Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 download 1

48.  Góc Nhìn Đa Chiều Về Cuộc Sống

Tâm Anh

Thay Lời Tựa

Cuộc sống tạm bợ mong manh, mộng huyễn không thực, như bóng nước lúc trời mưa to, tợ ánh trăng lồng đáy nước.           nhưng bề ngoài chỗ mong manh đó là vẻ đẹp long lanh,

muôn màu muôn sắc, khiến cho bao người phải điên đảo mộng tưởng, bao giọt lệ ướt nhòe ven mi vì đau khổ, bao nhiêu xương thịt chất chồng vì sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay. Như vậy, nỗi khổ niềm đau của chúng ta do nhận giả làm chân, chấp chặt không buông.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chán nản nhưng đừng vì thế mà gục ngã hay buông xuôi bạn nhé! Hãy dành chút thời gian cho tâm mình tĩnh lặng hơn và cố gắng vượt qua khoảng thời gian đó vi một tương lai tươi đẹp và hạnh phúc đang chờ bạn phía trước.

Cuộc đời là một giấc mơ

Là ngôi nhà tạm, là bờ nghỉ chân Là nơi hồn gửi xác thân

Là nơi hồn sẽ lìa trần thế gian.

 

Mỗi người có một cảm nhận riêng về cuộc sống. Bởi: Cuộc sống này ai biết được điều chi

Cần trân trọng những gì đang tồn tại Nếu không muốn nơi tâm hồn ngây dại Bởi một ngày phải nói tiếng ăn năn.

Bản thân người viết bằng thiển ý nông cạn xin có góc nhìn đa chiều về cuộc sống. Rất mong tập sách mỏng này góp thêm hương sắc cho đời. Chắc chắn là không thể tránh khỏi những điều sai sót, rất mong bạn đọc lượng thứ và nhận được sư góp ý chân thành để những tập sau được hoàn thiện hơn. (Mọi góp ý xin liên lạc về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

Qua tập sách mỏng này, xin chân thành tri ân Ban Tổ Chức cuộc thi viết Phật Pháp Ứng Dụng đã giúp chúng tôi có cơ hội nhìn lại bản thân và cuộc sống chung quanh nhằm có cuộc sống tỉnh thức, giác ngộ qua từng cảm niệm.

Tâm Anh

Tháng 8, 2022

Cuộc Đời Có Như Cách Pha Trà?

Trà một thứ uống rất quen thuộc, gần gũi mộc mạc, xuất hiện ở mọi nơi và không có sự phân biệt tầng lớp, giai cấp. Trà có những vị đắng, chát nhưng tận cùng nó vẫn đọng lại vị ngọt dịu nơi cổ họng. Cũng vậy, cuộc đời của bất kỳ ai cũng có những cung bậc đắng, chát, chua, cay nhưng đâu đó vẫn còn lại niềm hạnh phúc ngọt ngào nếu bất cứ ai trong chúng ta biết tỉnh thức, buông bỏ. Vậy hãy cùng nhau khám phá xem cuộc đời có như cách pha trà?

Trà một thứ nước uống không phải là duy nhất nhưng có thể là hương vị riêng của ai đó. Mỗi loại trà ở một vùng miền mang một nét đậm chất quê hương nhưng cho dù nó được sinh ra ở

 

đâu đều mang lại một công dụng duy nhất là giúp bạn giải khát cho thân thể, giải tỏa ưu phiền, đem lại thanh thoát cho tâm hồn, khuyên ta sống trọn vẹn với sự tỉnh thức, giữ tâm bình lặng dẫu bên ngoài cuộc đời kia đầy bão tố phong ba.

Cuộc sống như một tách trà, có đắng, chát, ngọt, bùi, được và mất. Tất cả là ở cách bạn pha nó. Nếu bạn pha trà vội vàng, nước chưa đủ độ sôi, không tráng nước đầu tiên để loại bỏ mọi tạp chất bám vào những lá trà, sẽ không ngon, không thơm nồng nàn và khi uống bạn không thấy được hương vị thơm ngon của nó. Cũng như trong cuộc sống, nếu bạn không biết xóa đi những định kiến, cố chấp, khư khư cái suy nghĩ bảo thủ của mình sẽ ôm khổ cả đời.

Biết rằng cuộc sống như một bức tranh muôn màu muôn vẻ, mỗi cá thể có một quan điểm riêng như ông bà ta thường nói “chín người mười ý.” Nhưng khi cái tôi trong mỗi người quá lớn sẽ làm mất đi cái đẹp vốn có gắn tên hai chữ “tình người”. Cách sống nghiêm túc, sống chầm chậm trải qua mọi giai đoạn của cuộc đời, chắc chắn sau này khi nhìn lại, bạn sẽ thấy những thành quả bạn đạt được thật là đáng quý.

Con người còn tham đắm nên cái khổ cứ ràng buộc vô hình như quán tính trong cuộc đời của chúng ta. Một hạt cát cũng sẽ bị cơn lũ của sinh tử luân hồi cuốn trôi tất cả, huống gì một biển sân si phiền muộn của lòng người.

Bạn hãy nhìn lại xem cái mà bạn cho là hạnh phúc như nhà cửa, của cải, mọi thứ, có còn tồn tại mãi mãi nếu những lo lắng cứ ràng buộc. Có sinh ắt có tử, chỉ cần hiểu rằng bạn vẫn đang có mặt trên cõi đời này, thì hãy sống cách tốt nhất, là người có lợi ích nhất cho gia đình và xã hội. Như vậy mới không hổ thẹn một đời người. Hạnh phúc đời người đến từ sự buông bỏ, không còn dính mắc bất cứ điều gì. Thuận duyên mà xuôi theo dòng đời trôi chảy tùy vào phước báo của từng người. Nếu hết duyên liền thanh thản ra đi, không vướng mắc. Suốt ngày, nếu bạn mãi

 

đắm chìm trong phiền não, cứ mãi bận tâm những thị phi sẽ không được gì cả. Chỉ làm bạn mệt mỏi.

Hiểu được như vậy, bạn sẽ cảm thấy thanh thản tâm hồn hơn, trưởng thành hơn. Nếu nỗ lực, bạn sẽ hiểu được thông qua tách trà bạn thưởng thức. Có được sẽ có mất, có thành tựu thì cũng sẽ có thất bại, có đắng chát sẽ có ngọt bùi. Đó là quy luật của cuộc sống. Quan trọng, bạn sống là chính mình, kiên trì đeo đuổi ước mơ miễn ước mơ đó góp phần làm thăng hoa cuộc sống mang giá trị nhân văn nhất có thể. Vậy là bạn sống trọn vẹn với cuộc đời rồi.

Qua thực tế, chúng ta biết không có gì tồn tại vĩnh cửu, mọi thứ đều tiêu tan theo thuyết duyên sinh trong Phật giáo. Vì vậy, phải hiểu rằng chẳng có gì níu kéo được bởi tâm tham đắm.

Khi pha trà nếu đậm quá sẽ làm thức uống này không ngon do quá chát. Vì thế, để uống được tách trà ngon xin pha loãng nó, sẽ ngon hơn. Tương tự như vậy, cuộc đời vốn có nhiều rắc rối đau khổ, càng làm bạn bận tâm và mệt mỏi. Nếu biết dùng tâm khoan dung tha thứ sẽ làm loãng đi những muộn phiền. Phải biết rằng, đời người chẳng bao giờ diễn ra theo cách mà chúng ta mong muốn. Không phải bất cứ thời điểm nào chúng ta cũng có thể tự do lựa chọn theo ý mình, không phải bất luận thời khắc nào chúng ta cũng có thể tùy ý từ bỏ một ngã rẽ.

Có nhiều chuyện sẽ luôn luôn xảy đến, dù bạn có băn khoăn lo lắng hay không. Vì vậy, khi vô thường ập đến, như đang đi làm tự nhiên mất việc do đại dịch Covid chẳng hạn; Hay công ty phá sản, có ai trong chúng ta không khổ đau hay chán nản. Nhưng hãy bình tâm khi đối mặt với những cảnh ngộ cuộc đời, khó khăn đến mấy cũng có lúc tìm được biện pháp giải quyết. Vì sau cơn mưa trời sẽ sáng. Đúng vậy, sau nhiều năm tháng oằn mình chống dịch, mọi chuyện đang dần hồi sinh, công ăn việc làm được giải quyết, cuộc sống nhìn chung đang tốt đẹp hơn.

Trong giao tiếp cư xử hàng ngày, lắm lúc ai cũng vì bảo vệ

 

cái tôi của mình, làm mất đi hòa khí ở nơi công sở, trường học. Điển hình như một vụ ẩu đả học đường ở một trường quốc tế gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh, do bảo thủ, cố chấp dẫn đến những chuyện không hay như báo chí đưa tin. Đáng buồn hơn, sự việc đẩy lên cao trào khi không có tiếng nói chung giữa nhà trường - phụ huynh - học sinh.

Vì vậy,

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, Nhường một bước biển rộng trời cao.

Nếu bị tổn thương, bạn có thể buồn đau, giận dữ, tức tối nhưng đừng lâu quá. Nếu cảm thấy thất vọng bản thân hay cuộc sống, bạn có thể ưu tư nhưng không nên quá lo lắng.

Càng nhìn thoáng, suy nghĩ thoáng sẽ có cách hành xử khoan dung, tha thứ. Khi tư tưởng thông thái thì sẽ không còn cố chấp, có khát cầu nhưng không cưỡng cầu. Được như vậy, cuộc sống sẽ thêm phần tự tại, an lạc trong nội tâm.

Nếu bạn tức giận, tinh thần bạn sẽ bị hủy hoại. Oán giận hay hận thù là một nhà tù giam giữ những cảm xúc tiêu cực. Một khi bạn để trái tim bị sự tiêu cực chi phối, bạn sẽ không bình tâm và an lạc để thưởng thức một tách trà thơm ngon. Do vậy, sự trả thù tốt nhất chính là lãng quên những nỗi đau, phiền muộn chính là cách bạn cứu lấy tâm hồn mình.

Không có nỗi đau nào kéo dài vĩnh viễn, cũng không có nỗi buồn nào đeo bám bạn mãi mãi. Cuộc sống là một quá trình dài mà chúng ta không ngừng trải nghiệm thành công hay thất bại. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng học hỏi, tự trau dồi bản thân. Hãy học cách giải phóng những cảm xúc tiêu cực, dọn dẹp cõi lòng để đón nhận những điều tốt đẹp.

Ai trong cuộc đời đã từng đi qua những đắng cay sẽ cảm nhận được sự ngọt bùi, đây là con đường mà tất cả chúng ta phải trải qua. Nó giúp cách bạn thưởng thức một chén trà sáng hoặc

 

chiều để thư giãn tinh thần, nhâm nhi một tách trà thân mật, không còn suy nghĩ quá nhiều, vì hạnh phúc là bản năng bên trong mỗi chúng ta.

Hãy nhớ rằng cuộc đời không bào giờ suông sẻ như ý mình, không phải bất cứ điều gì mình muốn là được. Đó gọi là “bất khả kháng” đó bạn. Nhưng cho dù hoàn cảnh bất như ý nào hãy nhâm nhi tách trà nóng, đắng chát kia, bạn sẽ tìm được hương vị ngọt ngào đằng sau. Vậy tại sao bạn không tự mình đứng lên để khắc phục cái bất khả kháng đó.

Cuộc sống giống như một tách trà, đôi khi đắng chát, đôi khi thoang thoảng hương thơm hãy bình tâm mà thưởng thức. Đời người cũng vậy, chẳng ai giống ai, người giàu kẻ nghèo, người có hoàn cảnh này kẻ có hoàn cảnh kia. Quan trọng là chúng ta tìm được biện pháp giải quyết để nó tốt hơn. Thế là đủ.

Vì thế, chúng ta hãy trân quý từng phút giây khi còn hiện hữu trên cõi đời này. Sống sao để không uổng phí một kiếp người. Cuộc sống đủ cung bậc cảm xúc vui buồn lẫn lộn, cứ thế bình thản mà nếm trải đắng cay ngọt bùi.

Văn hóa uống trà như một dòng chảy xuyên suốt từ xưa đến nay và thấm đẫm vào cuộc sống, tâm hồn của những người con Việt. Trà đã được bắt nguồn, gắn liền và có sức sống mãnh liệt trong quá trình lâu dài của 4.000 năm lịch sử.

Trà sau khi uống sẽ lưu giữ vị ngọt đọng lại ở cuống họng. Trà được xem là nét văn hóa vì nó phổ biến rộng rãi, thể hiện được phong tục và tính cách của người Việt, cũng như tạo nên văn hóa vừa thưởng thức trà vừa giải bày tâm sự. Chính vì thế, có thể thấy ngày nay trà xuất hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Khách đến nhà thường được mời trà, đây là cách gia chủ thể hiện sự niềm nở, đón tiếp nồng nhiệt và tình cảm đối với khách. Mời trà còn để thể hiện sự tôn kính đối với người lớn, tôn trọng bạn bè. Vậy nên hình ảnh mời trà thường được thấy trong những dịp lễ, Tết, gia đình sum họp hay trong những đám

 

tiệc cũng không thể thiếu những chén trà đong đầy ý nghĩa này.

Ở Việt Nam, bạn bước vào bất kỳ quán cà phê nào cũng được mời trà trước khi tách cà phê được bưng ra cho khách. Hoặc hiện nay, chúng ta thấy nhiều không gian như thiền trà, trà đạo mở ra. Nên thật không ngoa khi có người nói: “Không có rắc rối nào quá lớn hoặc nghiêm trọng mà không thể giảm bớt bằng một tách trà ngon.” Bởi vì tinh thần của thứ nước uống trà là hòa bình, tỉnh thức, thoải mái và tinh tế.

Ngày nay khi cuộc sống quá nhanh, bộn bề, bận rộn ở thời đại công nghệ khiến người ta muốn tìm về văn hóa uống trà là cách, là cơ hội để sống chậm lại, bởi trà làm dịu tinh thần, hài hòa tâm trí, xua tan cảm giác chán nản và giải tỏa mệt mỏi, đánh thức suy nghĩ.

Xin mượn những ý sau như kết thúc cho bài viết. Hãy biến cuộc sống như cách pha trà.

Hãy đun sôi cái tôi của bạn. Làm bay hơi mọi lo lắng.

Pha loãng mọi buồn phiền. Lọc đi mọi sai lầm.

Và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc.

Hy vọng rằng mọi hạnh phúc bạn có được sẽ đến từ sự buông bỏ như cách pha trà và tận hưởng hương vị ngọt ngào, tinh tế như bản chất của trà.

Cuộc Đời Có Như Những Dấu Chấm Câu?

Bất kỳ ai, từ những ngày chập chững đến trường đều được thầy cô dạy đọc, viết và sử dụng những dấu chấm câu đơn giản nhất như dấu phẩy(,) dấu chấm (.) dấu hỏi (?) làm sao cho đúng. Học lớp lớn hơn sẽ được dạy sử dụng thêm những dấu câu phức tạp khác như dấu chấm than (!) dấu hai chấm (:). Còn trường đời

 

dạy cho bạn điều gì? Liệu cuộc đời có như những dấu chấm câu?

Xin thưa có.

Trong một bài văn, nếu thiếu những dấu câu, hoặc dùng dấu câu sai bạn sẽ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa. Trong một lá thư, một email bạn gửi cho người khác, nếu thiếu những dấu câu sẽ làm cho người đọc không hiểu rõ nội dung lá thư hoặc email đó muốn nói gì; hay trong một bản tin ngắn bạn đăng trên Facebook nếu thiếu hoặc dùng những dấu câu không chính xác sẽ làm cho người đọc hiểu sai, hoặc thậm chí hiểu lệch lạc thông tin…Nhưng nếu thiếu hoặc mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm hay đánh giá, cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.

Từ những lớp học đầu đời (cấp Tiểu học) các học sinh được thầy cô dạy những dấu câu này, khi nào dùng dấu phẩy (,) khi nào dùng dấu chấm (.) nhưng có em thường quên hay dùng dấu câu sai hoặc thậm chí không đặt dấu chấm (.) khi hết ý một câu, một đoạn hay một bài văn. Hoặc có nhiều em khi muốn viết một câu hỏi lại quên đặt dấu chấm hỏi (?). Việc thiếu hoặc dùng sai những dấu câu cơ bản này sẽ được các thầy cô nhắc nhủ, sửa sai. Còn bạn và tôi, liệu cuộc đời của chúng ta có như những dấu chấm câu? Ai sẽ dạy và nhắn nhủ chúng ta hay tự thân mỗi người phải chịu trách nhiệm cho việc dùng sai dấu chấm câu đó trong cuộc đời người?

Nếu chúng ta coi cuộc đời như một bài văn và chặng đường đời là những câu văn thì những quyết định trong cuộc đời cũng giống như những dấu chấm câu.

Tại sao lại là những dấu chấm câu? Liên quan gì đến chúng ta? Trong ngôn ngữ, mỗi dấu chấm câu có một chức năng riêng của mình, tuy nhỏ và khiêm tốn nhưng trong một bài văn nếu thiếu những dấu chấm câu thì bài văn đó mất đi ý nghĩa trọn vẹn. Bởi lẽ, mỗi dấu câu có một nhiệm vụ cụ thể, chia tách thành phần câu, hay làm rõ các thành phần phụ chú, giải thích thêm

 

cho rõ hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn truyền tải ngữ điệu câu thể hiện sự hưng phấn, tiếc nuối hay buồn thương… Chính nhờ những dấu câu, bài viết của chúng ta sẽ rõ ràng, mạch lạc, chia tách ý nghĩa của từng câu, từng vế… Thiếu những dấu chấm câu liệu điều gì sẽ xảy ra? Phải chăng một bài viết được đánh giá cao, giúp người đọc hiểu rõ nội dung bạn truyền tải rõ ràng, mạch lạc…. thì chính những dấu câu góp phần không nhỏ vào sự hoàn hảo của bài viết đó.

Xin đơn cử vài dấu câu chúng ta thường bắt gặp trong một bài văn:

Nếu một bài văn cứ dùng mãi dấu phẩy (,) chứng tỏ một sự đơn điệu, bằng phẳng, nhợt nhạt nếu không muốn nói là lối “sống mòn”. Nhưng thiếu dấu phẩy trong câu, sẽ làm cho câu văn không súc tích, đủ ý, ngắt nhịp vừa phải, lê thê trong cả một đoạn dài. Người đó trở nên sợ những câu hơi phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa giản đơn nếu không muốn nói là nông cạn, hạn hẹp vì đã tự làm mất đi dấu phẩy của bài văn cũng như mất đi dấu phẩy của cuộc đời.

Hoặc có người trong bài viết quên dấu chấm than (!) bài viết của họ không tìm thấy một chút ngữ điệu. Không tỏ vẻ xuýt xoa cho một nỗi đau nào đó, không tỏ vẻ tán dương hay ca ngợi cho một nghĩa cử cao đẹp. Phải chăng đó là sự thiếu quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh mình nếu không muốn nói là vô cảm với những gì đã, đang và sẽ xảy ra.

Còn dấu hai chấm (:) thì sao? Nếu bạn quên đi dấu hai chấm, bạn sẽ quên đi sự liệt kê, quên đi sự giải thích hành vi, ý nghĩ của bạn, thậm chí bạn hoàn toàn mất đi cách tư duy, mọi thứ trở nên đơn điệu.

Có bạn còn quên luôn dấu chấm hỏi (?) trong bài viết như thiếu đi quy tắc 5 Wh trong tiếng Anh đó là Why - tại sao? What

  • cái gì? When – khi nào? Where - ở đâu? Who - ai? Thiếu đi

 

những dấu chấm hỏi làm sao ta khai mở được trí tuệ, làm sao ta bừng tỉnh với những gì đã đang và sẽ xảy ra chung quanh chúng ta. Ví dụ, đọc một bài viết có nhan đề “Vô Thường cũng là Tịch Diệt Niết Bàn” nếu chúng ta không đặt dấu chấm hỏi với những từ để hỏi làm sao ta hiểu được cốt lõi của bài viết để áp dụng trong cuộc sống, giúp ta hiểu được chân giá trị của cuộc sống sẽ được thấm nhuần pháp vũ qua bài viết đó.

Dấu câu thì nhiều, và vô cùng phong phú, nhưng vì phạm vi bài viết tôi chỉ đơn cử vài dấu câu đơn giản và thông dụng như đã đề cập. Tuy đơn giản, quen thuộc nhưng không thể thiếu, giúp bạn diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng, một bài văn.

Một bài viết hay là sự kết nối và vận dụng linh hoạt của những dấu chấm câu. Cũng vậy, cuộc sống là kết nối vũ trụ bao la, vô tận, là sự góp nhặt, là sự linh hoạt, là sự tổng hợp từ những điều nhỏ bé nhất. Chính những cái đơn lẽ, giản dị đó làm nên cuộc sống đầy thi vị.

Đến đây tôi nhớ đã từng nghe một nhà văn có nói rằng, ai trong chúng ta cũng mong muốn làm những điều gì đó thật lớn lao, thật vĩ đại, nhưng không biết rằng cuộc sống đã, đang và sẽ làm nên cái to lớn ấy từ những điều thật nhỏ bé, thật bình dị.

Vâng, cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết nâng niu, trân trọng và giữ gìn những điều vô cùng nhỏ ấy nhưng đó là kết tinh để cho ra những điều vô cùng to lớn và vô cùng ý nghĩa trong cuộc sống.

Như vậy, mỗi người phải tự tìm cho mình một cách sống riêng để cuộc đời mình kết thúc như một bài văn. Bài văn đó có thể kết thúc bằng dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng hay bằng một dấu chấm là tùy thuộc vào chính bạn, là tác giả của cuộc đời mình.

Đôi khi sự chi phối của của nhiều lý do khiến người ta không thể viết tiếp những trang viết của cuộc đời mình, bài văn về cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn dang dở, đôi lúc trở nên vô nghĩa. Cái kết không thỏa đáng là điều không ai muốn, nhưng không phải ai

 

cũng tự tìm cho mình một dấu chấm câu thỏa đáng.

Mong rằng, tất cả chúng ta hãy cố gắng tự tìm cho mình một cách sống riêng để cuộc đời mình kết thúc bằng một dấu chấm đong đầy ý nghĩa trọn vẹn, một cuộc sống của sự tỉnh thức, giác ngộ.

Ngân Hàng Cuộc Đời

Ngày nay, một số người trẻ thường không thích nghe quá nhiều điệp khúc về cuộc đời: Nào đời là bể khổ; đời là trầm luân, đời là....Nhưng thế giới mà chúng ta đang hiện hữu xét cho cùng không phải là nơi tồi tệ đến thế, bởi còn nhiều thế hệ trẻ vẫn cảm nhận họ là những người hạnh phúc, nơi đó họ được sống trong sự bao dung, sẻ chia và yêu thương nhau. tuy đâu

đó vẫn còn những điều không như ý.

Sau khi thành đạo, đức Phật đã hướng dẫn chúng đệ tử thực hành các giáo pháp để giúp đời bớt khổ thêm vui. Ngài chỉ ra cho mọi người biết những lỗi lầm nghiêm trọng có thể dẫn đến khổ đau. Chúng ta luôn cám ơn Người đã tìm ra sự thật của cuộc đời nhằm áp dụng những lời vàng ngọc đó làm hành trang cho mỗi người trong cuộc sống. Vì thế, suy nghĩ của một số người trẻ thường hỏi tại sao những bài pháp đầu tiên thường chú trọng quá nhiều đến sự đau buồn và các bạn ấy cảm thấy giáo pháp của Ngài hơi âu sầu, ảm đạm. Thậm chí, có người còn cho rằng giáo pháp đó chỉ phù hợp với những người lớn tuổi, “gần đất xa trời” mà thôi.

Các bạn có bao giờ đặt dấu chấm hỏi trong đầu tại sao trong bài pháp Tứ đế (Khổ- Tập- Diệt -Đạo), Khổ được nêu ra đầu tiên hay không? Không phải để làm cho ta đau khổ, buồn chán mà Ngài muốn giúp chúng ta nhận ra nguyên nhân tại sao chúng sanh cứ mãi trầm luân trong biển khổ. Qua bài pháp đó, không chỉ có thể giúp ta ngăn ngừa, không cho phiền não luôn xâm nhập, làm cuộc sống của chúng ta ảm đạm, không lối thoát mà

 

chính đó là kim chỉ nam giúp chúng ta nhận ra chân tướng của sự thật để vén bức rèm vô minh đã làm cản trở sự thông hiểu của mỗi người.

Đức Phật dạy, tất cả chúng sanh sở dĩ cứ mãi trầm luân là do vô minh (không đủ trí sáng suốt để nhận chân sự việc). Vì vô minh nên tư tưởng, ngôn ngữ và hành động thực sự đã tạo ra trạng thái đau khổ trong cả cuộc đời người.

Vạn sự vạn vật trên thế gian này không tự sinh ra mà phải khởi nguồn bằng một nguyên nhân. Cũng vậy, tất cả những nỗi khổ đau đã, đang và sẽ diễn ra chung quanh chúng ta là hậu quả của vô minh. Ngược lại, kết quả của trí tuệ là hạnh phúc, là an vui...

Hạnh phúc đâu phải là điều gì xa vời mà người ta cứ mãi mãi kiếm tìm, hạnh phúc thật ra rất đơn giản ở ngay những điều bình dị nhất. Tất cả chúng ta đều muốn có được nhiều sự an vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Vì vậy, chúng ta không bao giờ mong cuộc đời mình bị nhuốm màu bởi bất hạnh, khổ đau...

Vạn sự trên thế gian đều có nguyên tắc bất di bất dịch. Nếu bạn sống chuẩn mực, thì bạn sẽ không phải gánh chịu khổ đau, ngược lại mỗi người là một kiến trúc sư cho hạnh phúc của chính mình. Để có được hạnh phúc bạn hãy sống lạc quan, tích cực, tự tạo niềm vui cho bản thân. Được như vậy, chính bạn đã tạo ra cho chính cuộc đời bạn hỷ lạc, an vui...Nếu đi ngược quỹ đạo đó, chính bạn tự đặt đau khổ vào cuộc đời bằng chính sự vô minh của mình.

Cuộc đời người ai cũng đã, đang và sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc buồn- vui, được-mất, thắng-thua và ai cũng cất chứa nhiều kho báu tư tưởng, ngôn ngữ và hành động hiền thiện hay xấu ác của mình. Chúng ta phải đem ra khỏi cuộc đời những gì mà mình đã đặt vào đó bằng sự quan tâm kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn cho rằng đời là đau buồn thì hẳn nhiên là ta đã đặt vào đó những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động mang lại đau

 

buồn. Nếu vậy, chính chúng ta đã sống một cuộc đời si mê, ngu muội chứ không sáng suốt.

Trái lại, nếu chúng ta cho rằng cuộc đời là hạnh phúc, đáng sống thì chính chúng ta đã mang lại nguồn tư tưởng tích cực, thiện lành. Như vậy, cuộc đời người giống như một ngân hàng to lớn, ở đây chúng ta tàng trữ những kho báu tư tưởng, ngôn ngữ và hành động hiền thiện của mình.

Gửi tiền vào ngân hàng, các bạn sẽ được hưởng mức lãi suất tùy theo kỳ hạn gửi phải không? Gửi tiền vào ngân hàng ít hay nhiều các bạn sẽ được hưởng tiền lời theo tỉ lệ thuận, gửi nhiều thì mức lãi suất nhiều, gửi ít thì mức lãi suất ít. Còn nếu bạn không đầu tư, không gửi đồng xu cắt bạc nào vào ngân hàng thì làm sao các bạn có khoản tiền lời được.

Cũng vậy, nếu bạn gửi vào ngân hàng cuộc đời những ý niệm thiện lành, những dòng tư tưởng đẹp mang hương vị giải thoát, gửi vào đó những ngôn ngữ thanh tao, những ý nghĩ chuẩn mực, những hành động cao đẹp, đúng đắn, lợi mình lợi người...thì chắc chắn khi bạn xuất trình phiếu gửi, bạn sẽ nhận được cả vốn lẫn lời bạn à.

Ngược lại, nếu bạn ký gửi vào ngân hàng cuộc đời toàn những tư tưởng tiêu cực, những ý niệm độc ác, những tư tưởng suy thoái đồi trụy, những hành động hại người hại vật v.v...thì hẳn nhiên bạn sẽ được chi trả những gì bạn không mong muốn. Vì ác lai thì ác báo đó là câu chúng ta hay nghe phải không?

Rất mong những ai có đủ duyên đọc bài đăng này xin hãy là những nhà đầu tư thông minh nhất tại NGÂN HÀNG CUỘC ĐỜI để sống trọn niềm vui.

Tâm Anh

(Đà Lạt, VN)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm