Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Trong chuyến công du hoằng pháp tại Canada 

 (Montreal - Toronto - Victoria - Edmonton - Vancouver ) 

 Ni sư THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG 

 Inline image

 sẽ mang một số sách thân tặng Phật tử Montreal:

 VÒNG LUÂN HỒI

 

Inline image

 

Bao nhiêu năm rồi còn mãi lang thang 

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt 

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt 

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về. 

…Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ 

Chẳng biết nơi đâu là chốn quay về. 

(Một Cõi Đi Về - Trịnh Công Sơn)

Đúng thế! Chẳng phải trăm năm mà trăm ngàn muôn năm, muôn kiếp, chúng ta lang thang, loanh quanh trong sáu cõi luân hồi thật là mỏi mệt mà không có nhân duyên nào để tỉnh ra và chẳng biết nơi đâu là chốn quay về.

Mạng sống chúng ta ngắn ngủi. Nội phiền não tham sân si, tứ đại sanh tử luân hồi báo chướng từ trong đánh ra. Thầy tà bạn ác, sáu trần cám dỗ, buộc ràng, hoàn cảnh từ ngoài đánh vào. Giữa thì bị nghiệp lực sát đạo dâm vọng, các tập khí si loạn lôi cuốn. Dòng nghiệp lực còn được cung cấp bằng những khối nước bùn lầy của những trạng thái tâm tham sân si thì còn tiếp tục chảy. Tái sanh là kết quả tất nhiên của nghiệp lực. 

Luân hồi chỉ ngừng khi chúng ta không còn tạo nghiệp. Chúng ta tin Hành là chủ động nghiệp tái sanh. Tin 12 vòng nhân duyên xoay vần như bánh xe từ vô thủy và đến vô chung, bởi lẽ trong khi già bịnh vẫn ngậm vô minh, để rồi lại chuyển vần đủ 12 vòng. Cứ xoay quanh mãi mãi thành vòng tròn không có đầu đuôi, làm nhân làm quả lẫn nhau không cùng không tận. 

Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng sẽ giúp chúng ta hiểu được “Hoặc - Nghiệp - Khổ”, tin chắc lý nhân quả, luân lý đạo đức nhà Phật căn bản ở giới luật phòng phi chỉ ác, chuyển hoá thân tâm giúp chúng ta biết được chốn quay về chân thật.

Tin, hiểu và chứng thấu những ý nghĩa sâu sắc và thực tiễn này, mới có thể hoàn thành chí nguyện giải thoát và mang lại hạnh phúc an vui cho mình và người. 

 

  1. LUÂN HỒI TRONG LĂNG KÍNH LĂNG NGHIÊM

 

Inline image

Inline image

 

Chết rồi về đâu? Sinh ra, rồi chết, rồi tái sinh… mãi vô lượng kiếp như thế. Bạn muốn tìm hiểu về các chặng đường luân hồi? Bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh là vô ngã, tất cả các pháp là vô ngã, vậy thì cái gì luân hồi, cái gì tái sanh?

Vậy rồi đối với người nghiệp nặng hơn khi từ trần sẽ bị gió nghiệp lôi kéo về đâu?

Và với người nhẹ nghiệp khi lìa đời sẽ siêu thăng cảnh giới nào?

Đối với người muốn nhìn thấy thực tướng, Đức Phật nhiều lần chỉ ngài A Nan về tâm ra sao? Trong mười hai nhân duyên, hễ gỡ được một mắc xích là xong, vậy thì làm cách nào để xả ái, để xả thủ, để xả thọ...?

Ni sư Thích Nữ Giới Hương qua tác phẩm biên khảo Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm sẽ giải thích tận tường.

  1. QUY Y TAM BẢO VÀ NĂM GIỚI

 

Inline image

Quy y Tam Bảo và thọ trì Năm giới là nấc thang đầu trên lộ trình giải thoát, là hình thành nhân cách chúng ta trở thành người Phật tử chơn chánh và thuần thành. 

 

 Chính vì thế, Đức Phật Thích Ca đã có lời di huấn thiết thực cho chúng ta trước khi Ngài nhập Niết Bàn như sau: “Sau khi Như Lai diệt độ, các con phải tôn kính giới luật làm thầy, dầu cho Như Lai còn tại thế để dạy dỗ các con đến mấy ngàn đời đi nữa, Như Lai cũng không thêm điều nào ngoài giới luật.”

 

Tác giả không ngại cố gắng ghi lại những lời dạy của đức Phật và chư vị Tổ sư thành cuốn sách nhỏ như là cẩm nang cho những vị mới bước chân vào đạo để hiểu được giá trị cao quý của sự phát tâm xin Quy y Tam Bảo và thọ trì Năm Giới của mình.

 

  1. SEN NỞ CHỐN TỬ TÙ

 

Inline image

Hội Thiền Dấn Thân (The Engaged Zen Foundation) là một tổ chức thành lập với mục tiêu hướng dẫn phương pháp tọa thiền trong nhà tù để giúp các tù nhân làm chủ tâm mình và phát huy những khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống trong hiện tại và sau khi ra khỏi tù. Với sự nỗ lực của chính bản thân, tù nhân sẽ trở lại xã hội với tâm hồn kỷ luật, kiên nhẫn, không bạo hành và giàu lòng từ bi.

 

Được sự cho phép của Thượng tọa Kobutsu Malone - Trang chủ Hội Thiền Dấn Thân, tác giả phỏng dịch một số bài viết trên các trang web www.engagedzen.org/articles/Kobutsu Death_Row_Practice.html; www.lionheart.org với mục đích giới thiệu với các đọc giả thấy hình ảnh các tù nhân nỗ lực hướng đến đời sống tâm linh phong phú bằng phương pháp thiền Phật giáo với sự hỗ trợ nhiệt tình của chư tôn đức tăng ni Phật tử hay cư sĩ tình nguyện.

 

  1. 5. NỮ TU VÀ TÙ NHÂN

 

Inline image

 

Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói: “Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng phạm tội. Những phạm nhân bị giam vào ngục tù, thực sự, không tệ hơn bất cứ người nào trong chúng ta. Họ bị sự vô minh, tham muốn và phẫn nộ, những căn bệnh mà chúng ta dễ bị nhiễm phải nhưng tùy các mức độ cao thấp khác nhau. Bổn phận của chúng ta là cố gắng giúp đỡ các phạm nhân ấy”.

 

Nội dung chung của tác phẩm là xin tường thuật những chuyến viếng thăm hay qua các thư tín trao đổi san sẻ Phật pháp giữa các tù nhân Hoa Kỳ tại một số các trại tù Wisconsin và tác giả - một Nữ Tu. Trong đây có những nhân vật thật và có những nhân vật hư cấu hoặc đổi tên. Tuy nhiên qua đó, Phật tử tù nhân Hoa Kỳ cũng như tác giả xin chia sẻ suy nghĩ của mình theo quan điểm Phật giáo trước những hiện tượng bạo động xã hội, nguyên nhân dẫn đến tù tội mà xuất phát là từ tâm vô minh nông nổi. Với ước mong, chúng ta hãy khéo chế ngự tâm, phòng tâm, đừng để ba độc tham sân si sai sử để dẫn đến tội lỗi, tạo khổ cho mình và người cũng

 

  1. A-HÀM MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO

 

 

Inline image            Inline image

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có thể được sử dụng như nước uống và là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng cho nên mưa được xem là nguồn sống cho tất cả các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Dù là mưa rào, mưa phùn hay mưa ngâu, hương vị của mưa thật là dễ chịu, trong sang nên mưa được chúng ta chào đón với một sự vui mừng thoải mái nhẹ nhàng. 

 

Cũng thế, pháp vị A-hàm thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, làm tươi sáng tâm tư của chúng ta. A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta, vì thế tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) xin được ra mắt với nội dung giới thiệu A-hàm như một suối nguồn Phật pháp không thể thiếu trong việc tưới tẩm và nuôi dưỡng nguồn tâm linh của chúng ta. 

 

  1. PHÁP NGỮ TRONG KINH KIM CANG

 

 

Inline image

 

Những ai đã trì tụng Kinh Kim Cang nhiều lần rồi thì sẽ cảm nhận được thế nào là Bát Nhã, thế nào là Tánh Không, thế nào là Vô Nhơn Tướng, Vô Ngã Tướng, Vô Chúng Sanh Tướng, Vô Thọ Giả Tướng v.v..

 

Kinh Kim Cang Bát Nhã có 32 đọan tất cả, nay Ni Sư Giới Hương dựa vào bản dịch Việt của Hòa Thượng Trí Tịnh và chú giải ra từng đọan một và được trích dẫn qua các kinh sách khác cũng như có luận cứ rõ ràng, khiến cho chúng ta khi đọc đến tác phẩm “Pháp Ngữ trong Kinh Kim Cang” nầy, chúng ta dễ lãnh hội hơn, nhất là có những câu chuyện về Đức Sơn, Long Đàm hay Vua Ca Lợi và Tiên Nhơn v.v.. Những điểm chính Ni Sư đã giải bày cặn kẽ; nhưng vấn đề ở đây là người đọc hay kẻ hành trì phải chứng thực như pháp đã là, nó tùy thuộc vào trí tuệ và công năng hành trì của mỗi người vậy. Kim Cang Bát Nhã nặng phần Pháp Hành chứ không phải ở Pháp Học hoặc lý giải viễn vông mà câu chuyện của Ngài Thần Tú và Ngài Huệ Năng là một bằng chứng hùng hồn nhất.

Ni Sư Giới Hương đã gọt xắt rồi đem ra nấu nướng, chiên xào mọi cách Kinh nầy qua lăng kính Nam Tông cũng như Bắc Tông, cũng chỉ nhằm mục đích đón chào, mời mọc tất cả mọi người hãy ngồi vào bàn tiệc của Tánh Không, nhằm gắp lên những món ăn tinh thần Vô Tướng, để chúng ta hội nhập vào Niết Bàn Vô Ngã và để từ đó Chân Tâm Phật Tánh của chúng ta sẽ tự hiển bày như ánh thái dương bắt đầu tỏ rạng nơi phương Đông màu nhiệm ấy.

Quý độc giả Phật Tử  nên trân quý Kinh nầy bằng cách hành trì, đọc tụng cũng như nghiên cứu tỉ mỉ những lời giải thích trong những Pháp Ngữ mà tác giả đã trình bày trong bản kinh này, thì đó là một điều lợi lạc không cùng vậy.

 

  1. NẾP SỐNG TỈNH THỨC CỦA ĐỨC ĐẠT LA LẠT MA

 

Inline image

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một vị Thánh Tăng trong hiện kiếp, hầu như ít có người Phật Tử nào trên thế giới mà chẳng biết hay nghe đến danh tiếng của Ngài, ngay cả những người không phải là Phật Tử. Trên từ các bậc Quân Vương, Hòang Hậu, Tổng Thống, Thủ Tướng; dưới cho đến những người cùng đinh trong xã hội Ấn Độ, Tây Tạng v.v... không ai là không biết đến Ngài. Ngài là biểu tượng của lòng từ bi và trí tuệ, bình đẳng cũng như hài hòa. Đây là một vị Bồ Tát tái sanh vậy.

 

Một bữa ăn ngon, người ta chỉ có thể no đủ trong mấy tiếng đồng hồ; nhưng một khái niệm và nhận chân về trí tuệ, nếu chúng ta nắm bắt được từ lời dạy của Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ được lợi ích  suốt đời. Đây là món ăn tinh thần mà  người Phật Tử xuất gia cũng như tại gia không thể nào không quan tâm được.

Dịch sách và viết sách không phải là vấn đề giản đơn chỉ là trau chuốt những con chữ cho độc gỉa đọc, hiểu và tìm tòi, mà ở đây còn là vấn đề niềm tin vào một Tôn Giáo nữa. Dịch không thừa mà cũng không thiếu ý chính của Tác Gỉa. Đó là bổn phận của người dịch và người viết sách. Nay Ni Sư Giới Hương đã làm được hai nhiệm vụ nầy. Quả là điều tuyệt diệu. Nếu ai đó chỉ nhìn qua đề tựa của quyển sách rồi khen đẹp, khen hay; chẳng khác nào chúng ta nhìn những món <span class="ydp2f

...

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm