Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 10 loài hoa đẹp nhất thế giới, số 8 ở Việt Nam mọc đầy, vài chục nghìn 1 bó  to

 

 

 

 

  1. Trương Vô Kỵ Trong Cô Gái Đồ Long 4
    2. Đoàn Dự Trong Lục Mạch Thần Kiếm 4
    2.1 Lịch Sử Nước Đại Lý 5
    3. Mộ Dung Bác Và Tiêu Viễn Sơn Trong Thiên Long Bát Bộ 6
    4. Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn và Thiếu Lâm Tam Tăng 16
    5. Tiểu Ni Cô Nghi Lâm Và Lệnh Hồ Xung Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ 17
    6. Độc Cô Cửu Kiếm Và Tịch Tà Kiếm Phổ 17
    6.1 Độc Cô Cửu Kiếm 18
    6.2 Tịch Tà Kiếm Phổ 20
    7. Vi Tiểu Bảo và Khang Hy Trong Lộc Đỉnh Ký 22
    8. Giác Viễn Đại Sư Trong Cô Gái Đồ Long 22
    9. Kết Luận 23

3

Table of Figures

Figure 1 Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu 4
Figure 2 Đoàn Dự và những Mỹ Nhân trong Lục Mạch Thần Kiếm 5
Figure 3 Vương Quốc Đại Lý tiếp cận với Đại Việt nước ta 6

4

  1. Trương Vô Kỵ Trong Cô Gái Đồ Long
    Những ai đả từng đọc và mê chuyện tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, trong truyện Cô
    Gái Đồ Long, Giáo Chủ Minh Giáo là Dương Phá Thiên và Trương Vô Kỵ cả hai cùng
    luyện Càn Khôn Nại Nã Di Tâm Pháp. Nhưng một vì không đủ nội lực thâm hậu mà cố
    luyện, và rồi lại để ngoại vật, lửa ghen tức, nổi cơn sân, dùng dằng nửa muốn giết cả
    gian phu Thành Khôn và dâm phụ, nửa đau lòng vì bị đồng môn và vợ cắm sừng. Dương
    Phá Thiên để cho ngoại cảnh chi phối nội tâm trong lúc đang luyện thần công đến mức
    độ khẩn trương nên bị tẩu hoả nhập ma mà chết. Trong khi đó Trương Vô Kỵ, trước đó
    nhờ kỳ duyên may mắn luyện thành Cửu Dương Chân Kinh làm căn bản, nội lực đầy đủ,
    không cầu mà được, cấp tốc luyện tập mà lại đạt được trình độ cao nhất của Đại Nã Di
    tâm pháp. Vô Kỵ vì không có lòng tham lam muốn trở thành đệ nhất cao thủ trong võ
    lâm mà chỉ muốn luyện vài chương trong tâm pháp để đủ sức cùng Tiểu Siêu xô vách đá,
    thoát khỏi cảnh bị giam cầm, khỏi bị chết oan uổng trong hang thạch động của Quang
    Minh Đỉnh như Dương Giáo Chủ. Đó là một ví dụ điển hình của Vô Sở Cầu, Vô Sở Đắc,
    Vô Sở Sợ mà đạt được thần công – Ưng Vô Sở Trụ nhi sanh Thần Công.

Figure 1 Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu

  1. Đoàn Dự Trong Lục Mạch Thần Kiếm
    Đoàn Dự (chữ Hán: 段譽), còn có tên Đoàn Chính Nghiêm (段正严), Đoàn Hòa Dự (
    段和誉), là một vị vua thứ 16 của Vương quốc Đại Lý từ năm 1108 đến 1147. Đại Lý là
    lân bang của Đại Việt (Việt Nam thời đó.) Đoàn Dự là người dân tộc Bạch, không rõ
    năm sinh năm mất. Theo truyền thống dòng họ, phụ vương ông là Đoàn Chính Thuần
    thoái vị nhường ngôi cho ông, để xuất gia làm sư năm 1108. Đoàn Dự kế vị và trở thành

5
vị quân chủ thứ 2 của Đại Lý kể từ sau sự kiện Cao Thái Minh trả ngôi cho họ Đoàn. Dĩ
nhiên, những giai thoại của Đoàn Dự và Đoàn Chính Thuần trong chuyện tiểu thuyết võ
hiệp Kim Dung chỉ là tiểu thuyết (fiction), không phải là lịch sử.
Trường hợp của Đoàn Dự trong Lục Mạch Thần Kiếm cũng tương tự như trường hợp của
Trương Vô Kỵ. Đoàn Dự trong lúc khẩn trương, tình cờ học được Lục Mạch Thần Kiếm
và Lăng Ba Vi Bộ - không tham cầu mà đạt được tột đỉnh tối cao. Không muốn mà được
hay “không ưa của nào trời trao của đó” in positive way, đó là vì Đoàn Dự đã thấm
nhuần Phật pháp từ bi từ nhỏ, vô sở vô trụ mà gặt được tuệ giác. Kim Dung đem các
Vua Đại Lý (một nước láng giềng của Đại Nam ta) vào trong tiểu thuyết, mượn điển tích
Bát Bộ Thiên Long trong kinh Phật mà đặt tên cho tiểu thuyết của mình. Đa số các vua
Đại Lý điều đi tu như vua Trần Nhân Tông của nước ta sau khi nhường ngôi vua cho con.
Những Vua Đại Lý Hòa Thượng đó là, Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự,
Đoàn Chính Hưng (Nam Đế trong truyện Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung) ...là những
nhân vật có thật trong lịch sử của nước Đại Lý. Theo chính sử, Đoàn Chính Thuần
không có lãng mạn đa tình, đắm chìm trong dục căn, và cũng không có chết thảm khốc vì
tình như trong truyện giả sử Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Mà là một vị Hoàng Đế
từ bỏ ngai vàng để làm hòa thượng, thể theo truyền thống của các vua Đại Lý, nhường
ngôi cho Đoàn Dự. Đoàn Dự rồi thì cũng đi tu sau khi chán làm vua. Đó là những thí
dụ điển hình của Bi Trí Dũng và thiện tri thức trong đạo Phật – Đạo Phật là đạo của tự
chiến thắng, the religion for a winner.
Tưởng nên biết thêm, Kim Dung “undone/rewritten,” muốn Đoàn Dự cao thượng, không
bao giờ lợi dụng lấy Vương Ngọc Yến. Nhưng để nàng ta đi theo Mộ Dung Phục, người
mà nàng thầm thương trộm nhớ, cho trọn tình và vì chữ xả trong đạo Phật. Kim Dung
revised lại những tiểu thuyết của mình nhưng vì “Bút sa gà chết. Váng đã đóng thuyền;”
chúng ta đã bị cái original versions nhập sâu vào tâm khãm mình rồi, tự mong ước mình
là Đoàn Dự “tóm thâu các người đẹp về một mối, làm vợ mình.” Cho nên, chúng ta
không chấp nhận cái chuyện mở, mỹ nhân Vương Ngọc Yến mà mình hằng ước mơ, đưa
tới miệng mèo mà mèo chê không đớp, lại “xả” cho người khác.

Figure 2 Đoàn Dự và những Mỹ Nhân trong Lục Mạch Thần Kiếm
2.1 Lịch Sử Nước Đại Lý
Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo,
vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư. Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22
đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu, chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh,
Trung Tông Văn An Đế Đoàn Chính Thuần, Hiến Tông Tuyên Nhân Đế Đoàn Chính
Nghiêm (Đoàn Hòa Dự), Cảnh Tông Chính Khang Đế Đoàn Chính Hưng v.v.

6
Vương triều Đại Lý gián đoạn một thời gian ngắn khoảng 2 năm, khi quyền thần Cao
Thăng Thái cướp ngôi và lập ra Vương triều Đại Trung, phân chia thành 2 giai đoạn
Tiền và Hậu Đại Lý. Cao Thăng Thái lại ép Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh thoái vị
xuất gia, nhường ngôi lại cho mình. Cao Thăng Thái lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là
Thượng Trị, cải quốc hiệu là Đại Trung. Nhưng chỉ sau 2 năm, Cao Thăng Thái lâm
bệnh nặng. Nhân cơ hội này, các bộ tộc từng ủng hộ gia tộc họ Cao trong việc dẹp loạn
và phế lập lại nổi loạn. Cao Thăng Thái trước khi chết đã dặn con là Cao Thái Minh
hoàn trả ngôi vị lại cho họ Đoàn. Tuân theo sách lược này, Cao Thái Minh tôn lập em
của Đoàn Chính Minh là Đoàn Chính Thuần lên ngôi vua Đại Lý, nhờ đó liên kết lại thế
lực dẹp loạn 37 bộ tộc, được giử lại ngôi vị Tướng quốc. Do việc hoàn vị này, khi Đoàn
Chính Thuần lên ngôi, đã tôn gọi Cao Thăng Thái là Cao Quốc Chủ, truy thụy hiệu là
Phú Hữu Thánh Đức Biểu Chính Hoàng Đế.

Figure 3 Vương Quốc Đại Lý tiếp cận với Đại Việt nước ta

Trong lịch sử, nước Đại Lý nhiều lần xung đột với các vương triều Đại Việt, kết cục các
cuộc xung đột này phần lớn là chiến thắng của Đại Việt. Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất
hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm
1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại
Việt. Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua
bắc Thái Lan, Lào và thượng du Bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái
Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Thổ, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính,
người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam, định
cư ở kế bên Việt Nam, mà bây giờ là Lào và Thái Lan.
3. Mộ Dung Bác Và Tiêu Viễn Sơn Trong Thiên
Long Bát Bộ
Bạch Y Tăng (Mộ Dung Bác, cha của Mộ Dung Phục) và Hắc Y Tăng (Tiêu Viễn Sơn,
cha của Tiêu Phong [Kiều Phong]) trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung tượng trưng
cho thuyết nhị nguyên. Mộ Dung Bác vì cái tham vọng, viễn vông, muốn khôi phục Đại

7
Yên, mưu đồ bá vương mà không từ bỏ một điều gì dù là đại ác để đạt cứu cánh. Tiêu
Viễn Sơn, một trong những nạn nhân của Mộ Dung Bác, vì tư thù vợ bị giết, con bị cướp
cho nên cũng không từ nan bất cứ chuyện gì để trả được thù riêng. Ân oán trùng trùng,
không dễ gì mà tháo gở, khi duyên nghiệp đã chín mùi, nhờ vô danh tăng, người lao công
của tàng kinh cát như Lục Tổ Huệ Năng lúc xưa, giết cả hai (giết đi cái ngã) mà giác
ngộ, theo sư tu thành chánh quả. Đây là một ấn chứng tuyệt vời trong Thiên Long Bát
Bộ, vượt qua bờ nhị nguyên, tới bến nhất nguyên. Hắc Bạch Tăng cũng là âm dương,
lưỡng nghi trong Đạo Gia. Tại sao, Vô Danh Sư chỉ là một người quyét tước, hạng thấp
nhất trong chùa Thiếu Lâm, vô danh, vô chức phận, không biết võ công, chỉ là một con
mọt sách mà khai ngộ được cho cả hai bật cao thủ lừng danh thiên hạ? Thật ra, ngài là
một tổ vô danh, đã không biết mình đạt được vô thượng đẳng giác như Giác Viễn Sư của
Thiếu Lâm Tự trong truyện Cô Gái Đồ Long mà cứ an nhiên tự tại đọc hết tất cả sách
trong tàng kinh các trong lúc dọn dẹp, sắp xép lại các kinh sách trong thiền viện. Ngài
đọc mà không phân biệt, nhị nguyên, đó là võ công bí kíp, hay là Phật kinh. Vì vậy mà trí
tuệ của ngài an nhiên tự tại trong nhất nguyên, ngài không phân biệt so sánh và tham
vọng đạt được bất cứ điều gì mà chỉ đọc và sống như những lời dạy trong kinh trong sách
mà không biết mình đã đạt được thần công tối thượng vì vậy không bị lòng tham dẫn vào
ma chướng của võ học, luyện võ để thắng người thay vì thắng mình. Thần công tuyệt
đĩnh đó dựa vào căn bản của Phật pháp giúp ngài đại ngộ. Có thần công lẫn thần công
mà không bao giờ lạm dụng, dùng đến cho đến khi giết cái ngã mạn của hắc bạch nhị
tăng. Lúc Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn trà trộn trong chùa Thiếu Lâm, giả làm tăng
chúng, tối tối lén vào Tàng Kinh Các học lóm võ học. Một bên tham vì báo thù, một bên
tham vì muốn được danh bất hư truyền – Cô Tô Mộ Dung, “gậy ông đập lưng ông” dùng
tuyệt kỷ của người để đả bại người. Cả hai vì lòng tham sân si mà vọng tưởng cái chuyện
không tưởng cho nên đi vào ma đạo. Vô Danh Sư, thần thông quãng đại, nhủ lòng từ bi,
lén để Phật kinh kế bên sách võ học, mong cả hai cùng đọc để mà giác ngộ, trong cả
chục năm trường, mà cả hai tay võ công thượng thừa vẫn mê muội không hiểu được chủ
ý của bật bồ tát ẩn danh. Cả hai càng luyện võ công càng cao, thì ma tâm càng cao hơn,
đang đi vào đường Tẩu Hỏa Nhập Ma mà không biết cho đến ngày Kiều Phong và Mô
Dung Phục đại náo Thiếu Lâm Tự, cơ duyên đã chín mùi cho ngài nhận một lúc cả hai
chưởng dũng mãnh tuyệt luân của cả Nam Mộ Dung và Bắc Kiều Phong trong lúc dùng
song chưởng đánh vào đầu của Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn giết chết cả hai để giải
oan cừu cho họ. Thật ra ngài không giết họ mà giết cái nhị nguyên (tham sân) trong họ,
phế bỏ võ công ma đạo để giác ngộ cho cả hai nhưng Kiều Phong và Mộ Dung Phục là
những kẻ võ biền, ngu muội tưởng là ngài giáng chưởng để hại phụ thân của họ nên ra
tay giải cứu muốn đánh chết ngài. Nhưng Vô Danh Sư đã đạt được kim cương bất hoại
thần công thì hai chưởng bình sanh đó chỉ giết được kẻ phàm phu chứ đánh vào bật bồ
tát trở thành vô tăm, vô lực như đánh xuyên qua một cái bóng.
Sau đây là một đoạn kinh trong truyện của Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung dùng Phật
Pháp để hóa giải mối thù bất cộng đái thiên giữa Mộ Dung và họ Tiêu bởi một bồ tát vô
danh.

Hồi thứ 124: Một cách chữa thương rất ly kỳ

8
“...Tiêu Phong thấy Tàng kinh các địa thế chật hẹp, lại đông cao thủ không tiện đánh
nhau. Ông liền vận đến mười thành công lực muốn chỉ trong vài chưởng là hạ sát địch
nhân ngay.
Mộ Dung Phục thấy chưởng lực đối phương cực kỳ hung mãnh liền vận hết sức bình sinh
phóng cả song chưởng ra đón đỡ.
Nhà sư già chắp tay để trước ngực cất tiếng niệm:
- A di đà Phật! Cửa Phật là nơi đất lành. Hai vị cư sĩ không nên vọng động mà mạo
phạm đến đức Bồ Tát.
Lạ thay! Nhà sư chỉ chắp hai bàn tay mà tựa hồ như có một luồng kình lực biến thành
bức tường vô hình không thể lay chuyển được để ngăn cản đôi bên.
Hai người phóng ra những chưởng lực thế dường nghiêng non dốc biển mà chạm phải
bức tường vô hình ấy lập tức mất tiêu chẳng thấy tăm hơi gì nữa.
Tiêu Phong trong lòng kinh ngạc vì chưa bao giờ gặp phải tay địch thủ hơn mình, ông
nghĩ thầm: Chiêu thức của Hư Trúc nhị đệ rất kỳ dị, cùng kiếm pháp của Ðoàn Dự tam
đệ tinh diệu vô biên mà so công lực của mình cũng hãy còn kém. Thế mà hiện giờ một vị
lão tăng vẻ mặt hiền từ lại có công lực hiển nhiên cao cường gấp mấy mình, nhà sư này
đã ra tay ngăn trở thì bữa nay quyết nhiên không thể trả thù được.
Tiêu Phong vốn người hiếu hạnh, ông nghĩ đến nội thương của phụ thân liền khom lưng
nói:
- Tại hạ là kẻ thất phu ở đất Man hoang, không biết lễ nghi, đã mạo phạm đến thần tăng.
Xin thần tăng tha tội cho.
Nhà sư tủm tỉm cười nói:
- Thí chủ dạy quá lời. Lão tăng đối với Tiêu cư sĩ một lòng kính cẩn. Bản sắc đại anh
hùng của cư sĩ thiệt không hổ thẹn.
Tiêu Phong nói:
- Sở dĩ gia phụ phạm tội giết người đều do tại hạ gây ra. Tại hạ khẩn cầu thần tăng trị
nội thương cho gia phụ. Bao nhiêu tội nghiệt, tại hạ cam tâm thọ lãnh. Dù muôn thác
cũng không từ chối.
Nhà sư già tủm tỉm cười nói:
- Lão tăng đã bảo muốn hoá giải nội thương cho Tiêu lão cư sĩ thì phải tìm đường trong
Phật pháp. Phật ở trong lòng mà ra. Phật là giác ngộ. Người ngoài chỉ có thể chỉ điểm

9
chớ không có thể làm thay được. Lão tăng hỏi Tiêu cư sĩ một lời: Giả tỷ cư sĩ biết cách
trị thương liệu cư sĩ có chịu chữa cho Mộ Dung lão cư sĩ không?
Tiêu Phong sửng sốt ngập ngừng hỏi lại:
- Tại hạ... trị thương cho Mộ Dung lão thất phu ư?
Mộ Dung Phục quát lên:
- Ngươi liệu mà từ từ lỗ miệng.
Tiêu Viễn Sơn nghiến răng quát mắng:
- Mộ Dung lão thất phu giết ái thê của ta, làm hại một đời ta. Ta hận mình chưa băm vằm
hắn ra được.
Nhà sư già nói:
- Tiêu lão cư sĩ chưa được nhìn thấy Mộ dung lão cư sĩ chết bất đắc kỳ tử thì không thể
được tiêu mối hận trong lòng ư?
Tiêu Viễn Sơn đáp:
- Chính thế! Lão phu ẩn trong chùa Thiếu Lâm ba mươi năm chính là để báo mối đại thù
này.
Nhà sư già gật đầu nói:
- Việc đó cũng dễ thôi.
Ðoạn nhà sư bước lên từ từ bước tới, vung chưởng ra đánh vào đỉnh đầu Mộ Dung Bác.
Lúc đầu, Mộ Dung Bác thấy nhà sư đứng lên, lão không để ý. Ðến khi lão thấy nhà sư
vung chưởng đánh vào đầu mình, vội vàng vung tay trái lên chống lại. Nhưng lão sợ võ
công đối phương ghê gớm quá, lão vung tay lên rồi, đồng thời người nhảy lùi lại phía
sau.
Mộ Dung Bác đã là dòng Mộ Dung ở Cô Tô, nên bản lãnh lão không phải là tầm thường.
Hơn nữa, sau khi luyện tập những môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm khác nào như hổ thêm cánh.
Lão vung tay lên và nhảy lùi lại, tuy trông có vẻ bình thường chẳng lấy chi làm kỳ dị,
nhưng chưởng này có thể ngăn trở được hết mọi thế tấn công của người khắp thiên hạ.
Ðộng tác lạng người, lùi lại có một thủ thế cực kỳ nghiêm mật, bất luận hạng nào trên
thế gian truy tập cũng không làm gì được.
Mọi người trong Tàng kinh các hết thảy là những tay cao thủ về võ học, thấy Mộ Dung
Bác ra hai chiêu này đều ngấm ngầm thán phục. Cả cha con Tiêu Viễn Sơn cũng không
khỏi trầm trồ khen ngợi.

10
Dè đâu phát chưởng của nhà sư già nhẹ nhàng đập xuống "chát" một tiếng đánh trúng
vào huyệt "Bách Hội" giữa đỉnh đầu Mộ Dung Bác.
Mộ Dung Bác vừa chống đỡ, vừa thối lui vẫn chẳng ăn thua gì.
Huyệt Bách Hội là một đại huyệt khẩn yếu trong người. Dù kẻ không hiểu võ công mà
đập trúng vào cũng khiến cho người bị đánh phải mất mạng hay bị trọng thương.
Nhà sư già đã vận nội lực để phóng chưởng đánh tới, Mộ Dung Bác chỉ run người lên
một cái rồi tắt thở ngay, thân hình y ngã ngửa về phía sau.
Mộ Dung Phục cả kinh vội nâng cha lên gọi rối rít:
- Gia gia! Gia gia!
Nhưng y thấy phụ thân miệng đã cắn chặt và mắt nhắm lại, mũi không còn hơi thở nữa. Y
vội đưa tay lên sờ ngực thì trái tim cũng ngừng đập rồi.
Mộ Dung Phục vừa đau thương vừa phẫn nộ. Y không ngờ nhà sư già này miệng nói toàn
Phật pháp từ bi mà tự nhiên hạ độc thủ giết người.
Y la lên:
- Thằng trọc này!... Ngươi...
Y để tựa thi thể phụ thân vào một cây cột rồi tung mình nhảy lại, vung song chưởng ra
đánh nhà sư già.
Nhà sư già lờ đi như không thấy gì.
Song chưởng của Mộ Dung Phục đánh đến trước nhà sư già còn cách hai thước thì đột
nhiên vấp phải bức tường khí vô hình, khác nào đập vào tấm lưới cá. Chưởng lực y tuy
mãnh liệt, nhưng không phát huy được, lại bị bức tường kình lực đẩy ngược lại bắn đi xa
hơn trượng va vào giá sách. Vì thế tiến của y mãnh liệt quá nên sức văng ngược lại cũng
mau lẹ phi thường. Lạ hơn nữa, chưởng lực của y bị bức tường vô hình kia hoá giải hết
rồi y bị nhẹ nhàng đẩy ra. Vì thế mà lưng y tuy đập vào giá sách, giá sách vẫn không đổ.
Cả những kinh sách để trên giá cũng không rơi xuống một quyển nào.
Mộ Dung Phục tinh thần rất cơ biến. Tuy gã xót thương phụ thân bị đả tử, nhưng biết võ
công nhà sư già còn cao hơn mình gấp trăm lần, dù có tức điên lên mà chiến đấu rút cục
cũng chẳng làm gì được đối phương.
Nghĩ vậy, Mộ Dung Phục liền đứng dựa vào giá sách giả vờ ho rũ đi, nhưng trong bụng y
nghĩ lung lắm. Y chờ cơ hội đối phương không kịp đề phòng sẽ tập kích đột ngột.
Nhà sư già quay lại nhìn Tiêu Viễn Sơn lạnh lùng hỏi:
- Tiêu lão cư sĩ đã muốn chính mắt trông thấy Mộ Dung lão cư sĩ chết để hả mối thù hận

11
chứa chất trong lòng bấy lâu nay. Bây giờ Mộ Dung lão cư sĩ chết rồi, Tiêu lão cư sĩ đã
nguôi giận chưa?
Tiêu Viễn Sơn thấy nhà sư già phóng chưởng đánh chết Mộ Dung Bác đã kinh ngạc vô
cùng lại nghe nhà sư hỏi vậy thì trong lòng không khỏi bâng khuâng, miệng há hốc ra,
lưỡi co rúm lại không biết nói sao. Trong ba mươi năm trời nay, Tiêu Viễn Sơn tìm trăm
phương, nghìn kế để báo mối thù giết vợ, cướp con. Cách đây hơn một năm, lão mới xuất
hiện. Sau khi điều tra được vụ thảm án ngoài ải Nhạn Môn qua, lão đã liên tiếp đánh
chết từng người một, những tay hào kiệt Trung Nguyên có dính líu đến vụ thảm án đó.
Ngoài ra Huyền Khổ đại sư cùng vợ chồng Kiều Tam Hoè cũng bị chết về tay lão lại biết
cả thủ lãnh đại ca cầm đầu vụ gây hấn Huyền Từ phương trượng chùa Thiếu Lâm. Lão
lại vén cả bức màn bí mật về mối gian tình giữa Huyền Từ và Diệp Nhị Nương trước
quần hùng thiên hạ. Như vậy mối hận lòng của lão đã trả đũa một cách cay độc là khiến
cho Huyền Từ thân danh tan nát rồi phải tự sát. Nhưng cái chết của Huyền Từ thiệt là
quang minh lỗi lạc, không mất phong độ của bực anh hùng khí khái.
Tiêu Viễn Sơn trong thâm tâm cũng có điều hối hận là hành động của mình đã quá tàn
nhẫn. Cái chết của Diệp Nhị Nương cũng làm cho lão áy náy trong lòng.
Sau Tiêu Viễn Sơn lại khám phá ra vụ Mộ Dung Bác phao tin thất thiệt để gây nên vụ
thảm biến ngoài ải Nhạn Môn quan, Mộ Dung Bác lại chính là nhà sư áo trắng người
cùng ẩn núp trong chùa Thiếu Lâm với mình, đã cùng mình giao thủ ba phen mà không
phân thắng bại.
Tiêu Viễn Sơn đem lòng căm hận Mộ Dung Bác đến cực điểm, căm hận những muốn xé
thịt lột da, rút từng rẻ xương. Ngờ đâu nhà sư già vô danh đã phóng chưởng đánh chết kẻ
thù của mình một cách quá dễ dàng! Biến diễn đột ngột này khiến cho lão rất đỗi bâng
khuâng, tâm thần bàng hoàng, tưởng chừng như dưới thế gian không còn chỗ để cho
mình đứng.
Từ thuở nhỏ, Tiêu Viễn Sơn đã hào khí ngất trời luyện cho có một bản lãnh xuất thần
nhập hoá: Lão chuyên tâm trí đem sức mình ra giúp được đặng lập công danh và để trở
thành một nhân vật được nêu tên trong sử sách. Lão cùng bà vợ cư xử với nhau rất tương
thân tương ái. Sau ngày thành hôn chẳng bao lâu thì sinh hạ quý tử. Lão đang sung
sướng hy vọng tràn trề thì bỗng nhiên xảy ra tấn thảm kịch đau đớn nhất thế gian là chết
vợ, mất con ngoài ải Nhạn Môn quan. Lão lao xuống vực thẳm không chết, rồi từ đó, lão
hoàn toàn biến thành con người khác, coi công danh sự nghiệp, danh vọng tiền tài như
đất bùn. Ngày đêm lão nghĩ đến việc làm sao cầm gươm đâm suốt ngực cừu nhân cho hả
giận.
Tiêu Viễn Sơn vốn là người hào sảng chất phác, nóng nảy, chứ không có tâm địa hiểm
sâu. Nhưng mối hận thù đã làm cho lão biến tính ngày càng tàn nhẫn. Lão ẩn nấp trong
chùa Thiếu Lâm mấy chục năm trời, ban ngày lén lút trong chỗ kín, chỉ ban đêm mới ló
ra để nghiên tập võ công. Quanh năm chẳng nói với ai nửa lời, tính tình lão dần dần biến
đổi.

12
Sau đó, kẻ đại thù mấy chục năm trời nay liên tiếp chết về tay lão. Theo lẽ ra thì Tiêu
Viễn Sơn sung sướng lắm mới phải. Thế mà trong lòng lão lại cảm thấy một nỗi tịch mịch
thê lương khôn tả, vì trên đời đối với lão không còn có việc gì để mà lão đứng tựa thấy vẻ
mặt kẻ thù vẫn hoà bình, trên môi còn đọng một nụ cười, tưởng chừng như sau khi chết đi
y lại vui thú hơn là lúc còn sống.
Tiêu Viễn Sơn thấy thế trong lòng lại ngấm ngầm khen cho y tốt phước. Khi người ta đã
chết rồi thì bao nhiêu nợ nần, thù oán đều phủi sạch.
Trong thời gian khoảnh khắc này Tiêu Viễn Sơn tính lại thì bao nhiêu kẻ thù đều chết hết,
mối thù của mình hoàn toàn đã trả xong. - Bây giờ ta biết đi đâu? Về Ðại Liêu hay ra
ngoài ải Nhạn Môn ẩn cư? Hay dắt Phong nhi ra góc bể chân trời, tứ hải phiêu lưu?
Nhưng lão tính cách nào cũng thấy hoàn toàn vô vị.
Bỗng nhà sư già cất tiếng hỏi:
- Tiêu lão cư sĩ, bây giờ lão cư sĩ muốn đi đâu xin cứ việc tuỳ tiện.
Tiêu Viễn Sơn lắc đầu đáp:
- Lão phu... Lão phu biết đi đâu bây giờ? Lão phu chẳng còn có chỗ nào để đi nữa!
Nhà sư già hỏi:
- Bây giờ Mộ Dung lão cư sĩ đã bị lão tăng đánh chết rồi. Phải chăng trong lòng Tiêu lão
cư sĩ còn có điều hối tiếc là không phải chính tay mình hạ sát kẻ thù?
Tiêu Viễn Sơn đáp:
- Không phải thế. Dù thần tăng chẳng đánh chết y thì lão phu cũng chẳng muốn đánh
chết y làm chi nữa.
Nhà sư già gật đầu nói:
- Ðúng thế! Nhưng Mộ Dung thiếu hiệp kia vì đau xót phụ thân bị đánh chết còn muốn
báo thù lão tăng và Tiêu lão cư sĩ thì biết làm thế nào?
Tiêu Viễn Sơn trong lòng chán nản đáp:
- Thần tăng đã vì lão phu mà ra tay. Nếu Mộ Dung thiếu hiệp muốn báo thù cho phụ thân
thì cứ lại đây mà giết lão phu đi là xong.
Ðột nhiên lão buông tiếng thở dài nói tiếp:
- Mộ Dung thiếu hiệp có giết ta cũng là phải. Phong nhi! Ngươi trở về Ðại Liêu đi! Mọi
việc của chúng ta đều xong hết, và quãng đường đi của chúng ta đến đây là tới nơi rồi.

13

Tiêu Phong la lên:
- Gia gia...
Nhà sư già lại lên tiếng:
- Nếu Mộ Dung thiếu hiệp hạ sát Tiêu lão cư sĩ thì tất lệnh lang lại giết Mộ Dung thiếu
hiệp để báo thù cho phụ thân. Như vậy oán thù trong vòng lẩn quẩn mãi biết bao giờ cho
xong. Chi bằng bao nhiêu tội nghiệt trong thiên hạ trút lên đầu lão tăng hết là xong?
Nhà sư nói xong tiến ra một bước đánh vào đầu Tiêu Viễn Sơn.
Tiêu Phong thấy vậy giật mình kinh hãi, vết xe trước hãy còn nguyên đó. Ông biết rằng
nhà sư già này chỉ phóng một chưởng là đánh chết được Mộ Dung Bác thì chưởng này
phóng ra cũng hạ sát phụ thân mình một cách dễ dàng.
Ông liền hốt hoảng la lên:
- Dừng tay!
Ðồng thời phóng cả song chưởng ra chiêu "Kháng long hữu bối" đánh mạnh vào trước
ngực nhà sư già.
Nguyên Tiêu Phong đối với vị thần tăng này vẫn một lòng kính ngưỡng, nhưng lúc này vì
ông nóng nảy cứu viện phụ thân, chỉ còn cách vung chưởng ra để đánh lại. Thế chưởng
này vô cùng mãnh liệt. Vật gì kiên cố đến đâu cũng phải tan vỡ, hay người xương đồng,
da sắt cũng khó lòng toàn mạng.
Nhà sư già đưa chưởng bên trái ra để đỡ gạt song chưởng của Tiêu Phong. Ðồng thời
tay phải tiếp tục giáng xuống đỉnh đầu Tiêu Viễn Sơn.
Tiêu Viễn Sơn chưa kịp nghĩ đến chuyện kháng cự thì thấy tay phải lão tăng đang đánh
xuống huyệt "Bách Hội" trên đỉnh đầu mình. Ðột nhiên nhà sư lại quát lên một tiếng rồi
đổi hướng tay, tay phải đánh lại Tiêu Phong, song chưởng của Tiêu Phong đang chống
với chưởng của nhà sư thì đột nhiên hữu chưởng của nhà sư lại tập kích tới nơi ông liền
rụt tay trái về ra chiêu "Kiến long tại điền" để chống đỡ, đồng thời la lên:
- Gia gia! Chạy cho mau!
Không ngờ, hữu chưởng của nhà sư chỉ biến chiêu nửa vời và đó là một hư chiêu để cho
chưởng lực của Tiêu Phong phải giảm bớt đi một nửa lực đạo để quay về tự hộ vệ mình.
Tiêu Phong vừa rụt tay trái về thì tay phải nhà sư lại lập tức chuyển hướng đánh bốp một
tiếng trúng vào đỉnh đầu Tiêu Viễn Sơn.

14
Giữa lúc ấy hữu chưởng của Tiêu Phong cũng đánh tới binh một tiếng đập trúng trước
ngực nhà sư.
Tiếp theo là những tiếng kêu lắc rắc tưởng như xương cốt vị sư già bị gãy nát.
Nhà sư già tủm tỉm cười nói:
- Bản lãnh của Tiêu cư sĩ thiệt là ghê gớm!
"Hàng Long thập bát chưởng" quả nhiên đứng vào bậc nhất trong thiên hạ. Nhà sư chưa
dứt lời thì máu tươi trong miệng đã phun ra có vòi.
Tiêu Phong đứng thộn mặt ra! Ông lại nâng người phụ thân dậy thì thấy lão đã tắt hơi
thở rồi, trái tim cũng ngừng đập. Thế là Tiêu Viễn Sơn cũng bị chết về tay nhà sư già.
Bỗng dưới chân lầu có tiếng người hỏi:
- Chẳng lẽ họ ở trong Tàng kinh các chăng?
Rồi mấy người chạy mau tới nơi.
Nhà sư già nói:
- Cần kíp đến nơi rồi! Ta chạy đi thôi.
Nhà sư đưa cả hai tay ra, tay phải nắm lấy cổ áo Tiêu Viễn Sơn, tay trái nắm lấy cổ áo
Mộ Dung Bác rồi phóng cước bộ đi rất mau tựa hồ như chân không chấm đất. Nhà sư
khoa chân bước ra.
Tiêu Phong cùng Mộ Dung Phục la lên:
- Ðại sư... đại sư làm gì thế?
Ðồng thời phóng chưởng lực ra đánh vào sau lưng nhà sư. Vừa rồi Tiêu Phong cùng Mộ
Dung Phục đứng vào thế cừu thù không đội trời chung. Nhưng bây giờ phụ thân hai
người bị hại cả rồi, nên hai người lại coi nhà sư là kẻ thù chung nên hợp lực đuổi theo.
Chưởng lực của hai người hợp lại mãnh liệt vô cùng, kình lực phát ra làm rung chuyển
Tàng kinh các. Nhà sư già người nhẹ như chiếc diều giấy, luồng chưởng phong của hai
người đẩy xô về phía trước mấy trượng. Nhà sư hai tay vẫn nắm hai xác chết rồi cả ba
người lơ lửng chân không chấm đất, bay vọt đi, tưởng chừng không phải là tấm thân
bằng thịt, bằng xương.
Tiêu Phong tung mình nhảy qua cửa sổ rượt theo, thấy nhà sư già hai tay cầm hai xác
chết chạy thẳng lên núi.
Tiêu Phong gia tăng cước bộ tưởng chừng chỉ chạy thêm vài bước nữa là đuổi đến sau

15
lưng nhà sư. Không ngờ khinh công của nhà sư rất là kỳ dị, tựa hồ như người có tà
thuật.
(Chú Thích: Vị bồ tát vô danh nầy không thi triễn tà thuật hay võ công mà là xử dụng
Lục Thông như đả diễn tả ở mục Thần Thông Quãng Đại dưới đây. Trứ)
Tiêu Phong ra sức chạy, tiếng gió vù vù sắc như dao. Ông tự biết mình chạy cực nhanh
mà thuỷ chung vẫn còn cách nhà sư già đến hai ba trượng. Ông phóng chưởng ra liên
tiếp mà đều đánh vào quãng không.
Nhà sư già mỗi lúc một vượt lên cao. Lão chạy quanh quẩn trong khu rừng hoang. Ðến
một khu rừng khá bằng phẳng và rộng rãi, đột nhiên, lão đặt hai xác chết xuống gốc cây
trông như người ngồi xếp bằng. Còn nhà sư tự mình ngồi phía sau đưa hai bàn tay ra đỡ
lưng hai xác chết. Nhà sư vừa ngồi yên thì Tiêu Phong đuổi đến nơi.
Tiêu Phong tuy tính tình hào sảng mà xử sự rất tinh tế. Ông thấy nhà sư có cử chỉ khác lạ
liền không động thủ nữa.
Bỗng nghe nhà sư nói:
- Lão tăng cắp hai vị chạy một lúc thành ra mạch máu lại lưu thông.
Tiêu Phong dường như không tin ở tai mình. Người đã chết khi nào mạch máu còn lưu
thông trở lại được.
Tiêu Phong cùng Mộ Dung Phục đều thấy phụ thân mình mở mắt mỉm cười thì nỗi mừng
biết lấy chi cân. Bỗng Tiêu Viễn Sơn cùng Mộ Dung Bác hai người khoác tay nhau đến
quỳ trước mặt nhà sư già.
Nhà sư già hỏi:
- Hai vị sống rồi lại chết, chết rồi lại sống, chạy quanh một vòng. Trong lòng có điều gì
ân hận nữa không? Sau cái chết vừa qua các vị còn nghĩ đến chuyện trùng hưng Ðại Yên
hay báo phục thê cừu nữa không?
Tiêu Viễn Sơn đáp:
- Ðệ tử giả làm hoà thượng đến chùa Thiếu Lâm trong ba mươi năm nhưng trong tâm
chưa có chút nào giác ngộ đáng gọi là đệ tử nhà Phật. Vậy đệ tử khẩn cầu sư phụ thu
nạp cho.
Nhà sư già hỏi:
- Thế còn mối thù giết vợ, lão cư sĩ không muốn báo phục nữa ư?
Tiêu Viễn Sơn đáp:

16
- Ðệ tử bình sinh giết người có đến hàng trăm. Giả tỷ bọn thân thuộc những người bị hạ
sát cũng đến đòi mạng thì dù đệ tử có chết đến cả trăm lần cũng chưa đủ trả nợ.
Nhà sư già lại quay sang Mộ Dung Bác:
- Còn Mộ Dung lão cư sĩ nghĩ sao?
Mộ Dung Bác đáp:
- Kẻ thứ dân là cát bụi, bậc đế vương cũng là cát bụi, nước Ðại Yên khôi phục cũng
thành không mà chẳng khôi phục được cũng là không.
Nhà sư già cười ha hả nói:
- Thế là lão cư sĩ giác ngộ rồi đó. Thiện tai! Thiện tai!
Mộ Dung Bác nói:
- Lão phu cũng thỉnh cầu sư phụ thu làm đệ tử khai thông những điểm ngu muội.
Nhà sư già đáp:
- Hai vị thí chủ đã muốn xuất gia làm sư thì yêu cầu một vị đại sư trong chùa Thiếu Lâm
xuống tóc độ cho. Lão tăng có mấy câu kệ đọc ra cho các vị nghe tưởng cũng không hề
gì.
Ðoạn nhà sư ngồi xếp bằng thuyết pháp.
Tiêu Phong cùng Mộ Dung Phục cũng quỳ xuống.
Tiếp theo là Huyền Sinh, Huyền Ðộ, Thần Quang, Ðạo Thanh, Ba La Tinh cùng đến nghe
thuyết pháp.
Khi đến chỗ tinh diệu thì mọi người đều hoan hỉ, sinh lòng ngưỡng mộ rồi hết thảy
đều quỳ xuống.”

  1. Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn và Thiếu Lâm Tam
    Tăng
    Trường hợp của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn và Hỗn Nguyên Phích Lịch Thủ Thành
    Khôn.....Tạ Tốn trở thành điên khùng vì Thành Khôn là sư phụ mình lại mà nhẫn tâm giết
    chết vợ con của đệ tử, cho nên Kim Mao Sư Vương quyết tâm báo thù với bất cứ giá nào.
    Tạ Tốn tạo nhiều tội ác, một trong những đại tội là giết chết Thiếu Lâm Phương Trượng,

17
Không Kiến Thần Tăng, người có lòng từ bi muốn giúp cả hai hóa giải oan cừu. Mà thử
hỏi có ai trên đời có thể dễ dàng hóa giải được mối thù bất cộng đái thiên của Tạ Tốn?
Tạ Tốn sau khi bị biệt giam sau động sám hối của Thiếu Lâm Tự, nhờ nghe được các cao
tăng giám hộ, Độ Ách, Độ Nạn, và Độ Kiếp tụng niệm pháp kinh mà giác ngộ. Kim
Cương Phục Ma Khuyên của ba vị Thiếu Lâm Tam Tăng này đã đạt được tâm ý như một,
được họ tự hào là độ được Ách, Nạn và Kiếp. Sau khi trả được thù, không giết Thành
Khôn, phế hết võ công của mình trả lại cho thầy, quy y, theo Độ Ách, Độ Nạn, và Độ
Kiếp, và trở thành cao tăng. Những câu kinh mà Tạ Tốn đọc cho Giáo Chủ Minh Giáo
Trương Vô Kỵ nghe, trong khi Vô Kỵ cố sức dùng võ công cao cường của mình để cứu
nghĩa phụ ra khỏi hầm sâu nhưng Tạ Tốn không chịu thoát thân, đó là Kim Cang Kinh,
chân lý của thiền tông đại thừa mà Tạ Tốn nhập tâm qua ngày đêm tụng niệm của 3 cao
tăng vai vế họ Độ. Đây cũng là một thí dụ của thoạt nhiên đốn ngộ, buông đao thành
Phật, buông xả tất cả sau những năm dài khổ đau vì thù hận mà không mong gì trả được.
Tạ Tốn được độ, Vô Kỵ cũng được độ vì tuy thương cho nghĩa phụ tự phế hết võ công một
đời nhưng an tâm vì Tạ Tốn từ đây quy y tam bảo, thành một nhà sư, không giết người
bừa bãi nữa. Hay hơn nữa, Kim Dung còn cho 3 sư huynh đệ, Độ Ách, Độ Nạn, và Độ
Kiếp buông xả được cái hận bị Giáo Chủ Minh Giáo (mà họ gọi là Ma Giáo,) Dương
Phá Thiên dùng Thần Công Đại Nã Di đả bại họ hơn mấy chục năm về trước. Độ Ách,
Độ Nạn, và Độ Kiếp trong lúc cứu độ Tạ Tốn, ngộ được cái từ bi, hỷ xả của chính mình.
Cả 3, đã xả được cái thâm trầm, tham lam, cầu thắng, mong báo thù kẻ đã đả bại mình.
Cả 3 khổ luyện tâm ý hợp nhất (3 là một) vậy mà vẫn bị võ công Đại Nã Di của đương
kim Giáo Chủ Ma Giáo, Trương Vô Kỵ, làm cho chi phối, lúng túng, chính tà bất phân
thắng bại. Tất cả, Vô Kỵ và 3 cao tăng vẫn còn luẫn quẫn trong vòng nhị nguyên chính
tà trừ Tạ Tốn ra.
5. Tiểu Ni Cô Nghi Lâm Và Lệnh Hồ Xung Trong
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Cũng như, trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung, Nghi Lâm, tiểu ni cô, cõng
Lệnh Hồ Xung bị trọng thương có một phen mà tâm thần bấn loạn dài dài. Nàng đã đặt
Lệnh Hồ Xung xuống rồi nhưng cái ý tưởng, nhu tình kia thì vẫn còn quấn quít mãi mãi
không thôi, có lẽ còn đi vào cả giấc mơ. Nghi Lâm lòng dạ đầy từ bi nhưng con tim mềm
yếu, không giữ được tâm thanh tịnh, không ly được Tướng vì vậy học đạo, học võ đều
không tiến bộ. Nghi Lâm không dám mơ, không dám tưởng, cho dù có được cũng không
dám nhận, và không “bỏ xuống” (xả) được cái tâm tình thầm kín của mình. Nghi Lâm
không phải vì tình mà trốn đi tu, và nàng cũng không phải là ni cô tự nguyện, sinh ra là ở
trong chùa rồi. Nghi Lâm là một cô gái xinh đẹp, hiền lành, thật thà, mới chớm niệm tình
yêu thì bị mang nhiều tương tư, oan trái, tâm lý phức tạp giữa đạo pháp và tình đời, phân
vân bất quyết. Đây là một ví dụ điển hình giữa đạo và tình của lý nhị nguyên. Đây chỉ là
tình cảm tính rất thường tình của nữ nhi nhưng đó cũng có thể là một trong những lý do
làm cho phụ nữ khó mà giác ngộ.
6. Độc Cô Cửu Kiếm Và Tịch Tà Kiếm Phổ
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung,

18
"Ðộc cô đại hiệp là người thông minh tuyệt đỉnh. Muốn học được kiếm pháp của lão gia,
ngươi phải nhớ luôn luôn đến hai chữ "giác ngộ," [vô sở, vô trụ, THL] chứ không phải
cứ thuộc lòng mà được. Khi ngươi đã thông hiểu tinh thần về cửu kiếm thì muốn thi triển
thế nào cũng được, dù ngươi có quên sạch mọi chiêu số biến hóa cũng không sao. Lúc
lâm địch ngươi không còn nhớ một chút gì nữa càng không bị ràng buộc bởi những kiếm
pháp đã học. [Lấy tịnh chế động. Không múa kiếm mà kiến tánh. THL] Tư chất ngươi
hay lắm, đúng là tài liệu để luyện kiếm pháp này. Từ đây sắp tới, ngươi ráng mà dụng
công khổ luyện. Ta đi đây!
Lệnh Hồ Xung được Phong Thanh Dương truyền thụ kiếm pháp ngoài môn "Ðộc cô cửu
kiếm" độc đáo, chàng còn lĩnh hội thêm tinh nghĩa về cách dùng "vô chiêu thắng hữu
chiêu". Yếu quyết này đi đôi với "Ðộc cô cửu kiếm" bổ xung cho nhau. Về môn "Ðộc cô
cửu kiếm" dù đạt đến chỗ vi diệu cực điểm nhưng tự nó vẫn còn có chiêu thức để dễ bị
tìm ra dấu vết. Khi Lệnh Hồ Xung học đến kiếm lý dùng "Vô chiêu thắng hữu chiêu" [vô
tướng thắng hữu tướng! Không thắng Sắc. THL] đem ra vận dụng liền khiến cho đối
phương không biết đường nào mà mò."
Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng ta nghe tiên sinh luận về thuyết tĩnh trong
Độc Cô Cửu Kiếm và động trong Tịch Tà Kiếm Phổ. Cả Lệnh Hồ Xung, Hướng Vấn
Thiên, Nhậm Ngã Hành và Doanh Doanh cũng không đánh lại một cây kim thiêu áo của
Đông Phương Bất Bại. Trong khi đó Độc Cô Cữu Kiếm rất thiện nghệ về tĩnh, tìm chỗ sơ
hở để phản công nhưng thân thủ của Đông Phương Bất Bại di động quá nhanh. Chỉ
trong chớp mắt là cái cơ hội đó mất đi liền. [Lấy động chế tịnh. Lấy hữu thường sátna
thắng vô thường tỉnh tĩnh tịnh. Sắc thắng Không.]
6.1 Độc Cô Cửu Kiếm
Tôi đã nhìn thấy cái lý Lục Thần Thông của Phật Giáo trong câu chuyện này. Có thể
Kim Dung Tiên Sinh cũng không cố ý viết như vậy? Thấy, nghe, đọc được ý địch...Tuy
nhiên Độc Cô Cửu Kiếm cũng chỉ có đạt được Tứ Thần Thông chứ không đạt tới Ngũ
Thần Thông như Hiệp Sĩ Mù của Nhật Bản. Vì vậy trong động Sám Hối của Núi Hoa
Sơn, Lệnh Hồ Xung không xử dụng được tinh túy của Độc Cô Cửu Kiếm để chống lại
những người mù trong bóng tối đen. Chỉ có Hiệp Sĩ Mù nghe được gió kiếm mới có thể
chống lại những kiếm sĩ mù kia. Dĩ nhiên, không ai trong truyện của Kim Dung có được
Lậu Tận Thông (thần thông thứ 6 của Lục Thông.) Độc Cô Cầu Bại chấp bại cho đến khi
ngài bỏ kiếm thép dùng kiếm gỗ, rồi sau đó gát luôn kiếm gỗ mới đạt được giác ngộ.
Theo tại hạ, Kim Dung tiên sinh đã mượn cái kiếm ý này từ the Book of Five Rings (五輪
書 Go Rin No Sho), của Musashi - Phù Tang Độc Cô Bất Bại. Musashi đi khắp nước
Nhật tìm đến những tay kiếm sĩ nổi tiếng để cầu bại mà không được thỏa mãn. Trong
kiếm đạo Nhật một chiêu thôi là đã phân thắng bại. Người võ sĩ đạo luyện kiếm cả ngàn
lần, mất cả chục năm để biết sống hay chết trong vòng 1/10 giây sau một trận đọ kiếm.
Dĩ nhiên, không có cơ hội thứ hai.
"Lệnh Hồ Xung lại đi lặp lại câu:

19

- Ðộc cô cầu bại! Ðộc cô cầu bại!
Trong lòng hắn tưởng tượng ra một vị tiền bối chống kiếm vào chốn giang hồ, khắp thiên
hạ không ai địch nổi. Lão muốn tìm một tay đối thủ bức bách lão quay về thế thủ một
chiêu, chỉ một chiêu thôi cũng không được. Tình trạng này thật khiến cho người ta phải
kinh hãi và khâm phục hết chỗ nói."
"Lệnh Hồ Xung gật đầu lia lịa đáp:
- Dạ dạ! Phép "Ðộc cô cửu kiếm" này phát huy chiêu thứ ba phải chăng dạy người cách
liệu địch để chiếm tiên cơ?
Phong Thanh Dương vỗ tay đáp:
- Ðúng lắm! đúng lắm thằng nhỏ này thật dễ dạy đây! Bốn chữ 'liệu địch tiên cơ" đúng là
chỗ tinh yếu của chiêu kiếm thứ ba đó. Bất luận là ai sắp ra chiêu nào, nhất định đều có
trầm triệu. Ðại khái gã muốn chém một đao vào vai bên tả ngươi tự nhiên gã đưa mắt
nhìn vào đó. Nếu lúc ấy thanh đơn đao của gã đang ở phía dưới dĩ nhiên gã vung đao lên
vạch thành hình nửa vòng tròn để từ trên chém chênh chếch xuống."
Khi thấy đối thủ nhìn đâu mà vai động thì ta phải xuất chiêu ngay – "tiên phát chế nhân
(la stratégie proactive)” xuất chiêu sau nhưng tới trước. Nếu địch thủ nhìn vào cổ mình
mà vai chưa động thì không nên xuất chiêu trước vì nó cũng chờ như mình, và có thể đổi
ý tìm chổ sơ hở khác trước khi tấn công. Cao thủ cảm được cái ý của địch thủ, để biết nó
Dualism hay là Emptiness. Nếu nó dualism - thân một nơi, hồn một nẻo. Chưa thèm
chém mà nó đã nhị phân rồi thì hổng đáng sợ mấy vì nó sẽ dương đông kích tây. Mà nếu
nó Emptiness thì số mình là con rệp. Vì nó tâm- khí- thần hợp nhất với lưu hỏa thuần
thanh. Con mắt nó nhìn tới đâu là mình cứ như là trinh nữ bị lõa lồ trước con quỷ già
râu xanh. Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng.
"Phong Thanh Dương nói:
Phép "Ðộc cô cửu kiếm" chỉ có tiến chứ không có thoái. Dĩ nhiên chiêu nào cũng nhằm
tấn công, bắt buộc bên địch không thủ không xong. Như vậy thì dĩ nhiên không cần thủ
nữa. Người sáng chế ra kiếm pháp này là Ðộc Cô Cầu Bại tiền bối! Cứ một cái tên "Cầu
Bại" cũng đủ thấy lão nhân gia suốt đời muốn cầu lấy một lần thua mà không sao được.
Kiếm pháp này ra đời đã thành thiên hạ vô địch thì còn thủ gì nữa? Giả tỷ có ai đánh lão
nhân gia phải xoay kiếm về thế thủ thì lão nhân gia không biết sung sướng đến thế nào? "
Dĩ nhiên, Độc Cô Cửu Kiếm cũng như bất cứ kiếm pháp nào, tự nó không hoàn hảo và
cũng phải có ưu và khuyết điểm ít hay nhiều mà thôi. Nếu đêm tối không thấy đường gặp
mấy thằng võ giang hồ đâm chém loạn xạ không chiêu thức thì rất nguy cho mình cũng
như lúc Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh bị hãm trong động sám hối tối đen như
mực ở Hoa Sơn. Võ công cao cở nào cũng vô dụng mà thôi chỉ trừ “hiệp sĩ mù nghe gió
kiếm” may ra mới sống nổi.

20
Phong Thanh Dương, "Một người thường chưa học võ công bao giờ cầm kiếm vung loạn
lên thì kiến văn người có rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát kiếm của họ đâm
chỗ nào, chém vào đâu."
Hai lỗ tai của Hiệp Sĩ mù như là tai chó nó có thể cử động để nghe được siêu âm thanh
‘ngửi’ được cái ý (mind) của đối phương. Ông ta đã đạt được Giác Ngộ, khai thông
thiên nhãn (the third eye) thấy được quang (ánh sáng và multiple dimensions) và âm (âm
thanh của higher frequencies) không cần đến nhục nhãn của mình nữa. Cái nhìn của tuệ
nhãn là cái nhìn của chánh pháp (the truth), cái nhìn của mắt trần là cái nhìn sai lạc (sân
si, mê muội). Đó là giác ngộ! Nếu Mussashi tái sinh và đọ kiếm với Hiệp Sĩ Mù thì ông
ta có lẻ không cô độc cầu bại nữa mà cầu thắng cũng không thắng nổi. Vậy mà lúc
chúng ta ở VN trước 1975, xem phim Hiệp Sĩ Mù Đại Chiến Độc Thủ Đại Hiệp (Zatoichi
and the One-Armed Swordsman,) hai đại tài tử của Nhật và Tàu đánh nhau thì Vương Vũ
(đai nâu Karate, chưa học đánh kiếm ở ngoài đời) hơn Takeshi Kitano (Huyền Đai Đệ Tứ
Đẳng Kiếm Đạo chính tông) một tí. Hình như phim này có 2 versions, phim chiếu cho
Nhật thì Hiệp Sĩ Mù hơn một tí. Sự thật đã chứng minh, kiếm Tàu cũng như võ Tàu chỉ
múa may thì đẹp nhưng không mấy võ sư nào biết sử dụng hữu hiệu như Lý Tiễu Long.
6.2 Tịch Tà Kiếm Phổ
"Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung: - Ðáng tiếc là bọn họ không hiểu rõ chiêu số
là phần "tĩnh", người phát chiêu mới là phần "động". Chiêu số "tĩnh" phá giải kỳ tuyệt
đến đâu mà khi gặp chiêu số "động" liền chịu bó tay thì chỉ còn đường để mặc người ta
chu lục. Vậy ngươi phải nghĩ luôn luôn đến chữ "động". Học và sử đều cần hướng đến
chiêu số "động" nếu cứ ỳ ra như cục đất không biết biến hóa thì dù có thuộc hàng nghìn
hàng vạn chiêu số "tĩnh" mà gặp phải tay cao thủ chân chính là bị họ phá giải sạch sành
sanh.
Phong Thanh Dương nói tiếp: - Luyện võ và sử chiêu linh động, mới chỉ là bước đầu.
Luyện đến chỗ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân. Theo người
thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng
có một điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để đối phương tìm thấy đường lối là có
thể nhận kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì địch nhân phá vào
đâu?
Lệnh Hồ Xung trống ngực đập loạn xạ. Miệng lẩm bẩm:
- Ðã không chiêu thức thì phá vào đâu? Ðã không chiêu thức thì phá vào đâu?"
Những lời trên chỉ cần tóm tắc trong 4 chữ chính - quyền biến (vô chiêu, tùy cơ ứng
biến) và quan sát (tri ý - đọc được ý nghĩ của đối thủ). Kiếm thuật của Tàu vẫn câu nệ
trong chiêu thức. Một bài kiếm có cả trăm thế hở hang và không biết ứng biến (flexibility
of actions.) Một thế bị phá thì không thể dùng được các thế kế tiếp được vì không biết
quyền biến tự nhiên.

21

"Phong Thanh Dương dạy:
- Nhất thiết ngươi nên thuận theo tự nhiên, chỗ nào không làm được thì đừng làm, chỗ
nào thôi thì phải thôi ngay. Nếu không thể cho dính lại liền thành một xâu cũng bỏ
quách. Tóm lại đừng có chút nào miễn cưỡng."
Khoái đao của Điền Bá Quang chính là lối đánh của Hiệp Sĩ Nhật Bản. Tại hạ chưa thấy
một ông thầy dạy kiếm Tàu nào có trình độ và kiến thức về kiếm ý như Kim Dung. Tiên
sinh không biết một chút võ công chỉ dùng cây bút quèn mà làm say mê hàng triệu độc
giả vì tiên sinh đã ngộ cái lý thuyết cao siêu của võ học và nhân sinh quan - Không (vô
chiêu, emptiness)!
"Phong Thanh Dương lại nói:
- Một người thường chưa học võ công bao giờ cầm kiếm vung loạn lên thì kiến văn người
có rộng đến đâu cũng chẳng thể đoán được nhát kiếm của họ đâm chỗ nào, chém vào
đâu. Dù là tay kiếm thuật tinh thâm rất mực cũng không phá nổi chiêu thức của họ, vì họ
chẳng có chiêu thức chi hết. Hai chữ "phá chiêu" thành ra vô nghĩa. Có điều kẻ không
học võ công mà không hiểu chiêu thức tất bị người ta đánh ngã một cách dễ dàng. Còn
những tay kiếm thuật chân chính vào thượng thặng mà không chiêu số thì kiềm chế được
người mà không để cho ai kiềm chế mình.
Lão lượm một khúc xương đùi người chết lên cầm một đầu giơ ra trước mặt Lệnh Hồ
Xung hỏi:
- Bây giờ ngươi phá chiêu này bằng cách nào?
Lệnh Hồ Xung không biết đó là chiêu thức gì, ngơ ngác đáp:
- Ðây không phải là chiêu thức nên đồ tôn không phá giải được.
Phong Thanh Dương tủm tỉm cười nói:
- Chính là thế đó. Nếu địch nhân sử binh khí hay động quyền cước thành chiêu thức, thì
ngươi chỉ cần biết cách phá giải là ra tay phá chiêu thắng địch được ngay.
Lệnh Hồ Xung hỏi:
- Nếu địch nhân không có chiêu thức thì sao?
Phong Thanh Dương đáp:
- Ấy đó! Ta muốn nói: Ðối phương cũng là tay cao thủ hạng nhất. Cả hai bên tùy ý muốn
đánh cách nào cũng được, chưa nhất định ai hơn ai kém..."
"Vị thái sư thúc tổ này hồi còn ít tuổi chắc cũng giống tính mình, chẳng biết sợ trời đất là
gì, muốn thế nào là làm thế. Lúc lão gia dậy mình kiếm pháp đã bảo: "Ngươi sử [dụng]

22
kiếm pháp chứ không phải kiếm pháp sử [dụng] ngươi" [Dùng Pháp chứ không phải
để Pháp dùng. Trì tụng kinh chứ không để bị kinh trì tụng. THL] tức là con người
sống động mà kiếm pháp là phần tĩnh. Người sống động chẳng thể để cho kiếm pháp tử
tĩnh ràng buộc. Lý thuyết này thật đúng quá! Vậy mà sư phụ không nói thế bao giờ?"
(Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung.)
Tóm lại, tất cả chúng ta đang dùng kiếm ý (tĩnh, động) trong cuộc sống hàng ngày nhưng
vì bị cái ma tâm, khỗ nghiệp (karma, suffering) ràng buộc (bị tâm viên ý mã và ngũ uẩn
xử dụng và chi phối) nên "chưa ngộ" được cái Không (emptiness, vô chiêu) đó mà thôi.
"Sắc tất thị không, không tất thị sắc"(vô chiêu, hữu chiêu.)
7. Vi Tiểu Bảo và Khang Hy Trong Lộc Đỉnh Ký
Nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký là Khang Hy. Vi Tiểu Bảo là nhị nguyên của
Vua Khang Hy. Khang Hy bắt Vi Tiểu Bảo trở về với nhất nguyên, không được nhị tâm,
thờ hai chủ, mà không được. Vi Tiểu Bảo bỏ trốn để giúp Khang Hy tìm lại nhất tâm trở
thành minh quân của nhà Thanh. Vi Tiểu Bảo từ một thằng nhỏ trong kỹ viện, trở thành
giàu sang, danh vọng quyền quý từ vay mượn và quyền biến mà ra. Nhờ bạn bè mà
thành công, hào phóng, cứu giúp bạn bè, rồi sau cùng nhờ bạn bè mà thoát nạn. Trong
đoạn cuối của câu chuyện, Vi Tiểu Bảo đã tri túc tiện túc cho nên cùng vợ con giả chết đi
trốn Khang Hy, sống cuộc đời ung dung tự toại, không sợ mất mạng, không lo còn cái
đầu để đội nón, không lo bi mất bỗng lộc, vì ăn cơm vua thì phải múa tối ngày. Trên
bình diện nào đó, họ Vi cũng đã đạt được ‘tiện ngộ’, coi cuộc đời của mình như canh bạc
phù du, được đó mất đó. Cho nên không rủ áo từ quan được thì ngộ chẫu, không ai bắt
giữ được cái tâm viên ý mã của mình. Vi Tiểu Bảo cũng trở về với tự tánh nhất nguyên
sau khi chạy trốn Khang Hy. Trong trường hợp này thay vì nhị nguyên hợp nhất, Vi Tiểu
Bảo và Khang Hy không có hợp nhất mà tự chính mỗi người đã là nhất như. Vi Tiểu Bảo
chính là Khang Hy. Khang Hy chính là Vi Tiểu Bảo.
8. Giác Viễn Đại Sư Trong Cô Gái Đồ Long
Giác Viễn Đại Sư trong Cô Gái Đồ Long của Kim Dung, ngài không ưa học võ để đánh
ai, chỉ đọc Cửu Dương Chân Kinh mà cứ tưởng là kinh Phật. Rồi tự tại hành theo, và vì
không tham không cầu, không nghĩ nhị nguyên chỉ nhất tâm niệm kinh, vô sở vô trụ cho
nên thoát nhiên đại ngộ trở thành kim cương bất hoại hồi nào không hay. Trương Quân
Bảo nhờ học được một phần thần công cùng Phật Tâm của Thầy mà trở thành tông sư
một môn phái đứng ngang hàng với Thiếu Lâm. Đó là Phái Võ Đang, tuy Võ Đang là
môn phái của Đạo Gia lấy Thái Cực làm gốc và Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo)
là đạo sĩ, võ công Võ Đương đa số tự mình giác ngộ sáng chế, nhưng cả đạo lẫn võ công
từ căn bản của Phật Môn mà ra. Ngoài Quân Bảo, còn có Quách Tường và một cao tăng
của Thiếu Lâm, Vô Sắc Đại Sư, được duyên phước nghe được bài kệ Cửu Dương của
Giác Viễn Đại Sư trước khi ngài kiệt sức tạ thế mà trở thành cao thủ trong võ lâm.
Quách Tường sau khi tìm Dương Qua không thấy, ngộ được đời là bể khổ, tình là dây
oan, cuộc đời là vô thường, cho nên dừng bước giang hồ tại núi Nga My, xuống tóc quy y
tam bảo, trở thành tổ sư của Phái Nga My. Võ công của Quách Tổ Sư tuy là phức tạp

23
học từ cha mẹ là Quách Tĩnh và Hoàng Dung, Ông Ngoại là Đông Tà Hoàng Dược Sư,
của Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá, nhưng thật ra đã được Giác Viễn tâm truyền Phật
pháp mà giác ngộ xuống tóc đi tu. Vô Sắc Đại Sư cũng được đại ngộ và võ công trở
thành thượng thừa, cao nhất trong Thiếu Lâm Tự, sau khi được nghe Giác Viễn tụng cửu
dương chân kinh. Quách Tường, Trương Quân Bảo và Vô Sắc Đại Sư được may mắn
nghe Giác Viễn trước khi viên tịch, tụng kinh “Cửu Dương.” Cả 3 điều thoát nhiên đốn
ngộ. Nhưng vì căn bản võ công và căn cơ riêng biệt mỗi người thành tựu cao thấp, mau
chậm khác nhau. Trương Quân Bảo đạt được lư hỏa thuần thanh chậm nhất, Vô Sắc
thành tựu mau nhất vì đại sư vừa đã có căn bản của Phật Pháp vừa là võ công cao nhất
trong 3 người. Sau một thời gian dài dấn thân lưu lạc trong giang hồ, Quách Tường
chợt hiểu ra cái mối tình thầm thương trộm nhớ của mình với Dương Qua chỉ là vô vọng,
nên xuống tóc đi tu.
Tất cả những kỳ ngộ của họ đều từ nhân duyên mà có, vì nghiệp dĩ mà ra. Không cầu mà
được, nhờ không sở không trụ mà vượt qua. Đạt được trình độ cao (đốn ngộ) hay thấp
(tiệm ngộ) là tùy trình độ căn bản và duyên phận của mỗi người.
9. Kết Luận
Kim Dung đã đem kinh vào truyện, đem lịch sử lộng giả thành chân, mà cái võ học nội
công thượng thừa tưởng tượng của tiên sinh mượn từ căn bản của Phật pháp và Đạo Lão
mà ra. Cho nên tiểu thuyết của tiên sinh cao siêu, thâm diệu hơn các chuyện kiếm hiệp
khác, chỉ toàn là tranh đoạt bí kíp võ công để trở thành võ lâm minh chủ, báo thù trả
hận, đầy tham sân si, làm cho người đọc càng thêm ngu muội, không phải là món ăn tinh
thần bổ ích cho nhân sinh. Xa hơn, những nhân vật như Giáo Chủ Minh Giáo,Trương Vô
Kỵ, nếu tiên sinh không tìm một lối ra đầy thiền tính cho Vô Kỵ, một nhân vật hoàn hảo,
thì Vô Kỵ của dã tưởng đã trở thành thực sự, lên làm Vua chứ không phải như chính sử
Chu Nguyên Chương trở thành Minh Thái Tổ. Kiếm bút của Kim Dung Tiên Sinh đã đạt
tới lô hỏa thuần thanh. Đem Phật Pháp và lịch sử vào tiểu thuyết kiếm hiệp, lộng giả
thành chơn, truyện trong kinh, kinh trong truyện, tương tự như chuyện Tề Thiên Đại
Thánh trong Tây Du Ký vậy.

 

Lê Huy Trứ
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

March 30, 2015

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Pháp thoại

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm