Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 images

53.  Phương Cách Phật Giáo

Đối Mặt Với Đại Dịch Covid-19 Trong Khả Năng Tỉnh Thức

Và Cống Hiến

Phạm Dương Bảo Hoàn

  • Lược Sử Về Đại Dịch Covid-19 Đến Toàn Cầu:

Đại dịch Covid-19 đã phủ kín toàn cầu, khởi đầu từ cuối tháng 12 năm 2019, với nơi xuất hiện đầu tiên tại thành

phố Vũ Hán thuộc miền trung đại lục Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc chứng viêm phổi không rõ nguyên nhân. Sau đó mới được giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại khu chợ hải sản. Nó kéo dài trong suốt thời gian dài vừa qua cho đến tận bây giờ với nhiều biến thể nguy hiểm và rất khó kiểm soát.

  • Biến thể đầu tiên được khám phá ở vương quốc Anh tháng 12 năm 2020, gọi là GB – Alpha. Biến thể này lây lan dễ dàng hơn so với biến thể lúc ban đầu.
  • Biến thể ZA - Beta Ở Nam Phi tháng 1 năm 2021 - Biến thể này gây bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn so với loại virus lúc ban đầu.
  • Biến thể IN - Delta được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 3 năm 2021. Biến thể này lây lan nhanh hơn so với biến thể lúc ban đầu và hiện được tìm thấy là chủng loại chủ yếu ở Thái

 

  • Biến thể BR - Gamma được phát hiện lần đầu tiên ở Braziào tháng 1 năm Biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể khác và hiệu quả bảo vệ vắc xin rất thấp.

Cho đến hiện nay tổ chức Y Tế Thế giới đã xác định được tới 12 biến thể của virus Covid-19. Đáng chú ý là Delta, Alpha, Gamma và Beta. Nguồn gốc của mỗi biến thể và mức độ nghiêm trọng của mỗi biến thể đều rất khó chữa trị. (1) Tài liệu từ Department of Public Health Emergency.

Các chuyên gia trên thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đang nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra cách thế chống lại tất cả các loại biến thể của Covid-19. Các bước chúng ta có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và những người xung quanh để tránh khỏi bị nhiễm đại dịch là đeo khẩu trang y tế, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, xử dụng chất khử trùng hai bàn tay sau mỗi lần tiếp xúc. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng của chúng ta. Duy trì khoảng cách ít nhất từ 1 tới 2 mét vuông với những người khác.

Đây quả là một đại họa của thế kỷ, kinh hoàng nhất từ trước đến nay, đem đến cho con người nhiều hệ lụy thương tâm cùng bao nhiêu sự mất mát, làm cho thần trí của hầu hết nhân loại bị rơi vào trạng thái lo âu, tuyệt vọng, căng thẳng mỗi khi nghĩ đến một ngày mai không còn định hướng với viễn tượng về tương lai đầy bấp bênh ở phía trước. Những số phận không may đang phải ngày đêm đối mặt với nghịch cảnh sinh ly tử biệt, tan vỡ vô thường, là một cơn ác mộng vô hình, đe dọa trong tâm não của hầu hết mọi người, vô tình tạo nên một tình trạng khủng hoảng đến rã rời mệt mỏi, lo âu đau đớn, đồng thời bị rơi vào trong một trạng thái tuyệt vọng y như là nghiệp chướng bất hạnh của con người, bên cạnh một thực tế với những chuỗi ngày dài bi thảm trong cuộc sống, bắt buộc phải đối mặt với biết bao nhiêu áp lực, phải lo toan từ công ăn việc làm cho đến đời sống cá nhân, gia đình, xã hội khiến cho tất cả mọi người phải sống trong niềm lo âu khắc khoải, cùng với thực tế của nền công nghệ điện tử đang

 

ngày đêm hùng hổ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của mỗi con người.

Không còn ai có thể thoát được tệ nạn đương thời với những toan tính, những phương cách mải mê kiếm tiền đến nỗi vô tình bỏ quên đi rất nhiều những truyền thống đạo đức, những thói quen tập quán an bình cố hữu tốt đẹp khác trong cuộc sống vốn là những điều kiện tất yếu an bình cộng với một trạng thái vô hình luôn chuyên chở trong những tâm hồn cô đơn, trống trải rất khó phát hiện và khó chia xẻ được với những người đang sống gần gũi chung quanh.

Rõ ràng là đại dịch Covid-19, ngoài những tang thương chết chóc, nó còn đang âm thầm chia rẽ, phân hóa và đưa con người vào nỗi sợ hãi, nghèo khốn và ngay cả tệ trạng cực kỳ tha hóa về đạo đức. Từ đó, đưa đến các thực trạng xấu, như sự phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, chế độ độc tài và chiến tranh tiếp tục đe dọa cuộc sống của con người trên khắp thế giới, mà người phụ nữ toàn cầu nói chung, giới phụ nữ Phật tử nói riêng đang phải gánh chịu nhiều hậu quả hết sức nặng nề.

  • Những Dấu Hiệu Bị Nhiễm Covid:

Dịch Covid thường làm cho tim đập nhanh, ho nhiều, sốt, khó nuốt, đau họng, mất vị giác, mất khứu giác, đau đầu, ù tai, đau cơ và khớp, trầm cảm, căng thẳng, rất yếu và mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, khó ngủ, chóng mặt, thay đổi về thị giác, giảm thính giác, nghẹt mũi, giảm khả năng ghi nhớ và tập trung, lo lắng về khả năng phục hồi của mình, khó thở, giảm thể thực, chán nản, lo âu, căng thẳng, đau ngực, khó khăn mỗi khi thức dậy, dễ bối rối, mất ý thức, đau cơ bắp, khớp xương, mất sức và giảm thể lực.

Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 5 ngày đến 14 ngày, dịch Covid thường có thêm những dấu hiệu đầu tiên làm cho :

  • Khó thở

 

  • Càng lúc càng thấy hụt hơi, yếu hẳn
  • Đau hoặc tức dai dẳng ở ngực
  • Thường bị lẫn lộn chuyện này với chuyện kia
  • Khó khăn khi muốn thức dậy.
  • Sắc diện xuống cấp, nhợt nhạt, xám xịt, da hoặc môi bị tái xanh, ảm đạm.
  • Những Di Chứng Sau Khi Bị Nhiễm Covid:

Sau khi hết bệnh, khám tìm lại được âm tính (Negative) cho cơ thể, nhưng người sau khi bị nhiễm Covid vẫn còn cảm thấy :

  • Mệt mỏi, xuống tinh thần, tim đập nhanh.
  • Bị ho nhiều, sốt, khó nuốt, đau họng, mất vị giác, mất khứu giác, đau đầu, ù tai, đau cơ khớp, trầm cảm, căng thẳng.
  • Rất yếu và mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, khó ngủ, chóng mặt, thay đổi về thị giác, giảm thính giác, nghẹt mũi.
  • Giảm khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung.
  • Lo lắng về sự phục hồi của chính mình.
  • Giảm thiểu nội lực, khó thở, giảm thể lực, chán nản, lo âu, căng thẳng, đau ngực,
  • Khó khăn mỗi khi muốn thức dậy.
  • Dễ bị bối rối.
  • Mất ý thức, đau cơ bắp, đau khớp xương, mất sức.
  • Mất kiểm soát các động tác châu thân như bước chân đi không vững, không tự kiểm soát được.
  • Bị hoa mắt, choáng váng,...
  • Kể từ đây, muốn nhanh chóng phục hồi người bị hậu Covid cần phải:

- Tỉnh thức - Tự tin - Sống lành mạnh - Tăng cường dinh dưỡng - Tăng cường thể lực - phải tuyệt đối từ bỏ các thói quen

 

xấu.

Để cho bài tham luận này thêm phần giá trị, đầy đủ và hoàn bị, người viết xin trình bày tóm lược về tổng số ca bị nhiễm bịnh và tổng số ca tử vong dựa theo tài liệu cập nhật của cơ quan CDC, tiêu biểu là Hoa Kỳ, tính đến ngày 21/05/2022 như sau :

  • Tổng Số Ca Bị Nhiễm Bịnh là 247,925,368.
  • Tổng Số Ca bị tử vong trên thế giới là 5,007.831 và thêm 1,397 ca tử vong mới.
  • Riêng tại tiểu bang California có 10,354,899 các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận, dẫn đến 94,747 ca tử vong được xác nhận.
  • Riêng tại Hoa Kỳ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận có 47 triệu (46,771,979) ca nhiễm và hơn 765 ngàn (765,722) người chết. Đây là một tổn thất nhân mạng rất to lớn do COVID-19 (2)- Trích từ kênh You Tube của Ni Sư Giới Hương.
  • Tại Việt Nam có khoảng 11,315,230 ca bị nhiễm dẫn đến 43,136 ca tử vong. Trên đây mới chỉ là những con số thống kê có thể chưa chính xác hoàn toàn, thực tế, các con số khác biệt còn có thể cao hơn, cho chúng ta thấy rõ một thực trạng chết chóc hết sức đau lòng và phũ phàng.
  1. Trách Nhiệm:

Dịch bệnh Covid-19 đã và vẫn còn đang tiếp tục biến hóa khôn lường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của chúng ta trên bình diện toàn cầu, nhất là đối với nữ giới, họ bị tác hại trầm trọng trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Cho nên rất cần phải có các biện pháp, các đề xuất thích đáng để Phục Hồi và Tỉnh Thức dành cho người phụ nữ hoặc bằng cách này hay bằng cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, để giúp đem đến cho họ sức mạnh tinh thần tích cực rèn luyện tâm trí sao cho thật am tường và thấu đáo về thực tế, vững vàng về

 

tâm thức, tâm linh, chính là những phương cách hiệu quả để cho người phụ nữ có thể đương đầu được một cách có hiệu quả với những thách thức vô hình do dịch bệnh mang lại, đồng thời chuẩn bị cho họ một tương lai vẫn đang bắt buộc phải phát triển theo dòng tiến hóa với nhiều diễn biến virus phức tạp hơn.

Là một người phụ nữ Phật tử, chúng ta phải tự ý thức được trách nhiệm của riêng mình để góp phần vào việc ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh theo ứng dụng những giáo lý duyên khởi, vô thường-khổ-vô ngã, nghiệp báo, để mỗi chúng ta sẽ có chánh niệm trong cuộc sống. Đặc biệt là niềm tin nơi Tam bảo, tránh những mê tín không cần thiết để trở nên một Phật tử chân chánh.

Chúng ta cần biết đến một phương cách tâm linh siêu việt mà người phụ nữ Phật giáo đã, đang và sẽ áp dụng nhằm đối đầu với đại dịch Covid-19 là việc thực hành chánh niệm trên thân tâm và quan điểm qua niềm tin tinh tấn của họ. Trong bài kinh “Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm”, Đức Phật đã nói về các trạng thái nội tâm của chính bản thân của ngài khi còn tu tập trong rừng núi và Ngài tự tìm ra phương cách để chế ngự những trạng thái sợ hãi bằng cách tu tập thiền định 4 sắc giới và chánh niệm. Ngài nhấn mạnh đến “Tứ vô lượng tâm” là: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Ngài cho rằng “Tứ vô lượng tâm” có thể chế ngự được trạng thái lo lắng và nỗi khiếp đảm sợ hãi. Biệt nghiệp của mỗi chúng ta đều là cộng nghiệp của nhân loại, của thế giới, cho nên dẫu vẫn có nhiều người bị nhiễm đại dịch nhưng nhờ có phước lực, pháp lực hay nhờ có mạng căn cho nên họ vẫn thoát chết.

Pháp lực và phước lực sẽ đem đến cho người nữ Phật tử một sự che chở vô hình nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đồng thời, giảm thiểu được những nghiệp chướng cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh sự kiện này, chúng ta đừng quên lúc nào cũng phải thành tâm cầu nguyện, xin ơn độ trì để tiêu trừ nghiệp chướng, để được sống an bình trong cơn đại dịch. Chúng ta phải biết rằng: “không ai có thể cứu độ được chúng ta, kể cà Đức Phật, chúng ta

 

cũng không thể van xin bất kỳ một ai đoạn diệt những thói hư tật xấu của mình, Đức Phật chỉ có thể chỉ dạy cho chúng ta phương cách đoạn trừ tham sân si phiền não. Ngài chỉ là một vị Thầy, một vị Đại Y Vương hướng dẫn sự tỉnh thức và giác ngộ cho chúng ta. Cho nên chúng ta phải thực hành tinh tấn những lời dạy của Ngài bằng chính những nỗ lực của mình. Như vậy, chỉ có sự tinh tấn và tu tập, chỉ có thực hành sống theo Chánh niệm và thực hành thiện nghiệp mới có thể cứu độ được cho chúng ta.

Trở về với những dự ngôn của Đức Thế Tôn từng nói từ hơn vài ngàn năm trước rằng, đại dịch Covid-19 thật sự có liên hệ tới thuyết nghiệp báo nhân quả của con người. Dịch Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán Trung Quốc sau đó nó lan rộng ra trên khắp thế giới như kinh điển của Phật giáo xưa nay đã từng diễn giải rằng : “Do cái này có thì cái kia có - Do cái này không có thì cái kia không có - Do cái này sinh thì cái kia nảy sinh - Do cái này diệt thì cái kia diệt”. Vì do cộng nghiệp này cho nên dịch Covid-19 đã không từ bỏ một ai và ai cũng có thể bị nhiễm, vì con người chính là chủ nhân của tất cả nghiệp dĩ trong cuộc sống của chính chúng ta, đều do chính chúng ta tạo ra, hoàn toàn không có bất kỳ một thế lực nào của Thượng đế quyết định tới cuộc sống của chúng ta. Trách Nhiệm là của tất cả chúng ta.

Thật ra, đại dịch phát tán chính là cái giá mà mỗi người trong chúng ta đều phải có một phần trách nhiệm ở trong đó. Nếu chúng ta biết ý thức để am hiểu được về luật nhân quả thì chúng ta sẽ không làm những công việc mê tín và hết sức vô minh cho rằng đại dịch Covid-19 là do thượng đế tức giận nên ngài mới trừng phạt loài người tàn tệ đến như vậy.

Nếu bình tâm suy nghĩ cho sâu sắc hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hiện tượng đại dịch Covid-19 thật sự là một hồi chuông nhằm thức tỉnh tất cả mọi người chúng ta đang sống trên thế giới đều phải biết trân quý từng giây phút sống còn để chỉ làm những điều có ích lợi cho bản thân mình, cho con người và cho toàn thể xã hội. Là người Phật tử, chúng ta cần phải tự ý

 

thức được trách nhiệm của mình để góp phần chung tay vào việc ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh.

Chúng ta nên chọn lựa một lối sống tử tế và mạnh dạn chấp nhận thực tế để cùng kết nối, chung sống và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta nên tiếp tay tạo nên một cộng đồng an toàn và thân ái với tất cả mọi người. Chúng ta tiếp tay nhau phổ biến những kiến thức cần thiết trong việc ngăn ngừa và phòng chống đại dịch. Kiến thức là sức mạnh, là vũ khí sắc bén để ngăn ngừa đại dịch qua các phương tiện truyền thông để chia sẻ rộng rãi những thông tin cần thiết như Ni Sư Giới Hương đã phát kiến và đã tự thực hiện bằng sự bén nhạy và tinh tấn của một vị chân tu minh triết với một tốc độ phi mã trong suốt thời gian kéo dài trong mùa đại dịch. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có nhận thức trước những thông tin tiêu cực đôi khi được lan truyền một cách vô tình hay cố ý trong lúc mọi người đang quá sợ hãi và lo lắng. Chúng ta có bổn phận phải tích cực giúp đỡ gia đình, bạn bè, hoặc với các đồng nghiệp để họ hiều biết hơn và yên tâm hơn. Trong thời gian cách ly xã hội này, chúng ta nên chia xẻ những thông điệp tích cực với người khác thông qua phương tiện truyền thông đại chúng. Thực hành được như vậy với một tinh thần trách nhiệm tích cực, với lòng can đảm và niềm tin sẽ giúp cho mọi người trong cộng đồng mà chúng ta đang chung sống được khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và kết nối tốt hơn.

Mặt khác, chúng ta cũng cần phải để ý đến thái độ quá lo sợ trước hiểm họa của Covid, thì nỗi lo sợ này sẽ không bao giờ có thể chấm dứt, nếu tất cả chúng ta không biết chung sức chung lòng, cùng nhau cưu mang, chia xẻ tinh thần trách nhiệm để cùng tận diện đại dịch. Địa cầu mà chúng ta đang chung sống có đến hơn 7 tỷ người, chỉ cần vẫn còn có một người bị nhiễm covid thì nỗi lo lắng của chúng ta vẫn còn đó. Nó sẽ tiếp tục kéo dài cho đến bao giờ trong khi bản chất của đại dịch cứ liên tiếp biến hóa, mỗi ngày mỗi phức tạp, thì điều hiển nhiên là chúng ta sẽ phải quan tâm đến phương án bắt buộc phải sống chung với

 

đại dịch để có thể sinh tồn, sau khi đối mặt với một thực tế cam go là chúng ta không thể nào xóa sổ được đại dịch. Chấp nhận sống chung với đại dịch là một thái độ sáng suốt và khôn ngoan, không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tiêu cực, đầu hàng, bởi vì, rất rõ ràng là chúng ta không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài cách duy nhất là phải sống chung với đại dịch. Và để có thể sống chung với dịch một cách tuyệt đối an toàn, chúng ta phải triệt để quan tâm đến :

  • Khả năng lây lan và cùng nhau tìm cách hóa giải điều này với thái độ bình tĩnh, tự tin và tinh thần trách nhiệm.
  • Tiêm vaccine chủng ngừa.
  • Chấp hành đúng các quy định, làm theo đúng những hướng dẫn cần thiết của các cơ sở chức năng.
  • Nâng cao việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, tăng cường sức đề kháng của từng cá nhân bằng cách bồi bổ, ăn uống lành mạnh nhưng phải đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường thực vật như rau của quả, không uống rượu bia, hút thuốc hoặc xử dụng những thứ có tác dụng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thường xuyên vệ sinh sát khuẩn từ bản thân cho đến tất cả những hiện vật ở chung quanh.
  • Phải mạnh dạn thay đổi những sinh hoạt, những thói quen không tốt, không thích hợp đối với sức khỏe như tụ tập ở những nơi chốn đông người, ăn chơi lạc thú, đàn đúm, la cà từ hết nơi này đến nơi khác.
  1. Nhận Thức Các Đặc Điểm Của Sự Vô Thường Trong Mùa Đại Dịch

Quả nhiên đại dịch Covid-19 đã và vẫn còn đang gây ra những hệ quả và tổn thất trầm trọng cho toàn thể địa cầu trong suốt 2 năm qua trong hấu hết các lãnh vực đời sống, làm cho sinh mạng của hơn 4,5 triệu người đã bị tử vong, đồng thời với

 

những đau thương vô hình vẫn còn đang diễn ra bất tận. Nó còn sản sinh và để lại một mối đe dọa vô hình, tạo nên một gánh nặng làm cho con người luôn luôn bị ám ảnh canh cánh bên lòng. Đó là sự lo âu, khiếp sợ trong tâm lý kéo dài, làm đảo lộn cuộc sống khiến cho mọi người phải cam tâm chịu đựng nỗi niềm đau khổ, đôi khi còn bị đe dọa cả tới mạng sống. Bên cạnh đó còn có các thảm họa về thiên tai, bão lụt, cháy rừng dễ dàng kéo theo những hậu quả chết người, cùng với vô vàn những tệ đoan trong gia đình, ngoài xã hội. Các vấn đề như mất đi người thân, mất việc làm, bị khánh kiệt, phá sản, ly hôn, ly thân, sự ra đi đột ngột của người thân, nợ nần…làm ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, gây ra biết bao nhiêu sự thoái hóa trong hầu hết các lãnh vực. Và nó cứ như một vòng xoắn rối mù không thể nào tìm ra được lối thoát, cũng là căn nguyên dẫn tới bối cảnh trầm cảm, lo âu.

  1. Những Ví dụ Về Các Tu Sĩ Và Phật Tử Nâng Đỡ Tinh Thần Người Dân Được Vững Chãi Đối Mặt Với Đại Dịch

Trong suốt mùa đại dịch, có rất nhiều Tăng ni ở Việt Nam, Hoa Kỳ và trên toàn cầu đã mở ra các lớp dạy trực tuyến để mỗi ngày hướng dẫn cho các đệ tử Phật giáo cách đối phó với đại dịch Coronavirus.

Hàng ngày các tu sĩ Phật Giáo này đã tập hợp lại thành từng nhóm, kiên nhẫn xông xáo đi tìm kiếm các loại vải thích hợp rồi may thành các khẩu trang, đem cúng dường hết cho dân chúng, cho các bệnh viện, trường học, hoặc các cơ sở dưỡng lão.

Bằng tất cả tấm lòng trắc ẩn của những tu sĩ nhân từ, họ chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng và tinh khiết cho các bác sĩ và y tá đang ngày đêm phục vụ bệnh nhân Covid trong bệnh viện, hoặc cung cấp các dịch vụ tang lễ miễn phí cho những người đã khuất do hậu quả của Covid. Họ đem đến sự an ủi cho các nạn nhân cô đơn, hướng dẫn dạy thiền và tụng kinh hàng ngày để

 

chia sẻ năng lượng tốt cho tất cả mọi người.

  1. Lời Phật Dạy

Theo lời Phật dạy, suốt cuộc đời của mỗi con người, từ lúc sanh ra cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, ai cũng phải đối diện và trải qua những kiếp nạn trong suốt cuộc đời, không ai có thể đứng được ở bên ngoài chuyến xe luân hồi sanh tử này như Sanh Già Bệnh Chết - Tam Tai - Tám Nạn - Hỏa Tai - Thủy Tai

  • Phong Tai - Dịch Tai như:
    • Sanh: Con người khi mới sinh ra, cất lên tiếng khóc, đã mang dấu hiệu KHỔ, vì sẽ có lúa phải chịu đói, khát, mệt nhọc, làm việc mưu sinh, chịu đắng cay trong cuộc sống vui buồn may rủi, được thua, còn mất, sanh ly tử biệt...
    • Lão: Tới tuổi thanh xuân tươi đẹp rồi sẽ qua đi nhanh chóng, nhường chỗ cho sự già nua hao hụt sức khỏe, tài năng...
    • Bệnh: Tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống cho đến ngày mai sẽ già yếu, bệnh tật vốn không ai có thể lường trước. Nhưng chắc chắn nó sẽ tìm đến trong nay mai chính là nỗi khổ to lớn trong cuộc đời.
    • Tử: Tới lúc người ta chết đi chính là nỗi khổ.
    • Chia ly: Tình yêu thương xum họp, chia ly nhung nhớ cũng bao hàm về sự thống khổ. Thân nhân chia lìa, bạn bè ly biệt cũng là nỗi khổ khó nguôi. Một khi yêu thương thì sẽ khó chấp nhận sự chia cách, phân ly. Cho nên từ xưa đến nay có biết bao người vì điều này mà rơi vào tuyệt vọng, thống khổ.
    • Oán hận: Giận đời, giận người thì chính bản thân mình sẽ là một nỗi khổ. Càng oán hận bao lâu, càng khiến cho con người đau khổ tột cùng. Tốt nhất hãy sống bằng sự bao dung, thương yêu, từ ái thì tâm hồn sẽ không còn đau khổ.
    • Mê Lạc: Ai nấy đều biết, con người đến với cuộc sống này

 

chỉ với hai bàn tay trắng, khi rời khỏi nơi đây cũng chỉ với hai bàn tay trắng, không mang theo được bất cứ thứ gì của thế gian cũng khiến cho con người đau khổ, nhất thường là danh, lợi, tình, thù. Tất cả, đó chỉ là mê lạc. Chỉ có người có trí tuệ minh mẫn mới có thể vượt thoát ra khỏi sự mê lạc này. Đây gọi là phản bổn quy chân, là giác ngộ, là cứu độ.

  • Tam Khổ Xét Theo Nguyên Nhân và Mức Độ Gây Khổ:
  • Khổ khổ : Khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải nếm trải nạn chiến Đây là nỗi khổ thấp nhất mà ai cũng có thể cảm nhận được.
  • Hoại khổ : Khổ vì mọi sự bị thay đổi, không bền bỉ. Ngay cả khi hạnh phúc, may mắn, khoái lạc thì cũng gọi là khổ vì sự so sánh với những kinh nghiệm đau đớn. Trong khi đó, sự vật trong đời luôn luôn bị thay đổi, tưởng chừng là hạnh phúc hay vui sướng nhưng đó chỉ là sự nhàm chán, không thỏa mãn, hạnh phúc hay sự vui sướng rồi cũng sẽ mất đi.
  • Hành khổ : Khổ từ ngay trong kiếp này mà cũng còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp với nỗi khổ khác, kéo từ đời này sang đời khác, nếu con người vẫn còn trôi lăn trong vòng trí tuệ vô minh.
  1. Các thí dụ gương mẫu
  • Trong suốt mùa đại dịch thao túng và đe dọa mạng sống của con người, cho nên vốn là một người lúc nào cũng luôn tâm niệm về lòng từ bi, ban vui cứu khổ, là người thấu triệt những nỗi niềm nguy nan của con người trong mùa đại dịch, chúng sanh khác nào là những người mang số phận sa cơ lỡ vận, bị thụ động đứng chênh vênh bên bờ sanh tử, khi nguy biến tới, sẽ không biết phải cầu cạnh, níu kéo vào đâu để được an tâm vui sống, thì với tầm nhìn của của lòng từ bi, NS Giới Hương đã nhanh chóng thành lập một kênh truyền thông You Tube để mỗi buổi chiều thuyết giảng

 

qua nhiều đề tài thực tiễn trên online nhằm hướng dẫn, giảng giải, an ủi, chia xẻ những kinh nghiệm về Phật pháp, về tâm linh, cung cấp những thông tin tài liệu sách báo cần thiết, đem sự tinh tấn và nâng đỡ, an ủi tinh thần cho những người hàng ngày theo dõi kênh truyền thông của chùa Hương Sen, để vun quén thêm niềm tin vào Phật pháp và giảm bớt những nỗi lo sợ, những sự chán nản hoặc trầm cảm của bao người.

Bên cạnh việc làm hữu ích và kịp thời đó, còn có các:

  • Bhikkhuni Thanh Đức ở quận 7 hối hả ngày đêm kiên nhẫn may sẵn một số lượng face masks để biếu không cho bất cứ ai cần dùng.
  • Bhikkhuni Chánh Tuệ, Gò Vấp, hàng ngày chuẩn bị những bữa cơm thanh đạm nhưng bổ dưỡng để đem tới phục vụ cho một số bệnh viện quanh vùng...
  • Nhiều ni cô trẻ tự động đứng ra gom góp, đóng tiền để hỗ trợ thuốc men cho những người có lợi tức thấp trong mùa Covid…
  • Câu chuyện của sư cô Thích Nữ Nhuận Bình tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 12, thành phố Thủ Đức khiến cho những người biết chuyện không khỏi đau lòng trước sức tàn phá đáng sợ của đại dịch COVID-19 và càng xúc động hơn trước tấm lòng can đảm hy sinh của những người luôn luôn tình nguyện ở tuyến đầu chống dịch, trong đó có rất nhiều các vị tu hành.

Trong một cuộc trò chuyện, Sư cô Nhuận Bình đã phải xin lỗi những người đang xem chương trình bởi không kềm nén được những giọt nước mắt cảm thương, xót xa vì có một bệnh nhân vừa tự tử. Các bệnh nhân COVID-19 ngoài việc phải chịu đựng sự tàn phá cơ thể của Covid, họ còn phải chịu đựng thêm sự tổn hại lớn lao khác bởi tình trạng suy sụp tinh thần do lo lắng, sợ hãi. Hiểu rõ được điều này cho nên công việc hằng ngày của sư cô không chỉ đơn thuần là việc chích thuốc, hay theo dõi, đo lường các chỉ số sinh tồn, lấy nước, thức ăn cho các bệnh

 

nhân, dọn dep rác rưởi, giúp đưa người bệnh đi vệ sinh… mà sư cô còn liên tục thăm hỏi, trò chuyện, động viên tinh thần cho những người hiện đang sống chênh vênh giữa lằn ranh sinh tử. Việc làm này hỗ trợ tinh thần rất lớn cho việc điều trị các bệnh nhân. Nếu không, người đang bị bệnh nặng sẽ rất khó vượt qua được cơn thử thách cam go bên bờ sanh tử.

Sư cô Nhuận Bình kể lại rằng, tại bệnh viện dã chiến nơi sư cô đang làm việc, hàng ngày, cứ sau bữa cơm chiều, các bệnh nhân thường ra đứng ở nơi khung cửa sổ để mong mỏi họ sẽ được tiếp xúc hay được giao lưu với mọi người. Họ tâm sự rằng, có khi đột nhiên họ không tự kiểm soát được phản ứng của bản thân đến nỗi họ la hét lên rất lớn vì họ bị quá căng thẳng mỗi khi nhìn thấy các bệnh nhân khác, buổi sáng vẫn còn ăn uống bình thường, vẫn còn gọi điện thoại, gọi video về cho gia đình, nhưng chỉ tới trưa là bệnh tình của họ đã bất ngờ trở nặng, họ bị ngạt thở bất ngờ và nếu không được cấp cứu kịp thời thì mạng sống của họ sẽ ra đi nhanh chóng, nhất là gia đình nào có nhiều người cùng đang bị dương tính, nhưng mỗi người lại được đưa đi điều trị ở một bệnh viện khác nhau khiến cho sự căng thẳng càng to lớn hơn bởi sự lo lắng cho nhau tăng cao.

Bệnh nhân nào càng bị mất tinh thần thì tình trạng bệnh lý của họ càng bị nặng hơn. Vì vậy cho nên các bệnh viện dã chiến thường hay mời gọi các nghệ sĩ đến trình diễn để động viên cho ả các y bác sĩ lẫn những bệnh nhân. Về phần của sư cô Nhuận Bình, sư cô cũng dành ra rất nhiều thời gian và tâm sức để trò chuyện, động viên, tư vấn tâm lý cho các thành phần bệnh nhân. Ngay sau các buổi trò chuyện trực tuyến, sư cô Nhuận Bình lại lao vào ca trực kéo dài từ lúc 3 giờ chiều cho tới 11 giờ đêm rồi sư cô trực tăng cường thêm từ đó luôn cho tới 7 giờ sáng hôm sau. Thật là một tấm gương sáng chói, một sự hy sinh cao độ.

  • Ngay ở thị xã Anaheim - Orange County, California, chị Duyên và chồng là anh Nguyễn Ngọc Chấn sẵn có mở một tiệm may, sửa quần áo và giặt ủi, ngay từ khi đại dịch phát sinh, gia

 

đình của anh chị đã ngay lập tức đứng lên kêu gọi số đông bạn bè thân hữu, kẻ góp của, người góp công, các anh chị tự động bảo nhau túa ra đi lên tận khu chợ Tàu ở Los Angeles để tìm cho ra loại vải thích hợp để may hàng chục ngàn khẩu trang đem tới biếu không cho các bệnh viện ở quanh vùng.

  • Một cơ sở buôn bán dược phẩm chính gốc Nhật Bản Eli Japan do cô nữ tu Itsumi Fiwara cùng cha mẹ điều hành, cũng đã bỏ cả công của để may hàng ngàn cái khẩu trang gởi biếu không cho các bệnh viện hoặc các cư dân cư ngụ quanh vùng.
  • Các hoạt động thiện nguyện :
    • Để trực tiếp trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều người phát gạo miễn phí cho những gia đình đông con, cơ nhỡ. Các thành phố nơi có quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư còn đang bị thất nghiệp, cũng đã được các bạn trẻ, các nhà mạnh thường quân dấu tên quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ. Trong thời gian cách ly, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát thức ăn, nước uống miễn phí.
    • Không thể không đề cập đến sự hi sinh cao quý của các bác sĩ, các y tá, các chuyên viên y khoa ngày đêm túc trực nơi tuyến đầu chống đại dịch.
    • Khi cuộc chiến quyết liệt chống lại cơn đại dịch COVID-19 vẫn còn đang âm ỉ tại nhiều quốc Mọi người dân vẫn còn đang phải gồng mình để vượt qua những khó khăn hoảng loạn. Nỗi đau mất mát vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng đâu đó phía sau thảm kịch COVID-19, vẫn có những câu chuyện giúp cho chúng ta phải suy gẫm, phải trân trọng và phải thầm cảm ơn những con người đang cố gắng từng đêm từng ngày để chống lại cơn dịch bệnh.

Một nữ bác sĩ ở thành phố New York tên là Cornelia Griggs làm việc tại một bệnh viện trong thành phố. Bác sĩ Griggs như một chiến sĩ giác đấu can trường, bà tự nguyện đêm ngày ở lại nơi làm việc để trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid. Dĩ nhiên là bà phải rời xa gia đình và những người con còn nhỏ tuổi đang

 

rất cần sự có mặt của mẹ. Trong một đoạn video bà cố tình làm như một phương tiện thông tin với các con nhỏ trong gia đình của bà, bà nói: “Có thể bây giờ các con của tôi còn quá nhỏ để lắng nghe những lời này và chúng cũng không nhận ra tôi trong bộ đồ bảo hộ này đâu. Nhưng nếu tôi bị chết vì Covid-19, tôi muốn chúng biết rằng mẹ chúng đang cố gắng hết sức để hoàn thành sứ mạng của mình. Bác sĩ Griggs là bác sĩ phẫu thuật Nhi khoa thuộc trung tâm y tế đại học Columbia. Cô chia xẻ với đài CNN rằng, đó là một ngày rất dài, rất mệt mỏi cho bà và các đồng nghiệp của bà. Lời nhắn nhủ của bác sĩ đã được rất nhiều người ủng hộ và họ sẽ nói với các con của bà về lòng dũng cảm của bà. Bác sĩ Griggs nói rằng, lý do vì sao bà đăngg tải những dòng này vì virus Corona sẽ có khả năng rất cao lây cả cho những bác sĩ đang ở tuyến đầu cứu người hoặc hỗ trợ cho các bệnh nhân và các bác sĩ như bà, các y tá sẽ không thể biết được khi nào thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Bà chia xẻ thêm rằng “mỗi sáng thức dậy tôi đi vào bệnh viện với cảm giác như là tôi đang đi vào biển lửa, tôi cảm thấy sợ hãi mỗi ngày, nhưng tôi vẫn quyết tâm đi làm để hoàn thành nhiệm vụ của một bác sĩ.”

  • Các học sinh, sinh viên của các trường đại học ở khắp nơi cũng thường hay tình nguyện đi phân phát khẩu trang, nước rửa tay sát trùng cho mọi người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm cao đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, cũng có không ít trường hợp nói lên lòng ích kỉ, hay lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân, như việc nâng mức giá khẩu trang, giá dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận. Tệ hại hơn nữa là họ kinh doanh khẩu trang giả, khẩu trang không rõ nguồn gốc hay xuất xứ, tung những tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang trong dân chúng…

  • Phát huy tinh thần đoàn kết:

Qua những hành động tốt đẹp nói trên, với các ý nghĩa đó giúp cho người phụ nữ Phật tử có thêm niềm tin tưởng, lòng

 

tự hào của những người con Phật lương thiện, đạo đức, từ đó, người phụ nữ Phật tử cần nhắc nhở bản thân và gia đình phải luôn giữ gìn và nhân rộng tinh thần cao đẹp ấy.

Bài học về vô thường giúp cho người con Phật hiểu rõ hơn về bản chất thật của sự sống, ngoài việc sống tốt cho bản thân mình, cho nhiều người khác mà trao dồi tâm linh để khi mọi việc xảy ra nhất là bị nhiễm bệnh, hay ngay cả cái chết, chúng ta cũng phải biết đón nhận nó một cách điềm tĩnh như câu châm ngôn : “không có gì là ta, không có gì là của ta, không có gì là tự ngã của ta”.

Là người phụ nữ Phật tử, chúng ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới bác sĩ gia đình, tới các cơ sở y tế để được kiểm tra, và tiến hành việc cách ly cho được an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn mỗi khi ra đường, phải rửa tay thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc với các bề mặt cứng ở bên ngoài. Không nên tụ tập ở những chỗ đông người, nên vứt bỏ khẩu trang vào đúng những nơi quy định. Đặc biệt, người phụ nữ Phật tử cần phổ biến và chia sẻ những thông tin chính thức đáng tin cậy từ chính quyền, cơ sở CDC, cơ sở y tế, cơ sở tôn giáo đáng tin cậy cho những người thân, những bạn bè quen biết, để cùng nhau giúp đẩy lùi dịch bệnh. Nếu mỗi người trong chúng ta đều mang ý thức trách nhiệm để chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 hay ít ra là việc sống chung với đại dịch sẽ là điều tốt đẹp chắc chắn!

Thực Trạng Trong Giới Y - Bác Sĩ :

Có lúc trong giới bác sĩ y tá, các chuyên viên y khoa nhìn nhau thấy ai cũng khóc. Nỗi bi thương trong mùa đại dịch cho thấy nhiều người vừa nói chuyện ít ngày trước, sau đó đã vĩnh

 

viễn bất động. Cũng có những cuộc gọi từ người nhà của bệnh nhân rồi chết lặng đi khi được thông báo đau lòng từ bác sĩ. Đó là điều đau khổ nhất khi bác sĩ bị bó buộc phải liên lạc với gia đình để thông báo một tin tức không ai muốn nói. Tất cả chúng tôi âm thầm cầu nguyện cho người ra đi được thanh thản, cũng cầu xin sao cho dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi. Giải pháp tinh thần này cũng giúp cho giới y khoa vơi bớt tâm trạng nặng nề. Họ không nao núng tinh thần, cùng các đồng nghiệp tìm cách an ủi thân nhân người bệnh vì nếu họ hoảng loạn thì bác sĩ cũng không tránh khỏi bao ray rứt u buồn. Từ những sự mất mát này, giới y khoa luôn luôn tự động viên, khích lệ lẫn và bảo nhau dốc hết tâm lực dành cho người bệnh.

Các Bác Sĩ Trong Đại Dịch

Và ở đây chúng tôi không thể không nói đến đội ngũ y bác sĩ xa gia đình vào vùng tâm dịch, làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nắng, nóng, không có điều hòa, mặc những bộ quần áo phòng dịch trong nhiều giờ. Trong các bệnh viện dã chiến chứng kiến một số lượng lớn bệnh nhân bị nhiễm nặng, phải từ bỏ cuộc sống, ra đi trong khi mình bất lực không thể làm được gì tốt hơn cho người bệnh. Đó là một sang chấn tâm lý lớn. Chính họ cũng đã từng phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của một vài đồng nghiệp mà bản thân không thể làm được điều gì. Có những y bác sĩ ra đi nhận nhiệm vụ trong vùng tâm dịch, bố hoặc mẹ ra đi mãi mãi mà không gặp được con. Họ chỉ biết âm thầm chịu đựng và cũng có những người đã rơi vào khủng hoảng về tinh thần trầm trọng bởi vì bác sĩ hay nhân viên y tế cũng là người như bao nhiêu người bình thường khác...

Là người Phật tử chúng ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Qua những giáo lý mà Đức Phật đã để lại rõ ràng chúng ta thấy rằng “Đến để mà thấy” là một con Phật trong đại dịch Covid-19 mỗi người chúng ta đều có thể ứng dụng những giáo lý duyên khởi, vô thường-khổ-vô ngã, nghiệp báo...để mỗi chúng ta sẽ

 

có chánh niệm trong cuộc sống đặc biệt hơn nữa là niềm tin nơi Tam bảo, tránh những mê tín không đáng có để xứng đáng là người con Phật chân chánh. Tỉnh thức có nghĩa là suy nghĩ và hành động phải rõ ràng và chính xác. Giáo lý Phật giáo nói rằng

: Con người phải chịu sự già đi ... chịu đựng bệnh tật, chịu sự chết. Đại dịch là thời điểm để thấy rõ điều này và phải vững chải giữa phong ba sóng gió.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Phạm Dương Bảo Hoàn

(TP.HCM, Vietnam)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm