Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Lời Người Viết

Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Cacòn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghétchủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.

NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ.

Con người xuất hiện trên trái đất này phải đối diện với biết bao nỗi lo sợ về thiên tai, lụt lội, sấm sét, động đất, núi lửa, bảo tố, bệnh tật, đói nghèo làm cuộc sống vốn đã khó khăn càng thêm khổ sở và ảnh hưởng đến sự sống chết của họ. Lúc khoa học chưa xuất hiệncon người không thông hiểu sự biến dịchvận hành nên nỗi lo sợ là tác động khiến họ cố gắng tìm kiếm những lời giải thích, câu trả lời cho những hiện tượng liên quan đến đời sống của họ vì thế mà tôn giáo được ra đời.


Nhưng nếu tôn giáo đã có những câu trả lời cho những vấn đề sống chết của thế nhân thì tại sao con người vẫn cần đến khoa học?


Vì không thể giải thích những hiện tượng sinh diệt của thế gian một cách hợp lý, khách quan nên những tôn giáo thờ Thượng đế hoặc đấng Phạm thiên vội kết luận đó là do những tha lực ngoài khả năng của con người, như của Thượng đế, thần thánh…Về sau có những triết gia Đông Tây rất lỗi lạc cũng cố gắng tìm câu trả lời bằng cách phân tách và lý luận mà rốt cuộc vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn chớ không thể kiểm chứng được. Sau cùng khoa học vì không chấp nhận những lối giải thích cứng ngắc, không hợp lý và thiếu nhân quả nên họ tách rời tôn giáo, tách rời triết học mà tự lập cho mình một con đường mới để tìm câu trả lời thiết thực về những hiện tượng của nhân sinh vũ trụ. Khoa học tuy tiến rất xa trong những thế kỷ vừa qua, nhưng con đường để có một câu trả lời hay một phương trình vật lý cho vũ trụ có lẽ vẫn còn xa lắm. Đáng lý ra khoa học có thể giúp con người thấu hiểu nhân sinh vũ trụ rõ ràng hơn, nhưng những nghiên cứu và phát minh mới cũng không ngoài mục đích phục vụ đời sốngthêm tiện nghisung túc làm tăng trưởng lòng tham-sân-si khiến cho con người tiếp tục sống trong điên đảo khổ đau. Vì thế mà Arthur Eddington một khoa học gia rất nổi tiếng người Anh, người đã tìm raphương cách để chứng minh thuyết vật lý của Einstein cũng đã tuyên bố như sau :


“Khoa học không có khả năng dẫn dắt con người đến chân lý, mà khoa học chỉ có thể dẫn con ngườiđến cái bóng của những ký hiệu”.


Khác hẳn với những tôn giáo lớn khác trên thế giới đã cột chặt con người vào những giáo điều cứng ngắt để thọ lãnh những thưởng phạt bất công, đạo Phật luôn khuyến khích chúng sinh tự mình chứng ngộ chân lýtự mình thể nghiệm Niết bàn, tự mình có được giải thoát giác ngộ mà đạo Phật chỉ là con đường, là phương tiện, là cổ xe để giúp chúng sinh đạt đến những cứu cánh tối thượng này.


Tôn Tử ngày xưa nói rằng : ”Tri kỷ tri bỷ, bách chiến bách thắng” nghĩa là biết người biết ta, trăm trận trăm thắng cho nên có biết người mới biết con đường mình đi là đúng, là có giải thoát giác ngộ. Không phải ngày nay mới thấy có nhiều tôn giáo mà vào thời Đức Phật tại thế đã có gần trăm dị phái tư tưởngkhác nhau. Vì thế đạo Phật là một tôn giáo duy nhất vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại không tin vào thần linh mà chỉ chú trọng vào thực hành để có thực chứngĐức Phật đã cách mạng hóa sự tin tưởng mù quáng mà nhắm mắt gởi gắm linh hồn của mình vào nơi vô định. Vì thế một khi hiểu biếtnhững tôn giáo khác thì chúng ta càng kính ngưỡng Đức Phật và giáo lý nhiệm mầu của Ngài đã giúp con người tự mình giải thoát ra khỏi mọi hệ lụy của phiền não khổ đau để có an vui tự tại ngay bây giờ và bất cứ nơi nào. Phần lớn, những đại đệ tử Phật đều xuất thân từ đạo Bà la môn, một tôn giáo cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Thế mà khi Đức Phật xuất hiện với tư tưởng bình đẳngtự giác giác tha của Ngài đã đánh bại tất cả. Mặc dù trải qua không biết bao nhiêu thăng trầmPhật giáovẫn sáng soi chiếu rọi, khai tâm mở tánh hàng triệu triệu chúng sinh khắp năm châu bốn bể.


Tôn giáo trên hoàn cầu thì rất nhiều, nhưng trong khuôn khổ nhỏ hẹp này, chúng tôi chỉ lượt qua những tôn giáo chính.

1) Đạo Do Thái (Du già giáo) :

Đạo Thiên Chúa phát xuất bên Do thái mà Tổ phụ là ông Abraham khoảng 2000 năm trước công nguyên được gọi là Do thái giáo (đạo Du già). Khoảng 1000 năm trước công nguyên khi các vua Ai Cập cố tình đàn áp dân Do thái như cấm họ lấy vợ đẻ con và làm một số nghề nghiệp, anh hùng Moise xuất hiện để đưa dân Do thái từ Ai Cập đến vùng đất hứa tức là nước Do thái ngày nay. Tuy Moise dẫn dân Do thái từ Ai Cập đến vùng đất hứa, nhưng ông chết trước khi vào được vùng đất này. Trong cuộc hành trình đầy dẫy khó khăn đó, chính Moise đã lên núi Sinai và ở lại trên đó 40 ngày. Khi xuống núi ông đem theo hai khối đá có khắc 10 điều thánh lịnh làm nền tảng cho cuộc sống của người Do thái và cũng là khuôn mẫu cấu trúc xã hội cho những quốc gia theo Thiên chúa giáo hiện nay. Trong mười điều thánh lịnh thì năm điều dạy con người về đạo làm người và năm điều dạy con người tôn vinh Thượng đế. Sau khi đến được vùng đất hứa, dân Do thái bắt đầu chia rẽ thành những bộ tộc riêng, đến khi vua David thống nhất 12 bộ tộc để làm thành một quốc gia và họ chọn Jesusalem (nghĩa là hòa bình) làm thủ đô. Vua David chết, con là Salomon lên thay là vị vua mạnh nhất với lực lượng quân sự hùng hậu để chinh phục chư hầu. Ông xây đền Temple với trên 150,000 thợ xây liên tiếp trong 7 năm mới hoàn tất. Vì là danh tướngchinh phục khắp nơi nên ông cũng nổi tiếng có tới 700 bà vợ và trên 300 bà thứ thiếp từ những giống dân khác nhau. Kinh Torah là Thánh kinh cựu ước còn những Thánh kinh sau thời Chúa Giê-Su là tân ước. Đối với đạo Do thái thì lễ Sabbat rất quan trọng vì dựa theo Thánh kinh là khi Thượng đế dùng 6 ngày để tạo ra con người và thế giới thì ngày thứ 7 tức là ngày chủ nhật Ngài phải nghĩ ngơi để dưỡng sức.


Kinh thánh Cựu ước có tất cả 46 cuốn kể về những chuyện trước khi Chúa Giê-Su ra đời. Bộ này chia làm bốn tập :


1) Tập 1 gồm 5 cuốn Thánh kinh đầu tiên : Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi ký, Dân số ký và Thân mệnh ký.
2) Tập 2 là bộ sử thư gồm 16 cuốn.
3) Tập 3 gồm 7 cuốn là những thi ca triết học.
4) Tập 4 gồm 14 cuốn sách tiên tri.

2) Thiên Chúa giáo :

Vào thời Chúa Giê-Su, nước Do thái nằm dưới sự bảo hộ của đế quốc La Mã với Hoàng đế Auguste. Chính sách bảo hộ của La Mã bày ra rất nhiều loại sưu cao thuế nặng và cấm dân Do thái không được tiếp tục truyền thống cắt da quy đầu cho trẻ em. Trong khi đó người giàu có không còn quan tâm đến việc tôn giáo. Tệ hại hơn nữa, mọi người quá bất mãn về những hành động xá xí và thụ động của những giáo sĩ Rabbi. Trong hoàn cảnh đó, La Mã lại cử viên Thái thú mới tên là Ponce Pilate để thay thế Gratius. Ponce Pilate được Hoàng đế Auguste cho phép toàn quyền quyết định về an ninh, chính trị, thuế vụ và tòa án tại Do thái. Trong hoàn cảnh đó, Chúa Giê-Su bắt đầu đi giảng đạo khi Ngài 30 tuổi và địa bàn hoạt động chỉ chung quanh nơi sanh trưởng của Ngài tức là vùng phía bắc Palestine trong khi người anh em chú bác John the Baptist, người đã làm phép rửa tội cho Chúa Giê-Su trên dòng sông Jordan thì hoạt động ở miền Nam. Vài tháng sau John bị bêu đầu nên Chúa Giê-Su thay thế John.

Chúa Giê-Su tự xưng mình là con của Thượng đế và sau khi gây xáo động tại đền thờ Temple, Ngài bị bắt và bị đóng đinh trên thập tự giá vào năm 37 tây lịch chỉ sau khi Ngài hoạt động được 3 năm. Lúc đó Ngài vừa 33 tuổi. Khác với Đức Phật lúc nào cũng có trên ngàn đệ tử quanh Ngài, Chúa Giê-Su chỉ có 12 môn đệ. Ngày nay những quốc gia Tây phương thường kỵ ngày thứ sáu thứ 13 của mỗi tháng. Có nhiều lối giải thích cho vấn đề nầy, nhưng phần lớn đều đồng ý rằng thứ sáu là ngày Chúa bị đóng đinh và con số 13 ám chỉ cho người đệ tử thứ 13 là Ju-Đà đã bán Chúa cho đế quốc La Mã. Ba mươi bảy năm sau đó, toàn dân Do thái đồng lòng nổi dậy chống lại đế quốc La Mã. Kết quả là dân Do thái đã bị đế quốc La Mã tàn sát khoảng một triệu người, toàn diện ngôi đền Temple mà vua Salomon đã xây dựng bị tiêu hủy và dân Do thái bị lưu vong khắp thế giới cho mãi đến năm 1948. Dựa vào những dữ kiện lịch sử đó, có những sử gia danh tiếng sau này có đặt câu hỏi rằng thật sự Chúa Giê-Su có phải là nhà lãnh đạo tôn giáo hay chỉ là nhà cách mạng để đánh đuổi đế quốc La Mã ra khỏi đất nước của Ngài?


Ba trăm trăm năm trước, chính đế quốc La Mã đã đóng đinh Chúa Giê-Su, nhưng khi đế quốc này đang trên đà suy vong thì Hoàng đế Constantine lại cải đạo và thiết lập tòa thánh Vatican tại Rome (La Mã tức nước Ý) vào năm 324 sau công nguyên cho đến ngày nay và tất cả những vị Giáo Hoàng đều là người Ý cho đến những thập niên gần đây mới có Giáo Hoàng người Ba Lan (John Paul II) và Đức (Benedict). Thật ra người có công lớn nhất trong việc bành trướng đạo Thiên Chúa giáo là ông Paul (Phao Lô). Ông Pual không phải là người Do thái, sanh tại Tarse thuộc nước Thỗ Nhĩ Kỳ, nhưng ông lớn lên tại Damas thuộc nước Syrie bây giờ. Ông nói tiếng Hy Lạp và mang quốc tịch La Mã. Ông không phải là môn đồcủa Chúa Giê-Su và chưa bao giờ gặp mặt Chúa khi Ngài còn sống. Ông đề xướng đạo Thiên Chúagiáo là cho tất cả mọi người chớ không chỉ dành riêng cho dân Do thái nên ông dùng đường biển để truyền bá phúc âm khắp vùng Địa trung hải cho đến lúc bị La Mã chặt đầu ở hải cảng Ostie. Quan điểmcủa ông chính là khúc quanh lịch sử của đạo Thiên Chúa giáo bởi vì cho đến ngày nay đạo Do thái (đạo Du già) và ngay cả người Do thái vẫn không chấp nhận Chúa Giê-Su là đấng cứu thế và đạo này chỉ dành riêng cho dân Do thái. Trong một cuộc cãi vã lớn giữa em của Chúa Giê-Su là James và ông Paul tại thành Jesusalem, James nói rằng : ”Trong suốt ba năm truyền giáo, anh ta không bao giờ có ý địnhthành lập một tôn giáo mới, mà Ngài chỉ muốn cải tạo, sửa đổi đạo Do thái mà thôi”. Vì Paul không phải là người Do thái nên ông cực lực phản đối và khẳng định rằng cho dù là người Do thái hay không đều có quyền gia nhập đạo mới tức là Thiên Chúa giáoĐạo Thiên chúa giáo có bốn bộ Thánh kinh gọi là “Tân ước” như sau:

1) Matthew : kinh này được viết khoảng 50 tới 70 năm sau công nguyên. Đây là cuốn Thánh kinh có lẽ là hoàn hão nhất viết về trọn cuộc đời của Chúa Giê-Su. Kinh này viết tại Antioch dành cho dân Do tháivà người Thiên chúa giáo nói chung.
2) Luke : kinh này viết từ năm 58 tới 70 Tây lịch và viết tại Rome dành cho dân Hy Lạp và tín đồ Thiên chúa giáo.
3) Mark : kinh này viết từ năm 50 tới 70 Tây lịch và chỉ viết trong thời gian 3 năm chúa đi giảng đạo. Kinh này cho người La Mã và tín đồ Thiên chúa giáo.
4) John : kinh này viết từ năm 85 tới năm 95 Tây lịch, viết tại Ephesus và nội dung chỉ nói lại 3 năm sau cùng của cuộc đời Chúa Giê-Su.


Thiên Chúa giáo trên thế giới cũng không đồng nhất và được chia làm Công giáo có Tòa thánh ở Rome, rất nhiều chi phái Tin Lành và phái Chính Thống ở Nga, phái Hợp Nhất ở Hy Lạp…
Tuy bốn cuốn Thánh kinh Tân Ước nói rất rõ về chúa Jesus từ lúc Ngài mới giáng sinh đến lúc Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, nhưng không có một Thánh kinh nào nói gì về cuộc đời của Ngài từ lúc 13 tuổi đến khi 30 tuổi là lúc Ngài bắt đầu đi truyền đạo. Đây là khoảng trống gần 17 năm. Những năm gần đây, có vài “huyền thoại” nói về vấn đề này, chúng tôi trong tư thế khách quan, xin trích đăng nguyên văn để quý Phật tử tư duy quán chiếu :


1) Vào năm 1894, một bác sĩ người Nga, Nicolas Notovitch, xuất bản một quyển sách tựa đề là : ”Cuộc Đời Không Được Biết Của Giê-Su” dựa trên cuộc hành trình rộng lớn của ông ta ở A Phú Hản, Ấn Độ và Tây Tạng. Một trong những chuyến du hành, ông đã viếng Leh, thủ phủ của Ladakh và ở trong tu việnPhật giáo Hemis một thời gian khi ông ta bị gãy chân. Tại tu viện Hemis, ông đã được cho xem hai tập tài liệu lớn màu vàng bằng Tạng ngữ, “Cuộc đời của Thánh Issa”. Bởi vì Chúa Giê-Su được xem như là Issa tức là con trai của Thượng đế. Sách này được viết bởi một nhà học giả Vệ Đà. Notovitch ghi xuống 200 đoạn kệ ở phía sau nhật ký của ông mà ông giữ suốt chuyến du hànhTài liệu này tạo thành một cơn giông bão ở phương Tây. Ngay cả Tu viện trưởng tu viện Hemis, một Lạt Ma lão thành của trường phái Phật giáo Drukpa, Gwalyang Drukpa cũng tin tưởng vào huyền thoại này nên phát biểu rằng :


- Giê-Su được nói đã từng thăm viếng đất nước chúng ta và Kashmir để học hỏi Phật pháp. Ngài được truyền cảm hứng bởi giới luật và tuệ giác của Đức Phật.


Swami Abhedananda, một học giả tâm linh và cũng là nhà tiên tri của Bengal, đã từng du hành đến Hy Mã Lạp Sơn để khảo sát huyền thoại Giê-Su thăm viếng Ấn Độ. Trong một buổi nói chuyện của ông về một quyển sách mang tựa đề “Kashmir O Tibetti”, nói về một cuộc viếng thăm tu viện Hemis ở Ladakh. Nó bao gồm một bản dịch bằng tiếng Bengal với hai trăm đoạn kệ về “Huyền thoại Issa” mà Notovitch đã sao chép lại. Ông nói rằng :


Mọi người yêu mếm Giê-Su bởi vì Issa sống trong hòa bình với những Vaishyas và Shudras, là những người ông đã chỉ dẫn và giúp đỡ cho. Sự giảng dạy của Giê-Su ở những thành phố thiêng liêng cổ truyền Jagannath (Puri), Banares (ở Uttar Pradesh) và Rajagriha (Bihar) làm những người Bà la mônphẩn nộ. Họ làm áp lực Ngài phải lẩn tránh khỏi Hy Mã Lạp Sơn sau sáu năm.


2) Quyển sách của học giả người Đức, Holger Kersten với tựa đề “Giê-Su Đã Sống Ở Ấn Độ” cũng đã kể về câu chuyện những năm đầu của Chúa Giê-Su ở Ấn Độ như sau :


- Người trai trẻ đến vùng Sindh (dọc theo sông Ấn Hà) cùng với những người buôn bán. Ngài cư ngụcùng người Arya với mục đích hoàn thiện chính mình và học hỏi những giới luật của Đức Phật vĩ đại. Người trai trẻ du hành rộng rãi qua những vùng đất của năm con sông (Punjab), ở lại một thời gian ngắn ngủi với những người Kỳ Na Giáo trước khi tiến tới Jagannath.


3) Trong phiên bản tiếng Anh của Luận thuyết bằng tiếng Urdu được viết bởi nhà sáng lập phong tràoHồi Giáo Ahmaddiya, ông Hazrat Mirza Ghulam Ahmad (1835-1908) cũng nói về Chúa Giê-Su như sau :


- Chúa Giê-Su đã viếng thăm A Phú Hản, “Nơi Ngài gặp những người Do Thái”, những người đã trú ngụ ở đây để trốn tránh sự bạo ngược của Hoàng đế Do Thái Nebuchadnezzar và rồi thì đến thung lũng Kashmir, nơi mà Ngài đã sống nhiều năm.


(Quý Phật tử muốn đọc nguyên bản Anh Ngữ, xin vào:
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8811,0,0,1,0)

3) Đạo Tin Lành :

Tòa thánh Vatican (Rome thuộc về Ý Đại Lợi tức là đế quốc La Mã ngày xưathiết lập từ năm 324 và phát triển rất mạnh cho đến năm 1506 thì Đức Giáo Hoàng Julius thứ nhì muốn tranh đua với những kiến trúc đồ sộ của giáo hội Hoàng gia Pháp Quốc nên khởi xướng xây cất tòa thánh cho trở thành vĩ đại, nguy nga đồ sộ như ngày nay. Công trình kiến trúc được nữa chừng thì giáo hội hết tiền mãi đến khi Giáo Hoàng Leo thứ mười phát động chiêu bài : ”Cho tiền nhà thờ để mua sự xá tội” nghĩa là giáo dâncho nhà thờ càng nhiều tiền thì tòa thánh bảo đảm người đó sẽ được vào nước chúa nhanh hơn. Vì thấy sự vô lý này, nên lúc bấy giờ ở Đức có vị linh mục tên là Martin Luther thuộc dòng thánh Augustin cực lực phản đối. Ngày 1-11-1517 ông đưa ra bản tuyên ngôn 95 điểm nhằm tố cáo những hành vithương mãi, mua bán sự xá tội và dùng tôn giáo để thủ lợi của giáo hội. Một năm sau, giáo hội truất phế thông công (lấy chức linh mục) và khai trừ ông ra khỏi giáo hội Thiên Chúa giáo. Từ đó ông khai sinh ra đạo Tin lành.


Đạo Tin Lành lấy kinh thánh làm giáo lý, nhưng chỉ công nhận 36 trong số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Công giáo là kinh thánh chỉ dành cho giáo sĩ được quyền nghiên cứu và giảng giải cho tín đồ, các Mục sư đều có quyền sử dụng, nói và làm theo kinh thánh. Đạo Tin Lành tin rằng Đức mẹ Maria, người sinh ra chúa Jesus một cách nhiệm mầu, nhưng không xem bà là mẹ của Thiên chúa và chỉ đồng trinh đến khi sinh ra Chúa. Đạo Tin Lành không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật và người tín đồ có thể xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa chớ không qua trung gian vị Linh mục như Công giáo. Đạo Tin Lànhkhông lập giáo hội duy nhất cho toàn đạo mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thứckhác nhau tùy theo hệ phái. Sau cùng đạo Tin Lành không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội…vì họ tin rằng những điều này trái với lời Chúa dạy. Vì thế những tín đồ của nhiều dân tộc trên thế giới theo đạo Tin Lành bắt buộc phải từ bỏ tôn giáovăn hóa truyền thống của dân tộc mình. 

4) Hồi giáo :

Vào khoảng năm 570 sau công nguyên có ông Muhammad sinh tại Mecca thuộc nước Saudi Arabia ngày nay. Ông sống với người bác tên là Abu Talib vì cha mẹ chết khi ông còn bé. Ông làm nghề buôn bán cho người bác nên sau đó được làm quản lý cho một góa phụ giàu có tên là Khadija. Khi lên 25 tuổi thì ông kết hôn với góa phụ Khadija lúc đó đã ngoài tứ tuần. Nhưng khi bà này vừa tạ thế thì Muhammad cưới thêm 9 bà vợ khác nữa lúc đó ông đang ở lứa tuổi 50. Ông có rất nhiều con, nhưng tất cả con trai đều bị tử trận và sau cùng chỉ còn cô con gái sống sót tên là Fatima. Truyện kể rằng : Ông thường lên ngọn núi cao, vào bên trong những hang động vắng vẻ để cầu nguyện. Một trong lần cầu nguyện thì thiên thần Gabriel hiện ra cho biết ông đã được Thượng đế chọn như là vị tiên tri cuối cùngđể truyền những thông điệp của Ngài vì những vị tiên tri trước như Abraham, Moise, Chúa Giê-Su không hoàn thành sứ mạng. Ông lập ra Hồi giáo và bắt đầu đọc kinh Koran (Qu’an) cho tông đồ chép lại bằng tiếng Ả Rập bởi vì ông là người mù chữ. Đây là thánh kinh duy nhất của Hồi giáoThánh kinh này khẳng định là trên thế giới này chỉ có một Allah (ông trời) duy nhất mà thôi chớ không chấp nhận Thượng đế hay ông trời nào của bất cứ tôn giáo nào khác.

Từ khi thành lập Hồi giáo, Muhammad đã phải đương đầu với rất nhiều cừu địch từ phía khối Ả Rập không theo Hồi giáo đến dân Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Chính Muhammad đã phải đích thân ra chiến trường chống lại và sau 28 trận chiến đẩm máu thì ông ta mới đẩy lui họ ra khỏi Medina (gần Mecca, thánh địa của Hồi Giáo ở nước Saudi). Tháng 6 năm 632 đang lúc chuẩn bị cuộc chiến với Syria thì Muhammad bất ngờ lâm trọng bệnh và vì không chịu nổi những cơn đau hành hạ nên hai ngày sao đó ông đã trút hơi thở sau cùng trên ngực bà vợ Aisha. Sau khi ông chết, lực lượng quân sự Hồi giáotiến chiếm vùng Do thái, Palestine, Syria, Ai Cập và vùng Iran. Sau cái chết của ông, Hồi giáo chia làm hai nhóm : Nhóm thứ nhất là phe Shi-ites dành cho những người thân thuộc với Muhammad. Nhóm này do Ali là chồng của Fatima lãnh đạo và ngày nay vẫn còn hoạt động ở Iran và phía nam của Irak. Nhóm thứ hai là phe Sunnies không chấp nhận hệ thống huyết thống thân thuộc mà người lãnh đạo chỉ được bổ nhiệm khi nào được đa số chức sắc trong hàng giáo phẩm đề cử. Mặc dù cùng là tín đồ Hồi giáo, nhưng hai phe Shi-ites và Sunnies đối xử với nhau như kẻ thù cho nên vào thời nhà độc tài Sadam Husan, ông ta rất ghét dân Shi-ites nên đã tiêu diệt rất nhiều người dân này ở miền nam Irak.


Với sự trợ giúp của Hồi giáo, dân Palestine chiếm đất Do Thái từ đó. Mãi đến năm 1948 lần đầu tiên được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, người dân Do thái lần lượt về lại cố hương sau gần hai ngàn năm lưu vong xa xứ. Họ buột người Palestine phải trả đất lại cho họ khiến cho rất nhiều dân Palestine phải lưu vong sang những nước Ả Rập trong vùng Trung Đông như Jordan, Ai Cập… Có lẽ đây là khởi nguyên những cuộc tranh chấp tại Trung Đông giữa Do thái và khối à Rập mà Hoa kỳ là nước đở đầu cho Do Thái vì Do thái là thánh địa của Thiên Chúa giáo. Cuộc chiến khốc liệt năm 1968, lúc đó Kissinger là cố vấn an ninh quốc phòng cho Nixon, giữa Do thái và khối Ả Rập khiến Hoa kỳ đe dọa sẽ dùng bom nguyên tử bắt buộc Tổng thống Ai Cập lúc bấy giờ là Anwar Sadat phải rút quân. Về sau chính Sadat với sự trung gian của Tổng thống Jimmy Carter đã ký một thỏa ước hòa bình với Thủ tướng Do Thái là Menachem Begin để chấm dứt sự tranh chấp của hai nước. Chính sự hòa giải này đã khiến những người Hồi giáo quá khích ám sát Sadat năm 1981.


Vài dòng về Henry Alfred Kissinger. Ông là người Đức gốc Do thái sinh năm 1923 và cái tên Kissinger là do ông cố nội tên là Meyer Lob đặt cho dựa theo tên của thành phố Bad Kissingen. Năm 1938 cả gia đình ông tỵ nạn diệt chủng người Do thái của Hitler, sang định cư ở New York và ông trở thành công dân Mỹ năm 1943. Kissenger giữ nhiều vai trò quan trọng cho chính phủ thuộc đảng Cộng Hòa từ năm 1968 đến năm 1976.


Khi còn là cố vấn an ninh quốc phòng cho Tổng thống Nixon, Kissinger đã hòa giải với Bí thư Leonid Brezhnev để giảm bớt căng thẳng cho cuộc chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ. Năm 1971 Kissinger đã bí mật qua Trung Quốc hai lần thương thuyết với Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Mao Trạch Đông để mở đường cho cuộc viếng thăm lịch sử Trung Hoa của Tổng thống Nixon và sau đó bình thường quan hệ giữa hai quốc gia. Đây là khúc quanh lịch sử cho cuộc chiến Việt Nam bởi vì khi còn là giáo sư của đại học Harvard, Kissinger đã được Đại sứ Henry Cabot Lodge mời qua Sàigòn rất nhiều lần trong những năm 1965, 1966. Khi về Hoa Thịnh Đốn, Kissinger đệ trình lên Nixon chương trình “Việt Nam hóa cuộc chiến và rút quân trong danh dự”. Do đó khi cuộc chiến Trung Đông bùng nổ năm 1968, Kissinger đã không ngần ngại đánh đổi Việt Nam cho sự hòa bình của Do thái. Tại sao? Vì Nga sô và Trung Cộng là hai thế lực cung cấp vũ khí cho khối Ả Rập cho nên Kissinger nhượng bộ Việt Nam thì Nga và Tàu sẽ làm áp lực với Ai Cập buộc họ rút quân ra khỏi những vùng chiếm được của Do thái.

Bù lại Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam. Kết quả đưa đến sự thương thuyết dai dẳng giữa Kissinger và Lê Đức Thọ rất nhiều năm và sau cùng Hiệp định đình chiến Paris năm 1973 ra đời mà trong đó Hoa Kỳ sẽ rút tòa bộ lục quân ra khỏi Việt Nam. Tháng 10 năm 1973 Kissinger và Lê Đức Thọ được giải thưởng Nobel cho hòa bình. Lê Đức Thọ từ chối không nhận vì ông nói rằng chiến tranh Việt Nam vẫn còn trong khi đó Kissinger bị nhiều khuynh hướng lên án hành động bán đứng đồng minh của ông chớ không phải thiết lập hòa bình cho miền Nam Việt Nam nên ông không xứng đáng lãnh giải thưởng này. Kissinger khi lãnh giải thưởng đã viết cho hội đồng Nobel là ”I accepted the award with humility” dịch là “Tôi nhận giải thưởng với bao sự nhục nhằn”. Kissinger làm Bộ trưởng ngoại giao cho Tổng thống Nixon năm 1973 đến khi Nixon từ chức vì vụ nghe lén Watergate năm 1974. Ông tiếp tục làm bộ trưởng ngoại giao cho Tổng thống Ford đến năm 1977 và dĩ nhiên chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam Việt Namnăm 1975.


Truyền thống xung đột giữa Thiên Chúa giáoDo thái giáo và Hồi giáo lúc tăng lúc giảm chớ không bao giờ biến mất theo thời gian. Muhammad sáng lập ra Hồi giáo dựa trên sự xâm lăng tàn bạo tiến chiếm cả vùng Trung Đông, tới bắc Phi Châu, sang tới A Phú Hãn, Parkistan và sang cả Á Châu như Nam Dương, Phi Luật Tân và Mã Lai Á.


Nằm trong chủ trương cực đoan này mà Phật giáo ở Ấn Độ đã bị Hồi giáo tiêu diệt gần như mất tích. Sự biến mất của đạo Phật ở Ấn Độ, nơi mà Phật giáo đã được sinh ra, trưởng thành và đạt đến những thành tựu cao nhất là một hiện tượng khó tin nhưng có thật. Một trong những lý do là vì Đức Phật đã lên án chế độ giai cấp và nhấn mạnh vào sự bình đẳng của mọi ngườiĐức Phật đã làm một cuộc cách mạng chống lại những luật lệ xã hội áp bức lên con người và Ngài không thừa nhận nguồn gốc linh thiêng cũng như chứng minh sự giả dối của giai cấp Bà la mônTôn giáo của Đức Phật là một cái gai trong mắt của những người Bà la môn. Chính Đức Phật đã khẳng định rằng:”Giá trị là đặt nền tảng trên những hành động, chứ không phải trên sự sinh ra” nghĩa là tất cả mọi người đều giống nhau”. Thật sự, người Bà la môn không chống đối Phật giáo trên những giáo lý thuộc về triết lý hay đạo đức, mà họ rất ghét tư tưởng bình đẳng trong đạo PhậtTiến sĩ Ambedkar xác định rằng :


”Bất bình đẳng là giáo lý chính thức của đạo Bà la mônĐức Phật chống lại gốc rễ và cành lá của nó. Ngài là một đối thủ mạnh mẽ nhất của chế độ đẳng cấp và là cột trụ vững chãi nhất của tinh thần bình đẳng. Không có một lý lẽ nào về vấn đề giai cấp mà Ngài không bác bỏ”.


Vì thế khi đạo Phật yếu đi, người Bà la môn dùng mọi cách để lấy lại quyền lực và danh vọng đã mất. Tệ hại hơn nữa, họ còn tìm cách hủy diệt những giáo pháp của Đức Phật khỏi đất nước Ấn Độ. Đạo Bà la môn thờ cúng đa thần như thần nước, thần lửa, thần mây, thần gió…nhưng giáo lý Đức Phật phủ nhận việc thờ cúng thần linh khiến họ rất căm thù. Một trong những nguyên nhân khác trong việc làmcho Phật giáo suy tàn và sụp đỗ nhanh chóng ở Ấn Độ là sự đàn áp của những nhà cầm quyền và những người cuồng tínLịch sử Phật giáo chép rằng Sasanka một người thuộc giai cấp Bà la môn, vua nước Gauda (Bengal) sau khi giết Rajyavardhana vào năm 605 sau Tây lịch, vị hoàng đế Phật giáo cuối cùng, đã cuồng tín đến nỗi, trong cơn giận dữ ông đã chặt bỏ cây Bồ-đề, đào đến tận mạch nước dưới đất, nhưng không thể đào đến chỗ rễ tận cùng của nó nên quá tức giận dùng lửa đốt và tưới nước mía lên với ý định tiêu diệt nó hoàn toàn và không để lại một vết tích nào về sau. Ông cũng đã dời tượng Phật từ ngôi chùa gần cây Bồ-đề và thay vào bằng thần Shiva. Ông cũng đã liệng vào sông Hằng tảng đá thiêng liêng có dấu bàn chân của Đức Phật ở thành Hoa Thị (Pataliputra). Sau đó ông tiêu diệt hết Tăng sĩ trong khu vực Câu Thi Na. Ngoài sự đàn áp của vua chúa và tôn giáo,

Phật giáo còn là đối tượng đàn áp và tẩy chay của xã hội. Khi Phật giáo suy tàn, người Ấn Độ giáokhinh khi, đàn áp những tín đồ Phật giáo, xem họ như là thành phần bẩn thỉu, thấp hèn nhất trong xã hộiẤn Độ. Sau cùng, khi người Hồi giáo xuất hiện ở Ấn Độ bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12 thì họ cố gắng thực hiện hai mục tiêu. Thứ nhất là nắm quyền chính trị và thứ hai là tiêu diệt những tôn giáokhác rồi truyền bá Hồi giáo. Sự xâm nhập của người Hồi giáo đẩy mạnh sự điêu tàn của Phật giáo trên đất Ấn. Họ san bằng các tu viện và thủ tiêu hầu hết các Tăng sĩ trong tu viện đó. Vua Mahmud Gazinavi đã cướp bóc những chùa chiền và vua Bakhtiaruddin đã phá hũy những tu viện Nalanda, Vikramasla và Odentapuri. Họ quét sạch tận gốc những tu viện Phật giáo rãi khắp trong nước. Cả ngàn Tăng sĩ sống sót phải chạy trốn qua Nepal, Tây TạngTích Lan và những nước ngoài Ấn Độ. Hàng chục ngàn tu sĩPhật giáo đã bị giết chết dưới lưỡi gươm bởi những người lính Hồi giáo. Đây là cuộc khủng bố lớn nhất làm cho Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ.


Đạo Phật bị biến mất tại Ấn Độ mãi cho đến khi những người khảo cổ của Anh Quốc khám phá vào năm 1860 một cột đá khá cao mà ngày xưa vua A Dục đã cho khắc lên đó rằng : ”Đây là nơi sinh ra của đấng giác ngộ” bằng cổ ngữ Brami tức là ngôn ngữ của người bản xứ lúc bấy giờ. Tiến trình này kéo dài cho đến năm 1890 thì họ mới tìm được nơi Đức Phật đản sinh Lâm tì ni và cung thành Ca tỳ la vệ. Đây là một công trình khảo cổ kéo dài rất nhiều năm với sự hướng dẫn của tiến sĩ khảo cổ học Cunningham của nước Anh.


Nhưng tại sao Phật giáo bị suy yếu?


Chính Đức Phật đã vạch ra con đường cho những đệ tử của Ngài, những vị Tỳ kheo hay cư sĩ tại gia, là những người không những tìm sự giác ngộ bằng thực hành những giới luật đạo đức và tâm linh, mà còn là những người phụng sự xã hộidìu dắt chúng sinh và hướng đạo cho quần chúngĐức Phật là một vị Thầy tôn giáo đầu tiên ở Ấn Độ và là của toàn thế giới đã đưa ra lý tưởng hy sinhquên mình và phục vụ cho kẻ khác (Bồ-tát đạo). Ngài khuyến khích chư đệ tử đi và đi khắp mọi nơi vì hạnh phúc và lợi íchcủa chúng sinh. .

Ngài chủ trương rằng một Tỳ kheo phải xin ăn, phải sống bằng vật bố thí và phải hạn chế chỉ ăn ngày một bữa. Nhờ áp dụng triệt để lời dạy của Thế Tôn, những Tỳ kheo đầu tiên đã đạt đến những tiêu chuẩn cao nhất của lòng hy sinhphụng sự và kính tín. Họ đã biến Phật giáo trở thành một tôn giáo phổ biến và được tôn kính nhất ở Ấn Độ. Tiếc thay, con ma vô thường cũng không thương xót cho dù đó làPhật giáo. Khi các tu viện trở nên giàu có thì việc hoằng dương Phật pháp không còn y theo lời dạy của Phật. Các vị Tỳ kheo trở nên xao lãng và thụ động nên họ đánh mất đi sự tương quan giao hảo gần gũi với đại chúng. Những khuôn mẫu đem Phật giáo đến với đại chúng không còn nữa, mà chúng sinh phải đến tu viện để được thọ pháp. Vì thế dần theo thời gian số người đến với tu viện càng ngày càng giảm cũng như mối tương giao giữa Phật giáo và đại chúng không còn chặt chẽ tha thiết như thời Đức Phậtcòn tại thế. Họ chỉ lo nghiên cứu từ chương thay vì truyền bá giáo Pháp.


Chính nhà khảo cổ, thám hiểm và học giả Cunningham đã nói về vấn đề này như sau :


“Phật giáo thực sự đã trở thành một tín ngưỡng già nua và kiệt lực. Những vị khất sĩ không còn đi khất thực, nhưng từ lâu đã được hổ trợ bằng đất đai dành riêng cho các tu viện. Các vị Sa Môn và Tỳ Kheokhông giống như những người của thời xưa, những người uyên bác và trí tuệ. Sự tiết độ về thân xác và sự nhất tâm thiền quán cộng với những chủ trương thực tiễn và gương mẫu trong sạch đã kích thíchlòng sung kính của quần chúng. Những Tỳ Kheo Phật giáo hiện tại rơi vào tình trạng mục nát, họ bằng lòng sống một đời thụ động trong những công việc tẻ nhạt hằng ngày của đời sống tu viện, nơi đó còn một vài dấu hiệu tôn giáo bề ngoài, nhưng không còn sự tha thiết nồng nhiệt trong sinh hoạt thiếu sinh khí của những công việc tẻ nhạt hằng ngày. Lòng hăng say đã có thời đốt cháy trong tim của mỗi người tu sĩ Phật giáo trong việc truyền bá tôn giáo của họ đã dập tắt từ lâu”.


Một nguyên nhân lớn lót đường cho sự suy tàn của Phật giáo là Ấn Độ giáo đã thần thánh hóa Đức Phật và họ còn đưa ra một số thần và nữ thần Ấn Độ giáo vào làm các vị thần Phật giáo dưới dạng những Bồ-tát làm cho Phật giáo không còn khác biệt với các thần thánh của Ấn Độ giáo. Chính điều này đã xóa tan sự khác biệt giữa hai tôn giáo và họ chứng minh rằng Phật giáo chỉ là một tông phái của Ấn Độ giáo. Cũng vậy, khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa đã bị Lão giáo và Nho giáo biến Phật giáo thành thần giáo mê tín dị đoanTóm lại, tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều là thần giáo duy chỉ có Phật giáo là tôn giáo không có tín ngưỡng mà thôi. 

5) Đạo Nho (Khổng Giáo) :


Vào thời Đức Phật tức là khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, trong khi châu Âu còn nằm trong bóng tối của sự man rợ duy chỉ có Hy Lạp khởi đầu với các triết gia Heraclitus và Pythagoras (571-497 B.C) (nhà triết học và toán học nổi tiếng của cổ Hy Lạp), sau đó còn có những triết gia Hy Lạp khác là Socrates (469-399 B.C) và Plato (427-347 B.C) (tên thật là Aristocles) đã mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của mình thì xã hội Trung Hoa tương đối được tổ chức có kỷ cương với nếp sinh hoạt văn hóa cao nhất. Đây là thời Xuân Thu kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên. Trong thời kỳnày mặc dầu nhà Châu vẫn còn đó, nhưng các tiểu quốc tranh giành, chém giết triền miên khiến dân tình sống trong lầm than khổ sở. Vì sự bất ổn này mà đã xuất hiện rất nhiều “thuyết trị quốc” khác nhau nên được gọi là “Bách gia chu tử”. Nhưng nổi bật hơn hết là hai nhà hiền triết Khổng Tử và Lão TửLão Tử sinh năm 584 trước công nguyên, khoảng 18 hoặc 20 năm trước Khổng Tử và mãi 58 năm sau tức vào năm 526 mới gặp Khổng TửKhổng Tử ngựa xe bôn ba lục quốc để thuyết triết lý an bang trị nước. Triết lý của Khổng Tử có thể được hiểu đại để như sau :


1) Tam cương : vua tôi, cha mẹ, vợ chồng.
2) Ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
3) Tứ hạnh : hiếu, đễ, trung, tín.
4) Tứ duy : lễ, nghĩa, liêm, sĩ.


Nói chung đạo Nho là đạo xử thế, đạo làm người vì tu thân, tề gia mới có thể bình thiên hạ được. Ông tin vào quỷ thần nên có tục tế Trời, tế Đất và tế Quỷ ThầnKhổng Tử xem Trời như là một Chúa Tể càn khônsinh hóa ra muôn vật và chủ trì vận mệnh của vũ trụ và con người. Khi nói về đạo Trời, ông nói rằng : ”Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhân ĐạoNhân Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỷ” nghĩa là muốn tu đạo Trời thì trước hết phải tu đạo làm người. Nếu không tu đạo làm người thì đạo Trời xa vời, không bao giờ đạt được. Thật ra ngày nay đạo Nho không còn thực dụng và chỉ còn là môn cổ học vì xã hội phong kiến bất bình đẳng : “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung, Phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu, Trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng, trên đội dưới đạp, chồng chúa vợ tôi” đã bị cáo chung và được thay thế bằng hệ thống bầu cử khách quan dân chủbình đẳng dựa theo tinh thần “Dân vi quý”.


Gần đây có một cô gái ở Cần Thơ vừa lấy chồng Đài Loan than thở rằng : ”Nhà em không nghèo. Không phải em lấy chồng Đài Loan vì sợ nghèo. Mà em không biết lấy ai trong đám trai làng. Từ ông, tới bố, tới các chú các bác, tới đám thanh niên, tối ngày nhậu nhẹt, say xỉn. Rồi chửi bậy, đánh nhau, rồi mắng mỏ mẹ em khi bà vừa bước ngoài đồng về đã sấp ngửa lo nấu bữa cơm chiều. Chị em đi lấy chồng, được vài bữa thì bị chồng đánh đập. Nhà em không dám can ngăn. Em sợ cái cảnh đó lắm”. Nhưng cô có biết rằng Trung Hoa, cho dù là Đài Loan Trung Hoa, vẫn là cái nôi của phong kiếnhy vọngcô tránh vỏ dưa đừng gặp vỏ dừa.


Khi nói về giải phóng văn hóacải cách xã hội thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn có lẽ là những người đi tiên phong để thay đổi hệ thống “quân, sư, phụ” trên đội dưới đạp, trọng nam khinh nữ, mẹ chồng nàng dâu khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Năm 1932, nhóm Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh Nguyễn Trường Tam sáng lập với chủ trương :


“Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý pháiTôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa”. Translation : ”It is always new, youthful, life affirming and believes in progress. It adheres to a popular ideology and shuns elitism. It respects individual freedom. It teaches that Confucianism is no longer relevant”.


Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã đóng góp rất nhiều cho nền văn chương, thơ phú và đã chuyển Việt ngữ trở thành Quốc ngữ như ngày nay. Nhóm này quy tụ những ngòi bút đã cách mạng hóa cuộc sống phong kiến của người dân Việt cả ngàn năm lệ thuộc Tàu như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mở (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu, Trần Tiêu, Trọng Lang, Huy Cận…với những tác phẫm như : Hồn Bướm Mơ Tiên bởi Khái Hưng, Đoạn Tuyệt bởi Nhất Linh, Tiêu Sơn Tráng Sĩ bởi Khái Hưng, Gánh Hàng Hoa bởi Khái Hưng, Nửa chừng Xuân bởi Khái Hưng, Dưới Bóng Hoàng Lan bởi Thạch Lam, Một Người Say Rượu bởi Thế Lữ… Hãy lắng nghe bài thơ :


Hẹn Hò của Thi Sĩ Xuân Diệu :


Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ
Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiều
Em bằng lòng cho anh được phép yêu
Anh sung sướng với chút tình vụn ấy
Em đáp lại: Nói gì đau đớn vậy!
Vừa gặp anh em cũng đã mến rồi
Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôi
Chưa hy vọng sao anh liền thất vọng?
Lời nói đó về sau đem gió sóng
Cho lòng anh đã định chỉ yêu thôi
Anh tưởng em là của anh rồi
Em mắc nợ, anh đòi em cho được.
Đấy, ai bảo em làm anh mơ ước
Lúc đầu tiên anh có mộng gì đâu
Tưởng có nhau ai ngờ vẫn xa nhau
Em ác quá! Lòng anh như tự xé...


Tháng 3 năm 1946, chánh phủ Liên Hiệp Kháng Chiến được ra đời đặt thủ đô tại Hà Nội mà Chủ tịch là Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần, một người thuộc đảng Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Nguyễn Tường Tam thuộc đảng Việt Quốc làm Bộ Trưởng Ngoại giao. Nhắc lại trước đó tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh Trung Hoa, Nguyễn Tường Tam sáp nhập Đại Việt Dân Chính đảng với Việt Nam Quốc Dân đảng, nhưng mãi đến cuối năm 1945 tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt Trận Quốc Dân đảng gọi chung là Việt Nam Quốc Dân đảng hay Việt Quốc. Thực dân Pháp lúc bấy giờ vừa mới chiếm lại miền Nam, vài tỉnh miền Nam Trung phần và đang trên đường đến Quảng Nam và Huế.

Chỉ 4 tháng sau ngày thành lập chánh phủ Liên Hiệp, tức là tháng 7 năm 1946, khi tranh chấp giữa Việt Minh (Cộng Sản) và các phe đối lập quốc gia xảy ra, Nguyễn Hãi Thần chạy trốn thoát sang Trung quốc, Khái Hưng bị bắt giam tại một trại tù ở Việt Bắc. Vì quá ốm yếu, bị đi kiết lỵ và bị hành hạ với cuộc sống đầy ải của nhà tù nên Khái Hưng chết ngày 17-11-1947, Nguyễn Tường Tam vội vượt Trường Sơn vào Nam lánh nạn và định cư ở Đà Lạt. Mãi đến năm 1960 ông từ Đà Lạt về Sài Gòn thành lập Mặt trận Quốc Dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chánh của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chánh thất bại, ông bị chánh quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng. Ngày 8-7-1963, là ngày chánh phủ Ngô Đình Diệm đưa ông ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm. Trong tờ di chúc, ông có để lại một câu nói rất nổi tiếng :


“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả…Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình để cảnh cáonhững người chà đạp mọi thứ tự do”.


Nhất Linh tuy ra đi, nhưng :


“Người quay tơ đôi bạn tối tăm,


Anh phải sống chớ sao đoạn tuyệt?
Đời mưa gió lạnh lùng bướm trắng,
Buổi chiều vàng đâu nhỉ nắng thu?


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã viết bài truy điệu cho ông rằng :


“Than ôi! Đời chính trị lông hồng gieo núi Thái
Ngẩng đầu lên sấm sét vẫn chưa nguôi,
Việc văn chương một tấc để ngàn thu,
Ngoảnh mặt lại đá vàng sao khỏi thẹn,
Muốn gào to hồn phách anh linh,
Để vọng khắp giang sơn tam biến!”.


Tuy cuộc đời chính trị của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam có vẻ phước tạp đầy sóng gió, nhưng có lẽ sự quan trọng nhất trong con người của ông và nhóm Tự Lực Văn Đoàn là ở tấm lòng tha thiết với sự canh tân đổi mới của văn học và văn hóa dân tộc.

6) Đạo Lão :


Lão Tử sinh vào ngày 14 tháng 9 năm 604 trước tây lịch (cách nay tức năm 2010 khoảng 1614 năm). Dựa theo truyện Đông Châu Liệt Quốc thì ông sinh vào năm thứ ba đời vua Châu Định Vương thuộc nước Sở tại ấp Khúc Khâu, làng Lạc, quận Tần. Tương truyền rằng mẹ của Ngài là một người trinh nữ một hôm bà đứng dưới gốc cây “lý” thấy trên cây có một trái lý chín rất tươi đẹp và thơm ngon nên bà bèn với tay hái trái lý mà ăn. Từ đó bỗng nhiên bà có thai. Phụ thân của bà là một tướng sư đoán biết con gái mình đang mang thai thánh nhân nên nuôi dưỡng bà rất kỹ lưỡng. Bà mang Ngài ở trong thai 81 năm mà vẫn chưa sinh ra được.

Một hôm bà ra đứng dưới cây lý hóng mát, bỗng nghe ở hông bên trái ngứa ngáy nên bà vội ngó xuống xem thì thấy hông ấy da thịt rách ra một đường dài. Ngài liền theo đường nứt đó mà chào đờiLúc ấytrên trời hiện ra 9 con rồng phun nước xuống tắm gội cho Ngài. Vì ở trong thai 81 năm nên khi ra đời tóc, râu Ngài đều bạc trắng cả. Vì vậy mà người đời gọi Ngài là Lão Tử (Lão là già, Tử là đồng tử, là đứa con nít. Tuy là con nít mà lại là ông già đầu râu, tóc bạc). Vì không có cha, và do ăn trái lý mà thọ thai Ngài nên mẹ Ngài lấy chữ Lý làm họ, đặt cho tên là Nhĩ, tự Bá Dương. Khi Đức Khổng Tử còn du học ở Lạc Ấp có đến yết kiến Lão Tử thì được Ngài dạy rằng : ”Người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân đất”. Ý nói là phải biết an phận, thủ thường.


Khác với Khổng Tử ngựa xe bôn ba lục quốc chư hầu, Lão Tử ẩn dật ở đất Bái nước Châu. Thấy nhà Châu suy viLão Tử bỏ đi. Khi đến ải Hàm Cốc, quan lệnh là Doãn Hỉ nói:”Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách để lại”. Lão Tử nán lại vài ngày soạn xong Đạo Đức kinh với trên 5,000 chữ gồm có 81 đoạn ca ngắn, để ở đó, rồi cưỡi trâu mà đi. Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra một quan niệm về vũ trụ và những lời trong cuốn sách nhỏ này đã thấm sâu vào dân tộc và làm cốt lõi của văn hóa Trung Hoa. Về sau, vua nhà Đường đã thỉnh cầu Tam tạng Pháp sư Trần Huyền Trang dịch Đạo Đức kinhsang tiếng Phạn để phô trương văn hóa Trung Hoa cho người Ấn ĐộĐạo Đức kinh tạo thú sống cho tao nhân quân tử vừa là một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.

Trọng tâm của học thuyết Lão Tử là Đạo và Đức. Theo ông, Đạo là một, một sinh hai, hai sinh ba…và sau đó sinh ra vạn vậtLão Tử đếm vài con số và nói như thế, nhưng phải hiểu rằng Đạo thì không thể nói hay định nghĩa được. Nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ. Theo Lão Tử trời đất, muôn sinh vạn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng hữu mà ta không thể cảm, không thể biết. Đạo vô danh, vô hình và là căn nguyên cốt lõi của muôn vật. Do đó muôn vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo. Phần thứ hai là Đức. Chữ Đức ở đây không phải là đức hạnh hiểu theo lối luân lý thông thường, mà dựa theo Lão Tử thì Đức là mầm sống ngấm ngầm trong vạn vật. Vì thế Đạo sinh ra còn Đức thì nuôi nấng. Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiênnăng lượng sức sống và sự vận hành của thiên nhiên.

Còn Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành. Trong cái Đạo của vũ trụ đó, thiên nhiên và những quy luật của chúng tập hợp thành cái trụ cốt, cái bản thể. Còn trời đất và sinh linhlà những thực thể có vị trí thích hợp và chức năng thích hợp theo một thể thức tự nhiên. Đạo chỉ biết được bằng trực quan chớ không phải bằng lý tríLão Tử không lập luận về Đạo vì ông chống lý tríTư tưởng của Lão Tử là lý trí khiến ta nhìn cuộc đời với con mắt nhị nguyênTrí năng khiến con người phân biệt cái hay cái dở nên sinh ra ham muốn. Ông chủ trương bỏ trí năng, bỏ văn tự, bỏ việc dạy dỗ dân, để dân chúng sống mộc mạc, tự nhiên. Một điểm then chốt khác của Lão Tử là ông nhìn sự vật thường xuyên biến đổi và nhận ra luật mâu thuẫn của vạn vật.

Đó là cái yên tĩnh là chủ của cái xao động, cái cao lấy cái thấp lám gốc, cái thật đầy thì giống như trống không, con người thật khôn khéo thì giống như quá vụng về…Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ. Đó là vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao giảm, trăng tròn rồi lại khuyết, hết mùa đông tới mùa xuân…Tất cả đều là “Cùng tắc biến, biến tắc thông”. Vũ trụ trong cùng một lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẩn và luật phản phục nên vạn vật đều nương tựa với nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau. Do đó “có” và “không’ cùng sinh, khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, âm và thanh cùng họa, trước và sau cùng theo.

Lão Tử cho rằng tuy Đạo không thể hiểu, không thể nói, không thể bàn, nhưng loài người chỉ cần sống tốt nhất bằng việc đi trên con đường Đạo. Song song với Đạo, loài người sống với Đức là sống không phân biệt nhị nguyên, không miễn cưỡng mà sống rất tự nhiên, vi vô vi, làm một cách tự nhiên và đi đúng con đường vận hành của Đạo. Đối với phép trị nước an dân, Lão Tử chủ trương một chính quyền theo thuyết “vô vi nhi trị” nghĩa là trị mà như không trị tức là nếu dùng trí thuật mà trị nước tức là làm hại quốc gia. Chính quyền dựa theo ông gồm những người chất phác, ăn ở giản dị, không xa hoa. Họ không can thiệp vào chuyện của nhân dân, không dựa vào thánh nhân để dạy dỗ dân, không tôn quý hiền tài và không vận dụng lý trí để ứng xử với dân. Luật pháp phải rộng rãi và uyển chuyển vì càng gia tăng luật lệ thì dân càng bị trói buộc, khổ sở. Trọng dụng hiền tài chỉ làm dân tranh nhau để được tiếng là người hiền. Lão Tử triệt để bát bỏ chiến tranh. Theo ông, nước lớn mà hạ mình trước nước nhỏ thì được nước nhỏ thần phục; nước nhỏ mà hạ mình trước nước lớn thì tất được nước lớn che chở.


Bài đầu tiên trong Đạo Đức kinh là :


Đạo khả đạo, phi thường đạo.
Danh khả danh, phi thường danh.
Vô, danh thiên địa chi thủy;


Hữu, danh vạn vật chi mẫu.


Cố :


Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu;
Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.
Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh.
Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền.
Chúng diệu cho môn.


Dịch là :


Đạo có thể gọi là đạo, không phải là đạo thường.
Tên có thể gọi là tên, không phải là tên thường.
Không, là tên gốc của trời đất,
Có, là tên mẹ của muôn vật.


Cho nên,


Phải dẹp ham muốn để thấy chỗ vi diệu
Phải giữ ham muốn để thấy chỗ biểu hiện
Cả hai (không và có) cùng sinh một nơi, nhưng khác tên.
Cả hai cùng huyền diệuhuyền diệu mấy tầng
Đó là cửa mọi biến hóa huyền diệu.


Sau đó ông viết tiếp :


Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ;
Giai tri thiện tri vi thiện, tu bất thiện dĩ


Cố :


Hữu vô tương sinh
Nan dị tương thành


………………..

Dịch là:


Khi thiên hạ biết cái đẹp là đẹp, thì đã có cái xấu;
Biết điều lành là lành, thì đã có không lành


Bởi vậy :


Có và Không cùng sinh ra nhau.
Khó và dễ cùng tạo hành nhau.
……………………


Và sau cùng ông viết :


Thiện giả bất mỹ, mỹ ngôn bất tín
Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện
Tri giả bất bác, bác giả bất tri
Thánh nhân bất tích
Ký dĩ vi nhân kỷ dũ hữu
Ký dĩ dữ nhân kỷ dũ đa
Thiên chi Đạo, lợi nhi bất hại
Thánh nhân chi Đạo, vi nhi bất tranh.


Dịch là :


Lời thật không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không thật
Kẻ tốt khỏi cần biện giải, kẻ biện giải khó tốt
Người hiểu biết không nhất thiết là người học rộng
Người học rộng không hẳn là người hiểu biết
Bậc thánh nhân không thâu chứa tích trữ
Càng giúp người mình càng được thêm nhiều
Càng cho người, mình lại càng có thêm cho mình
Đạo của trời, lợi mà không hại
Đạo của Thánh nhân, làm mà không tranh dành.


Khi Khổng Tử được 51 tuổi mà vẫn chưa nghe được về Đạo, nên Ngài mới từ bắc đi xuống đất Bái ở phương nam để yết kiến Lão Tử :


Lão Tử hỏi :


- Ông lại đấy ư? Tôi nghe nói ông là người hiền phương bắc. Vậy ông có hiểu Đạo không?


Khổng Tử đáp :


- Tôi chưa hiểu.


- Ông tìm Đạo cách nào?


- Tôi tìm Đạo trong độ số, năm năm mà không được.


- Rồi làm sao nữa?


- Rồi tôi tìm nó trong âm dương, mười hai năm mà không được.


- Trời có vận chuyển không? Đất có đứng im không? Mặt trời mặt trăng có tranh chỗ nhau không? Ai làm chủ tể cái đó? Ai duy trì cái đó? Ai vô sự mà đẩy cái đó, khiến nó quay? Hoặc giả có một cái máy bí mật bất đắc dĩ chạy hoài chăng? Hay là vũ trụ tự nhiên vận chuyển mà không tự ngừng được chăng? Mưa là do mây chăng? Hay mây là do mưa? Ai làm cho mưa đổ? Ai vô sự mà cao hứng làm ra cái đó? Gió nổi ở phương bắc, khi thì thổi qua tây, khi thì thổi qua đông, có lúc lại xoáy ốc, mà cuốn lên cao? Ai hô hấp mà thành như vậy? Ai vô sự mà hướng gió về phía này phía khác và làm gió ngừng? Xin hỏi ông nguyên do ở đâu?


Lão Tử lại nói tiếp :


- Dĩ nhiên! Nếu Đạo mà có thể dâng cho người khác được thì ai cũng đem dâng nó lên vua rồi. Nếu nó có thể tặng được thì ai cũng tặng nó cho cha mẹ rồi. Nếu nó có thể bảo cho người khác hay được thì ai cũng bảo cho anh em rồi. Nhưng không được. Nguyên do như vầy : Trong lòng không có bản chất của Đạo thì Đạo không lưu lại trong đó được. Ngoài không phối hợp với đối tượng thì Đạo không vận hànhđược. Nếu phát động ở trong mà ngoài không tiếp thụ được thì thánh đức không hiện. Nếu phát động ở ngoài mà trong lòng không có sẵn bản chất của Đạo thì thánh đức không lưu lại.


Danh vọng là của người khác cho mình, không nên nhận nhiều quá. Nhân và nghĩa là quán trọ của tiên vương, chỉ nên ghé đó một đêm, không nên ở lâu vì ở lâu thì bị nhiều điều trách móc.


Bậc chí nhân thời xưa mượn con đường “nhân” mà đi, ghé quán “nghĩa” mà nghĩ chớ không ở đó lâu nên mới có thảnh thơi tiêu dao, sống đạm bạc thì dễ được thỏa mãn. Ai nhắm việc làm giàu thì không từ bỏ được lợi lộc. Ai nhắm sự vinh hiển thì không từ bỏ được cái danh. Ai ham quyền thế thì không muốn nhường quyền binh cho người được. Nắm giữ nó thì run sợ mà buông ra thì rầu rĩ. Những kẻ đó không có gì để tự răn mà hãm bớt thị dục.


Nói chung, triết lý của ông gồm bốn điểm :


1) Nếu có thông minh thánh trí thì nên sống như kẻ ngu ngơ đần độn.
2) Đời sống nên ẩn dật không đua tranh với người.
3) Xử thế nên nhu nhuyễn.
4) Tánh tình nên giản phác.


Sống lặng lẽ với thiên nhiên, không ôm hết vào mình, không tích lũy của cải và nên cho người khác những gì mình có. Yếu thắng cương, mềm thắng cứng cho nên trong thế gian không có gì yếu bằng nước, nhưng cũng không có gì mạnh hơn nước. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật đâu sẽ vào đấy cho nên đối với Lão Tử không tranh với ai nên không ai tranh được với mình.


Tóm lại, nền minh triết của Đạo Đức kinh lúc đầu là món triết học rất cao siêu, nhưng rất tiếc về sau cái học thuyết đó bị các đệ tử cộng thêm phần phép thuật biến hóa, chế linh đan để được sống trường sinhbất tử, thành tiên ngao du sơn thủy và phần thuật số, tu luyện đạo phù thủy rồi dần dần biến thành một tôn giáo thần bí. Đồng cốt và Cô Hồn cũng do các đệ tử của Lão Tử bày ra. Đồng cốt thờ chư vị như Liễu Hạnh Công ChúaCửu Thiên Huyền Nữ, các vị hoàng tử, các cô các cậu. Còn cô hồn thờ ông Chiêu và bà Dí là hai người có nhiệm vụ đi chiêu âm hồn muốn gọi. Một biến thể khác của đạo Lãođược nhiều người Việt Nam ưa thích và tin tưởng là tục xin xăm bói quẻ. Nói chung những mê tíndị đoan này được giới bình dân là những người ít học tin tưởng. Ngày nay rất nhiều chùa Phật giáo vẫn còn tục lệ xin xăm bói quẻ thì đủ biết tinh thần Phật pháp sa sút đến chừng nào.


Dựa theo sự phân tích ở trên thì đạo Lão gần gũi với đạo Phật hơn đạo Nho. Hai tư tưởng Phật giáo và Lão giáo tuy có đôi phần giống nhau về khuynh hướng siêu hình và tiêu cực đối với nhân sinh, nhưng về thực chất thì Lão giáo và Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Đạo Lão lấy bản thể làm Đạo và theo pháp Tự Nhiên; và họ coi vũ trụ vạn hữu đều do tự nhiên mà sinh ra. Trong khi đó Phật giáo lấy bản thể làm Tâm cho nên vũ trụ vạn vật có đều do tâm. Vì không thông hiểu sự dị biệt mới sinh ra trào lưu “Nho, Thích, Đạo: Tam giáo đồng nguyên”. Chính trào lưu này đã làm cho Phật giáo bị biến thểMê tín dị đoanlà niềm tin nơi sự tế độ của thần linh, nhất là những khi con người gặp phải tai nạn, bệnh tật, hay những điều bất trắc xảy ra trong cuộc sống. Người ta coi Phật như một vị thần linh có thể ban phước hay cứu độ nên đã cầu Phật như cầu các vị thần linh khác. Vì thế, người đệ tử Phật không còn nương tựa vào Chánh pháp, vào tam tạng kinh điển, vào tham thiềnniệm Phật, vào khả năng tự giác của mình mà chạy theo bùa chú, cờ phướng đèn lồng, đánh trống thổi kèn để trừ ma yểm quỷ.

Mặc dù Phật giáo du nhập vào Trung Hoa rất lâu, nhưng người Trung Hoa tin tưởng sai lầm rằng Đức Phật và các bậc thánh nhân của Trung Hoa như Lão Tử và Trang Tử đã nhận ra cùng chân lý giống như nhau. Tuy Lão Tử và Khổng Tử là những vị thánh của thế gian, nhưng duy chỉ có Đức Phật là vị thánh của cả thế gian và xuất thế gian. Vào cuối thế kỷ thứ 4, có Ngài Huệ Viễn (334-416) sơ tổ của Tịnh độ tông Trung Hoa là một người trước kia theo Lão giáo và ngay cả sau khi tin theo Phật giáo vẫn còn dùng những tác phẩm của Trang Tử để diễn giải về Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 3 có Vương Phù sống vào đời Huệ Đế nhà Tây Tấn thường tranh luận với vị Tăng Phật giáo là Bách Viên, nhưng lần nào cũng thua nên viết một cuốn sách khá nổi tiếng, trong đó ông trình bày một cách trơ trẻn rằng Phật giáo như là kết quả của “sự giáo hóa những người man rợ” do Lão Tử thực hiện. Ngay cả đến thế kỷ thứ 5, rất nhiều người theo Lão giáo vẫn xem Phật giáo như một phương pháp được vận dụng thêm để đạt đến mục đích của Lão giáo.


Trong thời cận đại, bộ phim Tây Duy Ký mà tác giả và đạo diễn Ngô Thừa Ân đã dựa vào cuốn Đại Đường Tây Vực Ký của Ngài Huyền Trang làm thành phim, nhưng ông ta đã xuyên tạc và bôi bác Phật giáo khiến những vị cao tăng như Hòa Thượng Hư Vân phải lên tiếng như sau :


“Trong đời Đường, pháp sư Huyền Trang có viết quyển Tây Du Ký. Nội dung của quyển này vốn là những lời chân thật. Song, truyện Tây Du Ký được lưu truyền trên thế gian hoàn toàn là những lời ma quỷHòa Thượng Bạch Vân ở chùa Bạch Vân giảng kinh Đạo Đức, khiến rất nhiều đạo sĩ (tín đồ Lão giáoxuất gia làm tăng sĩ. Do đó, các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán, không vừa lòng, nên nói dối là theo lệnh quán quân, sửa Trường Xuân Quán thành chùa Trường Xuân và chùa Bạch Vân thành Bạch Vân Quán. Các đạo sĩ tự viết ra quyển tiểu thuyết Tây Du Ký để phỉ báng Phật giáo.

Xem xét kỹ càng quyển tiểu thuyết Tây Du Ký này thì sẽ thấy chân tướng của họ. Sự lợi hại nhất là họ chẳng hề ghi lại việc pháp sư Huyền Trang mang kinh vượt qua các bãi sa mạc mà trở về bổn quốc. Họ viết là pháp sư Huyền Trang chỉ lưu lại sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”. Những kinh điển do pháp sưHuyền Trang phiên dịch, họ hoàn toàn bỏ qua không nhắc đến. Thế nhân rất tin tưởng vào quyển truyện Tây Du Ký giả dối đó, khiến quyển Tây Du Ký chân thật lại bị chôn vùi. Để đối đầu lại quyển Tây Du Kýgiả dối, các Phật tử viết ra bộ Phong Thần để phỉ báng các đạo sĩ. Quyển truyện này nói rằng các đạo sĩ, dầu tu bao số kiếp, nhưng vẫn còn tâm sân hận chém giết lẫn nhau. Xem hai quyển truyện này, nếu không biết rằng chư Phật tử cùng các đạo sĩ phỉ báng lẫn nhau, thì sẽ lầm nhận giả thành chân. Vì vậy, khi xem sách vở thế tục, phải phân biệt rõ những điều thị phi, đúng sai, tà chánh”.


Nhưng nếu bây giờ nhìn bộ phim Tây Du Ký qua lăng kính của Duy thức học thì những nhân vật chính như Ngài Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát giới và Sa Tăng là biểu tượng cho bát thức tâm vương. Tôn Ngộ Không có tài thiên biến vạn hóa, phân biệt chánh tà quá rõ ràng thì ông là đại diện cho “Ý thức”. Trư Bát Giới biểu hiện cho lòng tham đắm dục tình nghĩa là đại diện cho bản ngã tức là “Mạt na thức”. Còn Sa Tăng thì thấy sao biết vậy tức là đại diện cho tiền ngũ thức : “Nhãn thức, Nhĩ thứcThiệt thứcTỷ thức và Thân thức”. Tiền ngũ thức tức là cái thấy biết chưa có sự phân biệtThí dụ như thấy có người vào nhà thì cái thấy này là Nhãn thức. Nhưng nếu quan sát kỹ thì thấy người đó là người đàn ông cao lớn, ở tuổi 50 thì cái thấy bây giờ là do ý thức phân biệt mà có. Sau cùng Ngài Đường Tăng là đại diện cho “A lại da thức”, là cái kho chất chứa tất cả. Vậy Ngài chất chứa cái gì? Trong cuộc hành trình dài suốt 17 năm, phải mất hai năm đi và hai năm về, Ngài ghi nhận rất chi tiết tất cả 128 quốc gia lớn, nhỏ khác nhau từ địa dư, phong tục, tôn giáo…Và quan trọng hơn hết là Ngài đã thâm hiểu rất tường tận những kinh điển mà trong suốt 13 năm Ngài du học ở Ấn Độ.


Ngay cả những danh từ Phật học được dịch từ Phạn ngữ cũng bị đệ tử Lão giáo bóp méoThí dụ chữ “đạo” theo Phật giáo là con đường. Còn theo Lão Tử thì “đạo” là căn nguyên cốt lỏi của muôn vật thế thì ý nghĩa hai chữ đạo hoàn toàn khác biệt, đâu có dính dấp gì nhau. Phật giáoNho giáo và Lão giáo tuy khác hẳn nhau về căn bản tín ngưỡng, nhưng người Trung Hoa và Việt Nam lại tin tưởng lẫn lộn như là một tín ngưỡng. Sự lẫn lộn này đã biến thể đạo Phật khiến Hòa Thượng Thích Thiện Chiếu, một nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng của Việt Nam trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đã than rằng :


Đau đớn thay! Lạ lùng thay! Muốn bênh vực rằng Phật giáo không phải là một đạo mê tín hoang đường, thì sờ sờ ra đó biết bao nhiêu là chuyện huyển hoặc hoặc dị đoan. Muốn bào chữa cho Phật giáo không phải là một đạo hữu thần, thì nhan nhãn ra đó cũng cầu xin, cũng chuộc tội, có khác nào những kẻ ỷ lại thần quyền.


Thượng Tọa Thích Tuệ Giác cũng nói rằng :


Thời kỳ suy đồiPhật giáo bị phái nhà Nho công kích không được nhà vua săn sóc đến nữa, lâu dần thành một tôn giáo của dân chúng, không có tổ chức, hệ thống gì nữa. Các tăng ni phần nhiều là ít học, bày ra các mối dị đoan, các lễ nghi phiền phức. Còn giáo lý cao siêu của nhà Phật ít người hiểu đến.


Ngay cả học giả Trần Trọng Kim cũng thốt lên rằng :


- Ai đem sự mê tín mà theo đạo Phật là người làm điều trái hẳn với đạo Phật.


Tam giáo và mê tín dị đoan đã ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡngvăn hóa và tập quán của người Trung Hoa cũng như ăn sâu vào cuộc sống của người dân Việt Nam cho nên tục thờ thần, thờ cúng ông bà, thần tàiQuan Thánh, Phật Bà Quán ÂmThánh Mẫuxin xăm bói quẻ…được phổ biến khắp nơi.


Tử vi bói toán là một khoa chuyên giải đoán về vận mệnh, tình duyên, gia đạothời vận thịnh suy, chọn ngày giờ tốt để khai trương, động đất, chọn hướng nhà tùy theo tuổi, chọn ngày cưới gả hay chôn cất, xem tuổi cho hôn nhân cũng như hóa giải xung khắc vợ chồng dựa vào ngày, giờ, tháng và năm sinh của họ. Khoa tâm lý học của Tây phương ngày nay xác định rằng những người thích tử vi bói toán là những người mê tín dị đoan thường tin vào vào những đấng thần linh nếu là Phật tử thì họ xem Đức Phật là một đấng linh thiêng tối cao có thể ban vui giáng họa. Đây là những người có tâm mong cầu và bất an nghĩa là những người thiếu tự tin nơi chính mình và dĩ nhiên không có định hướng cho cuộc sống.

Đạo Phật dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả, tin vào khả năng tự hóa giải hết vô minh phiền não của chính mình mà giáo lý Đức Phật chính là con đường sáng, là ngọn đuốc tuệ để chúng sinh nương theo đó mà đi. Dựa theo đạo Phật thì không có tha nhân nào có thể ban vui hay giáng họa cho ai cả. Những bất hạnh khổ đau hay những hạnh phúc chúng sinh thọ báo trong đời này chẳng qua chỉ là những quả báo mà họ đã tạo tác từ đời quá khứ hiện đến mà thôi. Con người không thể trách trời, oán Phật vì những bất hạnh đau khổ của cuộc đời vì nó là quả báo do chính họ đã tác tạo chớ Phật trời không can dự vào. Muốn hạnh phúc thì nên làm thiện, bố thí, gây nhân đức. Ngược lại làm chuyện bạo tàn, gây nhân ác, lợi mình hại người thì phải chịu quả khổ thế thôi. Nếu chúng sinh có thể phá bỏ được vị ngã(bớt tham-sân-si) khiến họ bớt tham cầu cho riêng mình thì tâm họ được rỗng rang, nhẹ nhàng, thanh thoát cho nên chính họ sẽ có cuộc sống an vui tự tại và chuyện gia đạo vợ chồng con cái cũng vì thế mà có hạnh phúc và không còn rắc rối.

Con người có khổ cũng bởi vì cố bám víu vào cái bản ngã giả tạo nên cái gì cũng vì mình, cho mình làm cuộc sống trở thành bất toại ý bởi vì càng tham thì càng khổ cũng như người đang khát mà uống nước muối vậy, càng uống càng khát. Nhà cửa, vật dụng là những vật vô tri, vô giác ngay cả ngày giờ cũng là giả tạm do con người đặt ra. Phước đức phải tạo mới có, phải vun bồi mới được chớ không thể sửa cái giường, cái bếp thì được giàu sang phú quý. Phước là làm lợi ích cho người mà có còn đức là cái tốt của tự tâm. Tâm có tốt thì việc làm thiện mới được chu đáo và lâu bền còn đức có sâu thì phước mới lớn. Vì thế, khi làm việc thiện con người nên củng cố thêm chất tốt của nội tâm mình. Ngược lại, nếu có người làm phước mà không có đức tức là giúp người với lòng vị kỷ thì cái phước sẽ không thể phát triển rộng lớn được.

Người Tây phương đâu có biết phong thủy mà họ có cuộc sống giàu sang sung túc vì họ biết bố thícúng dường, làm phước trong khi người Trung Hoa thì lúc nào cũng tin tưởng phong thủy, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng mà tại sao cả tỷ dân, cái nghèo, cái khổ nó vẫn đeo đuổi hoài? Đối với Phật giáo, thì ngày nào, giờ nào, tháng nào cũng tốt cả nếu chúng sinh có tâm thiện, tâm tốt. Ngược lại tâm khôngsáng suốtbất thiện cho dù có chọn ngày Thìn, giờ Mẹo cũng gặp bất hạnh như thường. Nhà tỷ phú Bill Gates đâu có chọn ngày giờ để mở công ty Microsoft mà ông vẫn thành công như diều gặp gió, còn chúng ta thì nay tin theo phong thủy, mai chọn hướng, mốt sửa giường sửa bếp mà tại sao cái nghèo, cái khổ cứ đeo mãi trên vai? Giàu có là do phước đức chớ không phải do ông thầy bói. Vì thế Phật dạy rằng :


Chư ác mạc tác
Chứng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo


Nghĩa là :


Tất cả các nghiệp ác chớ có làm
Nên làm tất cả các việc lành
Cố gắng làm cho tâm ý được thanh tịnh
Đó là lời dạy của chư Phật.


Đạo Phật phát xuất từ Ấn Độtư tưởng Đại thừa cũng phát xuất từ Ấn Độ chớ không phải khởi nguyên từ Trung Hoa thế mà khi đạo Phật truyền sang đất nước này liền bị quốc hữu hóa và họ biến Phật giáotừ một tôn giáo không có tín ngưởng trở thành tôn giáo với vô số thần linh mê tín dị đoanPhật giáo là một tôn giáo tự nó chứa đựng một nền triết lý cao siêu nhất, là mẹ đẻ của tất cả những triết lý Đông Tây từ cổ đến kim. Nó bao gồm từ tục đế (thế giới hiện tượng) đến chân đế (thế giới bản thể vô vi thanh tịnh) là đệ nhất nghĩa đếPhật giáo khai thị giúp chúng sinh thấu biết rõ ràngrốt ráo, tự mình rời sự tướng mà nhập vào bản thể thanh tịnh để có an vui tự tại. Chẳng những thế, giáo lý Đức Phật rất thực tế giúp chúng sinh có sự an lạc trong mọi hoàn cảnh, mọi tầng lớp chớ không ảo huyền bi quan tiêu cựcnhư Lão giáo. Thế mà những đạo sĩ Trung Hoa vì nặng óc phong kiến, tán kỷ hủy tha cho nên họ mới ngông cuồng lý luận rằng Phật giáo là do Lão giáo mà ra. 

7) Phật Giáo Mật Tông :


Ở Ấn Độ, vào thế kỷ thứ 7 được xem như là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của Mật giáo với sự xuất hiện của bộ kinh Đại Nhật (Mahàvairocana sutra) dưới triều đại của vương triều Pàla (750-1150) ở Bengale. Chính nhà vua Dharmapala đã nhiệt thành ủng hộ xây dựng tu viện Vikramasilà để làm trung tâm truyền bá Mật giáo. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) (600-650) thuộc dòng Bà la môn, sau nhiều năm tu học tại tu viện Nalanda và sau đó đến Vương Xá tu thêm 12 năm thì đắc thành quả Đại thủ ấn tất địa(Mahamudrasiddhi). Từ đó ông được xem là vị Tổ sư của Mật giáoPhật giáo Tây Tạng “cho rằng” Long Thọ (thế kỷ thứ 7) và Long Thọ luận sư (Bồ-tát Long Thọ tác giả của bộ Luận Đại Trí Độ) của thế kỷ thứ 2 là một. Long Thọ có một đệ tử truyền pháp là Long TríLong Trí cũng thuộc dòng Bà la môn, nhưng lại thường đi ăn trộm. Một hôm, Ngài Long Thọ đang ở tịnh xá Suvarna, Long Trí đến rình xem thấy Ngài Long Thọ đang ăn bằng một cái bát vàng nên có ý định đánh cắp. Ngài Long Thọ biết tâm ý của Long Trí, liền ném cái bát cho Long TríHết sức kinh ngạc và cảm phụcLong Trí xin đi theo tu học và được Long Thọ làm phép quán đảnh (thọ quy ynhập môn. Sau 12 năm tu luyệnLong Trí cũng chứng ngộthánh quả.


Ở nam Ấn Độ, có Ngài Kim Cương Trí (Vajrabohhi) (663-723) lúc mới 15 tuổi đã qua Tây Ấn học về Nhân Minh Luận với Ngài Pháp Xứng, sau đó tham học về Luật, Trung Quán LuậnDu Già LuậnDuy Thức Luận và sau cùng đến nam Ấn tu học và nghiên cứu Kim Cang Đỉnh (Vajra-Sekhàra) với Ngài Long Trí gần 7 năm. Năm 720, Ngài qua Trung Hoa và đến Lạc Dương để truyền bá Mật giáo. Ngài là vị Tổ đầu tiên của Mật tông Trung Hoa đồng thời với Ngài Thiện Vô Úy.


Ngài Kim Cương Trí có một đệ tử rất xuất sắc là Bất Không Kim Cương (Amoghavajra). Ngài gốc là người bắc Ấn Độ, thọ Sa di năm 15 tuổi, theo thầy đến Lạc Dương và thọ Tỳ kheo giới năm 20 tuổi. Sau 12 năm tu thông suốt mật giáo, lúc đó Ngài Kim Cương Trí đã mất, liền cùng với các đệ tử qua Tích Lannghiên cứu giáo lý Kim Cương đỉnh du già và Đại Nhật thai tạng. Khi về lại Trường An, Ngài mang theorất nhiều kinh điển và bắt đầu dịch thuật. Ngài còn là Quốc sư của ba triều vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông.


Ngoài Kim Cương Trí, Ngài Long Trí còn có một đệ tử xuất sắc khác nữa là Ngài Thiện Vô Úy(Subhakarasimha) (637-735). Trước khi xuất gia và tu học ở tu viện Nalanda, ông là một vị vua xứ Orissa. Ông rất thâm hiểu chân ngôn và ấn quyết của Du già nên đến năm 716, Ngài đến Trung Hoa vào đời vua Huyền Tông trước Ngài Kim Cang Trí 4 năm, đuợc coi là vị Tổ sư Mật tông Trung Hoa và được nhà vua trọng đãiCông trình dịch thuật của Ngài gồm có Đại Nhật kinhTô Tất Địa Yết La kinh…và những đệ tử xuất sắc của Ngài có Ngài Nhất Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm…


Mật giáo Ấn Độ được khởi xướng và truyền bá do các cao tăng như Long ThọLong TríKim Cương Trívà Thiện Vô Úy. Trên phương diện giáo nghĩa và hành trì thì họ chia mật giáo thành hai phái Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim Cương thừa (Vajrayàna) dựa theo hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh. Nhưng khi truyền qua Trung Hoa thì hai dòng phái được hợp nhất vào thời Ngài Nhất Hạnh. Ở Trung Hoa, tuy không chiếm giữ địa vị lớn như Phật giáo Đại thừa, nhưng mật tông cũng phát triển mạnh và đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa nghệ thuật Trung Hoa.


Triết lý của Mật tông dựa trên triết lý Bát nhã Ba-la-mật (Prajnãpàramita) và giáo lý Hoa Nghiêm cộng thêm với Duy thức học. Triết lý và phương pháp hành trì của Mật tông cơ bản vẫn được xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo để cuối cùng thể nhập thực tại của tánh Không và Vô NgãGiáo lý của Mật tông thì thâm sâunghĩa lý quá bí mật và phương pháptu hành vô cùng phức tạp cho nên đòi hỏi hành giả phải nghiên cứu sâu rộng và hành trì nghiêm túc may ra mới có cái nhìn chính xác và đầy đủ. Chính sự phức tạp và huyền bí nên mật tông chỉ truyền quaTây Tạng, Trung Hoa và Mông cổ mà khó phát triển ở những nơi khác

8) Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng :


Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giớicó được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành. Vua Tây Tạng còn có một người vợ khác là công chúa Ba-lợi-khố-cơ của nước Ni-bạc-nhĩ cũng là người có học thức nên cả hai khuyên nhà vua cử người sang Ấn Độ và Trung Hoa để thỉnh các vị Tăng sĩ Phật giáo đến Tây Tạng truyền pháp và đồng thời cũng cử một phái đoàn gồm 18 người do đại thần Thon-mi-sandhota dẫn đầu sang Ấn Độ du học. Khi học xong, những người này về nước bèn chế ra chữ viết riêng cho Tây Tạng dựa theo chữ viết tiếng Phạn để có thể phiên dịch kinh điển Phật giáo sang Tạng ngữ. Sự hình thành một loại chữ viết và việc phiên dịch kinh điển Phật giáo sang Tạng ngữ là một công trình hết sứcphức tạp, nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn làm mọi người hết sức kinh ngạc. Nữa thế kỷ sau đó, năm 710 vua Đường Duệ Tông lại gả công chúa Kim Thành cho vua Tây Tạng đời thứ 35 là Khí-lệ-xúc-tán.

Vị công chúa này lại mang đến Tây Tạng rất nhiều kinh thư và sách vở của Trung Hoa. Năm 787, ngôi chùa đầu tiên của Tây Tạng có tên là chùa Samye (Tang duyên) được xây dựng và hoàn thành về phía đông nam thủ đô L’hasa và đây là nơi mà vị cao tăng Ấn Độ Santaraksita (Tịch Hộ) đến hoằng hóa trong suốt 13 năm thể theo lời mời của vua Trisong Detsen. Sau đó có nhiều ngôi chùa khác được xây dựngkhắp nơi và nhiều vị cao tăng Ấn Độ được mời sang Tây Tạng để hoằng phápThời gian này được xem là thời kỳ phát triển mạnh nhất của Phật giáo Tây Tạng. Với sự hỗ trợ của vua Khri-ral-pa-can, Phật giáođã đẩy lui những ảnh hưởng của tôn giáo thần chú, bùa ngãi địa phương Bon Pa. Mặc dù Phật giáophát triển mạnh, nhưng người dân Tây Tạng vẫn ưa chuộng huyền thuật hay phép màu do ảnh hưởnglâu đời của đạo Bon Pa để lại. Ảnh hưởng này ngấm ngầm chi phối dân Tây Tạng trong việc tiếp nhậncác luồng tư tưởng Phật giáo khác nhau. Theo chiều dài của lịch sửPhật giáo Tây Tạng chịu ảnh hưởng của bốn luồng tư tưởng; đó là :


1) Luồng tư tưởng này đến từ phương Nam và là sự tổng hợp các tư tưởng đại thừa do một số học giảbậc nhất của đại học Ma-kiệt-đà truyền đến. Họ đã sắp xếp nội dung bộ Bát Nhã Ba-la-mật thành 25,000 bài kệ có đánh số rõ ràng và đây được xem như là bước đầu tiên trong việc thiền quán về bộ kinh này. Vì đã được chú giải trước ở Ấn Độ nên khi truyền đến Tây Tạng thì bộ Hiện Quán Trang Nghiêm Luậnđã trở thành nền tảng căn bản để đào luyện những tư tưởng cao hơn mà không lệ thuộc hệ thống mật tông.


2) Luồng tư tưởng thứ hai đến từ phía Đông là của phái Nhất thiết hữu bộ. Tuy được sự thỉnh mời của vua Tây Tạng, nhưng bộ phái này không bao lâu đã trở thành mờ nhạt vì người dân Tây Tạng không mấy tích cực về những giáo lý mà chỉ thích phép mầuthần thông.


3) Luồng tư tưởng thứ ba cũng đến từ phía Đông do các thiền sư Trung Hoa truyền sang. Các vị này đã có rất nhiều nỗ lực để chuyển lối sống của người dân Tây Tạng sang theo lối đại thừa, nhưng sau đó vì ảnh hưởng của mật tông nên họ đã bị thất bại hoàn toàn và bắt buộc phải rời khỏi Tây Tạng. Khoảng năm 775 có cuộc đấu tranh dữ dội giữa những đồ đệ của các bậc thầy Trung Hoa (đại thừa) và những đồ đệ của bậc thầy mật tông. Các tu sĩ Trung Hoa bị dồn ép ác liệt và kết quả họ bị đuổi ra khỏi xứ này. Đây có lẽ đánh dấu cho sự cáo chung của Phật giáo đại thừa bắt đầu truyền vào Tây Tạng vào thời công chúa Văn Thành.


4) Luồng tư tưởng thứ tư là do Đại sư Liên Hoa Sanh (Padma Sambhava) được vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755-797) thỉnh từ xứ Udyàna, miền bắc Ấn Độ. Khi nhận lời mời đến Tây TạngĐại sưcòn đem theo 25 vị đệ tử rất nổi tiếng có tài thần thông biến hóahàng phục ma chướng tà đạoẤn tượng mà Ngài Liên Hoa Sanh tạo ra với Tây Tạng phần lớn là nhờ vào việc thực hiện những phép mầu, có tài chinh phục ma quỷ và khả năng thần thông biến hóa rất gần gũi với đạo Bon Pa nên được dân Tây Tạng tiếp nhận rất cuồng nhiệt. Những huyền thoại để lại về Ngài có thể là đã vượt qua những sự kiện lịch sử vì dân Tây Tạng xem Ngài là Đức Phật Thích Ca tái thế.


Sự dung hợp và tiếp thu các luồng tư tưởng theo khuynh hướng đặc thù của người dân Tây Tạng đã biến Phật giáo Tây Tạng đậm màu sắc của những huyền thuật và phép mầu. Ngài Liên Hoa Sanh là người sáng lập ra tông phái Ninh Mã (Nyingma) được gọi là Cổ phái và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Ngài cũng là tác giả của cuốn sách “Tử Thư”, xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) và được coi là Tổ sư của Phật giáo Tây Tạng. Vì thế Phật giáo Tây Tạng không còn ảnh hưởng Phật giáo Đại thừanữa mà được xem như là Phật giáo Mật tông đậm màu sắc thần linhlễ nghi, bùa chú, ấn quyết, xuất quỷ nhập thần rất phức tạp.


Tuy nhiênthế gian việc gì bạo phát thì bạo tàn vì thế việc phát triển quá nhanh chóng của Phật giáo tại Tây Tạng cũng không ngoài ngoại lệ này. Năm 836 khi vua Tây Tạng đời thứ 39 là Lang-dar-ma lên ngôithì ông cố gắng tích cực để tiêu diệt Phật giáo vì ông là một tín đồ thuần thành của đạo Bon Pa. Sau khi đàn áp Phật giáo được sáu năm thì ông bị một Lạt Ma dùng cung bắn chết vào năm 842. Tuy đã giết chết nhà vua, nhưng tình hình Tây Tạng càng ngày càng đi vào chỗ tối tăm vì các nhóm thế lực tranh dành quyền lực khiến cho nước Tây Tạng bị chia năm xẻ bảy làm cho đời sống dân Tây Tạng cực kỳ khổ sở. Triều đình thẳng tay đàn áp Phật giáo và buộc các tăng sĩ phải đi làm thợ săn, đồ tể…và họ đốt phá kinh điển cũng như chùa chiền. Để chống lại đạo Bon Pa, Phật giáo Tây Tạng tìm cách tái lập quan hệ với Ần Độ để thỉnh mời các tăng sĩ sang truyền pháp.


Trong khi ở Tây Tạng vua Lang-dar-ma cố tình tiêu diệt Phật giáo thì vào thời điểm đó tức là vào năm 845 ở Trung Hoa cũng xảy ra tình trạng đàn áp và hủy diệt Phật giáo do vua Đường Vũ Tông đề xướng. Nhà vua đã ra lệnh hủy hoại trên 1,600 ngôi chùa lớn và bức bách trên 260,000 tăng ni phải hoàn tục. Vua còn ra lệnh đốt hết tất cả kinh điển Phật giáo, đập phá tượng Phật, tịch thu ruộng đất nhà chùa và thu góp các chuông đồng để đúc thành tiền. Cũng giống như ở Tây Tạng, sau pháp nạn thì nhà Đường ngày càng lâm vào cảnh suy viu ám và lọa lạc cho đến năm 907 nhà Đường bị Chu Toàn Trung diệt mất mà lập ra nhà Hậu Lương.


Một trong số những người đã có công chấn hưng Phật giáo Tây Tạng là Rin-chen Bzangpo (985-1055). Ông đã sang Ấn Độ và được thọ giáo với 70 vị danh tăng cho nên khi về nước ông còn mời rất nhiều vị đến Tây Tạng giúp ông trong việc phục hưng Phật giáo Tây Tạng. Các vị danh tăng Ấn Độ khi vào Tây Tạng có mang theo rất nhiều kinh điển mật tông như: Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương…được dịch sang Tạng Ngữ. Những yếu tố thiên về Mật tông trong thời điểm này khiến cho hầu hết các tông phái Phật giáo ở Tây Tạng đều mang đậm sắc thái của Mật tông.


Những sự đàn áp của triều đình không bóp chết được niềm tin mãnh liệt đã được nẫy nở trong lòng người dân Tây Tạng vì thế cho dù Phật giáo Tây Tạng chịu đựng sự đàn áp sắp đến chỗ diệt vong đến cuối thế kỷ thứ 10 và mãi đến thế kỷ thứ 11 thì mới được khôi phục. Năm 1041 có Đại sư Atisha (982-1054) lúc bấy giờ đang trụ trì tại tu viện Vrikamalisa ở miền bắc Ấn Độ nhận lời mời của vua Yeshe-O để đến Tây Tạng.

Ông lấy triết học Tánh không và Duy thức làm tư tưởng cho Phật giáo Tây Tạng và đã sắp xếp toàn bộhệ thống kinh sách làm ảnh hưởng rất lớn đến các hệ tư tưởng Mật tông Tây Tạng. Ông nghĩ rằng một trong những khó khăn của Phật giáo là có quá nhiều pháp môn để tu giải thoát nên ông giới thiệu tác phẩm “Minh Đăng Thánh Đạo” để giúp chúng sinh thực hành dựa theo ba trình độ phát triển tâm linh. Mức độ thấp nhất là những người muốn tìm cầu hạnh phúc trong thế gian này và chỉ nghĩ đến lợi íchcủa riêng mình. Mức độ thứ hai là những người cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình, nhưng khôn ngoan hơn là chọn một cuộc sống đạo đức và tìm cầu trong sạch. Mức độ cao nhất là những người trong tâm đã hoàn toàn thanh tịnh giải thoát. Nhưng tác phẩm này chỉ được phát huy tối đa vào khoảng300 năm sau với sự xuất hiện của Ngài Tông-khách-ba (Tsong Khapa). Đại sư Tông-khách-ba (1357-1419) sinh tại Amdo thuộc vùng đông bắc Tây Tạngxuất gia lúc còn nhỏ và tham học với nhiều vị đại sư khác nhau. Ông sáng lập ra tông phái Hoàng mạo phái (phái mũ vàng) (Gelugpa), một tông pháiquan trọng nhất của Tây Tạng hiện nay. Ông chủ trương xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành haitác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ (Lamrin Chenmo) tiêu biểu cho đường lối tu tập Hiển giáo và Chân nhôn đạo thứ đệ (Ngagrim Chenmo) tiêu biểu cho đường lối Mật Giáo. Trước khi mất, Ông di chúc lại cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen Blama tức là Đạt-Lai Lạt-Ma (từ bi) và Ban thiền Lạt-Ma (trí tuệ).


Sự hình thành của các tông phái Phật giáo Tây Tạng diễn ra khoảng 400 năm do chính người Tây Tạngthành lập cho thích hợp với tinh thần và xã hội của họ mà yếu tố huyền thuật, phép mầu hay thần thônghầu hết đều mang nặng màu sắc của Mật tông đã từng gắn bó lâu dài với người dân bản xứ. Để chống lại sự đàn áp của nhóm Bon Pa, Phật giáo Tây tạng đã được tổ chức thành những môn pháigiáo hội, nhưng chính sự tổ chức nầy đã đưa Phật giáo vào con đường suy vong. Vì có nhiều giáo hộitông pháidần dần các tu sĩ đã trở nên lười biếng, không giữ gìn giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp hướng dẫn tinh thần cho quần chúng hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hại hơn nữa, các nghi thức hành lễ để suy gẫm lời Phật dạy đã biến thành cúng vái, xin xỏ, lên đồng, nhập cốtgiải đáp là số tử vi, bùa chú thư phù…Các tinh hoa Phật pháp được cất giữ không mang ra giảng dạy mà chỉ đề cao hình thức bề ngoài. Các tu sĩ không chịu tu học mà chỉ đặt trọng tâm vào việc sắc tướng như kêu gọi Phật tử xây chùa, đúc tượng để được phước. Truyền bá những chuyện mê tín hoang đường để lôi kéo tín đồ thay vì giúp họ tu hành để được giải thoát giác ngộ. Họ còn cho phép các tu sĩ được lấy vợ và được thừa kếtức là nếu cha là Lạt Ma thì con đương nhiên cũng thành Lạt Ma khỏi cần tu học. Ở Tây Tạng có rất nhiều tông phái, nhưng đại để có những tông phái mà những vị tổ sư đã làm sáng danh Phật giáo Tây Tạng cho đến ngày nay là :


1) Phái Kadampa là do đệ tử của Đại sư Atisha là Ngài Gyalwa Dromtonpa thành lập vào khoảng năm 1050. Tông phái này tiêu biểu cho truyền thống trung tâm của Phật giáo Tây Tạng.


2) Phái Kagyu do Ngài Marpa Lotsawa sáng lậpTông phái này dần dần mang đậm bản sắc Tây Tạngnhất so với các tông phái khác và không nắm giữ hoặc chi phối các quyền lực xã hội như các phái Gelugpa…Hiện nay, phái này vẫn còn là một môn phái bảo thủ mạnh nhất và họ xem việc lập gia đìnhkhông cản trở đến sự tu hành. Trong phái này có sự xuất hiện của Milarepa (1040-1123) là bậc thánh giả và cũng là nhà thơ vĩ đại của Tây Tạng. Ông nổi tiếng với tác phẩm Thập vạn ca (100,000 bài ca). Trước khi theo Phật giáo, ông tu theo ma thuật để tìm giết hại những kẻ thù của gia đình bằng cách làm cho nhà sập đè lên họ và làm mưa đá rơi trên ruộng của họ. Sau đó nhận biết tội lỗi của mình nên đến tìm gặp Đại sư Marpa để Ngài giúp ông trả hết những ác nghiệp đã tạo bằng cách gánh chịu những cực hình trong suốt 6 năm. Vào năm 44 tuổi thì ông ngộ đạo rồi sống 39 năm còn lại như một nhà ẩn tu trên Hy-mã-lạp sơn gần biên giới Nepal cho đến khi ông viên tịch vì uống sửa có pha thuốc độc của một người ganh ghét ông.


Truyền thống tái sinh của các vị Karmapa thuộc phái Karma Kagyu được khởi đầu từ thế kỷ thứ 12 nghĩa là sớm hơn so với các vị Đạt-La Lạt-Ma gần ba thế kỷ. Có thể nói họ là những người đầu tiên khởi xướng truyền thống tái sinh tại Tây Tạng.


3) Phái Shi-byed-pa trước tiên do Phan-dam-pa đề ra là tông phái duy nhất chú trọng đến Bát Nhã nên tông phái này chỉ dành cho thiểu số những người có trình độ cao. Họ dành trọn tâm trí cho việc thực hành thiền ở những nơi cách biệt và không quan tâm đến xã hội nhiều. Họ lấy bộ Trung Quán Luận làm nền tảng tu hành. Đây là sự điều chỉnh những điểm cốt yếu và mặt tâm linh của Phật giáo cho phù hợpvới giáo lý mật tông.


4) Phái Saskya có những nét gần gũi hơn với đời sống thế tục. Sau khi chế độ quân chủ sụp đổ, Tây Tạng không có chính quyền trung ương nên các tăng sĩ của phái này đã nắm lấy chính quyền và truyền ngôi vị lại cho con cháu. Hiện nay họ vẫn còn tồn tại nhưng đã từ lâu không còn nắm quyền cai trị đất nước.


5) Phái Gelugpa là tông phái nổi tiếng nhất ở Tây Tạng được sáng lập bởi Ngài Tông-khách-ba (Tsong Khapa) (1357-1419) là nhà tư tưởng vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là một nhà cải cách và đã tiếp nối công việc hoằng pháp của Đại sư Atisha tức là nghiêm về đạo đứcgiới luật và giảm nhẹ ảnh hưởngcủa pháp thuật bằng cách nhấn mạnh vào khía cạnh tâm linh. Đây chính là phái mũ vàng đã nắm quyền cai trị Tây Tạng cho đến năm 1950 khi Trung Cộng xua quân đánh chiếm đất Tây Tạng. Sự thành côngnhanh chóng của Ngài Tông-khách-ba (Tsong Khapa) là vì nhờ ông có rất đông đệ tử, nhờ vào việc thành lập các tự viện và nhờ vào 16 bộ sưu tập các tác phẩm Phật học. Trong số đó có hai tập rất nổi tiếng. Một là trình bày đầy đủ về sáu phép ba-la-mật của đại thừa và tập kia nói rõ những phương thức công phu theo Mật tông. Tập sách đầu có tên là “Từng bước đi lên giác ngộ” là dựa theo từ tập sách Minh Đăng Thánh Đạo của Ngài Atisha. Ngài là vị học giả luôn cố gắng tìm vị trí trung dung giữa những cực đoan, tránh sự thiên lệch và đưa lại sự hòa giải giữa hai phái mũ vàng và mũ đỏ.


Mãi cho đến vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 5 là Lobsang Gyatso (La bốc tạng Gia mục thố) thì việc chấn hưngmới được hoàn mãn. Tục lệ thừa kế bị loại bỏ và nhiều kỳ thi về Phật học được tổ chức để gạt bỏ những người mượn áo tu hành làm điều bất chính. Những kinh điển từ trước vẫn được cất kỹ thì nay được mang ra truyền bá sâu rộng để khuyến khích phong trào tu học trong nước. Mọi gia đình được khuyến khích gởi con cái vào các tu viện để trở thành các vị Lạt Ma. Sau đó họ có thể lập gia đình và sống như một người thường. Chỉ khi nào họ phát nguyện xuất gia thì mới được gọi là tu sĩ (Trappa). Vào thế kỷ 15, phái Gelugpa đưa ra một “luận thuyết” cho rằng các vị Bồ-tát như Đức Quán Thế ÂmDi Lặc và chư Phật như Đức Phật A Di Đà chắc chắn đã có hóa hiện ra những hóa thân để làm các vị giáo chủ mà hóa độ chúng sinh. Những hóa thân tái sinh này được các vị cao tăng tìm kiếm và xác nhận rất cẩn thận dựa trên những quy luật rất phức tạp do hội đồng lễ nghi đề raVai trò lãnh đạo của những vị hóa thân tái sinh này là nét đặc thù của Tây Tạng trong suốt gần 5 thế kỷ qua. Tất cả 14 vị Đạt-Lai Lạt-Ma đều xuất thân từ phái mũ vàng nhưng phái mũ đỏ vẫn được tôn trọng và vẫn chiếm số đông.


Trong cuốn “Tây Tạng Huyền Bí” có diễn tả về cung điện Potala ở Tây Tạng trước khi quân Trung Cộng đánh chiếm đất nước này như sau :


“Tu thất của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tọa lạc trên nóc điện Potala, vì theo phong tục bản xứ, không ai có quyền được ở chỗ cao hơn Ngài. Một cầu thang vĩ đại xây bằng đá rộng gần bằng một đường lộ đưa đến tư dinh của Ngài. Điện Potala là một tòa cung điện độc lập xây dựng trên một ngọn đồi. Đó là cơ quan đầu não để giải quyết tất cả mọi công việc chính trị và tôn giáo của xứ Tây Tạng. Đó là trung tâmcủa quốc giamục tiêu của tất cả tư tưởng, nguồn gốc của tất cả mọi hy vọng. Bên trong vòng thành của cung điện, trong những tòa nhà của Ngân Khố Quốc Gia, có dự trữ những khối vàng ròngvô số những bao đựng đầy ngọc ngà châu báu và những bảo vật quý giá của thời đại cổ xưa nhất…Tiếp tục bước lênđến một điểm cao tột trên nóc điện, tại đây có những lăng tẩm của những vị Đạt-La Lạt-Ma của quá khứ, tức tiền thân của đức Đạt-La Lạt-Ma hiện tại.”


Hãy nhìn lại lịch sử Phật giáo vào thời Đức Phật còn tại thế. Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài trở vềcung thành Ca tỳ la vệ thăm lại phụ vương và gia đình. Vua cha khẩn thiết yêu cầu Ngài ở lại cung thành vừa làm vua và vừa là vị Phật, nhưng Ngài chỉ chọn một con đường duy nhất là khất sĩKhất sĩ ở đây là phải chấp nhận từ bỏ tất cả, từ bỏ tiền tài danh lợi, vợ đẹp con xinh, uy quyền chức tước. Vì sao? Bởi vì đối với phàm nhân thì những thứ đó là hạnh phúc, là niềm vui, là cứu cánh tột đỉnh của cuộc sống. Còn đối với bậc đại thánh thì những hạnh phúc này chỉ là giả tạm phù du, như sương, như khói, như đám mây có tan có hợp và là những sợi dây vô hình cột chặt con người vào vòng hệ lụy khổ đau.

Có thế lựcuy quyềndanh vọng là có tranh dành, có thủ đoạn hại người lợi mình và dĩ nhiên tội nghiệpcũng vì thế mà tác tạo. Đây là miếng mồi thế tục, là trò chơi của thế gianThí dụ làm Tổng Thống Hoa kỳ có thể được xem như là ngôi cao, tột đỉnh quyền uy thế giới hiện nay, nhưng hãy nhìn lại những Tổng Thống gần đây nhất như Clinton, Bush hay ngay cả Obama. Trước khi làm Tổng Thống, tóc da ông nào cũng tươi nhuận, nhưng sau một vài năm thì vị nào tóc cũng bạc đầu. Đủ thấy bình trị thiên hạ là phiền nãothủ đoạntranh giành, chém giết chớ đâu phải dạo chơi chốn hoa viên thanh tịnh an nhànĐức Phật xuất thân là một vương tử, giàu sang phú quý, nhưng khi xuất gia làm người tu sĩ thì Ngài trở thành người Khất sĩ (buông bỏ tận cùng). Vì vậy Ngài mới có vô thượng Bồ-đề và vô thượng Niết bàn.


Các vị Tổ sư khi thành lập mỗi một tông phái đều thể hiện những đặc tính siêu việt của mình trong những yếu tố góp phần tạo nên đời sống thêm phong phú cho Phật giáo Tây Tạng. Tuy các tông phái có sự khác biệt về việc tổ chức tự viện, về màu sắc y phục, về các vị thần bảo hộ hay phương pháp thiền định, nhưng họ luôn có sự tác động và vay mượn lẫn nhau. Sự nổi bật của các vị Đạt-Lai Lạt-Ma đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng các Ngài là những vị lãnh đạo của toàn thể nhân dân Tây Tạng. Nhưng trên thực tếTây Tạng có rất nhiều tông phái khác nhau và mỗi phái có một vị lãnh đạo tinh thần tối caocủa riêng mình. Vì thế tuy Đức Đạt-Lai Lạt-Ma được xem là người lãnh đạo cao nhất của Tây Tạng về mọi mặt, nhưng mỗi một truyền thống tông phái đều có một vị đứng đầu để dẫn dắt họ.


Đối với Phật giáo trên khắp thế giới hiện nay, một phần ba thuộc về Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) (Tiểu thừa) (Hynayana), hai phần ba thuộc Phật giáo Đại thừa Bắc tông (Mahayana). Trong khi đó, Kim cang thừa Phật giáo (Vajrayana) chỉ đại diện cho 1/30 số người Phật giáo vì Mật tông giới hạn trong các nơi thưa dân như Tây tạng, Bhutan, Nepal và Mông cổ. Mặc dù Đức Lạt-Lai Lạt-Ma chỉ đại diện cho 1% tín đồ Phật giáo thế giới, nhưng với uy tín của Ngài, người Tây phương vẫn nhìn Ngài như người đại diện cho toàn thể Phật giáo.


Bắt đầu từ thế kỷ thứ 15, Phật giáo Tây Tạng tôn xưng và thần thánh hóa những vị thầy vì họ tin rằng đây là những vị Bồ-tát hay những vị Tổ tái sinhThí dụ như Đức Đạt-La Lạt-Ma là tái sinh của Đức Quán Thế Âm Bồ-tát nghĩa là đại diện cho lòng từ bi. Đây là dựa theo lối giải thích “bí truyền” của Mật tôngTây Tạng, nhưng dựa theo Phật giáo Đại thừa thì thật ra trong mỗi chúng sinh ai cũng là Quán Thế Âm, ai cũng là Đại Thế Chí hay Văn Thù và Phổ Hiền cả vì ai ai cũng đều có Phật tánh như nhau cho nên trong tất cả chúng sinh đều có “tự tánh từ bi và trí tuệ”. Nhưng con người vì bị cái vỏ cứng vô minh che phủ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp nên không thấy cái Phật tánh thiêng liêng sáng suốt huyền diệu thanh tịnh nhiệm mầu của mình nên mới cầu Phật, Bồ-tát ở bên ngoài. Vì thế khi mê thì thấy có chúng sinh, có Bồ-tát, có Phật đến khi thức tỉnh giác ngộ thì thấy tất cả chúng sinh đều là Phật. Vì sao? Khi mê chúng sinh chỉ dùng mắt thịt để nhìn cho nên họ chỉ thấy người cao kẻ thấp, người sang kẻ hèn, quần là áo lụa, quyền cao chức trọng, nhà cao cửa rộng nên tâm vọng động mà sống trong phiền não khổ đau nên mới có trông mong cầu nguyện để thỏa mãn tánh tham của mình.

Đến khi thức tỉnh thì nhìn thế gian bằng pháp nhãn thanh tịnh (mắt trí tuệ) mà thấy được thật tướngchơn tâmPhật tánh của tất cả mọi người nên họ thấy ai cũng là Phật, cũng bình đẳng như nhau. Nếu con người biết thức tỉnh để phát triển và sống với lòng từ bi vô lượng để thương yêu mọi người không phân biệt thân sơ, màu da sắc tộc vì chúng sinh và mình là một thì Đức Quán Thế Âm (tâm đại từ đại bihiển hiện trong tâm mình, ngược lại nếu sống trong vô minhchạy theo tham đắm dục tình, làm nô lệcho tư kỷ cá nhân thì cho dù có cầu nguyệnvan xin, cúng vái thì Đức Quán Thế Âm cũng biến mất. Vì thế Đức Quán Thế Âm, Ngài Phổ Hiền là tượng trưng cho lòng từ bi của chúng sinh. Ngài Đại Thế Chí, Đức Văn Thù là đại diện cho trí tuệ sáng suốt vô phân biệt (căn bản trí) của mọi người. Ngài Tông Khách Ba vào thế kỷ thứ 14 đã lập hai vị đệ tử là Ban Thiền Lạt Ma và Đạt-Lai Lạt Ma. Ban Thiền tượng trưng cho trí tuệ và Đạt-Lai là biểu tượng của từ bi.

Khi Trung Cộng xua quân đánh chiếm nước Tây Tạng năm 1950 thì cả hai Ngài Ban Thiền và Đạt-Lai còn kẹt lại Tây Tạng. Tháng 4 năm 1959, sau chín năm bị giam lỏng ở Potala, Đức Đạt-Lai trốn thoát và tỵ nạn tại Dharamsala tức Little L’hassa gần biên giới Tây Tạng và Ấn Độ cho đến ngày nay. Trong khi Đức Đạt-Lai trốn được qua Ấn Độ, Ngài Ban Thiền thứ 10, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, còn bị kẹt lại và đã viết bài kiến nghị dài bảy mươi nghìn chữ để tố cáo cho thế giới về cảnh ngộ khốn cùng của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng. Ngài đã bị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông lăng mạ và kết án 14 năm trong tù hay cấm cố tại nhà. Tháng 12 năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh “phản cách mạng” và bị đánh đập tàn nhẫn. Năm 1978, sau khi được trả tự do, Ngài du hành khắp Tây Tạng và tiếp tục phê bình chính sách cai trị bạo tàn của Trung Cộng.Chẳng bao lâu sau đó, Ngài bị bắt trở lại và ngày 28 tháng giêng năm 1989, Ngài được nói là đã trút hơi thở cuối cùngtrong hoàn cảnh rất bí mật, hưởng dương 51 tuổi. Để tiếp tục truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, năm 1995 Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima là Đức Ban Thiền thứ 11, nhưng sau đó Bắc Kinh đã bắt cóc vị này cùng với cha mẹ và họ bị mất tích cho đến ngày nay. Trung Cộng sau đó tự chọn một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu để ngồi vào chức vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, người mà hầu hết nhân dân Tây Tạng tẩy chay. Đức Đạt-Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay đã lớn tuổi, nếu một ngày nào đó Ngài viên tịch thì chắc chắn Trung Cộng sẽ chọn một vị Đạt-Lai mới cũng giống như Ngài Ban Thiền thứ 11 thì truyền thống Phật giáo Tây Tạng sẽ mai một. Vì là biểu tượng cho từ bi nên Đức Đạt-Lai Lạt Ma tuy thuyết pháp khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng Ngài chỉ chuyên giảng giải và dạy chúng sinh phát huy lòng từ bi, nhân ái mà ít khi nói đến trí tuệ Bồ-đề. Nhưng trong đạo Phậttừ bi và trí tuệphải đi đôi, bổ sung cho nhau, thiếu một thì mất thăng bằng. Có Văn Thù thì phải có Phổ Hiền, có Đại Thế Chí thì phải có Đức Quán Thế Âm.

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thư viện

Pháp âm