Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

 

Các tôn giáo trên thế giới

DOWNLOAD EBOOK MỤC LỤC

MỤC LỤC

Đạo Bà-La-Môn (Ấn Độ giáo)

  • Vệ-Đà giáo (Vedism)
  • Bà-La-Môn giáo (Brahmanism)
  • Ấn Độ giáo (Hinduism)

      Bà-La-Môn là tiếng phiên âm từ tiếng Phạn : Brahma.

Đạo Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca, tức là thuộc Nhứt Kỳ Phổ Độ.

        Đạo Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-Đà giáo), một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ.

        Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch thì biến thành Ấn Độ giáo.

       Những công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ và các nước ĐôngNam Á  như : Konarac, Kharujaho, Mahabalipuram , Angkor Watt, Loro Jong Grang, Tháp Chàm ở Việt Nam và nhiều tác phẩm triết học lớn của Ấn Độ như Ramayana, Mahabharata, đều ra đờitrên nền tảng của Đạo Bà-La-Môn.

            Chúng ta lần lượt khảo sát Vệ-Đà giáo, Đạo Bà-La-Môn và Ấn Độ giáo.

I. Vệ-Đà giáo

Đây là một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ. Gọi là Vệ-Đà giáo vì tôn giáo nầy xây dựng giáo thuyết trên Kinh Vệ-Đà. (Véda: Phiên âm Vệ-Đà hay Phệ-Đà,  nghĩa là Thông hiểu).

Vệ-Đà giáo thờ cúng thiên nhiên, gồm nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, có bùa chú, do các truyền thuyết của thổ dân da đen Dravidian ở bán đảo Ấn Độ, phối hợp với các tín ngưỡng của dân tộc da trắng từ phương Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là dân da trắng Aryan tràn vào phía bắc Ấn Độ, khoảng 1550 nămtrước Tây lịch.

Bộ Kinh Vệ-Đà viết bằng tiếng Phạn, củangười Aryan, gồm 4 tập, trong đó có các bài hát ca tụng Thần linh, những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật, kể ra như sau :

  1. Rig Véda :Phỏng theo ý mà dịch thì Rig Véda có nghĩa là Luận rõ về sự khen ngợi (tán tụng), hình thành vào thế kỷ thứ 20 TTL (trước Tây lịch), gồm 10 quyển, tập hợp các bài ca ngợi Thần linh, được 1028 bài.
  2. Sama Véda :Phỏng theo ý mà dịch thì Sama Véda có nghĩa là Luận rõ về các sự ca vịnh, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, gồm các bài dùng để hát xướng khi cúng tế, tổng cộng 1549 bài.
  3. Yayur Véda :Phỏng theo ý mà dịch thì Yayur Véda có nghĩa là Luận rõ về các việc tế tự cầu đảo, trong ấy bao gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ.                                  

Ba loại Kinh Véda trênđược xử dụng trong thời gian tế lễ, đều do hàng Tăng lữ  tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.           

  1. Atharva Véda :Sưu tập các chú thuật, không quan hệ đếnviệc cúng tế, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, tổng cộng có 20 quyển. Tuy chủ yếu chép các phép thuật và bùa chú, nhưng xen kẽ vào đó có các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau nầy.

Bốn bộ kinh Véda trên, sau nầy đều có những sách viết bằng tiếng Phạn giải thích riêng cho  mỗi bộ.

Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng, con ngườithường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con người mớiđược Thần linh phò hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như : Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.

            Việc cúng tế Thần linh rấtquan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau nầy.

       II.  Bà-La-Môn giáo :

Đạo Bà-La-Môn hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo,  khoảng 800 nămtrước Tây lịch, tức làmộtthời gian không  dài lắm trước khi  Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.

Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như : Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.

Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ.

  1. Sự phân chia giai cấp xã hội :

Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sanh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

  1. a)Giai cấptrênhết là các Tăng lữ Bà-La-Môn :

Họ tự cho rằng họ được sanh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.

  1. b)Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ :

Họ được sanh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.

  1. c)Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá :

Họ được sanh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các nhà thương mãi, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.

  1. d)Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La :

Họ được sanh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp nầy gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.

  1. e)Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La :

Đây là giai cấp thấp kém nhứt trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như : Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …

Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn  dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.

  1. Giáo luật :

Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bực : Sơ khởi, Trung và Thượng.

Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm : Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.

Bực trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng nầy đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư nầy có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.

Bực thượng là bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng nầy chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.

Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 nămmới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.

Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ nầy có 70 vị sư phụ tá.

Các Tăng lữ  Bà-La-Môn  phải giữ 10 Điều Giới luật :

  1. Nhẫn nhục.
  2. Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).
  3. Điều độ.
  4. Ngay thật.
  5. Giữ mình trong sạch.
  6. Làm chủ giác quan.
  7. Biết rành Kinh Luật Véda.
  8. Biết rõ Đấng Phạm Thiên.
  9. Nói lời chơn thật.
  10. Giữ mình đừng giận.
  11.     Thuyết Ashrama :

Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây :

  1. a)Phạn hành kỳ :Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.
  2. b) Gia trú kỳ :Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sanh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận củamột tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.
  3. c) Lâm thế kỳ :Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thânchứng ngộ được Đấng Brahma.
  4. d) Độn thế kỳ :Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.
  5. Brahman và Atman :

Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế.

Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng đượcvới nhau.

Tu luyện là để đạt được sự giải thoát củalinh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hiệp nhứt với Brahman.

Nhận thức được Chơn lý nầy, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lạicõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

  1. Nghiệp báo -  Luân hồi :

            Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.

Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.

Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu nầy quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.

           II. Ấn Độ giáo :

Đạo Bà-La-Môn  là quốc giáo củanước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo của Đức Phật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bà-La-Môn  thu hẹp dần. Qua nhiều lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa củadân chúng, đến thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch, Đạo Bà-La-Môn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn giáo).

Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chánh của Đạo Bà-La-Môn, thờ Đấng Brahma, về sau thờ thêm 2 Đấng nữa là Civa (Siva) và Vishnu hay Christna.

-         Đấng Brahma là Thần Sáng tạo,

-         Đấng Civa  là Thần Tranh đấu,

-         Đấng Vishnu   là Thần Bảo tồn.

Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam vị Nhứt thể. (Đạo Cao Đài gọi 3 Đấng ấy là Tam Thế Phật, cai quản 3 Nguơn : Thượng Nguơn, Trung Nguơn và Hạ Nguơn, có đúc tượng đặttrên nóc Bát Quái Đài, Tòa Thánh Tây Ninh).

 Ấn Độ giáo còn thờ các vị Thần thuở xưa khác như : - Thần Sấm Indra, - Thần Mặt Trời Surya, - Thần lửa Agni, - Thần gió Vayu, - Thần không trung Varuna.

Ấn Độ giáo vẫn giữ sự phân chia giai cấp của xã hội giống như Đạo Bà-La-Môn.

Ấn Độ giáo phân thành nhiều Chi phái, chủ yếu có 2 phái lớn là Vishnu và Civa (Siva), đồng thời nuôi dưỡng nhiều môn phái triết học mà nổi tiếng nhứt là 2 môn phái : Védanta và Yoga.

 Để dễ dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đoạn nầy, nhiều nghi thức tế lễ được đơn giản hóa, những sự hiến tế súc vật tốn kém được bãi bỏ. Đến thế kỷ 19 và 20, một số nhà hoạt động nổi tiếng của Ấn Độ giáo như : Ram Mohan Roy, Rama Krishna, Viveka Nanda, đã làm cuộc canh tân lớn đối với Ấn Độ giáo, phục hồi những giá trị cơ bản và loại trừ các yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo nầy. Chính nhờ khả năng thay đổi thích ứng mà Ấn Độ giáo vẫn luôn luôn là tôn giáo chính củangười Ấn và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi từng lớp dân chúng từ xưa tới nay.

Theo thống kê sơ lược năm 1980, Ấn Độ giáo hiện nay có tới 554 triệu tín đồ, đa số là người Ấn Độ.

Trong những năm gần đây, những hoạt động mang tính quốc tế của Ấn Độ giáo rất phong phú :

Năm 1979 tại Allahabad (Ấn Độ), năm 1980 tại Colombo (Tích Lan), năm 1981 tại Népal, đã lần lượt triệu tập Đại hội các tín đồ theo Ấn Độ giáo trên toàn thế giới, để thảo luận các vấn đề khó khăn của Ấn Độ giáo, làm thế nào cho Ấn Độ giáo thích ứng đời sống văn minh củadân chúng hiện đại, và thiết lập những mối liên hệ quốc tế giữa Ấn Độ giáo với các tôn giáo khác một cách hữu nghị tốt đẹp.

Phật giáo

  • Định nghĩa.
  • Nguồn gốccủaPhật giáo.
  • Giáo lýcủaPhật giáo.
  • Nhơn sinh quan.
  • Vũ trụ quan.
  • Quan niệm về Thượng Đế và Linh hồn.
  • Kinh điển : Tam Tạng Kinh.
  • Những Tông phái.
  • Các vị Tổ sư Phật giáo.
  • Phật giáo Ấn Độ.
  • Phật giáo Trung Hoa.
  • Phật giáo Việt nam.
  • Lá cờ Phật giáo.
  • Tiểu sử Đức Phật Thích Ca.

I.  Định nghĩa :·

            Phật : tiếng Phạn là Buddha, nghĩa là sáng suốt.           

            Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn, giác ngộ hoàn toàn, rồi đem sự giác ngộ ấy mà giác ngộ chúng sanh. Do đó mới nói rằng : Phật tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

            Trong Cực Lạc Thế Giới có vô số chư Phật, có những vị đã nhập Niết bàn, có những vị Phật thường du Ta-bà Thế giới để trợ giúp  nhơn sanh.

            Những người tu hành và tin tưởng hoàn toàn nơi Phật, luôn luôn được Phật hộ trì, và được vòng hào quang của Đức Phật bao phủ.

            Giáo : Dạy dỗ, Giáo cũng là tôn giáo.

- Phật giáo là những lời, những điều Phật dạy, tạo thành một giáo pháp có hệ thống, để dạy dỗ nhơn sanh. Đó là một nền Giáo lý và Triết lý rất cao thượng, dạy chúng sanh tự tỉnh, tự ngộ, tự giác, để cuối cùng thành Phật.

- Phật giáo là một tôn giáo lớn trên hoàn cầu, truyền bá trong nhiều nước, có số tín đồ tổng cộng gần một tỷ người. Số tín đồ Phật giáo đông nhứt ở các nước Á Châu như : Ấn Độ, Népal, Tích Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam, Nhựt, Triều Tiên. vv …

II. Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo rất cổ, có từ lâu đời, kể từ lúc nhơn loại hình thành nếp sống quần tụ thành xã hội.

Đó là thời Nhứt Kỳ Phổ Độ với Đức Nhiên Đăng Cổ Phật giáng trần mở Đạo Phật thời Thái cổ nước Tàu, đồng thời với việc mở Vệ-Đà giáo (sau biến thành Bà-La-Môn giáo) nơi nước Ấn Độ. Sau đó, Phật giáo lần lần suy tàn theo sự biến đổi của thời gian và lịch sử.

Đến thời Nhị Kỳ Phổ Độ, cách đây khoảng 2600 năm, Đức Thích Ca giáng sanh nơi nước Ấn Độ, tu hành chuyên nhất trong hơn 6 năm, đắc đạo thành Phật, chứng ngộ được giáo lý Tứ Diệu Đế, giúp con người giải khổ, và giải thoát khỏi vòng Luân hồi sanh tử, mở ra một con đường  mới thích hợp với trình độ tiến hóa của  nhơn sanh thời đó, vì Đạo Bà-La-Môn lúc bấy giờ rất suy tàn, giáo lý bị sửa cải  nhiều làm cho xã hội Ấn Độ có những bất bình đẳng trầm trọng, khiến con người xa vòng Thiên lương, trầm luân trong bể khổ.

Đức Phật Thích Ca đem giáo lý mà Ngài chứng ngộ được giảng giải cho chúng sanh trong suốt 45 năm, tạo thành một nền Phật giáo rất cao siêu, do Đức Phật Thích Ca làm Giáo Chủ. Phật giáo lưu truyền từ  đó đến ngày nay.

Nhưng đến năm Giáp Tý (1924 theo Tây lịch, 2468 theo Phật lịch) là năm Khai Nguơn, mở đầu một kỷ nguyên  mới, chấm dứt thời Nhị Kỳ Phổ Độ, bước sang thời Tam Kỳ Phổ Độ, với số nhơn loại rất đông đúc có trình độ tiến hóa rất cao,  mỗi ngày  mỗi nhảy vọt, nên Phật giáo đã trải qua 2468 năm không còn thích hợp với đà tiến hóa của  nhơn sanh, không còn hiệu quả trong công việc kềm chế tâm lý của  nhơn sanh; hơn nữa, sau đời Lục Tổ Huệ Năng, ngôi vị Tổ Sư Phật giáo không còn được truyền kế với Y Bát nữa, nên Phật pháp bị người đời sửa cải thêm bớt nhiều hơn, làm cho giáo lý Phật giáo càng xa dần Chánh pháp và cuối cùng thì hoàn toàn bị thất chơn truyền.

Ngày nay, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mở ra là để chấn hưng 3 nền tôn giáo lớn ở Á Đông là : Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.

Đức Phật Di-Lạc sẽ giáng trần để tóm thâu tất cả các Đạo hữu hình ấy vào một mối, lập thành một nền Đại Đạo rất cao siêu, phù hợp với trình độ tiến hóa của nhơn loại hiện nay,  mới đủ sức kềm chế tâm lý của  nhơn sanh hiện hữu.

Do đó, tại Chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén, tỉnh Tây Ninh, trong Đại Lễ Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đấng Thượng Đế giáng cơ cho đôi liễn để treo lên là :

Di-Lạc  thất bá thiên niên  quảng khai  Đại Đạo,

Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.

Nghĩa là :

- Đức Phật Di-Lạc truyền bá rộng rãi nền Đại Đạo trong 700 ngàn năm,

- Đức Phật Thích Ca lập Đạo Phật (Thiền môn) trong 25 thế kỷ là dứt. (25 thế kỷ tức là 2500 năm).

III. Giáo lý của Phật giáo :

Giáo lý căn bản củaPhật giáo là Tứ Đế và Thập nhị Nhân Duyên.

Tứ Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế, Lý Bốn Đế. (Tứ là 4, Đế là lời dạy chơn thật và căn bản, Diệu là huyền diệu, Thánh là thiêng liêng, Lý là giáo lý).

Thập nhị Nhơn duyên là 12 cái nhân duyên, nhân nầy sanh ra quả nọ, quả nọ trở thành nhân khác sanh ra quả khác, 12 lần như vậy trong một đời sống của con người nơi cõi trần, tạo thành một vòng tròn khép kín, chỉ cho thấy không có cái nhân nào là đầu tiên, không có cái quả nào là cuối cùng.

  1. Tứ Đế :

Tứ Đế là 4 chơn lý huyền diệu tuyệt đối mà người giác ngộ  mới cảm biết được. 

Trước khi Đức Phật Thích Ca thuyết minh giáo lý nầy thì các vị hiền triết đương thời chưa ai khám phá được.

Bốn Đế nầy là thật, nếu ai không biết và không thực hành thì không sao giải thoát được.

Đức Phật Thích Ca thuyết giáo lý nầy lần đầu tiên để độ nhóm Kiều Trần Như gồm 5 Ông : Kiều Trần Như, A-Xá-Bà-Thệ, Ma-Ha Bạt-Đề, Ma-Ha Câu-Lợi, Thập-Lực Ca-Diếp.

Nhờ nghe Phật giảng Tứ Diệu Đế mà 5 Ông giác ngộ, liền quy y theo Phật, và đắc quả A-La-Hán.

20

Từ đó mới bắt đầu  có Tam Bảo (3 điều quí báu) : Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo, Giáo lý Tứ Diệu Đế là Pháp Bảo, 5 người giác ngộ theo làm đệ tử của Phật là Tăng Bảo.

Pháp Bảo Tứ Đế gồm :

-         Khổ Đế

-         Tập Đế

-         Diệt Đế

-         Đạo Đế.

  1. Khổ Đế : Tất cả việc gì không vừa lòng là khổ.

Đức Phật chia ra làm 3 thứ Khổ : Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ.

  1. a) Khổ khổ :Cái khổ có từ vô lượng kiếp trong quá khứ chồng chất lên tạo nên hình tướng của ta trong hiện tại. Mang hình hài xác thịt là kết hợp những điều đau khổ, trải qua thời gian sanh sống, con người phải chịu đựng những cái khổ bên trong do mình tự tạo ra và những cái khổ bên ngoài do Thiên tai, ách nước, vv…

Chỉ có bực trí thức nhìn vào thực trạng thì hiểu biết, còn người mê, dầu có giải thích, họ cũng không sáng tỏ được.

Vậy, Khổ khổ là cái khổ trong kiếp trước và cái khổ trong kiếp nầy chồng chất lên nhau.

  1. b) Hoại khổ :Hễ có sanh ắt có diệt. Thế nên, xác thân con người lúc  mới sanh ra, lớn lên , già nua rồi chết, đó là khổ. Hoại khổ là cái khổ do sự tàn phá của thời gian mà không ai cưỡng lại được. 
  2. c) Hành khổ :Hành khổ là cái khổ do nơi những hành động của tinh thần và vật chất phát sanh. Phiền não chính là Hành khổ. Khi nào tư tưởng chấm dứt, tâm ý ngừng nghỉ mọi hoạt động thì lúc bấy giờ tinh thần  mới hết hành và mới hết khổ. Hễ còn Hành là còn Khổ.

Ba loại Khổ trên đây là của chúng sanh.

Nếu nói riêng về cái khổ của con người thì Phật diễn tả 8 trạng thái khổ sau đây :

* Sanh khổ : Lúc sanh ra đã khổ và lúc sống cũng khổ.

* Bệnh khổ : Bệnh tật là cái khổ dây dưa nhứt trong đời sống con người và làm cho những người thân yêu khổ lây với mình.

* Lão khổ : Già thì khổ. Vai run, gối mỏi, lưng đau, mắt mờ, tai điếc, … không làm được việc gì nên tinh thần bứt rứt, đau khổ.

* Tử khổ : Đã sống thì ắt sợ chết, thấy cái chết đến mà không tránh khỏi thì rất lo sợ, khổ sở. Khi chết, bỏ lại nơi cõi trần  nhiều điều luyến tiếc. Chết là biệt ly nên khổ sở.

* Ái biệt ly khổ : Yêu mà xa cách thì khổ. Nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, danh vọng, vợ đẹp con ngoan, nghĩ đến việc bỏ rơi hết thảy thì khổ vô cùng.

* Cầu bất đắc khổ : Mong ước mà không được thì khổ. Biết bao người ôm mộng giàu sang hay khanh tướng  mà không thực hiện được thì thất chí đau khổ.

* Oán tắng hội khổ : Oán thù, ganh ghét, mà ở chung đụng nhau thì khổ. Oán tắng hội khổ còn chỉ cái khổ khi sống trong nghịch cảnh. Những cuộc tranh danh đoạt lợi cũng sanh ra cái khổ nầy.

* Ngũ ấm xí thạnh khổ : Ngũ ấm là : Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trạng thái khổ thứ 8 nầy bao trùm lên hết mọi nỗi khổ đau của con người. Sự thạnh suy của Ngũ ấm tức là sự thạnh suy của vật chất lẫn tinh thần.

Con người đã cảm thông được những cảnh khổ não nầy thì thấy rằng, trong cõi đời nầy, không một giây phút nào con người được trọn vui.

  1. Tập Đế :Tập là tụ họp mà thành. Vậy những cái gì tụ tập lại mà thành ra cái khổ ?

Để giải thích nguyên do của Khổ, Phật nói về quá khứ. Cái quá khứ đó trải qua vô lượng kiếp, nó là Nhân của kiếp sống hiện tại. Sự đau khổ mà con người phải gánh chịu trong kiếp sống nầy là hậu quả của những việc làm hung ác của họ trong kiếp trước. Để chứng minh chơn lý nầy, Đức Phật nói về Thuyết Nhân Quả và Luân Hồi. Căn bản của thuyết nầy là Thập nhị Nhân Duyên. (Xem  phần sau)

Những điều kết tập xấu xa của kiếp trước gây khổ cho kiếp nầy nhiều không kể hết, nhưng tựu trung gồm 10 loại sau đây :

- Tham : Tham lam thì  ích kỷ.

- Sân : Sự nóng giận đốt cháy lương tri.

- Si : Mê lầm do ngu dốt.

- Mạn : Kiêu căng, ganh tỵ nhỏ nhen.

- Nghi : Nghi ngờ. Hạng người nầy có nhiều phiền não lo âu hơn ai hết. Họ nghi ngờ tất cả, không bao giờ họ cảm thấy yên lòng.

- Thân kiến : Sự thấy biết của thân, biết cái Ta trên phương diện vật chất chớ không biết cái Phật tánh của mình.

- Biên kiến : Sự thấy biết một bên, không bao quát, nên nhỏ hẹp, dễ có quyết định sai lầm.

- Kiến thủ : Bảo thủ cái biết của mình.

- Giới cấm thủ : Làm theo lời răn cấm của Tà giáo, nên có những hành động phạm pháp.

- Tà kiến : Những điều thấy biết không chơn chánh. Tà kiến là còn mê, Chánh kiến là giác.

Đó là 10 thứ phiền não mà con người đã kết tập chất chứa trong vô lượng kiếp đã qua và hiện tại. Đó là nguyên nhân phát sanh ra Khổ Đế.

  1. Diệt Đế : Diệt là tiêu diệt, trừ bỏ.

Ta đã thấy rõ cái căn nguyên của sự khổ, thấy rõ Nhân và Quả, nên muốn diệt khổ, ta chỉ cần trừ bỏ tất cả  Nhân ấy.

Như vậy, ta cần phải lấy Thập nhị Nhân Duyên mà đi ngược lên dần và diệt dần, cuối cùng ta sẽ diệt được cái Vô minh. Vô minh đã mất thì như Mặt Trời ló ra khỏi đám mây đen, ta sẽ thoát ra được vòng Luân hồi đầy đau khổ.

  1. Đạo Đế :Đạo đế là con đường phải noi theo để thoát khổ.  Phật vẫn chủ trương lấy cái trí hiểu biết sáng tỏ mà phá sự si mê, nhưng cái trí sáng tỏ vẫn chưa đủ, cần phải có cái năng lực thực hành thì mới diệt được nguồn gốc của phiền não. Cái năng lực thực hành ấy có 8 con đường để tu cho thành Chánh quả. Đó làBát Chánh đạo.

Bát Chánh đạo gồm :

  1. a)  Chánh kiến :Thấy rõ biết rõ chơn lý, không để cho Tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự thấy biết của mình không sai lầm.
  2. b) Chánh tư duy :Suy nghĩ tưởng nhớ điều chơn chánh. Thể hiện Chánh tư duy là suy nghĩ những điều lợi mình lợi người, không hại ai cả. Muốn Chánh tư duy thì không tham, không sân, không si.
  3. c)  Chánh ngữ :Lời nói ngay thẳng chơn thật, chơn thật với chính mình và chơn thật với mọi người. Trái với Chánh ngữ là Vọng ngữ. Người thực hành được Chánh ngữ thì thoát khỏi Khẩu nghiệp.
  4. d)  Chánh nghiệp :Hành động chơn chánh, không làm điều gian ác. Muốn được Chánh nghiệp thì phải gìn giữ chặt chẽ các Giới cấm.
  5. e)  Chánh mạng :Sanh sống một cách chơn chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, thanh bạch, không tham lợi mà bỏ nhân nghĩa, không thừa cơ đục nước béo cò.
  6. g)  Chánh Tinh tấn :Chuyên cần học tập, tu luyện cho tiến bộ. Muốn vậy phải giữ tâm trí chơn chánh, sáng suốt.
  7. h)  Chánh niệm :Tưởng nhớ  điều chơn chánh, để cuối cùng giữ cho Tâm được thanh tịnh, đến chỗ không không.
  8. i)  Chánh định :Tập trung tư tưởng, tức là định cái Tâm của mình vào đạo lý chơn chánh. Đó là sự Thiền định để giữ cái Tâm cho thanh tịnh hoàn toàn.

Bát Chánh đạo giúp cho người tu trị được mình, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đắc đạo.

  1. Thập nhị Nhân duyên :

Thập nhị Nhân duyên là 12 cái Nhân duyên. Nhân là nguyên nhân, như hạt lúa làm Nhân sanh ra cây lúa; Duyên là cái bổ trợ cho hạt lúa sanh ra cây lúa, như là : ánh sáng, nước, phân, công chăm sóc. Vậy Nhân duyên là cái nguyên nhân và cái bổ trợ cho cái nguyên nhân ấy thành cái quả.

Thập nhị Nhân duyên nói rõ sự tương quan của tất cả hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự vật vốn có sinh có diệt, biến chuyển theo Luật Nhân Quả, không hề bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nói cách khác, mọi sự vật đều không có bản thể độc lập, mà là tổng hợp của nhiều yếu tố, và là vô thường, luôn luôn biến đổi từ trạng thái nầy sang trạng thái khác.

Trong 12 Nhân duyên, không thể nêu ra một nhân duyên nào là nguyên nhân đầu tiên, bởi vì 12 Nhân duyên tạo thành 12 cái mắc xích đan vào nhau thành một vòng tròn liên tục, không có cái bắt đầu,  không có  cái  cuối  cùng  (Vô thủy vô chung), mà người ta gọi là Bánh xe Sinh hóa, hay Bánh xe Luân hồi, được biểu diễn bằng hình vẽ nơi trang sau.

Bánh xe Sinh hóa là vòng tròn không có khởi điểm, nhưng người ta thường trình bày nó bắt đầu  từ Vô Minh.

1)  Vô minh : là trạng thái mờ ám, si mê, không tỏ ngộ chơn tâm. Vô minh chỉ là tiếp diễn của sự chết (Tử). Lúc chết, thân thể bị hủy hoại, nhưng Vô minh vẫn tồn tại. Nó là nguyên nhân của HÀNH, tức là các hành động được tạo ra trong cuộc sống sau nầy.

2)  Hành : là hành động, tạo tác. Do Vô minh, phiền não nổi lên làm cho Thân, Khẩu, Ý tạo tác các nghiệp lành hay dữ, nên gọi là Hành. Vô minh và Hành được coi là 2 Nhân duyên thuộc quá khứ.

3)  Thức : là Thần thức, chỉ về phần tinh thần. Sau khi chết, các nghiệp dẫn dắt Thần thức đi đầu thai để chịu quả báo. Trong đời sống hiện tại, giai đoạn thứ nhứt là Thức (Kết sinh thức), nó tương đương với giây phút đầu tiên thai nghén một hài nhi. Nó chưa có ý thức nhưng cái tâm tiềm thức hay Kết sinh thức hướng nó vào sự sống. Khi cái tâm tiềm thức nầy tiến tới một bước tạo thành hữu hình , đó là giai đoạn thứ hai của đời sống hiện tại : Danh Sắc.

4)  Danh Sắc : là thân thể. Trong thân thể có 2 phần : Phần tinh thần (Tâm) chỉ có tên gọi chớ không hình tướng nên gọi là Danh; phần hình thể gọi là Sắc. Danh Sắc là giai đoạn phát triển để Tâm và Thân lần đầu tiên kết hợp lại thành một tổ hợp, đó là một hài nhi với đầy đủ tinh thần (Tâm) và thể xác (Thân).

5)  Lục nhập : là 6 chỗ vào. Khi đã có Thân thể rồi thì đương nhiên phải có Lục Căn : Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, là những chỗ để cho Lục Trần xâm nhập vào, nên  mới gọi là Lục nhập. Lục trần là :  Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

6)  Xúc : là tiếp xúc. Giai đoạn nầy tương ứng với 1 hay 2 năm đầu của trẻ sơ sinh. Sáu quan năng phát triển và hoạt động, nhưng quan năng xúc giác nổi bật hơn cả. Đứa bé gặp gì cũng sờ mó để tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng xúc giác của nó.

7)  Thọ : là nhận lãnh. Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần thì lãnh thọ những cảnh vui buồn, sướng khổ. Hài nhi bắt đầu biểu lộ ý thức và lộ ra những tánh cá biệt.  Từ giai đoạn Thức đến giai đoạn Thọ, được gọi là 5 quả của quá khứ xuất hiện ra trong đời sống hiện tại.

8)  Ái : là ưa muốn. Khi thọ lãnh cảnh vui thì sanh lòng tham, muốn làm sao cho vui hoài; khi gặp cảnh khổ thì sanh lòng sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa. Đây là động cơ thúc đẩy Thân, Khẩu, Ý tạo tác các Nghiệp.

9)  Thủ : là giữ lấy. Vì tham dục nên cố giữ lấy những thứ khoái lạc làm mục đích cuộc sống. Dẫu biết sống là khổ, nhưng vẫn không từ bỏ những cái đúng theo sở thích. Do đó Thủ mà có Hữu.

10)  Hữu : là có, có ta hiện diện trongcuộc sống ở thế gian. Những cái ta thích, nó làm cho ta ham sống. Hữu là Quả của Thủ và làm Nhân của Sinh. Ái, Thủ, Hữu biểu hiện cho 3 giai đoạn trong các hành động của tuổi trưởng thành, kết hợp lại thành 3 Nhân duyên của hiện tại. Khi một cá thể thụ hưởng những hiệu quả của quá khứ thì cũng đang tạo tác những nguyên nhân cho kiếp sống vị lai.

11)  Sinh : là sanh ra. Do Ái, Thủ, Hữu làm Nhân hiện tại tạo ra các Nghiệp, nên qua đời sau phải tái sanh để thọ chịu quả báo.

12)  Lãovà Tử : là già rồi chết. Sanh ra, lớn lên, già rồi chết. Sanh tử cứ luân chuyển thay đổi nhau. Chết là thể xác, còn là tinh anh. Cái tinh anh ấy lìa bỏ thể xác nhưng vẫn lẩn quẩn trong Vô Minh, cho nên lại mang cái Nghiệp mà lưu chuyển chìm nổi trong vòng Lục đạo Luân hồi. Hễ còn Luân hồi là còn khổ.

Trong Bánh xe Sinh hóa nầy, thời hiện tại được đặc biệt giải thích chi li với 8 giai đoạn, nhưng thực sự thì Vô Minh và Hành là của quá khứ, Sinh và Tử là của tương lai, cũng có những giai đoạn tương tự như hiện tại.

Trong 12  Chi Nhân duyên, Vô minh, Ái, Thủ, được gọi là Hoặc (Mê hoặc); trong khi đó Hành và Hữu thuộc Nghiệp quả. Các Chi còn lại gồm 5 quả hiện tại và 2 quả vị lai là thuộc về Khổ quả, tức là kết quả của đau khổ.

IV. Nhân sinh quan Phật giáo :

  1. Con người do đâu mà có :

Để giải đáp vấn đề nầy, Đạo Phật có thuyết Thập nhị Nhân duyên. Trong 12 Nhân duyên ấy, Vô minh là căn bản. Vậy Vô minh là gì ?

VÔ MINH là không biết rõ sự lý đúng như thật, do đó sanh ra mê lầm, thật cho là giả, giả cho là thật, điên đảo hư vọng, chấp ngã, chấp pháp, rồi theo cảnh thuận nghịch mà khởi phiền não, nên cũng gọi là HOẶC.

Từ mê hoặc mà tạo ra các Nghiệp, hoặc thiện hoặc ác. Sự tạo tác ấy là HÀNH, chi thứ 2 trong Thập nhị Nhân duyên.

Do Nghiệp lành dữ huân tập chứa nhóm thành ra Nghiệp thức. Nghiệp thức nầy do chỗ huân tập thuần thục, rồi thác sanh vào thai mẹ, đó là món THỨC, chi thứ 3 trong Thập nhị Nhân duyên.

Trong thai mẹ, gom tinh huyết làm nhục thể. Tâm thức cùng nhục thể hoà hiệp gọi là DANH SẮC, đó là chi thứ 4 trong 12  Nhân duyên. (Danh là Tâm thức, Sắc là nhục thể).

Từ Danh Sắc lần lần tượng đủ 6 Căn, gọi là LỤC NHẬP, đó là chi thứ 5 trong Thập nhị Nhân duyên.

Sau khi ra khỏi thai, 6 Căn tiếp xúc với 6 trần, biết nóng, lạnh, đau, êm, ,,, nên gọi là XÚC, chi thứ 6 trong Thập nhị Nhân duyên.

Do sự tiếp xúc ấy mà Tâm dần dần sanh niệm phân biệt, rồi có những sự giác thọ vui, khổ, … Đó gọi là THỌ, chi thứ 7 trong Thập nhị Nhân duyên.

Do sự cảm thọ vui, khổ, khởi niệm ưa ghét, chấp đắm ấy mà sanh ra ÁI, chi thứ 8 trong Thập nhị Nhân duyên.

Vì tham ái nên tìm cầu nắm lấy cái hay cái tốt, cái ưa thích. Đó gọi là THỦ, chi thứ 9 trong Thập nhị Nhân duyên.

Muốn cho thỏa mãn chỗ nhiễm trước, ưa thích của Ái và Thủ, nên phải tạo Nghiệp. Nghiệp nầy có thể chiêu cảm quả báo vị lai, nên gọi là HỮU, chi thứ 10 trong Thập nhị Nhân duyên.

Đã có Hữu là cái mầm giống thì thế nào cũng có SANH, là chi thứ 11 trong Thập nhị Nhân duyên.

Đã có Sanh thì phải có LÃO và TỬ, chi thứ 12 trong Thập nhị Nhân duyên.

Trong 12 Nhân duyên, Vô minh thuộc về Hoặc, và Hành thuộc về Nghiệp. Đó là Nhân quá khứ.

Do Nhân quá khứ ấy mà có 5 quả khổ hiện tại là : Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thọ.

Do quả khổ hiện tại nói trên mà khởi ra Hoặc là Ái, Thủ, và tạo Nghiệp là Hữu, để làm Nhân cho Quả khổ sau là Sanh và Lão-Tử  ở  vị lai.

Như thế, từ Nhân quá khứ sang Quả hiện tại, và Quả hiện tại lại làm Nhân cho Quả tương lai, 3 đời cứ nối tiếp xoay vần mãi mãi không dứt, như một bánh xe xoay tròn, lên xuống, xuống lên, không ngừng nghỉ.

Cứ đó mà suy ra thì biết rằng, con người chẳng những sống một đời trong hiện tại nầy, mà trước kia về quá khứ, đã trải qua không biết bao nhiêu đời sống rồi; và sau nầy trong vị lai, cũng sẽ còn vô lượng đời sống nữa.

Người hiện sống đây rồi chết, mà cái chết lại là cái Nhân làm thành đời sống vị lai.

Như thế, sống chết nối tiếp nhau không bao giờ dứt, như những làn sóng đại dương, cái nầy tan đi để hiệp lại một cái khác không bao giờ hết, nếu còn có gió.

Còn người, nếu gió Vô Minh còn thổi thì dòng sanh mạng còn lưu chuyển lăn trôi, chìm nổi mãi.

  1. Thân người như thế nào ?

Sau khi chúng ta đã biết nguyên nhân gây tạo ra sự hiện diện của người trên cõi thế nầy rồi, một câu hỏi khác hiện đến trong óc chúng ta là : Thân con người như thế nào ? Đẹp đẽ hay xấu xa,  thật hay giả, đáng quí hay đáng khinh ?

Để giải đáp vấn đề nầy, Đạo Phật có nhiều thuyết tùy theo Tiểu thừa hay Đại thừa, tôn phái nầy hay tôn phái khác. Những thuyết ấy, mặc dù nhiều, nhưng không trái nhau mà lại bổ khuyết cho nhau, làm cho vấn đề được trình bày trong mọi khía cạnh, từ hẹp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ tướng đến thể, từ biệt tướng đến tổng tướng, …

Dưới đây chúng tôi xin tuần tự trình bày các quan niệm ấy từ Nhơn thừa đến Thiên thừa, qua Nhị thừa và cuối cùng đến Đại thừa để độc giả có một quan niệm đầy đủ về vấn đề nầy.

  1. a)Quan niệm Nhơn thừa :

Thân người hòa hợp, do tinh huyết cha mẹ cùng Thần thức, góp 4 chất : Cứng, Ướt, Nóng, Động mà thành. Chủ động trong ấy là Thức (Nghiệp thức). Bởi  Nghiệp thức  người nhóm các duyên hội hợp làm thân người. Nghiệp thức ấy có ra do bởi sự gây tạo vì đời trước huân tập nơi tự tâm,kết thành công năng có tánh cách người, có thể cảm đặng thân người.

Như vậy, từ nơi tự tâm tạo tác hạnh nghiệp, các hạnh nghiệp ấy trở lại huân tập thành công năng nghiệp người  nơi tự tâm, cho đến khi công năng nghiệp thức ấy thuần thục, gặp đủ các trợ duyên, chiêu cảm hiện ra có thân người.

Trong khi mọi người, vì sự hiểu biết cạn hẹp, đã lầm tưởng thân thể thoạt nhiên sanh, và sau khi chết hoàn toàn tiêu diệt.

Chết để thay đổi thân  mới, sanh để thế thân cũ, xoay vần nơi vòng sanh tử, tử sanh.

Vậy thân thể của người hiện nay chỉ là một thân trong vô lượng thân. Người đã thay bỏ không biết bao nhiêu thân về trước, và sau nầy người cũng sẽ thay đổi không biết bao nhiêu thân nữa, nếu không một niệm “Hồi quang phản chiếu”.

Sự sanh hiện tại chỉ là một lần sanh trong vô lượng lần sanh, và sự chết ngày nay cũng chỉ là một phen chết trong vô lượng lần chết.

Thân hiện có đây là cái quả của Nghiệp đã tạo ra từ kiếp trước, và thân sẽ có sau nầy là do sự tạo Nghiệp bây giờ. Cho nên, người trong Phật giáo đương thọ lãnh báo thân hiện tại, dầu khổ hay vui, đều nhận chịu một cách tự nhiên và nhẫn nại, vì nếu có kêu cầu thế nào cũng không thay đổi được. Nếu biết lo lắng trau giồi cái thân thì có thể đổi xấu ra tốt được, để hưởng quả báo tốt đẹp ở tương lai, tức là phải tu tập các pháp lành và dẹp bỏ hành vi hung ác.

  1. b)Quan niệm Thiên thừa :

Trọn vẹn 5 giới cấm, nhơn đạo đã hoàn thành, đào tạo chắc chắn nghiệp chủng người tốt lành nơi tự tâm, và sau nầy, khi thuần thục sẽ cảm lấy thân thể loài người tốt đẹp, mạnh khỏe, trường thọ, để hưởng hạnh phúc nơi cõi người.

 Đức Phật chỉ dạy những nguyên nhân và quả báo, cùng sự tu hành để khỏi bị những thân xấu xa khổ sở và được cảm hiện những thân tốt đẹp, cường tráng, vui vẻ.

  1. c)Quan niệm Nhị thừa : (Thánh nhơn)

- Thân bất tịnh : Lấy con mắt của hàng Nhị thừa xem nơi thân thể, chỉ là một thứ nhơ nhớp, do nhiều chất nhơ uế hòa hiệp. Các Ngài chỉ cảm thấy nó là hiện tượng của muôn điều khổ sở buộc ràng, không có mảy may chi đáng gọi là vui thú, nên có câu : “Thân vi khổ bổn” (Thân là cội khổ).

Phải chẳng do nơi thân khổ, các sự thống khổ như : Lạnh, nóng, đói, khát, mỏi đau, nghịch trái, vv … đều thuộc về  THỌ, mà Thọ có ra là bởi Lục căn tiếp xúc với Lục trần. Thân thể là chỗ nương dựa của Lục căn, nên sự thọ khổ lấy thân làm gốc. Vả lại, người đời không gì khổ bằng : Lúc sanh đau đớn kêu la, khi già lụm cụm run rẩy, lúc ốm đau yếu đuối bứt rứt, khi chết giãy giụa hãi hùng, 4 việc đại khổ ấy lại là cái khổ sanh, trụ, dị, diệt của thân thể.

Than ôi ! Thân là cội khổ, thân là bất tịnh, thân là vô thường, có gì đáng sợ đáng chán bằng thân !

- Thân giả hợp : Cái gốc Hoặc Nghiệp đã trừ, thì cái ngọn là Thân, tức nhiên phải khô mục. Nhân đã không còn thì Quả cũng tự mất. Thân sau không còn chiêu cảm thì các khổ lụy không nương đâu mà có, tức là an vui giải thoát. Dứt được Nghiệp Hoặc thì vô lậu huệ sanh, thành bực Thánh Nhị thừa.

Huệ nhãn của các bậc Nhị thừa Thánh nhơn cũng thế. Đối với người thường là thân thể xinh đẹp, với các Ngài thì thân thể còn không có, huống nữa là xinh đẹp. Chẳng phải là duyên cảnh khác, mà chỗ thấy biết có khác. Cũng đồng một cảnh, song vì thức trí khác nhau, nên chỗ nhận biết không đồng. Do không còn thấy là thật có thân thể, nên các Ngài không còn sanh lòng luyến ái nơi thân, không còn có niệm : Thân người, thân mình, vì tất cả đều đồng là Ngũ ấm, là Lục căn. Dưới huệ nhãn của các Ngài, và hơn nữa, đều đồng là Tứ đại giả hợp : Da thịt gân xương, tóc móng, toàn là Địa đại; tinh huyết, đàm nhớt, nước mắt mồ hôi, toàn là Thủy đại; Nhiệt độ thuộc về Hỏa đại; cùng sự chuyển động thuộc về Phong đại. Tứ đại nếu trái nhau thì thân thể làm sao đặng có ?

      Rõ biết thân thể là hư vọng thì cả thảy phiền não tự trừ, vì thân là căn bản của Ái nhiễm, lúc bấy giờ  thì Vô ngã trí phát sanh, vĩnh viễn thoát ly sanh tử trong 3 cõi, tức là rốt ráo được Nhị thừa Phật giáo.

  1.       d) Quan niệm Đại thừa :

- Thân như huyễn hóa : Thân không tự có, do Thức chuyển biến mà có; thân không tự thể, lấy Thức làm thể; toàn thân là Thức, ngoài Thức không thân. Thân có là do Thức công năng biến hiện, công năng hiện thân bởi các Nghiệp duyên huân tập nơi Thức mà thành.

Nghiệp duyên có ra, lại nương nơi thân mà phát khởi, nên thân thể là pháp hư giả, do Thức biến hiện. Song, từ nơi thân thể tạo nghiệp nhiễm hay tịnh, làm duyên huân tập nơi tự tâm, khiến tự tâm chuyển thành công năng nhiễm hay tịnh. Thân thể cùng công năng xoay chuyển làm Nhân duyên cho nhau, có không phải thiệt có, không không phải thiệt không, thật đồng huyễn hóa. Vì đó nên với quán trí của Đại thừa thì thân thể như huyễn hiện.

Con người, mặc dầu sống trong đau khổ, nhưng đều có Phật tánh. Với Phật tánh ấy, con người có thể thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy. Con người không cần phải quì lụy cầu xin ở một Đấng nào, mà do tự lực và hành động của mình, chỉ có mình  mới giải thoát được cho chính mình mà thôi.

Con người chính là vị sáng tạo của đời mình. Khi mê thì con người tự làm cho mình đau khổ, nhưng khi biết mình mê mà tìm cách thoát ra khỏi mê thì con người chính là kẻ tự gây hạnh phúc cho mình. Đó là ưu điểm của con người, đó cũng là niềm tin lớn của con người.

Đứng về một phương diện thì thân phận con người thật đáng chán, nhưng đứng về một phương diện khác thì làm được con người thật đáng quí trọng.

Cho nên, bảo Nhân sinh quan của Phật giáo là bi quan cũng không đúng hẳn, mà bảo rằng lạc quan thì cũng không đúng hẳn. Lạc quan hay Bi quan là tùy ở phương diện quan sát của mình. (Theo Bài Nhân sinh quan Phật giáo của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, trong Phật Học Phổ Thông, khóa  V, trang 400 đến 422).

V.  Vũ Trụ Quan Phật giáo :

  1. Đặt vấn đề tiên quyết :

Phật giáo khác với các tôn giáo khác, không tin có tạo vật chủ. Đối với Phật giáo, vũ trụ vạn hữu sanh ra, không nhờ một Đấng nào hay một phép nào ở ngoài nó cả, mà chỉ do tự kỷ Nhân Quả tiếp nối mà thành.

Cái Quả bây giờ là do cái Nhân ở trước, cái Nhân ở trước là do cái Quả ở trước nữa; cứ như thế đi ngược trở lại mãi, Nhân nầy Quả nọ, không bao giờ cùng.

Như thế, Vũ trụ đối với Phật giáo là Vô thỉ (không có cái bắt đầu), mà đã Vô thỉ thì làm gì có nguyên nhân đầu tiên

Trong hiện tượng giới, ta thấy có sanh diệt, chúng ta cho là vô thường. Nhưng nếu xét toàn thể Vũ trụ, đứng về thật tại giới, thì chẳng có sanh diệt, mà vạn hữu là thường trụ.

 Như trước đã nói, không có nguyên nhân đầu tiên, do đó, chúng ta sẽ đặt sai vấn đề nếu ta hỏi : Nguyên nhân đầu tiên tạo thành vũ trụ là gì ?

Và ta lại càng đi xa hơn nữa trong sự sai lầm khi hỏi : Ai sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu ?

Phải đặt câu hỏi thế nầy  mới đúng : “Thật thể của cái có và cái không tương đối, tức là vũ trụ vạn hữu, là như thế nào ? “ hay là : “Thật tại của vũ trụ như  thế nào ?”

Đó là câu hỏi thứ nhứt, nhằm mục đích tìm hiểu thật thể, thật tánh, thật tướng, hay nói theo danh từ Triết học, nhằm mục đích tìm hiểu  thật tại  của vũ trụ vạn hữu.

Câu hỏi thứ hai là : “ Phát nguyên từ thật tại, vũ trụ vạn hữu đã hình thành và biến chuyển bởi những nguyên nhân gì ? và như thế nào ?”

Đây là 2 câu hỏi chính, sau đó, chúng ta có thể thêm vào câu hỏi phụ như : Vũ trụ rộng hay hẹp ? có cùng hay không cùng tận ?

Trả lời câu hỏi thứ nhứt, Đạo Phật có Thật Tướng Luận; trả lời câu hỏi thứ hai, Đạo Phật có Duyên Khởi Luận, trả lời câu hỏi thứ ba, Đức Phật dạy : Vũ trụ hay Thế giới là vô lượng, vô biên, vô cùng tận.

  1. Thật Tướng Luận :

Thật Tướng Luận là lý thuyết giải bày về thật thể của vũ trụ. Thật thể hay Thật tướng của vũ trụ, Đạo Phật thường gọi là Chơn như. (Chơn là thật; Như là luôn luôn như thế, không biến đổi, không sanh diệt, vô thỉ vô chung).

VậyChơn như là một thật thể không biến đổi, không sanh diệt, không còn mất, vô thỉ vô chung, sáng suốt, có đủ tất cả những diệu dụng của đức tánh.

Để chỉ Chơn như, nhiều khi Phật giáo, tùy theo  mỗi trường hợp, cũng gọi bằng những danh từ khác như : Chơn tâm, Viên giác, Thắng nghĩa, Phật tánh, Giác tánh, Pháp tánh, Như như, Nhứt như, …

Mục đích của Thật Tướng Luận là muốn cho chúng ta nhận chân rằng : Thật tại hay Chơn như, không thể dùng ngôn ngữ, văn tự mà thấy được, trái lại phải rời bỏ tất cả danh tướng mà trực nhận. Nhưng để có một ý niệm thô thiển về Chơn như, hãy tự bảo rằng “Chân như là cái gì trái hẳn với hiện tượng giới.”,“Hiện tượng giới là mặt trái của Chơn như.”

  1. Duyên Khởi Luận :

Duyên Khởi Luận là những lý thuyết nói về nguyên nhân hay lý do sanh khởi của hiện tượng giới.

Duyên Khởi Luận trong Phật giáo, có nhiều thuyết, nhưng không trái ngược nhau, mà chỉ khác nhau về phương diện cạn sâu, rốt ráo hay chưa mà thôi.

Vậy chúng ta tuần tự đi từ cạn đến sâu.

  1. a)Nghiệp cảm duyên khởi :

Nghiệp cảm duyên khởi luận là chủ trương của Tiểu thừa Nguyên thủy Phật giáo. Lý thuyết nầy rút ra từ trong Tứ Diệu Đế và Thập nhị Nhân duyên.

Như chúng tađã biết về Tứ Diệu Đế, Phật dạy : Nguyên nhân của đau khổ, của sanh tử luân hồi là do Hoặc Nghiệp. Hoặc là mê vọng, Nghiệp là hành động tạo tác. Vì mê vọng nên có hành động sai lầm, vì hành động sai lầm nên chịu quả đau khổ, … và cái vòng Nhân Quả Luân hồi cứ tiếp tục mãi, tạo ra có Chánh báo là thân ta, và y báo là sơn hà đại địa. Sơn hà đại địa sở dĩ có là có một cách tương đối với thân ta mà thôi.

Khi nguyên nhân biến đổi thì nghiệp quả cũng biến đổi, do đó Chánh báo và y báo cũng biến đổi theo. Người, khi tạo những nghiệp nhân làm người thì đời sau đầu thai lại, chánh báo vẫn là người và y báo vẫn là sơn hà đại địa như ngườiđã nhận thấy. Nhưng nếu tạo những nghiệp nhân dữ thì chánh báo đời sau sẽ là loài súc sinh hay ngạ quỉ, và y báo, tức là cảnh giới ở chung quanh, cũng không còn giống như cảnh giới trướccủangười nữa, nghĩa là vũ trụ vạn hữu sẽ biến đổi theo tầm mắt và sự hiểu biết của loài ấy.

Do đó mà gọi là nghiệp cảm, nghĩa là do Nghiệp như thế nào thì cảm thọ cái thân và cảnh như thế ấy.

Nói một cách tổng quát, do nghiệp lực mà có thân (chánh báo) và thế giới (y báo). Chánh báo và y báo có thể thế nầy hay thế khác, tốt hay xấu, là do nghiệp lành hay dữ. Nhưng dù sao, hễ còn nghiệp là còn hiện tượng giới. Dứt trừ nghiệp là trở về cái Chân như, là nhập Niết bàn.

  1. b) A-Lại-Da duyên khởi : 

Thuyết nầy thuộc về Đại thừa Thỉ giáo, đi sâu hơn thuyết trênmột tầng.

Trong thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi, chỉ nói có 6 Thức là : Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý. Sau khi chết, Ngũ uẩn tan rã, Nghiệp lực dẫn dắt đi đầu thai, nhưng dẫn dắt cái gì ? Lục Thức hay Ý thức sanh diệt vô thường, biến chuyển luôn luôn, thì nghiệp dù còn, mà lấy cái gì gìn giữ cái nghiệp quả, khiến cho nó triển chuyển không dứt ?

Đại Thừa Thỉ giáo bổ khuyết cho thuyết trên, tìm thấy thêm 2 Thức nữa là Đệ thất Thức hay Mạt-Na Thức và Đệ bát Thức là A-Lại-Da Thức.

Mạt-Na là cầm bắt lấy chỗ thấy biết, nghĩa là tự nhận có một cái Ngã, và gìn giữ cái Ngã ấy. Nhưng làm sao giữ được cái Ngã ấy ? trong lúc Ngũ uẩn và Lục thức đều sanh diệt vô thường, hợp ly mãi mãi.

Vậy thì dưới Mạt-Na Thức, tất phải có một Thức khác thường tại, trùm chứa tất cả chủng tử của các pháp  mới được.

Đó chính là Thức thứ 8 : A-Lại-Da Thức, hay Tạng Thức (Thức Trùm chứa). Thức nầy không phải vô thường như Ngũ uẩn, mà là hằng khởi, thường tại. Nó có 2 công năng : Một là thâu nhiếp tất cả pháp, Hai là sanh khởi tất cả pháp.

Khi chúng ta gây thiện nghiệp hay ác nghiệp thì những chủng tử được dồn chứa vào Tạng Thức, đến khi đủ nhân duyên thì những chủng tử ấy phát ra hiện hành.

Bởi A-Lại-Da Thức bao gồm hết thảy chủng tử của chư pháp, nên nó phát hiện được hết năng lực vô hạn của vạn tượng. Khi căn thân của ta vừa phát sanh là nó bao hàm khách quan giới (tức là vạn vật). Khách quan giới thiên sai vạn biệt là do trong chủ quan giới có ý thức tác động mà ra.

Tóm lại, A-Lại-Da Thức làcăn bản của hiện tượng giới

Từ vô thỉ, A-Lại-Da Thức đã bao trùm chủng tử. Hiện tượng giới do chủng tử nầy phát hiện. Hiện tượng đã phát hiện thì lại kích thích phát sanh duyên  mới, dẫn đến chỗ tác dụng. Như thế, chủng tử cùng hiện tượng nhân quả nhau mãi mà làm cho hiển hiện vạn hữu và làm nền móng qua bao kiếp nhân quả luân hồi.

Nhưng nếu A-Lại-Da Thức là nền móng của nhân quả luân hồi thì A-Lại-Da Thức cũng là căn nguyên của giải thoát, vì trong A-Lại-Da Thức có đủ cả chủng tử hữu lậu và vô lậu. Chủng tử hữu lậu là những hạt giống phát sanh thiên sai vạn biệt, tức là hiện tượng giới; còn chủng tử vô lậu, đối với ngoại giới, biết có hư vọng, cho nên không để cho tâm vọng động, nên có thể đưa đến sự giải thoát.

  1. c)Chân Như Duyên khởi :

Thuyết nầy của Đại Thừa Chung giáo. Theo Đại Thừa Chung giáo, Chân như tùy duyên mà sanh ra muôn pháp, hay nhất thiết duy tâm tạo. Tâm bao gồm tất cả và có 2 phương diện : Về phương diện động, Tâm là cái cửa của sanh diệt; về phương diện tịnh,  Tâm là cái cửa của Chơn như.

Nhưng vì sao, cũng một Tâm mà có 2 phương diện tương phản như thế ? Ấy là bởi Vô minh. Chân như vốn thường trụ, bất động, nhưng bởi vô minh làm duyên, khiến cho nó vọng động làm ra thiên sai vạn biệt. Vô minh không phải là vật có thật, nó dựa nơi tâm thể mà có. Nó là một vọng niệm. Cho nên trong Kinh thường nói : “Hốt nhiên niệm khởi, gọi là vô minh.” Do cái vọng niệm ấy mà thấy có chủ quan, có khách quan, có tự ngã, có phi ngã, có vũ trụ vạn hữu.

Nhưng vạn hữu không phải ngoài tâm mà tồn tại được. Chơn như tuy bị vô minh kích thích mà diêu động, nhưng trong động có tịnh, trong tịnh có động, cũng như nước và sóng ở trong biển. Đứng về phương diện nước mà nhìn thì tất cả sóng đều là nước; đứng về phương diện sóng mà nhìn thì tất cả nước đều là sóng. Tâm ví như biển, Chân như ví như nước, và vạn tượng ví như sóng.

Chúng sanh  vì vô minh che lấp nên chỉ thấy có vạn tượng giới; Bồ Tát và Phật, vì đã trừ hết vô minh, nên thấy vạn tượng là Chơn như. Tâm gồm có Chơn như và vạn tượng : Tịnh là Chơn như, động là vạn tượng. Động, tịnh  không rời nhau, không cùng là một, nhưng cũng không phải khác nhau. Đó là 2 phương diện của Tâm. Để chỉ 2 phương diện nầy, trong Kinh có câu :“Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên.

Tùy duyên Tịnh sanh ra Tứ Thánh, tùy duyên nhiễm sanh ra Lục phàm. Từ tịnh trở thành động là đi vào cửa sanh diệt, và đó cũng là nguyên nhân phát triển của vũ trụ vạn hữu Từ động trở về tịnh là đi vào cửa Chơn như và đó chính là nguyên nhân của giải thoát.

  1. d)Lục đại Duyên khởi :

Lục đại duyên khởi là chủ trương của Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông. Lục đại là : Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không (Không gian) và Thức. Năm đại trước thuộc về sắc pháp (tức là vật), đại thứ 6 thuộc về Tâm pháp (tức là Tâm). Sáu đại nầy,  mỗi  mỗi đều dung thông không ngăn ngại nhau, và tùy duyên sanh khởi vũ trụ vạn hữu.

Chia ra Vật và Tâm là trí thức của ta phân biệt như thế, chớ bản thể của thật tại vẫn là một, vẫn không thể phân chia được. Vật là hình tướng, Tâm là lực hoạt động. Lực không lìa được hình, lìa hình thì lực không tồn tại. Còn hình, nếu không nhờ lực thì không phát hiện được. Vật và Tâm chỉ là 2 phương diện của bản thể nhứt như.

Ta có đây là do Lục đại kết hợp mà ra. Lục đại ly tán thì ta không còn. Còn mất chẳng qua chỉ là do Lục đại đổi thay. Lục đại kết hợp hay ly tán làm thành vũ trụ hoạt động.

Đứng về phương diện tổng quát mà nhìn, vũ trụ là một sự hoạt động không ngừng của Lục đại.

Chơn như là thực thể của Lục đại mà lý tánh của ta trừu tượng được.

Thánh phàm khác nhau, thiện ác khác nhau ở chỗ biết hay không biết phân biệt Chơn như với hiện tượng.

  1. e)Pháp giới duyên khởi :

Pháp giới duyên khởi là chủ trương của Đại Thừa Viên giáo (Hoa Nghiêm Tông). Thuyết nầy cho rằng : Pháp giới (tức là vũ trụ vạn hữu) là một duyên khởi rất lớn, nghĩa là các pháp làm nhân, làm duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập.

 Cái năng lực chủ động của pháp giới duyên khởi, không phải  thuộc về nghiệp lực của chúng sanh,  không  phải

tạng thức sai biệt của A-Lại-Da, cũng không phải cái lý tánh bình đẳng bất sanh bất diệt của Chơn như, mà chính là do vạn pháp, pháp nầy dung thông với pháp kia, pháp kia dung thông với pháp nọ, cùng nhau làm duyên khởi,  mỗi lớp  mỗi lớp không cùng tột, cho nên gọi là Vô tận duyên khởi, hay Trùng trùng duyên khởi. 

Như thế, vũ trụ vạn hữu là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng, từ vô thỉ đến vô chung, nối tiếp và tràn lan vô cùng tận như những đợt sóng. Vì có hoạt động nên  mới có sanh diệt chuyển biến. Nếu không có hoạt động thì không chuyển biến, tức là không có vạn tượng, không có vũ trụ.

Sở dĩ các pháp làm nhân làm duyên hòa hợp, dung thông nhau được là do 10 đặc tánh kỳ diệu mà Đại Thừa Viên giáo gọi là 10 món huyền môn.  Lại do 10 món huyền môn nầy  mà trong pháp giới,  Sự và Lý, Lý Sự và Sự Sự được dung thông vô ngại. (Sự là sự tướng sai biệt, Lý là lý tánh bình đẳng).  

Để kết luận về phần trình bày Duyên khởi luận nầy, chúng ta có thể tóm tắt như sau :

- Nghiệp cảm Duyên khởi muốn nói : Nghiệp lực là nguyên nhân của hiện tượng giới. Nghiệp bởi mê hoặc mà có.

- A-Lại-Da Duyên khởi muốn nói : Căn nguyên của hiện tượng giới là A-Lại-Da thức. A-Lại-Da bao trùm tất cả chủng tử hữu lậu và vô lậu. Do chủng tử hữu lậu mà phát sanh vũ trụ vạn hữu. Muốn giải thoát khỏi hiện tượng giới thì phải huân tập và làm phát hiện chủng tử vô lậu.

- Chơn như Duyên khởi muốn nói : Chơn như vì duyên với vô minh mà diêu động và làm phát sanh ra vũ trụ vạn hữu.

- Lục đại Duyên khởi và Pháp giới Duyên khởi là 2 thuyết mường tuợng giống nhau, đều thuyết minh 2 phương diện hiện tượng  và thật thể của nhất như. Bất tri bất giác là nguyên nhân của hiện tượng. Tri giác được thì giải thoát được.

Những thuyết nói trên đều có những điểm giống nhau : Mỗi thuyết đều công nhận  có Chơn như là bản thể của vũ trụ vạn hữu.

Nguyên nhân làm sanh khởi vũtrụ vạn hữu là mê vọng hay vô minh. Muốn giải thoát thì phải trừ cho được mê vọng.

  1. Không gian vàthời giancủaPháp giới :

Chúng ta đã nói về nguyên nhân sanh khởi của vũ trụ vạn hữu. Đến đây, chúng ta hãy nghe Phật dạy về sự rộng lớn vô biên và sự tồn tại vô cùng của vũ trụ hay Pháp giới.

  1. a)Không gian :

Theo lời dạy trong các Kinh, vũ trụ hay nói theo danh từ của Phật giáo là Pháp giới, thì nó rộng lớn vô cùng vô tận.

Thế giới chúng ta ở đây không phải chỉ có một, mà nhiều như cát sông Hằng.

Cứ 1000 Thế giới nhỏ hiệp thành một Tiểu thiên Thế giới; hiệp 1000 Tiểu thiên Thế giới thành một Trung thiên Thế giới, hiệp 1000 Trung thiên Thế giới thành một Đại thiên Thế giới hay Tam thiên Đại thiên Thế giới.

Mỗi Tam thiên Đại thiên Thế giới như thế là gồm 1000 triệu (tức là 1 tỷ) Thế giới nhỏ như Thế giới củachúng ta. Hơn nữa, vũ trụ không phải chỉ có một Đại thiên Thế giới, mà gồm vô số Đại thiên Thế giới.

  1. b)Thời gian :

Phật đã dạy : Các pháp hữu vi, bất cứ một pháp nào, cũng đều bị 4 thời kỳ chi phối là : Thành, Trụ, Hoại, Không.

Thế giới cũng vậy, không thể thoát ra ngoài cái luật :Thành, Trụ, Hoại, Không, ấy được. Nhưng bởi vì trong pháp giới có không biết bao nhiêu Thế giới, nên sự thành, trụ củamột Thế giới nầy là sự hoại, không củamột Thế giới khác, cứ như thế mà xoay vần không dứt.

      Nếu lấy riêng ra một Thế giới để đo lường thời gian, chúng ta sẽ có những con số như sau :

Mỗi Thế giới đều có 4 thời kỳ hay 4 Trung kiếp. Mỗi Trung kiếp có 20 Tiểu kiếp. Mỗi Tiểu kiếp có 16 triệu năm.

Như thế, một Thế giới từ khi hình thành đến khi tiêu diệt phải trải qua : 4 x 20 x 16 = 1280 triệu năm.

Nhưng chúng tađã biết số Thế giới nhiều như cát sông Hằng, thì sự tồn tại của pháp giới lâu dài không thể suy  tính nghĩ bàn được.

Ở đây, chúng ta không có ý nêu lên các con số như trênđể đo lường đích xác sự rộng lớn và sự lâu dài của pháp giới, chúng ta chỉ có mục đích là nêu ra để có ý niệm về sự vô cùng vô tận, vô thỉ vô chung của pháp giới mà thôi. Ý niệm nầy ngày nay cũng được khoa học tán đồng. (Theo Bài Vũ trụ quan của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trong Phật học Phổ thông, khóa V trang 374).

  1. Quan niệmcủaPhật giáo về Thượng Đế và Linh hồn :

Trong quyển Đức Phật và Phật pháp (The Buddha and his Teachings) của Đại Đức NARADA, Tăng Trưởng chùa Vajirarãma ở Tích Lan, thuộc Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu Thừa), là Giáo sư Đại học Tích Lan, đãđược Ông Phạm kim Khánh dịch ra Việt văn, có những đoạn trích ra sau đây :

“ Ta không nên lẫn lộn Giáo lý tái sanhcủaPhật giáo với thuyết chuyển sinhlinh hồnhayđầuthaicủamộtvài hệ thống tín ngưỡng khác,bởi vìPhật giáo không nhìn nhận có sự chuyển sinhcủamộtlinh hồntrườngcửu domộtThần linh tạo ra hay phát xuất từmộtĐại hồn.” (trang 357)

“ Ta không thể xác định khởi điểmcủadòngđờicủachúng sanh. Nguồn gốc và lịch trình tiến hóacủavũ trụ, Đức Phật không đề cậpđến.” (trang 367)

“ Trong toàn bộ Tam Tạng, tuyệt đối không có đoạn nào đề cậpđếnsự hiện hữucủamộtTạo Hóa. Nhiều lần Đức Phật phủ nhậnmộtLinh hồntrườngcửu. Ngài tuyệt nhiên không chấp nhận cómộtĐấng Tạo Hóa, bất luậndướihình thứcmộtnăng lực haymộtchúng sanh. Mặc dầu Đức Phật không hềđặtmộtThần linh siêu nhơn nào lêntrênconngười, có vài học giả cũng quả quyết rằng Ngàiđặc biệtkhông đề cậpđếnvấn đềtranh luậnquan trọngấy.” (trang 368)

“Phật giáo thuần túy không chủ trương cólinh hồnngườichết tạm trú ởmộtnơinào, chờđếnkhi tìmđượcmộtnơithích hợpđểđầuthai.” (trang 419)

“ Ngoài Danh và Sắc, Tâm và Vật, là 2 thành phần cấu tạochúng sanh, Phật giáo không nhận cómộtlinh hồnvĩnh cửu haymộtbản ngãtrườngtồn mà conngườiđãthọ lãnhmộtcách bí ẩn từmột  nguồn gốc cũng bí ẩn không kém. Mộtlinh hồntrườngcửu,tức nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả thiết là phần tinh túy của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể phát sanh hay tiêu diệt, mà ta không thể giải thích vì sao “ từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia.”” (trang 422)

“Phật giáo dạymộtthứ Tâm lý học trong đó không cólinh hồn. Phật giáo chủ trương rằng,chúng talà sự cấu hợpcủa2 thành phần Danh và Sắc, Tâm vàvật chất, và 2 thành phần nầy ở trong trạng tháiluôn luônbiến đổi nhưmộtdòng  suốitrườnglưu bất tức.” (trang 427)

“ Nếu không cólinh hồn, coi như một thực thể đơn thuần không biến đổi, thì cái gì đi tái sanh ? (trang 433)

Trong bộ Kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh của Phật giáo có câu : Nầy A-Nan, nếu Thức không đi vào bụngcủangườimẹ thì Danh  và Sắc có thể hình thành trong bụngcủangườimẹ đặng không ?”

Vậy cái đi tái sanh, theo Phật giáo là : Thức hay Thần Thức. (Đây là quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy, thuộc Tiểu Thừa)

Lưu ý : Trong tất cả tôn giáo trên Thế giới, chỉ duy có Phật giáo là không nhìn nhận Đấng Thượng Đế và phủ nhận sự hiện hữu của Linh hồn trong mỗi con người.

Theo như phần trích thuật ở trên thì Thức hay Thần Thức không phải là linh hồn, nhưng các Từ Điển Phật học thì đều định nghĩa Thức hay Thần Thức là linh hồn.

Phật Học Từ Điển của Đoàn trung Còn : Thần Thức (L’âme) : Phần hồn. Con người đại để có 2 phần : Phần xác và phần hồn. Bởi phần linh hồn linh hoạt mầu nhiệm, không thể bàn luận xét nét cho cùng, cho nên kêu là Thần thức.

Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PGVN : Thần thức : Tâm thức của loài hữu tình linh diệu không thể nghĩ bàn, nên gọi là Thần thức, còn gọi là Linh hồn.

VII.  Kinh điển của  Phật giáo :

Tam Tạng Kinh.

Trong 45 năm thuyết pháp cho đến khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, những lời giáo huấn của Phật không được ghi chép trên giấy, mà các đệ tử của Phật chỉ nhớ nằm lòng rồi truyền khẩu cho nhau.

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, vào năm thứ 8 triều vua A-Xà-Thế, Tổ Sư thứ nhất là Ma-Ha Ca-Diếp triệu tập 500 A-La-Hán là những đại đệ tử của Phật, kết tập kinh điển lần đầu tiên tại Rãjãgaha để nhắc lại những Phật ngôn quí báu,  ghi chép thành kinh điển truyền lại cho đời sau.

Ông A-Nan, vị đệ tử được diễm phúc luôn luôn ở bên cạnh Đức Phật, nghe được tất cả giáo huấn của Phật, nên Ông A-Nan được đề cử tường thuật lại những lời giảng dạy; Ông Upãli tường thuật về Giới luật, và cả 2 vị luân phiên trả lời các câu hỏi về phần Vi Diệu pháp, giáo lý cao tột của Phật. Đó là lần kết tập kinh điển lần đầu tiên, tập trung toàn thể Giáo lý của Phật và sắp xếp lại cho rành mạch thành 3 Tạng kinh, gọi là Tam Tạng Kinh, gồm :  Kinh Tạng,  Luật Tạng và  Luận Tạng.

Vì có những khuynh hướng làm sai lạc giáo pháp của Đức Phật, nên sau đó có 2 lần kết tập kinh điển nữa là : 100 năm sau và 236 năm sau lần kết tập thứ nhứt. Rồi vào khoảng năm 83 TTL, dưới triều vua Vatta Gãmani Abhaya nước Tích Lan, các vị đại tỳ kheo lại kết tập kinh điển lần thứ 4 tại Aluvihara, một ấp nhỏ cách Kandy 30 cây số thuộc đảo Tích Lan. Tại đây, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, Tam Tạng Kinh được ghi chép bằng tiếng Pali trên lá buông.

  1. Luật Tạng (Vinaya Pitaka) :

Vinaya là Luật, Pitaka là cái giỏ để đựng. Vinaya Pitaka là cái giỏ đựng luật, dịch  là Luật Tạng. (Tạng là chứa)

Luật Tạng được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền Giáo hội trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Phần lớn Luật Tạng đề cập đến Giới luật và Nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni.

Tạng Luật gồm có 5 quyển :

-         Pãrajika Pãli  }

-         Pãcittiya Pãli }     Vibhanga

-     Mahãvagga Pãli  }

-         Cullãvagga Pãli   }

-         Parivara Pãli        }    Khandaka

  1. Kinh Tạng (Sutta Pitaka) :

Tạng Kinh gồm những bài Pháp có tính cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho cả hai bực : Xuất gia và hàng Cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau, một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như  các Ông Xá Lợi Phất, Mục Kiều Liên, A Nan Đà, cũng được chép vào Tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời Phật dạy vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của chư vị Tỳ kheo, và đề cập đến đời sống cao thượng của bực xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần đạo đức của người cư sĩ.

Tạng Kinh gồm 5 bộ :

- Trường A-Hàm, chép lại những bài pháp dài.

- Trung A-Hàm,       -     -        -       -      - dài bực trung.

- Tiểu A-Hàm,         -     -        -      câu kệ vắn tắt.

- Tạp A-Hàm,          -     -        -  câu kinh tương tợ nhau.

  1. Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka) :

Tạng Luận thâm diệu và quan trọng nhứt trong toàn thể giáo pháp, vì đây là phần triết lý cao siêu, nên Tạng Luận còn được gọi là Vi Diệu Pháp, là tinh hoa của Phật giáo.

Đối với một số học giả, Vi Diệu Pháp không phải do Đức Phật giảng, mà do các vị sư uyên bác khởi thảo về sau. Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì Đức Phật đã dạy phần chánh yếu của Tạng nầy. Ông Xá Lợi Phất được danh dự lãnh trọng trách giải thích sâu chi tiết.

Tạng Luận gồm 7 bộ :

- Dhammasanghani, phân loại giáo pháp.

- Vibhanga, những phân hạng.

- Dhãtukathã, bài pháp về các nguyên tố.

- Puggala Pannatti, quyển sách về những cá tính.

- Kathãvatthu, những điểm tranh luận.

- Yamaka, quyển sách về những cặp đôi.

- Patthãna, đề cập đến nhơn quả tương quan.

Đức Phật chỉ dạy những điều cần thiết để gội rửa cái tâm cho trở nên trong sạch, không bao giờ bàn các vấn đề không liên quan đến nhiệm vụ cao thượng của Ngài.

Đức Phật cũng không truyền dạy tất cả những điều mà Phật biết, chỉ truyền dạy những điều gì cần  ích cho việc tu tập để giải khổ cho chúng sanh mà thôi.

Một ngày kia, trong cụm rừng nọ, Đức Phật bốc một nắm lá cây trong bàn tay, rồi nói với các Tỳ Kheo, những điều mà Như Lai  dạy cho các ngươi có thể sánh với nắm lá cây nầy, còn những điều mà Như Lai không dạy như tất cả lá cây trong rừng.

Cho nên, chúng ta không nên cố chấp cho rằng : Những điều nào có ghi chép trong TamTạng Kinh là CÓ, những điều nào không ghi chép trong Tam Tạng Kinh là KHÔNG có.

VIII.  Những Tông phái Phật giáo :

  1. Hai nhánh lớn :

Phật giáo đến ngày nay chia ra rất nhiều Tông phái, nhưng tựu chung đều ở trong 2 nhánh lớn của Phật giáo là :

-         Phật giáo Tiểu Thừa.

-         Phật giáo Đại Thừa.

1)    Phật giáo Tiểu Thừa :

Chữ Thừa, còn đọc là Thặng, nghĩa là chiếc xe, chiếc xe chở người đi thoát qua trần khổ, đến được Niết Bàn. 

Tiểu Thừa là chiếc xe nhỏ, chỉ chở được 1 người, ý nghĩa là ai tu thì tự độ lấy mình mà thôi.

Khi Phật Thích Ca tịch diệt, Ngài Ưu-Pa-Li (Upãli) chuyên về Giới luật, truyền Phật giáo xuống miền Nam Ấn Độ, tạo thành phái Khất sĩ, tu theo Phật giáo Tiểu thừa.

Phật giáo Tiểu thừa hành đạo giống y như lúc Đức Phật Thích Ca còn sanh tiền, tránh nơi phồn hoa đô hội, hành khất mà nuôi sống thân, tham thiền nhập định, thường mặc áo cà sa màu vàng và ôm bình bát.

Phật giáo Tiểu thừa phát triển mạnh ở miền Nam Ấn Độ, nên được gọi là Phật giáo Nam Tông, truyền xuống đảo Tích Lan sang Miến Điện, Thái Lan, Miên và Lào.

Phật giáo Tiểu thừa đúc tượng Phật và thờ Phật rất nghiêm chỉnh.

2)    Phật giáo Đại thừa :

Đại thừa hay Đại thặng là chiếc xe lớn, chở đượcnhiềungười, ý nghĩa là người tu, tự độ mình trước, rồi đi độ người khác, để cùng được chứng quả Phật, tức là tự giác rồi giác tha.

Giáo lý Đại thừa do Đức Nhứt Tổ Ma-Ha Ca-Diếp truyền bá. Ngài là bậc Đại trí tuệ, giỏi nghị luận, sáng suốt cao siêu, không câu chấp Giới luật.

Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh ở miền Bắc Ấn Độ, nên được gọi là Phật giáo Bắc Tông, truyền qua Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhựt bổn.

Phật giáo Đại thừa thờ Phật, Bồ Tát, La Hán, cầu phước cho chúng sanh. các vị theo Đại thừa thường mặc áo cà sa màu nâu.

Theo ý kiến chung, Phật giáo Đại thừa hay Tiểu thừa đều là Chơn truyền của Phật, nhưng :

- Phái Tiểu thừa nhờ bảo thủ mà giữ đượcnhiều tính chất nguyên thủy của Phật giáo, nên phái Tiểu thừa còn được gọi là Phật giáo Nguyên thủy.

- Phái Đại thừa thì phóng khoáng và canh tân, nên đã hòa hợp được vào các nếp sống của mỗi dân tộc.

Hiện nay, các Tổ chức Phật giáo Thế giới đang cố gắng lập thành một nền Phật giáo Tổng hợp, dung hòa Tiểu thừa và Đại thừa.

  1.  Các Tông phái Phật giáo :

Theo Giáo sư Takakusa Nhật bản, Ông nhận thấy có 11 Tông phái lớn của Phật giáo, thuộc cả hai nhánh lớn Đại thừa và Tiểu thừa, kể ra :

  1. Câu-Xá Tông : Tiểu thừa, còn gọi A-Tỳ-Đàm tông.
  2. Thành Thật Tông : Tiểu thừa không luận, còn gọi Nhứt Thiết Không Tông.
  3. Pháp Tướng Tông : Quyền Đại thừa, còn gọi Duy Thức Tông, Du-Già Tông.
  4. Tam Luận Tông : Bán Đại thừa.
  5. Hoa Nghiêm Tông : Đại thừa Mãn giáo.
  6. Thiên Thai Tông : Đại thừa Thật Tướng Luận.
  7. Chân Ngôn Tông : Đại thừa, Mật Tông, Mật giáo.
  8. Thiền Tông : Đại thừa, Quán môn.
  9. Tịnh Độ Tông : Đại thừa, tín ngưỡng Đức Phật A-Di-Đà.
  10. Nhật Liên Tông : Đại thừa, Tân Pháp Hoa.
  11. Tân Luật Tông : Đại thừa, Luật Tông.

IX. Các vị Tổ Sư Phật giáo :

Khi Đức Phật Thích Ca thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, Ngài đem giáo lý của Ngài thuyết pháp trong 45 năm, hóa độ ngườiđời, và tùy theo chứng bịnh củachúng sanh mà lập phương cứu chữa. Đức Phật thuyết pháp nhiều như thế, nhưng Ngài tự nói rằng : Ta chưa từng nói một chữ.

Suy câu nói ấy thì biết rằng, ngoài lời thuyết pháp của Ngài, Ngài còn truyền riêng chớ không lập văn tự.

Trong Hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một nhánh bông đưa lên cho đại chúng xem, ai nấy không rõ ý của Phật là chi, nên lẳng lặng làm thinh, duy có một mình Ma-Ha Ca-Diếp mỉm cười (gọi là Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu).

Đức Phật thấy vậy  mới nói với Ca-Diếp rằng :

Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Diệu tâm Niết Bàn. Pháp môn ấy mầu nhiệm vô cùng, chẳng lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền cho ngươi. Vậy ngươi khá gìn giữ, rồi sau truyền lại cho A-Nan kế hậu.”

Phú Kệ, phú Y Bát, ban sơ từ đây mới khởi truyền về sau. 

Tại nước Thiên Trúc, Ma-Ha Ca-Diếp được Đức Phật Thích Ca giao Y Bát cho làm Nhứt Tổ, kế đó truyền Y Bát  cho A-Nan làm Nhị Tổ. Các Tổ Sư nối tiếp kế truyền gìn giữ Phật pháp, điều hòa Giáo hội, đến  Tổ Sư thứ 28 là Đạt-Ma.

 Đức Đạt-Ma Tổ Sư  y theo lời thọ ký, sang nước Trung Hoa để xiển dương Phật pháp, rồi truyền Y Bát nối tiếp được 5 đời Tổ Sư nữa ở Trung quốc, tới vị Tổ Sư thứ 33 là Huệ Năng thì chấm dứt việc truyền ngôi Tổ Sư  với Y Bát.

Do đó, Huệ Năng là vị Tổ Sư cuối cùngcủa Phật giáo. Ngài Huệ Năng tịch vào năm 713 dương lịch, nhằm năm 1257 theo Phật lịch.

Sau đây là danh sách 33 vị Tổ Sư  Phật giáo :

  1. Ma-Ha Ca-Diếp               15. Ca-Na-Đề-Bà
  2. A-Nan                                            16. La-Hầu-La-Đa
  3. Thương-Na-Hòa-Tu            17. Tăng-Già-Nan-Đề
  4. Ưu-Ba-Cúc-Đa               18. Già-Gia-Xá-Đa
  5. Đề-Đa-Ca                   19. Cưu-Ma-La-Đa
  6. Di-Dá-Ca                    20. Xà-Dạ-Đa
  7. Bà-Tu-Mật                   21. Bà-Tu-Bàn-Đầu
  8. Phật-Đà-Nan-Đề              22. Ma-Na-La
  9. Phục-Đà-Mật-Đa              23. Hặc-Lặc-Na
  10. Hiếp Tôn Giả                 24. Sư-Tử Tôn Giả
  11. Phú-Na-Dạ-Xa               25. Bà-Xá-Tư-Đa
  12. Mã Minh Đại Sĩ               26. Bất-Như-Mật-Đa
  13. Ca-Tì-Ma-La                                 27. Bát-Nhã-Đa-La
  14. Long Thọ                    28. Bồ-Đề-Đạt-Ma.

 Bồ-Đề-Đạt-Ma, vị Tổ Sư đời thứ 28 bên Ấn Độ, đem Phật giáo truyền vào nước Trung Hoa, nên Ngài trở thành Sơ Tổ của Phật giáo Trung Hoa, tức là Nhứt Tổ của Phật giáo Trung Hoa. Ngài truyền Y Bát lại cho Huệ Khả.

  1. Huệ Khả :   Nhị  Tổ  Phật giáo Trung Hoa.
  2. Tăng Xán :  Tam Tổ    -       -         -        -
  3. Đạo Tín :     Tứ Tổ       -       -         -        -
  4. Hoằng Nhẫn : Ngũ Tổ -       -         -        -
  5. Huệ Năng :  Lục Tổ     -       -         -        -

X.  Phật giáo Ấn Độ :

Trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca thuyết pháp cho đến khi Đức Phật tịch diệt, và thời kỳ tiếp theo, Đạo Phật rất thịnh hành ở Ấn Độ. Tuy số tín đồ theo Phật giáo chưa đông bằng Đạo Bà-La-Môn, nhưng các từng lớp vua quan và hàng quí tộc rất sùng mộ Đạo Phật.

Đến đời vua A-Dục (274-222 TTL), nhà vua rất sùng Đạo Phật, nên dựng thành một nền đạo đứcrất cao siêu. Nhà vua chiết cành cây Bồ-đề và sai hoàng tử Mahindra đem xuống đảo Tích Lan để truyền Đạo nơi đó.

Đến đời vua Kachemir, cháu của vua A-Dục, cũng rất sùng mộ Đạo Phật, cho các nhà sư tự do truyền Đạo.

Đó là khoảng thời gianđầu, Đạo Phật rất thạnh hành.

Sau đó vài trăm năm, vua quan Ấn Độ không thích chủ trương bất phân giai cấp của Đạo Phật nữa, nên bắt đầu  bài xích Phật giáo, bạc đãi các nhà sư. Đạo Bà-La-Môn lấy thế lực trở lại và áp chế Phật giáo. Các nhà sư và tín đồ Phật giáo bị hành hạkhổ sở. Họ phải bỏ nước ra đi, tìm nơi khác để tu hành và truyền đạo.

Một số người theo đường bộ đi về phía Bắc, sang Tây Tạng, Mông Cổ và Trung Hoa.

Một số vị sư theo đường biển đến Tích Lan, qua Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và Việt Nam.

Khi vị Tổ Sư thứ 28 là Bồ-Đề Đạt-Ma sang truyền đạo nước Trung Hoa thì Phật giáo ở Ấn Độ suy tàn lắm rồi.

Năm Phật lịch 1200, tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ càng ngày càng thỏn mỏn, cho đến dấu tích của Phật cũng không được chiếu cố nên bị tiêu tàn theo thời gian.

Phái Phật giáo Đại Thừa chỉ còn thạnh hành ở Tây Tạng, nhưng khi Tây Tạng bị Trung Hoa Cộng Sản chiếm cứ thì chùa chiền bị phá hủy, Đức Đạt-Lai Đạt-Ma phải lưu vong sang Ấn Độ thì Phật giáo lại còn điêu tàn hơn nữa.

Còn Phật giáo Tiểu Thừa thì thạnh hành ở đảo Tích Lan,  vẫn giữ được nền nếp nguyên thủy Phật giáo.

XI. Phật giáo Trung Hoa :

Trước khi Bồ-Đề Đạt-Ma sang Trung Hoa thì Đạo Phật đã xâm nhập vào Trung Hoa từ nhiềunămtrước.

- Đời Hán Võ Đế, Thái Tịch được vua sai làm Sứ Thần qua nước Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật đem về Tàu, lại cầu được  2 vị cao Tăng tên là Nghiệp-Ma-Đằng và Chúc-Pháp-Lan sang Trung Hoa. Nhà vua sai lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để thờ Phật.

Bắt đầu từ đó, Kinh Phật được dịch ra chữ Hán để truyền bá trong dân chúng.

- Đời vua Tấn An Đế, sư Pháp Hiển qua Ấn Độ 16 năm học Phật để khi trở về nước phát huy Đạo Phật.

- Đời vua Lương Võ Đế, Đức Tổ Sư Bồ-Đề Đạt-Ma qua Trung quốc truyền đạo, nhưng thế lực của Đạo Nho và Đạo Lão còn rất mạnh, nên Đạo Phật vẫn chưa được truyền bá rộng rãi. Đức Tổ Sư phải ngồi Thiền định quay mặt vào vách núi trong 9 năm (Cửu niên diện bích). Nhờ Đức Tổ Sư Bồ-Đề Đạt-Ma mà Phật giáo Thiền Tông lần lần đượcdân chúng hoan nghinh và Đức Bồ-Đề Đạt-Ma trở thành Sơ Tổ (Nhứt Tổ) của Phật giáo Trung Hoa.

Thiền Tông càng ngày càng phát triển, truyền kế thêm được 5 đời Tổ Sư nữa, đến Lục Tổ Huệ Năng thì Thiền Tông cực thịnh, lên đến đỉnh cao sáng chói, nhưng cũng bắt đầu  từ Lục Tổ Huệ Năng, ngôi Tổ Sư Phật giáo không được truyền kế bằng Y Bát nữa.

- Đời nhà Đường, nhờ có Thánh Tăng Trần Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh và học đạo, khi trở về, đem cả tinh hoa của Phật giáo về nước Tàu, đem về được 700 bộ kinh và Sư Huyền Trang đã cố gắng dịch ra chữ Hán được 670 bộ, rồi Ngài  mới tịch diệt.

Đạo Phật lúc nầy rấtđược trọng đãi, cùng đứng ngang hàng với Lão giáo và Nho giáo.

- Qua đời nhà Nguyên, không có vị Thánh Tăng nào ra đời hướng dẫn Phật pháp, nên Phật giáo suy yếu dần.

- Đến đời nhà Minh, thế kỷ 15, nhờ có các vị Lạt-Ma Tây Tạng qua Bắc Kinh sắp đặt lại, bỏ bớt các sự mê tín dị đoan, chỉnh đốn Phật pháp. Nhưng sự chỉnh đốn nầy chưa được bao lâu và cũng chưa hoàn hảo thì làn sóng Văn minh cơ khí vật chất từ Âu Châu bắt đầu  tràn qua Á Châu, làm cho Tam giáo Nho, Lão, Phật, càng ngày càng tỏ ra lúng túng , nên lu lờ dần.

Đạo Thiên Chúa theo gót chân người Âu Châu xâm nhập vào các nước phương Đông, truyền giáo trong thế mạnh, thu hút đượcmột số đáng kể tín đồ, khiến cho Phật giáo và các nền tôn giáo khác suy tàn, tuy không mất hẳn nhưng cũng không còn cách nào để khôi phục lại.

XII. Phật giáo Việt Nam :

Phật giáo được truyền vào Việt Nam sau đạo Nho và đạo Lão. Lúc đó, các nhà sư Ấn Độ theo đường biển đến Việt Nam, vào thời Bắc thuộc nước Tàu lần thứ 2, nước Việt Nam lúc đó đượcđặt là một Quận củanước Tàu, có tên là Giao Chỉ, sau đổi lại là Giao Châu, nhập vào nước Đông Ngô của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc.

Lúc đó Đạo Phật chưa đếnnước Tàu. Lịch sử còn ghi lại mộtngười Tàu tên là Mâu Bác, đi xuống Giao Châu mà học Phật. Nhưng Đạo Phật ở nước Việt Nam lúc đó còn đơn sơ lắm.

- Thời nhà Tiền Lý, vua Lý Nam Đế, có mộtngười Ấn Độ tên là Vinitaruci, phiên âm là Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, học trò của Tam Tổ Tăng Xán, đem Phật giáo Thiền Tông Trung Hoa truyền vào Việt Nam, lập chùa Pháp Vân ở làng Phù Đổng, năm đó là năm 580 Tây lịch.

Ngài Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi được xem là Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngài tịch, truyền tâm ấn lại cho Pháp Hiền.

- Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3, nhằm đời nhà Đường bên Tàu, Phật giáo Trung Hoa lúc đó thạnh lắm, truyền qua nước ta. Sư Vô Ngôn Thông ở Quảng Châu sang Bắc Việt lập chùa Kiển Sơ.

- Vua Đinh Tiên Hoàng là người rất mộ đạo Phật, nên dùng Hòa Thượng Khuôn Việt làm Thái Sư trong triều đình.

- Đến đời nhà Lý, vua Lý Công Uẩn cũng rất sùng đạo Phật, trọng đãi các sư, lấy tiền kho ra cất chùa, đúc chuông.

Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018), vua sai quan  Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Tàu thỉnh Tam Tạng Kinh đem về nước, để ở kho Đại Hưng. Đạo Phật lúc nầy thịnh lắm, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng bằng Đạo Nho.

- Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông (1225-1258), vua mở khoa thi Tam Giáo vào năm 1247 để tuyển chọn người tài đức. Xem thế, Phật giáo bấy giờ cũng được xem trọng như đạo Nho và đạo Lão.

Những người thâm thúy đạo Phật thời nhà Trần là : Từ Đạo Hạnh, Khổng Lộ, Mẫn Giác, Lư Ân. Những vị nầy cũng là những bậc danh Nho. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, dân chúng tô tượng đúc chuông, sùng bái Phật pháp.

Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi, để vào chùa tu hành, tự lấy máu mình viết ra 20 pho kinh, lập ra một phái tu  thiền  Phật giáo gọi là Trúc Lâm.

Vua Trần Anh Tông cũng nhường ngôi sớm mà tầm Đạo. Vua cũng chích máu viết kinh, cả đến Hoàng Hậu cùng các Cung phi cũng chán cảnh đời mà lo tu niệm. Vua Trần Minh Tông xuất tiền kho đúc 3 tượng Phật rất lớn, lập nhiều cảnh chùa rất hùng vĩ.

- Thời nhà Lê, Phật giáo không còn được xem trọng nữa. Các nhà Nho công kích Phật giáo dữ dội. Triều đình chỉ trọng đạo Nho, nên Phật giáo chỉ tồn tại trong dân chúng.

- Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Phật giáo miền Bắc suy tàn, nhưng ở miền Nam, Chúa Nguyễn rất sùng bái đạo Phật, cho cất chùa Thiên Mụ ở Huế vào năm 1601.

- Thời kỳ Tây Sơn, cuối thế kỷ 18, Phật giáo ở miền Trung trải qua một phen sóng gió, các tu sĩ Phật giáo bị bắt đi lính, chùa chiền bị phá hủy, tín đồ Phật giáo rất bất mãn.

- Thời nhà Nguyễn, Phật giáo cũng vẫn trong tình trạng suy tàn, không được các vua lưu ý. Các nhà sư rút vào trong các ngôi chùa tu thiền định.

Lúc bây giờ, Đạo Thiên Chúa mượn thế lực của người Pháp phát triển mạnh, bắt đầu  lấn áp Phật giáo và Nho giáo, suốt trong thời kỳ  Pháp đô hộ Việt Nam.

Đầu thế kỷ 20, các tu sĩ Phật giáo phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo, bắt đầu  từ  Huế, lập ra các cơ quan truyền bá Phật giáo, phát hành nhiều kinh kệ.

Cả 3 miền Nam, Trung, Bắc đều có lập ra Hội Phật Học với mục đích :

-         Chỉnh đốn Thiền môn.

-         Vãn hồi Qui giới.

-         Giáo dục học tăng.

-         Phổ thông Giáo lý Phật bằng quốc ngữ.

Ngày 6-5-1951, một Hội nghị Phật giáo toàn quốc ở Huế  gồm 50  đại diện,  quyết nghị  thống nhứt các Hội để lập thành Giáo Hội Phật giáo Thống nhứt Việt Nam, và xin gia nhập Hội Phật giáo Thế giới.

XIII. Lá cờ Phật giáo Thế giới.

“ Nghĩ rằng Phật giáo là một cơ quan tinh thần vĩ đại, có một đoàn thể lớn lao đang sanh sống và hoạt động trong ánh sáng vô biên của Phật pháp, thì cần phải có một dấu hiệu hay màu sắc gì để tượng trưng đoàn thể đó, ngõ hầu duy trì và củng cố cái lý tưởng chung. Cũng như  Thiên Chúa Giáo lấy Thập Tự Giá làm biểu trưng cho đức tin; mỗi quốc gia đều có quốc kỳ tượng trưng quốc hồn, thì Phật giáo cũng cần phải có Phật kỳ để biểu dương tinh thần thống nhất của Phật giáo.

Suy nghĩ mãi, Đại Tá H.S.Olcott (1)  mới hình dung ra một lá cờ với những màu sắc nào mà Phật tử có thể nhận ra dễ dàng nhất, và  mỗi khi thấy lá cờ đó là liên tưởng đến Đức Phật từ bi vô lượng.

Suy nghĩ tới đây, Đại Tá Olcott liền thấy cái viễn ảnh huy hoàng của hào quang Đức Phật hiện ra trước mắt Đại Tá.

Đích rồi ! Đại Tá mừng lên, rồi lại lo nghĩ … Vẫn biết hào quang của Đức Phật có 6 màu, lập lại 5 màu đầu  : Xanh, vàng, cam, trắng, đỏ, thì rất dễ. Nhưng làm sao tìm ra ở trần gian nầy cái màu thứ  6, vì nó là sự phối hợp của 5 màu trước?

Nghĩ đến đây, Đại Tá đến hội ý với Ban Quản Trị Hội Phật giáo Tích Lan và đề nghị lấy 5 màu trước xếp ngang lại, may dính liền với nhau để biểu tượng cho màu thứ 6 của Hào quang Đức Phật, vì không còn cách nào khác nữa.

(1)     Đại  Tá Henri Steel Olcott, sanh năm 1832 tại Tiểu bang New Jersey (Mỹ), tốt nghiệp Đại học Colombia, nhập ngũ quân đội, thăng đến chức Đại Tá. Năm 1874, Đại Tá gặp Bà H.P. Blavatsky (người Nga) tại Nữu Ước, cùng hoạt động binh vực Thần Linh học. Năm 1875, hai vị đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học, đặt trụ sở tại Nữu Ước. Năm 1878, trụ sở của Hội được dời qua thành phố Madras ở bờ biển phía Đông Ấn Độ. (Xem thêm : Thông Thiên Học).

Hội Phật giáo Tích Lan thấy có lý, liền chuyển đạt sáng kiến cuả Đại Tá Olcott lên Thượng Tọa Tăng Thống Hikkduwe Sumangala Thera hồi tháng 2 năm 1886, và sau khi Ngài chấp thuận và tuyên bố rằng, lá cờ nầy đúng với tinh thần Phật pháp, thì Phật kỳ được treo lên lần đầu tiên vào ngày Lễ Phật Đản năm 1886, và kể từ đó, dần dần lá cờ Phật giáo được thượng lên khắp xứ Phật, không phân biệt Nam Tông hay Bắc Tông.

Lá cờ nầy là khởi điểm tươi sáng của tinh thần  Phật giáo thống nhứt trên khắp thế giới.

Tới đây, xin nhường lời cho Thượng Tọa Tố Liên, tác giả quyển “Ý Nghĩa Cờ Phật Giáo“ do Hội Phật giáo Bắc Việt xuấn bản (Đoạn nầy được trích đăng trong Tạp chí Đuốc Tuệ số 3)

“ Phần nhiều người trong giới Phật Học và Thông Thiên Học ở hoàn cầu đều biết tên tuổi của Đại Tá Henri Steel Olcott. Đại Tá là một tín đồ Phật giáo rất nhiệt thành, thông hiểu đạo Phật và rất hoạt động trong công cuộc hoằng dương Phật pháp. Nhờ sự chỉ giáo và tán thành của Thượng Tọa Hikduwe Sumangala Thera, Giám đốc Đại Học Đường Phật giáo  Vidyodaya Parivena ở Colombo, Đại Tá đã đề nghị lá cờ 6 màu là cờ của Phật giáo.

Cờ Phật giáo 6 màu đã được công nhận từ năm 1885 và trong ngày Phật Đản năm đó, khắp nước Tích Lan đã cử hành Lễ Thượng kỳ Phật giáo. Nhưng đây chỉ nói lá cờ Phật giáo cách đây 66 năm ở Tích Lan. Tại sao hiện nay, lá cờ Phật giáo 6 màu lại bay phất phới khắp thế giới ? Ngày 25-5-1950, 26 phái đoàn của 26 nước, gồm 129 đại biểu họp Đại Hội Phật giáo tại Colombo, thủ đô Tích Lan, đã quyết nghị lấy lá cờ  6 màu làm cờ Phật giáo Thế giới.

Cờ Phật giáo là biểu hiệu tinh thần thống nhứt Phật giáo của toàn thế giới. Cờ Phật giáo tượng trưng lòng Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của Phật tử toàn Thế giới.

Các hàng Phật tử, không phân biệt màu da, chủng tộc, chính kiến khác nhau, đoàn kết chặt chẽ trong tinh thần thống nhứt ý chí, thống nhứt hành động, dưới ánh hào quang sáng ngời của chư Phật.

Phật tử Thế giới kiên quyết hoằng dương đạo Từ bi Hỷ xả của Đức Phật, là một nền giáo lý có năng lực giải thoát toàn thể thế giới để gây hạnh phúc hòa bình an lạc cho nhơn loại và hết thảy chúng sanh. Hiện nay, hơn 50 nước trên thế giới đã hoan hỷ treo cờ Phật giáo trong những ngày Lễ Phật.

Ngày 24-2-1951, chúng tôi (Tố Liên), đại diện Ban Chấp Hành Hội Phật giáo Thế giới tại Việt Nam đã sang Tích Lan lần thứ 2 để dự Hội Nghị Hành Chánh Phật giáo Thế giới tại Colombo. Khi trở về VN, chúng tôi đã mang theo một bảo vật : Cờ Phật giáo Thế giới.

Cờ Phật giáo Thế giới đã tung bay phất phới khắp non sông gấm vóc VN, một dân tộc đã vinh hạnh có 4000 năm lịch sử oai hùng và tin theo Phật giáo từ 2000 năm trước.

Về lá cờ Phật giáo, tờ Tạp chí Young East của Nhựt bổn viết như vầy :

“Cây cờ thiêng của Đại Tá hiện nay tượng trưng sự thống nhứt của Phật tử. Lá cờ ấy được Hội Liên Hữu Phật tử Thế giới nhóm lần đầu tiên tại Tích Lan, năm 1950 nhận là lá cờ của Phật giáo quốc tế. Về sau, sự công nhận nầy được Hội Liên Hữu  xác định ở Hội Nghị năm 1952 tại Nhựt bổn.

Từ ấy, việc xử dụng cờ nầy càng ngày càng lan rộng trên Thế giới, và hiện nay, gần 60 nước dùng treo trong những ngày lễ, nhứt là ngày Lễ Phật Đản.”

Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin nhắc lại, khi nãy chúng tôi đã nói :

“Dù không có Đại Tá Olcott và Hội Thông Thiên Học để làm phát triển và phục hưng Phong trào Phật giáo Thế giới, thì theo Luật Thiên nhiên của sự tuần hoàn, cũng ắt phải có một vị siêu nhân khác để hoàn thành sứ mạng ấy, vì bánh xe Phật pháp nhứt định phải chuyển luân, không thể ở lâu một chỗ được.”

Tuy nhiên, dù sao đi nữa, trong giới Phật giáo, không một ai nỡ phủ nhận cái thiện chí và công đức của những vị có duyên lành đã ra tay thúc đẩy một phong trào vĩ đại và làm động lực cho bánh xe Chánh pháp tiếp tục luân chuyển khắp hoàn cầu với tinh thần thống nhứt Phật giáo trên thế giới.

Chúng tôi xin cầu nguyện cho Đại Tá Olcott tiêu diêu trên cõi Bồ-Đề. “ (Trích bài của Ông Nguơn Hạ, Nguyên Tổng Thơ Ký Hội Thông Thiên Học Việt Nam)

XIV.  Tiểu  sử Đức Phật Thích Ca :

Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, gọi tắt là Đức Phật Thích Ca, thế danh là Sĩ-Đạt-Ta, có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya).

Ngài được sanh ra vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, năm 623 trước Chúa Giáng sinh, tại vườn Lâm-Tỳ-Ni ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một nước nhỏ thuộc miền Bắc Ấn Độ, gần biên giới xứ Népal. (Về sau, Đại Hội Phật giáo Thế giới đổi ngày giáng sanh của Đức Phật là ngày trăng tròn 15-4 âm lịch, và làm Đại Lễ Phật Đản vào ngày 15-4 nầy.)

Ngài là Hoàng tử  con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma-Da. Sau khi sanh Hoàng tử được 7 ngày, Bà Ma-Da từ trần, trở về Cung Tiên. Em ruột của Bà là Maha Pajapati, cũng kết duyên với vua Tịnh Phạn, thay thế chị ruột nuôi dưỡng Hoàng tử  Sĩ-Đạt-Ta khôn lớn.

Hoàng tử  Sĩ-Đạt-Ta lớn lên, hưởng được sự giáo dục hoàn hảo của bực vua chúa, để sau nầy lên nối ngôi vua cha trị vì đất nước. Thái tử lại là người thông minh xuất chúng, nên Ngài trở thành mộtngười văn võ toàn tài.

Khi lên 16 tuổi, theo phong tục thời bấy giờ, Thái tử kết duyên cùng Công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodhara), mộtngười em cô cậu cùng tuổi với Ngài.

Trong suốt 13 năm chung sống sau hôn lễ, Thái tử hoàn toàn sống cuộc đời vương giả, không hay biết chi các nỗi thống khổ của dân chúng ở bên ngoài cửa cung điện.

Một ngày đẹp trời, Thái tử cùng quan hầu cận đi du ngoạn bên ngoài Hoàng cung để ngắm xem sự thế bên ngoài và có thể tiếp xúc với dân chúng.

- Ngài chứng kiến được những nỗi vất vả khổ cực của kiếp sống con người phải lo làm lụng tìm phương sanh sống. Chúng sanh cũng vì sự sống mà tranh giành giết hại lẫn nhau.

- Một ngày khác, Thái tử còn chứng kiến được các cảnh khổ như : Già yếu, ốm đau, chết chóc biệt ly.

Vậy thì đời sống của con người có chi là sung sướng ?

Ngài nghĩ rằng chỉ riêng phần Ngài là một Thái tử, sắp sửa lên ngôi vua trị vì Thiên hạ thì nghèo đói, Ngài không cần lo, nhưng già yếu, ốm đau, chết thì không ai tránh khỏi. Ngài âm thầm lập chí tìm phương giải khổ cho  nhơn sanh.

Tình cờ, Ngài gặp một tu sĩ ngoài cửa Hoàng thành, với dáng điệu rất ung dung, mặt mày thơ thới vô tư. Ngài đến gần vị tu sĩ ấy để hỏi chuyện, được biết vị tu sĩ ấy xuất gia đi tu học đạo, quyết trừ hết ác căn, lấy lòng từ bi kềm chế dục vọng, hộ niệm chúng sanh không nhiễm theo thế tục, để trước là giải thoát cho chính mình, sau là giải thoát cho chúng sanh.

Nghe vậy, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta rất hoan hỷ và nhứt quyết sẽ làm như vị tu sĩ ấy.

Vua Tịnh Phạn thấy Thái tử có ý muốn đi tu thì nhà vua không bằng lòng, tìm đủ mọi cách để ngăn cản Thái tử.

Giữa lúc ấy thì Công chúa Gia-Du-Đà-La, vợ của Thái tử vừa sanh được một hoàng nam. Thái tử không cảm thấy vui

mừng trước việc nầy, mà lại than rằng : “Lại thêm một sợi dây trói buộc.”

Do đó, vua Tịnh Phạn đặt tên cho cháu nội là : Rahula (Ra-Hầu-La) [Rahula, tiếng Phạn có nghĩa là Trở ngại].

Ngày mùng 7 tháng 2, năm Thái tử được 29 tuổi, trong lúc vợ con và quan binh trong Hoàng thành ngủ mê sau một buổi đại tiệc ca xướng tưng bừng, Thái tử gọi quan hầu cận Xa-Nặc thắng ngựa Kiền trắc (Kanthaka) để Thái tử trốn khỏi Hoàng cung, đi vào núi rừng thanh vắng, tìm thầy học đạo tu hành. Nhờ ngựa Kiền trắc chạy rất mau, nên đêm đó, nó đưa Thái tử vượt Hoàng cung, đến một nơi cách kinh đô rất xa. Thái tử tự mình cắt tóc, gỡ gươm trao cho Xa-Nặc, bảo đem về trình với phụ vương, rồi đưa ngựa Kiền trắc cho Xa-Nặc cỡi trở về triều.

Thái tử cổi áo Thái tử đổi lấy áo thâm của một người thợ săn, rồi đi nhanh vào núi.

Vua Tịnh Phạn sai các quan Đại Thần đi tìm Thái tử, khuyên nhủ Thái tử trở về triều, nhưng không thể lay chuyển được ý chí kiên quyết của Thái tử.

Thái tử tìm đến một Đạo sĩ lỗi lạc, tên là Alarama Kalama để xin thọ giáo. Ngài học hết giáo pháp của Alarama, nhưng cảm thấy chưa toại nguyện. Ngài xin từ giã và tìm đến một Đạo sĩ trứ danh khác là Uddaka Ramaputta để xin học Đạo. Ngài cũng học hết giáo pháp của Uddaka, nhưng vẫn chưa thấy được mục tiêu cứu cánh.

Ngài nhận thấy rằng không ai có thể dẫn dắt Ngài đến thành tựu vì những vị mà Ngài đã học vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thoát khỏi vô minh.

Từ đó Thái tử không tìm thầy học đạo nữa, mà tự mình đến chỗ thanh vắng để tự suy nghĩ tìm tòi chơn lý.

Ngài gặp được nhóm 5 tu sĩ mà Ông Kiều Trần Như đứng đầu theo ủng hộ Ngài để Ngài thực hành một lối tu vô cùng khổ hạnh. Sau 6 năm tu khổ hạnh như thế, thân mình của Ngài chỉ còn da bọc xương, hơi thở yếu ớt, gần như cái chết sắp đến với Ngài, mà Ngài vẫn chưa đạt được cứu cánh.

Bỗng nhiên có một Ông tiều đến gần chỗ Ngài đang thiền định, mang theo một cây đàn, lên dây đàn, đàn một khúc rất hay, đến lúc hay nhất thì dây đàn bỗng đứt, tiếng đàn im bặt. Ông tiều nối lại dây đàn, lên dây cho đúng, rồi lại đàn, đàn đến khúc hay nhất thì dây đàn lại đứt. Đứt rồi lại nối, nối rồi lên dây trở lại và đàn. Làm 3 hiệp như vậy.

Thái tử đang trì định phải bực bội tỉnh hồn than rằng :

- Ông đàn thì hay mà lên dây chi cho cao quá, đến khúc hay thì dây đứt,  cái hay ấy phải hết mùi, rất đáng tiếc.

Ông tiều liền đáp rằng :

- Cái đàn của tôi cũng như cái tu của Ngài. Dây đàn tôi lên cao quá, nên đến chỗ hay thì đứt, thì cái hay của tiếng đàn chẳng hữu ích chút nào; còn cái tu của Ngài, nếu cái cao siêu huyền bí đạt được cơ bất diệt đi nữa thì nó cũng phải chết theo Ngài, còn chi hữu ích cho đời. Tôi cũng lấy làm tiếc vậy.

Lão tiều nói xong, liền xách đàn đi mất. (Trong Kinh cho rằng Ông tiều ấy là một vị Phật hóa thân đến cảnh tỉnh Thái tử).

 Thái tử suy nghĩ mãi lời nói của Ông tiều, liền tỉnh giác, biết mình lầm theo lối tu khổ hạnh, làm suy giảm trí thức và mệt mỏi tinh thần.

Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu khổ hạnh, cũng như 6 năm trước đây, Ngài đã dứt khoát từ bỏ đời sống lợi dưỡng.

Ngài lại nhớ đến ngày lễ Hạ điền của vua cha trước kia, trong lúc mọi người đang lo làm lễ thì Ngài đến dưới bóng mát của cây trâm, ngồi thiền định và đắc được Sơ Thiền. Ngài nhớ lại và thấy rõ rằng, đó chính  mới là con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là con đường tu, không sống theo lợi dưỡng, mà cũng không quá khắc khổ, gọi là Trung đạo.

Ngài nhứt định từ bỏ lối tu khổ hạnh. Ngài mệt nhọc lần bước đến bờ sông Ni-Liên-Thiền, xuống tắm rửa sạch sẽ, rồi đi lên, và kiệt sức ngã vào một cội cây bất tỉnh.

May mắn lúc đó có một thiện nữ bưng một bát sữa bột tìm đến  cúng dường, thấy một Ông đạo đang nằm thoi thóp tại gốc cây, nàng liền đỡ dậy, rồi dâng bát sữa. Thái tử thọ lãnh, uống hết, rồi Ngài định tỉnh trở lại, thấy sức khỏe dần dần được phục hồi, tinh thần bắt đầu sảng khoái.

Ngài cảm ơn nàng thiện nữ (nàng tên là Suyata), rồi Ngài tìm đến một gốc cây  Bồ đề to lớn, cành lá sum suê, trãi

cỏ làm nệm, ngồi tham thiền, phát đại thệ rằng : “ Nếu không thành đạo thì nhứt định không rời khỏi chỗ ngồi nầy”.

Trải qua 49 ngày đêm thiền định, Ngài liền ngộ đạo, biết được nguyên nhân sanh tử của con người, tìm được con đường giải thoát chúng sanh thoát vòng luân hổi khổ não. Ngài đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lúc đó, Thái tử  được 35 tuổi, lấy Phật hiệu là : Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa quyết định truyền bá giáo pháp của Ngài, vì Ngài nghĩ rằng : Như Lai đã khó khăn lắm  mới chứng ngộ được giáo pháp ấy. Người đời còn mang nặng tham ái sân hận, không thể hiểu được, vì giáo pháp ấy đi ngược dòng tham ái, rất thâm diệu, khó mà nhận thức được.

Đấng Thượng Đế lo ngại Đức Phật Thích Ca không chịu  đem  giáo pháp của Ngài truyền dạy để cứu độ nhơn sanh, nên truyền lịnh cho vị Phạm Thiên Vương đến yêu cầu  Đức Phật  mở lòng từ bi truyền bá giáo pháp.

Đức Phật Thích Ca nhận lời và tuyên bố : “ Cửa vô sanh bất diệt đã mở cho chúng sanh. Hãy để ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng.”

Trong lúc đó thì nhóm Ông Kiều Trần Như 5 người, thấy Thái tử  bỏ lối tu khổ hạnh ép xác, ăn uống trở lại, cho là Thái tử trở về lối sống lợi dưỡng, thì 5 vị ấy thất vọng, từ bỏ Thái tử, không ủng hộ Ngài nữa, và họ đi đến vườn Lộc giả.

Đức Phật Thích Ca thầm nghĩ, cũng tội nghiệp cho 5 Ông nầy, vì đã theo ủng hộ Phật trong một thời gian dài, gần 6 năm. Nay Ngài đã đắc đạo Vô thượng Bồ đề, Ngài cũng nên đến độ 5 Ông nầy trước tiên.

Đức Phật vận thần thông để tìm xem nhóm 5 Ông nầy đang ở đâu, thì biết 5 Ông đang ở vườn Lộc giả xứ Bénarès.

Đức Phật liền đi đến đó. Nhóm 5 Ông định không đảnh lễ Ngài vì cho rằng Ngài đã qui phàm, nhưng khi Đức Phật đến gần, với vẻ oai nghi đầy từ bi, khiến 5 Đạo sĩ đổi thái độ, ra đảnh lễ Đức Phật.

Đức Phật Thích Ca thuyết cho 5 Ông nghe Giáo pháp Tứ Diệu Đế. Đây là bài pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết cho 5 vị được nghe, cả 5 vị liền giác ngộ, đắc quả A-La-Hán, trở thành 5 Tỳ kheo, đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Đây là lần đầu tiên, Đức Phật chuyển diệu pháp luân, nói pháp Tứ Diệu Đế, giáo pháp căn bản của Phật giáo.

Bắt đầu từ đây có đủ Tam Bảo Phật giáo : Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo, Giáo pháp Tứ  diệu Đế là Pháp Bảo, 5 vị Tỳ Kheo đệ tử đầu tiên của Phật là Tăng Bảo. Ấy là ngôi Tam Bảo đầu tiên của thế gian.

Đức Phật Thích Ca cùng 5 vị Tỳ Kheo đi khắp nơi thuyết pháp, độ được hằng vạn đệ tử xuất gia, đủ các hạng người trong tất cả giai cấp ở Ấn Độ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, quan dân, hay vua chúa.

 Những sự kiện quan trọng trong công cuộc hoằng hóa của Đức Phật là :

- Độ được 3 anh em Ca-Diếp-Ba đang tu theo đạo thờ Thần lửa. Ba Ông nầy có 1000 đệ tử, cùng qui y theo Phật.

- Độ được 2 Ông Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiều-Liên, nguyên là 2 học giả của phái Lục sư  ngoại đạo.

- Độ được Quốc vương Tần-Bà-Sa-La nước Ma-Kiệt-Đà. Quốc vương kính tin Phật pháp, khuyến khích dân chúng qui y Phật pháp. Vua cho xây dựng Tịnh Xá rộng rãi trong nội thành để thỉnh Phật và chư tăng thuyết pháp thường xuyên.

- Độ được vị Phú Trưởng giả Cấp-Cô-Độc. Ông nầy kiến lập một tòa Tịnh Xá cao rộng tôn nghiêm, gọi là Kỳ-Thọ Cấp-Cô-Độc Viên, để Đức Phật và chư Tăng giảng đạo.

- Độ được Phụ vương của Phật là vua Tịnh Phạn và quyến thuộc của Đức Phật.

 Đức Phật Thích Ca chọn ra được 10 vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Phật giáo, kể tên ra sau đây :

  1. Xá Lợi Phất                          2. Mục Kiều Liên
  2. Đại Ca Diếp                          4. A Nan
  3. A Na Luật                           6. Phú Lâu Na
  4. Tu Bồ Đề                           8. Ưu Ba Ly
  5. Ca Chiên Chiên                       10. La Hầu La.

Đức Phật lập  Giáo Hội Tỳ Kheo Ni :

Sau khi vua Tịnh Phạn qua đời, Hoàng Hậu Maha Pajapati (là mẹ nuôi, mà cũng là dì ruột của Đức Phật) cầu xin Đức Phật cho hàng phụ nữ được xuất gia tu hành.

Đức Phật liền từ chối ngay mà không cho biết lý do.

Bà Maha Pajapati đã 3 lần khẩn cầu như thế, nhưng Đức Phật đều từ chối.

Ông Ananda, cũng 3 lần dùng hết cách để cầu xin Đức Phật cho phụ nữ xuất gia, nhứt là đối với Bà mẹ nuôi của Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn cương quyết từ chối. Đến lần thứ 4, Đức Phật  mới chấp thuận.

Lý do từ chối của Đức Phật là :

“ Trong Luật Tạng có ghi mấy lời của Đức Phật như vầy : Nền Chánh pháp của Ta, đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng trót vì Ta đã cho hàng phụ nữ xuất gia, nên

nền Chánh pháp bị giảm bớt, chỉ trụ thế 500 năm mà thôi.” (Trích trong  Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, trang 376, quyển 1 : Chánh Pháp).

Theo đó thì chúng ta thấy rằng, nếu chấp thuận cho hàng phụ nữ xuất gia học Phật tu hành, lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni thì Chánh pháp của Phật sớm bị sửa cải, chỉ kéo dài được 500 năm mà thôi, thay vì được 1000 năm nếu không thâu nhận  phụ nữ xuất gia.

Nhưng trước sự quyết tâm chân thành của Bà mẹ nuôi, với lòng từ bi bác ái của Phật, Đức Phật không nỡ bỏ Nữ phái mà không lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni,  mặc dầu biết rằng việc nầy làm cho thời kỳ Chánh pháp của Phật giảm đi một nửa, chỉ kéo dài 500 năm.

“ Khi Đức Phật cho thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni, Ngài đã tiên đoán những hậu quả và lưu ý :

 Nầy Ananda, nếu Nữ giới không được chấp thuận thoát ly thế tục để khép mình vào nếp sống không nhà cửa trong khuôn khổ của Giáo pháp và Giới luật mà Như Lai đã công bố thì đời sống xuất gia và Giáo pháp cao siêu sẽ tồn tại lâu dài. Nhưng Nữ giới đã được phép sống đời không nhà cửa thì đời sống xuất gia và Giáo pháp cao siêu chỉ tồn tại phân nửa thời gian. “(Trích Đức Phật và Phật Pháp, của Đại Đức Narada, trang 152).

Sau khi Đức Phật lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni, Bà Maha Pajapati tu đắc quả A-La-Hán, được liệt vào hàng cao hạ có nhiều kinh nghiệm nhứt, không thua bên Nam phái.

Công Chúa Da-Du-Đà-La (vợ của Thái tử  Sĩ-Đạt-Ta) cũng xuất gia tu hành, đắc quả A-La-Hán. Trong hàng Tỳ Kheo, Bà Da-Du-Đà-La đứng đầu những vị đắc Đại Thần Thông, và Bà nhập diệt lúc 78 tuổi.

Đức Phật đi khắp nơi trong miền Bắc Ấn Độ thuyết pháp được 45 năm mới nhập Niết Bàn, hưởng thọ 80 tuổi.

Trong Hội Linh Sơn trước đây, Đức Phật chọn Ma-Ha Ca-Diếp  làm người kế vị cho Ngài điều khiển Giáo Hội.

Đức Phật bảo Ma-Ha Ca-Diếp : “ Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay Ta giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ Chánh pháp nầy, truyền mãi đừng cho dứt, đến sau truyền lại cho A-Nan.”

Rồi Đức Phật nói kệ :

            Pháp bổn pháp vô pháp,

            Pháp vô pháp diệc pháp,

      Kim phó vô pháp thời,

            Pháp pháp hà tằng pháp.

Nghĩa là :

             Pháp gốc pháp không pháp,

                        Pháp không pháp cũng pháp,

                        Nay khi trao không pháp,

                        Mỗi pháp đâu từng pháp.

Khi nghe tin Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài Ma-Ha Ca-Diếp từ núi Kỳ-Xà-Quật liền đến thành Câu-Thi-Na làm lễ hỏa táng thi hài Đức Phật, lấy Xá lợi của Phật chia làm 8 phần phân phát cho 8 nơi, kiến tạo đài tháp phụng thờ :

  1. Câu-Thi-Na            2. Pa-Bà
  2. Giá-La                               4. La-Ma-Già
  3. Ca-Tỳ-La-Vệ           6. Tỳ-Lưu-Đề
  4. Tỳ-Xá-Ly              8. Ma-Kiệt-Đà.

             Đức Phật Thích Ca trong Đạo Cao Đài :

          Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ Phật giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Đạo Phật từ đó truyền đến  nay được hơn 2500 năm.

            Ngày nay thuộc Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế mở Đạo Cao Đài. Lúc ban sơ, Đức PhậtThích Ca có giáng cơ dạy đạo như sau :

            “                         Ngày 8 tháng 4 năm Bính Dần (1926).

                           THÍCH CA MÂU NI PHẬT

                                    Chuyển Phật Đạo,

                                    Chuyển Phật Pháp,

                                    Chuyển Phật Tăng,

                                    Qui nguyên Đại Đạo.

            Tri hồ chư chúng sanh ?

Khánh hỷ ! Khánh hỷ ! Hội đắc Tam Kỳ Phổ Độ : Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đại hỷ  phát đại tiếu !

Ngã vô lự Tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo Ngọc Đế viết Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. “ (TNHT. I. 14)

Bài giáng cơ bằng chữ Nho trên của Đức Phật Thích Ca, diễn Nôm ra sau đây :

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Phật đạo, Phật pháp, Phật tăng, qui nguyên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chư chúng sanh có biết chăng ?

Vui mừng ! Vui mừng ! Được hội vào Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ : Chư Thần Thánh Tiên Phật quá mừng nên phát ra tiếng cười lớn.

Ta không còn lo lắng về 3 đường luân hồi khổ sở. Khá tùng theo lời dạy bảo của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, gọi là Đấng Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Đức Phật Thích Ca có giáng cơ ban cho 2 Bài kinh rất quan trọng là : Kinh Đại Tường và Di-Lạc Chơn Kinh.

Hai Bài kinh nầy cho chúng ta biết, Đức Phật Thích Ca đã giao quyền giáo hóa lại cho Đức Phật Di-Lạc trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, nên Đức Phật Thích Ca vào ngự nơi Kim  Sa

Đại điện trong Lôi Âm Tự, và Đức Phật Di-Lạc ngự tại Kim Tự Tháp ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới nơi cõi thiêng liêng.

Còn Đức Phật A-Di-Đà, trước đây là Giáo chủ CLTG, nay cũng giao quyền lại cho Đức Phật Di-Lạc, và Ngài cũng vào ngự nơi Lôi Âm Tự. (Vào Lôi Âm kiến A-Di).

Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, tại Tòa Thánh Tây Ninh cũng như tại các Thánh Thất địa phương, đều có thiết Đại Lễ cúng Vía Đức Phật Thích Ca, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại tiểu sử và công đức của Ngài.

Lạt-Ma Giáo

  • Phái Cựu giáo.
  • Phái Tân giáo.

Lạt-Ma, do phiên âm từ tiếng Tây Tạng, Anh văn và Pháp văn đều viết là : LAMA, nghĩa là các thầy tu theo Phật giáo ở nước Tây Tạng.

Ở Tây Tạng, Thầy tu Lạt-Ma cầm quyền quốc chánh, nhà vua và các quan đều là Thầy tu. Hạng Thầy tu nầy chiếm ¼  số dân Tây Tạng, rấtđược dân chúng  trọng vọng.

Nhiều vị Lạt-Ma có phép Thần thông, làm được mưa gió, có phép rút đường, biết được quá khứ vị lai. Ông vua củanước Tây Tạng là một vị Lạt-Ma, được gọi là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai-Lama), được dân Tây Tạng tôn là vị Phật Sống (Hoạt Phật) của họ. Ngài cũng là Giáo Chủ của Lạt-Ma giáo.

Ngài có phép Thần thông, mỗi khi gần tịch (chết), Ngài cho biết Ngài sẽ hóa thân trở lại và để lại một vài chứng tích. Các vị Lạt-Ma có nhiệm vụ tìm kiếm vị Hóa thân, rồi đến đó thử nghiệm xem có đúng như vậy không. Nếu đúng thì các vị Lạt-Ma sẽ đến lập một chương trình giáo hóa đặc biệt vị Hóa thân nầy cho đến tuổi trưởng thành, rồi thỉnh Ngài về kinh đô, tôn lên ngôi  Đạt-Lai Lạt-Ma, làm vua cai quản đất nước và tín dồ Tây Tạng.

Có nhiều vị Lạt-Ma có trình độ tu học rất cao, làm Giáo Sư  Thần học ở các trường Đại học.

Lạt-Ma giáo là quốc giáo của nước Tây Tạng, có nguồn gốc là Phật giáo Đại thừa Mật Tông từ Ấn Độ truyền qua Tây Tạng , khoảng đầu thế kỷ thứ 7, ứng với thời nhà Đường bên Tàu. Lạt-Ma giáo lan rộng qua tới Mông Cổ và Mãn Châu. Bởi người ta thấy các Thầy tu của tôn giáo nầy được gọi là Lạt-Ma, nên tôn giáo ấy được gọi là Lạt-Ma giáo.

Tuy có nguồn gốc Phật giáo, nhưng Lạt-Ma giáo biến thể rất nhiều cho hợp với người Tây Tạng, cũng vì vậy,  Lạt-Ma giáo được gọi là Phật giáo Tây Tạng.

Lạt-Ma giáo có 2 phái lớn : Cựu giáo và Tân giáo.

  1. Phái Cựu Giáo  :

Phái Cựu giáo mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, nên còn được gọi là HỒNG GIÁO, chuyên luyện các phép thuật, các môn Thần bí, dung hòa với tư tưởng bình dân. Nhưng càng về sau, tông phái nầy vàng đi sâu vào chỗ yêu thuật, tà vọng.

  1. Phái Tân Giáo :

Phái Tân giáo mặc áo vàng, đội mũ vàng, nên còn được gọi là HOÀNG GIÁO, là phái cải cách do vị Lạt-Ma Tsong-Khapa sáng lập vào thế kỷ thứ 14, ứng với thời nhà Minh bên Tàu. Đến đời nhà Thanh, phái nầy được triều đình nước Tây Tạng công nhận là Chánh giáo, được triều đình bảo hộ, làm Quốc giáo Tây Tạng. Các vị Thầy tu có nghi thức đúng đắn hơn, giữ hạnh thanh tịnh Phật giáo, được ở trong các ngôi chùa lớn mà Ban Tăng già có đến hàng ngàn người.

Phái Hoàng Giáo, tức là Lạt-Ma Giáo chánh thức, có 2 vị Chúa tể nắm giữ mối đạo và cầm quyền cai trị dân chúng  :

1) Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai Lama) : đượcdân chúng tin rằng, Ngài là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, ngự tại Đền Potala, kinh đô Lhassa, nước Tây Tạng.

Bên Tây Tạng, người ta quan niện rằng, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật Nam, nên các hình tượng của Ngài đều là Nam giới, trái với Trung Hoa và Việt nam, Đức Quan Thế Âm Bồ Tái là một vị Nữ Phật.

2) Đức Ban-Thiền Lạt-Ma (Pentchen Lama) : đứng hàng thứ nhì sau Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, là hóa thân của Đức Phật A-Di-Đà, trụ tại ngôi chùa lớn Trát-Thập Luân-Bố (Trashi-Lumpo) ở tại thành Shigatsé.

“ Cơ cấu tổ chức các tu viện tại Tây Tạng khá chặt chẽ và rất giống với cách tổ chức tôn giáo thường thấy ở các quốc gia Tây phương.

Đứng đầu Giáo Hội là Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Dưới quyền lãnh đạo của Ngài là một Hội Đồng Tôn giáo gồm 4 vị Trưỡng Lão : 1 vị Đại diện Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, còn 3 vị kia là Sư Trưởng của 3 Tu viện lớn nhứt Tây Tạng, còn gọi là Tam Đỉnh Viện : Drepung, Sera, Ganden. Thực ra, đây là 3 Đại học Phật giáo thì đúng hơn, vì nhiệm vụ chính của 3 Tu Viện nầy là đào tạo và huấn luyện  các tu sĩ. Dĩ nhiên,  mỗi Tu Viện đều có một chương trình giáo dục và kỷ luật riêng.

GANDEN chú trọng nhiều về Giới luật và các phương pháp tu kín.

DREPUNG nổi tiếng sản xuất nhiều bậc học giả lỗi lạc uyên bác.

SERA rất thành công trong công việc đào tạo các tu sĩ có tinh thần xã hội, đi sâu vào đời sống dân chúng nhiều hơn.

Ngoài 3 Tu Viện lớn, còn có rất nhiều chi nhánh của 3 Tu Viện nầy. Đây cũng là những Đại học Phật giáo nhưng có tính cách địa phương. Các tu sĩ học nơi đây và thi đậu các kỳ thi Lạt-Ma cấp thấp. Muốn lên bậc cao hơn, họ phải xin thi tuyển vào học nơi các Đỉnh Viện.

 Theo tài liệu của Điện Potala, năm 1959, Tây Tạng có hơn 6000 ngôi chùa và 200 Tu viện lớn nhỏ. Với dân số vài triệu người, ta không ngạc nhiên khi thấy ¼ dân số Tây tạng  là tu sĩ. Gần như gia đình nào cũng có người xuất gia. Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, phong tục, văn hóa của xứ nầy.

Thông thường một đứa trẻ gia nhập Tu viện vào năm 7 tuổi. Lúc đầu nó được huấn luyện vào các công việc lặt vặt để xem có thể thích hợp với đời sống ở Tu viện không. Sau đó ít lâu, nếu được chấp nhận làm đệ tử sơ cơ, nó sẽ phải giữ 16 giới  luật căn bản và được làm lễ thí phát, nhưng vẫn giữ  một chỏm tóc trên đầu để phân biệt với những người đã phát nguyện giữ thêm 20 giới luật nữa, gọi là đệ tử trung cấp. đầu được cạo trọc hoàn toàn, và có một Pháp danh riêng.

Chỉ khi nào quá 20 tuổi, thi đậu những kỳ thi Phật học thì  mới được gọi là Lạt-Ma. Từ đây, những Lạt-Ma có thể chọn con đường của mình để tiếp tục học thi những bằng cấp khác, và tùy theo ngành chuyên môn, họ có thể trở thành : Y sĩ, Giảng sư, Tiến sĩ, …

Vì tất cả Đại học đều là Tu viện, nên gần như tất cả những người có khả năng chuyên môn đều là những tu sĩ.

Dĩ nhiên, không phải tu sĩ nào cũng vượt qua được các kỳ thi chuyên môn, một số không được vào Đại học thì trở nên những tu sĩ làm các công việc thông thường như : Nấu ăn,  xây cất, tạc tượng, đúc chuông, … hoặc canh gác Tu viện.

Lạt-Ma giáo Tây Tạng phát triển được như vậy là nhờ công lớn của một Tu sĩ tên là Tsong-Khapa (1357-1419).

Tsong-Khapa là một Tu sĩ thông minh đỉnh ngộ, xuất gia thọ giới với phái Kadampa của Đại sư Atisha, nhưng ông vẫn không thỏa mãn , nên sau thời gian, ông lại theo học với các cao tăng danh tiếng của các phái Nyingmapa, Kagyupa, và Sakyapa.

 Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả tinh hoa của những tông phái trên, Tsong Khapa bèn nhập thất trong một động đá trên dãy núi Tuyết sơn, để suy gẫm về những điều đã học. Ông nhận thức rằng, Phật giáo khi truyền vào Tây Tạng, đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của tôn giáo Bon Pa (một tôn giáo cổ của người Tây Tạng xưa), nên giáo lý Phật giáo bị pha trộn và thay đổi để nghiêng hẳn về Huyền học, Thần thông, mà bỏ qua mục đích tu thân và cầu giải thoát như Đức Phật đã dạy.

Để chống lại sự đàn áp của nhóm Bon Pa, Lạt-Ma giáo đã được tổ chức chặt chẽ thành những môn phái, nhưng chính sự tổ chức nầy đã đưa Lạt-Ma giáo vào con đường suy vong, chỉ còn hình thức mà thiếu nội dung, chỉ có bên ngoài mà thiếu chiều sâu.

Vì sự kết hợp chặt chẽ trong phe phái, dần dần các tu sĩ trở nên lười biếng, không gìn giữ giới luật và coi việc tu hành như một nghề nghiệp hướng dẫn tinh thần dân chúng, hơn là tu thân cầu giải thoát. Tệ hơn nữa, các nghi thức hành lễ đã bị pha trộn với Huyền thuật, trở thành cúng vái, xin xỏ, lên đồng nhập cốt, giải đáp lá số chiêm tinh, bùa chú thư phù. Các tinh hoa của Phật pháp được cất giữ, không đem ra giảng dạy, chỉ có các hình thức bề ngoài được đề cao. Các tu sĩ không chịu tu học  mà chỉ đặt trọng tâm vào các vấn đề sắc tướng, như kêu gọi dân chúng xây chùa, đúc tượng, để được phước, cúng vái cầu xin các năng lực huyền bí bên ngoài, sử dụng Huyền thuật vào mục đích tư lợi, tu hành để đắc Thần thông, trụ vào các cõi Trời hưởng lạc, thay vì vượt lên trên để thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Đã thế còn pha trộn các hình thức của phái Bon Pa, như Luật Thừa kế tôn giáo (Religious inheritance), cho phép tu sĩ lập gia đình và sử dụng ngôi chùa như nhà riêng. Họ sinh con đẻ cái, và nếu cha làm Lạt-Ma thì đương nhiên con cũng thành Lạt Ma, khỏi phải tu học mất công, rồi đến con cháu cũng đều thành Lạt-Ma hết.

Tệ đoan nầy kéo dài trong nhiều thế kỷ và được chấp nhận như một việc hiển nhiên, không ai chất vấn hay đặt vấn đề Giới luật cho các vị Lạt-Ma nữa.

Tsong Khapa đi khắp nơi giảng dạy Phật pháp, đề cao Giới luật và khuyến khích việc học tập kinh điển. Ông chỉ trích nặng nề việc pha trộn các mê tín dị đoan và thực hành Huyền thuật trong các Tu viện. Ông phủ nhận tất cả những phương tiện nào không theo đúng như lời Phật dạy, và gọi đó là Tà pháp.

Ông là người đầu tiên đặt ra những phương pháp cải cách hết sức khoa học để gạn lọc các hình thức mê tín dị đoan trà trộn vào Phật pháp.

Sau một thời gian đi khắp Tây Tạng thuyết giảng, Ông lập Tu viện Ganden để huấn luyện tu sĩ. Học trò của Ông đều đội mũ vàng, nên được gọi là phái Mũ vàng (Gelugpas), phân biệt với phái thành lập trước đó thường đội mũ đỏ (Dugpas).   

Cuộc chấn hưng Lạt-Ma giáo của Tsong Khapa đem lại một sinh khí mới cho Lạt-Ma giáo, nhưng việc đào tạo những tăng sĩ chọn lọc , có tinh thần tu học cao, tôn trọng kỷ luật, đòi hỏi thời gian lâu dài, nhiều thử thách, nên phái Mũ vàng chỉ là thiểu số so với phái Mũ đỏ.

Trong suốt mấy trăm năm, không những phái Mũ đỏ chiếm đa số mà còn tạo nhiều ảnh hưởng đối với các Lãnh Chúa, Tiểu Vương, mặc dù họ không sản xuất được những tu sĩ xuất sắc như phái Mũ vàng. Tuy nhiên, theo thời gian, các tu sĩ Mũ đỏ bị quần chúng coi thường, bất tín nhiệm, nên cũng mất dần ảnh hưởng.

80

Sau khi Ông Tsong Khapa qua đời, đệ tử của Ông tiếp tục công việc chấn hưng Lạt-Ma giáo, huấn luyện đào tạo các tăng sĩ giới đức, khuyến khích tín đồ tự tu, tự học, chớ nên ỷ lại vào các tu sĩ, vì tu sĩ chỉ là người hướng dẫn, chớ không thể cứu độ được ai hết.

Việc nầy gặp phải sự chống đối mãnh liệt của các tông phái khác, vì đụng chạm tới  quyền lợi của họ.

Trưởng môn phái Mũ Vàng là Gedun Truppa ý thức rõ sự đe dọa nầy, nên trước khi chết, Ông đã cho các đệ tử biết rằng, Ông sẽ hóa thân trở lạiđể tiếp tục lãnh đạo phái Mũ Vàng. Ông để lại một bài kệ và ít di vật làm tin.

Phong tục Tây Tạng tin rằng khi một tu sĩ đã đạt đến trình độ cao, họ có thể chọn lựa đời sống ở một cõi khác, hoặc trở lại thế gian để tiếp tục công việc còn dở dang. Những người trở lại thế gian như thế được gọi là Hóa Thân.

Hai năm sau, một đứa bé trai lên 2 tuổi đã giải đáp được Bài kệ, cũng như phân biệt rõ các di vật của Gedun Truppa, nên được phái Mũ Vàng suy tôn lên làm Sư Trưởng (Rinpoche), lấy Pháp danh là Gedun Gyatso.

Tiếp tục đường lối của Gedun Truppa là khuyến khích các tín đồ tự tu tự học. Sư Trưởng Gyatso đi khắp nơi hoằng dương giáp pháp, được dân chúng vô cùng kính nể, gọi là Liên Hoa Sư Trưởng (The Lotus Rinpoche).

Trước sự phát triểncủa phái Mũ Vàng, các phái Mũ đỏ, nhất là phái Karmapas, vốn có quân đội riêng, thẳng tay trừng trị những tu sĩ Mũ Vàng nào bén mảng đến vùng Chang Tsang của họ.

Một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa các tông phái sắp xảy ra thì Sư Trưởng Gedun Gyatso bị bạo bệnh từ trần. Trước khi chết, Ông để lại di chúc rằng Ông sẽ trở lạiđể hoàn tất công việc phục hưng Lạt-Ma giáo.

Ít lâu sau, học trò của Ông tìm gặpmột bé trai có những ấn chứng đặc biệt như đã di chúc tên là Sonam Gyatso.

Khác với 2 kiếp trước, Sonam Gyatso không những học rộng mà còn có biệt tài hùng biện. Ông có thể giảng giải  tất cả những kinh nổi tiếng khó hiểu một cách dễ dàng. Người ta gọi Ông là vị Sư Trưởng có lời nói quí như ngọc. Danh tiếng của Ông được đồn xa đến tận Mông Cổ. Vua nước nầy là A Đại Kha Hãn (Alta Khan) cho sứ giả qua mời Ông sang Mông Cổ  thuyết pháp.

Lịch sử chép rằng, Sonam Gyatso đếnnơi đúng lúc A Đại Kha Hãn đang khởi binh đi đánh nước Nữ Chân. Sonam bèn xin vua cho Ông thuyết một bài pháp trước khi kéo binh đi. Trước hằng vạn quân sĩ đang hung hăng, Sonam giảng về đức Từ bi của Phật. Lời nói chân thành của Ông có sức rung động mãnh liệt khiến A Đại Kha Hãn quyết định bãi binh, và mấy vạn quân lính Mông Cổ đều xin quy y Phật đạo.

Vua A Đại Kha Hãn đặt Phật giáo lên hàng Quốc giáo, phong cho Sư trưởng Sonam Gyatso làm Đạt-Lai Lạt-Ma, có nghĩa là vị Lạt-Ma có tấm lòng từ bi rộng như biển. Danh từ Đạt-Lai Lạt-Ma  mới bắt đầu  có từ đó.

Vì Sonam Gyatso là Hóa thân lần thứ ba của Gedun Truppa, nên Ông được gọi là vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 3.

Nhờ ảnh hưởng của Ông đối với người Mông Cổ, cuộc chiến giữa các tông phái Mũ Vàng và Mũ đỏ không xảy ra ở Tây tạng. Phái mũ đỏ Karmapas, dù có quân đội riêng, cũng không dám tấn công Phái Mũ vàng Gelugpas bằng quân sự.

Sonam Gyatso dành khá nhiềuthời gian truyền bá Phật pháp tại Mông Cổ. Khi đó, thế lực của Mông Cổ bắt đầu  suy yếu, các bộ lạc và Tộc trưởng rấtmuốn đem binh chinh phục các nơi, hy vọng những chiến thắng ngoài biên gới sẽ làm nguôi ngoai lòng bất mãn củadân chúng trong nước. Tuy nhiên, A Đại Kha Hãn cương quyết giữ đúng lời phát nguyệncủa Ông trước Sonam Gyatso, là không gây thêm một cuộc chiến tranh nào nữa. Trước khi từ trần, nhà vua gởi thư xin Đức Đạt Lai Lạt-Ma Sonam Gyatso hãy chăm lo cho dân chúng Mông Cổ khỏi rơi vào nạn binh đao.

Năm 1588, Sonam Gyatso từ trần, để lại một bài kệ rằng Ông sẽ hóa thân trở lại tại Mông Cổ để làm tròn lời hứa với A Đại Kha Hãn. Cuộc đi tìm vị Hóa Thân lần thứ 4 nầy rất gay go vì những ấn chứng đặc biệt mà Sonam di chúc lại.

 Sau nhiềunăm tìm kiếm, các vị Lạt-Ma  gặpđược đứa cháu nội của A Đại Kha Hãn có được những ấn chứng nầy.

Yonsten Gyatso là vị Đat-Lai Lạt-Ma duy nhứt không phải là người Tây tạng, và vì xuất thân trong gia đình vua chúa Mông Cổ, nên Ông không những là người lãnh đạo phái Mũ Vàng ở Tây Tạng, mà còn là một vị Quốc Sư  của triều đình Mông Cổ. Lúc đó, uy thế của Mông Cổ suy kém nhiều, các bộ lạc tự  ý tách ra tự trị, không tùng phục triều đình nữa. Nhưng trong suốt thời gian làm Quốc Sư của Yonsten Gyatso,  Mông Cổ không gây chiến với bất cứ quốc gia nào, nên dân chúng hưởng được cảnh thái bình trong mộtthời gian khá dài.

Khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Yonsten qua đời, đế quốc Mông Cổ tan rã, phái Mũ Đỏ ở Tây Tạng lợi dụng cơ hội nầy để bành trướng thế lực. Nhóm Mũ Đỏ Karmapas xúi giục Tiểu Vương xứ Tsang khởi binh tấn công phái Mũ Vàng. Chùa Sera và Drepung bị đốt, hằng trăm tu sĩ Mũ vàng bị giết. Các tu sĩ Mũ Vàng phải trốn vào rừng, cho đến khi tìm được vị Hoá thân thứ  5 là Lobsang Gyatso trong một gia đình

nông dân ở Lhassa. Vì hoàn cảnh đặc biệt, họ phải đưa Lobsang qua miền Tây trú ẩn trong tu viện Talshihunpo.

Lobsang Gyatso được huấn luyện tại đây cho đến khi trưởng thành chánh thức nhận lãnh chức vụ Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5. Được tin nầy, vị Lãnh chúa xứ Tsang định đem quân đến vây Tu viện Talshihunpo để trừ tận gốc.

Lịch sử Tây Tạng kể rằng, một trong những bài kệ để lại đã tiên đoán trướcviệc nầy, và nói rằng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 sẽ có cách đối phó, nếu Ông ta đích thực là Hóa thân của Yonsten Gyatso.

Khi được thông báo, Lobsang  Gyatso nói với các tu sĩ  Mũ vàng rằng, không một tên lính nào của xứ Tsang lọt qua được cánh cửa Tu viện Talshihunpo. Một câu nói dường như vô lý, khi cả ngàn quân lính xứ Tsang sắp sửa kéo đến.

Nhưng khi Lãnh chúa xứ Tsang vừa xuất quân thì một Tộc trưởng Mông Cổ là Gusris Khan đã mang quân Mông Cổ đánh úp xứ nầy, rồi chiếm trọn Tây Tạng. Lịch sử Mông Cổ chép rằng, Gusris Khan nằm mộng thấy tổ tiên là A Đại Kha Hãn gọi đến trao nhiệm vụ phải giải phóng xứ Tây Tạng khỏi bọn tà ma hại đạo. Gusris Khan giải giới nhóm tu sĩ Mũ đỏ Karmapas, tiêu diệt các Lãnh chúa, Tiểu vương, thống nhất toàn cõi Tây Tạng, rồi Ông mời Lobsang Gyatso trở về Lhassa, trao quyền cai trị toàn xứ Tây Tạng cho vị Đạt-Lai Lạt-ma đời thứ 5 rồi kéo quân trở về Mông Cổ.

Từ đó, Tây tạng được đặt dưới quyền cai trị của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cho tới ngày nay.

Mặc dầu tất cả Đạt-Lai Lạt-Ma đều xuất thân từ phái Mũ Vàng (Gelugpas), nhưng phái Mũ Đỏ (Dugpas) vẫn được tôn trọng và vẫn chiếm số đông.

Lobsang Gyatso nhớ ơn vị thầy có công dạy dỗ  Ông thuở nhỏ tại Tu viện Talshihunpo, nên phong cho thầy làm chức Ban-Thiền Lạt-Ma (Tashi Lama). Chữ Tây Tạng, Ban Thiền (Tashi) có nghĩa là vị thầy đáng kính.

Sau đó, các vị Ban -Thiền Lạt-Ma cũng hóa thân trở lại hướng dẫn tinh thầndân chúng, mặc dầu nhiệm vụ của vị Ban-Thiền Lạt-Ma chỉ  thuần túy trong tôn giáo mà thôi.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Lobsang Gyatso cho xây Điện Potala trên nền móng Cung điện cũ của Songsten Gampo và khởi sự ngay một cuộc chấn hưng tôn giáo. Các Tu viện được xây dựng khắp nơiđể đào tạo Tu sĩ, nhiều kỳ thi Phật học được tổ chức để gạt bỏ những người mượn áo tu hành làm điều sái quấy. Tục lệ thừa kế trong tôn giáo được bãi bỏ, các tu sĩ phải thi đậu các kỳ thi Phật học  mớiđược bổ nhiệm làm Trụ trì  các Tu viện, nhưng cũng chỉ hành quyền mộtthời gian ấn định để tránh sự quyến luyến một chốn nào. Sau mộtthời gian hoằng dương giáo pháp, các tu sĩ nầy được đưa đến những Tu viện cao hơn để học hỏi thêm.

Để tránh tình trạng chia rẽ giữa các tông phái, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Lobsang cho thành lập một Hội Đồng Trưởng Lão để điều hành và bổ nhiệm các tu sĩ có tài năng và đức độ vào những chức vụ hành chánh quan trọng.

Một Hội Đồng Tôn giáo cũng được thành lập để lo các vấn đề tôn giáo và bảo đảm các tông phái đều được tôn trọng như nhau, trong tinh thần hòa ái khiêm cung.

Các kinh điển từ trước vẫn được cất kỹ thì nay đem ra truyền bá sâu rộng để khuyến khích phong trào tu học trong nước. Mọi gia đình đều được khuyến khích gởi con cái vào học trong các Tu viện, để trở thành những vị Lạt-Ma.

(Danh từ Lạt-Ma không chỉ có nghĩa là Tu sĩ, mà nghĩa chánhcủanó làmộtngườihọc thức thi đậu kỳ thi Phật học. Sau đó họ có thể lấy vợ, sống nhưngườidân bìnhthường. Khi nào phátnguyệnxuất gia tu hành thì mớigọi là Tu sĩ. Tất cảTu sĩ đều phải thi đậu kỳ thi Phật học, nên các Tu sĩ đều là Lạt-Ma, nhưng Lạt-Ma chưa hẳn là Tu sĩ,)

Tây Tạng từ trướcđến nay vẫn là một xứ rộng lớn, địa thế hiểm trở, các vùng thường sanh hoạt tự trị, nhưng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài giỏi, không những Ngài tổ chức lại guồng máy điều hành một cách khôn khéo mà còn thống nhứt toàn xứ Tây Tạng dưới danh nghĩa tôn giáo.

Các gia đình quí tộc, các Tù trưởng, từ trước vẫn nắm quyền hành và quân đội, nay được mời vào Hội Đồng Địa phương, một chức vụ cho phép họ thâu thuế, kiểm soát an ninh trật tự, mặc dầu quyền hành của họ ít nhiều bị giới hạn và chịu sự kiểm soát của các Tse Drung (giống như chức vụ Tỉnh trưởng).

Trong suốt 300 năm, guồng máy hành chánh của Tây Tạng gần như không thay đổi và vẫn giữ được tánh cách thống nhứt, độc lập dưới sự cai trị của các Đạt-Lai Lạt-Ma.

Ngoài vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 5 vẫn được tôn sùng nhất, lịch sử Tây Tạng còn ghi nhận vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 như một vị có công lớn về phương diện tôn giáo và chánh trị.

Thupten Gyatso (1876-1933) nhận trách nhiệm lãnh đạo Tây Tạng khi quốc gia nầy phải đối phó với nhiều áp lực chưa từng có. Về mặt đối ngoại, Ngài phải lo đối phó với Nga, Anh và Trung Hoa. Về đối nội, Ngài phải dàn xếp sự tranh chấp giữa các tông phái, ngay trong nôi bộ của phái Mũ Vàng cũng có nhiều rạn nứt trầm trọng.

Trong suốt mấy thế kỷ liền, Hội Đồng Trưởng Lão đã nắm quyền khi các vị Đạt-Lai Lạt-Ma còn nhỏ tuổi, và họ đã thao túng chính trường, lập thành những phe nhóm chống đối nhau. Một số có ý đặt ra các luật lệ dành nhiều quyền lợi cho giới tăng sĩ phe mình; một số khác lại muốn chú trọng vào con đường tu luyện Thần thông hơn là theo đúng con đường của Đức Phật.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thupten Gyatso có đầu óc mở rộng hơn những vị Đạt-Lai Lạt-Ma trước, nên sau khi nhậm chức, Ngài giới hạn quyền hành của các Trưởng Lão và thay thế Hội Đồng Trưởng Lão nầy bằng một Nội Các gồm nhiều nhân vật dân sự. Ngài là người đầu tiên khởi xướng chương trình giáo dục mở rộng cho tất cả mọi người, chớ không dành riêng cho giới quí tộc hoặc tu sĩ.

Ngài thay đổi toàn bộ luật pháp đặt ra từ những thế kỷ trước, hủy bỏ án tử hình, giảm nhẹ các hình phạt, bỏ bớt thuế khóa, xây bệnh viện, trường học, mở mang đường sá, và phát động nhiều công cuộc cải cách xã hội khác.

Dĩ nhiên, Ngài gặp sự chống đối mãnh liệt của giới tu sĩ và quí tộc, nhưng Ngài đã can đảm tổ chức lại Giáo hội, nhấn mạnh việc tu thân trước khi tham dự vào các công việc xã hội, và chánh trị. Điều mà Ngài chưa thi hành được là thay đổi chánh sách bế quan tỏa cảng của các Đạt-Lai Lạt-Ma đờitrước, vì gặp phải sự chống đối rất mãnh liệt của Nội Các.

Năm 1904,  nước Tây Tạng bị quân đội Anh quốc từ Ấn Độ đem quân xâm lăng. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 13 phải qua lánh nạn tại Trung Hoa.

Tại Trung Hoa, Ngài nhận thấy nước Trung Hoa cũng đang bị các nước Tây phương xâu xé. Ngài dự định, khi Ngài được trở về Tây Tạng, Ngài sẽ cương quyết thi hành những chánh sách  mới, hầu đưa Tây Tạng thoát khỏi vết xe cũ.

Sau cuộc thương thuyết với Chánh phủ Anh, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trở về nước. Vì sự chống đối của Nội Các và  Hội Đồng Trưởng Lão, Ngài không thể cải cách xã hội Tây Tạng như  ý muốnđược nữa. Ngài dành trọn thời giờ để Thiền định và giảng dạy kinh điển cho các tu sĩ trẻ.

Trước khi qua đời, Ngài cảnh cáo rằng, Tây Tạng sắp bước vào một giai đoạn thử thách  mới, và chỉ có sự chuẩn bị  mới giúp họ thoát khỏi tai ách lớn lao nầy.

Khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 13 (Thupten Gyatso) qua đời, Hội Đồng Trưởng Lão quyết định áp dụng chánh sách bế quan tỏa cảng. Trong lúc đó,  thời cuộc thế giới bên ngoài thay đổi mau chóng, với cuộc Cách Mạng Trung Hoa, cuộc xâm lăng của Nhựt Bổn, cuộc Cách mạng Vô sản ở Trung Hoa, hai cuộc Thế giới Chiến tranh. Vả lại, Hội Đồng Trưởng lão lại quá bận rộn trong công việc tìm kiếm vị Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 14, nên không chú ý nhiềuđếnvấn đề đổi thay thời cuộc bên ngoài.

Năm 1950, Quân đội Trung Hoa Cộng sản, tràn qua biên giới Tây Tạng, mở đầumột cuộc xâm lăng qui mô. Họ đàn áp dã man các cuộc nổi dậy đòi độc lập củangười Tây Tạng và đặt ách thống trị dưới chiêu bài Giải phóng.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đời thứ 14 bị giam lỏng tại Điện Potala trong 9 năm liền. Cho đến tháng 4 năm 1959, Ngài  mới trốn thoát được và sang tỵ nạn nơinước Ấn Độ.

Mặc dầu Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chủ trương bất bạo động, kêu gọi thế giới  giúp Tây Tạng phục hồi chủ quyền quốc gia, nhưng nhiềungười Tây Tạng trong nước vẫn tổ chức các cuộc kháng chiến, cương quyết đánh đuổi quân xâm lăng Trung quốc. Nhiều cuộc nổi dậy đẫm máu xảy ra trong mấy mươi năm qua mà thế giới  bên ngoài vẫn cố tình làm lơ như không nghe biết.

Việc Đức Đạt-Lai Lạt-Ma qua Ấn Độ xin tỵ nạn chánh trị làm cho Thủ Tướng Nehru của Ấn Độ bối rối, vì hiện tại, việc ngoại giao giữa 2 nước (Ấn Độ và Trung quốc) đang tốt đẹp. Nếu từ chối việc tỵ nạn của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì sẽ gây nhiều phản ứng quốc tế bất lợi cho Ấn Độ, nhưng nếu  chấp nhận cho tỵ nạn thì Ấn Độ có thể gặpnhiều khó khăn về ngoại giao đối với Trung quốc.

Để đối phó với dư luận thế giới  đang sôi nổi về việc nầy, Thủ Tướng Nehru có một quyết định rất khôn khéo là : Một mặt, Ông tuyên bố trước Quốc hội rằng, việc tỵ nạn của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chỉ là sự tranh chấp nội bộ củangười Tây Tạng, Ấn Đô không có lý do gì để dính dáng đến những cuộc tranh chấp nầy; mặt khác, Ông tức tốc tìm ngay một địa điểm thật hẻo lánh  để đưa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đến đó tạm trú, hy vọng theo thời gian, vấn đề Tây Tạng sẽ chìm vào quên lãng. Dharamsala được chọn vì vị trí đặc biệt nầy.

Đây là một thị trấn nhỏ ở miền cực Bắc Ấn Độ, nằm sâu trong thung lũng Kangra, 4 bề được bao bọc bởi những dãy núi của Hy-Mã-Lạp Sơn, chỉ có độc một con đường  giao thông với bên ngoài. Trước đây, Dharamsala chỉ là một đồn lính biên phòng của quân đội Anh có tên là Macleod Ganj, khi người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, quân đội Anh rút đi, đồn nầy bị bỏ hoang, chỉ có chừng 200 người dân địa phương cư ngụ nơi đây. Trục giao thông duy nhất là một con đường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, hư xấu, thường bị tuyết phủ kín  vào mùa Đông, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài.

Điều mà Thủ Tướng Ấn không ngờ là, chỉ trong mộtthời gian ngắn, hơn 40 000 người dân Tây Tạng tỵ nạn kéo về đây ở để ủng hộ Đức Đạt-Lai Lạt-Ma của họ, biến thị trấn hoang vu nầy thành một nơi đông đảo mà báo chí Tây phương gọi là “Little Lhassa” (Lhassa nhỏ), thủ đô của dân tỵ nạn Tây Tạng.

Lão Giáo

  • Định nghĩa
  • Nguồn gốc
  • Kinh điển và Giáo lý
  • Triết lýcủaLão giáo
  • Sự truyền bá tại Trung Hoa
  • Tiểu sử Đức Lão Tử
  • Lão giáo tại Việt Nam.

        I. Định nghĩa :

Lão giáo là tôn giáo do Đức Lão Tử lập nên và làm Giáo chủ.

Cứu cánh của Lão giáo là dạy con người tu luyện thành Tiên, nên Lão giáo còn được gọi là Tiên giáo.

Quyển sách căn bản của Lão giáo là Đạo Đức Kinh, do Đức Lão Tử viết ra. Trong quyển sách nầy, Đức Lão Tử bàn luận nhiều về chữ ĐẠO. Theo Đức Lão Tử, ĐẠO là cái vô danh có trước Trời Đất, yên lặng trống không, huyền diệu vô cùng, tạo ra Trời Đất và hóa sanh vạn vật. (Xem chi tiếtnơiphần Đạo Đức Kinh phía sau).

Lão giáo chủ yếu dạy về chữ ĐẠO, nên Lão giáo cũng được gọi là Đạo giáo : Tôn giáo dạy về chữ Đạo.

Vậy, Lão giáo, Tiên giáo, Đạo giáo đều chỉ một nền tôn giáo do Đức Lão Tử lập nên, là một trong 3 nền tôn giáo lớn (Tam Giáo) ở Á Đông.

II. Nguồn gốc của Tiên giáo

Tiên giáo có từ rất lâu đời, khi hình thành xã hội loài người, nhưng thuở đó, con người chưa văn minh, chưa có chữ viết, nên chỉ dạy nhau bằng cách truyền khẩu mà thôi. Đó là thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần mở Tiên giáo nơinước Trung Hoa.

Đến thời vua Hiên Viên Huỳnh  Đế (Hoàng Đế), Đức Thái Thượng Đạo Tổ, hóa thân là Quảng Thành Tử xuống trần dạy cho vua Huỳnh Đế và Hoàng Hậu về Bí pháp tu luyện. Tương truyền, vua Huỳnh Đế và Hoàng Hậu tu hành đắc quả, được  cỡi rồng bay lên Trời. Thời kỳ nầy, ai thọ được Bí pháp chơn truyền, lo tu hành thì đắc quả, rồi tìm người có duyên phần truyền lại cái Bí pháp ấy, nên lần lần chơn truyền sai lạc và cuối cùng thì mất hẳn.

Qua thời Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ lại giáng sanh xuống cõi trần là Lão Tử,  để chấn hưng Tiên giáo, và lúc bấy giờ, Tiên giáo được gọi là Lão giáo, vì hiện tại do Đức Lão Tử lập nên. Người ta cũng nhớ tới Tiên giáo thời Hiên Viên Huỳnh Đế (Hoàng Đế), nên nhập chung gọi là Đạo Hoàng Lão. (Hoàng là Hoàng Đế, Lão là Lão Tử).

Lão giáo rất được sùng bái như Phật giáo và Nho giáo, nhưng Lão giáo chủ trương xuất thế, không tham dự việc đời, khác hẳn với Nho giáo (Khổng giáo) chủ trương nhập thế, nên các môn đồ của 2 tôn giáo nầy thường kích bác lẫn nhau.

Chỉ có bực thượng trí với tâm hồn phóng khoáng  mới tiếp thu được Lão giáo.

Học thuyết của Lão giáo rất cao siêu, ít người hiểu thấu, bực thượng trí thì ít, bực hạ trí thì phần nhiều, nên họ hiểu Lão giáo theo lối thấp kém, biến Lão giáo thành lối luyện tập bùa phép, pháp thuật trừ quỉ khiển tà, làm nhiều điều dị đoan mê tín, sai lạc với tôn chỉ cao thượng buổi đầu.

Nhưng đến năm Giáp Tý (1924) là năm Khai Nguơn, và tiếp sau đó là năm Bính Đần (1926), là năm khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Đạo Cao Đài, mở đầu một kỷ nguyên  mới, chấm dứt Nhị Kỳ Phổ Độ, bước qua thời Tam Kỳ Phổ Độ, với một nhơn loại có trình độ tiến hóa rất cao.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nhiệm vụ chấn hưng cả 3 nền tôn giáo : Lão giáo, Nho giáo, Phật giáo, tái lập chơn truyền Tam giáo trong một nền Đại Đạo Cao Đài, do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ.

III. Kinh điển Giáo lý của Lão giáo

Đức Lão Tử, khi đi qua ải Hàm Cốc thì gặp Doãn Hỷ, là quan Doãn giữ ải Hàm Cốc.  Doãn Hỷ lạy Đức Lão Tử xin thọ giáo. Đức Lão Tử bằng lòng lưu lại ải một thời gian để truyền đạo cho Doãn Hỷ, rồi soạn ra sách ĐẠO ĐỨC KINH truyền cho Doãn Hỷ, dặn cứ tu theo đó thì đắc đạo.

Doãn Hỷ cứ noi theo kinh mà tu, dần dần trở nên thông thái, tự viết ra một cuốn kinh gọi là Kinh Tây Thăng gồm 36 bài, nhưng kinh nầy không truyền lại.

Kế tục Lão Tử có Trang Tử, Liệt Tử, nhứt là Trang Tử đặc sắc hơn cả, sáng tác ra Nam Hoa Kinh khi ẩn tu tại núi Nam Hoa, làm sáng tỏ thêm học thuyết của Lão Tử.

Vậy Giáo lý của Tiên giáo được giảng rõ trong 2 cuốn kinh :

-         Đạo Đức Kinh củaĐức Lão Tử.

-         Nam Hoa Kinh của Trang Tử, còn gọi là sách Trang Tử.

  1.      Đạo Đức Kinh :

Đạo Đức Kinh  gồm 81 chương chia làm 2 phần  : Thượng và Hạ, lời lẽ khúc chiết, ý nghĩa uyên thâm, bàn luận về hai chữ  Đạo và Đức, về cơ Tạo Đoan định vị Trời Đất, hóa sanh vạn vật. Vạn vật khi đã sanh thành rồi thì  mỗi vật đều tích lũy Đạo và Đức nơi mình để sống và tiến hóa.

Quan niệm về Vũ trụ và Nhơn sanh như thế nên Đức Lão Tử theo đó mà lập thành Giáo lý của Ngài.

  1. a) Bàn về chữ Đạo :Trong chương mở đầu của Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử bàn về chữ ĐẠO :

Đạo khả Đạo phi thường Đạo,

Danh khả Danh phi thường Danh.

Vô Danh Thiên Địa chi thủy,

Hữu Danh vạn vật chi mẫu.

Nghĩa là : Đạo nói được không phải là Đạo thường,

                 Danh gọi được không phải là Danh thường.

                 Cái Vô Danh là khởi đầu của Trời Đất,

                 Cái Hữu Danh là mẹ của muôn vật.

Chữ THƯỜNG ở đây có nghĩa là mãi mãi, luôn luôn, bất biến, dù mọi vật biến đổi, nhưng tự nó không đổi. Vậy chữ Thường mà Đức Lão Tử dùng để chỉ cái gì luôn luôn là thế, tức là xem nó là qui tắc.

            Đạo là Vô Danh, nên nó không thể chứa đựng ngôn ngữ, nhưng khi ta muốn nói tới nó, ta phải mượn ngôn ngữ, gọi là ĐẠO.

ĐẠO là cái mà bất cứ vật gì, và tất cả mọi vật đều do đó mà sanh ra. Bởi nó luôn luôn có trong mọi vật, nên ĐẠO luôn luôn hiện hữu. Nó là cái bắt đầu  của mọi cái bắt đầu.

Đức Lão Tử nói về lý Âm Dương : Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, Tam sinh vạn vật, nghĩa là : Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật.

Vạn vật giai phụ Âm bảo Dương, xung khí dĩ vi hòa, nghĩa là : : Muôn vật đều cõng một Âm và bồng một Dương, nhân chỗ xung nhau mà hòa nhau.

  1. b)Bàn về chữ Đức :

Đức Lão Tử nói : Đạo sinh chi, Đức xúc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn Đạo nhi quí Đức. Đạo chi tôn, Đức chi quí, phù mạc chi mệnh nhi thường tự nhiên. Cố Đạo sinh chi, Đức xúc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi.

Nghĩa là : Đạo sanh ra nó (vạn vật), Đức chứa đựng nó, rồi thì vật chất khiến nó thành hình, hoàn cảnh khiến nó thành vật. Vì thế, muôn vật đều phải tôn Đạo mà quí Đức. Đạo được tôn, Đức được quí, không có cái gì sai khiến mà vẫn tự nhiên như thế. Cho nên, Đạo sanh ra nó, Đức xúc tích nó, làm cho nó lớn, làm cho nó sống, làm cho nó hiện ra hình, làm cho nó thành ra chất, và nuôi nấng che chở nó.

Xem thế, Đạo sanh ra và Đức nuôi dưỡng.

Đạo như là khối gỗ chưa đẽo gọt, tức là giản dị. Không có gì giản dị hơn cái Đạo Vô Danh. Đức là cái gì giản dị sau Đạo, và người theo Đức thì phải sống cuộc đời càng giản dị càng hay.

Người có cuộc sống hợp với Đức thì phải ở ngoài vòng phân biệt tốt xấu, thiện ác. Đức Lão Tử nói : Thiên hạ giai chi mỹ  chi vi mỹ, tư ác dĩ, giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

Nghĩa là : Nếu thiên hạ biết được đẹp là đẹp thì ấy là có xấu; biết thiện là thiện thì ấy là có bất thiện.

            Vì vậy, Đức Lão Tử cho cái Nhân và Nghĩa của Nho gia là những đức tánh làm suy đồi Đạo và Đức. Do đó, Lão Tử nói : Cố thất Đạo nhi hậu Đức, thất Đức nhi hậu Nhân, thất Nhân nhi hậu Nghĩa, thất Nghĩa nhi hậu Lễ, nghĩa là : mất Đạo  mới có Đức, mất Đức  mới có Nhân, mất Nhân  mới có Nghĩa, mất Nghĩa  mới có Lễ.

            Người ta để mất cái Đức nguyên thủy là vì có quá nhiều ham muốn và hiểu biết. Thỏa mãn ham muốn tức là tìm hạnh phúc, nhưng khi cố tìm cách thỏa mãn quá nhiều ham muốn thì ta chỉ đạt kết quả trái lại.

            Đức Lão Tử nhấn mạnh đến Quả dục (Ít ham muốn), nên nói : Chẳng có họa nào lớn hơn là không biết đủ, chẳng có lỗi nào lớn hơn là muốn được.

  1. c)  Chủ nghĩa Vô Vi :

Vô Vi là không làm, tức là để cho tự nhiên diễn tiến.

Đức Lão Tử thấy cái tự nhiên bao giờ cũng có lợi chớ không có hại. Đã thế thì cứ phó mặc cho tự nhiên làm việc. Nhúng tay vào guồng máy thiên nhiên, không khỏi mang họa vào mình.

Bởi vậy, Đức Lão Tử cho Vô Vi vừa là chủ nghĩa rất hợp với lẽ tự nhiên, vừa là chủ nghĩa vạn năng. Lão Tử đem nó ứng dụng vào tất cả các việc trong đời, từ việc nhỏ như tu thân, xử sự hằng ngày, cho đến việc lớn như lo hạnh phúc cho xã hội.

Chữ VÔ trong Vô Vi không có nghĩa tuyệt đối, nên chủ nghĩa Vô Vi của Đức Lão Tử cũng không phải là không hành động mảy may.

Đức Lão Tử nói : “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.” Nghĩa là : Đạo thường không làm (tức là thuận với lẽ tự nhiên), nhưng không cái gì mà nó không làm.

Trong Trời Đất, cái gì cũng có nguyên nhân. Có sống  mới có chết, có làm  mới có thất bại, có cạnh tranh  mới có người cạnh tranh với mình. Muốn được bình yên vô sự thì đừng cạnh tranh, mình không tranh thì thiên hạ không ai cạnh tranh với mình. (Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh).

            Vậy muốn khỏi thất bại,  muốn  tránh những cái di hại do nó mà ra, người ta cũng phải trừ cái nguyên nhân của nó.

            Nguyên nhân của sự thất bại là gì ? Đức Lão Tử cho nó là : “ Có làm “ (HữuVi). Đức Lão Tử nói : Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Thị dĩ Thánh nhân  vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất. Dân chi tòng sự, thường ư  cơ thành nhi bại chi. Nghĩa là : Người có làm tất có thất bại, người muốn cầm giữ tất bị mất. Cho nên Thánh nhân không làm việc gì nên không bại (bao giờ). Người thường làm việc, thường khi gần thành thì bị thất bại.

            Chủ nghĩa Vô Vi làm thế nào mà trừ được những nguyên nhân sanh ra những điều có hại ?

         Người đời thường hay khinh suất, coi thường những việc nhỏ mọn dễ dàng, đến lúc những cái nhỏ mọn đã thành ra những nguyên nhân  to lớn; những cái dễ dàng đã thành ra những nguyên nhân khó khăn, lúc đó  mới lo làm thì bấy giờ không thể làm được nữa.

Chủ nghĩa Vô Vi cốt ở diệt những nguyên nhân tai hại từ khi nó chưa phát hiện. Đức Lão Tử nói : Làm cách Vô Vi, thờ cái Vô Sự, mến cái Vô Vị (không mùi vị). Lớn nhỏ, ít nhiều, đều lấy Đức báo lại thù oán. Lo việc khó từ khi còn dễ, làm việc lớn từ khi còn nhỏ. Việc khó trong thiên hạ, tất phải làm từ khi còn dễ, việc lớn trong thiên hạ tất phải làm từ khi còn nhỏ. Vì vậy, Thánh nhân không bao giờ làm việc lớn nào mà có thể thành được việc lớn. Vâng nhận một cách khinh suất tất nhiên ít được đúng lời, coi là dễ bao nhiêu thì càng khó khăn bấy nhiêu. Vì vậy, Thánh nhân  thường lấy làm khó mà chung qui không  việc gì khó. (Vi vô vi, Sự vô sự, Vị vô vị, Đại, tiểu, đa, thiểu, báo oán dĩ đức. Đồ nan ư kỳ thị, vi đại ư kỳ tế. Thiên hạ nan sự, tất tác ư dị, thiên hạ đại sự, tất tác ư tế. Thị dĩ Thánh nhân chung bất vi đại, cố năng thành kỳ đại. Phù khinh nặc tất quả tín, đa dị tất đa nan. Thị dĩ Thánh nhân do nan chi, cố chung vô nan kỳ.)

Bổn ý của Đức Lão Tử không phải ngồi khoanh tay mà nhìn. Ngài cũng không muốn lo việc thiên hạ, nhưng lo hẳn bằng cách trừ những cái mầm hại trước khi nó nẩy nở ra.

Vì vậy, chủ nghĩa Vô Vi không phải là không làm, không trị, nhưng phải làm từ cái lúc chưa có việc gì xảy ra, trị lúc chưa loạn. (Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn).

  1. d)  Bàn về việc Chánh trị :Trị nước an dân.

Đức Lão Tử cho rằng, quốc gia lý tưởng là quốc gia được một Thánh nhân cai trị. Điều nầy đồng quan điểm với các Nho gia, nhưng Nho gia lại nói rằng : Khi lên cầm quyền, Thánh nhân phải làm nhiều việc  ích lợi cho dân.

Còn Đức Lão Tử thì nói trái lại : Bổn phận của Thánh Vương không phải làm việc mà phải không làm gì cả (Vô Vi), vì những việc rối loạn xảy ra trong đời nầy không phải vì nhiều việc chưa được làm, mà vì quá nhiều việc đã được làm.

Đức Lão Tử nói rõ : Dân có nhiều ngày kỵ úy thì dân nghèo. Dân có nhiều khí giới thì nước loạn. Người nhiều tài khéo thì vật giả mạo càng thêm. Pháp lệnh càng tăng thì trộm cướp càng nhiều.

Hành động đầu tiên của Thánh Vương là bỏ hết mọi điều ấy.

Đức Lão Tử còn nói : Dứt Thánh bỏ trí, dân lợi gấp trăm. Dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ. Dứt khéo bỏ lợi, trộm cướp chẳng còn. Không chuộng người hiền, khiến dân không tranh. Không trọng vật quí hiếm, khiến dân không trộm cướp. Không thấy vật đáng ham, khiến lòng dân không loạn. (Tuyệt Thánh khí trí, dân lợi bách bội. Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ. Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi vật, sử dân bất  vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn).

            Cho nên lối trị dân của bực Thánh Vương là làm cho lòng trống bụng no, yếu chí, mạnh xương, thường khiến cho dân không biết ham muốn, để cho những kẻ có biết cũng không dám làm. (Thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt, thường sử dân vô tri vô dục, sử tri giả bất cảm vi giả.)

            Thánh Vương sẽ diệt mọi nguyên nhân rối loạn trong đời. Sau đó sẽ trị vì bằng chủ nghĩa Vô Vi. Vô Vi là không làm gì, nhưng mọi việc đều thành.

            Đức Lão Tử nói : Ta không làm mà dân tự hay. Ta thích  yên mà dân tự chánh. Ta vô sự mà dân tự giàu. Ta không muốn mà dân tự phác.

            Không làm (Vô Vi) mà không có gì chẳng làm được. Đó là tư tưởng đặc biệt của Lão Tử, nó có vẻ như mâu thuẩn, nghịch lý. Nhưng theo các Đạo gia, vị cầm quyền  quốc gia phải bắt chước theo Đạo. Nhà cầm quyền không làm gì, mà để cho mọi người dân làm điều gì mà  mỗi người có thể làm.

            Từ luận lý đó, Lão Tử nói thêm : Thánh vương không làm cho dân sáng mà làm cho dân ngu.

            Chữ “ ngu “ ở đây có nghĩa đặc biệt như câu : Đại trí nhược ngu. Cái ngu của bực Thánh nhân là đại trí. Cái ngu của dân ở đây là không tham vọng, sống giản dị tự nhiên.

  1. Nam Hoa KinhcủaTrang Tử :

            Bộ Nam Hoa Kinh hiện nay còn được 33 thiên, chia làm 3 phần : Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Có giá trị nhứt là 3 bài : Tiêu dao du, Tề vật luận, Thu thủy.

            Trang Tử chủ trương trở về với tự nhiên, đề cao cá nhân tự do, cho rằng vạn vật đều bình đẳng với nhau, không có thiện ác, không có phải trái, không có tốt xấu, vinh nhục, …

            Tư tưởng của Trang Tử rất lãng mạn, thâm thúy, kỳ dị. Đặc biệt nhứt là giọng phúng thích của Ông, không chừa một hạng người nào, từ vua tới quan, từ hạng ham giàu mà Ông gọi là vô sỉ đến hạng trí thức theo Nho, theo Mặc, Ông cũng miệt thị.

Ông không màng thế tục, không ham sống, không sợ chết, coi cuộc đời chỉ là giấc mộng lớn, chết là tỉnh mộng.

Văn luận thuyết của Ông thật độc đáo, cuồn cuộn như sông lớn, không dùng phép lý luận để thuyết phục như Mạnh Tử, mà chỉ dùng những ý tưởng lạ, những kết luận đột ngột, những tỉ dụ không ai ngờ để làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú hoặc xấu hổ mà không cãi được.

Những tư tưởng của Trang Tử  thể hiện trong Nam Hoa Kinh  kể ra được như sau :

  1. a)Đường lối để đạt đến hạnh phúc :

Bài đầu tiên trong Nam Hoa Kinh là Tiêu Dao Du gồm nhiều  câu chuyện vui. Trang Tử  đã cho thấy đường lối để đạt hạnh phúc : Sự phát triển tự do bản tính của con người có thể đem ta đến hạnh phúc tương đối. Muốn có hạnh phúc tuyệt đối, phải có sự hiểu biết thấu đáo về bản chất sự vật.

Theo Trời là nguồn gốc của mọi điều hạnh phúc và tốt lành. Theo Người là nguồn gốc mọi sự khó nhọc và tai hại.

Mọi vật đều khác nhau về bản tính và khả năng tự nhiên. Nhưng điều giống chung là mỗi vật đều được hạnh phúc ngang nhau khi khả năng của chúng được sử dụng trọn vẹn và tự do. Đó chỉ là hạnh phúc hữu hạn, còn tương đối.

Người không hiểu biết thì buồn rầu. Nhưng khi đã hiểu biết rõ thì không cảm thấy buồn rầu nữa. Cho nên có thể lấy lý mà hóa tình. Người ta có thể dùng lý trí  chế ngự tình cảm.

            Trang Tử chủ trương rằng : Thánh nhân khi đã hiểu biết hoàn toàn về sự vật thì không còn tình cảm nữa. Điều ấy có nghĩa là Thánh nhân không còn bị cảm xúc làm lay động tâm hồn. Do đó, nhờ sự hiểu biết bản chất sự vật mà Thánh nhân không thấy buồn khổ vì những đổi thay của cuộc đời. Thánh nhân không còn phụ thưộc vào ngoại vật và do đó, hạnh phúc không còn bị hạn chế bởi  ngoại vật. Thánh nhân đã đạt đến hạnh phúc tuyệt đối vậy.

Trang Tử nhấn mạnh  đến sự hợp nhứt giữa người và vạn vật. Muốn thực hiện sự hợp nhứt ấy, phải có sự hiểu biết và trí thông minh cao hơn nữa. Hạnh phúc do sự hợp nhứt ấy là hoàn toàn tuyệt đối.

  1. b) Tư tưởng Chánh trị và xã hội :

Trang Tử phản đối kịch liệt lối trị dân bằng những luật pháp máy móc của chánh quyền. Ông chủ trương rằng : Phương sách  cai trị dân chúng hay nhứt là Vô Chánh phủ. Ông nói : Ta nghe nói để yên  thiên hạ chớ không nghe nói trị thiên hạ. Để yên thiên hạ là sợ làm cho thiên hạ tính bị hư, đức bị dời. Nếu thiên hạ không hư tính, không dời đức, thì cần chi phải trị thiên hạ.

Thánh nhân là người đã hợp nhứt  với Đạo. Thánh nhân có thể cai trị thiên hạ, nhưng chánh trị của Thánh nhân là để yên thiên hạ, và để cho mọi người tự do sử dụng một cách trọn vẹn những khả năng tự nhiên của họ.

Đạo là Vô Danh, do đó Thánh nhân cũng Vô Danh, vì đã hợp nhứt với Đạo.

  1. c)Quan điểm siêu việt :

Trang Tử chủ trương những quan điểm “đúng sai”, đều được  mỗi người nêu lên căn cứ  trên kiến thức chủ quan của mình. Tất cả đều là những quan niệm tương đối.

Vượt lên trên một chút thì sự đúng sai, sống chết đều chỉ là sự thay đổi của sự vật. Cùng một sự vật, nhưng trên khía cạnh nầy thì đúng, trên khía cạnh khác thì sai. Vậy thì ta cũng không cần phải tự mình quyết định điều gì là đúng, điều gì là sai.

Vượt lên trên nữa, tức là quan điểm siêu việt, thì phải nhìn sự vật trong ánh sáng của Trời, tức là quan điểm của Đạo. Mặc dầu mọi vật khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở điểm chúng được hữu ích, vì tất cả đều do Đạo mà ra. Do đó, đứng trên quan điểm siêu việt, tức là Đạo, ta thấy dẫu có phân biệt nhau nhưng vẫn có thể thông làm một.

Sự phân biệt giữa Ngã và Vô Ngã, cũng là tương đối. Đứng trên quan điểm Đạo, thì Ngã và Vô Ngã hợp nhứt.

Hãy quên đi sự phân biệt phải trái. Hãy vui trong cõi vô cùng và dừng lại ở đấy. Cõi vô cùng là cảnh giới của những người đạt đến Đạo.

Trang Tử đã đạt đến sự giải đáp cuối cùng của vấn đề bổn lai của Đạo gia nguyên thủy. Vấn đề ấy là giữ mạng sống và tránh hiểm nguy đau khổ. Nhưng với bực Thánh nhân, nó không còn là vấn đề nữa. Trang Tử viết : Trời Đất là vạn vật hợp nhứt. Đạt đến cái NHỨT thì hợp làm một với Trời Đất, tay chân ta không hơn gì bùn đất, sống chết, đầu cuối, không khác gì sự nối tiếp ngày đêm, đều không thể làm bận lòng. Như vậy hẳn không bận tâm gì về được thua, còn mất.

Vì thế, Trang Tử giải quyết vấn đề bổn lai của Đạo gia nguyên thủy bằng cách bỏ hẳn nó đi. Đó là phương pháp Triết học để giải quyết vấn đề.

Một khi đã quên hết mọi sự phân biệt thì trở thành cái NHỨT BẤT PHÂN HÓA, tức là cái Đại Toàn Thể. Bởi vì Thánh nhân đã thỏa mãn điều kiện nầy nên ta có thể nói rằng, Thánh nhân đã đạt đến  sự hiểu biết siêu việt mà Đạo gia gọi là “ Hiểu biết không phải là hiểu biết”.

Sự khác biệt giữa Thánh nhân  và người ngu dốt, bổn lai cũng rõ như sự khác biệt giữa người can đảm và người không biết sợ, vì người nầy không biết sợ là gì. Người ngu dốt bổn lai là người không có hiểu biết, chớ không phải là người có sự không hiểu biết. Đó là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn đạt đến sự không hiểu biết mà Đạo gia gọi là “Hiểu biết không phải là hiểu biết”. 

IV. Triết lý của Lão giáo :

  1. Quan niệm về Vũ trụ và vạn vật :

Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là ĐẠO.

ĐẠO là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo là vì nó là những nguyên tố rời rạc, chưa kết thành hình tượng.

ĐẠO sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật. Một đó là Thái cực, Hai đó là Âm Dương, Ba đó là Tam Thiên Vị (Ba ngôi : Thái cực, Dương và Âm). Âm và Dương ấy thâu nhận Sanh quang từ ngôi Thái cực, rồi vừa xung đột vừa hòa hiệp, để tạo thành Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. Cho nên, trong vạn vật đều có Âm Dương : Vạn vật đều có cõng một Âm và bồng một Dương.

Vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra CKVT và vạn vật.

Vạn vật được hóa sanh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là ĐẠO.

  1. Quan niệm về Nhân sinh :

Đức Lão Tử quan niệm rằng : Đạo Trời không thân ai, không sơ ai. Trời Đất sanh ra muôn vật,  rau cỏ, chim muôn, nhơn loại, không phải cốt để chúng ăn thịt nhau, nhưng các sanh vật đều được dùng cái nó sở  thích  để sống.

Đức Lão Tử không lấy cuộc đời làm lạc thú, xem việc sống như một nghĩa vụ, không yếm thế, không lạc quan, và xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên nhứt định.

Lão Tử ghét những người ham mê danh lợi, quá coi trọng cái xác thịt của mình. Cái xác thịt nầy là một cái không đáng quí, vì nó thường là mối lo cho người ta; đáng quí nhất là khi người ta biết đem thân ra phụng sự thiên hạ.

Đức Lão Tử khuyên người đời không nên quá tôn trọng và thiên về đời sống vật chất, phải tiết chế lòng ham muốn, nên chú trọng tinh thần, lấy cái tâm đè nén cái khí, thà bỏ cái thân nầy mà giữ được Đạo và Đức.

Lão Tử không bàn đến Thượng Đế, Linh hồn, Thiên đàng, Địa ngục, mà chỉ nói một cách tổng quát về nguồn gốc của con người và vạn vật là từ ĐẠO mà ra, và cuối cùng thì trở về ĐẠO, hòa vào ĐẠO.

  1. Lý Vô Vi :

Muốn hòa vào ĐẠO, Đức Lão Tử nói về Lý Vô Vi. (Vô Vi là không làm, tức là không can thiệp và tự nhiên, để con người sống theo tự nhiên và cùng với tự nhiên tiến hóa).

Lý Vô Vi gồm : Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp.

-  Vô cầu , giúp ta vô vọng, xa lìa vọng tưởng điên đảo.

-  Vô tranh, giúp ta vô đại, xa lìa ý tưởng hơn thua, cao thấp.

-  Vô đoạt, giúp ta vô thủ, xa lìa ý tưởng có, không, còn, mất.

-  Vô chấp, giúp ta vô ngại, xa lìa ý tưởng trược thanh.

Vô Vi  tức  Đạo. Đạo thường vô vi nhi vô bất vi. (Không làm tức là Đạo. Đạo thường không làm, mà không gì không làm được).

Từ chỗ không làm mà làm được tất cả. Làm được tất cả mà như  không làm gì cả. Đó là bí quyết của Đạo.

Lý Vô Vi quá sức huyền diệu cao viễn, ít ai thấu triệt nổi, thành ra bị thất truyền hay bị hiểu sai lạc đi.

Thực hiện theo lý Đạo thì phải Luyện Kim đơn, để gom Tam Bửu : Tinh, Khí, Thần, về một, tức là Tinh Khí Thần hiệp nhứt. Ta phải thanh luyện tiếp để xả hết, hòa vào hư không, tức là trở về hiệp nhứt với Đạo.

Luyện Kim đơn là luyện cho thành Thánh thai (Anh nhi, Xá lợi), chớ không phải luyện thuốc Tiên, trường sanh bất tử. Luyện cho cái Tánh trở thành Kim cang bất hoại, gặp động không loạn, nhập trần không nhiễm, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng đạo pháp mà như không thuyết giảng, vv … tức như thế là nhập vào Lý Vô Vi vậy.

    V. Sự truyền bá Lão giáo tại Trung Hoa :

Sau đời Đức Lão Tử thì có Trang Tử (Tất Viên) và Liệt Tử làm sáng thêm cái Đạo của Lão Tử và quảng bá ra.

Lão giáo rất huyền diệu cao siêu, ít người hiểu thấu, nên những người học Đạo sau nầy biến thành bọn phương sĩ cầu phép Thần Tiên và thuật trường sanh bất tử.

Vua Tần Thủy Hoàng sai Từ  Phúc, Lư  Sinh  ra biển Đông tìm thuốc trường sanh.

Vua Hán Võ Đế cũng rất sùng tín Lão giáo, cùng với Đông Phương Sóc cầu Đấng Diêu Trì Kim Mẫu giáng phàm.

Đời Đông Hán có Trương Đạo Lăng học theo sách Đạo Đức Kinh, rồi làm ra sách gọi là Đạo Kinh, giảng cái thuật trường sanh.

Bọn Trương Giác, Trương Tu (sau nổi lên làm Giặc Khăn Vàng) chính là học trò của Trương Đạo Lăng, luyện được phép hô phong hoán võ, sái đậu thành binh.

Thời nhà Đường, Lão giáo thạnh hành, ngang bằng với Nho giáo và Phật giáo, truyền bá khắp nơi trong nước.

Đời nhà Tống, nhà vua lập thêm nhà thờ Đạo giáo, đặt ra giai cấp (Tiên sinh, Xử sĩ) và quan hàm (Thị Thần, Hiệu Tịch) cho đồ đệ.

Đến đời Nam Tống, Đạo giáo (Lão giáo) có phần suy.

Đến đời nhà Nguyên, Đạo giáo được chia thành 3 phái : Chính Nhất giáo, Chân Đại Đạo giáo, và Thái Ất giáo, lưu hành khá rộng.

Đời nhà Minh, Đạo sĩ Trương chính Thường được phong là Chân Nhân (Chơn Nhơn) hàm Chánh Nhị phẩm. Vua Minh Thế Tôn rất sùng tín Đạo giáo, đặt Đạo trường ở trong Cung, nhiều văn thân phụ họa đều được hiển đạt, bọn giáo đồ cậy thế ấy thường làm nhiều điều càn dỡ. Vua Minh Mục Tông lên ngôi, giết các Đạo sĩ gian ác, nhưng vẫn tôn trọng Đạo giáo.

Đời nhà Thanh, Đạo giáo cũng khá thạnh hành, khắp nơi trong nước đều có nhà thờ Đức Lão Tử. Ở Bắc Kinh có Bạch Vân Quán, chứa đến 3000 quyển sách Đạo giáo . Thuật của Đạo giáo lúc nầy là vào núi luyện  Khí dưỡng Thần, hoặc luyện đơn sa, uống cho sống lâu, hoặc vẽ bùa trừ ma quỉ, trị bịnh tà. Các Đạo sĩ đều dùng áo tràng và mão màu vàng.

Ở kinh đô, có lập ra Đạo Lục Ty, ở các phủ có Đạo Kỷ Ty, ở các châu có Đạo Chính Ty, ở các huyện có Đạo Hội Ty, để quản lý các Đạo sĩ.

Tóm lại, sau khi Trang Tử mất, Liệt Tử qua đời, từ đó về sau, không có vị nào hiểu thấu giáo lý của Đạo giáo để đứng ra chỉnh đốn và xiển dương thêm, nên Đạo giáo thất chơn truyền nhanh chóng, biến thể ra những hình thức mê tín dị đoan như luyện thuốc trường sanh, bùa chú, đồng bóng.

Cũng có một số rất ít người hiểu rõ Đạo giáo, nhưng lại không ra giúp việc chỉnh đốn Đạo pháp mà lại rút vào thâm sơn cùng cốc tu luyện thành Tiên. Nhưng tinh thần của Đạo giáo thì vẫn ảnh hưởng mạnh trong khắp các từng lớp dân chúng, đến vua quan và các trí thức Nho gia.

VI. Tiểu sử Đức Lão Tử :

Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần vào thời nhà Thương bên Tàu.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do Khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa.

                        Tiên Thiên khí hóa,

                        Thái Thượng Đạo Quân. (Kinh Tiên giáo)

Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần  để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên.

Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần  

  • Vào thời Thái cổ nước Tàu :

-         Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.

-          Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.

-         Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

  • Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu :

-         Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.

-         Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.

-         Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

-         Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.

-         Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.

-         Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.

-         Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.

-         Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.

    -      Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.

            Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ  mới giáng sanh xuống trần là  Lão Tử. Việc giáng sanh của Ngài rất huyền diệu phi thường.

            Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây lịch), có một nàng con gái gọi là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con củamột gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn, thấy trên cây lý có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong, cô cảm thấy mỏi mệt và có thai.

            Cha của Ngọc Nữ thấy sự lạ kỳ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của mình, nên mừng rỡ và nuôi con gái rất kỹ.

            Nàng Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy mãi cho đến già mà không đẻ. Đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức làđã mang thai ngót 72 năm, lúc đó đã qua 3 đời vua nhà Thương là : Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất, và bắt đầu đời vua Võ Đinh (1324 trước Tây lịch), Bà Ngọc Nữ thấy trăng tỏ, bèn đi dạo chơi nơi vườn. Khi đi ngang cội cây lý ngày xưa thì đứa con từ trong bụng theo nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà Ngọc Nữ giựt mình kinh hãi, coi lại nách mình liền lại như thường. Đứa con nhảy ra, đã ở trong bụng mẹ 72 năm nên đầu tóc bạc trắng, nên  mới gọi là Lão Tử (Con già). Lúc đó là giờ Sửu ngày 15 tháng 2  âm lịch năm Canh Thìn.

            Lão Tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài. Ngài xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Đương, lại  mỗi bên tai có 3 lỗ nên còn gọi Ngài là Lý Nhĩ. 

            Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có đường nhăn như  3 chữ Tam Thiên.

            Cội cây Lý, nơi giáng sanh của Đức Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, tỉnh Hồ Nam.

            Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :

                                    Nhị ngoạt thập ngũ,

                                    Phân tánh giáng sanh.

            Nghĩa là :    Ngày 15 tháng 2,

                                Chiết chơn linh giáng sanh xuống trần.

            Đức Lão Tử có giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thơ khoán thủ sau đây :

                        LÝ    đào mầm tược tượng long lân,

                        LÃO  luyện đơn thành nhị xác thân.

                        TỬ    phủ  ngồi   tu   lo   nấu  thuốc,

                        GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân.

            Khoán thủ 4 chữ : Lý Lão Tử  giáng, và câu thơ chót có nghĩa là : Giáng sanh vào thời nhà Thương, đợi đến vua Võ Đinh  mới chào đời.

            Hết thời nhà Thương, qua đến thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tây lịch), Lão Tử có ra làm quan  Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó, hai thầy trò từ chức để đi dạo các nước  Tây phương. Đến đời vua Châu Khương Vương, nối tiếp vua Thành Vương, Lão Tử trở về, đặng 3 năm thì Ngài lại đi giáo đạo miền Tây vức. Ngài ngồi xe trắng trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doãn giữ  ải tên là Hỷ (nên thường gọi là Doãn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lão Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Lão Tử làm thầy, xin theo học đạo.

            Nguyên Ông quan Doãn Hỷ nầy là chơn linh của Nguơn Thủy Thiên Tôn giáng trần. Khi Bà mẹ có nghén Ông thì chiêm bao thấy một đoạn lụa đỏ từ Trời sa xuống vấn quanh mình, sau sanh ra Doãn Hỷ thì thấy sen mọc quanh nhà trổ bông. Ngài lớn lên, con mắt sáng như sao, râu dài, tướng tốt, có tài xem Thiên văn. Khi làm quan Doãn giữ ải Hàm cốc, Doãn Hỷ nhìn lên bầu Trời thấy một vầng mây tím bay ngang từ huớng Đông qua hướng Tây, Ngài biết đó là điềm có Thánh nhân sắp qua ải để đi về hướng Tây, nên chuẩn bị chu đáo  nghinh tiếp.

            Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :

                                    Tử  khí  đông  lai,

                                    Quảng truyền Đạo đức.

    Nghĩa là : Vầng khí mây màu tím từ hướng Đông bay tới,

                 Rộng truyền Kinh Đạo Đức.

            Nhắc lại, khi Lão Tử đến ải Hàm Cốc, thấy Doãn Hỷ có lòng thành nên bằng lòng ở lại ải ngót 3 tháng để dạy đạo cho Doãn Hỷ.

            Khi thấy Đức Lão Tử chuẩn bị ra đi thì Doãn Hỷ bạch thầy xin cho biết danh tánh và tình nguyện đi theo thầy.

            Đức Lão Tử đáp :

            - Ta sanh ra đã nhiều đời, tên họ có biết bao nhiêu mà kể. Hiện thời, người đời gọi Ta là Lão Tử. Ngươi có lòng muốn theo Ta, song ngươi  mới tu luyện còn non, chưa từng biến hóa thần thông, thì theo Ta sao đặng. Ngươi cứ tu hành theo phép đã dạy cho lâu thì sau nầy cũng được như Ta, đi đâu cũng đặng.

            Nói rồi, Đức Lão Tử  truyền cho Doãn Hỷ quyển sách Đạo Đức Kinh gồm 5363 chữ, dặn rằng:

            - Ngươi cứ theo sách nầy mà học, tu đúng phép 1000 ngày, rồi đi qua nước Thục, tìm Ta tại chợ Thanh Dương.

            Nói xong, Đức Lão Tử lên xe trắng trâu xanh, Từ Giáp đánh xe, hiện hào quang đi về hướng Tây mất dạng.

            Doãn Hỷ ngó theo thầy, lạy tạ.

            Sau đó, Doãn Hỷ cứ học theo Đạo Đức Kinh mà tu, lâu ngày trở nên thông huệ, tự viết ra được một cuốn sách gồm 36 bài gọi là Kinh Tây Thăng.

            Gần đến kỳ ước hẹn với thầy, Doãn Hỷ sửa soạn đi qua nước Thục để tìm thầy y như lời thầy đã dặn. Khi đến nước Thục, Doãn Hỷ hỏi thăm chợ Thanh Dương ở đâu thì không một ai biết cả.

            Lúc ấy, Đức Lão Tử đã trở lại Thiên Cung, rồi lại xuống trần đầu kiếp vào nhà họ Lý ở nước Thục, là nhà đạo đức hiền lương. Khi vợ họ Lý sanh được bé trai ít tháng thì có một con dê xanh (Thanh dương) đến chơi giỡn với bé. Đó là Đức Lão Tử dặn con Thanh dương ở Thiên cung hiện xuống.

            Ngày kia con dê xanh chạy đâu mất, cậu bé khóc hoài. Họ Lý phải sai đầy tớ đi khắp nơi tìm kiếm, bắt gặp dê xanh dẫn về, đi ngang qua một cái chợ.

            Doãn Hỷ đang lúc hỏi thăm tìm chợ Thanh dương, bỗng thấy có người dắt con dê xanh đi qua chợ, liền chợt nghĩ rằng chắc thầy mình đang ở chỗ nầy. Nghĩ vậy, Doãn Hỷ liền chạy theo người dắt  dê xanh hỏi :

            - Chú dắt con dê nầy đi đâu vậy ?

Người ấy đáp :

- Chủ tôi có sanh một cậu trai, cách ít tháng có con dê nầy tới chơi với cậu nhỏ. Bữa kia nó đi mất, cậu nhỏ cứ khóc hoài. Chủ tôi sai tôi đi tìm kiếm mà dắt về.

            Doãn Hỷ đi theo người đầy tớ ấy đến nhà thì bảo người đầy tớ :

            - Chú vào thưa với cậu nhỏ là có Doãn Hỷ đến tìm.

Anh đầy tớ cười thầm : Cậu nhỏ chưa giáp thôi nôi, biết chi mà thưa với gởi, nhưng anh ta cũng vào nói :

- Có Doãn Hỷ đến tìm cậu.

            Cậu bé nghe nói thế liền ngồi dậy đáp :

- Doãn Hỷ  y  lời, không đến trễ.

Kế đó Doãn Hỷ bước vào. Bỗng thấy cậu bé vùng lớn lên như ngườithường, ngồi trên tòa sen, hào quang sáng lòa. Cả nhà đều kinh hãi. Người ấy nói :

            - Ta là Lão Tử đầu thai một lần nữa.

Doãn Hỷ mừng rỡ, đến lạy thầy. Lão Tử nói :

- Khi trước, Ta chẳng dắt ngươi theo vì sợ ngươi tu không bền chí. Nay ngươi đã tu luyện kỹ lưỡng, hào quang ẩn ẩn muốn lòa.

Nói rồi, Đức Lão Tử niệm chú, truyền cho Thần Tiên xuống hầu, phong Doãn Hỷ phục chức Nguơn Thủy Chưởng giáo, cai trị 8 vạn Thần Tiên, lại truyền phép cho cả nhà họ Lý tu thành Tiên hết thảy.

 Về sau, đến đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).

Đức Khổng Tử  chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó,  nói rằng :

- Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói : Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si.  Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo  cùng  cái  lòng  ham  muốn nhiều , cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không  ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.

Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói :

- Tôi nghe nói : Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông : Kẻ thông minh và sâu sắc là gần với cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.

Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử,  là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì : Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.

Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò :

-  Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng ?                    

Kể từ đó về sau, Đức Lão Tử không đầu thai xuống trần  nữa. Khi biết người nào có duyên phần thì Ngài dùng thần thông hiện xuống cõi trần để dạy đạo cho người ấy tu luyện, rồi Ngài trở lại Cung Tiên.

            Đến đời nhà Tấn, Đức Lão Tử có hiện xuống, xưng là Hà Thượng Công dạy An Kỳ học đạo.

            Đến đời vua Hán Văn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống trần, xưng là Quảng Thành Tử. Hán Văn Đế rất mộ đạo, sai sứ đến rước về triều. Quảng Thành Tử nói :

- Lẽ nào không đích thân tới rước mà lại sai sứ đến ?

Sứ giả về tâu lại, Hán Văn Đế đến gặp Quảng Thành Tử, nhà vua nói :

- Ở trong nước là bề tôi của vua, thầy tuy có đạo mặc dầu, song cũng là dân của Trẫm, sao không chịu sụt lại một chút mà làm kiêu như vậy ? Hay là Trẫm không làm được họa phước cho thầy chăng ?

Quảng Thành Từ nghe vua nói như vậy, liền cất mình bay lên cao độ 100 thước, ngồi trên thinh không, ngó xuống nói với vua Hán Văn Đế rằng :

- Nay, trên chẳng tới Trời, dưới chẳng tới Đất, Bệ hạ làm họa phước cho ta sao đặng.

Vua Hán Văn Đế biết lỗi, liền bước xuống xe làm lễ, xin thọ giáo. Quảng Thành Tử đưa cho nhà vua một cuốn kinh  bảo cứ học theo đó mà tu luyện.

Qua đến đời vua Hán Thành Đế, Đức Lão Tử lại hiện xuống tại suối Khúc Dương , truyền đạo cho Vu Kiết.

Đời vua Hán An Đế, Đức Lão Tử truyền Kinh Tội Phước Tân Khoa cho Lưu Tiên.

Đời vua Hán Trinh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh Bắc Đẩu cho Trương Thiên Sư.

Đời vua Hán Hoàn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống núi Thiên Thai truyền kinh Bác Động cho Vạn Niên Tiên sinh.

Đời vua Hán Linh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh cho Trương Thiên Sư một lần nữa.

Qua đời nhà Đường, Đức Lão Tử hiện xuống tại núi Dương Giác, truyền đạo cho Đường Công.

Đời vua Đường Cao Tổ, có người ở Phổ Châu, tên là Thiện Hành, đi ngang qua núi Dương Giác, gặp một Ông già mặc áo trắng, gọi đến nói rằng :

- Ngươi về tâu lại với Đường Thiên tử : Thái Thượng Lão Quân là Ông nội.

Đường Cao Tổ hay tin, liền lập miếu thờ tại núi Dương Giác,  và tôn Đức Lão Tử là “ Huyền Nguơn Hoàng Đế “.

Hồi thời nhà Châu, Đức Lão Tử có hiện xuống truyền đạo cho Ông Lý Ngưng Dương, tu hành đắc đạo thành Tiên, hiệu là Lý Thiết Quày (thường gọi là Lý Thiết Quả), đứng đầu Bát Tiên.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng sanh xuống trần là Lão Tử, nên Ngài cũng được gọi là Thái Thượng Lão Quân.

 Tóm lại, từ thời tạo dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có căn lành, tu hành đắc đạo.

Ngài do Khí Tiên Thiên hóa sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần, khi trở về cõi Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để dễ truyền đạo và giáo hóa  nhơn sanh.

Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo. Ngài giao cho Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch thay mặt Ngài cầm quyền Tiên giáo.

VII. Lão giáo tại Việt Nam :

Lão giáo được người Tàu truyền sang nước ta một lượt với Nho giáo, từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái Thú. Dân VN tin tưởng và sùng kính, nhưng không ảnh hưởng bằng Nho giáo.

Đời vua Đinh Tiên Hoàng, Lão giáo khá bành trướng. Nhà vua phong Trương Ma Ni làm Tăng Lục Đạo Sĩ.

Qua đời nhà Lý, Lão giáo  vẫn tiếp tục thạnh hành.

Đến đời nhà Trần, vua Trần Thái Tôn mở khoa thi Tam giáo, chọn những người tài giỏi về Nho giáo, Lão giáo, và Phật giáo. Đến đây thì 3 đạo được tôn trọng như nhau. Ai theo đạo nào mà cái học được tinh thâm thì được vua dùng, vời ra giúp nước, chớ không chỉ căn cứ vào Nho học.

Qua đời nhà Lê, Lão giáo vẫn không suy, nhưng đạo Nho và đạo Phật lại phát triển thạnh hơn. Vua Lê Thần Tôn

đã cho phép Trần Lộc lập ra Đạo Nội Tràng.

Từ đó về sau, Lão giáo vẫn tồn tại, nhưng kém phổ thông. Tinh thần Lão giáo vẫn ảnh hưởng sâu xa vào tâm hồn người Việt Nam. Bậc thượng lưu trí thức có tư tưởng phóng  khoáng tự do, không thích đem thân mình vào vòng danh lợi thì tìm cảnh an nhàn thung dung tự tại, sống theo tinh thần của Lão giáo, tu dưỡng tánh tình.

Giới Nho sĩ, trong thuở tráng niên, đem thân vào vòng danh lợi thì dùng Nho giáo để trị nước an dân, cứu khổn phò nguy, nhưng khi trở về già, thì lại thích hợp với Lão giáo, sống thanh tĩnh vô vi cùng với thiên nhiên.

Người bình dân thì tin tưởng vào chuyện Thần Tiên, cúng vái xin bùa phép, đồng bóng, làm cho những biến thể mê tín dị đoan của Lão giáo luôn luôn tồn tại.

Đạo giáo thất chơn truyền tại đâu ?

“Còn Đạo giáo là huyền bí, thậm chí ư huyền bí, nên bực thượng trí  mới thấu đáo chỗ căn nguyên, còn thường nhơn chí hạ rất khó thông cơ mầu nhiệm vô cùng, bởi vậy  mới hiểu lầm, tưởng sai, mà bày ra phép tắc, phù chú, làm cho mê hoặc thói đời, thêm hủ phong tục, khiến người nhiễm lấy dị đoan, nào là hô phong hoán võ, tróc quỉ trừ ma, bày binh bố trận,  mới biến ra Tả đạo Bàng môn, thiệt là rất hại.

Ngày nay, Thầy (1) đến đây, đem 3 nền tôn giáo hiệp nhứt lại, tạo một tòa nhà lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho  nhơn sanh nương vào mà lánh nạn khổ thảm sầu.”   

            Đạo thâm viễn, người tầm chẳng thấu,

               Nên  càng  ngày  ẩn  giấu  nơi   trong.

                        Về sau hậu học bất thông,

            Đem  ra  họa  vẽ  cua  còng  lôi  thôi.  “ 

(Trích ĐTCG)

Nho giáo

  • Định nghĩa.
  • Nguồn gốccủaNho giáo.
  • Tôn chỉ của Nho giáo.
  • Học thuyếtcủaNho giáo :
  1. Hình Nhi Hạ học.
  2. Hình Nhi Thượng học.
  • Triết lýcủaNho giáo :
  1. Nhơn Sanh quan.
  2. Vũ Trụ quan.
  • Kinh điển.
  • Tiểu sử của Đức Khổng Tử.
  • Các Chi phái.
  • Sự Giáo dục.
  • Nho giáo VN qua các triều đại.
  • Phần kết.

I. Định nghĩa

NHO : . . .  theo Hán tự, do chữ Nhơn . . và chữ Nhu . . .        ghép lại. Nhơn là người, Nhu là cần dùng.

Nho là hạng ngườiluôn luônđược cần dùng đếnđể giúp ích cho nhơn quần xã hội biết cách ăn ở sao cho hợp với lòng người và lẽ Trời.

Chữ Nhu còn có nghĩa là chờ đợi, tức làngười trí thức chờ đợi người ta cần dùng gọi đến thì đem tài sức ra giúp đời.

Như vậy, Nho là những hạng người học thông đạo lý của Thánh Hiền, biết được lẽ Trời Đất và Người, để hướng dẫn người phải ăn ở và cư xử thế nào cho hợp với Đạo Trời, hợp với lòng người.

Sách Pháp Ngôn có câu : “Thông Thiên định Địa viết Nho”. Nghĩa là : Người biết rõ cả Thiên văn, Địa lý,  thì  mới gọi là Nho.

Phàm những người Nho học thì chuyên về mặt áp dụng thực tế, chớ không chú trọng nhiều về mặt lý tưởng. Bởi vậy, từ xưa đến nay, họ là những người sẵn sàng nhập thế cuộc, gánh vác việc đời, làm ích nước lợi dân, khác hẳn với những tu sĩ  Phật giáo hay Lão giáo, chỉ biết xuất thế, lo tu độc thiện kỳ thân.

GIÁO : Dạy, tôn giáo, một mối đạo.

NHO GIÁO là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhơn đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội.

Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa : “ Thiên Địa Vạn vật đồng nhứt thể” , nghĩa là : Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau.

 Phương pháp của Nho giáo là  phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản.

Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :

Về Tín ngưỡng : Luôn luôn tin rằng : Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là : Trời và Người tương quan với nhau.

Về Thực hành : Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.

Về Trí thức : Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

Nếu ai đã hiểu tường tận tôn chỉ của Nho giáo thì đều công nhận Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh của nhơn loại, đã phát huy ra từ xưa tới nay. Tuy rằng người ta đem ra thi hành không được hoàn toàn, và có nhiều người hiểu lầm, song ai đã tâm đắc cái tinh thần ấy thì cũng đạt được một nhân cách quí trọng đặc biệt.

         II. Nguồn gốc của Nho giáo :

            Nho giáo bắt nguồn từ thời thái cổ ở nước Tàu. Thuở đó, vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự  về sau nầy.

            Vua Phục Hy lại còn dạy dân nuôi súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, nuôi tằm lấy tơ làm quần áo, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là quí), từ đó  mới có danh từ gia tộc.

            Sau, đến đời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế),  mới chế ra áo mão, và sai Ông Thương Hiệt chế ra chữ viết.

            Đó là khởi thủy của Nho giáo, thành hình do thực tế kết hợp với huyền lý của Trời Đất.

            Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết.

            Nho giáo đã giúp nước Tàu thời Thượng cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc.

            Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của Ngài là Châu Công Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự. Đó là Nho giáo thuộc  Nhứt Kỳ Phổ Độ.

            Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, có Đức Khổng Tử  ra đời. Đức Khổng Tử chỉnh đốn và san định  kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một giáo thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng đáng đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo.

            Đó là Nho giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ, mà Đức Khổng Tử được xem là Giáo Chủ Nho giáo.

             Kể từ năm Bính Dần (1926), mở đầu một kỷ nguyên  mới, với trình độ tiến hóa rất cao của nhơn sanh, chấm dứt thời Nhị Kỳ Phổ Độ, để bước qua thời Tam Kỳ Phổ Độ.

            Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì không có bực tài giỏi nối tiếp xiển dương, cuối cùng trở thành một môn học từ chương dành cho sĩ tử leo lên đường hoạn lộ. Cái tinh túy của Nho giáo đã bị vùi lấp và Nho giáo được sử dụng một cách lệch lạc theo ý riêng của kẻ phàm trần.

             Ngày nay, Đấng Thượng Đế mở ra Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là để chấn hưng và hợp nhứt 3 nền tôn giáo lớn ở Á Đông là : Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo, để tạo ra một nền Tân Tôn giáo, gọi là Đạo Cao Đài, dung hợp các nền tôn giáo xưa, có một Giáo lý và Triết lý thuần nhất, đầy đủ từ thấp đến cao, thích hợp với trình độ tiến hóa rất cao của  nhơn sanh hiện nay,  mới có thể kềm giữ được tâm lý của  nhơn sanh, hướng dẫn  nhơn sanh vào đường Thánh đức.

III. Tôn chỉ của Nho giáo

Tôn chỉ của Nho giáo gồm :

-         Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể.

-         Trung Dung.

  1. Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể :

Con người sanh ra đã bẩm thụ cái Lý và cái Khí của Trời Đất, tức là cùng với Trời Đất có thể tương liên tương cảm và tương ứng nhau được.

Sự tương  cảm ấy lúc nào cũng có, nhưng khi ta để cho lòng tư dục dấy lên mạnh mẽ, chỉ biết tính toán để làm lợi riêng cho mình thì cái tinh thần bị rối loạn đi, cái trực giác trở nên ám muội, nên cái cảm ứng ta không biết được.

Nhưng nếu ta biết đè nén lòng tư dục, giữ cho lúc nào cũng có thái độ điều hòa, thì  trực giác trở nên mẫn huệ, biết được các điều sâu xa bí ẩn, tức là tương  cảm được với Trời.  

Trời sanh ra con người và vạn vật, nên Trời có gì thì con người có nấy, nên gọi Trời là Đại Thiên Địa, và con người là Tiểu Thiên Địa. Trời và người đồng thể nên tương  liên tương  cảm với nhau là điều dĩ nhiên.

  1. Trung Dung :

Trung là không lệch về phía nào, Dung là không thay đổi. Trung  là đường chánh trong thiên hạ, Dung là nhất định trong thiên hạ. Vậy, Trung Dung là không lệch về phía nào,  luôn luôn giữ thái độ dung hòa, không thái quá, cũng không bật cập, trong quan hệ đối với người hay xử lý các việc.

Vũ trụ và vạn vật luôn luôn biến hóa theo lẽ điều hòa và tương  đối, lưu hành mãi mãi không lúc nào ngừng nghỉ. Thiên đạo đã không cố định thì việc đời có gì là cố định ?

Vậy ta cứ tùy thời mà hành động, miễn sao giữ được sự điều hòa và trung chánh.

Làm việc gì cũng phải lấy Trung Dung làm căn bản, tức là không thái quá, cũng không bất cập, luôn luôn thích hợp với Đạo Trung hòa của Trời Đất.

Đức Khổng Tử đem cái tôn chỉ ấy lập thành một Nhân sinh triết học, tức là một nền luân lý rất hòa nhã, êm ái, làm cho người ta sống thư thái vui vẻ, không buồn bã lo sợ. Những điều : Hiếu, Nghĩa, Trung, Tín, cũng đều do đó mà ra cả.

IV. Học thuyết của Nho giáo

          Học thuyết của Nho giáo tóm gọn trong 3 điều sau đây :

  • Sự biến hóacủavũ trụ quan hệđếnvận mạngcủanhơn loại.
  •  Luânthườngđạo lý trong đời sống xã hội.
  • Lễ Nhạc trongviệctế Trời Đất, Quỉ Thần và Tổ Tiên.

Đó là những điều căn bản xác định Nhân sinh quan và Vũ trụ quan  củamột nền tôn giáo.

Do đó, ta có thể nói rằng, trước thời Đức Khổng Tử, chỉ là Nho học, nhưng sau thời Đức Khổng Tử, Nho học được Ngài hoàn chỉnh, trở thành một tôn giáo hẳn hoi, gọi là Nho giáo, giống như Phật giáo, Lão giáo, hay Thiên Chúa Giáo.

Đứng về phương diện tôn giáo, học thuyết của Nho giáo được chia làm 2 phần rõ rệt :

  1. Hình Nhi Hạ học.
  2. Hình Nhi Thượng học.
  3. Hình Nhi Hạ học :

Hình Nhi Hạ học là cái học thuộc về Hạ thừa, làm căn bản  cho Thượng thừa, là cái học cụ thể về những điều quan hệ đến cuộc sống của con người một cách thiết thực.

Chủ yếu Hình Nhi Hạ học là dạy về Nhơn đạo. Không có một nền tôn giáo nào dạy về Nhơn đạo một cách kỹ lưỡng và sâu sắc bằng Nho giáo. Sau đây là một số điểm chánh  :

-         Quân tử, Tiểu nhân.

-         Tu thân.

-         Công bình, Bác ái.

-         Tam Cang, Ngũ Thường, Tam Tùng, Tứ Đức.

-         Lễ Nhạc.

-         Chính danh định phận.

  1. Quân tử  - Tiểu nhân :

Nho giáo chia những người trong xã hội làm 2 hạng : Quân tử và Tiểu nhân.

*  Quân tử  là người có đức hạnh hoàn toàn, nhơn phẩm cao quí, chăm lo Đạo Thánh Hiền để sửa mình, dẫu nghèo khó cũng không làm điều trái đạo.                                             

*  Tiểu nhân  thì hoàn toàn trái ngược, kẻ tiểu nhân có chí khí hèn hạ, tham danh cầu lợi, miệng nói nhân nghĩa mà trong lòng tính chuyện bất nhân, dù giàu có nhưng tinh thần vẫn đê tiện.

Người Quân tử  bao giờ cũng tùng Thiên lý, cho nên tâm tánh quang minh, thích làm việc nghĩa, càng ngày càng cao thượng; kẻ Tiểu nhân bao giờ cũng theo nhơn dục, chí khí thấp thỏi, nên luôn luôn bị vật dục khiến sai, chỉ biết cái lợi riêng cho mình, càng ngày càng thêm hèn hạ.

Quân tử thì trung dung vì hiểu được cái thấp cái cao, Tiểu nhân thì phản trung dung vì chỉ biết tư lợi.

Quân tử  chỉ cầu ở mình, nên cái đức càng ngày càng sáng thêm; Tiểu nhân thì mong cầu ở người, nên cái lòng dục càng lúc càng buông xổng thêm ra.

Học làm Quân tử thì phải thành thật, không bao giờ tự dối mình mà làm hại cái biết của mình.

Muốn học cho đạt cái đạo của người Quân tử thì phải theo đúng như lời Đức Khổng Tử dạy : “ Dốc lòng tin, ham sự học, giữ cho vững, dẫu chết cũng không thay đổi, làm cho cái Đạo hay hơn lên. Không vào nước đã nguy, không ở nước có loạn. Đời có Đạo thì ra làm mọi việc, đời không Đạo thì ẩn mà sửa mình. Nước có Đạo mà mình nghèo và hèn là xấu hổ; nước không Đạo mà mình giàu và sang là xấu hổ.”

  1. Tu thân :

Người Quân tử cần phải học hỏi luôn luônđể biết mà sửa mình. Muốn sửa mình (Tu thân), trước hết phải giữ cái Tâm cho chánh, cái Ý cho thành, rồi  mới Cách Vật, Trí Tri được. Do đó, Nho giáo đưa ra Bát Điều Mục, tức là 8 bước thực hành theo thứ tự sau đây :

-         Cách vật : Cách ly sự vật để quan sát cho rõ ràng.

-         Trí tri : Nghiên cứu để biết tận gốc rễ của sự vật.

-         Thành ý : Rèn luyện ý chí thành thật dũng mãnh.

-         Chánh tâm : Thanh lọc tâm hồn thoát khỏi sự ô nhiễm của vật dục.

-         Tu thân : Sửa đổi những điều sai lầm của mình.

-         Tề gia : Sắp đặt các việc gia đình cho đúng phép.

-         Trị quốc : Cai trị dân theo đường lối chơn chánh.

-         Bình Thiên hạ : Đem lại thanh bình và hạnh phúc cho toàn dân.

  1. Tam Cang - Ngũ Thường,

     Tam Tùng - Tứ Đức :

Đức Khổng Tử dạy về Nhơn đạo  :

  • Nam thì giữ Tam Cang và Ngũ Thường.
  • Nữ  thì  giữ  Tam Tùng và Tứ Đức.
  1. a)Tam Cang : Ba Giềng mối gồm : Quân thần cang,    Phụ tử cang, Phu thê cang.

Quân thần cang : Giềng mối vua tôi, tức là Trung : Trung với nước, trung với dân. Không nên quan niệm hẹp hòi là trung với một cá nhân ông vua hay một dòng họ vua, vì đó là ngu trung. Chỉ trung với vua khi nào gặp được vị vua sáng suốt (Quân minh thần trung), chúa Thánh tôi hiền.

Phụ tử cang : Giềng mối cha con, cha mẹ phải hiền, hết dạ thương con và con phải hiếu thảo với cha mẹ.

Phu thê cang : Giềng mối vợ chồng.

  1. b)Ngũ Thường : Năm điều thường có : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Nhân : Lòng thương người mến vật.

Nghĩa : Việc đối xử theo lẽ phải, biết đền ơn đáp nghĩa đối với người và vật.

Lễ : Thể hiện sự tôn kính và trật tự trong ý nghĩ, lời nói và việc làm.

Trí : Sự hiểu biết sáng suốt, phân biệt phải quấy.

Tín : Không gian dối, gạt gẫm.

  1. c) Tam Tùng :Ba điều phải theo của người phụ nữ : Tại gia tùng phụ, Xuất giá tùng phu, Phu tử tùng tử.

Tại gia tùng phụ : Ở nhà thì nghe theo lời của cha mẹ.

Xuất giá tùng phu : Có chồng thì phải tùng theo chồng.

Phu tử tùng tử : Chồng chết thì ở vậy nuôi con cho nên người, không nên tái giá.

  1. d)Tứ Đức : Bốn Đức củangười phụ nữ : Công, Dung, Ngôn, Hạnh.

Công : Chăm lo làm công việc gia đình.

Dung : Chăm sóc thân thể cho tốt đẹp, sạch sẽ.

Ngôn : Lời nói dịu dàng, đoan chánh.

Hạnh : Ngay thẳng, nhân ái trong mọi việc.

  1. Công bình - Bác ái :

Người ta sanh ra ở đời, ai cũng bẩm thụ cái Lý và Khí của Trời Đất như nhau, nên đều chịu mệnh Trời như nhau. Như vậy, mọi người đều bình đẳng và là anh em với nhau.

Một hôm, Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử :

- Có lời nào khả dĩ thi hành được chung thân không ?

Đức Khổng Tử đáp :

Kỳ thứ hồ ! Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. (Chữ Thứ chăng ! Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người.)            Đó là Công bình và Bác ái. Nó nằm trong cái Đạo Nhất Quán của Đức Khổng Tử : Đạo Nhân.

  1. Lễ Nhạc :
  2. LỄ :

Nho giáo dùng Lễ cốt để tạo thành một tạp quán Lễ Nghĩa, khiến cho người ta làm điều lành điều phải một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ.

Dùng Lễ có cái hay là ngăn cản những việc xấu không  cho  xảy ra, còn dùng pháp luật là để trị những cái xấu đã xảy ra. Do đó, Thánh nhân trọng Lễ chớ không trọng Hình phạt.

Chữ Lễ, trước tiên dùng với ý nghĩa là các hình thức cúng tế cầu Thần linh ban phước và cúng tế Tổ tiên. Sau đó, chữ Lễ được dùng rộng ra bao gồm những phép tắc phù hạp với phong tục và tạp quán của dân chúng trong việc Quan, Hôn, Tang, Tế. Sau nữa, chữ Lễ còn có nghĩa thật rộng, gồm cả cái quyền bính của vua và cách tiết chế các hành vi của dân chúng cho thích hợp với cái lẽ tự  nhiên của Trời Đất.

Cho nên Kinh Lễ của Nho giáo nói rằng : Lễ giả, Thiên chi tự.” Nghĩa là : Lễ là cái trật tự của Trời. Do đó, Nho giáo rất chú trọng về Lễ, và dùng Lễ vào 4 mục đích  :

  1. Dùng Lễ để hàm dưỡng tánh tình của con người.

Dùng Lễ để tạo thành một không khí đạo đức trang nghiêm, dần dần biến thành một tạp quán tốt, khiến người ta làm điều phải điều lành một cách tự nhiên mà không biết.

Vào chỗ đền chùa, thấy khung cảnh tế lễ trang nghiêm, tự nhiên sanh lòng tôn kính. Vào nơi đám tang, thấy  không khí ảm đạm thê lương, tự nhiên sanh lòng bi ai trắc ẩn.

Vậy nhờ Lễ mà con ngườiđược khơi dậy những tình cảm tốt đẹp cao thượng.

  1. Dùng Lễđểgiữ thích hợp với đạo Trung Dung,không cho thái quá, mà cũng không cho bất cập. Nhờ vậy, thể xác và tinh thầncủa con ngườiđược quân bình, hành động lúc nào cũng được sáng suốt và chừng mực.

Đức Khổng Tử  bảo thầy Nhan Uyên (Nhan Hồi) là người đã hiểu rõ đạo Nhân hơn người là vì do Lễ. “Phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động.” Nghĩa là : Không phải Lễ thì chớ nhìn, không phải Lễ thì chớ nghe, không phải Lễ thì đừng nói, không phải Lễ thì chớ làm.

  1. Dùng Lễ để định lẽ phải trái, tình thân sơ, và trật tự trên dưới phân minh.                                    Nhờ Lễ mà phân biệt được kẻ thân người sơ, kẻ nhỏ người lớn, vì Lễ qui định sự đối xử khác nhau một cách rõ rệt. Do đó không còn chỗ hiềm nghi, định rõ lẽ phải trái.

Nhờ Lễ mà định được cái Chánh danh. Có Chánh danh  mới định cái phận cho thích hợp. Do đó mà có tôn ti trật tự, phép tắc luân lý, từ gia đình đến xã hội, tạo nên một xã hội trật tự  thái bình.

  1. Dùng Lễ để tiết chế lòng dục.                             

Dục vọng của con người thì không cùng và lúc nào cũng đòi hỏi để được thỏa mãn. Nếu không dùng Lễ để chế giảm, tất dục vọng sẽ làm con người hư  hỏng. Dùng  Lễ  để chế giảm mà còn hướng dẫn dục vọng vào con đường cao thượng nữa.

Lễ và Pháp luật đều có mục đích ngăn chận sự hư hỏng và tội lỗi của con người. Nhưng Lễ có ưu điểm là nó có thể ngăn cản được những việc chưa xảy ra; còn dùng pháp luật là để trừng trị những việc tội lỗi đã xảy ra rồi. Pháp luật, tuy phải đặt ra, nhưng dùng sự giáo hóa về lễ mà ngăn ngừa  sự phạm tội thì  mới ưu việt.

Tóm lại, chữ Lễ trong nghĩa rộng có bao hàm tính chất pháp luật. Nhưng Lễ chú trọng về mặt giáo hóa và ngăn ngừa sự hư hỏng; còn luật pháp thì chú trọng sự trừng phạt những điều hư hỏng và phạm tội.

Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì, không nên làm điều gì, và tại sao như thế. Còn pháp luật thì cấm không cho làm việc nầy việc nọ, mà hễ vi phạm thì bị trừng phạt. Người làm trái Lễ thì bị chê cười, có tính cách trừng phạt về phương diện  tinh thần; người làm trái pháp luật thì bị trừng phạt về  thể xác.

            Thánh giáo :           Lễ  là  hạnh  nết   của   Thần  Tiên,

                        Phải   giữ   Lễ  nghi  vững thật bền.

                        Trước mắt phàm tuy trông chẳng thấy,

                        Chín từng lồng lộng Đấng Bề Trên.

  1. NHẠC :

Nhạc là sự hòa hợp các thứ âm thanh mà tạo thành, thể hiện sự rung cảm của lòng người  đứng trước ngoại vật. Hay nói khác đi, chính sự rung động trong lòng người  mới tạo thành tiếng nhạc.

Khi người buồn thì tiếng nhạc có âm điệu bi ai; khi người vui vẻ phấn chấn trong lòng thì tiếng nhạc nhanh gọn, dồn dập, vui tươi; khi ngoại cảnh sanh lòng yêu mến thì tiếng nhạc hòa nhã dịu dàng. Ngược lại, tiếng nhạc có thể cảm hóa được lòng người, khiến người nghe rung động theo nó. Như khi nhạc réo rắt thanh tao thì con người có ý nghĩ cao thượng; khi nghe nhạc giựt gân dâm ô, con người có ý nghĩ thấp hèn.

Nhạc có thế lực quan trọng như thế nên bực Đế vương thời xưa như vua Thuấn dùng Nhạc để cảm hóa dân chúng, khiến dân trở nên lương thiện.

Sách Nhạc có viết rằng : “ Nhạc là cái vui của Thánh nhân, mà có thể khiến cho lòng dân trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người rất sâu và làm phong tục dời đổi được. Cho nên Tiên vương  mới đặt ra việc dạy Nhạc.”

Nhạc cũng phải giữ cái đạo Trung Dung, dẫu vui cách mấy cũng không làm mất cái chánh, mà buồn cách mấy cũng không làm mất cái hòa. Như thế, Nhạc  mới có thể điều hòa được cái tánh tình của con người.

  1. SỰ PHỐI HỢP của NHẠC và LỄ :                             

Nhạc và Lễ đều có cái chủ đích chung là sửa đổi tâm tánh con người cho ngay chánh, bồi dưỡng tình cảm cho thuần hậu, nhưng  mỗi bên có cách thức riêng biệt. Lễ cốt ở sự cung kính để giữ cho trật tự phân minh, Nhạc cốt ở sự điều hòa khiến cho tâm tánh được tao nhã.

Do đó, Lễ và Nhạc phối hợp với nhau thì  mới thành tựu cái mục đích tốt đẹp được. Nếu có Lễ mà không có Nhạc, tức nhiên có Kính mà không có Hòa, thì nhơn quần ở với nhau thành ra phân biệt thái quá, nhân tình bất thông, chia rẽ xa cách. Nếu có Nhạc mà không có Lễ, tức là có Hòa mà không có Kính thì thành ra dễ dãi khinh lờn.

Vậy nên  có Lễ phải có Nhạc, có Nhạc phải có Lễ, để cho cái nầy bổ khuyết cho cái kia thì  mới tạo được sự điều hòa tốt đẹp và một trật tự  ổn định trong xã hội.

Lễ và Nhạc có ý nghĩa rất sâu xa và tác dụng mạnh mẽ về đường đạo đức, vì một đàng khiến cho cái tâm tánh ở bên trong, và một đàng khiến sự hành động ở bên ngoài, cốt cho trong ngoài hòa thuận. Trong hòa là làm cho tâm tánh được điều hòa, ngoài thuận là làm cho hành vi cử chỉ thuận theo đạo lý, hợp lòng người. Trong và ngoài được như thế thì cái tà tâm và dục vọng không có cơ hội phát ra, để dần dần tà tâm biến mất, nhường chỗ cho Thánh tâm và dục vọng thấp hèn biến mất, nhường chỗ cho dục vọng thanh cao.

Nhưng Đức Khổng Tử  lại nói : “ Nhơn nhi bất nhơn như Lễ hà ?  Nhơn nhi bất nhơn như Nhạc hà ? “ Nghĩa là :  Người mà không nhơn đức thì làm sao dùng Lễ được ? Người mà không nhơn đức thì làm sao dùng Nhạc được ?

Ý của Đức Khổng Tử muốn nói rằng : Dầu Lễ và Nhạc có hay đến bực nào đi nữa mà người dùng Lễ và Nhạc không có lòng nhơn đức thì cũng không có hiệu quả gì ! Có nhơn tức là có tình cảm dồi dào cao thượng, có trực giác mẫn huệ, rồi lấy Lễ Nhạc mà khiến thì công dụng của Lễ Nhạc rất hay; còn nếu không có lòng nhơn đức mà đem dùng Lễ Nhạc thì chỉ là cái hư văn kiểu cách bên ngoài mà thôi, không có tác dụng gì !

Đức Khổng Tử  còn chủ trương không nghiêng về bên Lễ, cũng không nghiêng về bên Nhạc : Nhạc thắng hóa bừa bãi, Lễ thắng hóa chia lìa. Khiến thích hợp tánh tình, phục sức và dung mạo là công việc của Lễ Nhạc.”

Lễ Nhạc có địa vị rất trọng yếu trong đạo trị nước và đặt ngang hàng với Hành chánh và Hình pháp.

“ Lễ để chỉ đạo ý chí, Nhạc để điều hòa thanh âm, Hành chánh để thống nhứt hành động, Hình pháp để ngăn ngừa tội ác. Lễ, Nhạc, Hành chánh, Hình pháp, có mục đích cuối cùng là một, tức là thống nhất lòng dân để thực hiện một nền thạnh trị.”

Ý của Đức Khổng Tử  và các bậc Thánh xưa dùng Lễ Nhạc cao siêu như thế, nhưng lần lần, từ đời nọ truyền qua đời kia, Nhạc và Lễ biến đổi theo tình đời và trở nên sái hết.

Lễ thì biến ra thêm phiền toái mà không giữ được sự Kính làm gốc, Nhạc thì biến ra đủ thứ đủ loại mà không giữ được sự Hòa làm gốc. Con người không được Nhạc và Lễ hướng dẫn và kềm chế nên đã bị dục vọng vật chất lôi cuốn đến chỗ thấp hèn, đang tiến vào hố sâu vực thẳm.

May mắn thay cho nhơn loại, nhứt là hữu hạnh cho dân tộc Việt Nam ! Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế khai sáng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại nước Việt Nam, Đức Chí Tôn rất chú trọng Lễ Nhạc, nên Đức Chí Tôn đến để chỉnh đốn Lễ Nhạc lại cho hoàn toàn. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn dạy về Lễ Nhạc rất kỹ, đôi khi Đức Chí Tôn phải nhập xác vào Đức Cao Thượng Phẩm mà biểu diễn về Lễ để cho các môn đệ nhìn thấy mà học tập, bắt chước làm theo.

Lễ và Nhạc do Đức Chí Tôn chế ra hoàn toàn mới mẻ, nhưng lại dung hợp được cái cũ là Cổ Lễ và Cổ Nhạc của Nho giáo, khiến cho Nhạc và Lễ trong  Đạo Cao Đài đạt được những hiệu quả tốt đẹp nhất, đưa nhơn loại trở về con đường đạo đức chơn chánh.

Hai câu liễn về Lễ Nhạc nơi Văn phòng Lễ Nhạc Đường :

Lễ  dĩ  Địa  trần  minh  định  nhân gian  tôn  trật  tự,

Nhạc do Thiên tác tuyên thông thế giới chủ điều hòa.

Nghĩa là :

. Lễ lấy sự sắp bày trên mặt đất mà chế thành, định rõ phẩm bực con người, đề cao trật tự,

. Nhạc do Trời làm ra, bày tỏ cho thế giới  thông hiểu nhau, chủ yếu là sự điều hòa.

  1. Chính danh Định phận :

“ Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc  sự bất thành.”  Nghĩa là : Danh không chánh đáng thì lời nói không xuôi, lời nói không xuôi thì việc không thành.

Danh đã chánh thì việc gì cũng có nghĩa lý rõ ràng của việc ấy, những điều tà thuyết không che khuất được chơn lý.

Danh và Phận đã được định rõ thì  mỗi người đều có địa vị và bổn phận chánh đáng của mình, trật tự  phân minh.

  1. Hình Nhi Thượng học:

Hình Nhi Thượng học thuộc về Đại thừa hay Thượng thừa, là cái học về những lẽ mầu nhiệm vô hình, rất uyên áo cao viễn mà Đức Khổng Tử có nhiều điều nói rõ trong Kinh Dịch (sách căn bản  về Lý học của Nho giáo) và trong sách Trung Dung (sách Triết học bàn về Thiên đạo và Nhân đạo rất sâu xa).

Sau đây là một số điểm tiêu biểu :

-         Thái cực và sự biến hóa của Thiên lý.

-         Thiên mệnh.

-         Quỉ Thần.

-         Hồn phách.

-         Đạo của Đức Khổng Tử.

  1. Thái cực và sự biến hóa của Thiên lý :

Khởi đầu của Vũ trụ là một khối mờ mịt hỗn độn. Trong cái Hỗn độn ấy có một cái Lý rất linh diệu cương kiện gọi là Thái Cực. Song Thái Cực huyền bí vô cùng, ta không thể biết rõ được, nhưng khi xem xét sự biến hóa của vạn vật thì ta có thể đoán biết được cái động và tịnh của Thái Cực. Động là Dương, tịnh là Âm. Dương lên đến cực độ lại biến ra Âm; Âm lên đến cực độ lại biến ra Dương. Hai cái Âm Dương ấy cứ xoay chuyển tương đối, điều hòa nhau mà biến hóa sanh ra Trời Đất và vạn vật.

Đó là điểm cốt yếu của Kinh Dịch, bởi vì Dịch là biến đổi. Trong Trời Đất, không có cái gì là không biến đổi, không có cái gì là nhứt định. Tất cả đều biến đổi, xoay chuyển, lưu hành khắp nơi, nhưng đều phát sinh từ một Lý duy nhứt là Thái Cực. Chỉ có Thái Cực là tuyệt đối, còn tất cả đều là tương đối.

Do đó, Đức Khổng Tử lấy chủ nghĩa “ Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể “ làm căn bản cho học thuyết của Nho giáo.

  1. Thiên mệnh :

Trời là Chủ tể của cả Càn khôn Vũ trụ và vạn vật nên có cái sức mạnh bí mật điều khiển tất cả sự biến hóa và xoay chuyển trong Vũ trụ cho được điều hòa. Đó là Thiên mệnh, tức là Mệnh Trời.

Làm người phải biết mệnh Trời để nương theo đó mà sanh hoạt cho phải đạo. Nhưng con người cũng có cái tự chủ riêng để tự cường kiện lấy mình, khiến cho cái tâm linh của ta luôn luôn mẫn huệ, để hành động của ta lúc nào cũng phù hợp mệnh Trời, chớ không, chúng ta cứ hèn yếu nhu nhược đợi chờ số mạng.

Sách Trung Dung viết : “ Trời sanh ra muôn vật, nhân cái tài lực của từng vật mà đôn đốc thêm vào. Cho nên, vật nào có thể vun đắp được thì vun đắp vào cho tốt lên, vật nào nghiêng lệch thì làm cho đổ nát đi.”

  1. Quỉ Thần :

Nho giáo dạy người ta tin ở Trời, tin ở Thiên mệnh, tất nhiên tin có Quỉ Thần.

Sự cúng tế Quỉ Thần là để mình tỏ lòng thành kính, chớ không phải để cầu phúc riêng cho mình. Quỉ Thần đều sáng suốt và chánh trực, nên chẳng hề tư vị ai. Người đời cứ  theo điều công chánh mà làm thì ắt có Quỉ Thần chứng giám hộ trì cho.

Nếu ai bất nhân bất nghĩa, làm điều trái đạo, phải tội với Trời, thì dẫu có cầu nguyện cúng tế quanh năm cũng không ích gì. “Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo daõ.” (Phải tội với Trời thì còn cầu nguyện vào đâu được.)

Chúng ta là người đang sống, chúng ta tin và biết có Quỉ Thần, nhưng chúng ta không thể biết các việc của Quỉ Thần, cho nên chúng ta không nên nói điều huyễn hoặc mà gây thành mối mê tín dị đoan. “Vụ dân chi nghĩa, kính nhi viễn chi.” Nghĩa là : Vụ lấy làm việc nghĩa của người, còn Quỉ Thần thì nên kính trọng mà xa ra.

  1. Hồn phách :

Đức Khổng Tử nói : “Nhân sinh hữu khí, hữu hồn, hữu phách. Khí, Hồn, Phách hội chi vị sinh.” Nghĩa là : Người sanh ra có Khí, có Hồn, có Phách. Khí, Hồn, Phách hội lại gọi là sống.

Con người có sanh ắt phải có tử. Chết rồi thì hài cốt dần dần tan rã vào đất, còn cái Khí tinh anh thì lên khoảng không gian sáng rõ rực rỡ. Vậy, chết không phải là hết, chỉ hết cái hình hài, còn cái Khí tinh anh vẫn còn và đi lên chỗ sáng rõ trong vũ trụ.

Cái Khí tinh anh ấy ở trong con người thì gọi là Tâm. Tâm là cái thần minh, là cái tia sáng mà Trời phú cho con người để hiểu biết các sự vật. Khi ta chết, cái tia sáng ấy trở về Trời, còn cái thể xác vật chất thì bị hủy hoại đi. Bởi cái tư tưởng ấy nên  mới nói : Sinh ký tử qui (Sống gởi thác về).

  1. ĐạocủaĐức Khổng Tử :

            Đức Khổng Tử  căn cứ trên lẽ biến hóa mà điều hòa của Trời Đất và đem những tư tưởng và hành vi của bậc Thánh nhân đời trước mà lập thành Đạo để dạy thiên hạ.

            Ở trong cái Đạo ấy, muôn vật đều hóa dục mà không hại lẫn nhau, các Đạo đều được thi hành mà không trái nhau. Đức nhỏ thì phân minh như nước sông chảy, đức lớn thì đôn hậu mà sanh hóa vô cùng. Đức Khổng Tử nói : “ Công kích Đạo khác chỉ hại mà thôi.”

            Đạo của Đức Khổng Tử là theo lẽ thường, việc phải thì làm, việc trái thì bỏ, cốt giữ cái Tâm cho sáng suốt, đừng để tư dục làm cho ám muội.

            Đạo của Đức Khổng Tử không lấy việc Quỉ Thần mà đặt ra điều mê tín, không lấy sự sống chết mà huyễn hoặc lòng người. Ngài chỉ cốt lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Kính làm đạo thường.

            Đạo của Ngài tùng theo Thiên lý, làm cho sáng cái đức sáng, khiến người ta càng lúc càng mẫn huệ đến chí thiện  mới thôi (Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện). Đạo không xa cái bổn tánh con người, nếu người theo Đạo để cho xa cái bổn tánh con người thì đó không phải là Đạo. (Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi Đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi Đạo).

            Tóm lại, Đạo của Đức Khổng Tử  dạy rất kỹ về Nhơn đạo. Nhơn đạo xong thì  mới có thể đến gần được Thiên đạo.

         V. Triết lý của Nho giáo :

          Triết lý của Nho giáo thuộc về phần Hình Nhi Thượng học. Sau đây, chúng tasẽ xem quan niệm của Nho giáo về Vũ trụ và Nhân sinh, về Thượng Đế và con người.

  1. Vũ trụ quan của Nho giáo :

Quan niệm về Vũ trụ của Nho giáo được nói rõ trong Kinh Dịch, giải thích Vũ trụ căn cứ trên thuyết Âm Dương và Ngũ Hành.

“Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái.” Đạo Dịch có Thái Cực, Thái Cực sanh ra Hai Nghi : Nghi Âm và Nghi Dương; Hai Nghi sanh ra Bốn Tượng là : Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương; Bốn Tượng sanh ra Tám Quẻ là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

“ Thoạt đầu tiên, Vũ trụ ra thế nào ? Cứ như những ý tưởng của người xưa thì lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối mờ mịt hỗn độn, tức là đời Hỗn mang. Trong cuộc Hỗn mang ấy, có cái Lý vô hình rất linh diệu, rất cương kiện, gọi là Thái Cực. Song Thái Cực huyền bí vô cùng, không thể biết được bản thể của Lý ấy như thế nào. Ta tuy không biết rõ cái chân tánh và cái chân tướng của Lý ấy, song ta có thể xem sự biến hóa của vạn vật mà biết được cái động thể của Lý ấy. Cái động thể của Lý ấy phát hiện ra bởi 2 cái thể khác nhau là : Động và Tĩnh. Động là Dương, Tĩnh là Âm. Dương đến cực độ thì lại biến ra Âm; Âm lên đến cực độ thì lại biến ra Dương. Hai thể ấy cứ theo liền nhau, rồi tương  đối điều hòa với nhau để biến hóa mà sanh ra Trời Đất và vạn vật.

Vậy, khởi điểm của Tạo Hóa là do 2 cái tương  đối Âm và Dương mà Đạo Trời Đất cũng khởi đầu bởi sự biến hóa của 2 tương  đối ấy.

Trước 2 cái tương  đối ấy thì dẫu có gì cũng như không, vì không sao mà biết được. Khi 2 cái tương  đối ấy đã phát hiện ra thì cái gì cũng hiển nhiên, không thể nói là không có được.” (Trích Nho giáo của Trần trọng Kim).

 Theo quan niệm nầy thì Đạo Trời Đất lúc đầu rất giản dị, sau  mới biến hóa dần dần đến chỗ phức tạp, càng biến hóa thì càng phức tạp, thiên hình vạn trạng. Đó là “Nhứt bổn tán vạn thù”, cái Nhứt bổn ấy là Thái Cực, nhưng dầu phức tạp đến đâu, rồi cuối cùng cũng qui về một, ấy là “Vạn thù qui nhứt bổn”.

Đức Khổng Tử cho rằng cái Lý Thái Cực rất huyền vi mầu nhiệm, mà tri thức con người thời đó khó đạt tới, nên Ngài không chú trọng xét tới, mà chỉ chú trọng cái động thể của nó, tức là Luật Biến hóa của Trời Đất, tức Luật DỊCH. Ngài thấy Đạo Dịch chi phối vạn vật, phù hợp với hiện thực. “Dịch không xa sự thật, mà đạo Dịch biến đổi luôn, không ở nhất định chỗ nào, lưu truyền khắp cả vũ trụ.”

Bỏ cái bản thể mà nghiên cứu cái động thể của Lý Thái Cực là một quan niệm rất thực tiễn, và đó cũng là khởi điểm cho thuyết tùy thời của Đạo Nho.

  1. Nhân sinh quan của Nho giáo :

Người là con cưng của Trời. Sách Thượng Thư viết : Chỉ có Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, trong vạn vật Người là linh hơn cả.

Người là con của Trời mà cũng là dân của Trời, vua là người thay mặt Trời để cai trị muôn dân. Cho nên, trong các sách của Nho giáo, chữ dân thường dùng để thay cho chữ Nhơn là Người.

Người và Trời đều đồng một thể. (Thiên Địa Nhơn đồng nhứt thể.)

Đổng Trọng Thư  có viết rằng :

“ Không gì tinh vi hơn khí Âm Dương, phong phú hơn Địa, thần linh hơn Thiên, cái tinh của Trời Đất để sanh ra muôn vật không gì là quí hơn Người.

Người nhận lấy mệnh Trời, cho nên siêu nhiên hơn muôn vật. Muôn vật lo sợ tai vạ và không thể thi hành được lòng nhân nghĩa, chỉ riêng có Người  mới có khả năng làm được điều nhân nghĩa. Muôn vật lo sợ tai vạ nên không thể sánh vai với Trời Đất, chỉ riêng con Nguời  mới có thể sánh vai với Trời Đất.

Người có 360 tiết sánh với số Trời, hình thể xương thịt sánh với Đất. Ở trên có tai mắt thông minh, là hình tượng của nhựt nguyệt. Thân thể có cửa mở, có mạch lạc, tượng hình sông ngòi và thung lũng. Tâm có thương vui, mừng giận, cùng loại với Thần khí.

Xét thân thể của Người sao mà cao quí hơn muôn vật  thế, và cùng loại với Trời. Muôn vật nương dựa lấy khí Âm Dương của Trời để sinh hoạt, chỉ có Người lại sáng tỏ rực rỡ với văn vẻ của Trời.

Thế nên, phàm vật hiện hình ra chẳng cái nào không tuân theo mệnh Trời mà thi hành, ở địa vị nương tựa, chỉ riêng Người đứng lên trực tiếp với Trời nên xứng đáng với Trời. Cho nên, tiếp nhận  ít của Trời Đất thì ở địa vị nương tựa, tiếp nhận nhiều của Trời Đất thì ở địa vị chính đáng. Ở đây thấy loài người biệt lập với muôn vật mà tham hợp với Trời Đất.

Cho nên, thân thể của Người có đầu rộng mà tròn, tượng hình nội dung của Trời; lông tóc tượng hình các vì sao; tai mắt lanh lợi tượng hình mặt trăng mặt trời; mũi mồm hô hấp tượng trưng gió và không khí; trong bụng đạt đến hiểu biết tượng hình Thần minh, bụng ruột đầy rổng tượng hình muôn vật.

Tượng trưng của Trời Đất, tương quan của khí Âm Dương thường thấy thiết dụng ở thân Người. Thân Người cũng như Trời, tương  tham hợp với số Trời, nên cùng liên hệ với Trời bằng sinh mệnh.

Trời lấy số ngày trong một năm để lập nên thân thể của Người, cho nên 360 tiết nhỏ để tương  hợp với số ngày, tiết lớn 12 phần tham hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng tham hợp với số Ngũ Hành. Ở ngoài có Tứ Chi (2 tay và 2 chân) tham hợp với 4 mùa. Chợt thấy chợt mở tham hợp với ngày đêm, chợt rắn chợt mềm tham hợp với mùa đông mùa hạ. Chợt thương đau, chợt vui mừng tham hợp với khí Âm Dương. Tâm có tính toán suy nghĩ, tham hợp với độ số . . .  Ở đâu đếm được thì tham hợp với số, ở đâu không đếm được thì tham hợp với loài. Ở đây có sự đồng nhất ở cả 2 bên, và chỉ có một sự  tham hợp của Người với Trời.” (Trích trong Nhân phó Thiên số, Phồn lộ, Quyển 13, Đổng Trọng Thư)

Cho nên Trời Đất là Đại Thiên Địa thì Người là Tiểu Thiên Địa; Trời Đất là Đại Vũ trụ thì Người là Tiểu Vũ trụ.

Vũ trụ mà không có Người là vũ trụ không hoàn toàn, bởi vì vũ trụ là một đại hòa điệu của Tam Tài (Thiên, Địa, Nhơn), mà thiếu đi một yếu tố thì sự hòa điệu không còn.

Trời và Người quan hệ mật thiết với nhau, bởi thế  mới lấy phép tắc tự nhiên  của Trời làm mô phạm của Người, lấy Thiên luân làm Nhơn luân, lấy Thiên đạo làm Nhơn đạo.

Nho giáo lấy ý dân làm ý Trời, sự sáng suốt của Trời hiện ra ở trong sự sáng suốt của dân, dân muốn chính là Trời muốn. Sự sáng suốt của Người thường bị mất đi là do lòng vật dục che khuất,  do đó mà không cảm ứng được với Trời.

Con người có 2 phần : Một phần là thân thể vật chất hữu hình , và một phần vô hình phú bẩm nơi Trời Đất. Cái phần vô hình ấy là  Lý Thái Cực, cũng gọi là Thần minh, Tâm hay cái tia sáng linh diệu (Linh quang).

Khi chết rồi, thân xác chôn xuống đất, thúi rã tan nát trở thành đất (Địa), còn cái phần tinh anh linh diệu thì bay lên khoảng không gian sáng rõ rực rỡ. Vậy chết không phải là hết, chỉ hết cái hình hài xác thịt mà thôi, còn cái Khí tinh anh tức là Tinh thần thì lại về chỗ sáng rõ ở trong vũ trụ.

Cái phần chiêu minh ấy ở trong người gọi là Tâm. Tâm là cái Thần minh ở trong vạn vật, là cái tia sáng linh diệu của Trời phú cho ta để hiểu biết sự vật. Vũ trụ sở dĩ có là bởi có tia sáng ấy, chứ không thì dẫu có cũng như không. Vạn vật nhờ có cái tia sáng ấy mà biết là có và biết có Trời. Người ta có cái phẩm giá tôn quí là cũng nhờ bởi cái Tâm. Có cái Tâm thì Trời Đất rõ ràng, vạn vật linh hoạt.

Đến khi người ta mệnh chung thì cái tia sáng ấy trở về Trời, còn cái thân vật chất thì hẩm nát đi.

Bởi  lý tưởng ấy, cổ nhân nói rằng : “Sinh ký dã, tử qui daõ”. Nghĩa là : Sống là gởi vậy, chết là về vậy. Trong câu nói ấy hàm chứa sự Luân hồi. (Theo Nho giáo  Trần trọng Kim)

  1. Quan niệm về Thượng Đế :

Nho giáo gọi Thượng Đế là Thiên, tức là Trời.

“Nhưng ta phải biết rằng quan niệm của Đức Khổng Tử về Trời hay Thượng Đế không giống như quan niệm của phần nhiều người thường tưởng tượng là Trời hay Thượng Đế là một Đấng có hình dáng, có tình cảm, có tư dục như người ta. Trời hay Thượng Đế chỉ là cái Lý vô hình, rất linh diệu, rất cương kiện, mà khi đã định sự biến động ra thế nào thì dẫu làm sao cũng không cưỡng lại được.” (Nho giáo Trần tr. Kim).

Thượng Đế là vua của Càn Khôn Vũ trụ, thống ngự vạn vật và loài người.

Hoàng hỹ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám qua Tứ phương, cầu dân chi mạc.” Đấng Thượng Đế rất lớn, soi xuống rất rõ ràng, xem xét 4 phương để tìm nỗi thống khổ của dân mà cứu giúp.

Trong Nho giáo, Thượng Đế chính là Thái Cực, là Đấng Tạo Hóa duy nhứt, hóa sinh vạn vật.

Thiên giả vạn vật chi tổ, vạn vật phi Thiên bất sinh. Độc Âm bất sinh, độc Dương bất sinh. Âm Dương dữ Thiên Địa tham, nhiên hậu sinh.” Trời là tổ của muôn vật, muôn vật không có Trời không sanh ra được. Một mình khí Âm không sanh, một mình khí Dương không sanh. Âm Dương cùng với Trời Đất tham hợp, rồi sau  mới sanh.

Nho giáo quan niệm vua (Nhân quân) là người thay mặt cho Trời mà cai trị dân chúng và mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng, nên gọi vua là Thiên tử (con của Trời).

VI.  Kinh điển của Nho giáo :

Trước thời Đức Khổng Tử, Đạo của Thánh Hiền được chép trong các sách : Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc.

Đức Khổng Tử nghiên cứu các sách ấy, rồi Ngài chú giải Kinh Dịch, chỉnh đốn Kinh Lễ và Nhạc, san định Kinh Thi Kinh Thư, và cuối cùng Đức Khổng Tử trước tác Kinh Xuân Thu.

Sau khi Đức Khổng Tử mất, các sách ấy bị mất mát ít nhiều. Đến đời Tần Thủy Hoàng, có cuộc đốt sách và chôn học trò (Phần thư khanh Nho), thành ra kinh sách của Nho giáo không còn được bao nhiêu.

Đến đời nhà Hán, Đạo Nho mới được phục hưng. Hán Cao Tổ sai người tìm nhặt các sách thì không tìm được quyển nào còn nguyên vẹn, nhứt là Kinh Nhạc mất gần hết, chỉ còn lại một thiên, phải đem ghép vào Kinh Lễ.

Hiện nay, những sách ấy tuy có sai lạc đi ít nhiều, nhưng các hậu Nho đã góp nhặt và phụ họa thành Ngũ Kinh, kể ra sau đây :

  1. Kinh Dịch.              2. Kinh Thi.
  2. Kinh Thư.               4. Kinh Lễ Nhạc.
  3. Kinh Xuân Thu.

Những sách do các môn đệ của Đức Khổng Tử làm ra sau thời Đức Khổng Tử gồm 4 quyển, gọi là Tứ Thư, kể ra :

  1. Luận Ngữ của Tăng Tử.
  2. Đại Học    của Tăng Tử.
  3. Trung Dung của Tử Tư.
  4. Mạnh Tử của Mạnh Tử.
  5. NGŨ  KINH :
  6. Kinh Dịch :

Dịch là sách mà người xưa thường dùng để bói toán, xem xét cát hung, và lại là bộ sách Lý học rất cao siêu, giải thích lẽ biến hóa của Trời Đất và sự hành động của vạn vật.     Nguyên người Tàu về thời Thượng cổ đều tin rằng ở trong Trời Đất có lẽ Âm lẽ Dương, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa không lường.

Vua Phục Hy, nhân được Hà đồ,  biết được lẽ Âm Dương mới vạch ra thành 8 quẻ gọi là Tiên Thiên Bát Quái, rồi sau đó lấy 8 quẻ ấy chồng lên nhau, tạo ra được 64 quẻ,  mỗi quẻ có 6 hào.

Đến đời vua Hạ Võ, nhờ được Lạc thư mà đặt ra Cửu Trù để làm biểu lý với Bát Quái của Phục Hy. Những quẻ của Phục Hy là để vẽ các tượng Âm Dương, còn những trù của vua Hạ Võ là để tính các số Ngũ Hành.

Những quẻ Dịch từ thời vua Phục Hy truyền lại chỉ vẽ thành các quẻ mà không có văn tự giải thích.

Đến đời vua Văn Vương nhà Châu, khi Ngài bị giam nơi Dũ Lý, Ngài  mới nghiên cứu diễn lại các quẻ Dịch, và đặt ra Hậu Thiên Bát Quái. Ngài đặt ra  Thoán từ để giải    thích  ý nghĩa của  mỗi quẻ.

Sau đó con của vua Văn Vương là Châu Công Đán nghiên cứu Kinh Dịch, rồi viết ra Hào từ để cắt nghĩa mỗi Hào trong  mỗi quẻ.

Song sự học Dịch là sự học Tâm truyền, chỉ để cho người nọ truyền cho người kia mà thôi, cho nên những lời Thoán từ  của Văn Vương và Hào từ của Châu Công cắt nghĩa rất vắn tắt, có lắm câu, ý nghĩa xa xôi lơ lửng, thật khó hiểu. Đó là Kinh Dịch trước thời Đức Khổng Tử chỉ có bao nhiêu đó mà thôi.

Đến đời Đức Khổng Tử, Ngài  mới theo những Thoán từ  của Văn Vương và Hào từ  của Châu Công, rồi lấy cái kinh nghiệm hiểu biết của Ngài về nhân sự thiết thực mà cắt nghĩa thêm ra cho rõ, tức là Ngài làm ra Thoán Truyện và Tượng Truyện. Giải cái Tượng của cả quẻ thì gọi là Đại Tượng,  giải cái Tượng của một Hào thì gọi là Tiểu Tượng.

Đức Khổng Tử sợ cắt nghĩa như thế chưa đủ, Ngài lại làm thêm những thiên : Hệ Từ Truyện, Văn Ngôn Truyện, Thuyết Quái Truyện, Tự Quái Truyện, Tạp Quái Truyện, gồm tất cả 10 thiên, gọi chung là Thập Dực hay là Truyện.

Ngài lại lấy nghĩa lý mà phân Kinh Dịch ra làm 2 phần gọi là Thuợng Kinh vàHạ Kinh.

- Thượng Kinh để quẻ Càn, quẻ Khôn lên đầu, bởi vì Càn Khôn là bản thỉ của Âm Dương, tông tổ của vạn vật.

- Hạ Kinh thì để quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, bởi vì 2 quẻ nầy là mối đầu của Nam Nữ tạo thành đạo vợ chồng. Nhơn đạo do đó mà hưng thịnh lên.

Từ đó, Kinh Dịch có 2 thiên Kinh (Thượng Kinh, Hạ Kinh) và 10 thiên Truyện, cả thảy là 12 thiên. Trong những thiên Truyện, Đức Khổng Tử giải thích rõ ràng các ý nghĩa sâu xa ở Kinh Dịch  và phát huy những tư tưởng uyên áo về Tạo Hóa, những quan niệm đặc biệt về vũ trụ và vạn vật. Ngài thành lập một nền Lý học rất cao siêu của Nho giáo.

Đức Khổng Tử học Dịch mất rất nhiều công phu. Khi Ngài đã già, Ngài đã xem Kinh Dịch đến 3 lần đứt lề,  mới làm ra được các thiên Truyện, thế mà Ngài còn nói : “ Gia Ngã sổ niên tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ.”Nghĩa là : Giá cho ta thêm được mấy năm nữa để ta học Dịch cho trọn vẹn thì khả dĩ không có điều lầm lớn vậy.

Một bộ sách mà Thánh nhơn đã phải dụng tâm nhiều đến như thế và cho là khó hiểu như thế, tất là có bao nhiêu tư tưởng kỳ diệu trong đó.

Vậy bộ Kinh Dịch mà chúng ta đang có hiện nay đã trải qua sự đóng góp của 4 vị Thánh nhân : Vua Phục Hy, Vua Văn Vương, Châu Công Đán và Đức Khổng Tử.

  1. Kinh Thư :

Kinh Thư là bộ sách chép những Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau, từ đời vua Nghiêu vua Thuấn cho tới đời Đông Châu.

Sách ấy là một bộ sử rất có giá trị, khiến cho hậu thế có thể biết được tư tưởng của cổ nhân về đạo lý, chế độ và phép tắc từ  đời nọ qua đời kia và hiểu được sự tiến hóa của dân tộc Tàu.

Nhưng vì Kinh Thư bị nhà Tần đốt mất, đến đời nhà Hán  mới có quan Bác sĩ của nhà Tần tên là Phục Sinh (có người nói là con gái của ông ấy) nhớ thuộc lòng, đọc cho chép lại được 29 thiên.

Sau, ở nước Lỗ, lại tìm được trong vách nhà Khổng Tử một tập gồm 25 thiên viết bằng chữ cổ.

 Những thiên của Phục Sinh đọc chép lại, được gọi là Kim văn; những thiên tìm được nơi vách nhà của Đức Khổng Tử  thì gọi là Cổ văn. Về sau, Khổng An Quốc đời Đông Hán, xếp cả Kim văn và Cổ văn làm thành Kinh Thư  truyền đến ngày nay.

Xem Kinh Thư thì biết cái tánh chất phác và lối văn chương của cổ nhân. Những hành vi và tư tưởng chép trong Kinh Thư đều lấy hai chữ  CHẤP TRUNG làm cốt.

  1. Kinh Thi :

Kinh Thi là bộ sách chép những bài ca, bài dao, từ thời Thượng cổ đến đời vua Bình Vương nhà Châu. Ca là bài hát có điệu có vần, dùng vào lúc tế tự hay khi có việc hỷ việc hiếu. Dao là lời hát truyền khẩu của dân gian thôn dã.

Xem Kinh Thi thì biết những tánh tình, phong tục và chánh trị qua các đời vua và các nước chư Hầu của nước Tàu. Như  Mân phong nói về cái tục cần kiệm của người nước Mân; Vệ phong thì nói về cái tục dâm mỹ của người nước Vệ; Tần phong là nói về cái sự hối quá của người Tần. Đại Nhã và Tiểu Nhã nói về việc chánh trị thịnh suy đời nhà Châu.

Học Kinh Thi là để di dưỡng tánh tình và để mở rộng tri thức của con người. Kinh Thi có nhiều ý tứ, nhưng khi xem sách nầy, phải giữ cái Tâm cho chánh thì sự  học  mới có lợi.

Đức Khổng Tử nói : “ Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi : Tư vô tà.” Nghĩa là : 300 bài trong Kinh Thi, lấy một lời mà nói trùm cả là : Không nghĩ bậy.

  1. Kinh Lễ :

Kinh Lễ là bộ sách chép những lễ nghi để hàm dưỡng những tình cảm tốt, để giữ trật tự  lớn nhỏ phân minh và để tiết chế tình dục. Phàm những tình cảm của con người mà không có cái gì để bồi dưỡng luôn luôn thì dần dần nó biến đổi hay hóa dở được.

Dùng Lễ là có ý để gây nuôi những tình cảm tốt. Người ta ở trong xã hội có những việc quan hệ đến phong tục, đến tôn giáo. Nếu không có phép tắc rõ ràng thì việc tế tự, việc hiếu, việc hỷ, cách ăn uống ở làng, ở nước thành ra hồ đồ hỗn độn; việc thù tiếp thành ra khó xử.

Dùng Lễ là để phân biệt tôn ti, thân sơ, và để giải quyết những sự hiềm nghi.

Người ở đời, ai cũng có lòng tư dục, nếu không có qui củ để phòng giữ trước thì nó hay khiến người ta làm những điều bất nhân bất nghĩa. Dùng Lễ là để tài chế các hành vi cho hợp với lẽ phải.

Học Lễ thì cần phải hiểu chữ  “Vô bất kính”, nghĩa là không có điều gì là không kính. Đối với mình, cũng như đối với người, bao giờ cũng lấy sự kính làm chủ. Không có kính thì bao nhiêu Lễ thành ra hư văn vô ích. (Theo Nho giáo của Trần trọng Kim).

  1. Kinh Xuân Thu :

Sau khi Đức Khổng Tử san định các Kinh, Ngài bắt đầu  sáng tác Kinh Xuân Thu để bày tỏ hết cái Đạo của Ngài.

“ Kinh Xuân Thu là bộ sách của Khổng Tử làm ra. Ngài theo lối văn làm sử mà chép chuyện nước Lỗ, kể từ Lỗ Ân Công đến Lỗ Ai Công. Trong sách ấy chép cả việc nhà Chu và việc các nước chư Hầu.

Xem hình thể bề ngoài thì nó là một bộ sử biên niên, lời lẽ vắt tắt, lắm chỗ hình như không có ý nghĩa gì cả, nhưng xét rõ đến tinh thần thì thật là một bộ sách triết lý về đường chánh trị.”

Mạnh Tử là người đã hiểu rõ Kinh Xuân Thu, nên nói rằng : “ Kinh Thi hết, nhiên hậu  mới làm ra Kinh Xuân Thu. Việc ở trong sách Xuân Thu là việc Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, văn trong sách là văn sử, nghĩa thì Khổng Tử nói rằng : Khâu nầy trộm lấy đó vậy. Nghĩa là Ngài lấy truyện ở trong các sách nước Tấn, nước Sở, nước Lỗ mà biểu thị cái ý nghĩa của Ngài muốn bày tỏ ra. Thời Xuân Thu bấy giờ, xã hội Tàu loạn lạc, vua các nước chư Hầu làm nhiều điều bạo ngược và ai cũng muốn lấn quyền Thiên tử nhà Châu. Ngài không muốn để sự phê bình phán đoán của Ngài động chạm đến những người quyền thế đương thời, vả lại cái học sâu xa của Ngài là cái học tâm truyền, nên Ngài mượn lối văn làm sử nói việc đã qua để ngụ cái vi ý của Ngài.

Sách Trang Tử cũng có nói ở thiên Thiên hạ rằng : Xuân Thu dĩ đạo danh phận. (Sách Xuân Thu là để nói cái đạo danh và phận).

Vậy cứ theo ý kiến của các nhà hiền triết thời Chiến Quốc thì sách Xuân Thu  là sách để Tâm truyền cái đại nghĩa Danh và Phận về đường luân lý và chánh trị, chớ không phải là sách chép sử như người ta thường vẫn hiểu lầm.

Sách Xuân Thu có 3 chủ nghĩa là :

-         Chính danh tự,

-         Định danh phận,

-         Ngụ bao biếm.

Chủ ý của Đức Khổng Tử là tôn vua nhà Châu, dẫu đời bấy giờ các nước chư Hầu có nhiều người không biết đến vua Nhà Châu đi nữa, nhưng Ngài chép ngay đầu sách là : “Xuân Vương Chính nguyệt”, nghĩa là : Mùa Xuân, tháng Giêng, vua nhà Châu, để tỏ cái ý vẫn nhận nhà Châu làm chủ thiên hạ. . . .

 Xem Kinh Xuân Thu thì phải biết cái ý nghĩa và vị trí của từng chữ. Mỗi chữ là để định rõ người tà người chánh, như Thiên tử chết thì chép là băng, vua chư Hầu chết thì chép là hoăng, ông vua cướp ngôi làm sự tiếm đoạt mà chết thì chép là toà, người làm quan ngay chánh chết thì chép chữ tốt, làm quan gian nịnh chết thì chép chữ tử. Người nào có danh phận chánh đáng thì chép rõ chức phẩm và tên tự, người nào mà danh phận không chánh đáng thì dầu có chức phẩm gì cũng chỉ chép có một tên tục mà thôi.

Sự khen chê của Ngài cốt ở những chữ Ngài dùng. Có khi chỉ vì một chữ chê mà thành ra tiếng xấu muôn đời, một chữ khen mà được tiếng thơm thiên cổ.

Bởi thế, người đời sau bàn Kinh Xuân Thu nói rằng : “Nhứt tự chi bao, vinh ư hoa cổn; nhứt tự chi biếm, nhục ư phủ việt.” Nghĩa là : Một chữ khen thì vinh như cái áo hoa cổn của vua ban cho, một chữ chê thì nhục như bị tội rìu búa.

Đức Khổng Tử thấy đời suy, đạo mờ, các tà thuyết dấy lên, những sự hung bạo rất nhiều, con giết cha, tôi giết vua, cho nên Ngài lấy làm lo sợ mà làm ra Kinh Xuân Thu để định cái Chánh thể, chủ ở sự Chính danh Định phận cho hợp Đạo lý và cho rõ sự thưởng phạt.

Sách Xuân Thu là sách định chế độ quân chủ. Đức Khổng Tử biết rằng trong một nước không thể không có quyền quân chủ, song Ngài lại sợ rằng những người giữ quyền quân chủ thường hay lạm dụng thế lực của mình mà làm nhiều điều tàn bạo. Vậy nên Ngài  mới lấy cái nguyên của dương khí mà thống trị việc Trời, lấy Trời mà thống trị các vua chúa, và bày tỏ một cách đặc biệt ở sách Xuân Thu để hạn chế cái quyền của vị nhân quân. Nhưng những người làm vua làm chúa đã dễ mấy người hiểu được cái lẽ thâm viễn siêu việt ấy, cho nên Ngài  mới lấy những điều tai dị như :

Nhựt thực, Nguyệt thực, sao chổi, việc động đất, vv . . . là những điều hiển nhiên để cảnh giới những bậc nhân quân. Ngài muốn những bậc ấy phải lấy những điềm lạ ấy  mà kinh sợ, tự  mình  tu  tỉnh và làm những điều nhân nghĩa.

Đó là cái vi yù của Đức Khổng Tử trong sách Xuân Thu.

Đức Khổng Tử còn sợ người ta không hiểu rõ cái ý ấy, nên Ngài nói : “ Tri Ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ, tội Ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ.” Nghĩa là : Người biết Ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu, người trách tội Ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu.

Biết Ngài là biết tấm lòng của Ngài sợ những Tà thuyết, những bạo hành càng ngày càng nhiều ra, nên Ngài tỏ cái  phương pháp chánh trị để đổi loạn ra trị, trừng trị những kẻ tàn bạo gian ác. Trách tội Ngài là vì không hiểu cái ý của Ngài mà cho là Ngài tiếm làm việc của Thiên tử, hoặc là ngờ Ngài dùng những điều tai dị để làm mê hoặc người đời.

Học giả nên chú ý mà hiểu cái thâm ý và cái khổ tâm của Ngài trong sách Xuân Thu.

 Về sau, Hán Nho thường không hiểu rõ cái phần uyên thâm ấy, chỉ chú trong vào cái thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, gây thành mối mê tín, thật là sai cái ý nghĩa trong sách Xuân Thu vậy. (Theo Nho giáo của Trần trọng Kim).

  1.  Tứ Thư :

Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một câu vắn tắt là cái học chú trọng ở luân thường đạo lý. Sự học chủ trương biến hóa và tùy thời, vụ sự thực tại, còn những viển vông ngoài việc sinh hoạt trần thế thì không bàn đến. Muốn biết những điều dạy về sự học ấy ra sao, chúng ta phải xem Tứ Thư, là 4 quyển sách do các môn đệ của Đức Khổng Tử đặt hết tâm trí vào đó.

  1. Đại học :

Sách Đại Học là sách dạy những người lớn, từ 15 tuổi trở lên, khi đã vào được bậc Đại học, dạy cho biết cách ở đời để ra gánh vác việc dân việc nước.

Theo các Nho gia thì sách Đại học do Tăng Tử (Tăng Sâm) làm ra để diễn giải các lời nói của Đức Khổng Tử.

Nội dung của sách chia ra 2 phần :

-         Phần trên có một thiên, gọi là Kinh, gồm những lời nói của Đức Khổng Tử.

-         Phần dưới có tất cả 9 thiên, gồm những lời giảng giải của Tăng Tử.

Mục đích và tôn chỉ của sách nầy là nói về cái đạo của người quân tử, trước hết phải sửa cái Đức của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao đến chỗ Chí thiện. Muốn được vậy, trước hết phải Cách vật (hiểu lẽ sự vật), phải Trí tri (thông suốt vấn đề), phải Thành ý (ý chí thành thật), phải Chánh tâm (lòng phải ngay thẳng). Làm được 4 điều ấy theo thứ tự trước sau thì sẽ sửa được mình (Tu thân), yên được nhà (Tề gia), trị được nước (Trị quốc), và bình được thiên hạ (Bình thiên hạ). Như thế  mới là cái đạo của người quân tử.

Cái gốc của đạo người quân tử là sự Tu thân. Đó là điều cốt yếu của sách Đại học.

  1. Trung Dung :

Sách Trung Dung do Ông Tử Tư làm ra. Tử Tư là cháu nội của Đức Khổng Tử, học trò của Tăng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử.

Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Đức Khổng Tử nói về thuyết Trung Dung, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và lời nói, cũng như việc làm đều ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập, và phải cố gắng ở đời theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, cho thành người quân tử, theo bực Thánh nhân.

Sách Trung Dung chia làm 2 phần :

Phần 1 : Từ chương thứ 1 cho đến chương thứ 20, là phần chánh, gồm những lời của Đức Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý Trung dung, phải làm sao cho Tâm được : Tồn, Dưỡng, Tĩnh, Sát; mức ở gồm đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, cho hòa với vạn vật, hợp với lòng Trời, để trở thành người quân tử.

Phần 2 : Từ chương 21 đến chương 33, tức chương cuối là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng  ý nghĩa và giá trị của 2 chữ  Trung Dung.

Cả 2 quyển Đại học và Trung dung trên đây, nguyên khi trước là những thiên trong Kinh Lễ Ký, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm 2 quyển, để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.

“ Hai chữ Trung Dung bao gồm hết cái uyên áo của Triết lý Nho giáo, phát dương được cái đạo lý biến hóa của vũ trụ và nhân sinh một cách có hệ thống.

Trung Dung là cái Đạo tâm đắc của Đức Khổng Tử, được truyền thụ bằng Tâm, nghĩa là dùng Tâm mà lãnh hội, chớ không phải dùng lời nói mà giảng giải cho đủ lẽ được, vì ý tứ siêu việt và nghĩa lý rất  u  ẩn.

Đức Khổng Tử quan sát những bí ẩn của Trời Đất, thấy rõ lẽ vận hành biến hóa tự nhiên của vũ trụ, tức Ngài hiểu được Thiên đạo, rồi Ngài dựa theo chơn lý ấy mà phát minh những phép tắc dùng cho con người và cho xã hội.

Trong Thiên đạo, chữ TRUNG là yếu điểm, vì sự vận hành của vũ trụ bao giờ cũng điều hòa, bình hành, nên Trời Đất  mới định vị, vạn vật  mới sanh sanh hóa hóa vô cùng.

Nhơn đạo phải theo cái TRUNG thì hành động  mới trúng tiết và hợp lẽ phải.

Vậy Trung Dung là đạo lý làm người, là chơn lý của nhơn sinh. Nhưng theo đạo Trung Dung rất khó, phải giữ cái Tâm cho công chánh, cố gắng bỏ hết tư tâm, khắc phục tư dục, phát triển cái Thiên lý bản nhiên của Trời phú cho, tìm đạo ở trong Tâm mình mà tự hiểu lấy, rồi tin theo thì tư tưởng và hành vi  mới thuần nhiên như  Thiên lý.”

Trong phần Tử Tư  dẫn giải những lời của Đức Khổng Tử  nói về đạo Trung Dung, Ông nói : “Trung hòa là cái tính tự nhiên của Trời Đất, mà Trung Dung là cái đức hạnh của người ta. Trung là giữa, không thiên lệch bên nào, Dung là thường, nghĩa là dùng đạo Trung Dung làm đạo thường.”

Đạo Trung Dung thì ai cũng có thể theo được, thế mà không mấy người chịu theo, khác nào như ai cũng ăn uống cả, nhưng ít người ăn mà biết rõ mùi vị vậy. Chỉ có Thánh nhân  mới học được mà thôi, vì theo đạo ấy cốt phải có 3 cái đạt đức là : Trí, Nhân, DũngTrí là để biết rõ các sự lý; Nhân là để hiểu điều lành mà làm; Dũng là để có cái chí khí cương kiện mà theo làm điều lành cho đến cùng. Ba cái đạt đức ấy  là 3 cái cửa đi vào Đạo.

Cho nên nói rằng : Hiếu học cận hồ Trí, lực hành cận hồ Nhân, tri sỉ cận hồ Dũng. Nghĩa là : Thích học là gần có Trí, cố sức mà làm là gần có Nhân, biết thẹn là  gần có Dũng.

Có 3 điều ấy  mới sửa được mình, trị được người, và trị được  quốc gia thiên hạ.

“Sách Trung Dung nói cái đạo của Thánh nhân căn bản ở Trời, rồi diễn giải ra hết mọi lẽ khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và cả khi im lặng một mình. Suy cái lý ấy ra cho đến sự Nhân Nghĩa, để khiến cho  thiên hạ được bình trị, và lại tán dương cái công hiệu linh diệu của Đạo ấy cho đến chỗ tinh thần vô thanh vô sắc  mới thôi.

Thật là một quyển sách Triết lý rất cao, tưởng các sách đời cổ truyền lại, chưa có sách nào bàn đến cái Lý học siêu việt như thế. (Theo Nho giáo của Trần trọng Kim).

Qua sách Trung Dung, người ta thấy rõ nhận thức và quan niệm của Nho giáo về Vũ trụ , về sự biến hóa của vạn vật, về lẽ “Thiên Địa vạn vật đồng nhứt thể” và “Thiên Nhơn tương  dữ”, tức là đã đem Thiên đạo vào Nhơn đạo, cũng nói rõ sự tương  quan giữa Tâm và Vật, tức là giữa Tinh thần và Vật chất, giữa Tri và Hành.

Đó là những vấn đề rất quan trọng của Triết học từ ngàn xưa cho đến ngày nay.

3.Luận Ngữ :

Luận Ngữ là sách ghi chép những lời của Đức Khổng Tử  dạy học trò và những lời nói với người đương thời.

Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên,  mỗi thiên đều lấy chữ đầu đặt tên, và các thiên không có liên hệ gì với nhau cả.

Đọc sách nầy, người ta hiểu được phẩm cách và tánh tình của Đức Khổng Tử, nhứt là về giáo dục. Ngài tỏ ra là một vị thầy hiểu thấu tâm lý học trò, khéo đem lời giảng dạy cho thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi  cùng một câu hỏi mà Ngài trả lời cho  mỗi người  mỗi khác.

Trình Y Xuyên đời nhà Tống nói : Có người đọc xong sách Luận Ngữ mà không thấy gì cả; có người đọc xong rồi lại thấy thích thú một vài câu; có người đọc xong cảm thấy rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết.

 Bởi vậy, đọc sách Luận Ngữ thì phải đọc chậm rãi, suy nghĩ cho tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay.

Trình Y Xuyên còn nói : Ai đọc xong sách Luận Ngữ mà vẫn còn những tánh nết như  trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ vậy.

Tóm lại, sách Luận Ngữ dạy cho biết cái đạo của người quân tử một cách thực tiễn, mô tả tánh tình, đức độ của Đức Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời noi theo.

  1. Mạnh Tử :

Sách Mạnh Tử là bộ sách do Ông Mạnh Tử hợp cùng các môn đệ của Ông : Nhạch Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương, làm ra để ghi chép lại những điều đối đáp giữa Mạnh Tử và các vua chư Hầu, giữa Mạnh Tử và các môn đệ, cùng với những lời phê bình các học thuyết khác như của Mặc Địch, Dương Chu.

Sách Mạnh Tử có 7 thiên chia làm 2 phần : Phần Tâm học và phần Chánh trị học.

  1. a)  Tâm học :

Mạnh Tử cho rằng,  mỗi người có cái Tánh thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy cái Tánh thiện đó làm căn bản, giữ cho nó không mờ tối, và trau giồi cho nó phát triển để thành người lương thiện.

Tâm là cái Thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, Tâm của ta với Trời đều cùng một thể.

Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tánh, biết rõ lẽ Trời mà theo chánh mệnh.

Nhân và Nghĩa vốn có sẵn trong cái lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối đi, thành ra phải bỏ mất Nhân Nghĩa.

Mạnh Tử đề cập đến Khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhứt với Trời.

Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả, dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quí.

  1. b)  Chánh trị học :

Mạnh Tử chủ trương : “ Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi  khinh ”. Đây là một tư tưởng rất  mới mẻ và táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế thạnh hành.

Ông nhìn nhận chánh thể quân chủ, nhưng ông vua không được quyền lấy nhân dân làm của riêng mình. Phải Duy dân và Vì dân. Muốn vậy phải có Luật pháp công bằng. Dẫu vua, quan, cũng không có quyền vượt ra ngoài pháp luật đó được. Người trị dân trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, để cho đời sống của dân được sung túc, rồi phải lo giáo dục dân để dân hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy Nhân Nghĩa làm căn bản để thi hành.

Chủ trương chánh trị của Mạnh Tử thật vô cùng  mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ chuyên chế thời đó không thể bắt bẻ được.

Phải chăng, đây là lý thuyết khởi đầu hình thành chế độ Quân chủ Lập hiến  sau nầy ?

Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị. Phần Tâm học trong sách nầy là đỉnh cao nhất trong học thuyết của Nho giáo. Nho gia đời Tống Trình Y Xuyên nói : “ Kẻ đi học nên lấy sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử làm cốt. Đã học được 2 bộ sách nầy thì không cần phải học Ngũ Kinh, cũng thông rõ được Đạo của Thánh Hiền.”

 Tóm lại, bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay hơn hai ngàn năm, đã trải qua bao lần sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung hoa, lần thì bị bạo chúa Tần Thủy Hoàng gom hết các sách đốt đi, lần thì bị tiêu tan trong những cuộc nội chiến triền miên của Trung quốc, do đó không tránh khỏi cái nạn tam sao thất bổn.

Đến đời nhà Tống, bộ Tứ Thư  mới được các danh Nho tu chỉnh lại. Trước nhất là 2 anh em họ Trình : Trình Hạo (1032-1085) tự là Bá Thuần, Trình Di (1033-1107), tự là Chính Thúc, hiệu là Y Xuyên, nên thường gọi là Trình Y Xuyên, hai anh em nghiên cứu soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tiếp theo sau đó, Ông Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ cứu, sắp đặt và phân ra chương cú cho có thứ tự minh bạch.

Ngày nay có những bản sách Tứ Thư và Ngũ Kinh là do công lao của 2 anh em họ Trình và của ông Chu Hy trong thời nhà Tống.

VII. Tiểu sử của Đức Khổng Tử :

Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sanh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất  (551 trước Tây lịch), đời vua Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương  ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là tỉnh Sơn Đông nước Tàu.

Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, 2 người nầy đều là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương (cũng còn gọi là nhà Ân).

Sau khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán hợp cùng Khương Thượng, sắp đặt cho Vi Tử  Khải làm vua nước Tống, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay.

            Cháu 13 đờicủa Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử.

            Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống.

            Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sanh được 9 người con gái, mộtngười vợ lẽ sanh đượcmột con trai nhưng bị què một chân, tên là Mạnh Bì, tự là Bá Ni.

            Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự,  mới sai người  đến  nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có 5 người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già,  mới bảo với các con rằng :

    - Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu  ở Châu Ấp đó không ?

Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng :

           - Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó.

Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột.

Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả. Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ.

Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng :

- Sau nầy, nàng sẽ sanh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang.

Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai.

Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có thấy đề chữ : “Con nhà Thủy Tinh, nối đời Suy Châu mà làm vua không ngôi”.

Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy. Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe. Thúc Lương Ngột nói :

- Con thú ấy là con kỳ lân.

Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi Thúc Lương Ngột là hang núi Không Tang ở đâu ?

Thúc Lương Ngột nói :

            - Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang.

    Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sanh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sanh ra Khổng Tử, có 2 con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở 2 bên sườn núi và có 2 vị Thần  Nữ  đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để cho Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay.

    Thúc Lương Ngột nói :

    - Vì  ta cầu tự  nơi núi Ni sơn mà được đứa bé nầy, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni.

    Trưng Tại biết đứa con nầy sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con.

    Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm : Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc (thước Tàu), có tánh ham học.

    Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế.

    Năm 15 tuổi, lập chí học tập.

    Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống.

    Năm 20 tuổi, vợ Ngài sanh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử  Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung.

  1.      Đức tánh của Đức Khổng Tử :

Đức Khổng Tử là ngườirất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận  mới thôi.

Tánh Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

  1. Thời kỳ tham chánh và dạy học :

Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.

Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ.

Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ởnước Lỗ.

Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho 2 người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ.

Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu,  để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ.

Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận. 

Ngài đến gặp Trành Hoành  để hỏi về Nhạc.

Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. (Xem trở lại Tiểu sử của Đức Lão Tử trong phần  Lão giáo, để biết việc đối đáp giữa 2 vị Thánh nhân) .

Đức Khổng Tử  ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước  Lỗ.

Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước.

Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chánh trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.

Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh Hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi.

Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, 4 phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu.

Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 năm trước Tây lịch), Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ 3 khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.

Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thơ) coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị.

Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự  (Tướng Quốc), coi  việc Chánh trị trong nước.

Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính.

Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão :

Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử  mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến cho người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc.

Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công :

- Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt (dùng vào việc hình) trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình.

Lỗ Định Công thuận cho.

Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá.

Thiếu Chính Mão đón  ý  Đức Khổng Tử, nói rằng :

- Phá thành có 6 điều tiện :

  1. Để tôn trọng quyền vua không ai bằng.
  2. Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành.
  3. Để ức quyền tư môn.
  4. Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không cho nương cậy.
  5. Để yên lòng 3 nhà : Mạnh, Thúc, Quý.
  6. Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta  làm mà phải kính phục.

Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công :

- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với  vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chánh trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.

Các quan trong triều tâu :

- Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.

Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công :

- Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm cho người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chánh trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội.

Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến  Lưỡng quán mà giết đi.

Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà : Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều  kinh sợ.

Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và 3 nhà Mạnh, Thúc, Quý  mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị  mỗi ngày một hay.

Ba tháng sau, phong tục biến cải cả : Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám vào để dối người mua; trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử  tế, không để cho thiếu thốn.

Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử. Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề.

Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng :

- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào ?

Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng :

- Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi.

Tề Cảnh Công nói :

 - Nước Lỗ giao quyền chánh trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được ?

Lê Di tâu:

- Tánh con người ta, hễ được cường thịnh tất sanh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sanh lười biếng mà chán  Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công  mới có thể ngồi yên được. 

Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần.

Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế  biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.

  1. Thời kỳ soạn sách và dạy học trò :

Khi trở về nước Lỗ, Đức Khổng Tử đã 68 tuổi. Ngài trở lại quê nhà để mở mang việc dạy học và soạn sách.

Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới 3000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị Hiền.

Đức Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đờitrước như : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch.

Ngài ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đờitrước, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, Ngài chú giải rất kỹ.

Sau đó, Đức Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu để bày tỏ cái Đạo của Ngài.

Đức Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn không dám nhận mình là Thánh nhân.

Đối với các môn đệ, Ngài rất dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì Ngài không bao giờ từ chối. Ngài thâu nhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân. Ngài mở ra một nền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo đượcmột lớp người trí thức mới, tài giỏi và có đức hạnh trong giới bình dân.

Sự giáo hóa của Ngài chủ yếu là làm sao cho sáng tỏ cái đức sáng củangười, chớ không gom vào trong sự truyền thụ kiến thức. Đây là mộtphương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm của con người vậy.

  1. Đức Khổng Tử tạ thế :

Mùa Xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), ngườinước Lỗ đi săn bắt đượcmột con kỳ lân què một chân bên trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc. Khi trở về, Ngài than rằng :“Ngô đạo cùng hỹ !” (Đạo của ta đến lúc cùng !).

Sách Xuân Thu chép đến chuyện nầy thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh.

Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 trước Tây lịch),  một hôm Đức Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát : Thái sơn kỳ đồi hồ ! Lương mộc kỳ hoại hồ ! Triết nhân kỳ nuy hồ ! (Núi Thái sơn đổ ư ! Cây gỗ tốt hư hoại ư ! Triết nhân mòn mỏi ư  !)

Học trò của Ngài là Tử Cống liền đến hỏi thăm Ngài. Ngài nói : “ Ta biết mình sắp chết.”

Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi.

Mộ của Ngài ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Ba ngàn đồ đệ của Ngài đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự  trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi.

Chu vi đất quanh mộ của Đức Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh.

  1. Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử :

- Năm 739, vua Đường Huyền Tôn phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước : Công, Hầu, Bá.

- Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong Ngài là : Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho thân phụ Ngài là Lỗ Công, phong cho thân mẫu Ngài là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị  làm Vân Phu Nhân, và ra lịnh cho các tỉnh lập miếu thờ Ngài.

- Năm 1306, vua Minh Thế Tông phong tặng Ngài là  Chí Thánh Tiên Sư .

- Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử.

  1. Văn miếu :

Văn miếu hay Văn Thánh miếu là tòa nhà dựng lên để làm Đền thờ Đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cùng với các Tiên Hiền, Tiên Nho qua các thời đại gồm :

  1. Tứ Phối :Bốn vị Thánh cùng được phối hưởng cúng tế với Đức Khổng Tử.  Tứ Phối gồm :

-         Phục Thánh Nhan Tử  (Nhan Hồi)

-         Tông Thánh Tăng Tử  (Tăng Sâm)

-         Thuật Thánh Tử Tư   (Khổng Cấp)

-         Á Thánh Mạnh Tử   (Mạnh Kha)

  1. Thập Triết :Mười vị Hiền triết, học trò tài giỏi nhứt của Đức Khổng Tử. Thập Triết gồm :

- Mẫn Tổn                (Mẫn Tử Khiên)

- Bá Ngưu                (Nhiễm Canh)

- Trọng Cung              (Nhiễm Ung)

- Tể Dư                  (Tử Ngã)

- Đoan Mộc Tứ            (Tử Cống)

- Nhiễm Cầu              (Tử Hữu)

- Trọng Do                                 (Tử Lộ)

- Ngôn Yển                 (Tử Du)

- Bốc Thương              (Tử Hạ)

- Chuyên Tôn Sư            (Tử Trương).

  1. Thất thập nhị Hiền :72 vị học trò giỏi của Đức Khổng Tử, nhưng ở dưới Thập Triết một bực.

Nói là Thất thập nhị Hiền, chớ thật ra chỉ có 62 vị, vì trong Thất thập nhị Hiền có Thập Triết, nên phải trừ ra 10 vị.

  1. Tiên Hiền, Tiên Nho :gồm 120 vị, qua các triều đại từ xưa đến nay.
  2. Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài :

Đức Khổng Tử là một Đấng Giáo chủ trong Tam giáo thuộc thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhờ Đức Khổng Tử mà Nho giáo  mớiđược hưng hạnh, và trở thành một học thuyết triết học nhân sinh  có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, chủ yếu dạy về Nhơn Đạo (Đạo làm Người). Không có một giáo thuyết nào dạy Nhơn Đạo hoàn hảo bằng Nho giáo.

Do đó, Đức Chí Tôn  mới có chủ trương NHO TÔNG CHUYỂN THẾ, tức là dùng tinh hoa của Giáo lý Nho giáo để dạy dỗ ngườiđời, tái lập trật tự  và đạo đức trong xã hội.

Trong Kinh Cúng Tứ Thời của Đạo Cao Đài có Bài Kinh Nho giáo để xưng tụng công đức của Đức Khổng Tử.

VIII. Các Chi phái của Nho giáo

Nho giáo kể từ thờicủa Đức Khổng Tử cho đếnđời nhà Thanh bên Tàu kể có 2500 năm. Trong khoảng thời gian ấy, Nho giáo có lúc thịnh lúc suy, nhưng bao giờ cũng có cái tinh thần mạnh mẽ để đối phó với thời cuộc mà sinh tồn, mà phát đạt. Nhờ cái tinh thần ấy, học thuật tuy có biến thiên nhiều lần, nhưng cái đặc tính của Nho giáo vẫn không mất, mà lúc nào cũng giữ được thái độ tôn nghiêm đủ làm cho người ta tín phục.

Xét về sự biến thiên của học thuật, từ đời Hán trở đi, ta có thể chia Nho giáo làm 2 cái học : Cái học Nghĩa lyù và cái học Từ chương.

  1. Cái học Nghĩa lý :

Sau thời Đức Khổng Tử, Nho giáo có 2 phái lớn :  Mạnh Tử và Tuân Tử. Hai phái nầy đều xưng là theo cái học của  Khổng Tử, song  mỗi phái chủ trương một tôn chỉ riêng. 

Từ cuối đời Chiến Quốc đến hết đời nhà Tần, sang đời nhà Hán, Nho giáo bị một trạng thái trung suy, rồi từ đời vua Hán Võ Đế trở đi, Nho giáo rất được thịnh hành, song cái học thuật trong thời đại từ đời Hán đến đời Đường, chỉ chú trọng ở sự tìm nghĩa lý trong các Kinh Truyện, thành ra một lối học gọi là Huấn Hỗ học.

Kế đến đời nhà Tống, các Nho gia bỏ lối học Huấn Hỗ, tìm lấy những vi ngôn đại nghĩa của Thánh Hiền, lập ra phái Lý Học, đem cái tư tưởng lên đến cõi siêu việt và gây thành một nền  triết học rất cao minh.

Phái Lý Học của Nho giáo đời Tống có 3 học thuyết :

-         Tượng số học.

-         Đạo học.

-         Tâm học.

Tượng số học  do Thiệu Khang Tiết lập ra, nhưng về sau không thạnh hành.

Đạo học và Tâm học thì đời nhà Tống đếnđời nhà Minh, đều cùng nhau đối lập. Đạo học lấy Trình Chu làm tiêu biểu, còn Tâm học thì lấy Lục Vương làm tiêu biểu.

Nho giáo đến cuối nhà Thanh lại chia ra làm mấy phái nữa, như : Hán Học phái, Tống Học phái, và sau cùng là Tân Học phái.

Hán Học phái lấy sự khảo cứu các Kinh Truyện làm tôn chỉ. Tống Học phái lấy học thuyết của Tống Nho làm tôn chỉ. Tân Học phái lấy việc chánh trị theo nghĩa trong Ngũ kinh làm tôn chỉ.

Các Học phái ấy đều muốn sửa đổi cái lưu tệ để khiến cho sự học được thích hợp với sự ứng dụng ở đời.

  1. Cái học Từ chương :

Ngoài những Học phái chuyên về đường Nghĩa lý, còn có cái học Từ chương, chỉ chú trọng về mặt Khoa cử, để đem người học vào đường danh lợi.

Cái học Khoa cử từ đời Hán đếnđời Đường rất cực thịnh. Nho giáo nhờ cái học ấy mà lan rộng khắp thiên hạ, nhưng cũng vì cái học ấy mà thành ra cái học hư văn, làm mất chơn tướng sự học của Thánh Hiền.

Hoàng Lê Châu đời nhà Thanh sơ nói rằng : “ Cử nghiệp thịnh nhi Thánh học vong.” Nghĩa là : Cái học Khoa cử thạnh thì cái học của Thánh Hiền mất. Đây là câu nói thật đúng cái bệnh của sự học Khoa cử vậy.

Nho giáo sở dĩ có cái mãnh lực biến thiên và phát đạt như thế là bởi có cái học “phí nhi ẩn”, rộng mà sâu, thiết thực mà huyền bí, và bao giờ cũng theo đạo Trung Dung, nghĩa là cái tư tưởng thì lên đến chỗ cực cao xa, mà sự hành vi thì vẫn giữ có chừng mực, không thiên lệch về bên nào, khiến cho sự nhân sinh của các hạng người đều được an vui, (Theo Nho giáo của Trần trọng Kim)

IX.  Sự Giáo dục của Nho giáo :

Về phương diện giáo dục, Nho giáo cho cái Tánh bản nhiên của Trời phú cho  mỗi người là Chí thiện. Bởi có cái Tánh ấy, nên ai sanh ra cũng có sẵn Tứ Đoan, gồm : Trắc ẩn, Tu ố, Từ nhượng, Thị phi, tức là 4 cái mối đầu của : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.

Người ta sở dĩ  làm điều ác là tại để cái tư tâm tư dục che lấp mất Tứ Đoan ấy.

Cho nên sự Giáo dục là cốt gây nuôi lấy cái Thiện đoan và tài chế các Ác đoan. Người nào thực hiện được 4 điều : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, thì đó là người quân tử có cái phẩm giá rất tôn quí.

Việc giáo dục của Nho giáo lấy Đức dục làm gốc và lấy Trí dục làm ngọn. Cái gốc có bền chặt thì cái ngọn  mới tươi tốt. Có Đức dục thì nghĩa lý thấm thía vào lòng người ta, làm cho tự mình bỏ được cái bụng gian tà. Người có học hạnh thường phải bó mình trong cái phạm vi danh giáo, thành thử cái Tà tâm mà có sanh ra thì cũng không trưởng thành lên được. Ấy thật là cái công của Nho giáo , dẫu người ta không thực hành hoàn toàn được cái đạo của Thánh Hiền, nhưng cũng gây được cái phong khí rất hay ở trong xã hội vậy.

Cái nền Đức dục của ta là Nho giáo, đã được xây đắp lên hằng mấy ngàn năm nay rồi, và đã có hiệu quả mỹ mãn, thì ta cứ giữ lấy mà lưu truyền để làm cái sản nghiệp riêng của dân tộc ta.

Ta lại thu lấy những điều Trí dục mà ta còn khiếm khuyết, bồi bổ thêm vào cái sản nghiệp ấy, làm cho Tâm với Trí điều hòa với nhau mà tiến hóa.

Như thế, cái học của ta có căn bản, nên dầu có thay đổi điều gì ắt cũng ít có sự lầm lỗi vậy.

X.  Nho giáo Việt Nam :

Việt Nam là một nước bé nhỏ bên cạnh một nước vĩ đại Trung Hoa, dân VN lại kém văn minh, nên VN bị Trung hoa đô hộ 4 lần kéo dài đến hơn 1000 năm.

Trong khoảng thời gian bị đô hộ đó, người Tàu có ý đồng hóa dân VN với dân Tàu, biến VN thành một châu quận của nước Tàu. Người Tàu đã di dân sang VN, làm ăn buôn bán với người VN, cưới gả với người VN, truyền qua VN các phong tục tạp quán của Tàu, các nghề nghiệp và các tín ngưỡng. Tuy nhiên, người VN có một tinh thần dân tộc rất mạnh, luôn luôn quật khởi chống lại sự đồng hóa của người Tàu. VN lại có tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi cái hay của người để được khôn ngoan và tiến bộ cho bằng người Tàu, để đủ sức bảo tồn nói giống VN.

Về phương diện tín ngưỡng tôn giáo, người Tàu truyền qua VN ba nền tôn giáo (Tam giáo) : Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo. Người VN thu nạp và tôn sùng 3 nền tôn giáo đó, đồng thời lại dung hợp 3 tôn giáo ấy thành một tín ngưỡng có sắc thái riêng biệt của người VN.

Riêng về Nho giáo, người Tàu truyền qua VN sớm hơn Phật giáo và Lão giáo, qua các vị quan sang làm Thái Thú cai trị Việt Nam.

Theo Sử Ký, vào thế kỷ thứ 1, đời nhà Tây Hán bên Tàu, Thái Thú cai trị Giao Chỉ (nước VN) là Tích Quang, hết lòng lo việc khai hóa dân Giao Chỉ, dạy dân điều Lễ Nghĩa, làm lễ Cưới Hỏi trong việc vợ chồng. Dân Giao Chỉ rất mang ơn và kính trọng.

Đến đầu thế kỷ thứ 3, VN vẫn còn nội thuộc nhà Tây Hán, Giao Chỉ được đổi lại là Giao Châu, và Thái Thú cai trị là Sĩ  Nhiếp. Sĩ Nhiếp trị dân rất có phép tắc, chăm lo việc dạy dân học chữ Nho và các kinh sách của Nho giáo, tạo thành một nền đạo đức luân lý cho dân VN. Người VN cảm mộ cái công đức đó, tôn Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương và tôn là Học Tổ của VN.

Trong hơn 1000 năm đô hộ của người Tàu, người VN chịu sự  cai trị và giáo hóa của người Tàu, nên sự học vấn, luân lý, phong tục, tín ngưỡng, đều hoàn toàn theo người Tàu. Tuy vậy, người Tàu không đồng hóa được người VN vì người VN có một đức tin mạnh mẽ về nguồn gốc thiêng liêng của nòi giống dân tộc mình là con Rồng cháu Tiên, nên luôn luôn quật khởi chống lại sự đô hộ của người Tàu.

Sau đây, chúng ta xem sự biến thiên của Nho giáo VN kể từ thời Tự chủ, vua Ngô Quyền (939-965)  đến ngày nay.

1)  Nho giáo VNdướithời: Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và nhà Lý :

Trong các triều đại nầy, Tam giáo đều được thạnh hành cả. Nho giáo theo cái học của nhà Đường, và cái học của Nho giáo là cái học Khoa cử để tuyển lựa nhơn tài.

Đến đời vua Lý Thánh Tông (1034-1072), Văn Miếu được lập ra để thờ Đức Khổng Tử, Châu Công Đán và Thất thập nhị Hiền.

Lý Nhân Tông (1072-1127) mở khoa thi Tam Trường (1075) để tuyển người văn học Nho giáo ra làm quan, ông Lê văn Thịnh  đỗ đầu. Sau đó, vua Nhân Tông lập Quốc Tử Giám, là nhà dạy học, đào tạo nhân tài; mở Hàn Lâm Viện, có Nho gia là Mạc Hiển Tích  làm Hàn Lâm Học Sĩ.

Nho giáo đời Nhà Lý thạnh hơn các triều đại trước, và nhờ vậy, sản xuất được nhiều vị hiền lương, trung nghĩa, tiết tháo. Những người Nho học có danh tiếng lớn dưới thời nhà Lý là : Lý Đạo Thành, Trương Bá Ngọc, Tô Hiến Thành. Những vị nầy, tuy  không phải là những học giả chuyên nghề luận đạo làm văn, nhưng biết dùng cái tinh hoa của Nho học mà thi thố trong  việc làm,  xứng đáng là những danh Nho.

2)  Nho giáo VN dưới thời nhà Trần, nhà Hồ :

Đến đời nhà Trần, Nho giáo thịnh hơn trước, có nhiều nhà Nho chân chính như : Mạc Đỉnh Chi, Trương Hán Siêu, Chu văn An, Lê văn Hưu, Nguyễn Phi Khanh, Hàn Thuyên, …

Đặc biệt trong thời nhà Trần, ngoài Nho học còn có Lão học và Phật học cũng rất được tôn trọng. Vua Trần Thái Tông mở khoa thi Tam giáo, chọn những người tài giỏi về Nho học, hay Lão học,  Phật học. Ai theo cái học nào mà tinh thâm đạo lý thì được vua dùng, không nhất thiết phải là Nho học. Như thế, Tam giáo bấy giờ được xem trọng như nhau.

Nhà Hồ soán ngôi nhà Trần. Nhà Minh bên Tàu có cớ đem quân sang đánh chiếm và đô hộ nước ta, đặt ra các học quan, đem cái học của Tống Nho dạy cho dân, lấy Ngũ Kinh, Tứ Thư của họ Trình, họ Chu đã chú thích mà dạy. Cái học của Trình của Chu càng ngày càng thịnh.

3)  Nho giáo  dưới thời nhà Lê, nhà Mạc :

Vua Lê Thái Tổ (1428-1433) hết lòng mở mang việc học, đặt riêng các Học quan để lo việc giáo hóa. Vua bắt các quan từ Tứ phẩm trở xuống phải đi thi Minh Kinh, nghĩa là quan văn thì phải thi Kinh Sử, quan võ thì phải thi Võ Kinh.

Đến đời Lê Thánh Tôn (1460-1497), văn học nước ta cực thạnh. Những người thi đậu Tiến Sĩ được khắc tên lên bia đá dựng trong Văn Miếu.

Những danh Nho thời nhà Lê là : Nguyễn Trãi, Lương thế Vinh, Lương đắc Bằng, và thời Lê Trung Hưng là : Phùng khắc Khoan, Lương hữu Khánh, Phạm đình Trọng.

Đặc biệt trong thời nhà Mạc, trước Lê Trung Hưng, xuất hiện một đại danh Nho là Nguyễn bỉnh Khiêm, tinh thông Lý số và Dịch Kinh, làm cho người Tàu phải kính phục.

Trong thời nhà Lê nói chung, Nho giáo rất thạnh, nhưng các Nho gia chỉ chú trọng cái học khoa cử, vụ lấy văn chương cầu sự đỗ đạt ra làm quan, chớ không có ai đạt được chỗ uyên thâm của Nho giáo, tìm được đạo lý cao siêu mà đề xướng các học thuyết có giá trị như bên Tàu. Đó là chỗ yếu kém của Nho học nước ta.

4)  Nho giáo dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn Gia Long :

Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Nho học ít được các vua chúa quan tâm, mà chỉ lo việc võ bị để đánh nhau. Sự học hành thi cử đại khái giống như thời nhà Lê, luôn luôn lấy Nho học làm trọng.

Một việc quan trọng là Chúa Trịnh Giang ra lịnh in sách. Trước đây, các sách Nho như Ngũ Kinh, Tứ Thư đều mua từ bên Tàu, nay Chúa Trịnh Giang ra lịnh khắc bản in tại Thăng Long và phát ra mọi nơi.

Ở Bắc Hà có các danh Nho như : Lê Quí Đôn, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Du. Ở phía Nam, Chúa Nguyễn bận lo việc mở mang bờ cõi xuống phương Nam nên ít quan tâm đến Nho học, làm cho Nho học ở phía Nam kém xa phía Bắc, nhưng cũng sản xuất được một vài danh Nho tài kiêm văn võ như : Đào duy Từ, Nguyễn hữu Dật, Nguyễn hữu Tiến, Nguyễn hữu Hào với truyện Song Tinh Bất Dạ.

Thời nhà Tây Sơn (1788-1802) kéo dài 14 năm, bị chiến tranh  liên miên, nên Nho học không được chú trọng.

Có một sự kiện đặc biệt, vua Quang Trung ra lịnh chánh thức dùng chữ Nôm trong văn tự, để gây thành một tinh thần dân tộc mạnh mẽ của người VN. Một nền văn học chữ Nôm đã được các Nho gia ủng hộ từ trước nhưng không được các vua chánh thức công nhận và phát huy, mãi đến đời vua Quang Trung  mới được mở ra thay thế nền văn học chữ Hán.

Chữ Nôm đã được Hàn Thuyên chế ra từ đời nhà Trần, hình thức giống như chữ Hán, nhưng đọc thành tiếng nước Nam. Điều nầy chứng tỏ ý thức dân tộc của người VN muốn thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào văn tự  Trung quốc.

Những tác phẩm chữ Nôm rất có giá trị tiêu biểu nền văn học VN như : Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Hoa Tiên của Nguyễn huy Tự, Truyện Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn hữu Hào, vv . . .

Trong thời kỳ nầy có những bậc Nho học uyên thâm, khí tiết cao thượng, ẩn dật chốn sơn lâm, không chịu ra làm quan, như các ông : Ngô thế Lân, Đặng thái Phương, Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử), đặc biệt ông Đặng thái Phương đem sách Chu Dịch ra diễn Nôm theo lối văn vần, gọi là Chu Dịch Quốc Âm quyết.

Vua Gia Long đánh đuổi Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, rất chú trọng việc học. Vua cho lập Văn miếu ở các Doanh, các Trấn để thờ Đức Khổng Tử, tỏ lòng tôn trọng Nho học, mở trường Quốc Tử Giám để dạy Nho học. Văn chương chữ Nôm rất thịnh, nhưng nhà vua vẫn dùng chữ Hán làm chánh.

Các vua triều Nguyễn rất tôn trọng Nho học, sửa sang việc thi cử để chọn những người Nho học tài giỏi ra giúp nước. Nhiều Nho sĩ nổi tiếng như : Lý văn Phức, Nguyễn công Trứ, Phan huy Chú, Nguyễn Khuyến, vv . . .

Vua Gia Long phục quốc thành công nhờ sự viện trợ củanước Pháp ở Âu Châu, nên phải cho các Giáo sĩ người Pháp vào VN truyền đạo Thiên Chúa. Thiên Chúa giáo đã làm cho Nho học lung lay mạnh mẽ.

Vua Minh Mạng nói : “Đạo phương Tây là Tả đạo, làm mê hoặc lòngngườivà hủy hoại phong tục, nên phải nghiêm cấmđểkhiến cho dân  theo Chánh đạo.”

Việc cấm đạo Thiên Chúa bắt đầu  từ thời vua Minh Mạng. Đây chính là nguyên do đểngười Pháp xâm chiếm nước ta, đặt nền thống trị lên dân tộc ta gần một thế kỷ.

Thiên Chúa giáo và Triết học Tây phương du nhập vào VN làm cho Nho giáo mất hẳn  độc tôn trong xã hội VN.

5)  Nho giáodướithờiPháp thuộc : Sự suy tàncủaNho giáo VN :

Tầng lớp Nho sĩ đang lãnh đạo xã hội VN, khi phải đương đầu với nền văn hóa Âu Tây, thấy người ta hùng mạnh văn minh, còn mình thì yếu hèn hủ lậu, nên tưởng lầm cái nguyên nhân gây ra sự hùng mạnh  kia là do máy móc cùng đầu óc khoa học  cơ giới. Thế rồi một số sĩ phu chủ trương rủ sạch quá khứ, bài bác Đạo học cổ truyền, cho đó là nguyên nhân gây ra yếu hèn và thất bại. Họ chủ trương hoàn toàn theo Tân học.

Người Pháp đem đạo Thiên Chúa truyền bá trong nước VN, dành cho người theo đạo nhiều quyền lợi vật chất. Các Giáo sĩ  Thiên Chúa giáo, vì nhu cầu truyền đạo, nên phiên âm tiếng VN bằng cách dùng các mẫu tự của chữ  Pháp để tạo thành chữ quốc ngữ ngày nay.

Đó là công trình của 2 Giáo sĩ : Alexandre de Rhode (Đắc Lộ) và Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc).

Chữ quốc ngữ rất dễ học hơn chữ Hán hay chữ Nôm, nên được phái Tân học ủng hộ triệt để và dần dần thay thế hoàn toàn chữ Hán trong việc giáo dục.

Năm 1918, triều đình Huế, dưới sự bảo hộ của nước Pháp, đã ra lịnh bãi bỏ việc thi cử bằng chữ Hán. Nhờ vậy, chữ quốc ngữ  mới trở nên quan trọng và thiết yếu cho sự tiến hóa của VN.

Chữ Hán là một lợi khí của Nho giáo, mà ngày nay đã bị bãi bỏ thì Nho học cũng không còn được trọng dụng và tồn tại nữa. Cái học từ chương, xa rời thực tế của Nho giáo thực sự chấm dứt, nhường chỗ cho Tân học với chữ quốc ngữ.

Tóm lại, đường lối học thuật và tư tưởng của Nho giáo VN từng thời kỳ đều biến đổi giống như Nho giáo Trung hoa.

Những Nho gia VN cho rằng những tư tưởng mà Thánh Hiền đã nói trong các Kinh, Thư, Truyện. đều đầy đủ hết cả, không còn ai biết hơn được nữa, nên Nho gia chỉ chăm chăm học cho làu thuộc những điều ấy và cố gắng đem ra thực hành. Do đó, không có Nho gia nào đạt được cái uyên thâm cao viễn của Nho giáo mà phát minh ra một học thuyết  mới mẻ nào.  Nho giáo VN chỉ nằm trong phạm vi Hình Nhi Hạ học mà thôi.

XI. Phần Kết :

Xin trích ra sau đây lời nhận xét của Ông Phan Kế Bính, viết trong quyển Việt Nam Phong Tục, về Nho giáo VN, để làm phần kết của bài khảo luận về Nho giáo nầy.

“ Đạo Nho là một đạo bình thường giản dị, thuận theo lẽ tự nhiên của Tạo Hóa, hợp với tánh tình đương nhiên của người ta, ai cũng có thể noi theo được.

Người mà có Nho học thì nên một người  nết na, có phép tắc, có lòng nhân  ái. Nước mà dùng đạo Nho thì nên một nước có kỷ cương, có thể thống,  dễ cho việc cai trị, mà nhân dân cũng được hưởng phước hòa bình.

Duy có một điều : Triết lý thì nhiều điểm viển vông, khiến người ta khó hiểu, thủ lễ thì lắm sự câu thúc khiến người ta khó theo. Tánh tình thì chuộng êm ái hòa nhã khiến cho dân khí nhu nhược, không hùng dũng hoạt động như tánh người Âu Châu, nhu dụng thì chuộng cách tiết kiệm tầm thường, khiến cho kỹ nghệ thô sơ, không được tinh xảo phát đạt như các nước Âu Châu.

Nói rút lại, đạo Nho là một đạo tự trị rất hay, mà đem đối với đời cạnh tranh thì không mạnh.

Còn như các thói hủ bại, phần nhiều là bởi tự người làm nên tệ, chớ không nên đổ cho tại Nho giáo.

Tuy vậy, nước ta cũng nhờ có Nho học  mới theo được các văn minh của nước Tàu, mà nên một nước có văn chương, có chánh trị, có luân thường, có học thức.

Nếu trước khi chưa có Âu học, mà lại không có Nho học, thì nước ta chẳng qua cũng là một nơi mọi rợ mà thôi.

Vậy thì cái công của Nho giáo truyền sang nước ta rất to, dẫu khi nào nhờ Âu học mà nên một nước thạnh vượng hơn trước, ta cũng không nên quên cái công ấy. Vì cái công ấy đã mở mắt cho ta, ví như đứa trẻ thơ, trước nhờ một ông thầy dạy bảo cho mở một đôi chút trí khôn, về sau dẫu có nhờ được ông thầy khác, học được thêm khôn thêm khéo, thì cũng không nên quên cái công của ông thầy trước.

Và cứ theo Đạo Nho mà dùng cho khéo, bỏ những điều câu  thúc hủ bại, đem cách trí, tư  tưởng  mới để  bổ vào những nơi khuyết điểm thì cũng nên được một nước phú cường thạnh vượng, mà có lẽ lại hay hơn nữa.

Tôi thấy gần nay, các ông cựu Nho thở vắn than dài riêng với nhau rằng đạo Nho ta suy đồi, sắp đến ngày tiêu diệt. Tôi thiết tưởng, vật gì lâu ngày cũng phải mục nát, mà đạo nào cũng có lúc thạnh lúc suy. Huống chi, một thời biến đổi, là một cơ hội của Tạo Hóa xây vần, cái nền cũ có đổ nát thì  mới gây nên được cái nền  mới.

Vậy hội nầy chính là dịp tấn hóa của nước ta đó.”

Do Thái giáo

  • Nguồn gốc.
  • Kinh Thánh Cựu Ước.
  • Tiểu sử Thánh Môi-se.

I.  Nguồn gốc :

Do Thái giáo là tôn giáo củangười Do Thái ở vùng Trung Cận Đông. Vùng Trung Cận Đông là vùng đất nằm tiếp giáp giữa 3 Châu lục : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu, nên là giao điểm của các nền văn minh cổ.

Nước Do Thái, ngày nay được gọi là nước Israel. Khoảng 1000 nămtrước Tây lịch, quốc gia Do Thái được thành lập với vị vua anh hùng nổi tiếng là vua David. Quốc gia Do Thái trải qua nhiều lần hưng vong, đặc biệt vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, Do Thái bị nhiềunước tấn công xâu xé, người Do Thái phải lưu tán sang các nước khác, một số lớn bị bắt làm nô lệ, xem như quốc gia Do Thái đã bị diệt vong.

Người Do Thái ở phương xa luôn luôn nhớ về Tổ quốc của họ với một quá khứ oai hùng. Các nhà trí thức Do Thái lưu vong đã viết lịch sử  của Do Thái từ những ngày đầu lập quốc, và sách nầy trở thành Thánh Kinh của đạo Do Thái. Ngày nay quyển Thánh Kinh nầy được gọi là Kinh Thánh Cựu Ước (Ancien Testament).

Người Do Thái rất tôn trọng và tín ngưỡng quyển Thánh Kinh nầy, nên họ vẫn giữ được những nét đặc thù của dân tộc họ, mặc dầu họ đang sống lưu vong nơi  nước khác.

Năm 1948, quốc gia Do Thái được tái lập, gọi là nước Israel. Người Do Thái ở các nơitrên thế giới qui tụ về thành lập nhà nước Do Thái, và năm 1949, nước Do Thái được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận.

Đạo Do Thái xuất phát từ tộc trưởng ABRAHAM (ông Tổ củangười Do Thái) và nhà Tiên tri MÔI-SE (người giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ củanước Ai Cập và đưa dân tộc Do Thái đến vùng Đất Hứa) vào khoảng năm 1850 trước Tây lịch.

Dân tộc Do Thái được Đấng Thượng Đế Jehovah ân sủng lựa chọn, và Kinh Thánh Cựu Ước là sơ sở Giáo lý và Triết lý của Do Thái giáo.

Điều cơ bản mà Đạo Do Thái khẳng định là chỉ có một Thượng Đế Jehovah mà thôi. Do đó, Đạo Do Thái là tôn giáo cổ Nhứt Thần.

Trong lịch sử cổ đại phương Tây và Trung Cận Đông, Đạo Do Thái là tôn giáo duy nhứt cấm tạc tượng và vẽ hình Thần.

Do Thái giáo là quốc giáo củanước Do Thái. Đạo nầy qui định nhiều lễ nghi và tục lệ bao gồm hầu hết các lãnh vực sinh hoạt của các tín đồ như : Lễ cắt bao qui đầucủa con trai, Lễ hằng ngày cầu kinh bằng tiếng Do Thái cổ, Lễ nghỉ hằng tuần ngày Sa-bát tính từ tối ngày thứ 6 đến tối ngày thứ 7.

II.  Kinh Thánh Cựu Ước :

Như trênđã nói, Kinh Thánh Cựu Ước của Đạo Do Thái do các nhà bác học và tiên tri củanước Do Thái viết ra.

Họ viết lại lịch sử oai hùng hình thành dân tộc Do Thái và sự dựng nướccủa họ, sự ân sủng của Đấng Thượng Đế đối với dân tộc Do Thái mà Đấng Thượng Đế  lựa chọn.

Kinh Thánh Cựu Ước được các tôn giáo khác như : Công giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành, tin tưởng và tôn thờ, xem đó là đầu mối của Thiên Chúa giáo. (Nhưng Do Thái giáo thì không tôn thờ Đức Chúa Jésus và không nhìn nhận Kinh Thánh Tân Ước của Thiên Chúa giáo.)

Trong Kinh Thánh Cựu Ước có luật pháp ghi thành văn do Thượng Đế truyền báo cho Ông Môi-se trên núi Sinai. Sau đó, còn có nhiều điều luật truyền miệng để giải thích thêm, do những vị Thánh và những bác học ghi chép lại trong cuốn KINH TALMUD, hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ  5 sau Tây lịch. Kinh Talmud là cẩm nang để các Pháp sư Do Thái giáo thực hành việc giáo dục trong các cộng đồng tín đồ.

Kinh Thánh Cựu Ước gồm có 4 phần, trong  mỗi phần có chia làm nhiều đoạn, chép ra sau đây :

Phần thứ nhứt :Năm quyển sáchcủaMôi-se :

-         Sáng thế ký.

-         Xuất Ê-dip-tô ký. (1)

-         Lê-vi ký.

-         Dân số ký.

-         Phục truyền luật lệ ký.

Phần thứ hai :Các sách về lịch sử :

            - Giô-suê                - II  Các vua

            - Các quan xét             - I   Sử ký

            - Ru tơ                  - II  Sử ký

            - I  Sa-mu-ên             - E-xơ-ra

            - II Sa-mu-ên             - Nê-hê-mi

            - I  Các vua               - Ê-xơ-tê

(1)  Ê-dip-tô là nước Ai Cập (Égypte).

Phần thứ ba : Các sách văn thơ :

            - Gióp                    - Truyền đạo

            - Thi Thiên                 - Nhã ca

- Châm ngôn

Phần thứ tư : Các sách Tiên tri :

            - Ê-sai                    - Giô-na

            - Giê-rê-mi                - Mi-chê

            - Ca thương               - Na-hum

            - Ê-xê-chi-ên              - Ha-ba-cúc

            - Đa-ni-ên                - Sô-phô-ni

            - Ô-sê                   - A-ghê

            - Giô-ên                 - Xa-cha-ri

            - A-mốt                 - Ma-la-chi.

- Ap-đia

Trong Phần thứ nhứt, 5 quyển sách của Môi-se có 2 quyển quan trọng nhứt là : Sáng Thế ký  và  Ê-dip-tô ký.

*  Sáng Thế ký :

Trong quyển Sáng Thế ký, Môi-se cho biết Đức Chúa Trời ( Đấng Thượng Đế) tạo thành Trời  Đất, các loài sinh vật và loài người  trong 6 ngày : (Đức Chúa Trời viết tắt là ĐCT)

Ngày thứ 1 :  ĐCT tạo ra sự sáng và sự tối, tức ngày và đêm.

Ngày thứ 2 :  ĐCT tạo ra bầu Trời.

Ngày thứ 3 :  ĐCT tạo ra đất, biển, thảo mộc.

Ngày thứ 4 :  ĐCT tạo ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao.

Ngày thứ 5 :  ĐCT tạo ra loài cá, loài chim.

Ngày thứ 6: ĐCT tạo ra các loài thú trên mặt đất gồm thú      rừng, súc vật và côn trùng.

Trong ngày thứ 6 nầy, ĐCT còn tạo ra loài người giống như hình tượng của ĐCT, đặng quản trị tất cả các loài sinh vật. Ngài dựng nên người Nam và người Nữ và ra lịnh : “ Hãy

sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho dất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời, cùng các vật sống hành động trên mặt đất.”

Đức Chúa Trời ban cho loài người thức ăn là các thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất và các loài cây sanh quả. 

Ngày thứ 7 : ĐCT đã dựng xong Trời Đất, loài người và muôn vật trong 6 ngày là xong. Ngày thứ 7, ĐCT nghỉ các công việc và đặt tên là ngày Thánh (Chúng ta thường gọi ngày ấy là Chúa Nhựt).

            Sau đó, Đức Chúa Trời lập ra một cảnh vườn Eden (Ê-đen), rồi lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi thì người bằng  đất sống dậy, đặt tên là Adam (A-đam), để trồng cây và giữ vườn Eden. Đức Chúa Trời phán cùng Adam : “ Ngươiđượctự do ăn hoa quả các thứ  cây trong vườn, nhưng về cây biết điều thiện điều ác thì chớ hề ănđến, vìmộtmai ngươi ăn, chắc sẽ chết.”

            Đức Chúa Trời nhận thấy chẳng có ai giúp đỡ Adam, nên Ngài làm cho Adam ngủ mê, lấy ra một cái xương sườn của Adam, để tạo thành mộtngười nư,õ theo giúp đỡ Adam. Adam gọi người nữ  là Eve (Ê-va). Adam và Eve, cả hai đều trần truồng mà không biết hổ thẹn.

            Trong các loài thú do Đức Chúa Trời tạo ra, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết, nói với Eve rằng : “Tại sao Đức Chúa Trời cấm hai ngươi ăn tráicủacây biết điều thiện điều ác, hai ngươi có biết không ? Là tại vì khi hai ngươi ăn trái cấm đó thì trí khôn mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện điều ác.”

        Eve thấy trái cấm đó có vẻ ngon, lại nghe lời rắn nói ăn vào được mở trí khôn, quên lời cấm của Đức Chúa Trời, liền hái ăn, rồi trao cho Adam ăn nữa.

Sau khi ăn xong, hai người biết mình lõa lồ, bèn lấy lá cây đóng khố che thân.

      Đức Chúa Trời biết được, liền hành phạt và đày đọa rắn : Rắn phải bò bằng bụng, ăn bụi đất, và bị loài người ghét bỏ. Còn Adam và Eve bị đuổi ra khỏi vườn Eden, phải chịu khổ nhọc cày ruộng làm ra thức ăn là rau của đồng ruộng.

            Việc Bà Eve và Ông Adam ăn trái cấm, không nghe lời dạy của Đức Chúa Trời (ĐCT) nên bị ĐCT quở phạt. Tội đó gọi là TỘI TỔ TÔNG, vì 2 vị ấy là Tổ tông của loài người.

            Nhơn loại do Thủy tổ Adam và Eve sanh ra càng lúc càng nhiều, và qua nhiều thế hệ thì càng thâm nhiễm những ô trược củacõi trần, nên say mê theo đường vật dục, xa lìa đạo đức, gây nhiều tội lỗi với ĐCT.  ĐCT bèn gây ra một cuộc Đại Tận Thế với trận Đại Hồng Thủy, tiêu diệt hết những người hung ác, chỉ chừa lại gia đình Ông Nô-ê và vợ, con trai và dâu, vì biết đạo đức, công bình, kỉnh trọng ĐCT.

            Vợ chồng Ông Nô-ê trở thành thủy tổ của loài người sau nầy.

            Loài người từ đó được sanh ra càng lúc càng nhiều, và qua nhiềuthời kỳ, nhơn loại cũng dần dần tiêm nhiễm vật chất, xa đường đạo đức. Đặc biệt loài người lại kiêu ngạo, định xây Tháp Babel thật cao để đi vào nước Trời.

            ĐCT giận dữ vì hành động quá lắm nầy, nên khiến cho loài người chia ra làm nhiều thứ tiếng nói khác nhau, để sự bất đồng ngôn ngữ ấy mà loài người không thể xây dựng được Tháp Babel.

Mỗi nhóm người có một thứ tiếng nói riêng, phân tán đi khắp các nơitrên Địa cầu để tìm đất sống, và sinh sôi nẩy nở càng nhiều, tạo thành nhiều dân tộc khắp mặt Địa cầu.

Dân tộc Do Thái (Israel) là dân tộc được ĐCT chọn, đang bị bắt làm nô lệ cho các vua Pharaon củanước Ai Cập.

            Đoạn nầy trong sách “SÁNG  THẾ  KÝ” là cơ sở của Vũ trụ quan và Nhân sinh quan của Do Thái giáo, và cũng là của Thiên Chúa giáo sau nầy.

*  Xuất Ê-dip-tô ký :

Trong quyển sách nầy, phần đầu viết về sự ra đờicủa Ông Môi-se. Đức Chúa Trời chọn Môi-se làm người hướng đạo cho dân Israel (Y-sơ-ra-ên), dẫn dắt dân Israel ra khỏi xứ Ai Cập (Égypte, phiên âm là Ê-dip-tô) để tránh sự đày đọa khắc nghiệt của các Pharaon (Pha-ra-ôn) vua Ai Cập.

Đức Chúa Trời hiện ra trên đỉnh núi Sinai, rồi gọi Môi-se lên ở cùng Đức Chúa Trời (Thượng Đế Jehovah) trong 40 ngày đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước. Đức Chúa Trời ban 2 tấm bảng đá, trên đó chép 10 ĐIỀU RĂN, để Môi-se đem xuống núi dạy dân Do Thái tuân theo.

MƯỜI ĐIỀU RĂNcủa Đức Chúa Trời là giao ước của Đức Chúa Trời với dân Israel, mà cũng là với nhơn loại.

Trong 10 Điều Răn nầy, trong đó có 3 điều nói về Đức Chúa Trời, và 7 điều nói về Người, chép ra sau đây :

  1. Kính chuộng Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
  2. Chớ lấy tên Đức Chúa Trời mà thề dối.
  3. Giữ ngày Chúa nhựt, nghỉ hết các công việcđể kỉnh thờ Đức Chúa Trời.
  4. Thảo kính cha mẹ.
  5. Chớ giết người.
  6. Chớ làm Tà dâm.
  7. Chớ ăn trộm cướp.
  8. Chớ bỏ vạ cho người.

(Chớ làm chứng gian hại người).

  1. Chớ muốn vợ chồng người.
  2. Chớ tham củangười.

Mười Điều Răn nầy được Đức Chúa Trời gọi là Giao Ước của Jehovah với dân Do Thái, có nghĩa là : Ai giữ  trọn được 10 Điều Răn  thì được Đức Chúa Trời ban phước, rước về Thiên đường sống hạnh phúc bên cạnh Đức Chúa Trời, còn ai không tuân 10 Điều Răn nầy thì bị đọa vào Địa ngục.

Mười Điều Răn nầy được xem là Đệ Nhứt Thiên Nhơn Hòa Ước giữa Thượng Đế và Nhơn loại.

Đức Chúa Trời chọn và ban phước cho dân tộc Do Thái, một dân tộc nhỏ nhoi đang chịu nô lệ dưới sự áp bức của Ai Cập, nên Đức Chúa Trời sai Ông Môi-se giáng trần làm người Do Thái, mở ra Đạo Thánh với 10 Điều Răn,  để dẫn dắt dân tộc Do Thái khỏi vòng nô lệ của Ai Cập, và lập ra mộtnước Do Thái độc lập và hùng cường.

III.  Tiểu sử Thánh Môi-se :

Dân Do Thái thuở xưa được gọi là dân Hébreu (Hê-bơ-rơ), bị nước Ai Cập (Égypte, phiên âm là Ê-dip-tô) đô hộ vàbị

bắt làm nô lệ. Các vua Ai Cập được gọi là Pharaon muốn tiêu diệt dân Do Thái nên ra lịnh :“ Phàm con traicủadân Hébreumớisanh thì liệngxuốngsông, còn con gái thìđểcho sống.”

Một gia đình Hébreu vừa sanh đứa con trai, thấy con ngộ nên mẹ nó đem đi giấu trong 3 tháng, nhưng giấu lâu hơn nữa không được. Người mẹ lấy một cái rương mây, trét chai thật kín, đặt con vào đó, rồi thả trong đám sậy dựa mé sông. Chị của đứa bé đứng xa nơi đó đặng dòm chừng cho biết số phận của đứa em trai ấy ra sao.

Một Công Chúa của Pharaon ra tắm sông, thấy cái rương giữa đám sậy, bèn sai kẻ hầu vớt lên. Công Chúa mở rương thấy một đứa bé trai đang khóc, bèn động lòng thương xót, nói : “ Đây là một con trai củangười Hébreu.” Chị của đứa bé đến gần nói : Công Chúa nên kêu mộtngười vú trong bọn đàn bà Hébreu đặng cho nó bú chớ ? Công Chúa bảo : Hãy đi kêu đi. Chị đứa bé liền chạy đi kêu mẹ của nó đến. Công Chúa nói : “ Hãy đem đứa trẻ nầy về nuôi bú cho ta, ta sẽ trả tiền công cho.”

Khi đứa bé lớn khôn, người vú dẫn nó vào gặp Công Chúa, được Công Chúa nhận làm con, và đặt tên nó là Môi-se.  (Môi-se có nghĩa là : được cứu khỏi nước).

Môi-se lớn lên là một tráng niên vạm vỡ, thấy mộtngười Ai Cập đánh đập mộtngười Hébreu, Môi-se nổi giận đến binh vực và giết chết tên Ai Cập đó, rồi trốn đi.

Môi-se dừng chân tại xứ Ma-đi-an, ngồi gần một giếng nước. Thầy Tế lễ xứ Ma-đi-an có 7 con gái, các nàng đến giếng xách nước đổ đầy máng cho bầy chiên của cha mình uống, nhưng các nàng bị các kẻ chăn chiên đuổi đi. Môi-se thấy vậy, binh vực các nàng. Nhờ vậy, Môi-se được cha của các nàng nhận làm rễ. Nàng Sê-phô-ra, vợ của Môi-se, sanh đặng một đứa con trai, đặt tên là Ghẹt-sôn.

Ngày kia, Môi-se dẫn bầy chiên của nhạc gia qua phía bên kia đồng vắng để cho ăn cỏ. Môi-se bỗng thấy Đức Chúa

Trời hiện ra bảo : “TA  đãnghe thấu tiếng kêu rên đau đớncủadân Do Thái, Môi-se ngươi hãy lạiđây, đặng TA sai ngươi đi dẫn dân Do Thái ra khỏi tay người Ai Cập, để đi đến một xứ kia đẹp đẽ, rộng rãi, đượm sữa và mật.”

Môi-se bèn thưa rằng : - Tôi là ai mà dám đi đếngặp Pharaon để dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập ?

Đức Chúa Trời phán : - Ta sẽ ở cùng ngươi. Hãy nói cho dân Do Thái như vầy : Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sai ta đến cùng các ngươi.

Môi-se thưa rằng : - Tôi vẫn chẳng phải là một tay nói giỏi vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng.

Đức Chúa Trời liền phán : Có phải A-rôn, người Lê-vi là anh của ngươi chăng ? Ta biết người đó có tài nói giỏi, người đó sẽ đi theo ngươi và nói thế cho ngươi.

Môi-se và A-rôn trở về xứ Ai Cập, đến tâu cùng Pharaon rằng : Đức Chúa Trời kêu tôi đến yêu cầu Pharaon (Pha-ra-ôn) phóng thích dân Israel.

Môi-se và A-rôn nhiều lần đến yêu cầu như thế, nhưng Pharaon nhứt định không chịu, lại bắt dân Israel khổ dịch hơn. Đức Chúa Trời nổi giận làm cho dân Ai Cập bị 10 tai vạ khổ sở,  cuối cùng, Pharaon chịu không nổi, phải phóng thích dân Israel, chấm dứt thời kỳ nô lệ của dân Israel. (Dân Israel làm nô lệ cho Ai Cập suốt thời gian 430 năm).

Môi-se hướng dẫn dân Israel ra đi, qua rấtnhiều gian truân vất vả, họ đếnđược cánh đồng vắng đối diện núi Si-Nai, và họ được Đức Chúa Trời cho lập quốc tại đó.

Đức Chúa Trời hiện ra trên đỉnh núi Sinai, gọi Môi-se lên ở cùng Ngài trong 40 ngày đêm, rồi qua trung gian của Môi-se, Ngài ban cho dân Do Thái (Israel) 10 Điều  Răn, coi đó là Giao Ước của Đức Chúa Trời với dân Do Thái, để dân Do Thái hưởng được những điều tốt lành do Đức Chúa Trời ban cho. Ngoài ra, Đức Chúa Trời còn ban cho nhiều điều luật

khác về việc xây dựng Đền Thờ, thiết lập Thầy Tế lễ, lập ngày Sa-bát, cấm việc đúc hình tượng để thờ, vv . . .

Vả lúc đó Môi-se đã già, Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se rằng : Hãy lêntrênnúi A-ba-rim nầy và nhìn xem xứ mà TAđãban cho dân Israel. Ngươi sẽ nhìn xem xứ đó, rồi ngươi cũng sẽđượctrở về cùng Tổ phụ ngươi, cũng như A-rôn, anhcủangươi,đãđượcvềtrướcđây vậy. Hãy chọn lấy Giô-suê, con traicủaNun,ngườicó Thần cảm động, thay thế cho ngươi, phảiđặttaycủangươitrênmình Giô-suê, rồi đem Giô-suê ra mắt các Thầy Tế lễ và cả hội chúng, và trao phần vinh hiển cho Giô-suê, hầu cho cả hội chúng nghe theongười.

Môi-se qua đời :

 Theo như lịnh của Đức Chúa Trời, Môi-se qua đời tại đồng bằng Mô-áp, và Đức Chúa Trời chôn Môi-se trong trũng của xứ Mô-áp. Môi-se thọ 120 tuổi, mắt người không mờ, sức người không giảm. Dân Israel chịu tang và khóc Môi-se trong 30 ngày tại đồng bằng Mô-áp.

Giô-suê, con trai của Nun, được đầy dẫy thần khôn ngoan, vì Môi-se đãđặt tay trên mình người. Dân Israel bèn vâng lời người và làm theo điều Đức Chúa Trời Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.

 Về sau, trong dân Israel, không còn dấy lên nhà Tiên tri nào giống như Môi-se mà Đức Chúa Trời đã biết giáp mặt.

Thiên Chúa Giáo

*  Tổng quát về lịch sử Thiên Chúa Giáo.

*  Tổ chức Giáo Hội.

*  Cộng Đồng Vatican II.

*  Giáo lý và các Điều Răn.

*  Các phép Bí tích.

*  Các Dòng tu.

*  Hai Chi phái lớn.

*  Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam.

*  Tiểu sử Đức Chúa Jésus.

Thiên Chúa là Đức Chúa Trời, tức là Đấng làm vua cõi Trời, Đấng đã tạo dựng ra CKVT và vạn vật, mà Đạo Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Thiên Chúa Giáo là đạo thờ Đức Chúa Trời.

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại nước Do Thái cách nay gần 2000 năm, nên còn được gọi là đạo Gia-tô (Da-tô) hay đạo Ky-tô, đạo Cơ-đốc, cũng thườngđược gọi là đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo. 

(Chữ Jésus phiên âm là : Giê-xu, hay Gia-tô (Da-tô); chữ Christ phiên âm là Ki-tô hay Cơ-đốc).

Khi đạo Thiên Chúa bị phân chia ra làm nhiều Giáo hội thì người ta dùng từ ngữ  Công giáo để chỉ Giáo hội La-Mã (Roma), phân biệt với các Giáo hội khác.

“ Công giáo (Catholicisme) là từ ngữ có nguồn gốc Hy Lạp : Katholicos, có nghĩa là Phổ quát (Universel), để chỉ rằng Thiên Chúa giáo là một tôn giáo phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc.

Lúc đầu, Công giáo là một tính từ để chỉ một đức tính của Thiên Chúa giáo là đạo phổ quát. Trong Kinh Tin Kính được soạn thảo ở Cộng Đồng Nicéa I (năm 351) mà ngày nay Giáo hội Chính Thống cũng như Giáo hội Công giáo đều tuyên xưng : “Tôi tin Giáo hội duy nhứt, Thánh thiện, công giáo và tông truyền.”

Công giáo được truyền sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Các vua quan thời nhà Lê gọi Công giáo là Hoa Lang giáo (tức là đạo củangười Bồ Đào Nha, đạo củangười Châu Âu). Dưới thời nhà Nguyễn, Công giáo được gọi là đạo Da-Tô (cũng viết là Gia Tô), có khi cũng gọi là đạo Cơ-Đốc.

Trong Hòa Ước ký kết giữa nước Pháp và Triều đình vua Tự Đức ngày 15-3-1874, lần đầu tiên cụm từ Thiên Chúa giáo được sử dụng.

Thiên Chúa giáo là tôn giáo thờ Đấng Thiên Chúa, tức là Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo dựng, Đấng Tối Cao. Người Hồi giáo cũng thờ Đấng Alla là Đấng Tạo dựng, Đấng Tối Cao.

Vậy nếu gọi một thành phần của đạo Ky-tô  là Công giáo (Giáo hội Công giáo) và người Công giáo thì cũng để chỉ nói rằng, Công giáo là đạo của mọi người, cho mọi dân tộc, chứ không riêng gì cho một chủng tộc hay một quốc gia nào, như Thần đạo là đạo củangười Nhựt, chứ Công giáo không hề có nghĩa là đạo Công như trường Công, hoặc là đạo được chính thức nhìn nhận như một Quốc đạo.” (Trích trong quyển Công giáo VN qua quá trình 50năm: 1945 - 1995)

I. Tổng quát về Lịch sử của Thiên Chúa giáo

Thiên Chúa giáo do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại xứ Galilée nước Do Thái, dưới thời vua Hérode.

Đức Chúa Jésus khởi đầu giảng đạo vào năm Ngài 30 tuổi. Ngài thâu nhận 12 môn đệ, giảng đạo được 3 năm, bị Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai-phe, hợp tác với chánh quyền thời đó là quan Tổng Đốc Pilate bắt giữ và giết chết Đức Chúa Jésus bằng cách đóng đinh tay và chân căng trên Thập tự giá. 

Năm Đức Chúa Jésus giáng sinh được qui định làm năm khởi đầu cho kỷ nguyên Tây lịch (Dương lịch).

Đạo Thiên Chúa hình thành dựa trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái. Đạo Thiên Chúa giữ nguyên phần Giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái, nhìn nhận những điều chép trong Kinh Thánh Cựu Ước là đúng. Như thế, chúng ta có thể xem, Thiên Chúa giáo nối tiếp, chấn hưng  và phát triển Do Thái giáo.

Thế kỷ thứ 1, Thiên Chúa giáo bị nhà cầm quyền cấm đoán và hàng lãnh đạo Do Thái giáo đố kỵ, nên Thiên Chúa giáo chỉ truyền đạo hạn hẹp trong giới bình dân và giới nô lệ nghèo khổ. Các sinh hoạt của Thiên Chúa giáo phải núp dưới bóng đạo Do Thái thì  mớiđược an ổn.

Khoảng năm 60, nhiều vị Thánh Tông đồ bị nhà cầm quyền sát hại, trong đó có 2 vị : Phao-lô và Phê-rô (Pierre) bị sát hại tại La Mã (Rome). Thánh Phê-rô bị giết chết bằng cách đóng đinh trên Thập tự giá nhưng đầu bị quay ngược xuống đất.

Thế kỷ thứ 2, Thiên Chúa giáo đượcnhiềungười tin theo, đào tạo đượcmột số Giáo sĩ chuyên nghiệp, khởi đầu hình thành Giáo hội.

Thế kỷ thứ 3, Thiên Chúa giáo phát triển khá hơn, nhiềungười giàu và có thế lực tin theo đạo. Chánh quyền Đế quốc La Mã cũng bắt đầu  thay đổi thái độ, từ chỗ cấm đạo, chuyển sang ủng hộ và tạo điều kiện  cho Thiên Chúa giáo phát triển, để ổn định trật tự xã hội, và củng cố Đế quyền. Triều đại vua Dioclétien (258-305) bãi bỏ lệnh cấm đạo Thiên Chúa.

Năm 313, Hoàng đế Constantin (270-337) ra sắc chỉ nhìn nhận Thiên Chúa giáo là Quốc đạo của Đế quốc La Mã, trả lại những tài sản của Giáo hội đã bị tịch thu trướckia. Hoàng đế Constantin lại cho xây dựng một thủ đô mới của Đế quốc La Mã tại thành phố Byzance của Thổ Nhĩ Kỳ, đổi tên là Constantinople (ngày nay là Istambul, một thành phố hải cảng lớn của Thổ Nhĩ  Kỳ).

Và như thế, Thiên Chúa giáo có 2 trung tâm lớn : một ở tại Roma (La Mã), một ở Constantinople. Trụ sở của Giáo Hội và Giáo Hoàng đặt tại La Mã.

.  Đầu thế kỷ thứ 9, Giáo Hội Thiên Chúa giáo ủng hộ vua Charlemagne, Hoàng đế xứ Thổ Nhĩ Kỳ, kéo quân đến thành La Mã trừng trị những kẻ chống đối Giáo hội. Giáo Hoàng Léon III phong  vua Charlemagne làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã.

 Tại Constantinople, các Giáo sĩ thành lập Giáo hội, gọi là Giáo hội Đông của Thiên Chúa giáo, và gọi Giáo hội tại La Mã là Giáo hội Tây. Đứng đầu Giáo hội Tây là Giáo Hoàng La Mã, và đứng đầu Giáo hội Đông là Thượng Phụ Giáo chủ.

Thế kỷ thứ 11, năm 1054, sứ giả của Giáo hội La Mã đếnđặt lên bàn thờ tại Thánh đường Santa Sophia ở Constantinople của Giáo hội Đông, một Sắc lịnh của Đức Giáo Hoàng, cắt đứt quan hệ với Giáo hội Đông, và phạt vạ Thượng Phụ Giáo chủ.

Lúc đó, Thượng Phụ Giáo chủ là Mi-ca-e liền triệu tập Giáo hội Đông, trả đủa lại, bằng cách tuyên bố tuyệt giao với Giáo hội La Mã và phạt vạ Giáo Hoàng.

Từ sự kiện nầy, Giáo hội Đông thành lập Chính Thống giáo (Orthodoxie), với ý nghĩa là đạo được chánh truyền chớ không phải là Tà đạo như chỉ trích của Giáo Hoàng. (Xem phía sau : Các Chi phái lớn của Thiên Chúa giáo).

Thế kỷ 12 và 13, dướithời 2 vị Giáo Hoàng : Grégoire VII (1073-1085) và Innocent (1198-1216), thế lực của Giáo hội La Mã rất mạnh, khiến các vua chúa các nước phải tùng phục Giáo Hoàng. Giáo Hoàng có quyền phong vương và ban vương miện cho các Hoàng đế.

Trong 2 thế kỷ 12 và 13, Giáo hội La Mã hợp lực với các Hoàng đế ở Châu Âu, mở ra 7 cuộc Thánh chiến, kéo dài 175 năm, từ năm 1096 đến năm 1270, đánh với quân của Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không mang lại chiến thắng nào, phải rút quân về. Số người chết trong 7 cuộc Thánh chiến ấy rất nhiều.

Cũng rong thời Trung cổ nầy, vào năm 1184, Giáo Hoàng Licius ban sắc chỉ cho các Giám Mục được lập các Tòa án Tôn giáo tại Địa Phận để xét xử những người phạm tội không tin phục theo Giáo hội. Các Tòa án nầy đã giết chết rất dã man và rất oan uổng biết bao nhiêu người không theo Giáo hội La Mã.

Vào thế kỷ thứ 16, năm 1517, Ông Martin Luther người Đức, một Linh Mục của Giáo hội La Mã, công bố “95 Luận đeà” cải cách toàn bộ Thiên Chúa giáo, tại nhà thờ Wittenberg nước Đức, đượcnhiềungười ủng hộ. Đó là khởi điểm để mở ra đạo Tin Lành, biệt lập và chống đối Giáo hội La Mã.

Đức Giáo Hoàng La Mã gọi đạo Tin Lành là Lạc giáo, và những người theo đạo Tin Lành là Thệ phản.

Thế kỷ 19 vàđầuthế kỷ 20, Giáo hội La Mã hợp tác chặt chẽ với các cường quốc Âu Châu, đem Thiên Chúa giáo truyền bá đến các nước thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu và Úc Châu. Do đó, Thiên Chúa giáo có rất đông tín đồ ở khắp nơitrên thế giới.

Theo thống kê của QUID năm 1995, tổng số tín đồ của Công giáo, Chính Thống giáo và đạo Tin Lành  ở các Châu Lục như sau đây :

 __________________________________________________

        Công giáo       Chính Thống giáo      Tin Lành

__________________________________________________

Châu Âu     285.500.000         35.000.000             73.500.000

Liên Xô cũ    54.140.000          92.300.000            

Châu Á      86.000.000            3.500.000             78.400.000

Châu Phi         88.900.000          27.100.000             82.900.000

Châu Mỹ    461.300.000           5.900.000           111.500.000

Châu Úc    7.000.000              600.000               7.300.000

_____________________

Tổng cộng :   928.500.000       164.500.000             363.300.000

           II.  Tổ chức Giáo hội :

  1. Giáo Huấn :

            Hàng Giáo phẩm của Thiên Chúa giáo gồm 5 cấp sau đây, tính từ trênxuốngdưới :

  1. Giáo Hoàng.
  2. Hồng Y.
  3. Tổng Giám Mục.
  4. Giám Mục.
  5. Linh Mục.

Phẩm thấp nhứt là Linh Mục, được đào tạo đặc biệt trong các Chủng Viện và Đại Chủng Viện. Linh Mục được thọ phong bởi Sắc lịnh của Đức Giáo Hoàng.

Linh Mục được thăng cấp dần dần lên Giám Mục, rồi lên Tổng Giám Mục, và Hồng Y.

Khi Đức Giáo Hoàng qui liễu, các vị Hồng Y trên toàn thế giới  tập hợp lại thành Hồng Y Đoàn, để bầu ra một vị Hồng Y xứng đáng nhất vào chức vụ Giáo Hoàng, và Giáo Hoàng giữ mãi chức vụ nầy cho đến khi chết,  mớiđược bầu vị khác lên nối tiếp điều hành Giáo Hội.

Đạo phục của Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục đều là áo chùng đen dài tới chân.

Đạo phục của Hồng Y là áo chùng màu đỏ.

Đạo phục của Giáo Hoàng thì toàn màu trắng.

  1. Tổ chức Giáo hội :

Giáo hội Thiên Chúa giáo, về phương diện hữu hình, là một hệ thống tổ chức từ địa phươngđến trung ương, từ cá thể đến tổng thể, từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn.

Trước hết là người tín đồ, gọi là Giáo hữu, Ky-tô hữu, Giáo dân, là ngườiđã thọ lãnh phép Bí tích Rửa tội của Giáo Hội để trở thành Ky-tô hữu (Chrétiens).

Nhiều Giáo hữu làm thành Giáo Hoï, hay Họ Đạo (Chrétienté).

Nhiều Giáo Họ làm thành Giáo Xứ (Paroisse). Đứng đầu  Giáo Xứ  là một Linh Mục.

Nhiều Giáo Xứ làm thành Giáo Hạt (District). Đứng đầu Giáo Hạt là Linh Mục Hạt Trưởng.

Nhiều Giáo Hạt làm thành Giáo Phận hay Địa Phận (Diocèse). Đứng đầu Giáo Phận là một vị Giám Mục.

Nhiều Giáo Phận (Địa Phận) làm thành Tổng Giáo Phận (Archidiocèse) hay Giáo Tỉnh (Province ecclésiastique). Đứng đầu Tổng Giáo Phận là một vị Tổng Giám Mục.

Nhiều Giáo Tỉnh làm thành Giáo Hội Quốc Gia (Église  Nationale), đứng đầu là Hội Đồng Giám Mục.

Nhiều Giáo Hội Quốc Gia làm thành Giáo Hội Hoàn Vũ (Eglise Universelle), đứng đầu là Đức Giáo Hoàng.

Theo Luật Giáo hội, chỉ có Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội Hoàn Vũ là những cơ cấu tổ chức có thực quyền :

. Linh Mục Chánh Xứ có quyền trong Giáo Xứ của mình, do Giám Mục ban.

. Giám Mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, có quyền trong Giáo Phận , do kế nghiệp của Thánh Tông Đồ.

. Đức Giáo Hoàng (thường gọi là Đức Thánh Cha, Le Saint Père) có quyền trên Giáo Hội Hoàn Vũ, do quyền của Thánh Tông Đồ Phê-rô, đại diện  Đức Chúa Jésus ban cho.

. Còn Linh Mục Hạt Trưởng trong Giáo Hạt, Tổng Giám Mục  trong Giáo Tỉnh, hay Hội Đồng Giám Mục, đối với các Giám Mục trong mộtnước, chỉ có quyền điều hợp.

  1. a)Giáo Xứ :

Giáo Xứ là đơn vị thấp nhứt có tư cách pháp nhân của Giáo Hội, có một vị Linh Mục Chánh Xứ  đứng đầu.

Mỗi Giáo Xứ  có thể được chia làm nhiều Họ Đạo, tùy theo số tín đồ cư ngụ trong khu vực. Mỗi Họ Đạo lập ra một ngôi Nhà Nguyện. Mỗi Giáo Xứ có một ngôi Nhà Thờ.

Giáo Hội La Mã Trung Ương đặc biệt quan tâm đến các Giáo Xứ, vì nó là nền tảng của Giáo Hội, và nơi đó diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của Giáo dân, cũng là nơi có mối quan hệ chặt chẽ giữa Giáo quyền và Giáo dân.

Linh Mục Chánh Xứ có nhiệm vụ :

-  Làm các phép Bí tích cho tín đồ (trừ 2 phép Bí Tích : Thêm Sức và Truyền Chức Thánh).

-  Lập và lưu giữ các Sổ sách : Sổ Rửa tội, Sổ Hôn phối, Sổ Tử, và các loại Sổ sách khác.

-  Cử hành các nghi lễ tôn giáo tại Nhà Thờ vào các ngày Chúa nhựt và các ngày lễ khác.

-  Cử hàng Lễ An táng, Lễ Hôn phối cho các tín đồ trong Xứ.

Trợ giúp cho Linh Mục Chánh Xứ có : Linh Mục Phó Xứ, các vị Phó Tế.

Nhiều Giáo Xứ kế cận kết hợp thành một Giáo Hạt, có một Linh Mục Hạt Trưởng cầm đầu.

Các Linh Mục Chánh Xứ, Phó Xứ, Linh Mục Hạt Trưởng đều do Giám Mục Địa Phận bổ nhiệm.

Giáo Hạt, Họ Đạo không có tư cách pháp nhân đối với Giáo Hội.

  1. b)Giáo Phận (Địa Phận) :

Nhiều Giáo Xứ  (hoặc nhiều Giáo Hạt, nếu có tổ chức cấp Giáo Hạt), hợp lại thành một Giáo Phận, có một  vị  Giám Mục cầm đầu.

            Giáo Phận là cấp hành chánh chánh thức của Giáo Hội, có tư cách pháp nhân, nên được gọi là Giáo Hội Riêng, trực thuộc Tòa Thánh Vatican về mọi phương diện. Việc thành lập hay bãi bỏ đều do Giáo Hội Trung Ương Tòa Thánh Vatican quyết định.

Theo Giáo Luật, quyền hành của Giám Mục rất rộng lớn, bao gồm quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp, về phương diện tôn giáo trong Giáo Phận trách nhiệm.

Cụ thể, Giám Mục có quyền :

-  Thành lập các Giáo Xứ, Giáo Hạt, bổ nhiệm các Linh Mục Hạt Trưởng, Linh Mục Chánh Xứ  và Phó Xứ.

-  Thường xuyên kinh lý các Giáo Xứ trong Giáo Phận.

-  Báo cáo với Giáo Hoàng toàn bộ tình hình Đạo sự trong Giáo Phận hằng năm.

-  Trong hạn 5 năm, phải có một lần đến La Mã để yết kiến Đức Giáo Hoàng,  viếng mộ của 2 Thánh  Tông Đồ Phê-rô và Phao-lồ.

Linh Mục muốn được phong lên Giám Mục, Linh Mục phải có đủ 5 năm công nghiệp, có tài đức vượt trội, và có ít nhất 35 tuổi.

Việc phong chức Giám Mục do Tòa Thánh Vatican quyết định.

Trợ giúp Giám Mục có : Giám Mục Phó, Giám Mục Phụ Tá, Hội Đồng Tư Vấn, Hội Đồng Linh Mục.

Giám Mục làm việc tại Tòa Giám Mục.

  1. c)Giáo Tỉnh :

Nhiều Giáo Phận  trong một khu vực kết hợp thành Giáo Tỉnh, có một vị Tổng Giám Mục đứng đầu.

Giáo Tỉnh là một đơn vị lớn có tư cách pháp nhân trong Giáo Hội Thiên Chúa giáo.

Tổng Giám Mục có quyền :

-         Chăm lo đức tin và kỷ luật của Giáo Hội.

-         Kinh lý các Giáo Phận  thuộc quyền.

-         Đề cử bổ nhiệm Giám Mục của Giáo Phận khi chức vụ nầy bị khuyết.

Nhiều Giáo Tỉnh trong một nước họp lại thành Giáo Hội Quốc gia. Đứng đầu Giáo hội Quốc gia là Hội Đồng Giám Mục. Giáo hội Quốc gia không có tư cách pháp nhân của Giáo Hội, chỉ có quyền điều hợp các hoạt động trong tôn giáo mà thôi.

Hội Đồng Giám Mục của Giáo hội Quốc gia bàn thảo và  quyết định đường hướng hoạt động của Giáo hội trong một nước.

  1. d)Giáo triều La Mã  & Nhà nước Vatican :
  2. Nguồn gốc của Roma và Vatican :

Tất cả những người Công giáo, khi đặt chân đến Roma (La Mã), đứng tại Quảng trường Thánh Phê-rô đều ý thức rằng mình đang ở tại Trung tâm của Giáo Hội.

Vatican (trong lòng thành phố Roma), trước hết là nơi mà Thánh Phê-rô Tông đồ đã chịu tử  đạo, và cũng là nơi Đức Giáo Hoàng, người lãnh đạo Giáo Hội Công giáo, sống và làm việc.

Nhưng tại sao là Roma ? Tại sao là Vatican ?

1)      Từ ngôi mộ của Thánh Phê-rô :

Trong giai đoạn khởi đầu của Thiên Chúa giáo, vào năm 49, đã có những người Thiên Chúa giáo sống tại Roma.

Thánh Phao-lô chỉ đến đây vào năm 61 khi bị cầm tù, những bức thơ của Thánh Phao-lô gởi các tín hữu Roma đã được viết vào những năm 57-58. Cũng trong giai đoạn  nầy, theo truyền thống, Thánh Phê-rô đến Roma, thủ đô của Đế quốc La Mã.

Đến năm 64, Hoàng đế Néron ra lịnh bắt bớ và tàn sát người Thiên Chúa giáo, và Thánh Phê-rô là một trong những nạn nhân nổi tiếnng nhất.

Cuộc tử đạo của Thánh Phê-rô diễn ra tại một đấu trường dài 300 mét, do Hoàng đế Roma xây dựng tại một nơi nằm giữa đồi Vatican, một trong 8 ngọn đồi của Roma, ở bên bờ phải của sông Tibre. Thánh Phê-rô tử đạo trên Thập tự giá, bị đóng đinh đầu trở ngược xuống đất.

Không lâu sau đó, Thánh Phao-lô cũng chịu chung số phận khi đang đi trên đường Ostie. Nơi nầy ngày nay đã mọc lên một ngôi Thánh đường Thánh Phao-lô ngoại thành.

Được xem là cột trụ của Giáo Hội, mộ của Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô lúc nào cũng được các tín hữu tôn kính, dưới hình thức âm thầm lặng lẽ trong các thời kỳ bách hại và công khai kể từ triều đại của Hoàng đế Constantin. Chính vị vua nầy đã cho xây dựng vào khoảng năm 326 và 350, ngôi Đền Thờ đầu tiên, và vào thế kỷ thứ 16-17, được thay thế bằng ngôi Đền do Michei Ange vẽ kiểu, tồn tại đến ngày nay.

Nơi chịu tử  đạo của vị đứng đầu các Thánh Tông đồ ở phía dưới Bàn thờ chính, do đó, nơi nầy được gọi là bàn thờ “Đức Tin” (Đức Tin vào Chúa Ky-tô).

2)      Từ Đức Chúa Jésus đến Phê-rô và Giáo Hoàng :

Ngay từ buổi đầu của Thiên Chúa giáo, mộ Thánh Phê-rô đã trở nên điểm qui chiếu cho Giáo Hội và cho người coi sóc Giáo Hội.

            Khoảng năm 180, Giám Mục Irénée, ở Lyon, liên kết các Giám Mục kế vị nơi Tòa Thánh Rôma với Thánh Phêrô và cho rằng Thánh Phêrô và các Giám Mục kế vị ở Rôma có quyền trên toàn thể Giáo Hội. Do đó, chính tại Giáo Hội Rôma, các vấn đề Giáo lý và Kỷ luật liên quan đến các Giáo hội khác được giải quyết.

Đến đầu thế kỷ thứ 3, người ta cho rằng quyền bính của các Giám Mục Rôma là do những lời của Đức Chúa Jésus nói với Thánh Tông đồ Phêrô :”Ngươi là đá vàtrênđá nầy, Ta sẽ xây Giáo HộicủaTa.”

Nhưng trong khi các Giáo hội Đông phương xem Giám Mục Rôma như là những người đứng đầu theo tước vị và danh dự, thì tại Tây phương, vào thời Trung cổ, Giám Mục Rôma càng ngày càng có nhiều quyền lực đến độ trở nên tương đương với một ông vua hay vị quốc trưởng đứng đầu các nướccủaTòa Thánh (États pontificaux).

3) Từ cácnướccủaTòa Thánh:

Trải qua các thế kỷ, các nướccủa Tòa Thánh nầy được hình thành theo các biến cố chánh trị và là các món quà của các Hoàng đế và các vua.

Trong thời kỳ bách hại, các Giáo Hoàng cư ngụ trong thành Rôma, chưa có Tòa Thánh chánh thức.

Nhưng năm 313, Hoàng đế Constantin tặng cho Giáo Hoàng điện Latran và cho xây dựng nơi trại lính cũ một Vương Cung Thánh Đường Thánh Jean de Latran, mà ngày nay vẫn còn là Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận Rôma.

Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ (476), quân ngoại xâm người Byzantin tranh chấp Rôma với nước Ý. Vào thế kỷ thứ 8, người Lombard chiếm đóng miền Bắc và miền Trung  nước nầy, một lần nữa lại đe dọa Rôma. Đức Giáo Hoàng cầu cứu các vua nước Pháp.

Năm 754, Pépin le Bref tặng Đức Giáo Hoàng các lãnh thổ cũ củangười Byzantin như Ravenue, Ancône, và lãnh địa Rôma. Đây là khởi điểm khai sinh các nước của Tòa Thánh, mà lịch sử hòa nhập với lịch sử của quyền Giáo Hoàng, cho đến năm 1870.

Năm 1870, coi như toàn bộ các nước của Tòa Thánh bị sáp nhập vào nước Italia, kể cả thành Rôma.

4) Đến Nhà nước Vatican :

Kể từ thời điểm nầy, các Giáo Hoàng tự xem là “tù nhân” tại điện Vatican, nơi các Ngài trú ngụ từ thế kỷ 14. Cho nên trong vòng 600 năm, có một sự căng thẳng giữa quyền Giáo Hoàng và nhà nước Italia. Thỏa ước Latran năm 1929 chấm dứt tình trạng trên bằng cách thành lập Nhà nước Vatican, đảm bảo cho Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh sự tự do cần thiết để cai quản Giáo Hội về mặt tinh thần.

  1. Nhà nước Vatican :

Vatican là một Nhà nước có lãnh thổ nhỏ (44 mẫu) độc lập và có chủ quyền, được điều hành bởi một Ủy Ban gồm 6 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm.

Vatican có một Văn phòng Hộ tịch, một chế độ Bảo hiểm xã hội, một Bưu điện, một Nhà ga, một Siêu thị, một Bảo Tàng viện, những Dịch vụ Kỹ thuật và Y tế, một Đài Phát thanh Truyền hình, một Tòa soạn và nhà in báo chí, . . .

Trật tự chung của thành Vatican được một đội Kiểm soát phụ trách; trật tự tại Quảng trường Thánh Phêrô được Cảnh sát Italia đảm trách. Đội Vệ binh người Thụy sĩ phục vụ Đức Giáo Hoàng. Các thành viên của đội phải độc thân (trừ các Sĩ quan và Hạ Sĩ quan) theo đạo Công giáo,  dưới  25  tuổi

 và cao ít nhất là 1,75 mét.

Khuôn viên 44 mẫu được các bức tường bao quanh chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Hiệp ước Latran dành cho Vatican khoảng 20 tài sản và bất động sản, được hưởng qui chế trị ngoại pháp quyền như : Rộng nhất là điện Castel Gandolpho, nơi Đức Giáo Hoàng thường nghỉ hè; Đền thờ Thánh Calixte trong khu Transtevere mà ở đó các Hội Đồng của Tòa Thánh đều có Văn phòng.

Ngoài ra còn 440 mẫu đất ở bên bờ hồ Bracciano do Nhà nước Italia nhượng lại cho Vatican vào những năm 50. Vùng đất nầy cũng được hưởng qui chế như các bất động sản đã nói trên và nơi đây đã cho dựng lên các cột ăng-ten  của Đài Phát Thanh Vatican (Radio Vatican).

Hiệp Ước Latran còn qui định cấp cho Vatican 1,75 tỷ Lia thời đó, đền bù những lãnh thổ bị mất.

Ngày nay, Vatican  có tại Rôma một diện tích bất động sản đáng kể, khoảng 6 cây số vuông. Ngoài ra, các tài sản của các bộ phận khác của Vatican, nhưng độc lập về mặt tài chánh, còn gây ấn tượng hơn nữa. Theo Tạp chí Limes, chúng chiếm 6.180 mẫu tại các quận ở Rôma và Fiumicino và 250.000 mẫu trên toàn nước Italia.

Nước Vatican có Quốc kỳ là lá cờ của các nước Tòa Thánh trước đây, có từ ngày 17-9-1825, với hai giải vải màu vàng và trắng, trên giải màu trắng có mũ triều Thiên 3 tầng  (Tiare pontificale) bằng vàng với những giải đỏ và chìa khóa Đền Thánh Phêrô.

Cờ Tòa Thánh, nói đúng hơn là quốc kỳ của quốc gia Vatican, mà chúng ta thấy treo trong hoặc ngoài Nhà Thờ ở VN, chỉ có 2 giải vàng và trắng.

Nước Vatican cũng có Quốc ca. Bản Quốc ca đầu tiên được sáng tác năm 1857, do một nhà soạn nhạc không mấy nổi tiếng, người nước Áo, tên Hallmayr. Năm 1949, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã thay bản Quốc ca nầy bằng một Hành khúc có nội dung tôn giáo hơn.

Nước Vatican cũng có một Ngoại Giao Đoàn gồm các Sứ thần (Nonces) hoặc Quyền Sứ thần (Pro-Nonces) tại 156 nước trên thế giới và 12 Khâm Sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique) không có nhiệm vụ ngoại giao, mà chỉ làm nhiệm vụ liên lạc với các Giám Mục trong 12 quốc gia khác. Ngoài ra, Tòa Thánh còn có Đại diện thường trực  bên cạnh một số Tổ chức của Liên Hiệp Quốc và một số Tổ chức Phi Chánh phủ (Organisarion non-gouvernementale, viết tắt là ONG) khác.

Bên cạnh Tòa Thánh cũng có các Đại sứ của 156 nước có thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

  1. Giáo triều Rôma (La Mã) :

1)      Đức Giáo Hoàng :

Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công giáo La Mã, và cũng là người đứng đầu Nhà nước Vatican.

Xưa kia, ở VN gọi Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh  Pha-Pha, và tiếng thường gọi là Đức Thánh Cha (Le Saint Père); trong ngôn ngữ của nhiều nước Âu Châu, gọi Đức Giáo Hoàng là Papa, Pape, Pope, gốc từ tiếng Hy Lạp Pappas.

Giáo Hội Rôma hay Giáo Hội Hoàn Vũ có 2 tập thể để Đức Giáo Hoàng tham khảo là Hồng Y Đoàn và Thượng Hội Đồng Giám Mục, cùng với một số Tổ chức để giúp Đức Giáo Hoàng điều hành Giáo triều Rôma (La Curie Romaine).

ĐỨC GIÁO HOÀNG

(Đức Thánh Cha)

THƯỢNG HỘI ĐỒNG                                         HỒNG Y ĐOÀN

     Giám Mục

PHỦ QUỐC

VỤ KHANH

                   9 Thánh Boä           12 HỘI ĐỒNG           3 Văn Phòng

Tòa Thánh

                            GIÁO HỘI QUỐC GIA           3 Tòa Án

(Hội Đồng Giám Mục)

   CÁC DÒNG TU                GIÁO TỈNH

                               (Tổng Giáo Phận)

- Các Dòng Tu theo                 (Tổng Giám Mục)

Qui chế Tòa Thánh

- Các Dòng Tu theo                 GIÁO PHẬN

Qui chế Giáo Phận                  (Địa Phận)

                                (Giám Mục)

Các Dòng

Tu  NAM                                              GIÁO HẠT

                                (Linh Mục

          Các Dòng                Hạt trưởng)          

           Tu  NỮ

                                GIÁO XỨ

             (Linh Mục

              Chánh Xứ)

             GIÁO HỌ

             (Họ Đạo)

              TÍN ĐỒ

                (Giáo hữu, Ky-tô hữu, Giáo dân)

Đức Giáo Hoàng do Hồng Y Đoàn họp tại Tòa Thánh Vatican bầu ra khi vị Giáo Hoàng tiền nhiệm từ trần. Vị Hồng Y được đắc cử lên làm Giáo Hoàng sẻ ở ngôi vị Giáo Hoàng mãi cho đến khi chết. Phẩm vị Giáo Hoàng không có nhiệm kỳ hay nghỉ hưu.

Đức Giáo Hoàng là đại diện của Đức Chúa Jésus, điều khiển Giáo Hội, nên Đức Giáo Hoàng có quyền hành tối thượng, toàn diện, và không bao giờ sai lầm về Đức tin.

- Ngày 6-8-1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI  từ trần.

- Đức Hồng Y Albino Luciani được bầu lên làm Giáo Hoàng, lấy danh hiệu là Gioan Phaolô I vào ngày 26-8-1978.

33 ngày sau, tức là ngày 29-9-1978, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I  đột ngột từ trần.

Đức Hồng Y  Karol Wojtyla, người Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy danh hiệu là Gioan Phaolô II ngày 16-10-1978. Ngài Karol Wojtyla đã được thọ phong :

-         Linh  Mục    ngày   1-11-1946.

-         Giám Mục   ngày 13- 1 -1956.

-         Hồng Y        ngày 26- 6 -1976.

-         Giáo Hoàng ngày 16-10-1978.

2)      Hồng Y Đoàn :

Nhiệm vụ của Hồng Y  Đoàn là cộng tác với Đức Giáo Hoàng trong việc quản trị Giáo Hội toàn cầu. Khi Đức Giáo Hoàng từ trần, Hồng Y Đoàn tạm nắm quyền quản trị Giáo Hội và tổ chức bầu Giáo Hoàng mới trong một cơ cấu được gọi là  Mật Tuyển Viện (Conclave).

Tuy nhiên, Hồng Y Đoàn cũng được triệu tập để giải quyết các vấn đề quan trọng như : vấn đề tài chánh của Giáo Hội, những vấn đề luân lý, vv . . .

Con số các Hồng Y ngày càng tăng lên, nhưng chỉ có những vị dưới 80 tuổi  mới được tham dự  Mật Tuyển Viện để bầu Giáo Hoàng.

3)      Thượng Hội Đồng Giám Mục :

Đây là một tổ chức được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập năm 1935 để tăng cường sự hợp tác của các Giám Mục trên thế giới với Đức Giáo Hoàng. Phần lớn các Đại biểu của Thượng Hội Đồng Giám Mục là do các Giám Mục đồng sự bầu ra, nhưng cũng có những Thượng Hội Đồng Giám Mục được triệu tập theo từng vùng như : Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, . . .

4)      Giáo triều Rôma :

Giáo triều Rôma (La Mã) bao gồm các bộ phận để  giúp Giáo Hoàng điều hành công việc của Tòa Thánh.

Các tổ chức nầy họp lại thành một cơ cấu được gọi là Giáo triều Rôma. Giáo triều Rôma gồm các cơ quan sau đây :

- Phủ Quốc Vụ Khanh, đặc trách những công việc thường vụ của Giáo Hội và phụ trách liên lạc các quốc gia.

- 9 Thánh Bộ, chịu trách nhiệm về những lãnh vực nhất định của đời sống Giáo Hội.

- 12 Hội Đồng Tòa Thánh, là những bộ phận chuyên nghiên cứu và tìm kiếm trong những lãnh vực quan trọng.

- 3 Văn Phòng, giúp điều hành công việc của Tòa Thánh và quản lý tài chánh.

- 3 Tòa Án, để giải quyết các công việc liên quan đến : Xá giải, Ấn tín Tông tòa và Hôn phối.

Ngoài các cơ quan kể trên, Tòa Thánh còn có các Ủy Ban, hoặc hoạt động độc lập, hoặc trực  thuộc  các Bộ  (ví  dụ

Ủy ban Kinh Thánh trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin). Một số cơ chế khác  với những hoạt động bổ sung như : Tàng Thư Mật, Thư Viện, Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa học,  Nhà Xuất bản và Nhà in Vatican, Nhật báo Osservatore Romano, Đài Phát Thanh Vatican, Trung Tâm Truyền Hình, Xưởng Đền Thờ Thánh Phêrô. 

5)      Phủ Quốc Vụ Khanh :

Đứng đầu Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, hiện nay là Đức Hồng Y Angelo Sodano.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến  mỗi tuần 2 lần,  mỗi lần ít nhất 1 giờ, ưu tiên trước mọi cuộc tiếp kiến.

Địa vị của Ngài là một Thủ Tướng Chánh Phủ, kiêm Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ và Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.

Tại Phủ Quốc Vụ Khanh có :

- Phân bộ Thường vụ, hiện do Đức Tổng Giám Mục G.B. Re  đứng đầu, Đức Ông Léonardo Sandrin làm Phụ tá.

- Phân bộ Ngoại vụ, hiện do Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Tauran đứng đầu, Đức Ông Claudio Maria làm Phụ tá.

6)      Chín Thánh Bộ :

-         Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congrégation au service de la doctrine et de la foi) :

Xa xưa, Đức Giáo Hoàng Phaolô III năm 1542 đã lập nên Bộ Pháp đình (Inquisition) để chống lại Tà Thuyết và sau đó trở thành Thánh Bộ (Le Saint Office) và đời Giáo Hoàng Phaolô VI sửa lại thành Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Bộ nầy chăm lo các vấn đề thuộc về Giáo lý, Đức tin, Đạo đức. Bộ cũng nghiên cứu các Học thuyết mới (Thí dụ như Thần Học Giải phóng) và cổ vũ các nghiên cứu và các hội nghị  về vấn đề nầy. Bộ cũng lên án những lý thuyết bị coi là sai lầm, trái ngược với nguyên lý Đức tin, sau khi đã tham khảo ý kiến với các Giám Mục liên hệ. Bộ cũng nghiên cứu nội dung các quyển các sách đã xuất bản và lên án nếu cần, sau khi đã hội ý và đối chất với tác giả. Tác giả có quyền tự biện hộ bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã cải tổ Bộ nầy một cách sâu sắc, bãi bỏ hẳn tính cách bí mật, pháp đình, nhấn mạnh vào tính cách cổ vũ nâng cao Giáo lý. Ngài nói : “ Bởi vì đức Bác ái loại trừ sợ hãi, ngày nay chúng ta bảo vệ Đức tin bằng cách nâng cao Giáo lý, vừa sửa chữa uốn nắn những sai lầm. Bộ nầy khuyến khích những kẻ sai lầm trở về đường chánh nẻo ngay và khuyến khích các nhà rao giảng lời Chúa thêm hăng hái trong sứ vụ mình.”

-         Bộ Chuyên về các Giáo hội Đông phương (Congré-gation au service des Églises Orientales) :

Bộ nầy  mới được thành lập năm 1862, thời Đức Giáo Hoàng Piô IX. Bộ chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề có liên quan đến các Giáo Phận thuộc nghi lễ Đông phương : Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ Giáo dân tại các quốc gia Ai Cập, Érythrée, Étiopi, Bulgari, Chypre, Hy Lạp, Iran, Liban, Palestin, Syri, Jordani, Thổ Nhĩ  Kỳ, Irac. Hiện nay, các tín đồ Công giáo thuộc nghi lễ Đông phương có chừng 14 triệu.

Ngoài Giáo Hoàng Học Viện nghiên cứu các vấn đề Đông phương do các Linh Mục Dòng Tên đảm nhiệm, tại Rôma còn có nhiều Học Viện Giáo Hoàng dành cho người Đông phương  : Học Viện Acmêni thành lập năm 1584, Étiopi

(1481), Hy Lạp (1576), Rumani (1858), Học Viện Russicum (1929) dành cho người Nga, . . .

- Bộ Giám Mục (Congrégation au service des Évêques):

Bộ nầy được thành lập do Đức Giáo Hoàng Sixtô V năm 1578 và được cải cách, có nhiệm vụ lo tất cả công việc liên quan đến các Giám Mục và các Giáo Phận trên toàn cầu. Thí dụ : Việc mở thêm một Giáo Phận, bãi bỏ một Giáo Phận, việc bổ nhiệm các Giám Mục, Giám Mục Phụ Tá. Là người tham dự các Hội Đồng Giám Mục, Bộ nầy công nhận các văn kiện của các Hội Đồng Giám Mục và các Công Đồng địa phương. Bộ có nhiều Văn phòng đặc biệt trực thuộc, như Văn phòng người di cư, Văn phòng truyền giáo miền biển, . . .

Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ nầy có quyền triệu tập các Bộ Trưởng  Bộ Linh Mục, Bộ Giáo sĩ và Bộ Giáo Dục Công giáo, để cùng các Ngài xem xét các vấn đề liên quan.

-         Bộ Bí Tích (Congrégation de la Discipline des Sacrements) :

Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Piô X thành lập năm 1908, có nhiệm vụ lo các vấn đề có liên quan đến các Phép Bí Tích, thí dụ một Linh Mục muốn hoàn tục phải xin phép Bộ nầy.

Từ khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mở rộng quyền các Giám Mục bằng Sắc dụ Pastorale Munus (30-6-1963), hồ sơ xin chuẩn về vấn đề Hôn phối hằng năm lên đến con số 10.000 được chuyển về các Giám Mục địa phương, khiến cho công việc của Bộ nhẹ gánh một phần.

-         Bộ Nghi Lễ (Congrégation des Rites) :

Bộ nầy lo việc nghi lễ như tên gọi. Đức Giáo Hoàng Piô XI còn thêm vào Bộ nầy một  Văn phòng  lo  việc  Phong

Thánh (nay đã tách ra thành một Bộ riêng). Bộ có nhiệm vụ thực thi Hiến chế Công Đồng về Phụng vụ. Bộ cũng lo về vấn đề đạo đức không có tính cách Phụng vụ như : đạo đức cá nhân, gia đình, xã hội, việc kinh hạt, rước xách.

-         Bộ Giáo Sĩ  (Congrégation au service du Clergé) :

Bộ nầy được thành lập năm 1564 do Đức Giáo Hoàng Piô IV để lo việc giải thích và áp dụng các luật lệ do Công Đồng Trente qui định. Bộ nầy gồm có 3 Văn phòng :

Văn phòng 1 : lo việc đào tạo và Thánh hóa các Linh Mục và kỷ luật Giáo Sĩ (làm lễ, đọc sách nguyện, đạo đức).

Văn phòng 2 : lo việc giảng thuyết về Giáo lý, suy nghĩ tìm tòi những  phương pháp dạy Giáo lý  mới cho trẻ em và người lớn. Văn phòng cũng lo về mục vụ du lịch  (Pastorale du tourisme). Văn phòng chuẩn y các đồ án giảng thuyết của các Hội Đồng Giám Mục và khuyến khích cổ vũ các Hội nghị về Giáo lý, đồng thời thảo ra những chỉ thị thích hợp về vấn đề nầy.

Văn phòng 3 : lo việc quản lý các tài sản trần thế của Giáo Hội, các Quỹ Từ thiện, các Nhà Thờ, Đền Thánh, di sản Nghệ thuật; lo các việc có liên quan đến đời sống vật chất của Giáo sĩ, đặc biệt các Giáo sĩ đau bệnh, già yếu, bằng cách thành lập những Hội, Viện, phụ trách về việc nầy.

-         Bộ Tu Sĩ (Congrégation suservicedes Religieux) :

Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Sixtô V thành lập. Từ năm 1601 đến đời Đức Giáo Hoàng Piô X đầu thế kỷ nầy, Bộ Tu Sĩ  và Bộ Giám Mục là một, nhưng sau đó được tách ra như hiện nay.

Bộ phụ trách các vấn đề thuộc các Dòng Tu nghi lễ La tinh, nghĩa là có trách nhiệm khoảng chừng 2,5 triệu Nam Nữ Tu sĩ trên thế giới  về  các  vấn  đề  chế  độ,  kỷ luật,  học tập,

tài sản, quyền lợi, . . .

Bộ có quyền thành lập, bãi bỏ, chuyển đổi một Dòng Tu. Hồ sơ của Bộ lên đến 40.000 một năm, điều nầy chứng tỏ công việc phức tạp của Bộ. Bộ cũng có nhiệm vụ áp dụng Sắc lệnh “Đổi  mới hợp thời đời tu” của Công Đồng Vatican II.

Vì số Dòng Tu trong Giáo Hội rất nhiều, nên Bộ cũng chú ý đến việc tập hợp các Dòng Tu nhỏ lại, chú ý cả đến những vấn đề nhỏ như bộ áo dòng của từng Dòng Tu, đến những vấn đề lớn như sửa đổi Hiến pháp của một Dòng.

Bộ cũng phụ trách các Tu Hội đời (Instituts séculiers).

-         Bộ Giáo Dục Công giáo (Congrégation au service de l’enseignement catholique) :

Năm 1588, Đức Giáo Hoàng Sixtô V lập một Bộ phụ trách các Đại Học Công giáo như Đại Học Rôma, Đại Học Bologne, Đại Học Paris, Đại Học Salamanque . . . Sau nhiều lần chấn chỉnh, năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đổi tên là Bộ Giáo Dục Công giáo.

Bộ gồm có 3 Văn phòng :

Văn phòng 1 : phụ trách các Chủng Viện, từ việc quản trị vật chất đến chương trình học tập và kỷ luật. Văn phòng còn lo đào tạo các nhân viên, tu sĩ cho các Tu Hội đời.

Văn phòng 2 : phụ trách các trường Đại Học, Cao Đẳng Công giáo, lo việc thiết lập tại  mỗi Đại Học Công giáo một Ghế dành cho Giáo sư Thần học. Văn phòng cũng hỗ trợ việc tương thân tương trợ giữa các Đại Học Công giáo trong một nước hay ở các nước khác nhau. Văn phòng cũng lo đến việc làm sao bên cạnh các Đại Học không Công giáo có những Cư  Xá Sinh viên Công giáo.

Văn phòng 3 : phụ trách các trường Công giáo dưới bậc Đại Học của các Giáo Xứ  hay Giáo Phận.

Bộ Truyền Bá Phúc Âm (Congrégation au service de l’Évangélisation) : 

Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XV thành lập ngày 22-6-1622 với mục đích truyền bá Đức tin trên thế giới, vì thế, Bộ nầy  mới có tên là “ de Propaganda fide” : tên gọi nầy đã gây hiểu lầm vì từ ngữ Propaganda có nghĩa là tuyên truyền, quảng cáo, nên Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cải danh là Bộ Truyền Bá Phúc Âm (Tin Mừng, Tin Lành).

Bộ phụ trách các Xứù Truyền giáo (Pays de mission), tổ chức và điều hợp công cuộc truyền giáo, chú trong việc đào tạo Giáo Sĩ địa phương. Bộ cũng chăm lo việc phát triển trong Giáo Hội tinh thần truyền giáo và cổ vũ cho có nhiều người làm Linh Mục đi rao giảng  các quốc gia chưa biết Tin Mừng.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Tu Sĩ và Giáo Dục Công giáo đào tạo các Linh Mục Thừa Sai, và bằng mọi cách, cổ vũ lòng nhiệt thành truyền giáo trong Giáo Hội.

Bộ cũng phụ trách các Hội Tông Đồ truyền giáo như Hội Thánh Phêrô, Hội Chúa Hài Đồng. Các Hội nầy cung cấp cho các xứ các nhu cầu tối thiểu để đào tạo Linh Mục, Lương giáo Lý viên, xây cất Chủng Viện, nuôi các Chủng sinh.

7)        12 Hội ĐồngTòa Thánh:

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Giáo dân :

Hội Đồng do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lập ngày 6-1-1967 với mục đích quan tâm đến vai trò của Giáo dân trong Giáo Hội, cũng như các phong trào Tông đồ Giáo dân.

Chủ tịch : Đức Hồng Y Pironio Eduardo.

Phó Chủ tịch : Đức Giám Mục Paul Cordes.

Hội Đồng nầy có một Chủ Tịch Đoàn gồm 3 Hồng Y và 2 Giám Mục.

Các thành viên của Hội Đồng gồm : 2 Hồng Y, 2 Giám Mục, và 27 Đức Ông.

-         Hội ĐồngTòa Thánhcổ vũ hợp nhất các Kytô hữu :

Lúc đầu là Văn phòng cổ vũ sự hợp nhất các Ky-tô hữu do Đức Giáo Hoàng Gioan XXII thành lập ngày 5-6-1960, và ngày 28-6-1983 được đổi thành Hội Đồng Tòa Thánh với mục đích biểu lộ ý chí củaTòa Thánh trong phong trào đại kết, nhằm tái lập sự thống nhứt giữa những người tin ở Đức Chúa Jésus.

Chủ tịch : Đức Hồng Y Edward Cassidy.

Các thành viên của Hội Đồng gồm 14 Hồng Y và 18 Giám Mục.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Gia đình :

Hội Đồng do Đức Giáo Hoàng Phao lô VI thành lập năm 1973 nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề linh đạo, luân lý và xã hội của gia đình trong một viễn tượng mục vụ.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Lopez Trujilo.

Hội Đồng nầy có một Chủ Tịch Đoàn gồm 9 Hồng Y, 8 Giám Mục, và có 19 Đức Ông làm thành viên.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Công lý và Hòa bình :

Lúc đầu là Ủy Ban Công lý và Hòa bình do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập ngày 6-1-1967 và năm 1988 được đổi thành Hội Đồng Tòa Thánh với mục đích ủng hộ sự phát triển củacác nước nghèo,  cổ vũ hòa bình và công bằng xã hội trong giao hữu giữa các nước.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Roger Etchegaray.

Phó Chủ tịch : Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận.

Các thành viên của Hội Đồng gồm : 4 Hồng Y, 1 Thượng Phụ, 7 Giám Mục, và 15 Đức Ông.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Đồng Tâm :

Hội Đồng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập

ngày 15-7-1971 với mục đích  phối hợp hoạt động từ thiện của Giáo Hội, và nhờ đó đóng góp có hiệu quả vào việc phát huy nhân phẩm và sự tiến bộ xã hội các dân tộc gặp khó khăn.

            Chủ tịch : Đức Hồng Y  Roger Etchegaray.

            Các thành viên của Hội Đồng gồm : 4 Hồng Y trong đó có Đức Hồng Y  Phạm đình Tụng (VN), 14 Giám Mục và 2 Đức Ông.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề mục vụ di dân :

Hội Đồng nầy do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập năm 1970 với mục đích nghiên cứu mục vụ đối với  những người phải rời khỏi xứ sở của mình để tới sinh sống tại một xứ khác, bất cứ vì lý do gì.

Chủ tịch : Giám Mục  Giovanni Cheli.

Các thành viên gồm : 5 Hồng Y, 29 Giám Mục.

- Hội ĐồngTòa Thánhvề mục vụ cho nhân viên Y tế :

Hội Đồng nầy được thành lập ngày 11-2-1985 với mục đích nghiên cứu các vấn đề cũng như những mối liên lạc quốc tế trong ngành Y tế, nhằm giúp Giáo Hội đảm nhận vai trò nhơn đạo của mình.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Fiorenzo Angelini.

Các thành viên của Hội Đồng gồm : 10 Hồng Y, 13 Giám Mục, 6 Đức Ông và 7 Tu Sĩ.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Giải thích các Văn bản Giáo luật :

Lúc đầu là Ủy ban Giải thích Giáo luật được thành lập ngày 15-9-1917, sau được đổi thành Ủy ban Tu chỉnh Giáo luật do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập ngày 28-3-1967, sau khi ban hành Bộ Giáo Luật mới 1983 thì đổi thành Ủy ban Giải thích Giáo luật; ngày 28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng để làm nhiệm vụ như chức danh.

Chủ tịch : Giám Mục Julian Herranz.

Các thành viên gồm : 15 Hồng Y, 3 Thượng Phụ, 2 Giám Mục.

Hội ĐồngTòa Thánhvề Đối thoại giữa các tôn giáo :

Trước là Văn phòng được thành lập năm 1964. Ngày 28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng với mục đích liên lạc với các tôn giáo ngoài Công giáo, cũng như cổ vũ tình huynh đệ giữa mọi người.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Francis Arinze.

Các thành viện gồm : 14 Hồng Y, 1 Thượng Phụ, 30 Giám Mục, trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn như Thể (VN) Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Huế.

-         Hội ĐồngTòa Thánhđối thoại với nhữngngườikhông tín ngưỡng :

Hội Đồng nầy do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập ngày 9-4-1965, lúc đầu là văn phòng liên lạc với những người không tín ngưỡng, nhằm mục đích nghiên cứu về chủ nghĩa Vô Thần, cuối cùng là để tạo đối thoại với những người không tín ngưỡng.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Paul Poupard.

Các thành viên gồm : 14 Hồng Y và 19 Giám Mục.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề Văn hóa :

Hội Đồng nầy được thành lập ngày 20-5-1982 với mục đích cổ vũ sự phát triển văn hóa và giao lưu giữa các văn hóa cũng như phối hợp các hoạt động văn hóa củaTòa Thánh và của các Giáo hội địa phương.

Chủ tịch : Đức Hồng Y  Paul Poupard.

Các thành viên gồm : 15 Hồng Y và 11 Giám Mục.

-         Hội ĐồngTòa Thánhvề truyền thông xã hội :

Lúc đầu là một Ủy Ban do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

thành lập ngày 2-4-1964, và ngày 28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng  với mục đích nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Điện ảnh, Truyền thanh, Truyền hình và Báo chí.

Chủ tịch : Tổng Giám Mục Patrick John Foley.

Các thành viên gồm : 11 Hồng Y, 11 Giám Mục, 1 Đức Ông và 2 Tu sĩ.

8)        3 Văn Phòng :

Ba Văn Phòng trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh, giúp điều hành công việccủaTòa Thánh và quản lý tài sản.

Ba Văn Phòng nầy là :

-         Văn phòng Giáo Hoàng.

-         Văn phòng Quản trị di sản Tông Tòa.

-         Văn phòng Kinh tế củaTòa Thánh.

9)        3 Tòa Án :

-         Tông Tòa Xá Giải.

-         Tòa Án Tối Cao ấn tín Tông Tòa.

-         Toà Án  Hôn phối.

10)    Tờ báo OSSERVATORE ROMANO (OR) :

Tờ báo nầy ra đờiđược hơn 130 năm nay. Tờ Nhật báo của Giáo Hội được lần lần làm cho phong phú thêm và được xuất bản thêm bản hàng tuần 7 thứ tiếng.

Mục đích của tờ báo không phải là bán cho nhiều, mà là truyền đạt lời của Đức Giáo Hoàng và cung cấp tài liệu cho những người tới Tòa Thánh nghiên cứu.

Tổng Biên tập bản tiếng Pháp, người đã có công cải tổ bản tiếng Pháp mơ ước có sự thông tin 2 chiều, tức tờ báo cũng sẽ là tiếng nói của các Giáo hội địa phương nữa.

Tờ Osservatore Romano giữ kín số lượng bán ra và rất dè dặt đối với một số mặt của cuộc sống chánh trị ở Italia, nhất là về cuộc khủng hoảng hiện nay, mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo đang trải qua, một đảng mà gần đây được đặt tên là “Đảng Nhân Dân”.

Giám đốc tờ  OR  được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm.

11)Đài Phát Thanh Vatican :

Đài Phát Thanh Vatican  giống như một cơ quan nghe nhìn của tờ báo OR.

Khách hàng của họ không giống nhau, phương tiện và mục đích cũng thế.

Đài Phát Thanh Vatican thông tin theo nhãn quan Công giáo cho khắp thế giới  bằng 30 thứ tiếng, theo như lời nói của Linh Mục Pierre Moreau, người phụ trách chương trình  tiếng Pháp từ  30 năm nay.

Đài Phát Thanh Vatican do Đức Giáo Hoàng quyết định thành lập, và bằng cách nhắc đi nhắc lại lời hứa trung thành với Đức Giáo Hoàng, Ngài đã giao cho Dòng Tên điều hành đài nầy.

Theo Linh Mục Pierre Moreau, Tòa Thánh rất ít khi can thiệp vào chương trình và nội dung của đài. Khi có vấn đề tế nhị cần phải cân nhắc, chúng ta tham khảo Lầu Ba (tức Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh). Đó là trường hợp xảy ra vào tháng 6 năm 1993, khi Mỹ thả bom Bát-đa, thủ đô của nước Irac. Việc nầy đã tạo ra một thái độ dè dặt của Vatican, và do đó, Đài Phát Thanh Vatican cũng dè dặt.” (Trích trong quyển : Công giáo VN sau quá trình 50 năm 1945-1995)

III. Công Đồng Vatican II :

Công Đồng hay Công Đồng Chung là hội nghị của toàn thể các Giám Mục trên thế giới . Gọi  Công Đồng Chung là để phân biệt với các Công Đồng Riêng của một miền.

Trong Lịch sử của Giáo Hội Công giáo, cho tới nay có tất cả 21 Công Đồng Chung, và quan trọng nhất là Công Đồng Chung thứ 21 gọi là Công Đồng Vatican II.

Công Đồng Vatican I diễn ra trong 2 năm 1869 và 1870, có tất cả 747 Giám Mục tham dự đều là người Âu Châu, kể cả các Giám Mục từ các nước Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, cũng đều là người Châu Âu. Đó là Công Đồng 20.

Công Đồng Chung thứ 21 là Công Đồng Vatican II, gồm có tất cả 2.904 Nghị Phụ được mời và 2.629 Nghị Phụ tham dự, trong đó chỉ có 1.060 Nghị Phụ là người Châu Âu.

Dĩ nhiên, trong Công Đồng Vatican II, các Nghị Phụ người Châu Âu vẫn đóng vai trò chủ chốt và tiếng nói của các Ngài vẫn là tiếng nói có trọng lượng.

Trong Công Đồng nầy, những vấn đề của các Giáo hội ngoài Châu Âu, cũng như  những vấn đề của thế giới  hiện đại là những mối bận tâm nhất của tất cả Nghị Phụ.

Thực vậy, tiếng La tinh là một ngôn ngữ , tuy không còn là phổ thông, nhưng không hoàn toàn xa lạ với người Âu Châu, không còn là ngôn ngữ duy nhất trong phụng tự nữa, mà các ngôn ngữ địa phương đều được sử dụng, kể cả trong Kinh Nguyện Thánh Thể, là một điều mà trước đây không ai dám nghĩ tới.

Công Đồng Vatican II đã dành riêng 1 trong 4 Hiến Chế để nói về “Giáo Hội trong thế giới  hôm nay”.

Hơn nữa, không phải chỉ trong Hiến Chế Mục Vụ “Vui mừng và Hy vọng”, mà trong tất cả văn kiện của Công Đồng Vatican II, canh tân cập nhật hóa vẫn là mối bận tâm hàng đầu. Vì thế, Công Đồng Vatican II là bước ngoặc quan trọng của lịch sử Giáo Hội Công giáo : Nhiều vấn đề được đặt lại.

Từ sau Công Đồng Vatican II, muốn đề cập đến vấn đề nào của Giáo Hội đều phải qui chiếu vào các văn bản của Công Đồng Vatican II nầy.

Công Đồng Vatican II, tức Công Đồng thứ 21, sau hơn 3 năm chuẩn bị nội dung cho Đại Hội, đã được Đức Giáo Hoàng  Gioan XXIII chánh thức khai mạc tại Đền Thờ Thánh Phêrô (Vatican) và chính Đức Giáo Hoàng điều khiển các phiên họp.

Ngày 3-6-1963, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII qua đời, Đức Tân Giáo Hoàng mới đắc cử là Phaolô VI tiếp tục điều khiển Công Đồng Vatican II. Công Đồng có 4 kỳ họp,  mỗi kỳ họp kéo dài từ 3 đến 4 tháng, tổng cộng kéo dài hơn 3 năm, đến ngày 8-12-1965  mới bế mạc.

Công Đồng Vatican II đã biểu quyết 16 văn kiện gồm :

-         4  Hiến chế.

-         9  Sắc lệnh.

-         3  Tuyên ngôn.

1)    4 Hiến Chế :

-         Hiến chế Tín lý về Giáo Hội.

-         Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa.

-         Hiến chế về Phụng vụ Thánh.

-         Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới  hôm nay.

2)    9 Sắc Lệnh :

-         Sắc lệnh về nhiệm vụ các Giám Mục trong Giáo Hội.

-   2 Sắc lệnh về Linh Mục (đào tạo, chức vụ, đờisống)

-         Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu.

-         Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân.

-         Sắc lệnh về hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội.

-         Sắc lệnh về hiệp nhất.

-         Sắc lệnh về các Giáo hội Đông phương.

-         Sắc lệnh giữa những sự kỳ diệu về các phương tiện truyền thông xã hội.

3)    3 Tuyên ngôn :

-         Tuyên ngôn về tự do tôn giáo.

-         Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Công giáo.

-         Tuyên ngôn về giáo dục Công giáo.

Dựa trên  các văn kiện pháp qui kể trên, Giáo Hội Công giáo triển khai và bổ sung, hình thành đường hướng hoạt động  mới của Giáo Hội, với một số nét chánh, kể ra :

-         Vấn đề Giáo lý :

Công Đồng khẳng định những tín điều căn bản về Giáo lý được ghi trong Kinh Thánh : Thiên Chúa Ba ngôi, Công cuộc cứu chuộc loài người của Đức Chúa Jésus, vai trò Thánh hóa Hội Thánh của Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Đồng trinh Maria, về nước Trời, . . .

-         Vấn đề Giáo Hội :

Giáo Hội không thể tự vỗ ngực là Thần Thánh như trước đây, mà phải hạ mình xuống để phục vụ.

Giáo Hội của Chúa phải nhằm mục đích thôi thúc tinh thần an ủi. Đó là công trạng của Chúa Jésus đến cứu rỗi, chớ không phải đến để cai trị  và  phạt  vạ;  đi  hầu  hạ  người  chớ

không phải bắt người hầu hạ mình. Giáo Hội phải nhập thế, đi sâu vào các nguyện vọng của con người , cho nên Giáo Hội luôn luôn phải canh tân và hiệp thông trong các lãnh vực thế tục cũng như các hoạt động tôn giáo.

Từng lớp Giáo sĩ của Giáo Hội không phải là những công chức  của Giáo triều, mà phải tham dự tích cực vào các hoạt động xã hội để hoàn thành sứ mạng của mình.

Văn kiện nêu rõ : Giám Mục không phải bắt người hầu hạ mình, mà phải đi hầu hạ người; Linh Mục phải từ bỏ quyền lợi cá nhân , đừng tính toán đến quyền lợi riêng và quyền lợi của tập thể. Do đó, cần phải cải cách và chấn chỉnh cách đào tạo các Linh Mục.

-         Vấn đề Lễ nghi :

Công Đồng Vatican II chủ trương cải tổ, trong đó nhìn nhận và coi trọng những đặc điểm tâm lý, phong tục, tạp quán, và tín ngưỡng cổ truyền của  mỗi dân tộc. Công Đồng cũng cho phép dùng các ngôn ngữ  các  dân tộc thay thế tiếng La tinh trong việc phụng tự, bỏ bớt những lễ nghi rườm rà phiền phức.

-         Vấn đề Giáo dục :

Công Đồng Vatican II rất quan tâm đến vấn đề Giáo dục tinh thần Công giáo trong các thành phần giáo dân, đặc biệt chú trọng lớp thanh thiếu niên, vì đó là tương  lai của Giáo Hội. Giáo dục tinh thần Công giáo là sự kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm của gia đình và của Giáo Hội, với nhiều hình thức và  phương pháp khác nhau, trong đó lấy việc giáo dục Giáo lý làm quan trọng, và nên triệt để khai thác các phương tiện truyền thông đại chúng phục vụ cho giáo dục.

-         Vấn đề Hôn nhân :

Công Đồng Vatican II cho phép các tín đồ được kết hôn với người theo tôn giáo khác miễn là phía bên kia để cho người bạn đời của mình được tự do tín ngưỡng, nên Công Đồng đã hủy bỏ vạ tuyệt thông đối với những người Công giáo kết hôn với người ngoại Đạo.

Trước đây, Giáo Hội Công giáo cho rằng chỉ có đạo mình là chánh, các đạo khác là Tà, là Lạc giáo, và chủ trương không quan hệ. Quan niệm nầy nay được bãi bỏ, chủ trương đoàn kết, cởi mở với các tôn giáo khác trong tinh thần bình đẳng.

-  Đối với Khoa học Kỹ thuật :   

Công Đồng Vatican II chủ trương đưa Khoa học Kỹ thuật theo đức tin tôn giáo, vì cho rằng mọi việc trên thế gian đều do Thiên Chúa sắp đặt, nên Khoa học Kỹ thuật phải gắn liền với tôn giáo, không được đối lập với Thiên Chúa. Sự phát triển của Khoa học Kỹ thuật nâng cao đời sống con người, là  để thực hiện và hoàn chỉnh chương trình của Thiên Chúa đã định.

Công Đồng Vatican II mở ra cho Giáo Hội Công giáo một hướng hoạt động cởi mở, thích hợp và tiến bộ.

IV. Giáo Lý và Các Điều Răn

Toàn bộ Giáo lý, Triết lý và Giới Luật  căn bản của Thiên Chúa giáo đều nằm trong quyển Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước.

1)   Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước :

*  Kinh Thánh Cựu Ước là Thánh Kinh của Đạo Do Thái, là bộ sách mà các vị Thánh của Do Thái viết lại lịch sử của dân tộc mình. Kinh Thánh Cựu Ước gồm có 4 phần  :

Phần 1 là 5 quyển sách của Môi-se.

Phần 2 là các sách về lịch sử.

Phần 3 là các sách về văn thơ.

Phần 4 là các sách tiên tri.

*  Kinh Thánh Tân Ước là sách kể lại cuộc đời và sự nghiệp của Đức Chúa Jésus Christ, những lời giảng dạy của Đức Chúa, các hoạt động của các Thánh Tông Đồ, những lời răn dạy về đạo lý của Đức Chúa Jésus và của các Thánh Tông Đồ đối với con người.

Kinh Thánh Tân Ước có thể chia làm 4 phần như sau :

-  Phần 1 là các sách Phúc Âm (Tin Mừng, Tin Lành) ghi lại 4 Thánh sử  của Đức Chúa Jésus Christ do 4 vị Thánh viết : Ma-thi-ơ,  Mác,  Luca,  Giăng.

-  Phần 2 là nói về Công vụ của các Sứ đồ, kể về hoạt động của các Thánh Tông Đồ, do Thánh Luca viết.

-  Phần 3 là các Thánh thư  của các Thánh Tông Đồ gởi cho các Giáo đoàn.

-  Phần 4 là phần cuối, là sách Khải Huyền của Thánh Giăng. Ngài được Đức Chúa Trời ban ơn cho được lên Thiên đường xem thấy những sự huyền diệu của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jésus, thấy được tương  lai của nhơn loại như thế nào, và sau đó Ngài được đưa trở về thế gian và ghi chép lại các điều trông thấy đó.

Thiên Chúa giáo cho rằng Kinh Thánh là những lời mặc khải của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của Đức Tin, nên phải được tôn sùng.

Hội Thánh do Đức Chúa Jésus lập nên là để thay mặt Chúa khi Đức Chúa đã về Trời để truyền giảng Giáo lý cứu rỗi nhơn loại.

2)  Quan niệm về Vũ Trụ :

            Vũ trụ và vạn vật đều do Thiên Chúa (Thượng Đế, Đức Chúa Trời)  tạo dựng .

Thiên Chúa có 3 Ngôi : Ngôi thứ 1 là CHA, Ngôi thứ 2 là CON,  Ngôi thứ  3 là THÁNH THẦN.

            Tuy có 3 Ngôi nhưng đồng một thể. Ngôi 2 bởi Ngôi 1 mà ra, Ngôi 3 bởi Ngôi 1 và Ngôi 2 mà ra.

Ngôi 1 là CHA tạo dựng, Ngôi 2 là CON cứu chuộc, Ngôi 3 là THÁNH THẦN : Thánh hóa.

Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh Cựu Ước chép rằng :

Đức Chúa Trời (viết tắt là ĐCT) tạo dựng ra Trời Đất và vạn vật trong 6 ngày :

Ngày thứ 1 : ĐCT tạo ra sự sáng và sự tối, tức  ngày và đêm.

Ngày thứ 2 : ĐCT tạo ra bầu trời.

Ngày thứ 3 : ĐCT tạo ra đất, biển, thảo mộc.

Ngày thứ 4 : ĐCT tạo ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao.

Ngày thứ 5 : ĐCT tạo ra loài cá, loài chim.

Ngày thứ 6 : ĐCT tạo ra các loài thú trên mặt đất gồm thú rừng, súc vật và côn trùng.

Đức Chúa Trời lại dựng nên người Nam và người Nữ theo hình tượng của Ngài, ban phước cho loài người và phán rằng : “ Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng,  hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời, cùng các vật sống hành động trên mặt đất.”

ĐCT còn phán thêm : “ Nầy, Ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất và các loài cây sanh quả có hột giống, ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi.” (1)

- Ngày thứ 7  :  ĐCT đã làm xong các công việc, nên ngày thứ  7 Ngài nghỉ, rồi ban phước cho ngày ấy, gọi là ngày Thánh, tức là ngày Chúa nhựt.

Như thế, theo Thiên Chúa giáo, ĐCT có quyền phép vô biên, tạo dựng nên Trời Đất và tất cả các vật trong bầu vũ trụ nầy, những vật lớn như Tinh tú, Mặt trời, Mặt trăng, các quả Địa cầu, đều do ĐCT dùng phép huyền diệu tạo ra, rồi đến các loài sinh vật ở dưới nước, trên cạn, trên bờ, trên không, cũng đều do ĐCT tạo ra, và cả đến con người là loài khôn ngoan nhứt, thống trị vạn vật cũng do ĐCT tạo ra theo hình tượng của Ngài.

Tóm lại, không vật gì trong bầu vũ trụ  nầy mà không do ĐCT tạo dựng sanh thành.

3) Quan niệm về conngười:Tội Tổ Tông.

Sau đó, ĐCT lập một cảnh vườn Ê-đen ở về hướng Đông. ĐCT lấy bụi đất nắn hình nên mộtngười Nam, hà sanh khí vào lỗ mũi thì người đó sống dậy, gọi là A-đam.

ĐCT đem A-đam vào vườn Ê-đen để trồng cây và coi sóc vườn. ĐCT phán : “ Ngươiđượctự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nầy, nhưng về cây Biết điều thiện điều ác, thì chớ hề ănđến, vìmộtmai ngươi ăn, chắc sẽ chết.”(2)

ĐCT thấy A-đam không có ai giúp đỡ, nên Ngài làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một cái xương sườn của A-đam, thêm bụi đất nắn thành mộtngười Nữ, đưa đến sống cùng A-đam. Người Nữ  ấy được gọi là Ê-va, vợ của A-đam. A-đam và Ê-va đều sống trần truồng mà không biết hổ thẹn.

Tội Tổ Tông :

Trong các loài thú đồng do ĐCT tạo ra có con Rắn lớn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói với Ê-va : “ ĐCT cấm 2 ngươi ăn trái cây Biết điều thiện điều ác bởi tại sao, ngươi có biết không ? Ê-va đáp : Vì ăn trái cây  ấy  sẽ  phải  chết.  Rắn

nói : Hai ngươi chẳng chết đâu, nhưng ĐCT biết rằng hễ ngày nào 2 ngươi ăn trái cấm đó, mắt mình sẽ mở ra, sẽ như ĐCT, biết điều thiện và điều ác.”

Ê-va thấy trái cấm đó có vẻ ngon, lại mở được trí khôn, bèn  nghe lời Rắn, quên lời căn dặn của ĐCT, hái ăn ngon lành, rồi trao cho A-đam cùng ăn.

Đây là lần đầu tiên, 2 người không vâng lời ĐCT, nên mắc tội với ĐCT.

Ăn xong trái cấm đó thì mắt 2 người mở ra, rồi biết được rằng mình lõa lồ, mắc cở, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.

ĐCT biết rõ điều đó, nên phán cùng Ê-va rằng : “ Ta sẽ thêm điều khổ cực bội phần trong cơn thai nghén,ngươi sẽ chịu đau đớn  mỗi khi sanh con, sự dục vọng của ngươi xu hướng về chồng và chồng sẽ cai trị ngươi.”

Ngài lại phán cùng A-đam : “ Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cấm, vậy đất sẽ bị rủa sả vì ngươi, trọnđờingươi phải chịu khó nhọc mớicó vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn raucủađồng ruộng (3), ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mớicó mà ăn, chođếnngày nào ngươi trở về đất, lànơimà có ngươi ra, vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”

Việc Bà Ê-va và Ông A-đam ăn trái cấm, không nghe lời ĐCT, bị tội cùng ĐCT nên bị ĐCT quở phạt. Tội đó gọi là Tội Tổ Tông,vì 2ngườilà tổ tôngcủaloàingười.

Chúng ta nhận thấy, ba đoạn (1), (2), (3) là 3 lần phán của ĐCT về thức ăn mà ĐCT dành cho loài người : Đó là loài cỏ có hột, loài cây sanh quả, các thứ bông trái, rau của đồng ruộng. Như thế, loài người chỉ được phép ăn các thứ hoa quả, thảo mộc, ngũ cốc; không có đoạn nào trong phần nầy, ĐCT cho phép loài người ăn thịt thú vật.

Nhơn loại do thủy tổ A-đam và Ê-va sinh ra càng lúc càng nhiều, và qua nhiều thế hệ, thì càng nhiễm những ô trược của cõi trần, nên say mê theo đường vật dục, xa lìa đạo đức, gây nhiều tội lỗi với ĐCT, nên Ngài gây ra một cuộc Tận Thế  với trận Đại Hồng Thủy, tiêu diệt những kẻ hung ác, chỉ chừa lại gia đình Ông Nô-ê, con trai và dâu, vì biết đạo đức, nhân nghĩa, công bình.

Vợ chồng Ông Nô-ê trở thành thủy tổ của loài người sau nầy.

Từ gia đình Ông Nô-ê, loài người được sanh sản càng lúc càng nhiều, qua nhiều thời kỳ, cũng dần dần tiêm nhiễm vật chất, xa đường đạo đức. Đặc biệt loài người kiêu ngạo, toan  xây dựng Tháp Babel rất cao để đi vào nước Trời.

ĐCT giận dữ vì hành động quá lắm nầy, nên khiến cho loài người chia ra nhiều thứ tiếng nói khác nhau, để sự bất đồng ngôn ngữ ấy mà loài người chia rẽ, không xây được Tháp Babel.

Mỗi nhóm người với một thứ tiếng nói, phân tán đi khắp các nơi để tìm đất sống, và sinh sôi nẩy nở càng lúc càng nhiều, tạo thành nhiều dân tộc, ở khắp nơi trên địa cầu.

Dân tộc Do Thái là dân tộc được ĐCT chọn, đang bị bắt làm nô lệ cho các vua Pha-ra-ôn của nước Ai Cập. ĐCT cảm thương nên sai Ông Môi-se đến cứu dân tộc Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ người Ai Cập, dẫn dân Do Thái đến lập quốc tại vùng đất tốt đẹp bên bờ biển Địa Trung Hải.

ĐCT qua trung gian của Ông Môi-se, dạy dân Do Thái về đạo đức, luật lệ, lễ nghi thờ cúng ĐCT, và các điều Giới Răn, tạo thành Đạo Do Thái cho dân tộc Do Thái. Ai tin và làm đúng theo đó thì được ĐCT rước lên nước Trời hoàn toàn hạnh phúc; ai không tin và làm điều tội lỗi  thì  bị  phạt xuống

 Hỏa ngục.

Đó là thời Thái cổ của nước Do Thái với nền tôn giáo do Thánh Môi-se truyền bá là Do Thái giáo.

Nhưng loài người, kể cả dân Do Thái, lần lần sa ngã vào vật dục, quên hết các điều răn dạy của ĐCT, gây biết bao tội lỗi. ĐCT không nỡ giết chết hết, lại mở lòng thương, quyết định cho Ngôi Hai đầu thai xuống trần, cứu chuộc tội lỗi loài người. Ngôi Hai giáng thế ấy là Đức Chúa Jésus Christ.

Ngài khởi giảng tin lành, nhắc lại những điều răn dạy của ĐCT mà Thánh Môi-se đã truyền lại.

Ngài mở ra kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, giảng đạo trong 3 năm, thâu nhận 12 Thánh Tông đồ và rất nhiều người tin theo, rồi Ngài vâng lịnh ĐCT, hiến mình trên Thập tự giá, chịu chết để lấy dòng máu thương yêu trong trái tim thương yêu, chuộc tội cho loài người.

Ngài lấy cái chết của thể xác để cho nhơn loại sống, nên linh hồn Ngài trở về ngự bên cạnh ĐCT.

4)    10 Điều Răn và các Nghĩa vụ :

Mười Điều Răn của Đạo Thiên Chúa, chính là 10 Điều Răn  mà ĐCT đã ghi trên 2 tấm bảng đá, ban cho Thánh Môi-se trên núi Sinai để đem xuống dạy dân Do Thái  :  

-         Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.

-         Không được lấy danh Thiên Chúa làm những việc phàm tục.

-         Dành ngày Chúa nhựt để thờ phụng Thiên Chúa.

-         Thảo kính cha mẹ.

-         Không được giết người.

-         Không được Tà dâm.

-         Không được gian tham, lấy của người khác.

-         Không được làm chứng dối, che giấu sự gian dối.

-         Không được ham muốn vợ hoặc chồng người.

-         Không được ham muốn của cải trái lẽ.

Mười Điều Răn nói trên, quy lại 2 điều : Kính Chúa và Yêu người.

Giáo Hội Thiên Chúa giáo qui định thêm 6 Điều Răn :

-         Xem lễ ngày Chúa nhựt và các ngày lễ buộc.

-         Kiêng việc xác ngày Chúa nhựt.

-         Xưng tội  mỗi năm một lần.

-         Chịu lễ mùa Phục sinh.

-         Giữ chay những ngày qui định.

-         Kiêng ăn thịt những ngày qui định.

Giáo Hội cũng qui định những nghĩa vụ cần thiết đối với bản thân người tín đồ và đối với mọi người :

-         Lấy điều thiện mà khuyên người.

-         Hướng dẫn cho kẻ mê muội.

-         Tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình.

-         Nhịn kẻ xúc phạm đến mình.

-         Cầu nguyện cho người sống và người chết.

-         Răn bảo kẻ có tội.            -  An ủi người lo âu.

-         Cho kẻ đói ăn.                  -  Cho kẻ khát uống.

-         Cho kẻ rách mặc.             -  Cho khách ở nhờ.

-         Cho người làm thuê.         -  Khiêm nhường.

-         Chôn táng người chết.      -  Đoan chánh.

-         Không hà tiện.                  -  Siêng năng.

-         Không tị hiềm.                 - Ăn uống điều độ.

-         Thăm viếng người hoạn nạn.

Tóm lại, Giáo lý của Thiên Chúa giáo cho rằng, mọi vật trong vũ trụ nầy đều do Thượng Đế tạo dựng và hóa sanh. Thượng Đế là Đấng có quyền phép mầu nhiệm không thể đo lường, toàn năng, toàn tri, toàn thiện, toàn mỹ.

Thượng Đế dùng bụi đất tạo nên hình hài thể xác của con người rập theo hình ảnh của Thượng Đế, rồi Thượng Đế đặt vào thể xác ấy một Linh hồn để thể xác ấy có sự sống.

Do đó, con người do Thượng Đế sáng tạo ra theo hình ảnh của Ngài, nên rất được Thượng Đế trân trọng thương yêu. Ngài ban cho con người trí khôn ngoan hơn vạn vật để thống trị vạn vật.

Khi thể xác con người chết đi thì thể xác ấy sẽ trở về cát bụi vì nó do cát bụi tạo thành; còn Linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn và trở về cõi Thiên đàng.

Vua loài Quỉ là Satan luôn luôn tìm cách cám dỗ con người làm điều sái quấy, trái với lời răn dạy của Thượng Đế, để linh hồn con người không được trở về Thiên đàng, bị phạt xuống Địa ngục mà làm tôi tớ cho nó.

Tổ tiên loài người đã bị Quỉ Satan, trong lốt Rắn, xúi dục ăn trái cấm, nên loài người mắc tội Tổ Tông truyền.

V.  Các Phép Bí tích :  

Bí tích là tất cả những gì thần thánh bí ẩn của Thiên Chúa giáo, hoặc thuộc phạm vi Giáo lý, hoặc thuộc phạm vi Tế tự, thuộc chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Jésus.

Phép Bí tích là những phép thuật mầu nhiệm mà khi thi hành sẽ có những hiệu quả thiêng liêng mà ta không thể dùng trí phàm hay mắt phàm mà có thể hiểu biết được.

Thiên Chúa giáo có tất cả 7 Phép Bí tích, chia ra 2 phần :

  • Bí tích Trung tâm gồm 1 Bí tích : Bí tích Thánh thể.
  • Bí tích ngoại biên gồm 6 Bí tích, chia ra :

      -  2 Bí tích Khai tâm :  .  Bí tích Rửa tội.

        .  Bí tích Thêm sức.

      -  2 Bí tích Y dược :      .  Bí tích Giải tội.

                                                        .  Bí tích Xức dầu.

      -  2 Bí tích Xã hội :      .  Bí tích Truyền chức.

        .  Bí tích Hôn phối.

1)   Bí tích Thánh thể :

Bí tích Thánh thể  còn được gọi là Bí Tích Mình Thánh Chúa,  là sự tái diễn việc Chúa Jésus đã hiến dâng thân thể cho sự cứu chuộc.

Bí tích Thánh thể dựa theo sự tích “Bữa tiệc cuối cùng” của Đức Chúa Jésus với các môn đồ trong Lễ Vượt qua. Đức Chúa Jésus lấy bánh và rượu nho cho các môn đệ, nói rằng : “ Các ngươi hãy nhận lấy, đây là mình của ta, đây là máu của ta, máu của ta sẽ đổ xuống để chuộc tội cho loài người.”

Theo Giáo lý của Thiên Chúa giáo, sự cứu chuộc của Chúa vẫn  tiếp tục trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh thể.

Bí tích Thánh thể là đỉnh cao, là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng của các tín đồ. Tất cả Bí tích khác, cũng như các hoạt động phụng tự đều hướng vào Bí tích nầy.

Nghi lễ Phép Bí tích Thánh thể được cử hành trọng thể tại Nhà Thờ, gọi là Thánh lễ Misa.

Trong việc cử hành Bí tích Thánh thể, quan trọng nhứt là  vị  chủ  lễ  (Giám Mục, Linh Mục)  đọc  lời  truyền  phép

Thánh thể theo qui định của Giáo Hội, để Bánh làm bằng bột mì và Rượu làm bằng nho trở thành thịt Chúa và máu Chúa. 

Tín đồ, sau khi đã Xưng tội và được Giải tội, thì được chịu phép Thánh thể, tức là được ăn một miếng Bánh hay một phần chiếc Bánh nhỏ đã được làm phép để Chúa sẽ ngự trong lòng họ, bởi vì Chúa có nói rằng : “ Ai ăn thịt ta và uống máu ta, sẽ ở trong ta và ta sẽ ở trong người ấy.”

Theo qui định của Giáo Hội, sau khi chịu phép Bí tích Thánh thể (phép Mình Thánh) lần đầu, tín đồ phải chịu phép nầy mỗi năm ít nhất một lần.

2)   Bí tích Rửa tội :

Bí tích Rửa tội để rửa sạch tội Tổ Tông và các thứ tội khác, để trở thành  tín đồ của Chúa, thắng được vật dục, thoát khỏi quyền của Quỉ, được ân sủng của Đức Chúa Jésus.

Bí tích Rửa tội thực hiện dễ dàng với trẻ em của những gia đình có đạo, nhưng đối với người lớn thì phải có chuẩn bị về mặt Tâm lý và phải Sám hối về những tội lỗi đã qua.

Bí tích Rửa tội thực hiện rất đơn giản, dùng nước Thánh dội lên đầu người chịu phép với câu nguyện bằng tiếng La tinh mà Chúa Jésus truyền phải dùng : “Ego te baptizo in nomine Patris, et Filii, et Spiritus Sancti.” (Ta rửa con , nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.)

Bí tích Rửa tội do các Linh Mục Chánh Xứ thực hiện.

3)   Bí tích Thêm sức :

Bí tích Thêm sức giúp cho tín đồ được ơn Chúa Thánh Thần  mà liên kết chặt chẽ với Giáo Hội, vững lòng tin để đi sâu vào đời sống tín ngưỡng,  như  trước  đây,  khi  Đức  Chúa

 Jésus lên Trời, các Thánh Tông đồ bơ vơ, Chúa Thánh Thần hiện xuống an ủi và ban sức mạnh cho họ.

            Bí tích Thêm sức chỉ làm cho người nào đã chịu Phép Rửa tội (Thánh tẩy). Nghi lễ được tiến hành bằng việc bôi một thứ dầu thảo mộc lên trán của người chịu phép Bí tích nầy, và đọc một đoạn kinh ngắn bằng tiếng La tinh.

Bí tích Thêm sức do Giám Mục thực hiện trong Nhà Thờ trong dịp Lễ Misa.

Tóm lại, 2 Bí tích Rửa tội (Thánh tẩy) và Thêm sức :

-  Đối với Đức Chúa Jésus, Thánh tẩy ban ơn tái sinh, Thêm sức ban ơn cường tráng, ân sủng sung mãn.

-  Đối với cơ thể siêu nhiên, Rửa tội thích nghi cơ thể đó để làm việc tư  nhiều hơn, còn Thêm sức chuẩn bị cho tâm hồn gánh việc công.

-  Đối với Giáo Hội, Thánh tẩy nhập hiệp tín đồ vào đại gia đình các Thánh, Thêm sức khuếch trương gia đình đó ở trong và ở ngoài, trong phương diện nội trương và ngoại trương.

4)   Bí tích Giải tội :

Bí tích Giải tội là để tha thứ tội lỗi đã mắc phải. Người được giải tội phải tự xét về hành vi phạm tội của mình, đối chiếu các Điều Giới Răn, rồi xưng tội với vị Linh Mục một cách thành khẩn.

Vị Linh Mục, với tư cách thay mặt Chúa, ngồi trong Tòa Giải tội, luận xét tha tội, hoặc định ra những hình thức sửa chữa đền tội bằng những việc làm nhân đức.

Luật của Giáo Hội qui định  mỗi năm tín đồ phải xưng tội  ít  nhất một lần.

5)   Bí tích Xức dầu :

Bí tích Xức dầu Thánh được thực hiện đối với bệnh nhân lúc tịnh dưỡng hay trong cơn nguy ngập để xin Thiên Chúa nâng đỡ và cứu vớt.

Các Giám Mục thực hiện phép chuyển dầu thực vật thành dầu Thánh. Các Linh Mục thực hiện Bí tích xức dầu Thánh bằng việc dùng dầu Thánh xức lên trán hoặc thân thể bệnh nhân, và đọc lời cầu nguyện theo qui định.

Bí tích Giải tội để chữa bịnh linh hồn, tha tội và tha hình phạt Hỏa ngục, đó là Bí tích điều trị. Nhưng khi bệnh nhân hết bịnh, cơ thể cần tịnh dưỡng, thì Bí tích Xức dầu Thánh được thiết lập và được coi là bổ túc Bí tích Giải tội.  

Bí tích Xức dầu Thánh cũng dành cho người gần khuất bóng, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

6)   Bí tích Truyền chức :

Bí tích Truyền chức được thực hiện với các tín đồ trở thành  Thùa Tác viên của Chúa : Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, để thay mặt Chúa chăn dắt tín đồ.

Bí tích Truyền chức được thực hiện trong Lễ Tấn phong, bằng cách người truyền chức đặt tay lên người được truyền chức và đọc lời kinh cầu nguyện :

         * Truyền chức Phó Tế : Giám Mục đặt tay lên vị Phó Tế:

“Lạy Chúa, xin Chúa sai Chúa Thánh Thần xuống người nầy để họ được 7 ơn Chúa kiên cường, hầu trung thành chu toàn nhiệm vụ.”

* Truyền chức Linh Mục : Giám Mục đặt tay lên vị Linh Mục :

“ Lạy CHA toàn năng, xin CHA trao chức Linh Mục cho tôi tớ Chúa đây, xin Chúa cải tân tâm hồn họ bằng Thánh Thần của Chúa, để họ nhận lấy sứ mệnh có công bậc nhì, đã được chính Chúa ưng chuẩn.”

*  Truyền chức Giám Mục :

“ Xin Chúa trao hết chức quyền cho Linh Mục của Chúa, xin Chúa lấy dầu trên Trời Thánh hóa vị đã được trang sức đầy vẻ vinh quang.”

Bí tích Truyền chức trao cho người thụ chức những hiệu quả  : được trao chức Thánh, sứ mệnh Thánh và hưởng đầy ân sủng của Chúa.

7)   Bí tích Hôn phối :

Bí tích Hôn phối là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với đôi Tân hôn Nam Nữ đã chịu phép Rửa tội, để họ chung sống trọn đời với nhau.

Bí tích Hôn phối Thánh hóa hôn nhân, Thánh hóa các tác động phu thê trong tình thương yêu chơn thật.

Bí tích Hôn phối làm tăng cường tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân và quan hệ gia đình của tín đồ.

VI.  Các Dòng Tu :

Trong Công giáo, bên cạnh các tổ chức mang tánh cách hành chánh điều khiển các hoạt động của Giáo Hội, như đã trình bày ở các phần trên, còn có tổ chức một hệ thống các Dòng Tu hoạt động rất mạnh.

Theo Giáo luật, Dòng Tu (L’Ordre des religieux) là một tập thể tín đồ từ bỏ cuộc sống thế tục  để  cống  hiến trọn

đời cho Đạo pháp, góp phần cùng Giáo Hội cứu rỗi nhơn loại.

Khi chấp nhận  hiến thân trọn đời cho Đạo, tín đồ phải lập thệ :

-         Thanh khiết, là giữ cuộc đời độc thân trọn vẹn.

-         Thanh bần,   là giữ cuộc đời trong sạch nghèo nàn.

-         Vâng phục,   là nghe lời bậc Bề trên dạy dỗ.

-         Huynh đệ, là sống trong đại gia đình với tình anh em.

  1. a)Tổ chức các Dòng Tu :

Mỗi Dòng Tu có hiến chương riêng và qui chế hoạt động riêng. Hệ thống tổ chức trong Dòng Tu thường có 3 cấp :

-         Bề trên Dòng, còn gọi là Bề Trên Cả hay Bề Trên Tổng Quyền.

-         Tỉnh Dòng.

-         Các Tu viện và các cơ sở hoạt động.

Mỗi Dòng Tu thường tổ chức Đại Hội định kỳ để tổng kết và đánh giá tình hình hoạt động, đề ra chương trình, thay đổi nhơn sự lãnh đạo.

  1. b)Phân loại các Dòng Tu :

Có 2 cách phân loại các Dòng Tu :

1)    Phân loại theo Qui chế : 2 loại.  

- Dòng Tu theo Qui chế Tòa Thánh, là những Dòng Tu lớn, có từ lâu đời, mang tính chất quốc tế, đặt cơ quan Trung ương tại Tòa Thánh La Mã, như các Dòng Tu : Bơ-noa, Đô-mi-ni-cô, Phăn-xi-cô, Dòng Chúa Cứu thế, . . .                                    - Dòng tu theo Qui chế Giáo Phận, thuộc quyền điều khiển trực tiếp của Giám Mục Giáo Phận. Một số Dòng Tu theo Qui chế Giáo Phận ở VN như : Dòng Thánh Tâm ở Giáo Phận Huế, Dòng Giu-se  ở  Giáo Phận Nha Trang, . . .

2)  Phân loại  theo cách hoạt động : 2 loại.

Dòng Tu Chiêm niệm (Contemplatif) chuyên chú vào việc tụng kinh, trầm tư chiêm nghiệm (Thiền định) và tự lao động để sinh sống. Những tu sĩ trong Dòng Chiêm niệm thường không ra ngoài hoạt động, chỉ ở trong các nhà tu kín.

Một số  Dòng Tu Chiêm niệm như : Dòng Bơ-noa, Dòng Ca-mê-lô, . . .

- Dòng Tu hoạt động (Actif) chuyên chú về các hoạt động xã hội dướinhiều hình thức :

. Hình thức tôn giáo : như giảng dạy Giáo lý, Thần học, Truyền giáo.

. Hình thức từ thiện : như  Giáo dục, Y  tế,  Cứu trợ.

Các Dòng nầy như : Dòng Tên, Dòng Đô-mi-ni-cô, . . .

2)   Phân loại theo Giới tính : Nam và Nữ phái.

Phụ nữ  Công giáo chỉ được tham gia vào các Dòng Tu, không được huấn luyện để trở thành Linh Mục, Giám Mục, lãnh đạo các cấp hành chánh của Giáo Hội. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho Nữ phái Công giáo.

Các Dòng Tu chỉ gồm toàn là tu sĩ Nam phái, hoặc gồm toàn Nữ phái, không có Dòng Tu nào vừa có Nam tu sĩ, vừa có Nữ tu sĩ.

Các tu sĩ  trong Dòng Tu được phân làm 2 bực : Các tu sĩ thường (Nam gọi là Frère : Huynh,  Nữ gọi là Soeur  [Bà sơ] : Tỷ), và bên trên là các Linh Mục bên Dòng Tu Nam phái, và Bà Bề Trên bên Dòng Tu Nữ phái.

Các Linh Mục Dòng được đào tạo như các Linh Mục bên Giáo triều và có các hoạt động như Linh Mục Giáo triều, nhưng chỉ hoạt động trong Dòng Tu mà thôi. Tuy nhiên, cũng có Dòng Tu không có Linh Mục, như Dòng Tu La-san (Lasal).

3) Một số Dòng Tu Nam :

Dòng BƠ-NOA(Ordre de Saint Benoit, viết tắt OSB)

Đây là Dòng Tu cổ nhất của Giáo Hội La Mã, do Benoit de Nurci lập ra từ năm 529 ở Monte-Cassino (Italia). Dòng Benoit ra đời đưa các tu sĩ sống độc thân vào cuộc sống tập thể trong các Tu Viện, mở đầuthời kỳ Chủ nghĩa Tu Viện Thiên Chúa giáo.

Chủ đích của Dòng Bơ-noa là chiêm niệm, lao động chân tay, nghiên cứu Thần học và Phụng vụ.

Vào thời Trung cổ, Dòng Bơ-noa có những đóng góp quan trọng trong việc hướng dẫn dân chúng Âu Châu trồng trọt, chăn nuôi, chế thuốc trị bịnh.

Y phục của Tu sĩ Dòng nầy là áo chùng đen, thắt lựng da, ngoài phủ vải đen.

Dòng Bơ-noa truyền vào VN từ năm 1935, có các cơ sở ở Đà Lạt và Huế.

-          Dòng ĐÔ-MI-NI-CÔ (Odre de Dominicains : OD) :

Dòng nầy còn gọi là Dòng Đa Minh do Dominique lập năm 1206 ở Toulouse nước Pháp.

Chủ đích của Dòng là thuyết giảng, nên còn gọi là Dòng Thuyết giảng (Odre des Prêcheurs hay Odre des Frères Prêcheurs), để khuyến tu kẻ ngoại đạo trong các cuộc Thánh chiến chống Hồi giáo.

Y phục của các tu sĩ Dòng nầy là áo chùng trắng và khăn phủ ngoài cũng trắng.

Dòng Đô-mi-ni-cô truyền vào VN vào thế kỷ 16 do các Giáo sĩ  Dô-mi-ni-cô Tây Ban Nha. Họ giảng đạo và điều khiển Địa Phận Bùi Chu, sau đó tách ra thành Địa Phận Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh.

Năm 1930, có thêm các Giáo sĩ  Dòng Đô-mi-ni-cô vào truyền giáo đến Lạng sơn.

Năm 1954, Các Giáo sĩ Dòng nầy chuyển vào xây dựng các cơ sở ở miền Nam VN.

- Dòng PHĂN-XI-CÔ (Ordre des Franciscains : OF) :

Dòng Phăn-xi-cô do Francois lập năm 1209 tại Assises nước Italia, chủ trương việc giảng thuyết chỉ được xem như là một trong những hoạt động từ thiện, như chăm sóc người tàn tật, kẻ đau ốm cô độc.

Y phục của các Tu sĩ Dòng nầy giống như của Dòng Bơ-noa, nhưng màu dà, có thắt lưng, chân đi dép.

Dòng Phănxicô truyền vào VN với danh nghĩa là “Anh em hèn mọn” (Odre des Frères Mineurs, viết tắt là OFM), lập cơ sở đầu tiên ở Vinh, Thanh Hóa, sau đó là Nha Trang và Sàigòn.

- Dòng TÊN  (Odre de Jésuites, viết tắt là OJ) :

Dòng Tên tức là Dòng Jésus, do mộtngười lính Thánh giá người Tây Ban Nha tên Igntis lập ra năm 1584, để chống lại phong trào cải cách tôn giáo, đồng thời đáp ứng nhu cầu truyền giáo ra nước ngoài của Giáo Hội. Dòng Tên đặtdưới sự điều khiển trực tiếp của Đức Giáo Hoàng, được chọn lọc để tiếp nhận những người quí phái, những nhà trí thức và khoa học. Thực tế, Dòng Tên là tuyến đầu phòng thủ của Giáo Hội, có mặt khắp nơitrên thế giới, chi phối đượcnhiều chánh phủ củanhiềunước. Năm 1759, Dòng Tên bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha; năm 1762, và năm 1820 Dòng Tên bị trục xuất khỏi nước Pháp.

Năm 1773, Giáo Hoàng Clê-măng giải tán Dòng Tên, và đếnnăm 1841, Giáo Hoàng Piô VII  mới cho phục hồi lại.

Hiện nay, Dòng Tên có mặt tại 100 nướctrên thế giới  với khoảng 30.000 Giáo sĩ.

Y phục của Giáo sĩ Dòng Tên giống hệt như  y phục của Linh Mục Giáo triều.

Giáo sĩ Dòng Tên vào VN rất sớm, vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Dòng Tên mất dần ảnh hưởng tại VN khi Đức Giáo Hoàng cho phép Hội Thừa Sai Paris (MEF) được độc quyền truyền giáo tại VN.

Năm 1957, Tổng Thống Ngô đình Diệm mới cho Dòng Tên trở lại hoạt động tại Miền Nam VN.

-          Dòng KHỔ TU  (Ordre de Trappistes  : OT) :

Dòng Khổ Tu còn gọi là Dòng Xi-tô vì được thành lập tại Citeaux nước Pháp vào năm 1098 bởi Robert de Mondesme và sau nầy được Benard củng cố và bổ sung.

Dòng Khổ Tu đề cao cuộc sống ép xác kham khổ, không ăn thịt cá, đi chân đất, lao động chân tay, chuyên bề chiêm niệm.

Dòng Khổ Tu đào tạo đượcnhiều Giáo Sĩ cao cấp cho Giáo Hội, là những bậc chơn tu. Riêng trong thế kỷ 17, đào tạo được 11 Hồng Y và 75 Giám Mục.

Y phục của Dòng Khổ Tu là áo chùng trắng, thắt lưng da, tấm vải phủ ngoài màu đen.

Tại VN, vào năm 1920, một Linh Mục người Pháp, dựa trên qui chế Dòng Khổ Tu, lập ra tại Quảng Trị, tự coi là một nhánh của Dòng Bơ-noa, sau nầy sáp nhập với các Giáo Sĩ  Dòng Khổ Tu từ Pháp sang, gọi là Dòng Phước Sơn.

Việc sáp nhập trên không được Bề Trên của Dòng Khổ Tu tại Pháp hài lòng, nên họ đưa thêm một số Giáo Sĩ khác qua lập những cơ sở khác như ở Mỹ Ca, Châu Sơn, Phước Lý, . . .

-          Dòng CHÚA CỨU THẾ  (Congrégation du Très Saint Redemptoriestes, viết tắt là : CSR) :

Dòng Chúa Cứu Thế do Alphonse de Liguori lập ra ở Naples (Ý) vào thế kỷ 18 trong hoàn cảnh cuộc Cách mạng Tư sản ở các nước Âu Châu liên tiếp nổ ra. Dòng Chúa Cứu Thế phát triển rất nhanh ở Châu Âu và truyền sang Bắc Mỹ.

Giáo sĩ Dòng nầy thường đi thuyết giảng Giáo lý và đạo đức ở các Xứ đạo trong tuần làm phúc, và đi truyền đạo ở các vùng chưa có Công giáo.

Y phục của Giáo sĩ Dòng Chúa Cứu Thế có màu đen, cổ trắng, thắt lưng vải, đeo tràng hạt.

Dòng nầy vào VN năm 1925, chủ yếu do các Giáo sĩ người Canada, lập các cơ sở tập trung ở Sàigòn, Nha trang, Vĩnh Long, Đà Lạt.

-          Dòng LA-SAN (Ordre des Lasaliens, viết tắt OL) :

Dòng Lasan  do Jean Baptist de Lasal lập ra, chuyên dạy học trò ở bậc Trung học, nên còn được gọi là Dòng Sư Huynh, tiếng Pháp là : Ordre des Frères d’Écoles Chrétiennes, viết tắt : OFEC.

Y phục của Giáo sĩ Dòng Lasan giống như Linh Mục của Giáo Hội, có miếng vải trắng trước cổ.

Dòng Lasan vào VN qua các Giáo sĩ người Pháp. Trước đây họ mở nhiều Trường Trung học dạy chương trình Pháp như trường Lasan Taberd ở Sàigòn, trường Pellerin ở Huế, trường Pujinier ở Hà Nội.

-          Dòng BOSCO  (Ordre de Salesiens, viết tắt OS) :

Dòng Bosco do Don Bosco lập ra ở nước Ý vào cuối thế kỷ 18.  Chủ đích  của Dòng là dạy nghề và dạy văn hóa cho thiếu niên nghèo, thất học.

Dòng Bosco vào VN vào khoảng năm 1940, lập cơ sở tại Gò Vấp  Sàigòn, sau phát triển lên Đà Lạt.

-          Dòng GIOAN THIÊN CHÚA (Ordre des Hospita-liers, viết tắt  OH) :

Dòng nầy được lập ra từ thế kỷ 14 với chủ đích chữa bịnh bằng Đức Tin vào Thiên Chúa và tình thương yêu chăm sóc của thầy thuốc.

Y phục của Giáo sĩ Dòng Gioan Thiên Chúa giống y như  Giáo sĩ  Dòng Bơ-noa.

Dòng nầy vào VN năm 1938, do một nhóm tu sĩ người Canada, lập ra những cơ sở đầu tiên ở Sài gòn và Hà Nội. Sau  năm 1954,  các cơ sở ở HàNội dời vào Đà Nẳng và Biên Hòa.

            4) Một số Dòng Tu Nữ :

-  Dòng BƠ-NOA : Dòng Bơ-noa do Benoit lập ra từ thế kỷ thứ 5, thật tế nó là Dòng Tu dành cho phụ nữ chuyên về Chiêm niệm. Nữ tu Dòng Benoit có y phục giống như bên Nam phái, nhưng thêm khăn đen và lúp che đầu.

Dòng Nữ tu Benoit sang VN vào năm 1935, do các Nữ tu người Pháp, lập cơ sở đầu tiên tại Ban Mê Thuộc, sau chuyển về Thủ Đức.

- Dòng OISEAUX : tức Dòng Nữ Tu Thánh Augustine, nhưng gọi theo tiếng Pháp là : Couvent des Oiseaux.

Chủ đích của Dòng Nữ Tu Oiseaux là giáo dục văn hóa và nghề nghiệp cho phụ nữ trở thành những Nữ trí thức. Dòng Nữ Tu nầy sống phóng khoáng, giao tiếp bình thường với người bên ngoài, nên y phục của họ cũng bình thường, chỉ thêm cái khăn phủ đầu màu xám.

Dòng Oiseaux truyền sang VN từ năm 1950 do các Nữ Tu người Pháp, có mở cơ sở là trường học tại Sàigòn.

-          Dòng PHAOLÔ :

Dòng Nữ Tu Phaolô được lập ra ở Pháp, hoạt động theo gương của Thánh Phaolô, với nội dung chủ yếu là : Giáo dục,  Y tế,  Xã hội.

Y phục của Dòng Nữ Tu nầy toàn màu trắng, lúp che đầu cũng trắng (nên gọi là Bà Sơ trắng), đôi khi cũng mặc y phục đen, nhưng cái lúp trênđầu vẫn giữ màu trắng.

Dòng Phaolô vào VN vào năm 1860, lập ra các Bệnh viện, Trường học, Cô nhi viện, ở Sàigòn , Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Sau năm 1954 thì dời vào miền Nam.

-          Dòng BÁC ÁI  VINH SƠN :

Dòng Nữ Tu Bác Ái Vinh Sơn do Vincent lập ra tại Paris nước Pháp vào thế kỷ 17 trong hoàn cảnh nước Pháp bị loạn lạc. Chủ đích của Dòng là công tác cứu tế xã hội.

Y phục của các Nữ Tu Dòng nầy có màu xanh, lúp che đầu cũng màu xanh, nên gọi là các Bà Sơ xanh.

Năm 1935, một số Nữ Tu Dòng Bác ái Vinh sơn đến lập cơ sở tại Đà Lạt, Sàigòn, và phát triển ra các nơi khác như Nha Trang, Ban Mê Thuộc.

-          Dòng PHĂN-XI-CÔ :

Dòng Nữ Tu Phănxicô do Nữ Tu người Pháp lập ra từ thế kỷ 18, chọn các hoạt động từ thiện và dạy học.

Y phục của Dòng nầy có màu tro, có lúp che đầu.

Dòng Nữ Tu Phănxicô lập cơ sở đầu tiên ở VN là Trại Cùi Qui Nhơn vào năm 1930, sau đó có lập những cơ sở từ thiện khác ở Sàigòn  và Đà Lạt.

-          Dòng ĐỨC BÀ :

Dòng Nữ Tu Đức Bà lập ra ở nước Pháp vào thế kỷ 18. Chủ đích của Dòng là lo dạy học và công tác xã hội.

Y phục của các Nữ Tu Dòng nầy giống như Dòng Phănxicô nhưng có tấm vải trắng phủ từ sau ra trước, có viền xanh, lúp đầu màu trắng.

            Dòng Đức Bà lập cơ sở đầu tiên ở Hà Nội, năm 1934. Sau đó chuyển vào Nam lập ở ĐàLạt, Nha Trang, Phan Thiết.

-          Dòng MẾN THÁNH GIÁ :

Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá do các Linh Mục Dòng Tên lập ra cùng mộtthời kỳ với các tổ chức Thầy giảng, từ thế kỷ 17 và 18. Trong thời kỳ đầu, các Nữ Tu sống đơn giản, chủ yếu là cầu nguyện, giúp việc dạy Giáo lý và một số công việc khác của Giáo Hội.

Sau nầy, qua nhiều lần cải cách, hình thành các qui chế chặt chẽ, có lời khấn, có trường học và trường tập.

VII. Hai Chi Phái lớn

Thiên Chúa Giáo do Đức Chúa Jésus Christ lãnh lịnh Đức Chúa Trời giáng trần mở đạo, để giáo hóa và cứu rỗi nhơn loại, và Đức Chúa Jésus Christ là Giáo chủ của Thiên Chúa Giáo.

Đến thế kỷ 11, hàng giáo phẩm cao cấp của Thiên Chúa Giáo, do bất đồng với Đức Giáo Hoàng, nên tách ra, lập Chính Thống giáo tại thủ đô Constantinople  ở Thổ Nhĩ Kỳ, truyền bá vùng Đông Âu.

Đến thế kỷ 16, một Linh Mục tại nước Đức là Martin Luther công bố 95 Luận Đeà cải cách Thiên Chúa Giáo, đó là bước khởi đầu tách ra lập Đạo Tin Lành, truyền bá mạnh mẽ tại Bắc Âu Châu, Bắc Mỹ, rồi lan ra khắp thế giới.

Như thế, Thiên Chúa giáo  có 2 Chi Phái  lớn là :

-          Chính Thống giáo (Orthodoxie)

-          Đạo Tin Lành (Protestantisme)

và từ đó, Thiên Chúa giáo ở La Mã được gọi là Công giáo.

  1.  Chính Thống giáo :

Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Hoàng đế La Mã là Constantin (270-337) dời thủ đô từ La Mã (Rôma) đến Constantinople thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Trước kia, thành phố ấy tên là Bizance, Hoàng đế Constantin xây dựng làm thủ đô  mới, đổi tên lại là Constantinople (lấy tên của Hoàng đế đặt tên cho thủ đô mới). Do đó, tại thủ đô  mới nầy, hình thành một Trung tâm Thiên Chúa Giáo đứng thứ nhì sau La Mã.

Giáo hội tại Constantinople được gọi là Giáo hội Đông, và Giáo hội tại La Mã  được gọi là Giáo hội Tây. Đức Giáo Hoàng  ở tại La Mã.

 Hai Giáo hội vẫn thông đồng chặt chẽ, và Giáo hội Đông vẫn tùng lịnh của Đức Giáo Hoàng ở Giáo hội Tây. Nhưng dần dần, những mâu thuẩn bắt đầu  xảy ra, và Giáo Hội Đông nhận thấy Giáo Hoàng có nhiều hành vi can thiệp vào thế tục quá đáng, nên bất mãn.

Sự việc nổ bùng ra vào năm 1054, giữa thế kỷ 11, khi Đức Giáo Hoàng La Mã sai sứ giả đến Constantinople, đặt trên Bàn thờ Thánh đường Santa Sophia Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng cắt đứt quan hệ với Giáo hội Đông và phạt vạ Thượng Phụ Giáo Chủ của Giáo hội Đông.

Liền đó, Thượng Phụ Giáo Chủ Mi-ca-e của Giáo hội Đông phản ứng quyết liệt bằng cách triệu tập Đại Hội Công Đồng Giáo hội Đông, tuyên bố tuyệt giao với Giáo Hoàng và phạt vạ Giáo Hoàng La Mã.

Thế là kể từ đó, Giáo hội Đông thành lập Chính Thống giáo. Dùng từ ngữ Chính Thống giáo là để tỏ rằng, tuy tách ra từ Giáo hội La Mã, nhưng vẫn giữ được Chánh đạo chánh truyền, chớ không phải là Tà đạo hay Lạc giáo mà Giáo Hội La Mã đã gán cho họ.

Do đó, tính bảo thủ là nguyên tắc đặc trưng nổi bật của Chính Thống giáo. Giáo lý của Chính Thống giáo hầu hết đều giống với Công giáo La Mã, chỉ có một số  ít khác nhau :

1)      Về Thiên Chúa 3 Ngôi :

- Công giáo : Ngôi 1 là CHA, Ngôi 2 là CON, Ngôi 3 là THÁNH THẦN. Tuy 3 Ngôi nhưng đồng bản thể cùng Thiên Chúa. Ngôi 1 sanh Ngôi 2,  Ngôi 1 và 2 sanh ra Ngôi 3.

- Chính Thống giáo : Ngôi 1 sanh ra Ngôi 2, Ngôi 2 sanh ra Ngôi 3.

2)      Thiên Chúa giáo tin vào vô nhiễm thai.

Chính Thống giáo không tin điều đó.

3)Thiên Chúa giáo : Đức Giáo Hoàng không bao giờ sai lầm về Đức tin, tức là không sai lầm khi ban bố một tín điều hay một Sắc lịnh của Giáo Hội.

Chính Thống giáo : Không tin vào tính chất không sai lầm của Giáo Hoàng La Mã, chỉ thừa nhận tính chất không sai lầm của Giáo Hội, chớ không phải người cầm đầu Giáo Hội.

4)Chính Thống giáo : Chỉ có Đức Chúa Jésus  mới là Giáo chủ duy nhất; không chấp nhận nơi chuộc tội.

5)Chính Thống giáo không có một Trung tâm Giáo hội Thống nhứt như Công giáo La Mã, mà nó gồm 15 Giáo hội Chính Thống độc lập, kể ra :

- Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ)         - Nga

- Alexandrie (Ai Cập)                       - Grudi

- Antoiny (Syrie, Liban)                    - Serbie (Nam Tư)

- Bulgarie                     - Roumanie

- Chypre                      - En-lát (Hy-Lạp)

- Albanie                      - Ba Lan

- Tiệp Khắc                    - Châu Mỹ

- Châu Đại Dương.

Phạm vi hoạt động của Chính Thống giáo là ở vùng các nước Đông Âu.

Số tín đồ của Chính Thống giáo và của Đạo Tin Lành được thống kê nơi Phần I trong bài nghiên cứu nầy.

  1.  Đạo TIN LÀNH :

(Xem chi tiết nơi phần sau : Đạo Tin Lành) 

*  Ngoài 2 Chi Phái lớn  của Thiên Chúa giáo kể trên, còn có nhiều Chi phái nhỏ khác nẩy sanh từ Công giáo hay từ Chính Thống giáo hoặc từ Đạo Tin Lành. Xin kể ra một số Chi phái nhỏ sau đây :

  1. Các Giáo hội Công giáo Đông phương :

Đây là các Giáo hội theo nghi lễ Đông phương, gần giống như các Giáo hội Chính Thống giáo ở Cận Đông, Đông Âu và Ấn Độ.

Từ thế kỷ 16, các Giáo hội Công giáo Đông phương nầy đã thông hảo với Tòa Thánh La Mã.

Mặc dầu có ít tín đồ, chừng 14 triệu, nhưng sự hiện diện của các Giáo hội nầy rất quí, vì nó chứng tỏ rằng 2 nền văn hóa Đông và Tây, tuy khác nhau, nhưng vẫn có thể hòa hợp được.

  1. Các Giáo hội Nhất Thể giáo (Églises Monophysites)

Các Giáo hội nầy chỉ tin nhận những điều có trước Công Đồng Chung Canxêđôni năm 451, nên cũng gọi là Giáo hội tiền Canxêđôni.

Số tín đồ của Giáo hội nầy được chừng 18 triệu, bao gồm các tông phái Syri Đông phương, Syri Tây phương, Syri Chính Thống ở Ấn Độ, Êtiopi, Acmêni.

  1. Anh giáo (Anh Quốc giáo) : (Xem Đạo Tin Lành)

VIII. Công giáo tại Việt Nam

Công giáo được truyền sang VN một cách có hệ thống và qui mô từ đầu thế kỷ 17 với các Thừa Sai Dòng Tên.

Trước đó, thế kỷ 16, từ khi con đường liên lạc giữ Tây Âu và Đông Á được trở nên dễ dàng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) năm 1498, và nhất là sau khi Bồ Đào Nha thiết lập các căn cứ ở Ân Độ (1510), ở Mã Lai (1511) và ở Macao Trung quốc (1557), các tàu thuyền của Bồ Đào Nha đi Trung quốc và Nhựt bổn ngày càng nhiều. Trong những chuyến đi như thế, các thuyền tàu ấy thường ghé qua các hải cảng VN.

Các Linh Mục Dòng Phan Sinh, Đa Minh, hoặc Âu Tinh đi theo làm mục vụ cho các thủy thủ trên tàu, chắc chắn đã có dịp tiếp xúc với dân chúng VN, nhưng vì không hiểu tiếng VN nên các cuộc tiếp xúc nầy không đem lại kết quả nào về phương diện truyền giáo.

Các Linh Mục ấy không lưu lại một chứng từ nào. Các câu chuyện về công cuộc truyền giáo ở VN trước thế kỷ 17 đều do các nhà chép sử của các Dòng Tu ghi lại vào khoảng năm sáu chục năm sau.

Sách “Khâm Định Việt Sử Thông giám Cương Mục” là một bộ sử VN được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức, khi nói về một lệnh cấm Đạo Gia Tô năm 1663 dưới triều vua Lê Huyền Tôn, có chú thích về Đạo Gia Tô như sau :

“ Theo Dã Lục, vào khoảng tháng 3nămNguyên Hòa thứ nhứt (1533)đờivua Lê Trang Tôn, cómộtthương nhân tên Inikhu đi đường biển vào VN lén lút vào giảng Đạo Gia Tô ở làng Ninh Cường, Quần Anh, thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy.”

Thời kỳ từ năm 1533 đến 1614,  chủ yếu là các Giáo sĩ

Dòng Phănxicô Bồ Đào Nha và Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, đi theo những thuyền buôn vào VN giảng đạo, nhưng do không quen phong thổ và không thông thạo tiếng VN , nên việc truyền giáo không kết quả.

Thời kỳ từ năm 1614 đến 1645, các Giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha từ Macao (Trung quốc) vào VN hoạt động ở Đàng ngoài và cả Đàng trong, có nhiều vị thông thạo tiếng Việt, lại hoạt động khôn khéo, đã lôi kéo được 50.000 người VN theo Đạo và tạo được 40 Tu sĩ  VN giúp việc truyền đạo.

Năm 1693,  Nghệ An có 12 làng Công giáo toàn tòng.

Khi Công giáo phát triển đến mức khá lớn, các Giáo sĩ Dòng Tên nghĩ đến việc cần phải có các Giám Mục phụ trách để thúc đẩy công cuộc truyền đạo ở mức cao hơn và quản lý nền Đạo. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, giáo dân quen gọi là Cha Đắc-Lộ của Dòng Tên, có kinh nghiệm 30 năm hoạt động vùng Viễn Đông, trong đó có 17 năm ở VN, thông hiểu tình hình VN và nói thông thạo tiếng VN, đề cử 2 vị Linh Mục người Pháp tên là : Francois Pallu và Lambert de la Motte, được Đức Giáo Hoàng phong làm Giám Mục phụ trách truyền đạo ở Đông Dương.

Năm 1659, hai Địa Phận Công giáo đầu tiên được thành lập, một ở Đàng trong và một ở Đàng ngoài, do 2 vị Giám Mục nầy cai quản.

Trong thời gian trở về nước Pháp, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (người Pháp) bàn soạn lập kế hoạch vận động vua nước Pháp, giới quí tộc Pháp và đề nghị Đức Giáo Hoàng lập Hội Thừa Sai Paris (Mission Étrangère de Paris) để tổ chức việc truyền giáo tại Đông Dương cho kết quả hơn.

Năm 1644, Hội Thùa Sai Paris chính thức thành lập, được  Đức  Giáo  Hoàng  giao  cho  nhiệm  vụ  truyền giáo tại

Đông Dương, Trung quốc và Đông Nam Á.

Vì muốn mở mang nước Chúa, muốn được truyền đạo nhanh chóng và độc quyền, các Giáo sĩ của Hội Thừa Sai Paris thường tham dự vào các hoạt động chánh trị, tiếp tay cho nước Pháp bành trướng thế lực ở Đông Dương.

Giám Mục Pigneu de Béhaine (Bá-Đa-Lộc) đã xây dựng kế hoạch giúp Chúa Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ, đánh tan quân Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.

Về sau, các vị vua nhà Nguyễn nối tiếp vua Gia Long cấm đạo Công giáo, thì các Giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris như : Giám Mục Pellerin, Phó Giám Mục Lefèbvre, Giám Mục Puginier, là những người đã thông hiểu tình hình VN, nên đã giúp quân đội Pháp rất hiệu quả, đánh chiếm nước VN và dần dần biến nước VN thành thuộc địa của nước Pháp.

Nhờ những công trạng nầy, Hội Thùa Sai Paris được Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dành cho rất nhiều đặc quyền đặc lợi, và được tự do truyền đạo trên thế mạnh của Chánh quyền.

Các vị Giám Mục người Pháp có uy quyền như một ông vua trong Giáo hội Công giáo VN.  

Đến năm 1933, sau hơn 400 năm truyền đạo Công giáo tại VN, Tòa Thánh Vatican  mới giao quyền tự quản Giáo hội VN cho các Giáo sĩ VN và phong ông Nguyễn bá Tòng làm Giám Mục, là người VN đầu tiên được phong vào phẩm nầy.

Năm 1960, Giáo phẩm VN được thiết lập, người Công giáo VN được phong vào 3 cấp : Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục.

Đến năm 1976, Giáo hội Công giáo VN có thêm phẩm Hồng Y, đó là Đức  Hồng Y  Trịnh  như   Khuê  ở  Giáo  Phận

Hà Nội, được phong chức ngày 24-5-1976 tại La Mã.

Hiện nay, Giáo hội Công giáo VN có 3 Giáo Tỉnh, tương  ứng với 3 Miền Nam, Trung, Bắc, gồm 25 Giáo Phận .

Giáo Tỉnh Hà Nội : có 10 Giáo Phận (Địa Phận) kể ra : Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Bùi Chu, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Thái Bình.

Đứng đầu Giáo Tỉnh Hà Nội là Đức Tổng Giám Mục Phạm đình Tụng, Phụ Tá là Giám Mục Lê đắc Trọng.

Giáo Tỉnh Huế : Có 6 Giáo Phận : Huế, Qui Nhơn, Đà Nẳng, Nha Trang, Kon Tum, Ban Mê Thuộc.

Đứng đầu Giáo Tỉnh Huế là Tổng Giám Mục Nguyễn như  Thể.

Giáo Tỉnh Sài gòn : có 9 Giáo Phận : Sài gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết, Đà Lạt.

Đứng đầu Giáo Tỉnh Sài gòn là Giám Mục Huỳnh văn Nghi, Phụ tá là Giám Mục Phạm văn Nẫm.

Theo thống kê năm 1995 :

. Tổng số Tổng Giám Mục và Giám Mục VN là 33 vị.

. Tổng số Linh Mục là 2023 vị.

. Tổng số Tu sĩ : 1051 Nam, 6375 Nữ.

. Tổng số Giáo dân :  Giáo Tỉnh Hà Nội : 1.785.588

                Giáo Tỉnh Huế :         656.645

                Giáo Tỉnh Sàigòn :  2.204.372

                Tổng cộng :  4.646.605 Giáo dân.

Giáo hội Công giáo VN lần lượt có 3 vị Hồng Y được Tòa Thánh La Mã tấn phong :

*  Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh như Khuê : sanh năm 1899 tại Hà Nội, thọ phong Linh Mục ngày 1-4-1933, Giám Mục Đại diện Tông Tòa ngày 15-8-1950,  Tổng  Giám  Mục

Chính Tòa ngày 24-11-1960, thăng Hồng Y ngày 27-5-1976, và từ trần ngày 27-11-1978.

*  Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh văn Căn : sanh năm 1921 tại Hà Nội, thọ phong Linh Mục ngày 3-12-1949, Giám Mục Phó ngày 2-6-1963, Giám Mục Chính Tòa 27-11-1978, thăng Hồng Y ngày 30-6-1979, và từ trần ngày 18-5-1990.

*  Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm đình Tụng : sanh năm 1919, thọ phong Linh Mục ngày 6-6-1949, Giám Mục ngày 15-8-1963, Tổng Giám Mục Hà Nội ngày 23-4-1994, thăng Hồng Y ngày 26-11-1994.

Hiện nay, Đức Hồng Y Phạm đình Tụng đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Giáo hội Công giáo VN.

Đại Hội  Hội Đồng Giám Mục VN lần thứ 6 tại Hà Nội từ ngày 25 đến 29-9-1995, đã bầu ra Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục VN như sau :

Chủ tịch :        Đức Hồng Y Phạm đình Tụng.

Phó Chủ tịch :             Giám Mục Huỳnh văn Nghi.

                 Giám Mục Nguyễn văn Hòa.

Tổng Thư Ký :            Giám Mục Nguyễn sơn Lâm.

Phó Tổng Thư Ký :     Giám Mục Lê đắc Trọng.

                 Giám Mục Trần thanh Chung

                  Giám Mục Phạm minh Mẫn.

Ủy Ban Phụng tự :      Giám Mục Lê phong Thuận.

Ủy Ban Giáo dân :     Giám Mục Nguyễn văn Sang.

Ủy Ban Linh Mục, Tu sĩ, Chủng sinh :

Tổng G. Mục Nguyễn như Thể.

       IX. Tiểu sử Đức Chúa Jésus Christ :

            Đức Chúa Jésus là Giáo chủ của Thiên Chúa giáo. Đạo Thiên Chúa là Thánh đạo trong Ngũ Chi Đại Đạo do Đức Jésus lập ra ở nước Do Thái, sau Đạo Phật ở Ấn Độ 544 năm.

            Đức Chúa Jésus là Chơn linh của Đức Phật Christna, một vị Phật trong Tam Thế Phật, giáng sanh để mở đạo Thánh nơinước Do Thái, cứu độ các sắc dân ở Âu Châu trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ.

            Đức Phạm Hộ Phápthuyết đạo trong ngày Vía Đức Chúa Jésus 25-12-1948 và 25-12-1949, xin trích ra sau đây :

            “ CómộtĐấng Chơn linh Tam Thế Chí Tôn, nhơn loại đều biết danh đó : Brahma Phật, tức nhiên là Tạo hóa; Nhị thế Civa Phật, tức Tấn hóa; Tam thế Christna Phật, tức nhiên Bảo tồn; Đấng trọn quyền bảo tồn ấy là lòng ái tuất thương sanh vậy. Vì cớ cho nên, Đức Chúa Jésus Christ thương nhơn loạimộtcách nồng nàn thâm thúy.

            Ngàiđãngó thấy Nhứt Kỳ Phổ Độ, nhơn loại ký Hoà Ước với Chí Tôn màđãbội ước, nên phạm Thiên điều, nhơn quả nhơn loại gớm ghiết. Do nhơn quả ấy mà tội tình nhơn loại lưu trữđếnngày nay. Thánh giáo gọi“ Tội Tổ Tông “.Chính mình Ngàiđến,đếnvớimộtxác thịt phàm phu, Ngàiđếngiơ tayđể  ký Đệ Nhị Hòa Ước với Đức Chí Tôn, chịu tội cho nhơn loại, ký Đệ Nhị Hòa Ước đặng dìu dắtchúng sanh trở  về  Đấng Cha Lànhcủahọ tức nhiên là Đức Chí Tôn của chúng ta ngày nay đó vậy.

            Đấng ấy vô tận vô biên, thấy nạncủanhơn loạiđãdẫy đầy, Ngài chỉxuốngmặt thế nầy làm con tế vật đặng chuộc tội tình cho nhơn loại, mà lại còn đem quyềncủaChí Tônđểnơitaycủanhơn loại, bàn tay đóđãký Đệ nhị Hòa ước cho nhơn loại, nó làm cho Ngài thế nào ? Do tay Ngài ký tờ Hòa ước với

Chí Tôn, nên 2 taycủaNgài bị đóng đinhtrêncây Thập tự giá. Hai châncủaĐấng ấyđãđitrướcnhơn loại, dìu đường hằng sống cho họ, rồi 2 châncủaĐấng ấy cũng bị đóng đinhtrêncây Thánh giá. Còn trái tim yêu ái nhơn sanhvô hạn ấy bịmộtmũi kiếm vô tình đâm cạnh hông Ngài, lấy giọt máu cuối cùng đó cứu nhơn loại,mộttình ái vô biên ấyđểlại cho loàingườimộttôn chỉ yêu ái. Tôn chỉ nhìn nhơn loại là anh em cốt nhục và khuyên nhủ nhơn loại coi nhau đồng chủng.

            Chođếnngày nay, cả nhơn loạitrênĐịa cầu nầy không chịu nghe lời Ngài, không theobướccủaNgài, nên nạn tương tàn tương sát sắp diễn ra gần đây. Nhưng nếu chừng nào toàn cả nhơn loại biết thương yêu nhau, vì tình cốt nhục, thì cái nạn tương tàn tương sáttrênmặt Địa cầu nầy sẽ không còn nữa.

            Hai tấn tuồng, hai thảm trạng như thế, có thể đưa nhơn loạiđếnchỗ tiêu diệt mà chớ, vì nhơn loại không biết nghe, Đấng ấyđãlấy máu thịtcủamình làm con tế vật dâng hiến cho Đức Chí Tônđểcầu xin tha tội cho nhơn loại.

             Nhơn loại sẽ mất đức vì không nghe theo Đấng Cứu thế. Đấng ấyđãbảo anh em phải yêu ái nhau, giúp đỡ nhau, sống cùng nhau cho trọn vẹn kiếp sanh.

            Trái ngược lại, Đệ nhị Hòa ước kiađãký với Đức Chí Tôn bị nhơn loại bội ước nữa. Vì bội ước mà bảo nhơn loại không bị tội tình mắc mỏ saođược.

            Đêm nay, nhờ hiển Thánh anh linhcủaĐấng Cứu Thế, Đấng ấyđãđểlòng ưu ái vô tận, mong cứu vãn tình thế nguy ngập, lấy cả tình ái ấy làmphươnggiải khổ cho nhơn loại.

            Chúng tađểtâmcầu nguyệnNgài,đểNgài mở  con mắtthiêng liêngchochúng sanhđặng nhìn thấy cái chơn tánhcủakiếp sống họnơinào, đừng mê muội, đừng ngu dốt, lấytinh thầnsáng suốt, bỏ cái Lục dục Thất tình đầy tội ác nầy.”

            “ Cái chếtcủaĐức Chúa Jésus Christ là gì ? Là Ngài đem xác Thánh quí trọng dâng cho Đức Chí Tôn làm tế vật. Xác Thánh chếttrênThánh giá là tế lễ đồng thể với Tam Bửucủachúng tadâng cúng Đức Chí Tôn ngày nay đó vậy.

            Vậy, Đức Chúa Jésus Christđãlàm con tế vật cho Đức Chí Tôn đặng cứu chuộc tội lỗicủaloàingười, nhứt là các sắc dân Âu Châu, nên danh thể Ngàiđể2 chữ Cứu Thế chẳng có chi là quá đáng !”

     “ Ngài chết như thế ấy, nếu không phải con mắtthiêng liêng  oai quyềncủaĐức Chí Tôn thì cái chếtcủaJésus Christ mai một mờ ámmà thôi, không có cái gì gọi là Chí Thánh cả.    Không phải vậy, Đức Chí Tônđãhứa,đãnhìn nhơn loại là con và chính mình Ngàiđãở trọn hiếu cùng hy sinh tánh mạngcủamình làm cho danhcủaĐức Chí Tôn cao trọng và làm cho nhơn loại đặng hưởng đặc âncủaĐức Chí Tôn chan rưới, làm cho con cáicủaĐức Chí Tôn biết cái hiếucủaNgài đối với Đức Chí Tôn.

            Từ thử tới giờ, chưa cómộtGiáo chủ nàođãlàm. Cái hiếucủaNgàiđếngiờ chót đối với Đức Chí Tônđãtrọn.

            Còn Đức Chí Tôn, nếu không phải giữ “ Nghĩa “ với đứa con yêu dấu, con hiếu hạnhcủaNgài, thì cái chếtcủaJésus Christ bất quá như  kẻ tù nhân chếtmà thôi, có đâu lên phẩm vị Giáo chủ, ngồitrênngaithiêng liêngvô cùng quí báutrênmặt địa cầu nầy gần 2000năm.

Trong lúc Đức Chúa Jésus Christ làm con hiếu hạnh  có 3năm thôi, mà Đức Chí Tôn trả lại cái danh dự sang trọng cho Ngàiđến1949nămnămnay.”

            Đức Chúa Jésus  giáng sanh trong một gia đình bần hàn nhưng rấtđạo đức : Gia đình Bà Maria và Ông Joseph.

            Bà Maria trước đó là một Nữ tu trong Đền Thờ Jérusalem, đến tuổi lấy chồng, luật Đền Thờ buộc các Nam tu 

sĩ trong Đền Thờ phải có người đứng ra cưới, bởi vì căn cứ theo lời dạy của Thượng Đế với Ông Adam và Bà Êve : “Unissez-vous et multipliez.” (Bây phải chung sống cùng nhau đặng sanh sản ra nhiều nữa).

            Lễ chọn chồng của Nữ tu Maria tổ chức theo luật của Đền Thờ : Các vị Nam tu sĩ chưa có vợ,  mỗingười lựa một nhánh bông, cắm vào bình bông đặt trong Đền Thờ, sau 3 ngày, bông củangười nào còn tươi tắn là duyên củangười đó, phải cưới Maria.

            Ông Joseph lúc đó đã 50 tuổi, cũng phải theo luật lệ đó. Các vị Nam tu sĩ  trẻ tuổi đã lựa bông kỹ lưỡng với nhiều hy vọng và đã cắm vào bình hoa hết rồi. Còn Joseph nghĩ mình đã già rồi, có vợ con làm chi nữa, nhưng luật Đền Thờ thì phải vâng, nhưng làm cho có lệ. Ông lượm một nhánh bông huệ khô héo của ai bỏ dưới đất, đem cắm đại vào bình. Nhưng kỳ lạ thay, loài hoa huệ, những bông nở tàn rồi thì rụng đi, còn bông búp bắt nước sống lại, nở ra tươi tốt. Các thứ hoa khác trong bình đều tàn rụi. Thế là Ông Joseph phải cưới Maria.

Luật Đền Thờ lại buộc 2 vợ chồng  mới cưới phải ra ở ngoài, không được  ở  trong Đền Thờ  nữa. Vợ chồng  Maria và Joseph dắt ra ngoài mướn nhà ở, lo làm ăn sanh sống. Ông Joseph làm nghề thợ mộc, Bà Maria làm nghề vá may, đan thêu, tạm sống qua ngày.

            Bà Maria có thai con đầu lòng : Chúa Jésus. Bà được Thiên Thần Gabriel báo mộng cho biết Bà sẽ sanh ra cho loài ngườimột Đấng Cứu Thế.

            Đến  Lễ Noel hằng năm tổ chức long trọng nơi Đền Thờ Jérusalem, tuy bụng mang dạ chữa gần ngày sanh nở, nhưng vì lòng mộ  đạo,  hai  vợ  chồng  Maria-Joseph  đều  cố

gắng đi đến Đền Thờ để chầu lễ. Khi đếnnơi, các quán trọ đều bị khách đi dự lễ mướn hết, tiết trời lại quá lạnh lẽo, hai vợ chồng phải đến Bêlem, xin với một chủ trại cho tạm trú đỡ trong chuồng chiên.

            Đúng 12 giờ khuya đêm 24 tháng 12 dương lịch, Bà Maria chuyển bụng sanh ra Chúa Jésus. Chúa Hài đồng được quấn tả và được tạm đặt vào máng cỏ cho đỡ lạnh nơi chuồng chiên trong hang đá.

            Các nhà Tiên tri đã báo trước ngày Chúa giáng sanh : Ngày nào sao chổi mọc là ngày đó Chúa giáng sanh, nên nhớ mà để ý tìm người. Trong giờ Chúa giáng sanh, có nhiều huyền diệu xảy ra : Đám chăn chiên ngoài đồng bỗng nghe giữa thinh không có tiếng nói của Thiên Thần : Có Chúa Cứu Thế giáng sanh, hào quang tỏa sáng ngời.

            Các người chăn chiên liền đi tìm và gặp Chúa Hài đồng nằm trong máng cỏ, họ đảnh lễ Chúa trước tiên hơn hết.

            Vua Hérode đang cai trị dân Do Thái, bỗng tiếp kiến các Đạo sĩ  từ  phương Đông  tìm đến  và hỏi rằng : “ Vua dân

Do Thái mớisanh ra hiện ở đâu ? Chúng tôiđãthấy ngôi saocủaNgài bên Trời Đông,nên tìm đến để đảnh lễ Ngài.”

            Nghe vậy, vua Hérode hoảng hốt và cả thành Jérusalem cũng náo động lên. Ông cho triệu tập các vị Thượng Tế và Ký Lục để hỏi thì họ cho biết Chúa đã được sanh ra ở Bêlem xứ Juđê. Vua Hérode lo sợ sự hiện diện của Chúa làm hại đến quyền lực của Ông, nên Ông tìm cách giết Chúa, nhưng Ông không biết trẻ con nào là Chúa. Ông ra lịnh giết tất cả những đứa trẻ từ 2 tuổi trở xuống, tính theo thời gian mà Ông đã hỏi nơi các Đạo sĩ.

            Thiên Thần liền hiện ra báo mộng cho ông Joseph, bảo : Hãy chổi dậy và đem hài nhi và  mẹ  Ngài  trốn  qua  Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi ta nói lại, vì vua Hérode sắp lùng bắt hài nhi mà giết đi.

            Sáu năm sau, vua Hérode chết. Thiên Thần lại đến báo mộng bảo Joseph : Hãy chổi dậy và đem hài nhi và mẹ Ngài trở về Do Thái vì kẻ tìm hại  hài nhi đã chết.

            Ông Joseph đem gia đình về xứ Galilé ở thành Nazaret. Chúa Jésus được 6 tuổi. Cả gia đình sống rất bẩn chật. Ông Joseph tiếp tục làm nghề thợ mộc, Bà Maria thì vá may. Chúa Jésus  thường giúp mẹ đội nước mướn ở bờ sông Jourdain.

            Lúc Chúa Jésus được 12 tuổi, Ngài theo cha học nghề  thợ mộc. Khi đó, Ông Joseph lãnh làm nhà cho một người trong xóm, tính toán thế nào mà khi cắt gỗ, mấy cây cột đều cụt hết. Chủ nhà bắt đền.

            Ông Joseph ngồi khóc ròng, vì nhà nghèo tiền đâu mà đền. Chúa Jésus liền cầu nguyện, rồi cha nắm một đầu cột, con nắm một đầu cột kéo dãn dài ra cho đủ thước  tấc  để  bồi

thường cho chủ nhà. Việc làm liều đó, lạ lùng thay, cây cột gỗ lại dãn dài ra như  ý muốn.

            Đó là Đấng Christ làm phép lạ lần đầu tiên lúc 12 tuổi.

            Cũng trong năm đó, Chúa Jésus vô Đền Thờ Jérusalem. Các vị Giáo sĩ trong Đền Thờ nghe danh Chúa là thần đồng liền xúm lại chất vấn. Buổi đó, Đức Christna Phật giáng linh trên Chúa, nên Ngài đã ngồi giữa các vị Giáo sĩ thuyết pháp say mê làm mọi ngườirất đổi kinh ngạc.

            Từ đó, Chúa Jésus về nhà thì cũng như mọi người, phụ làm thợ mộc với cha, hiếu hạnh với mẹ, hòa nhã với mọi người. Nhưng Ngài cảm thấy khó khăn, Chúa Jésus bèn xin đi làm thuê bên ngoài, lấy tiền về phụ với cha mẹ nuôi gia đình.

            Thời gian dài trôi qua,  đến năm Chúa Jésus được 30 tuổi, nghe Thánh Jean Baptiste đang làm lễ Giải Oan tại bờ sông Jourdain, Chúa Jésus liền đi đến đó. Khi nhìn thấy Chúa Jésus từ xa đi tới, Thánh Jean Baptiste  biết đây là Chúa Cứu Thế,  mới nói : “Từ sáng tới giờ, tôi chỉ chờ vị nầy thôi.”

             Đức Chúa đến thọ pháp Giải Oan nơi Thánh Jean. Khi Thánh Jean hành pháp vừa xong, Đức Chúa Jésus từ dưới sông vừa bước lên bờ thì trên không trung hiện ra hào quang sa xuống giữa đầu Chúa và có tiếng phán rằng : “Nầy con yêu dấucủaTa ! Cả ân đứccủaTađểcho ngươi đó.”

            Sau đó, Chúa Jésus được khiến đi vào sa mạc để chịu sự thử thách của Quỉ Satan. Suốt 40 ngày đêm, Chúa bị Quỉ vương cám dỗ đủ điều, nhưng không dụ được Chúa. Quỉ vương đành khuất phục trước sự cao cả của Ngài.

            Từ buổi đó, Đức Chúa Jésus là Chơn linh của Đấng Christna Phật giáng hạ. Ngài bắt đầu truyền Đạo khắp nơi, thâu nhận 12 Tông đồ, làm  nhiều  phép  lạ  để cứu khổ  nhơn

sanh. Ngài xưng là con của Đức Chúa Trời, tức là con của Thượng Đế và tôn vinh Đấng Thượng Đế cao cả.

            Đức Chúa Jésus, với lòng thương yêu nhơn sanhmột cách nồng nàn, Ngài đã dạy dỗ các môn đồ lòng thương yêu, bác ái, hạnh bố thí, sự chơn thật, khiêm nhượng, tự xét mình để sửa mình, các điều răn cấm, giữ tâm thanh cao trong sạch, lời nói trọn lành, hành động chơn chánh, thờ kính Đức Chúa Trời một cách hết lòng.

            Bởi luật vô vi, không ai thoát khỏi ngày Phán Xét cuối cùng, dù ngườiđã chết hay người đang sống, cũng đều chịu sự thưởng phạt đúng mức công bình.

            Tất cả những điều giáo huấn của Đức Chúa Jésus tạo thành một hệ thống  Giáo lý cho nền  Đạo Thánh  ở  nước  Do

Thái, truyền bá mạnh mẽ sang Âu Châu. Uy quyền của bọn vua quan phong kiến và bọn Giáo chủ Cai-phe bị lung lay, nên chúng tìm cách giết Chúa Jésus.

            Bọn chúng vu cáo Ngài mưu việc phản loạn,  lại mua chuộc Yuda, một Tông đồ của Chúa, phản lại Chúa. Yuda bị tiền bạc làm chóa mắt nên điềm chỉ cho bọn lính bắt Chúa và Chúa bị chúng lên án tử  hình, đóng đinh trên Thập tự giá.

            Đức Chúa Jésus đã biết trướcviệc đó, nhưng Ngài không né tránh, mà cứ thể theo Thiên ý.

            Cái chết của Ngài có ý nghĩa gì ?

            Đó là đem xác Thánh quí trọng hiến dâng lên Đức Thượng Đế, làm con tế vật hầu chuộc tội cho loài người. Việc làm nầy đồng thể với việc dâng Tam bửu của tín đồ Cao Đài lên Đức Chí Tôn, nhưng lại tuyệt đối cao trọng hơn.

            Cái chết của Chúa Jésus để chuộc tội cho loài người thật là cao cả, xứng đáng là Chúa Cứu Thế của nhơn loại.

            Mười hai vị Thánh Tông đoà của Đức Chúa Jésus là : 

  1. Simôn, cũng gọi là Phêrô (Thánh Pierre).
  2. Anhrê, em của Phêrô.
  3. Yacôbê, con của Zêbêđê.
  4. Yoan, em của Yacôbê.
  5. Philip.
  6. Barthêlêmy.
  7. Thôma.
  8. Mathiơ là người thâu thuế.
  9. Yacôbê, con của Alphê.
  10. Thađê.
  11. Simôn nhiệt thành người Ca-na-an.
  12. Yuđa Iscariốt (được thay bằng Matthya).

Chính Yuda đã bán Chúa để nhận tiền của bọn Cai-phe  đem về mua ruộng đất, nhưng liền bị tai nạn té nhào, vỡ bụng lòi ruột chết thảm.

Mười một Tông đồ còn lại của Chúa đã cử Ông Matthya  thay thế Yuđa cho đủ số 12  Tông đồ như lúc đầu.

Đức Chúa Jésus Christ, tuy là Giáo chủ Thánh đạo, nhưng Chơn linh Ngài là một vị Phật. Ngài lãnh lịnh Đức Chí Tôn mở Đạo Thánh nơinước Do Thái để cứu độ các sắc dân ở Âu Châu.

Đức Chúa Jésus giáng sanh, dù do phàm thai hay do Thánh thai, dù là con ruột của Ông Joseph thuộc dòng dõi vua David (tức là phàm thai, Đức mẹ Maria không đồng trinh), hay là con nuôi của Ông Joseph, không thuộc dòng dõi của vua David (tức là Thánh thai, Đức mẹ Maria đồng trinh),  thì sự tôn thờ Chúa, không phải căn cứ vào điều đó, mà căn cứ vào công đức và sự nghiệp của Chúa đối với nhơn loại.  Chúa Jésus đã dạy dỗ nhơn loại nhiều điều hữu ích và sau cùng dùng cái chết của mình trên cây Thập giá để chuộc tội cho loài người và trả hiếu Thượng Đế. Đó mới là điều quan trọng. Nhơn loại  mới tôn thờ Ngài, suy tôn Ngài là Đấng Cứu Thế.

Nếu nói rằng Đức Chúa Jésus giáng sanh bằng phàm thai là hạ thấp giá trị của Chúa thì hoàn toàn không đúng, bởi vì nếu đúng như vậy, thì Đức Phật Thích Ca hay Đức Khổng Tử đều giáng sanh bằng phàm thai thì không đáng kính trọng hay sao ?

Các Đấng ấy là Giáo chủ tôn giáo, thuộc hàng Tiên, hay Phật, thì không cần các môn đệ Thần Thánh hóa các Ngài, vì điều đó chỉ đem lại sự mê tín cho các tín đồ, làm trở ngại bước đường tu tiến mà thôi.

Trong sự thờ phượng của Đạo Cao Đài, việc sắp xếp Đức Chúa Jésus ngồi dưới Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch không có nghĩa là Đức Chúa Jésus nhỏ hơn Đức Lý Thái Bạch, mà đó chỉ là thứ tự trong Ngũ Chi Đại Đạo.

Bắt đầu từ Nhơn đạo với phẩm Giáo Tông, đối phẩm với Thiên Tiên hay Phật vị, lên kế trên là Thần đạo (với Đức Khương Thượng Tử Nha),  kế trên nữa là Thánh đạo (với Đức Chúa Jésus mà chơn linh là Đức Phật Christna), kế lên Tiên đạo (Đức Lý Thái Bạch) và trên cùng là Phật đạo với Đức Phật Thích Ca.

Hằng năm, khi đến ngày Lễ Noel, 25-12 dương lịch, là ngày giáng sanh của Đức Chúa Jésus, tại Tòa Thánh Tây Ninh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết Đại lễ cúng Vía Đức Chúa Jésus, Gia Tô Giáo chủ, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại công đức của Chúa đối với nhơn loại.

                      “Vâng lịnh Vua Chaxuốngthái bang,

                        Truyền ra  Đạo Thánhrấtgian nan.

                        Ba  mươi năm   lẽ  chưa   toàn  vẹn,

                        Ngàn  chín  trăm  dư  thếmuốn  tàn.

                  Đắc  lịnh  Vua  Cha  truyền  lập lại,

                  Vâng  lời  Kim Mẫu  tá  phàm  gian.

                  Thuyết đàn  vạn  quốc  nay  mai  sẽ,

                  Phổ  độ  Ngũ  Châu,  vạn  sự   toàn.

                    (Bài thi do Đức Chúa Jésus giáng cơ)

Đạo Tin Lành

  • Sự hình thành Đạo Tin Lành :

Tiểu sử Martin Luther và Jean Calvin.

  • Cải cách tôn giáo ởnướcAnh :

Thành lập Anh giáo.

  • So sánh Công giáo và Tin Lành.
  • Các Hệ phái Tin Lành.
  • Đạo Tin Lành ở VN.

Đạo Tin Lành, còn gọi là Tân giáo, là một tôn giáo phát xuất từ  Thiên Chúa giáo trong thời kỳ cải cách Thiên Chúa giáo ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 16.

Gọi Đạo Tin Lành là Protestantisme, nghĩa là Đạo phản kháng với Thiên Chúa giáo; cũng gọi là Réformisme,nghĩa là Đạo cải cách.

Ở Việt Nam, gọi là Đạo Tin Lành vì lấy theo câu Kinh Thánh : “ Hãy đem Tin Lành đi rao giảng khắp thế gian.

Như vậy, Đạo Tin Lành là một Chi phái lớn của Thiên Chúa giáo, được truyền bá mạnh mẽ ở các nước : Đức, Thụy sĩ, Anh, Mỹ, Canada.

Đạo Tin Lành truyền đến VN vào đầu thế kỷ 20, và số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam  không được đông đảo như Thiên Chúa giáo.

I.  Sự hình thành Đạo Tin Lành :

    Tiểu sử Martin Luther & Jean Calvin.

            Đạo Tin Lành được xướng xuất đầu tiên ở nước Đức và đầu thế kỷ 16, với vị lãnh tụ nổi tiếng là Ông Martin Luther (1483-1546).

            Ông Martin Luther sanh năm 1483 tại Saxon nước Đức

            Năm 1501, Martin Luther được 18 tuổi, vào học Luật Khoa tại trường Đại học Erfurt.

Năm 1505, Ông bỏ học, quyết định đi tu tại Dòng Tu Augustine của Thiên Chúa giáo. Ông học ban Thần học tại Nhà Dòng, sau 2 nămđược thọ phong Linh Mục, và sau đó đậu được Tiến sĩ Thần học.

Năm 1508, Ông làm Giáo sư tại trường Đại học Wittenberg. Martin Luther có tài hùng biện, có lý luận sắc bén, tư tưởng phong phú, nên các bài giảng của Ông có sức thu hút mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn trong giới sinh viên đại học và gây được sự chú ý đặc biệt trong giới trí thức.

Năm 1511, Martin Luther được Nhà Dòng cử sang Tòa Thánh La Mã để giải quyết một số công việcquan trọngcủa Dòng Augustine.

Tại La Mã, Martin Luther tận mắt chứng kiến đời sống xa hoa phàm tục của Giáo Hoàng và một số đông Giáo sĩ trong Hội Thánh. Ông rất lấy làm bất mãn, và bắt đầu  nhen nhúm những tư  tưởng cải cách tôn giáo để tránh cho Giáo Hội khỏi qui phàm.

Năm 1514, Giáo Hoàng Léon X ra lịnh ban ra “ ƠN TOÀN XÁ ” cho những ai dâng cúng nhiều tiền bạc cho Giáo Hội. Ơn Toàn Xaù được gọi nôm na là Bùa Xá Tội, được phổ biến khắp các nơi có tín đồ  đạo  Thiên  Chúa,  với  mục  đích

không phải vì thiêng liêng, mà vì giải quyết tình trạng thiếu tiền trầm trọng của Giáo Hội.

Ở nước Đức, các tu sĩ Dòng Saint Dominique đi bán Bùa Xá Tội cho giáo dân với lời tuyên bố là : Ai mua Bùa Xá Tội nầy thì mọi tội lỗi sẽ được xóa và mua càng nhiều thì khi chết càng được mau lên Thiên đàng.

Việc làm nầy đã gây ra nhiều bất mãn trong giới tín đồ và Giáo sĩ của Giáo hội Công giáo ở nước Đức.

Ngày 31-10-1517, Ông Martin Luther công bố “ 95 Luận đeà” tại Nhà Thờ Wittenberg nước Đức với nội dung phê phán kịch liệt việc lợi dụng danh Thánh để bốc lột giáo dân, lên án Giáo Hoàng và Giáo quyền La Mã. Ấy là ngày khởi đầuviệc phản kháng Giáo quyền La Mã và khởi đầu cuộc cải cách Công giáo tại nước Đức.

Nhiều người dân trí thức của Đức lên tiếng ủng hộ quan điểm của Ông Martin Luther chống lại Giáo Hội La Mã, nhưng các Linh Mục, Giám Mục và các nhà Thần học Kinh viện thì kịch liệt phản đối Martin Luther. Giáo Hoàng Léon X ở La Mã ra lịnh cho các vị Bề Trên của Dòng Augustine cố gắng thuyết phục Martin Luther từ  bỏ ý đồ phản kháng và cải cách tôn giáo.

Năm 1518, trong Đại hội thường niên của Dòng Augustine tại Heidelberg, Martin Luther cương quyết giữ vững lập trườngcủa mình và thách thức tranh luận với những ai chống lại quan điểm của Ông.

Năm 1519, tại Lepzich, Martin Luther tuyên bố phủ nhận quyền lực củaGiáo Hội La Mã, chỉ công nhận Đức Chúa Jésus và quyển Kinh Thánh.

Năm 1520, khi tranh luận với các Đại biểu  của Thần học Kinh viện, Martin Luther liên tiếp cho xuất bản 3 tác phẩm :

-         Tặng cho Quí tộc Đức

-         Cuộc lưu đày ở Babilone

-         Sự tự do cho tín đồ.

Ba tác phẩm nầy có nội dung lên án Giáo quyền La Mã, nhất là quyền lực của Giáo Hoàng đã lấn lướt quyền lực của các vua chúa thời đó, phê phán các nghi thức tín ngưỡng, và nêu ra toàn bộ quan điểm cải cách tôn giáo của Ông.

Tháng 6 năm 1520, Giáo Hoàng ra Sắc lệnh phủ nhận giáo thuyết của Martin Luther và ra lịnh tuyệt thông với Ông, nếu sau 60 ngày mà Ông không chịu hối cải.

Martin Luther phản ứng lại bằng việc đem đốt Sắc lệnh của Giáo Hoàng trước đông đảo dân chúng và sinh viên tại trường Đại học Wittenberg. Ông nói : Mọi việcđã quyết định xong, đời tôi không bao giờ làm hòa với La Mã.

Hoàng đế nước Đức là Charles V được Giáo Hoàng giao cho quyền thi hành kỷ luật đối với Martin Luther, nhưng nhà vua ngần ngại. Giáo Hoàng La Mã dùng sức ép, buộc vua Charles V triệu tập Hội nghị toàn quốc để xét xử  M. Luther.

Tại Hội nghị, Martin Luther vẫn bác bỏ Giáo quyền La Mã và binh vực quan điểm của mình, nhưng Hội nghị vẫn quyết định đốt hết các tác phẩm của Martin Luther và xử tử Ông bằng cách đưa lên dàn hỏa.

Vương Hầu Férédric xứ  Saxon ủng hộ Ông, cứu Ông thoát chết, rồi đưa về lánh nạn tại Wartburg. Tại đây, Martin Luther tiếp tục viết sách chống lại Giáo Hoàng và dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức để hỗ trợ cho công cuộc cải cách tôn giáo của Ông. Những người ủng hộ Martin Luther được mang danh là Phái Phản kháng (Protestantisme).

Năm 1532, trước sự lớn mạnh của phong trào, Hoàng đế  nước Đức phải nhượng bộ,  ký  Hòa  Ước  Nuremberg  cho

Phái Phản kháng (ngày nay gọi là Đạo Tin Lành) được tự do hoạt động.

Sau khi giành được thắng lợi, Martin Luther hoà dịu với giới Quí tộc Đức để tầng lớp nầy ủng hộ, nâng đỡ và trợ giúp cho Đạo Tin Lành phát triển.

Ngày 18-2-1546, Martin Luther mất tại Eisleben nước Đức, thọ 63 tuổi.

Nước Thụy Sĩ là trung tâm thứ hai của cuộc cải cách Thiên Chúa giáo, mà Jean Calvin (1509-1564) người Pháp là nhân vật xuất sắc.

Ông Jean Calvin sanh  năm 1509 tại Noyon nước Pháp, lớn lên Ông theo học Luật Khoa và Thần học tại Pháp bằng học bổng của Giáo hội, và trở thành nhà Thần học rất xuất sắc sau Thánh Augustine.

Jean Calvin hưởng ứng phong trào cải cách của Martin Luther ở Đức, nên năm 1528, Ông bị trục xuất khỏi nước Pháp, phải đến sống tại xứ Bâle củanước Thụy Sĩ.

Năm 1536, Ông cho xuất bản tác phẩm Thần học nổi tiếng là : “L’Institution Chrétienne” (Nền tảng Thần học Thiên Chúa giáo), hình thành một giáo thuyết riêng.

Sau đó, Jean Calvin đến Genève để cùng với Ông Farel lãnh đạo phong trào cải cách tôn giáo tại đó, với mục đích đánh đổ ách cai trị của các Giáo sĩ Công giáo cũng như các chúa phong kiến Savoi ở Bắc Italia.

Năm 1538, Jean Calvin và Farel bị đuổi khỏi Genève trong tình hình chánh trị đang lộn xộn tại đó.

Năm 1541, dân chúng ở Genève kêu gọi Jean Calvin trở lại với tư cách củangười chiến thắng.

Tại Genève, Ông Jean Calvin bắt tay tổ chức lại chánh quyền và giáo quyền, theo đó,  chánh  quyền  phải  phụ thuộc

vào giáo quyền. Ông cho thành lập trường đào tạo Giáo sĩ tại Genève để đưa Giáo sĩ đi hoạt động ở trong các nước Pháp, Anh, Hà Lan,  gây thành một phong trào cải cách rộng lớn.

Cùng với việc đưa ra giáo thuyết cải cách  mới, Jean Calvin đã cải cách khá hợp lý về Lễ nghi, tổ chức lại Giáo hội, làm chuẩn mực cho phần lớn các tổ chức của Đạo Tin Lành sau nầy.

Jean Calvin mất ngày 27-5-1564 tại Genève, hưởng được 55 tuổi.

Từ 2 Trung tâm Đức và Thụy Sĩ, Đạo Tin Lành nhanh chóng truyền sang các nước khác ở Châu Âu. Ở nước Pháp, có Jacques Lefèbvre lãnh đạo; ở nước Anh có Thomas Cramer và Guillaume Tyndale lãnh đạo, ở Hà Lan  có Gerurg Groot lãnh đạo, vv . . .

Đến cuối thế kỷ 16 thì Đạo Tin Lành có đượcmột số tín đồ khá đông đảo, tách khỏi hẳn Công giáo La Mã.

II. Cải cách tôn giáo ở nước Anh

      Thành lập Anh giáo.

Phong trào cải cách tôn giáo ở nước Anh xảy ra dướithời vua Henri VIII.

Vua Henri VIII sanh năm 1491 tại Greenwich, được truyền ngôi lên làm vua năm 1509, lúc đó vua mới 18 tuổi, và làm vua đếnnăm 1547.

Lúc mới lên ngôi, vua Henri VIII chống lại giáo thuyết cải cách của Martin Luther và Jean Calvin, bênh vực Giáo quyền La Mã, được Giáo Hoàng ca ngợi là người bảo vệ tín ngưỡng.

Tuy nhiên, với bản tính độc đoán, vua Henri VIII muốn tập trung quyền lực trong tay, nên đã phản đối Giáo Hoàng La Mã vì Giáo Hoàng không cho Ông ly dị với Hoàng Hậu Catherine d’Aragon và phạt vạ Ông.

 Nhà vua quyết định xóa bỏ Giáo quyền La Mã đối với Giáo hội Công giáo tại nước Anh.

Năm 1534, dưới áp lực của vua Henri VIII, Pháp viện Anh ban hành luật “Quyền Tối Thượng” chính thức đưa vua Henri VIII lên đứng đầu Giáo hội Công giáo ở nước Anh và có quyền như  Giáo Hoàng : được tuyển chọn phong chức Linh Mục, Giám Mục, giống như việc bổ nhiệm các viên chức quan lại trong triều đình. Vua Henri VIII ra lịnh đóng cửa các Dòng Tu, phát mãi các tài sản sung vào công quỹ.

Vua Henri VIII chỉ  mới giành giựt quyền lực tôn giáo về cho nhà vua, chớ việc cải cách tôn giáo chưa thực hiện được thì nhà vua qua đời.

Con gái của vua Henri VIII lên nối ngôi làm vua nước Anh  là Nữ Hoàng Mary.

Nữ Hoàng Mary đưa Giáo hội nước Anh trở lại phục tùng Giáo Hoàng La Mã.

Sau đó, đếnthời Nữ hoàng Catherine I, cũng là con gái của vua Henri VIII, và là em khác mẹ với Nữ Hoàng Mary, lên nối ngôi vào năm 1558 cai trị nước Anh, phong trào cải cách tôn giáo ở Anh  mới có điều kiện phát triển.

Các Giám Mục Cramer, Tyndale, Paker, hoạt động rất tích cực và khôn khéo, đưa tư tưởng Luther và Calvin vào làm chuyển biến Giáo hội Công giáo ở Anh.

Năm 1563, Giám Mục Paker, dựa trên 42 Tín điều mà Giám Mục Cramer đã soạn từ năm 1552, điều chỉnh lại thành 39 Tín điều, trình lên Pháp viện Anh xin thông qua, được Pháp viện Anh đồng ý, nên được chánh thức trở  thành  những Tín điều của Anh giáo (tức là Anh quốc giáo, tôn giáo riêng củanước Anh) và tồn tại đến ngày nay.

Về mặt giáo thuyết, Anh giáo dựa trên quan điểm  Thần học của Jean Calvin, nhưng cách thực hiện thì dựa theo nghi lễ của Công giáo. Về tổ chức, Anh giáo lập Giáo hội riêng, không quan hệ với Tòa Thánh La Mã, nhưng duy trì các cơ cấu tổ chức và hàng Giáo phẩm giống y như Công giáo, vẫn có Giáo Phận (Địa Phận), Giáo Xứ, có các Giám Mục, Linh Mục coi sóc, nhưng họ không sống độc thân như bên Công giáo, mà họ được cưới vợ như các Mục Sư của đạo Tin Lành.

III.  So sánh Công giáo và Tin Lành :

Đạo Tin Lành có rấtnhiều tổ chức và hệ phái khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều có sự thống nhứt về nội dung và các nguyên tắc chánh.

Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như : Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì chúng ta thấy có những điểm tương  đồng và những điểm dị biệt kể ra sau đây :

  1. Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân  Ước làm nền tảng Giáo lý.

Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.

Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.

  1. Hai đạo đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi : Ngôi 1 là CHA, Ngôi 2 là CON, Ngôi

là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Jésus Christ giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.

  1. Đạo Tin Lành không tôn thờ Đức Mẹ Maria như Công giáo.
  2.  Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không sùng bái và thờ kính họ.

 Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.

  1.  Đạo Tin Lành tin có Thiên đàng và Địa ngục, nhưng không quá coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến thưởng hay đe dọa các tín đồ.
  2.  Đạo Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin, chớ không phải vì những hình thức Nghi lễ. Do đó, Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.
  3.  Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :

- Bí tích Rửa tội (Baptême) 

- Bí tích Thánh thể.               

vì họ cho rằng, trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ có ghi 2 Bí tích đó mà thôi.

            Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Jésus trên sông Jordan bằng cách dìm cả ngườixuốngnước, chớ không dội một  ít nước lên đầumột cách tượng trưng như Công giáo.

            Phép Thánh Thể của Công giáo rất rườm rà phức tạp, tín đồ chỉ được ăn bánh Thánh, còn rượu Thánh thì không được uống mà dành cho các Linh Mục. Đạo Tin Lành thực hành nghi lễ nầy đơn giản hơn nhiều. Tất cả tín đồ cùng với Mục Sư  ăn bánh Thánh và cùng uống rượu Thánh.

  1.  Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.

Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài ngườiđã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên  con người làm việc  thiện

là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

  1.  Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.
  2.  Nhà Thờ của Công giáo được xây dựng qui mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng.

Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặtmột cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.

  1.  Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bực : Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như  các Giáo sĩ Công giáo.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mớiđược bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Mộtthời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì  mới phong lên hàng Mục Sư.

Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư  do một Hội Đồng đặc biệtcủa Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư  Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều nầy hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.

  1.  Về phương diện tổ chức, Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội.  Đại Hội các  cấp  của Giáo Hội Tin Lành

được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việccủa toàn Giáo Hội.

IV. Các Hệ phái Tin Lành

Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Đạo Tin Lành trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 200 triệu tín đồ, phần lớn ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu.

Đến thế kỷ 20, qua 2 cuộc Chiến tranh Thế giới (1914-1918) và (1939-1945) đã tạo điều kiện cho Đạo Tin Lành mở rộng ảnh hưởng đến các nước ở Á Châu và Phi Châu.

Trước đây cũng như hiện nay, Đạo Tin Lành luôn luôn xây dựng phương thức truyền giáo năng động, luôn luôn thích nghi, đặc biệt là chủ trương nhập thế, lấy các hoạt động xã hội về từ  thiện làm phương tiện để thu hút tín đồ.

Đạo Tin Lành lại hướng các hoạt động truyền giáo đến các dân tộc ít người, còn bán khai về văn hóa, chưa có một tôn giáo chánh thức. Truyền đạo ở các nơi nầy, Đạo Tin Lành tôn trọng các phong tục và tạp quán củadân chúngđịa phương, và đơn giản các luật lệ của Tin Lành để dễ dàng hòa nhập vào địa phương, nên đãrất thành công.

Đến nay, sau gần 500 năm phát triển khắp thế giới, Đạo Tin Lành có tới 500 triệu tín đồ, với hơn 300 Hệ phái khác nhau, tập trung nhiều nhất ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu.

Sau đây là một số  Hệ phái lớn trên thế giới  :

  1. Phái Trưởng Lão (Presbytérianisme) :

Phái nầy do John Knox lập ra ở Scotland từ năm 1560 theo giáo thuyết cải cách của Calvin, lan rộng ra đến Ireland, Anh, Hà Lan. Về tổ chức, Knox chủ trương xây dựng chế độ Trưởng Lão, các Chi Hội hợp thành Giáo Khu,  các  Giáo Khu

họp thành Khu Hội. Mỗi cấp như thế đều có một Hội Đồng Trưởng Lão . Hiện nay, có khoảng 20 Giáo Hội Trưởng Lão, với khoảng 25 triệu tín đồ, riêng ở Mỹ chiếm hơn 10 Giáo Hội Trưởng Lão với 5 triệu tín dồ.

  1. Phái Thánh Tẩy (Baptisme) :

Phái Thánh Tẩy hay phái Bắp-tít bài xích kịch liệt lễ Rửa tội cho trẻ sơ sanh của Giáo Hội Công giáo La Mã, và cho rằng chỉ nên rửa tội cho người lớn. Vì vậy, ai theo phái Bắp-tít đều phải chịu Phép Rửa tội lại, gọi là Anabaptist, nghĩa làngườiđược rửa tội lần thứ nhì.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 70 triệu tín đồ theo phái Bắp-tít trong đó Giáo hội Bắp-tít Nam Mỹ (Southern Baptist Convention) lập năm 1845 có 15 triệu tín đồ.

  1. Phái Mennonism :  

Phái nầy do Linh Mục Men-nô đứng đầu, rất tích cực tham gia các công cuộc từ thiện về Y tế và Giáo dục, có lập ra một tổ chức  từ thiện rất lớn lấy tên là : Mennonite Central Committee, viết tắt MCC, hoạt động rất kết quả ở nhiềunướctrên thế giới.  

  1. Phái Ngũ Tuần (Pentecôtisme) :

Giáo thuyết của phái nầy dựa vào tín điều ghi trong

Kinh Thánh rằng : Sau Lễ Phục Sinh 50 ngày là ngày Lễ Ngũ tuần, Đức Thánh linh hiện xuốnggặp gỡ ban sức mạnh cho các môn đệ của Chúa Jésus, khi đó, tất cả đều được đầy dẫy Thánh linh, . . .

Phái Ngũ tuần không tổ chức một Giáo hội Thống nhứt, mà chia thành nhiều Giáo hội riêng, tự trị.

Năm 1921, phái Ngũ tuần tổ chức Đại hội ở Amster-dam Hà Lan, lập ra Liên Hiệp các Giáo hội Ngũ tuần, để hỗ trợ nhau trong sinh hoạt tôn giáo và truyền giáo.

Hệ phái nầy có khoảng 35 triệu tín đồ.

  1. Phái Giám Lý (Méthodisme) :

Vào nửa đầu thế kỷ 18, Giáo hội Anh giáo tại nước Anh rơi vào tình trạng suy thoái về lễ nghi, hình thức thờ phượng, khủng hoảng về Đức tin và không ổn định tổ chức. Mục Sư John Wesley và em là  Charles Wesley đứng lên cầm đầu phong trào chấn hưng Giáo hội bằng việc lập ra các nhóm truyền đạo tình nguyện, đi giảng về những  phương pháp đưa con ngườiđến chỗ hoàn thiện về đạo đứcđểđược cứu vớt.

Do đó, những môn đệ của Wesley được gọi là Methodist, dịch là Giám lý. Phái Tin lành Giám lý có khoảng 60 triệu tín đồ có mặt ở khắp nước Anh, Mỹ, Canada, và các nước thuộc địa cũ củanước Anh.

  1. Phái Cơ-đốc  Phục Lâm (Adventisme) :

Phái Cơ-đốc Phục Lâm xuất hiện ở Mỹ vào giữa thế kỷ 19, dựa theo lời phát biểu của Ông Miller rằng, Ông sẽ là người chứng minh sự tái lâm của Đức Chúa Jésus vào những năm 1843 và 1844. Lời tiên tri của Ông Miller hoàn toàn sai, nhưng phong trào Cơ-đốc Phục Lâm vẫn tiếp tục phát triển. Do đó, đầu thế kỷ 20, Bà Eller White, một trí thức Tin Lành tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh tư tưởng Miller, tạo nên phái

Cơ-đốc Phục Lâm.

Phái nầy tham gia nhiều hoạt động xã hội, nhất là trên lãnh vực Y tế, Giáo dục,Cứu  trợ nhân đạo, có mặt ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Nam Á, có khoảng 15 triệu tín đồ.

  1. Phái Môn đệ Đấng Christ :

Phái nầy xuất phát từ nước Mỹ vào đầu thế kỷ 19, do Mục Sư  B.W. Stone lập ra do sự ly khai Giáo hội Trưỡng Lão vào năm 1824.

Phái Môn đệ Đấng Christ cho rằng chỉ có Kinh Thánh Tân Ước là mẫu mực duy nhứt của Đức tin và là danh hiệu của Đấng Christ.

Phái nầy phát triển chủ yếu ở Mỹ và Canada, có chừng 3 triệu tín đồ.

  1. Phái những Nhà khoa học Giáo hội Christ :

(The church Christ Scientists, viết tắt CCS)

Phái nầy hoạt động khá tích cực trong các lãnh vực văn hóa xã hội, nhứt là về Truyền thanh, Truyền hình và Xuất bản. Tờ báo của phái nầy là tờ “ The Christian Science Monitor” (Người hướng dẫn khoa học đạo Ky-tô), phát hành khá rộng rãi ở nhiềunướctrên thế giới .

  1. Hội Liên Hiệp Phúc Âm và Truyền giáo :

(The Christian and Missionary Alliance, viết tắt CMA)

Mục đích và nhiệm vụ của CMA được xác định ngay từ khi thành lập là : Truyền bá Tin Lành ra khắp thế giới , nhứt là những nơi chưa được nghe danh Đấng Jésus Christ, khuyến khích các Mục Sư Tin Lành đi truyền giáo bằng cách cung cấp lực lượng Giáo sĩ và hỗ trợ tài chánh.

Hiện nay, CMA truyền giáo đến 50 quốc gia. Việt Nam và khu vực Đông Nam Á là những nơi truyền giáo có kết quả lớn của CMA.

Như trênđã nói, Đạo Tin Lành rất chú trọng các hoạt động xã hội, nhứt là lãnh vực nhân đạo và từ thiện. Do đó, các Hệ phái Tin Lành đã thành lập hoặc bảo trợ rấtnhiều tổ chức xã hội từ thiện, xin kể ra sau đây :

-         Tổ chức Hỗ trợ và Phát triển Cơ-đốc Phục Lâm :  Adventist Development Relief  Agency (ADRA).

-         Ủy Ban Dịch Vụ người Bạn Mỹ : American Friend Service Committee (AFSC).

-         Ủy Ban Cứu tế và Từ thiện của Phái Mennonism : Mennonite Central Committee (MCC).

-         Ủy Ban giúp đỡ Y tế cho trẻ em : Children Medical Relief Committee (CMRC).

-         Quỹ Bảo trợ Nhi đồng Cơ-đốc : Christian Children ‘s  Fund  (CCF).

-         Tổng đoàn Thanh niên Cơ-đốc : Young men ‘s Christian Association  (YMCA).

-         Đất Lành : Terre des Hommes.

-         vv . . . . . . . . . .

V.  Đạo Tin Lành ở Việt Nam :

Đạo Tin Lành được truyền vào VN từ cuối thế kỷ 19, do Hội Liên Hiệp Phúc Âm Truyền giáo CMA.

Năm 1887, Mục Sư A.B. Simpson, người sáng lập Phái CMA đến truyền giáo ở miền Nam Trung quốc, rồi sang nghiên cứu tình hình củanước VN. Sau khi trở về, Ông Simpson viết trên Tạp chí “ Word, Work and World “ số tháng Giêng năm 1887 như sau : “Miền bán đảo Đông Dương đã bị lãng quên quá nhiều. Vương quốc An Nam phải được chinh phục cho Đấng Ki-tô. Tại sao Vương quốc An Nam nầy cùng với Tây Tạng lại không được dân sự của Đức Chúa Trời xem như một trong những khu vực truyền giáo đầu tiên của cuộc tiến hành  mới.”

Năm 1893, Mục Sư  D. Seclacheur đến Sài gòn.

Năm 1897, Mục Sư  C.H. Recver đến Lạng Sơn.

Năm 1899, Mục Sư  R.A. Faffray đến Hà Nội.

Năm 1901, Mục Sư  S. Dayan đến Hải Phòng.

Năm 1911, ba Mục Sư  Faffray, Hoster, Hosler đến Đà Nẳng lập Hội Thánh Tin Lành đầu tiên. Sau đó, 2 Mục Sư Faffray và Hosler trở lại Trung quốc.

Năm 1918, Hội CMA đã lập được 5 Chi Hội Tin Lành ở Bắc Việt, 6 Chi Hội ở Trung Việt, và 5 Chi Hội ở Nam Việt. Tất cả các Chi Hội Tin Lành nầy đều được cấp giấy phép hoạt động của Chánh quyền thuộc địa Pháp và của Triều đình Huế,  lấy tên là : Hội Thánh Tin Lành Đông Pháp (Mission Evangelique de l’Indochine Francaise, viết tắt : MEI).

Năm 1924, 1925, 1926, tại Đà Nẳng tổ chức liên tiếp 3 Đại Hội Đồng của Hội Thánh Tin Lành Đông Dương.

Năm 1926, để ngăn chận sự ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Dương, lấy cớ Hoà Ước 6-6-1884 chỉ ghi quyền tự do truyền đạo của Công giáo, nên đạo Tin Lành bị cấm hoạt động. Lệnh cấm nầy được hủy bỏ khi phong trào dân chủ ở nước Pháp lên cao.

Năm 1927, Đại Hội Đồng lần thứ 4 tại Đà Nẳng bầu ra Ban Trị Sự Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành VN, Mục Sư Hoàng trọng Thừa làm Hội Trưởng đầu tiên.

Năm 1928, thông qua điều lệ của Tổng Liên Hội.

Năm 1931, Tổng Liên Hội chia ra làm 3 Hạt : Hạt Bắc Kỳ, Hạt Trung Kỳ và Hạt Nam Kỳ.

Năm 1932, hệ phái CMA truyền đạo Tin Lành lên vùng Tây Nguyên.

Năm 1933, Hệ phái Cơ-đốc Phục Lâm truyền giáo ở các Tỉnh miền Bắc, lúc đó quen gọi là Hội Sabato vì chỉ làm lễ Sabat ngày thứ 7.

Năm 1943, để tránh sự nghi ngờ của quân đội Nhựt, các Mục Sư  CMA ra tuyên bố cam kết đạo Tin Lành không tham gia chánh trị.

Năm 1954, đạo Tin Lành ở VN có được khoảng 60.000 tín đồ, gần 100 Mục Sư  và Truyền Đạo.

Sau Hiệp Định Genève 1954, đạo Tin Lành ở 2 miền Bắc và Nam VN có sự khác nhau. Một số đông tín đồ Tin Lành miền Bắc di cư vào Nam, nên ở miền Bắc chỉ còn lại khoảng 5.000 tín đồ và hơn 10 Mục Sư và Truyền Đạo, nhưng họ cũng tổ chức lại để lập Hội Thánh Tin Lành miền Bắc, vừa hoạt động tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước.

Ở miền Nam VN, CMA đẩy mạnh Hội Thánh Tin Lành miền Nam, phân làm 3 cấp : cấp trên hết là Tổng Liên Hội, kế đó là cấp Hạt,  cấp dưới chót là Chi Hội cơ sở.

Trường Kinh Thánh tại Đà Nẳng được chuyển vào Nha Trang thành Trường Đại Học : Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang. Hai trường Tin Lành Trung cấp xây dựng ở Đà Lạt và Ban Mê Thuộc để đào tạo Giáo sĩ vùng Tây Nguyên.

Đến năm 1975, Hội Thánh Tin Lành miền Nam có được 250.000 tín đồ, hơn 500 Mục Sư và Truyền Đạo, có hơn 400 Chi Hội, có 7 Hạt : Bắc Trung Hạt, Nam Trung Hạt, Trung Thượng Hạt, Nam Thượng Hạt, Đông Nam Hạt, Tiền Giang Hạt, Hậu Giang Hạt.

Có rất nhiều Tổ chức Nhân đạo và Từ thiện của đạo Tin Lành quốc tế mở các chi nhánh tại VN như : Trưỡng Lão, Bắp-tít, Ngũ Tuần, Thánh Kinh Hội, Hoàn Cầu Khải Tượng, Tổng đoàn Thanh niên Cơ-đốc, vv . . .

Hồi giáo

             *   Tổng quát.

*   Sự thành lập Hồi giáo,

Tiểu sử Giáo chủ Mahomet.

*   Kinh điển.

*   Giáo lý.

*   Sự bành trướngcủaHồi giáo.

*   Các Chi phái.

*   Số tín đồ.

*   Hồi giáo tại VN.

I.  Tổng quát :

Tôn giáo nầy được gọi là Hồi giáo vì chúng ta gọi bắt chước theo người Tàu. Theo từ ngữ củanước Á Rập, nơi sản xuất ra tôn giáo nầy thì  gọi là đạo ISLAM, từ ngữ Islam có nghĩa là Phục tùng Thượng Đế.

Do đó, Hồi giáo là một tôn giáo dạy các tín đồ phải phục tùng Thượng Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cãi.

Đây là một tôn giáo độc Thần  tiêu biểu nhứt, vì tính cách cứng rắn củanó, muốn cho mọi người đều phải theo Hồi giáo,  đưa người Hồi giáo đến chỗ lẫn lộn giữa Đạo và Đời.

Theo Giáo lý của Hồi giáo, tất cả mọi người mọi vật, dù ở trên trời hay ở trên mặt đất đều do Thượng Đế tạo nên.

Hồi giáo được chánh thức mở ra từ ngày 16-7-622 (sau kỷ nguyên Tây lịch 622 năm) tại thành phố Medina củanước Á-Rập, và ngày nầy được chọn là ngày mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo.

Người sáng lập ra Hồi giáo là Giáo Chủ Mahomet.

Quyển sách căn bản của Hồi giáo là Thánh Kinh Coran  (Qur’an), ghi chép lại tất cả những lời giảng dạy của Giáo chủ Mahomet.

II.   Sự thành lập Hồi giáo :

        Tiểu sử Giáo chủ Mahomet .

Giáo chủ Mahomet sanh khoảng năm 570 tại thành phố Mecca (La Mecque) nước Á-Rập Sê-út (Arabie Séoudite) ở vùng Trung Cận Đông, trong gia đình Hachim thuộc dòng họ Koraichites. Thân phụ là Abdulla và thân mẫu là Amina.

Mồ côi cha lúc được 2 tháng tuổi, và mồ côi mẹ năm lên 6 tuổi, Mahomet ở với ông nội và người bác là Abu Talib.

Chẳng bao lâu, ông nội cũng qua đời, chỉ còn có bác, nhưng gia đình của bác cũng không khá giả, nên Mahomet phải đi chăn cừu để kiếm tiền phụ với bác nuôi sống gia đình.

Mahomet được bác cho đi theo đoàn lữ hành đến xứ Syrie, băng qua các sa mạc, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo nhứt là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, . . .

Một sự kiện khác xảy ra trong cuộc đời thơ ấu của Mahomet là cuộc chiến đấu giữa 2 Bộ lạc Á Rập là Quraish và Beni Hawazin tại Hội chợ hằng năm Okaz. Mahomet đứng về phe của bác là Bộ lạc Quraish, có nhiệm vụ đi lượm các mũi tên của kẻ thù đã bắn rơi xuống đất để đem về cho bác và cho Bộ lạc của phe mình.  Cậu  bé  Mahomet  rất được mọi người trong Bộ lạc yêu mến vì tánh cậu rất thành thật, trung hậu và khiêm tốn.

Nhưng Mahomet sống bằng nội tâm nhiều hơn, không thèm khát giàu sang. Cuộc sống thầm lặng có vẻ như  ẩn dật. Gia đình Abu Talib rất thích hợp để Mahomet suy tư những mối băn khoăn kỳ lạ của chính bản thân mình. Ông nhớ lại năm Ông được 5 tuổi, đang lúc thơ thẩn trong sa mạc, bỗng thấy một con chim lửa từ trên Trời sa xuống, lấy gươm rạch ngực Ông rồi moi tim Ông ra đem rửa sạch.  Lúc đó Ông bị mê man  đi.

Khi lớn lên, Mahomet gặpmột tu sĩ Thiên Chúa giáo, Mahomét  mới thuật lại cho vị tu sĩ ấy nghe việc thấy chim lửa từ trên Trời sa xuống giữa sa mạc, thì vị tu sĩ đó nói rằng : “Con chim lửa đó là Thiên Thần Gabriel của Thượng Đế .” Nhân đó, Mahomet  mới hỏi về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jésus, và những điều giảng dạy của Chúa Jésus.

Sau đó, Mahomet lại quen với mộtngười thợ mù tên là Ouaraka, thuật cho nghe về Kinh Thánh Cựu Ước, điều luật Talmud của Đạo Do Thái.

Bác Abu Talib giới thiệu Mahomet đi bảo vệ đàn lạc đà của bà góa phụ giàu có tên là Khadija đi đến Syrie. Công việc hoàn thành tốt đẹp.  Sau đó Mahomet và Bà góa phụ Khadija yêu nhau, một mối tình hiếm có vì sự chênh lệnh tuổi tác khá lớn, bà Khadija 40 tuổi còn Mahomet  mới 25 tuổi.

Năm 595, hôn lễ được cử hành. Họ sống rất hạnh phúc, sanh được 2 con trai và 4 con gái, nhưng chỉ nuôi được một đứa con gái tên là Fatima.

Dù sống sung sướng trong sự giàu có của bà vợ Khadija, nhưng thỉnh thoảng Mahomet vẫn thích đi tìm nơi vắng vẻ, xa hẳn người nhà để suy tư và như có ý trông đợi một hiện tượng mầu nhiệm xảy đến.

Trong thời gian đó, tại Mecca, ngôi Đền linh thiêng Kaaba cần phải được xây cất lại. Những vật liệu cần thiết được cung cấp đầy đủ. Trong khi xây cất Đền, một cuộc tranh giành sôi nổi xảy ra giữa 4 người có thế lực nhất, xem ai là người có đủ tư cách cầm viên đá đen linh thiêng đặt vào trong bức tường chánh của ngôi Đền.

Khi cuộc tranh cãi đến lúc gay cấn  thì Mahomet bước đến, lúc đó Ông được 35 tuổi, và được mời làm trọng tài để giải quyết việc rắc rối nầy.

Mahomet rất bình tỉnh, và ung dung lấy chiếc áo choàng của Ông trải xuống đất, đặt viên đá đen linh thiêng vào ngay giữa tấm áo rồi mời 4 người đại diện của 4 thế lực ở Bộ lạc Quraish,  mỗi người cầm một góc  áo choàng và cùng nhấc lên để đem viên đá đen đặt vào đúng vị trí của nó.

Như vậy, danh dự được chia đồng đều lên 4 vị ấy, và hoà bình được vãn hồi mau chóng. Mọi người đều thán phục sự sáng suốt giải quyết vấn đề của Mahomet.

Năm 610, vào buổi chiều, Mahomet bước ra khỏi hang đá Hira trong sa mạc, nơi mà Ông thường đến để trầm tư mặc tưởng, bỗng Ông thấy một khối lửa to lớn từ trên trời sa xuống ập lên đầu Ông, Ông ngã lăn ra nằm mê man. Khi tỉnh dậy, Ông thấy trời tối thui và bầu trời đầy sao. Ông hồi tưởng lại việc kỳ lạ vừa  mới xảy ra, Ông nhớ rất rõ là có một vị Thiên Thần có cánh bay đến nắm cổ Ông, mạnh đến ngạt thở, đưa ra một lá cờ bằng lửa, và bảo : “ Hãy đọc đi.”  Ông hoảng sợ và kêu lên là tôi không biết đọc. (Quả thật Mahomet dốt, không biết chữ). Vị Thiên Thần bảo Ông lần thứ 2, rồi lần thứ 3. Ônh hỏi lại : “Đọc như thế nào ?” Tức thì vị Thiên Thần liền đọc to lên cho Ông nghe, tiếng lớn như sấm vang, và các chữ trên lá cờ lửa đó tuần tự bay đến đâm thẳng vào mình Ông như những mũi tên lửa.

Đại ý 5 câu trên là cờ lửa như sau : “ Hãy nhơn danh Đấng Thượng Đế cao cả mà truyền rao rằng : Đức Thượng Đế tối cao đã tạo ra loài người, đã từng dùng cây bút chỉ dạy cho loài người mọi điều bí ẩn mà loài người không hiểu thấu. Hãy truyền rao đi.”

Mahomet hoảng sợ, cố chạy về nhà, thì tiếng nói của vị Thiên Thần vang theo : “Mahomet chính là sứ giả của Thượng Đế. Ta đây là Thiên Thần Gabriel.”

Mahomet đã ngộ Đạo. Đêm Thiên khải ngộ Đạo nầy được gọi là đêm Kadir, được người Hồi giáo làm lễ lớn và cử hành bằng lễ cầu kinh, nhịn ăn ban ngày trong suốt tháng chay Ramadan.

Mahomet dường như còn nghi ngờ nên chưa vội thực hành việc rao giảng, như Thiên Thần Gabriel đã truyền dạy.

Lại một hôm nữa, Mahomet đi vào sa mạc, bỗng nhiên lên cơn sốt mê man, té xỉu xuống cát, áo choàng che phủ kín đầu. Bỗng Thiên Thần Gabriel lại hiện ra truyền dạy :

“ Ngươi chớ nên núp dưới áo choàng làm gì ! Hãy đứng dậy và truyền  rao đi. Hãy rao truyền quyền phép của Thượng Đế.”

Lần nầy, khi tỉnh dậy, Mahomet hết nghi ngờ, tin chắc mình là Sứ giả của Thượng Đế, và quyết tâm đi truyền rao một  Đạo  mới.

Trước hết, Ông phổ độ người nhà gồm : Vợ là bà Khadija, bạn là Abu Behr (một người giàu có thế lực lớn tại Mecca), em họ là Ali (cũng là con rễ sau nầy), và tên nô lệ Zaid (người được Ông cứu sống). Đó là 5 tín đồ đầu tiên của Mahomet.

Sau gần 4 năm lãnh sứ mạng Tiên tri của Thượng Đế, Mahomet truyền đạo chỉ thâu được khoảng 40 tín đồ.

Những tín đồ của Mohamet được người đời gọi chung là  Muslims. 

Phần lớn dân chúng bấy giờ có tín ngưỡng Đa Thần, nên không chịu nghe theo lời của nhà Tiên tri, Sứ giả của Đấng Thượng Đế, mà còn buông lời chế diễu, khinh bỉ, đôi khi còn xua đuổi hay khủng bố nữa. Những người Muslims phải trốn khỏi thành phố Mecca, sang sinh sống ở Abisinya, nơi đây họ được đối xử tử tế.

Năm 619, bà Khadija qua đời, một sự mất mát to lớn trong đời Mahomet, kế đến người Bác là Abu Talib cũng mất luôn sau đó.

Địa vị của nhà Tiên tri Mahomet tại Mecca trở nên nguy ngập. Ông quyết định di cư qua Taif, một thị trấn cách Mecca khoảng 60 cây số về phía Đông, nhưng ở đây, dân chúng cũng không nghe Ông giảng đạo, mà lại xua đuổi Ông. Tuy nhiên Ông cũng cảm hóa được một số ít người tin theo Ông và hứa trung thành với Ông trong một buổi thệ nguyện đầu tiên. Lời Thề như sau :

“ Chúng tôi sẽ không tôn thờ ai ngoài Thượng Đế, không trộm cắp, không thông dâm, không giết hại trẻ con, không buộc tội oan cho ai và chúng tôi sẽ vâng lịnh Đấng Tiên tri những điều gì đúng,”

Năm sau, một nhóm người ở Medina tới, gồm 73 đàn ông và 22 phụ nữ, đã đến tuyên thệ trước Mahomet bằng Lời Thề trên.

Những người  Muslims ở Mecca bị bạc đãi và xua đuổi, nên đã họp thành từng nhóm, rời bỏ Mecca, di cư đến sống ở Medina. Nhà Tiên tri ở lại Mecca với 2 người bạn là Abu Bakar và Ali.

Bấy giờ Bộ lạc Quraish nghĩ cách để diệt trừ Mahomet. Họ bao vây nhà Ông  để  bắt  và  giết  Ông,  nhưng

Ông được bí mật báo cho biết trước nên trốn thoát được cùng với Abu Bakar. Cả hai băng mình đi trong đêm tối, đến ẩn trú trong một căn hầm cách Mecca 3 dặm. Ngày hôm sau, Bộ lạc Quraish mở cuộc truy lùng, nhưng Mahomet đã rời căn hầm, đi thẳng đến Medina (Médine).

Ngày đó là ngày 16-7-622 sau Tây lịch, được gọi là ngày Thánh Di (Hégire). Ngày nầy được dùng làm ngày khởi đầu của Kỷ nguyên Hồi giáo, và sau ngày nầy, Hồi giáo phát triển mạnh. 

Medina bây giờ trở thành một thành phố của người Hồi giáo (Muslims).

Người Muslims, sau khi ổn định đời sống, họ bắt đầu chung sức xây dựng Giáo đường Hồi giáo đầu tiên tại Medina.

Bô lạc Quraish vẫn nhất quyết tiêu diệt người Muslims, mà đứng đầu là Mahomet. Từ Mecca, họ đưa một đoàn quân khỏe mạnh gồm 1000 người tiến đánh Medina. Dân Hồi giáo tại Medina tập trung lại chỉ có 313 quân, nhưng vẫn hăng hái lên đường chống lại quân Quraish. Hai bên dàn quân tại Badr, cách Medina 30 dặm. Trước khi mở cuộc ác chiến, Mahomet vào căn lều của Ông để cầu nguyện.

Trận chiến bắt đầu. Quân Hồi giáo với một lòng hy sinh dũng cảm chiến đấu, đã đánh tan được đoàn quân của Bộ lạc Quraish đông gấp 3 lần. Nhiều vị tướng lãnh của Quraish bị giết chết tại chiến trường.

Cuộc chiến thắng của đoàn quân Muslims ở Badr đã làm tăng thêm lòng tin tưởng của người Muslims đối với vị lãnh tụ của họ là nhà Tiên tri Mahomet.

Một năm sau, Bộ lạc Quraish lại tiến đánh Medina để phục thù, quyết tiêu diệt Mahomet. Lần nầy, đoàn quân của họ đông hơn trước gấp 3 lần, được 3000 quân.

Mohamet tập trung lực lượng Hồi giáo tại Medina, chỉ được 1000 quân, vẫn quá ít so với quân của Quraish. Tình hình lại có phần nguy kịch hơn vì trong đoàn quân Muslims, có Abdulla Ubay dẫn 300 quân Hồi giáo bỏ trốn. Mahomet chỉ còn lại 700 quân.

Trận chiến diễn ra ác liệt tại núi Uhad, nhưng bất phân thắng bại, hai đạo quân đều bị thiệt hại nặng nề. Quân Quraish  ngã lòng nên liền rút lui.

Hai năm sau, Bộ lạc Quraish kết hợp với nhiều Bộ lạc khác, quyết mở cuộc tấn công tiêu diệt Mahomet và Hồi giáo. Họ tập trung được 24.000 quân, và họ đem đoàn quân đông đảo nầy quyết đè bẹp thành Medina, tiêu diệt Hồi giáo.

Lần nầy, Mahomet không dám đem quân ra chận đánh  Quraish, mà lại lập kế phòng thủ, lo đắp lại thành lũy cho kiên cố, đào hào sâu, tổ chức thủ thành thật chặt chẽ, đồng thời lo tích lũy lương thực dồi dào, sẵn sàng chống cự lâu dài với quân Quraish.

Quân Quraish bao vây, công phá thành Medina rất dữ dội trong suốt một tháng mà không làm gì được, binh sĩ mệt mỏi chán nãn, lại bị một trận bão thổi qua, làm cho việc tiếp vận lương thực của quân Quraish bị ngưng trệ, nên quân Quraish đành  rút quân trở về Mecca.

Thế là 3 lần, quân Quraish tiến đánh Hồi giáo ở thành Medina đều thất bại.

Trong lúc đó, quân Hồi giáo, dưới sự lãnh đạo của Mahomet được bổ sung càng lúc càng đông, tổ chức huấn luyện  thuần  thục, trở thành một lực lượng khá hùng mạnh.

Năm 628 (năm thứ 6 Hồi lịch), Mahomet cảm thấy quân đội Hồi giáo hiện nay đủ sức mạnh chiến thắng Bộ lạc Quraish, nên Mahomet đích thân dẫn đại binh Hồi giáo đi đánh thành Mecca, trung tâm của Bộ lạc Quraish.

Kỵ binh của Mecca kéo ra cản đường. Cuộc chiến đấu kéo dài nhiều tuần lễ, và cuối cùng hai bên đình chiến, ký Thỏa ước Hudaibia. Theo Thỏa ước nầy, hai bên hưu chiến 10 năm, các tín đồ Hồi giáo hằng năm được quyền đến thành phố Mecca hành hương 3 ngày, bù lại, Mahomet phải giao trả lại các tù binh.

Với Thoả ước Hudaibia, Mahomet đã thắng lợi rõ rệt. Các lãnh tụ của Bộ lạc Quraish tại Mecca phải công nhận uy quyền của Mahomet bao trùm cả 2 lãnh vực Đạo và Đời, tức là tôn giáo và chánh trị.

Cũng trong thời gian kể trên, Mahomet khuếch trương thế lực của mình bằng những cuộc hôn nhân chánh trị. Ông kết hôn với con gái của những gia đình thế lực mà Ông muốn thuyết phục họ theo Hồi giáo, trong đó có Cô Maimuna là con gái của Ông Abu Sofyan, một lãnh tụ tại Mecca.

Mặt khác, Mahomet mở rộng thế lực bằng quân sự, đem quân tấn công người Do Thái vì không thuyết phục được họ theo đạo Hồi. Quân Do Thái thiếu đoàn kết nên bị Mahomet đánh bại. Các Ốc đảo Khaibar, Fabak bị quân Hồi giáo chiếm đóng.

Năm 630, lợi dụng tình trạng chia rẽ nội bộ trầm trọng giữa các lãnh tụ của các Bộ lạc tại Mecca, Mahomet kéo đại quân Hồi giáo tiến chiếm thành Mecca dễ dàng. Đây là một thắng lợi rực rỡ và quan trọng của đạo quân Hồi giáo, của Mahomet và của cả Hồi giáo.

Tại đây, Mahomet tẩy uế Đền Kaaba, phá nát các tượng Thần, thiết lập Đền Thờ Hồi giáo, chỉ thờ Đấng Thượng

Đế  tối cao duy nhứt. Mahomet thiết lập thành phố Mecca là Trung tâm Hồi giáo và cũng là Thánh Địa của Hồi giáo.

Đối với những người đã chống đối Ông trước đây, Mahomet tuyên bố tha tội cho họ, đồng thời răn cấm quân Hồi giáo không được cướp giựt của dân hay phá hại tài sản trong thành.

Lòng nhơn đức và sự rộng lượng của Giáo chủ Mahomet làm cho mọi người cảm phục, nhờ đó, dân chúng nhập theo Hồi giáo rất đông.

Lần lần, dân các Bộ lạc chung quanh Mecca đều nhập theo Hồi giáo. Mahomet dạy các tín đồ quay mặt hướng về thành Mecca để cầu kinh hành lễ, để phân biệt với  các tín đồ của Đạo Do Thái.

Các ngày lễ của Hồi giáo được thiết lập và duy trì mãi đến ngày nay, không hề thay đổi.

Mahomet đặt ra luật lệ cai trị, tổ chức quân đội, sửa đổi hình luật, thiết lập thuế má, hiệp các bộ lạc rời rạc thành một dân tộc, cùng theo một đạo là Hồi giáo, thương yêu giúp đỡ nhau, không phân biệt bộ lạc hay nòi giống, cùng tôn thờ một Đấng Thượng Đế Allah tối cao duy nhất. Đó là nền tảng của xã hội Hồi giáo.

Trong thời gian truyền bá và phát triển Hồi giáo, thỉnh thoảng Mahomet như lên đồng, mặt mày nhợt nhạt, mồ hôi đầm đìa, lăn lộn dưới đất, miệng thốt ra những lời giảng đạo. Các lời giảng đạo nầy được các đồ đệ ghi chép đầy đủ và tin rằng đây là những lời truyền dạy của Thượng Đế, rồi kết hợp tất cả lại, tạo thành Kinh Thánh CORAN.

Sau nhiều năm, Mahomet xây dựng được một xã hội Hồi giáo, với một Đức tin duy nhứt nơi Thượng Đế Allah, một Thánh Kinh Coran, một ngôn ngữ và một dân tộc.

Lần cuối cùng, Mahomet lên giảng đạo trên núi Arafa trước một đám đông tín đồ và các đại biểu của các Bộ lạc. Ngài đã giảng, tóm tắt như sau :

“ Hãy lắng nghe lời ta, vì đây có lẽ là lần cuối cùng ta gặp các  đồng đạo nơi đây.

Ngày hôm nay, Satan đã hoàn toàn thất vọng không thể ngự trị được trên trái đất nầy. Nhưng nếu các tín đồ nghe lời nó, dù là về một việc nhỏ nhặt thì cũng là một nguồn vui cho Quỉ. Vậy các tín đồ hãy cẩn thận để giữ trọn niềm tin.

Các tín đồ có quyền đối với vợ và người vợ cũng có quyền đối với các tín đồ. Thượng Đế đã trao họ cho các tín đồ, các tín đồ phải đối xử với tất cả lòng thương yêu. Đối với bọn nô lệ, các tín đồ hãy cho họ ăn những thứ mà các tín đồ ăn và cho họ mặc như các tín đồ.

Hãy nghe kỹ lời ta và học lấy làm lòng. Phải biết rõ là một người Hồi giáo là anh em của một người Hồi giáo khác. Các tín đồ đều đồng đẳng và thuộc một đoàn thể huynh đệ.

Cấm lấy bất cứ thứ gì của người khác nếu không được người nầy vui lòng tặng. “

Giảng xong, Ngài nói lại 3 lần rằng : “ Ta đã làm xong sứ mạng chưa ? Ta đã làm tròn Thiên sứ. Vậy Islam hãy là tôn giáo của các ngươi.”

Ngài trở về thành Medina, đem hết sức lực còn lại ra huấn luyện đoàn Thánh quân Hồi giáo cho thật tinh nhuệ để tiếp tục sứ mạng bảo vệ Hồi giáo ở khắp nơi. Ngài cử tướng U Sa Ma lên chức Tổng Chỉ huy đoàn Thánh quân và long trọng trao cho vị tướng nầy lá cờ lệnh.

Bấy giờ, Mahomet rất yếu vì thọ bệnh, nên trong các buổi lễ tại Giáo đường, Ngài giao cho Ông Abu Bakar thay Ngài cầm đầu các buổi lễ.

Sau đó, bệnh tình của Giáo chủ Mahomet trở nặng và Ngài mất vào ngày 8-6-632 (sau Tây lịch tại đây), hưởng thọ 62 tuổi (năm sanh 570, năm tử  632), lưu lại một sự nghiệp lớn lao và một nền văn minh mang sắc thái tôn giáo, gọi là nền Văn minh Hồi giáo.

Ngày hôm sau, Ông Abu Bakar lên thay Giáo chủ Mahomet, trở thành vị Calife (Khalifa)  thứ nhứt chưởng quản Hồi giáo và cai trị đất nước Á Rập Hồi giáo.

Tóm lại, cuộc chiến đấu bằng võ lực để sinh tồn và sau đó là để  mở rộng biên cương Hồi giáo đã kéo dài suốt hết cuộc đời của Mahomet. Quân đội Hồi giáo đã chiến đấu 64 trận, trong đó có 24 trận lớn do Mahomet đích thân chỉ huy. Sự thành công của Mahomet và của lực lượng Hồi giáo có thể được giải thích bằng một số lý do chính sau đây :

  1. Xã hội Á Rập đã tiến hóa, Đa Thần giáo không còn hợp thời nữa. Các sắc dân du mục bắt đầu  định cư và ranh giới giữa các bộ lạc bắt đầu  bị xóa bỏ để dân chúng hòa hợp nhau tạo thành một quốc gia hùng mạnh chống lại cuộc xâm lăng của các nước khác.
  2. Mahomet đã tạo ra Hồi giáo với một Giáo lý đặc biệt làm cho tín đồ tuyệt đối trung thành và phục tùng vị Giáo chủ, tạo ra một quân đội hùng mạnh và hiếu chiến, gọi là Thánh quân,  để mở rộng Hồi giáo bằng võ lực, gọi là các cuộc Thánh chiến. 
  3. Mahomet là người rất khôn ngoan và có tài năng lỗi lạc về nhiều mặt : Quân sự, Chánh trị, Ngoại giao.

Đối với các địch thủ, Ngài biết tùy thời và tùy trường hợp, khi thì dùng võ lực,  khi  thì  dùng  ngoại  giao, điều đình

hoặc nhượng bộ, để cuối cùng lừa được cơ hội mà thắng địch.

Đối với các tín đồ, Ngài tỏ ra là một người sành tâm lý, khéo dùng lời lẽ để thuyết phục, kích thích óc tưởng tượng,

và củng cố đức tin.

Sự thành công rực rỡ của Giáo chủ Mahomet là nhờ sự kết hợp chặt chẽ  3 yếu tố : Tôn giáo, Chánh trị và Quân sự.

III. Các Kinh sách của Hồi giáo :

         Hồi giáo có 3 quyển Kinh sách quan trọng :

-         Thánh Kinh Coran.

-         Sách Sunna.

-         Sách Hadith.

  1. Thánh Kinh Coran :

Coran có nghĩa là đọc đi đọc lại. Đây không phải là tác phẩm của Giáo chủ Mahomet viết ra, mà do các môn đệ của Mahomet thâu góp chép lại tất cả những lời Thánh dạy do Giáo chủ Mahomet cảm nhận nói ra, rồi sắp xếp lại cho có hệ thống, tạo thành Kinh Coran.

Sự thâu thập biên chép kể trên không được thực hiện trong lúc Mahomet còn sống, vì thuở ấy, các môn đệ chỉ cố gắng nghe và ghi nhớ những lời của Mahomet nói ra.

Mãi đến năm thứ 11 của Kỷ nguyên Hồi giáo, ngay sau khi Mahomet mất, Ông Abu Bahr mới đứng ra khởi làm công việc nầy.

Ông Abu Bakar lập thành một bản Kinh đầu tiên và trao cho Bà Hafca, vợ của Mahomet giữ. Tuy nhiên bộ Kinh nầy chưa được xem là chánh thức vì còn có những môn đồ khác của Mahomet sưu tập riêng.

Các Ông : Obavyb Kab, Ông Abdallahb Masoud, Ông Abu Mousa Migdahb Amr, cũng đã sưu tập và viết ra để tạo thành một bản Kinh riêng.

            Sau đó, Ông Othman nhận thấy có nhiều bản Kinh như thế có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ Hồi giáo, nên Ông quyết định triệu tập một Hội Đồng để tổng hợp và dung hòa các bộ Kinh trên thành một bộ duy nhứt. Công trình nầy được đa số đồng  ý và tiến hành ngay, nhưng phải tới 2 năm sau, Bộ Kinh lớn  mớiđược hoàn thành và chánh thức đặt tên là KINH  CORAN  (Qur’an).

  1. Về hình thức :

Kinh Coran được chia thành 114 chương, gọi là Sourates,  mỗi chương lại chia ra làm nhiều đoạn dài ngắn không đều nhau, có chương dài tới 200 đoạn, có chương chỉ có vài đoạn. Thứ tự thời gian xuất hiện của các chương rất khó phân biệt. Đại khái, các chương ngắn thì xưa hơn các chương dài và thườngđặt ở cuối Kinh.

Trong thủ bản đầu tiên, người ta có ghi số chương ở đầu Kinh, nhưng không đánh số từng chương. Sau nầy, để độc giả dễ phân biệt, người ta mớiđặt cho mỗi chương một cái tên và đánh số rõ ràng. Không những thế, người ta đánh số cả các đoạn. Có điều,  mỗingười có lối đánh số khác nhau, mặc dầu số chương giống hệt nhau.

Mở đầumỗi chương, người ta đều thấy có ghi câu :   

“ Bismilla Hir Rahma Nir Rahim.” Nghĩa là : Nhân danh Allah, Đấng Đại Từ  Bi.

Xuyên qua câu nầy, Mahomet luôn luôn nhận mình chỉ là ngườiđược Thượng Đế truyền và chỉ nhắc lại những lời Thượng Đế dạy, chớ không phải tự  mình đặt ra những lời đó.

  1. Về Nội dung :

Chương thứ nhứt tức là chương mở đầu, chỉ là một Bài Cầu nguyện :

“ Lạy Chúa, Chúa của cả muôn loài. Chúa là Đấng mà chúng con hằng kính yêu tột bực và là vua trong ngày Phán xét.

Chúng con tôn thờ Chúa, và xin Chúa giứp đỡ và dẫn dắt chúng con theo đường chánh tràn ngập phước lành.

Chúng con không đáng để Chúa giận, chúng con tất cả đều vô tội.”

Những chương sau có thể được chia làm 2 phần :

-         Phần 1 : Những bài giảng ở thành Mecca.

-         Phần 2 : Những bài giảng ở thành Medina.

Trong những chương giảng ở Mecca, Giáo chủ thường nói về mục đích cao cả của Hồi giáo. Thời kỳ, số tín đồ còn ít và người ta còn chưa mấy tin tưởng vào giáo lý của Mahomet, Ngài hay nói về ngày Thánh xét và sự phục hồi kiếp khác của người chết. Ngài chỉ trích những người không theo đạo của Ngài, và còn đe dọa là họ sẽ bị trừng phạt, đồng thời Ngài dùng những từ ngữ đẹp đẽ để diễn tả cảnh hạnh phúc giàu sang ở cõi Thiên đàng. Trong thời kỳ nầy, Mahomet đã chịu ảnh hưởng hoàn toàn của Giáo lý Do Thái giáo và Thiên Chúa  giáo.

Ta có thể phân ra làm 3 giai đoạn  :

- Giai đoạn 1 : Mahomet giảng say mê và vô cùng mãnh liệt những bài về Thượng Đế. Lời văn ở đây được gọt dũa rất trôi chảy, đẹp như lời thơ. Thượng Đế mà Mahomet trình bày giống y như Thượng Đế trong Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo. Để gây thêm lòng tin tưởng cho người nghe, Mahomet luôn luôn dùng những lời thề dưới đủ mọi hình thức để chứng minh sự xác thực của các lời Thánh dạy.

- Giai đoạn 2 : Mahomet bớt say mê hơn và có sự trấn tỉnh làm cho lời giảng hiệu quả hơn. Các bài giảng bớt dài, lời văn cũng bớt gọt dũa và ít dùng các lời thề hơn.

- Giai đoạn 3 : Mahomet gần như không giảng nữa, mà lại làm thơ, với nội dung nhắc đi nhắc lại những gì mà Ngài đã nói trong 2 giai đoạn  trước.

Trong những chương giảng ở Medina, Mahomet với tư cách là một Giáo chủ Hồi giáo, đồng thời cũng là lãnh tụ chánh trị, Ngài nói nhiều về vấn đề tổ chức một xã hội Hồi giáo hơn là Giáo lý, đặc biệt về vấn đề chọn lựa và địa vị của một Giáo trưởng, vấn đề nghi lễ. Những gì Mahomet nói, đương nhiên trở thành luật pháp. Luật nầy hầu hết chịu ảnh hưởng của luật Do Thái giáo.

  1.  Sách Sunna :

Sunna, theo tiếng Á Rập, có nghĩa là đức tính, là phép xử thế mẫu mực.

Sách Sunna được soạn thảo nói về những đức tánh và cách xử thế của Giáo chủ Mahomet. Đó là những mẫu mực mà các tín đồ phải bắt chước noi theo. Do đó, sách Sunna bao gồm những lời giải thích các điều luật của Hồi giáo.

Để thực hiện việc biên soạn sách Suna, người làm sách đã đi dò hỏi tất cả những người họ hàng của Giáo chủ và những người đã sống chung với Giáo chủ từ lúc thiếu thời cho đến lúc chết, tất cả những chi tiết liên quan được ghi lại và phân tích, xếp loại và chú thích.

Vì vậy, ngay từ thế kỷ đầu của Hồi lịch, người ta cho rằng, sách Sunna có thể vượt qua Kinh Coran. Nói các khác, đối với những điều mà Kinh Coran và sách Sunna đều có nói tới nhưng lại khác nhau thì người ta tin sách Sunna hơn là tin theo Kinh Coran.

Kinh Coran chỉ ghi lại những điều mà Giáo chủ nói, còn sách Sunna thì ghi lại những điều mà Giáo chủ làm.

  1.  Sách Hadith :

Hadith, theo tiếng Á Rập, có nghĩa là truyền thống, là tạp quán cổ truyền.

Sách Hadith, xuất hiện sau Kinh Coran và sách Sunna, sưu tập lại những lời nói, những cử chỉ hành động của Giáo chủ chưa được nói tới trong Kinh Coran và sách Sunna, và của các đồng bạn của Ngài, của các Calife, có mục đích giống như sách Sunna, dùng làm mẫu mực cho tín đồ Hồi giáo.

Đối với các nhà truyền giáo Đạo Hồi, sách Hadith chứa đựng những nguyên tắc căn bản của Giáo luật, những nguyên tắc có tánh cách thực tế chớ không lý thuyết như những điều trong Kinh Coran.

Như vậy, sách Hadith có tánh cách giống như sách Sunna, nhưng lại hơn Sunna ở chỗ nó bao hàm luôn cả những chi tiết liên quan đến những lời nói , những cử chỉ hành động của các đồng bạn của Giáo chủ và các Calife sau nầy. Do đó, sách Hadith được dùng làm căn cứ để phân biệt những tín đồ trung thành với Hồi giáo hay phản nghịch.

Việc biên soạn sách Hadith được thực hiện trong một khoảng thời gian khá lâu và ở nhiều nơi khác nhau, nên có nhiều bản khác nhau. Sự khác biệt nầy đã gây ra nhiều hậu quả tai hại, nên vào cuối thế kỷ thứ 9 Tây lịch, các vị lãnh đạo Hồi giáo quyết định đem 6 bản đầy đủ nhứt của sách Hadith ra xem xét và đúc kết lại thành 2 bản chánh gọi là CAHIH.

- Bản chánh thứ 1 do Al Bokhali hoàn thành vào năm 870 Tây lịch.

- Bản chánh thứ 2 do Ibn Maja, Abu About Al Tirmith và Al Nasai hoàn thành vào năm 875 Tây lịch.

Trong 2 bản chánh nầy,  các  nhà  biên  soạn  thu  thập,

xếp loại các sự kiện, loại bỏ những sự kiện không chính xác mà các nhà làm sách trước kia đã lầm lẫn.

Tuy đã cố gắng thống nhứt các sách, nhưng các nhà lãnh đạo Hồi giáo không sao thống nhứt được các cách hiểu kinh sách của họ. Từ đó, Hồi giáo bị phân chia thành nhiều Chi phái chống đối nhau một cách mạnh mẽ.

IV.  Giáo Lý của Hồi giáo :

Phần chánh của Giáo lý Hồi giáo phát xuất từ  Giáo lý của Do Thái giáo và của Thiên Chúa giáo, nhưng Hồi giáo có quan niệm độc thần cứng rắn hơn và khắt khe hơn, nhưng lại đơn giản hơn hai tôn giáo kia.

Đối với tín đồ Hồi giáo, chỉ có một Đức Chúa Allah và Mahomet là Sứ giả  do Chúa sai xuống.

Tin theo Hồi giáo (Islam) là phải phục tùng Chúa một cách hoàn toàn và tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cãi.

Quan niệm độc Thần cứng rắn kể trên đã đưa tín đồ Hồi giáo đến chỗ lẫn lộn giữa Đạo và Đời. Theo họ, tất cả mọi vật ở trên Trời hay trên mặt đất đều là của Chúa và do Chúa tạo nên. Bàn tay Chúa hiện hữu khắp mọi nơi và Thánh thiện hóa tất cả. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Chúa, không ai có địa vị ưu tiên hơn ai, trừ Mahomet. Một tầng lớp Giáo sĩ trung gian giữa Chúa và tín đồ thì không cần thiết.

Trong xã hội Hồi giáo, người ta không phân biệt những gì là của Đền Thờ và những gì không phải của Đền Thờ. Do đó, tất cả những lãnh tụ của Hồi giáo đều là những lãnh tụ chánh trị.

Giáo luật của Hồi giáo rất đơn giản, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Người tín đồ Hồi giáo có 5 bổn phận chánh phải theo. 5 bổn phận nầy được gọi là Ngũ Trụ (5 cây cột), kể ra :

  1. Xác tín :Xác nhận sự tin tưởng tuyệt đối của mình vào Đức Chúa Trời bằng cách đọc 5 Câu kinhKalima, đọc bằng tiếng Á Rập, có ý nghĩa là :

“ * 1. Chỉ có Allah duy nhứt được hưởng quyền thờ phụng, và Mahomet là sứ giả của Allah.

* 2. Tôi đã hiểu rõ và tôi xin thề : Chỉ có Đấng Allah duy nhứt đáng cho tôi kính lạy, ngoài ra không còn ai hết. Ngài đứng một mình trong cõi cao thâm, không dựa vào ai, không thể đem so sánh với ai hết. Tôi đã hiểu rõ và tôi xin thề như thế. Tôi tin chắc rằng chỉ có Mahomet là người được Allah tín nhiệm và là sứ giả duy nhứt của Ngài.”

* 3. Tôi xin thành thật nhận rằng, Allah là Đấng Chí Tôn trong sạch và cao cả. Bao nhiêu sự kính phục, bao nhiêu lời ca ngợi, chỉ có Ngài đáng hưởng mà thôi, ngoài ra không có ai đáng cho tôi cúi lạy.

Allah là Đấng tối thiêng, có quyền phép vô biên. Nếu không có Ngài che chở và chỉ dạy, tự tôi không bao giờ từ bỏ được tội lỗi để làm những điều lành.

* 4. Chỉ có Allah duy nhất được quyền thụ hưởng sự thờ phụng, ngoài ra không có ai được quyền ấy mà cũng không có ai sánh được với Ngài. Chỉ có Ngài trị vì cả dưới đất lẫn trên Trời. Bao nhiêu sự kính phục, bao nhiêu lời ca ngợi, chỉ có Ngài đáng hưởng mà thôi.

Kẻ chết có thể sống lại được, kẻ sống có thể chết được vì Ngài. Bao nhiêu sự tốt lành đều do Ngài ban phát. Tất cả sinh vật đều ở  trong tay Ngài.

* 5. Tôi đã hiểu rõ. Cúi xin Allah che chở cho tôi. Tôi không tôn sùng một hình tượng nào khác ngoài Ngài ra. Xin Allah cứu rỗi tôi, tha thứ các tội lỗi mà tôi đã tạo ra vì ngu muội mà không biết. Chắc chắn Allah soi thấu hết mọi việc. Từ đây, ngoài Islam ra, tôi xin từ bỏ hết các đạo khác.”

  1. Cầu nguyện :Mỗi ngày, tín đồ phải làm lễ cầu nguyện 5 lần :

-         Lần 1 trước khi mặt trời mọc, gọi là Cobh.

-         Lần 2 vào buổi trưa, gọi là Zohr.

-         Lần 3 vào buổi chiều, gọi là Acr.

-         Lần 4 vào lúc mặt trời lặn, gọi là Maghrib.

-         Lần 5 vào lúc ban đêm, gọi là Iha.

Trước khi cầu nguyện,  tín đồ phải thanh tịnh. Nếu đã sờ mó vào những vật không thanh tịnh, dơ dáy thì tín đồ phải đi rửa mặt, rửa tay suốt lên đến khủy tay và đưa cánh tay ướt lên khỏi đầu khi rửa chân. Trong trường hợp ở Sa mạc thì dùng cát thay nước để rửa.

Những thứ mà Hồi giáo coi là không thanh tịnh như : Xác chết, rượu, thịt heo, nam nữ giao hợp, đàn bà sanh nở, …

Tính đồ cầu nguyện ở bất cứ nơi nào cũng được, trừ nơi ô uế như : Bãi tha ma, lò sát sinh.

Vật dụng chỉ gồm một tấm thảm hay một mảnh vải có vẽ hình tượng trưng Đền Thờ, được trải trước mặt. Lời cầu nguyện bằng tiếng Á Rập được dịch ra sau đây :

“ Allah là Đấng vô cùng cao cả. (4 lần)

Tôi nhận chân rằng không có vị Chúa nào ngoài Allah.    (2 lần)

Tôi nhận chân rằng Mahomet là người do Ngài sai xuống. (2 lần)

Hãy cầu nguyện, hãy đến để chào Ngài. (2 lần)

Allah là Đấng cao cả nhứt. (2 lần)

Không có vị Chúa nào ngoài Allah. “

Khi cầu nguyện, tín đồ phải quay mặt hướng về Thánh địa Mecca, cúi lạy xuống, trán sát xuống đất.

Ngoài các lễ cầu nguyện hằng ngày tại tư  gia, các  tín

đồ phải đến dự lễ chung vào trưa ngày thứ 6 mỗi tuần tại Thánh đường Hồi giáo ở địa phương. Tại đây, một vị gọi là Imâm  điều  khiển buổi lễ.

Imâm không phải là Giáo sĩ, vì Hồi giáo không tổ chức hàng Giáo sĩ, mà chỉ là một tín đồ sùng đạo và hiểu  đạo.

Trong Thánh đường, người ta đặt một cái Ngai (Mihrab) hướng về Thánh địa Mecca. Các tín đồ ngồi trước Ngai để làm lễ. Mỗi buổi lễ thường có nhiều nghi thức nhỏ gọi là Raka. Người ta đọc kinh, cúi rạp mình xuống để cầu nguyện và sau đó đọc kinh tiếp.

  1. Ăn chay ban ngày trong tháng Ramadan :

Hằng năm, vào tháng 9 Hồi lịch, gọi là tháng Ramadan, tất cả tín đồ Hồi giáo đều bị cấm không được ăn, hút thuốc, chung đụng với vợ, vào lúc ban ngày, kể từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Còn ban đêm thì tín đồ được tự do như bình thường.

Đặc biệt những người đau yếu, già cả, đàn bà chửa, vú em, những người làm công việc nặng nhọc, chiến sĩ đang dự Thánh chiến thì được miễn điều luật nầy.

Kết thúc tháng ăn chay, tín đồ tổ chức ăn Tết, gọi là Tết nhỏ. Tục lệ nầy có từ năm thứ 2 của Kỷ nguyên Hồi giáo.

  1. Bố thí :

Giới luật nầy được đặt căn bản trên quan niệm cho rằng những của cải của đời đều ô uế, chỉ dùng tới chúng khi chúng được thanh tịnh hóa bằng cách hiến dâng một phần cho Chúa làm của Bố thí. Của Bố thí từ đó được hiểu như một thứ thuế của Hồi giáo đánh vào lợi tức của mỗi tín đồ, bằng 5% đến 10 % tùy theo loại, có ghi rõ trong Kinh Coran.

Nhưng sở dĩ nó được thu dưới hình thức của Bố thí là vì nó được Chúa đem ban cho những người già cả và nghèo đói.

  1. Hành hương Mecca một lần trong đời :

Mecca (La Mecque) ở nước Á-Rập Sê-Út (Arabie Séoudite) là Thánh địa của Hồi giáo. Mỗi tín đồ Hồi giáo, không phân biệt Nam hay Nữ, phải có ít nhất một lần trong đời, đi hành hương Thánh địa Mecca, trừ trường hợp bịnh hoạn, nghèo khó, hay đường sá nguy hiểm. Các nô lệ, các phụ nữ không chồng đưa đi thì được miễn.

Đây là bổn phận bắt buộc của tín đồ Hồi giáo đối với Đấng Allah vì đó là lệnh của Ngài.

Thời kỳ hành hương bắt đầu từ tháng 12 Hồi lịch. Trước khi đi hành hương, tín đồ phải giữ mình cho thanh tịnh, phải cạo râu, cắt móng tay, mặc Ihram (một mảnh vải quấn ngang người, không khâu may gì cả), đi dép chớ không được đi giày, cữ gần đàn bà, không được sát sanh, săn bắn, chặt cây nhổ cỏ.

Từ lúc hành hương, các tín đồ phải luôn luôn cầu nguyện : “ Lạy Chúa . . .  Con xin theo lệnh Chúa.”

Đến Mecca, họ thường đi quanh Đền Thờ Kaaba 7 lần,  mỗi lần qua phiến đá đen, họ kính cẩn cúi xuống hôn đá.

Sau đó, họ đi ra ngoại ô, đi vòng quanh 2 ngọn đồi As Safa và Al Marwah để tưởng nhớ tới Bà Agar, mẹ của Ismael khi bà đi theo lộ trình nầy để kiếm nước cho con uống. Khi đến suối Zem Zem, nơi bà Aga lấy nước, họ kính cẩn cúi xuống uống nước suối nầy.

Đến ngày thứ 7, sau khi cầu nguyện ở Đền Kaaba, các tín đồ lại đến thung lũng Mina, cách đó 15 cây số, cắm trại trongcánh đồng Arafat cạnh ngọn đồi cùng tên.

Hôm sau, tất cả đều lên đồi cầu nguyện và thề trung thành với Chúa và ở đây cho tới hết ngày thứ  9  mới kéo về đồi Muzdalifat, cách Mina vài cây số, nơi thờ Thần Bão tố Kuzat. Tại đây,  mỗi người lấy 7 viên sỏi ném thành 3 đống để kỷ niệm Ngày Abraham chống Quỉ Satan bằng cách ném sỏi nầy.

Cuối cùng, người ta giết dê, lạc đà để làm lễ Tạ ơn và kết thúc hành hương.

Cũng ngày nầy, tại các nơi khác, các tín đồ không đi hành hương cũng vui mừng ăn Tết lớn  Aid El Kebir.

Trong thời gian đi hành hương, các tín đồ ghé thăm mộ của Giáo chủ Mahomet và mộ của các người thân của Ngài.

Đó là 5 bổn phận chánh của tín đồ Hồi giáo. Còn thêm một điều nữa rất quan trọng là : THÁNH CHIẾN.

Thánh Chiến : được coi như một nhiệm vụ thiêng liêng của các tín đồ Hồi giáo, vì họ coi những kẻ không chịu theo Hồi giáo là kẻ thù cần phải tiêu diệt.

Thánh Kinh Coran nói rõ : “ Chiến tranh mở rộng đất Thánh là cuộc chiến tranh hợp lý và Thánh thiện, vì ngoài việc dùng lời nói dịu dàng, khôn khéo để khuyên người ta theo Hồi giáo mà họ không chịu nghe theo, thì cần phải có những biện pháp cứng rắn bắt buộc, và cuối cùng là phải tàn sát những kẻ chống lại, vì những kẻ ấy đã gán cho Chúa những ý xấu mà chúng không nêu được bằng chứng. Đặc biệt là phải làm khuất phục các nước lân cận để họ cải đạo mà theo Hồi giáo.”

Một lý thuyết gia của Hồi giáo tên là Ibn Khaldoun đã viết rằng : “ Đối với Hồi giáo, Thánh chiến chống những kẻ ngoại đạo là một trong những điều bắt buộc thiêng liêng vì Hồi giáo là đạo của mọi người, và mọi người phải theo tôn giáo đó, dù vui lòng hay bị áp lực bắt buộc.”

“Tất cả Giáo lý của các tôn giáo khác đều sai, chính Kinh Coran  đã viết như vậy. Chúng ta không tranh luận với họ, chúng ta chỉ cho họ chọn : Hồi giáo hay sự đầu hàng.”

Chính vì vậy mà Mahomet lúc nào cũng hô hào các tín đồ Hồi giáo phải đoàn kết, xây dựng một quốc gia có lực lượng võ trang hùng hậu, không những để tự vệ mà còn để đem đến cho các tập thể khác một Đức tin.

Từ đó, đối với các tín đồ Hồi giáo, Thánh Chiến là phương cách tốt nhứt để bành trướng Hồi giáo và là một bổn phận không thể thiếu được. Bất cứ lúc nào, các tín đồ Hồi giáo cũng sẵn sàng hưởng ứng lệnh tòng quân, tự đặt mình dưới sự chỉ huy của các Calife để tiêu diệt những kẻ không theo họ hay chống lại họ.

Những Giáo luật trên là bắt buộc.

Không những thế,  xã hội Hồi giáo là một xã hội mà tôn giáo và chánh trị hỗn hợp nhau, nên luật Đạo tức là luật Đời. Các lãnh tụ Hồi giáo cũng là lãnh tụ chánh trị, cầm quyền cai trị quốc gia Hồi giáo, nên người dân không thể nào làm trái luật mà không bị trừng phạt.

Điều nầy giải thích tại sao Hồi giáo không bị mất tín đồ, mà còn bành trướng mạnh.

Giáo lý của Hồi giáo nói : Quan niệm về Vũ trụ,  về Nhơn sanh, đối với Thiên Thần và Ma Quỉ, đối với Địa ngục và Thiên đàng, đối với thể xác và linh hồn, đều rập khuôn theo Giáo lý của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo trong 2 quyển Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, nhưng sự gọi tên thì theo cách thức của người Á Rập :

-         Thượng Đế thì gọi là Allah,

-         Thiên Thần Gabriel  được gọi là Jibril,

-         Quỉ Satan được gọi là Ác quỉ Shaitan, vv . . .

Hồi giáo cấm các tín đồ ăn thịt heo vì cho rằng heo là con vật ô uế, ngoài ra cũng không được ăn thịt các thú dữ.

Phụ nữ Hồi giáo không được bình đẳng với Nam phái, họ bị buộc phải che mặt khi đi ra đường. Hồi giáo cho phép đàn  ông lấy nhiều vợ và được phép có nô lệ là những tù binh bại trận trong các cuộc Thánh chiến.

Luật lệ của Hồi giáo rất nhiều và rất chi tiết, rất khắc khe, vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo, trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của tín đồ.

Ở những nước Hồi giáo, pháp luật Hồi giáo cũng chính là pháp luật của quốc gia.

Nhiều nhà nghiên cứu về Hồi giáo đều nhận xét : Giáo lý và Giáo luật của Hồi giáo tạo ra cho các tín đồ một tạp quán, một tâm lý, một lối sống bảo thủ, phục tùng, cuồng tín và hiếu chiến.

V.  Sự Bành trướng của Hồi giáo

      sau khi Mahomet chết :

  1. Vấn đề kế vị Mahomet :

Sau khi Mahomet chết, Cộng đồng Hồi giáo có nguy cơ tan rã. Các vị thân cận của Giáo chủ Mahomet hiểu rõ nguy cơ nầy nên quyết tâm bảo vệ Cộng đồng Hồi giáo, tức là thay thế Mahomet để lãnh đạo tôn giáo và chánh trị.

Người đầu tiên kế vị Mahomet là Abu Bahr, một cha vợ của Mahomet, chức vụ lãnh đạo đó được gọi là Calife. Abu Bahr tại vị được 2 năm (632-634) đã duy trì được nền thống nhứt của Cộng đồng Hồi giáo.

Kế đó là Omar, một cha vợ khác của Mahomet, ông cầm quyền được 10 năm (634-644). Omar  dốc  toàn  lực  vào

các cuộc bành trướng Hồi giáo bằng đoàn Thánh quân chinh phục các nước : Syrie, Ba Tư, Ai Cập, Cyrénaique, Tripolitaine, đảo Chypre, Crète, làm chủ vùng Địa Trung Hải.

Omar bị một tên nô lệ ám sát chết.

Lên thay Omar là Othman, một người con rể của Mahomet, nhưng Othman bất tài, làm nội bộ của Hồi giáo chia rẽ trầm trọng, các phe nhóm được lập ra để chống đối nhau. Năm 656, Othman bị một đám đông vây nhà giết chết.

Ali lên thay, Ali cũng là một con rể của Mahomet. Tình trạng phân tán trong nội bộ vẫn tiếp tục. Đến năm 661, Ali bị ám sát chết.

Người lên thay là Mo’aouiya, sáng lập ra triều đại Omeyyade.

  1. Triều đại Omeyyade (661-750) :

Trung tâm của thế giới Hồi giáo lúc bấy giờ  di chuyển đến Damas, thủ đô của Syrie. Các Calife của triều đại nầy chế tạo được nhiều khí giới lợi hại nên đã tấn công vào đế  quốc Byzance, chinh phục Bắc Phi, tấn công nước Pháp và Y Pha Nho. Phía Á Châu, quân Hồi giáo xâm lăng A Phú Hãn, đe dọa Trung quốc, tiến về lưu vực sông Ấn Hà ở phía Nam. Đến năm 750, một cuộc nội loạn xảy ra ở Damas lật đổ triều đại Omeyyade, thay thế bằng triều đại Abbasside.

  1. Triều đại Abbasside (750-1258) :

Trung tâm của Đế quốc Hồi giáo bây giờ được di chuyển đến Bagdad, thủ đô của Irak. Đế quốc Hồi giáo bành trướng mạnh sang miền Đông Phi Châu, các xứ ớ Ấn Độ Dương và ở Đông Nam Á.

Văn minh của Hồi giáo trong thời đại nầy đạt đến đỉnh cao nhất.

Về sau, triều đại  Abbasside  suy  yếu,  các  Calife  của

các nước nhỏ tách ra lập một nước riêng, đối nghịch với Calife ở Bagdad. Cuối cùng thì uy quyền của Calife Abbasside ở Bagdad bị thu hẹp trong lãnh thổ Irak, Ba Tư và miền Lưỡng Hà.

  1. Người Mông Cổ chiếm Bagdad :

Năm 1357, cháu của Thành Cát Tư Hãn (vua Mông Cổ) là Hốt Tất Liệt đem quân Mông Cổ viễn chinh tấn công Irak, chiếm thủ đô Bagdad, chấm dứt triều đại Abbasside.  

Người Âu Châu lúc đó muốn dùng thế lực Mông Cổ để tiêu diệt Hồi giáo, nhưng người Mông Cổ lại bị Hồi hóa nên người Mông Cổ nối tiếp các công trình bành trướng Hồi giáo.

Trong lúc đó, người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman trở nên hùng mạnh, tạo thành một đế quốc rộng lớn ở phía Đông Nam Âu Châu và Tây Á Châu, nên Hồi giáo cũng được phát triển mạnh  trong  đế  quốc  Ottoman  nầy.

Như thế, Cộng đồng Hồi giáo đã chia làm 2 : Đế quốc Mông Cổ và Đế quốc Ottoman. Nhờ đó mà Hồi giáo đã truyền bá được một vùng rộng lớn từ Phi Châu sang Trung Đông, Nam Á Châu và Đông Nam Á.

Số tín đồ Hồi giáo lúc đó lên đến 500 triệu người, nhưng phần lớn kém văn minh, còn trong vòng bán khai.

  1. Đế quốc Hồi giáo sụp đổ :

Các nước Âu Châu, nhờ văn minh cơ khí, sớm trở nên hùng mạnh. Trong vòng chưa đầy một thế kỷ, các nước Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Y Pha Nho, Nga, đánh chiếm hầu hết các lãnh thổ của Đế quốc Hồi giáo làm thuộc địa. Các nước Âu Châu văn minh hùng mạnh chia cắt đế quốc Hồi giáo thành manh mún, để sau cùng chịu sự ảnh hưởng về kinh tế và chánh trị giữa 2 khối thế lực hùng mạnh nhất trên thế giới  là : Tư  bản và Cộng sản.

Các nước Hồi giáo lần lần tranh đấu giành lại độc lập. Nhưng từ đó, ý thức quốc gia trở nên mạnh mẽ, làm cho các nước Hồi giáo đánh chiếm lẫn nhau, tạo nên những Chi phái Hồi giáo thù nghịch nhau.

Một điều quan trọng là Giáo lý Hồi giáo không còn thích hợp nữa, nhất là Giáo lý nầy đưa con người đến cảnh giết chóc luôn luôn, trái với bổn tánh thiên lương tự nhiên của con người, nên làm cho con người lần lần chán ghét. Sự sụp đổ của thế giới Hồi giáo tất nhiên không thể tránh khỏi được, và sự tư hủy diệt chỉ là vấn đề thời gian.

VI.  Các Chi phái của Hồi giáo :

Đặc tính đầu tiên và căn bản của Hồi giáo là sự liên hệ mật thiết đến độ lẫn lộn giữa tôn giáo và chánh trị, tức là giữa Đời và Đạo, lý do là vì Thánh Kinh Coran chứa đựng lý thuyết tổ chức xã hội bao gồm cả tôn giáo và chánh trị của Cộng đồng Hồi giáo. Chính vì thế mà ngay sau khi Mahomet chết, sự chia rẽ xảy ra ngay giữa các đồng đạo, tạo thành các nhóm chánh trị chống đối nhau, đưa đến sự thành hình nhiều Chi phái Hồi giáo.

Có 3 Chi phái lớn kể ra :

  1. Chi phái Chính ThốnghaySunna :

Chi phái nầy lấy sách Sunna làm căn bản bên cạnh Thánh Kinh Coran và sách Hadith, nhứt là những quyết định của 4 vị Calife đầu tiên liên tiếp kế vị nhau sau khi Mahomet qua đời.

  1. Chi phái Kharejite :

Chi phái nầy chủ trương rằng : Bất cứ  tín đồ Hồi giáo nào cũng đều có thể trở thành một vị Calife được và tất nhiên Calife  nào  không  làm  tròn  sứ  mạng  của  mình  thì sẽ bị truất phế. Do đó mà Ali bị ám sát chết vào măm 661.

Chi phái Kharejite sau đó còn đi xa hơn nữa, họ không công nhận ngôi Calife như  đương thời quan niệm.

Tiếp theo, từ thế kỷ thứ 10, họ không công nhận bất cứ ai ở địa vị Imâm. Mỗi người trong Chi phái nầy tự tôn thờ Allah riêng cho mình, không cần tới những người trung gian.

  1. Chi phái Shi’ite :

Chi phái nầy chủ trương đích truyền, chỉ công nhận một mình Ông Ali  trong trong số 4 vị Calife đầu tiên, còn 3 vị kia  là thoán nghịch, và đồng thời họ cho rằng chỉ có những người nào dòng dõi của Ali  mới có thể làm Imâm được.

Về tổ chức, Chi phái nầy do 12 vị Imâm lần lượt cầm đầu, đều là dòng dõi của Ali.

Vị Imâm thứ 12 vào núi ẩn mình từ hồi trẻ (năm 878) và sẽ tái xuất hiện vào lúc đổi đời nhằm tái lập một xã hội công bằng. Một vị gọi là Mahdi được chọn ra thay thế. Nhưng các nhà giải thích luật pháp của Chi phái Shi’ite từ thời nầy vẫn nhân danh vị  Imâm  ẩn  cư .

Đối với Chi phái Shi’ite, hai Chi phái Sunna và Kharejite bị coi là kẻ thù truyền kiếp vì họ có trách nhiệm về cái chết của Ali.

Chi phái Shi’ite về sau lại phân ra làm nhiều Chi phái nhỏ nữa như : Notawal, Zaid, Ismai, Tân Ismail.

Các tín đồ của Chi phái Shi’ite rất cuồng tín, một số đã lập ra những tổ chức khủng bố hoạt động rất mạnh trong thời Trung cổ ở Iran (Ba Tư) và Syrie dưới danh hiệu là : Hachichin,  hay Assassin.

Hiện nay, Hồi giáo có rất nhiều Chi phái, vì Chi phái lại nảy sinh Chi phái, và các Chi phái thường chống đối nhau.

VII. Số tín đồ Hồi giáo trên thế giới  :

Hiện nay, số tín đồ Hồi giáo của các nước trên thế giới  được khoảng 900 triệu, đứng hàng thứ nhì, sau Công giáo.

Theo thống kê của Hội Đồng các Giáo Hội Thế giới, đến cuối năm 1979, số lượng tín đồ Hồi giáo của một số quốc gia kể ra sau đây :

- Pakistan        145 triệu     - Arabie          8 triệu

- Indonésia   140    .             - Jordanie         3    .

- Malaysia          6    .             - Syrie            5    .

- Trung quốc   15    .             - Yemen                   7    .

- Maroc      18    .             - Afganistan       18   .

- Algérie      16    .             - Thổ Nhĩ Kỳ      40  .

- Tunisie       4    .             - Nam Tư         3   .

- Tagania      3    .             - Liên Xô cũ       40  .

- vv . . . . . . . . . . . . .

Nếu tính số lượng tín đồ Hồi giáo theo Châu Lục thì :

- Châu Á    600 triệu

- Châu Phi     250    .

- Châu Âu   30    .

VIII.  Hồi giáo tại Việt Nam :

Đại đa số người VN không theo Hồi giáo, chỉ có một số  rất  ít, không đáng kể là theo Hồi giáo.

Những người Chàm ở VN hầu hết đều theo Hồi giáo. Tổng số người Chàm ở VN khoảng 700.000 người, tập trung vào một số khu vực như : Phan Rang, Biên Hòa, Sàigòn, Tây Ninh và Châu Đốc. Số người Chàm ở Phan Rang theo Hồi giáo không chính thống, vì có pha trộn tín ngưỡng đạo Bà-La-Môn. Số người Chàm ở Sàigòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Châu Đốc thì theo Hồi giáo chính thống, có đi hành hương ở Mecca.

Phần kết :

Hồi giáo là một tôn giáo đặc biệt hơn tất cả các tôn giáo khác vì nó hoàn toàn đồng hóa với chánh trị. Giữa Hồi giáo và Chánh trị không có ranh giới phân chia, cho nên trong một quốc gia Hồi giáo, người đứng đầu Giáo hội Hồi giáo cũng là Quốc trưởng hay Tổng Thống của nước đó.

Giáo lý của Hồi giáo phần lớn rút từ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước của Thiên Chúa giáo, nhưng vì Hồi giáo mở ra sau Thiên Chúa giáo khá lâu, lại ở trong hoàn cảnh tranh đấu sống còn giữa các Bộ lạc Á Rập, nên Giáo lý của Hồi giáo đi đến chỗ cực đoan, thái quá, chuyên chế, hoàn toàn đồng hóa với chánh trị và quân sự, lại áp dụng chánh sách bá quyền để mở rộng Hồi giáo, xem những người không theo Hồi giáo là thù địch cần phải tiêu diệt, nên luôn luôn gây ra các cuộc chiến tranh tàn khốc, đặt dưới danh nghĩa Thánh chiến, mà người tín đồ Hồi giáo có bổn phận phải tham gia, cho đó là do ý muốn của Thượng Đế Allah.

Vì tham vọng bá quyền của các lãnh tụ Hồi giáo nên thế giới  Hồi giáo không lúc nào hòa bình yên ổn. Họ rất hiếu chiến và luôn luôn gây chiến, đánh những nước láng giềng không theo Hồi giáo, nhứt là những nước theo Thiên Chúa giáo; và ngay giữa các Chi phái Hồi giáo, họ cũng đánh nhau để giành giựt chánh quyền.

Tất cả tài sản quốc gia không được dùng để nâng cao đời sống dân chúng, mà là để tạo một quân đội hùng mạnh với vũ khí tối tân, giết người hằng loạt, mưu đồ thôn tính lẫn nhau, thỏa mãn mộng bá quyền.

Các nhà tiên tri đều nói rằng các nước Hồi giáo sẽ mở màn Thế giới Đại chiến thứ ba, khởi đầu Đại cuộc Tận Thế, để chuyển số nhơn loại còn sống sót qua thời kỳ Thánh Đức.  

Thông Thiên Học

  • Tổng quát.
  • Sự thành lập Hội Thông Thiên Học.
  • Giáo lý và Nguyên lý.
  • Tiểu sư Bà H.P. Blavatsky.
  • Tiểu sử Ông H.S.Olcott.

Thông Thiên Học là một ngành nghiên cứu những luật bí ẩn của Trời Đất, của Thiên đình và những quyền năng  ẩn tàng trong con người.

Tiếng Anh, Thông Thiên Học là : THEOSOPHY, chiết tự nghĩa là :

-         THEO : là Thượng Đế.

-         SOPHY : là Minh triết (Sagesse).

Vậy, Thông Thiên Học là Minh triết thiêng liêng, là Chơn lý hay là sự  xác thực tuyệt đối và đại đồng, bao gồm dĩ vãng, hiện tại và tương  lai.

Hội Thông Thiên Học là một tổ chức thế giới  được thành lập với 3 mục đích sau đây :

*  Tìm học những luật bí ẩn của Vũ trụ và những quyền năng ẩn vi trong con người.

*   Nghiên cứu và học hỏi Giáo lý, Triết lý của các tôn giáo bằng sự so sánh với Triết học và Khoa học.

*   Gây tạo giữa nhơn loại một khối tình huynh đệ đại đồng, không phân biệt màu da sắc tóc, giai cấp, nam nữ hay tôn giáo.

“ Đây là Hội Thông Thiên Học (Société Théoso-phique) để truyền bá Chơn lý, tức là tinh hoa của các Đạo, và câu châm ngôn của nó là : Không Đạo nào qua Chơn lý (Il n’y a pas de religion supérieure à la Vérité.)

Người Thông Thiên Học kính trọng tất cả các tôn giáo và cũng kính tất cả các Đức Giáo chủ, thờ phượng tất cả các Đấng Trọn Lành (Trời, Phật, Thánh, Tiên) vì biết rằng các tôn giáo đều do một gốc, một luật mà ra.

Dưới trần thế, sở dĩ cónhiềuĐạo là vì cónhiềunước,nhiềugiống dân,nhiềumàu da,nhiềutrình độ tiến hóa khác nhau.

Người Âu Châu, phần lớn giữ Đạo Gia Tô (Công giáo), gọi Đức Jésus là Chúa Cứu Thế; người Á Châu phần đông theo Phật giáo, gọi Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ.

Hai tôn giáo đó có số tín đồ nhiều nhất trên hoàn cầu nầy. Nhưng ít ai biết rằng hai Đấng Giáo chủ ấy và luôn cả các Giáo chủ của các Đạo khác đều do một gốc mà ra. Tuân lịnh Đức Ngọc Đế trên Thiên đình, các Đấng Giáo chủ, mỗi Ngài xuốngmộtnơiđể dạy Đạo.

Đức Chúa Jésus xuống thế dạy Đạo cho nhơn loại trong thời buổi ấy để nhơn loại tiến hóa theo Cơ Trời. Ngài xuống gần bên Âu Châu, nên người Âu Châu gần gũi Ngài và theo Đạo của Ngài nhiều hơn.

Còn Đức Phật Thích Ca xuống bên Á Châu, lấy xác người Ấn Độ, tên là Cakyamouni, tức là Thích Ca Mâu Ni, mà dạy Đạo. Đức Thích Ca lâm phàm tại Ấn Độ nên người Á Châu được gần gũi Ngài và theo Đạo của Ngài nhiều hơn.

Khi hai vị Giáo chủ làm xong phận sự thì hai Ngài đều bỏ xác phàm mà trở lại ngôi thứ cũ ở Thiên đình và cũng vẫn luôn luôn không ngừng lo sự tiến hóa cho nhơn loại.

Đạo người, Đạo ta, là do người phàm tục kiêu hãnh tranh hơn tranh kém với nhau, chớ Thiên đình và Chơn lý chỉ có mộtmà thôi.

Hai Đức Giáo chủ thườnggặp nhau ở Thiên đình và chắc không khi nào hai Ngài nói : Đạo người, Đạo ta, bao giờ.

Vậy, ai là người tầm Chơn lý, nên mở trí cho thật sâu rộng để thấu rõ nguồn gốc, hầu tránh  sự hiểu lầm và xô xát lẫn nhau vì tôn giáo khác nhau vậy.” (Trích trong quyển : Con đường điđếnChơn Tiên,củaÔng Nguyễn văn Lương, Tổng Thơ Ký Hội Thông Thiên Học VN).

I. Sự thành lập Hội Thông Thiên Học :

Hai vị sáng lập Hội Thông Thiên Học là Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott.

Bà H.P. Blavatsky là người Nga, và là đệ tửcủa hai Đấng Đại Tiên, thườngđược gọi là Chơn Sư, trong Quần Tiên Hội, là Đức Đế Quân Kuthumi và Đức Đế Quân Morya, nơi cõi thiêng liêng.

Ông H.S. Olcott là người Mỹ, và là cựu Đại Tá quân đội,  làm Luật sư kiêm phóng viên viết báo, đang hành nghề tại New York, là người mà hai Đấng Đại Tiên lựa chọn để cộng tác với Bà H.P. Blavatsky, thành lập Hội Thông Thiên Học.

Cho nên việc thành lập Hội Thông Thiên Học là hoàn toàn do sự sắp đặtcủa hai Đấng Đại Tiên Kuthumi và Morya, theo lịnh của Đức Ngọc Đế nơi cõi thiêng liêng. Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott chỉ là người thừa hành mạng lịnh của các Đấng ấy mà thôi.

Giữa năm 1874, Bà H.P. Blavatsky đang ở tại Paris nước Pháp, được lịnh của Chơn sư bảo rời Paris (Ba lê) đi qua New York  (Nữu Ước) ngay. Bà tức khắc chuẩn bị, đến Hải cảng Le Havre lấy vé tàu đi qua New York  củanước Mỹ.

Khoảng tháng 9 năm ấy, Bà thấy trên tờ báo Daily Graphic có đăng, tại nông trại của gia đình ông William Eddy ở Chittenden, tiểu bang Vemont, cách Nữu Ước vài trăm dặm, có xảy ra hiện tượng Thần Linh Học mà Bà Eddy là đồng tử.

Bà H.P. Blavatsky liền đi đến đó để xem xét, thì gặp Ông H.S. Olcott đang ở đó quan sát và nghiên cứu để viết một thiên phóng sự đầy đủ về hiện tượng nầy.

Hai người liền quen nhau, và như đã có mối liên hệ tiền kiếp, hai người trở nên đôi bạn thân.

Sau đó, hai vị trở về Nữu Ước, viết báo binh vực Thần Linh Học một cách mạnh mẽ, thách thức những người Duy vật chỉ trích, tạo nên một cuộc bút chiến trên mặt báo rất sôi nổi, và Bà H.P. Blavatsky bắt đầu  nổi danh.

Ông H.S. Olcott tổ chức nhiều buổi diễn thuyết về Thần Linh Học, chứng minh có những sinh vật nơi cõi vô hình, và Bà H.P. Blavatsky làm những pháp thuật Huyền môn mà Bà học đượcnơi Chơn Sư, trước mắt nhiềungười, đượcrấtnhiềungười tin tưởng, nhứt là giới trí thức lúc bấy giờ.

Ông H.S. Olcott chợt có ý nghĩ : “ Phải chăng làmộtđiều tốt nếuchúng tathành lậpmộtHộiđểkhảo cứuvấn đềThần Linh Học nầy ? “

Bà H.P. Blavatsky đồng ý ngay.

Buổi họp thành lập Hội Thông Thiên Học tại Nữu Ước, đượcmột tờ Nhựt báo tại Nữu Ước đăng tin, với nội dung tóm tắt như sau :

“ Một phong trào rấtquan trọng vừa được khai trương tại Nữu Ước, dưới sự lãnh đạo của Đại Tá H.S. Olcott, trong việc thành lập một Hội gọi là Hội Thông Thiên Học Thế giới.

Đề nghị khởi xướng công việc nầy là một điều hoàn toàn không dự tính trước, và được phát động vào buổi tối ngày 7-9-1875, tại phòng khách của nhà Bà H.P. Blavatsky. Cử tọa gồm khoảng 17 vị quan khách Nam Nữ trong giới thượng lưu trí thức đã hội họp để nghe Ông Henry Felt thuyết trình về một vài khía cạnh của Huyền môn Ai Cập một cách vô cùng lý thú và hấp dẫn . . .

Trong cuộc thảo luận sau đó, thừa dịp thuận tiện, Đại Tá Olcott đứng lên phát biểu ý kiến. Sau khi phát họa tình trạng của phong trào Thần Linh Học đương thời, thái độ của các nhà Duy vật chống lại phong trào nầy, sự xung đột ý kiến giữa khoa học và tôn giáo, tính cách triết học của đạo lý cổ truyền, sự khả dĩ dung hoà tất cả mọi lý thuyết tương phản hiện hữu, và công trình khảo cứu siêu việt của Ông Henry Felt đã khám phá ra được bí quyết cấu tạo của Thiên nhiên, do những tàn tích cổ xưa của khoa Huyền môn Ai Cập.

Ông Olcott đề nghị thành lập một Hội tinh thầnđể qui tụ tất cả những người có khuynh hướng tâm linh, sẵn sàng làm việc chung với nhau để sưu tập và truyền bá những kiến thức Huyền môn.

Chương trình của Ông Olcott là tổ chức một Hội các nhà Huyền học và bắt đầu  lập ngay một Thư Viện, kế đó là phổ biến những Giáo lý về những Định luật huyền bí trong Thiên nhiên mà người cổ Ai Cập và Trung Đông đều biết rõ, nhưng lại hoàn toàn xa lạ đối với thế giới khoa học củachúng ta hiện nay. “ (Trích trong : Hồi KýcủaÔng H.S. Olcott).

 Khi Hội đãđược chấp thuận thành lập trên nguyên tắc thì một phiên họp sau đó được tổ chức để soạn thảo Nội Qui

và Điều Lệ, rồi bầu một Ban Chấp Hành để quản trị công việccủa Hội.

Ngày 30-10-1875, bản Điều Lệ và Nội Qui được chấp thuận và một Ban Chấp Hành được chánh thức bầu cử, gồm những vị sau đây :

-  Hội Trưởng : H.P. Olcott.

-  Phó Hội Trưởng : B.S. Pancosat và G.H. Felt.

-  Tổng Thơ Ký Ngoại vụ : H.P. Blavatsky.

-  Tổng Thơ Ký Nội vụ : John  S. Cobb.

-  Thủ Bổn : Henry Newton.

-  Quản lý Thư  Viện : Charles  Sotheran.

-  Luật Sư nhiệm trách : William Q. Judge.

-  5 vị Cố Vấn.

Phiên họp lại tái nhóm vào ngày 17-11-1875 để đọc Bản Tuyên Ngôn của Hội, và để nghe vị Hội Trưởng Olcott đọc bài Diễn văn khai trương.

Thế là Hội Thông Thiên Học Thế giới được chánh thức thành lập vào ngày 17-11-1875, với Ông H.S. Olcott làm Hội Trưởng và Bà H.P. Blavatsky làm Tổng Thơ Ký.

Tuy là có chức vụ như vậy, nhưng thực tế thì Bà H.P. Blavatsky là linh hồn của Hội và Ông H.S. Olcott là người công tác tổ chức Hội.

Ông Olcott viết trong tập Hồi Ký, trích ra sau đây : 

“ Lịch sử ban đầucủa Hội Thông Thiên Học đãđược tường thuật khá đầy đủ. Tôi không thấy có gì cần nói thêm, trừ ra việc hoàn chỉnh những ký ức đã qua với vài mẫu chuyện vặt về đời sống xã hội củachúng tôi tại Nữu Ước cho đến ngày chúng tôi lên đường sang Ấn Độ.

Trong thời gian từ khoảng cuối năm 1876 cho đến cuối năm 1878, Hội Thông Thiên Học có vẻ tương đối bất động : Những Điều lệ của Hội trở nên vô hiệu lực,  những  buổi  họp

đã gần như không còn tiếp tục. Những buổi sinh hoạt ít oi của Hội trước công chúng đã được diễn tả trên đây, và những dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng của Hội được phản ảnh nơi sự gia tăng số lượng thơ từ giao dịch của 2 nhà sáng lập với các giới trong nước và ngoài nước, những bài vở tranh luận trên báo chí, sự thành lập các Chi Hội ở Luân Đôn và ở Corfu, và việc mở đầu các mối liên hệ với những cảm tình viên ở Ấn Độ và Tích Lan.”

“ Còn nói về Hội Thông Thiên Học, tôi có thể nói rằng, trong khi Bà H.P. Blavatsky và tôi không ai được phép tiêu xài hoang phí, nhưng chúng tôi không bao giờ bị để cho phải thiếu thốn khổ sở về những nhu cầu cần thiết cho đời sống và cho công việc làm của mình.

Đã có biết bao nhiêu lần cạn tiền, triển vọng về tài chánh của Hội vô cùng bấp bênh và chán nãn đến mức xuống tinh thần, nhưng rốt cuộc, tôi luôn luôn nhận được vào giờ chót, từ phía nầy hay phía khác (do các Chơn Sư dùng huyền năng trợ giúp) những món tiền để trang trải vừa đủ mọi phí tổn cần thiết, và công việc của Hội không hề bị ngưng trệ ngày nào vì lý do thiếu phương tiện để xúc tiến các hoạt động của Hội.”

Ngày 17-12-1878, Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott vâng lịnh các Đấng Chơn Sư dời Trụ Sở Trung Ương của Hội Thông Thiên Học Thế giới đến thành phố Bombay nước Ấn Độ, nhưng sau đó lại dời đến Adyar ở thành phố Madras, nơi bờ biển Đông Nam nước Ấn Độ và ở lại luôn tại đó cho đến ngày nay.

Theo tài liệu năm 1952, Hội Thông Thiên Học Thế giới hoạt động được 76 năm, đã được 56 nước trên thế giới  xin gia nhập Hội, và  mỗi nước đều có 7 Chi Hội sắp lên. Riêng nước Ấn Độ có tất cả 2000 Chi Hội Thông Thiên Học.

Nước Việt Nam cũng có gia nhập Hội Thông Thiên Học Thế giới, có Trụ Sở Trung Ương đặt tại Sài gòn, số nhà 462 đường Nguyễn Kiệm (đường cũ là Võ Di Nguy) quận Phú Nhuận.

Bà H.P. Blavatsky mất năm 1891 mất tại Trụ Sở Trung Ương của Hội Thông Thiên Học Thế giới vào năm 1891, hưởng thọ 60 tuổi. (Xem Tiểu sử của Bà nơi phần sau).

Hội Thông Thiên Học Thế giới vẫn nối tiếp hoạt động và phát huy rộng rãi trên toàn thế giới, xuất bản nhiều bộ sách rất giá trị về Thần học và Triết lý, bởi các nhà Thông Thiên Học tài giỏi sau Bà H.P. Blavatsky, xin kể ra vài vị tiêu biểu như  sau :

-         Bà Bác sĩ  Annie Besant.

-         Ông  C.W. Leadbeater.

-         Ông  C. Jinarâjadâra.

-         Bác sĩ  G.S. Arundale.

-         Ông  N. Sri Ram.

-         Ông  Alcyone tức  J. Krishnamurti.

-         vv . . . . . . . . . .

II.  Giáo lý và Nguyên lý :

  1. Nguyên lý :

Hộâi Thông Thiên Học đề xướng 3 Nguyên lý sau đây :

1).  Đề xướng tình huynh đệ đại đồng đối với tất cả nhơn loại, không phân biệt hình thức và tinh thần. Hội còn cố gắng làm cho ngườiđời hiểu được Chơn lý nầy để thực hiện nguyên lý đại đồng trong đời sống.

2). Đề xướng sự tự do tìm Chơn lý, bất chấp sự hạn chế bắt buộc của các đảng phái, học thuyết, tôn giáo, vv . . . Hội lại đặc biệt khuyến khích sự nghiên cứu các tôn giáo, về Triết lý, về Khoa học, để tìm thấy những cái hay cái đẹp, hầu đi đến sự hiệp nhứt, chớ chẳng phải chia ly như nhiềungười thiếu hiểu biết.

3). Nới rộng đời sống và biên cương của loài người bằng sự  can đảm phá tan những vách thành ranh giới củng cố sự chia phân ngườiđời, và bằng sự mạo hiểm đi sâu vào lãnh vực huyền bí để tìm thấy sự thật ẩn tàng trong Vũ trụ mà Khoa học chưa khám phá được, và những huyền năng tiềm tàng  trong con người.

  1. Giáo lýcủaHội Thông Thiên Học :

Giáo lý của Thông Thiên Học gồm 5 điểm sau đây :

1). Sự sống duy nhứt và đại đồng dẫu dưới bao lớp hình trạng vật chất.

2). Sự sống phải chịu biết bao kiếp luân hồi để tiến hóa từ cõi tối tăm đếnnơi sáng suốt, từ cõi tử đến cõi trường sanh, từ nơi thấp kém đến chốn vinh quang rực rỡ muôn đời.

3). Cuộc tiến hóa không ngừng nầy phải bị khép dướimột Định luật thiêng liêng tuyệt đối đầy ơn huệ.

4). Những thời cuộc xảy ra cho cõi đời hay cho cá nhân, như giặc giã hay thái bình, thạnh hay suy, giàu hay nghèo, sướng hay cực, vv . . . đều là những ký hiệu của sự tiến hóa dưới Định luật bất di bất dịch nầy.

5).  Mỗi cá nhân là phần tử của cuộc sống, đều có quyền tự do hối thúc cuộc tiến hóa của mình hay là trì huỡn, mà muốn hối thúc thì phải hiểu và hành động theo Định luật ấy, còn muốn trì huỡn thì làm trái lại.

(Theo bàicủaÔng Nguyễn văn Huấn viết trong trong Tạp chí : Tìm hiểu Thông Thiên Học, số 1 tháng 2 năm 1954)

Mười Lý do cốt yếu củaThông Thiên Học:

l). Thông Thiên Học bao hàm các tôn giáo và giải rõ cội rễ Giáo lý đã làm nền tảng cho  mỗi tôn giáo.

2). Thông Thiên Học dung hòa giáo lý các tôn giáo với khoa học và làm cho người ta hiểu biết mỗi tôn giáo một cách sâu xa tinh tường.

3). Thông Thiên Học giải rõ hơn các tôn giáo về cái sống thật của cuộc đời bằng cách nêu rõ ràng lẽ Công bằngvà lòng  Bác ái, ấy là 2 nguyên tắc luân lý chi phối những việc thiện trong thế gian.

4). Thông Thiên Học dẹp bỏ được lòng sợ chết và giảm bớt nỗi buồn lúc chết, bằng cách chỉ rõ việc : Sanh, Tử, Vui, Buồn, ở đời chẳng qua chỉ là cuộc biến diễn những tấn kịch trên sân khấu đời, nối hoài tiếp mãi theo cái vòng tấn hóa dài vô tận đó thôi.

5). Thông Thiên Học chỉ rõ ràng chính con người mới làm chủ cái vận mạng của mình và giải rành cái nghĩa : Ai trồng cây nào không chóng thì chầy sẽ được hưởng quả của cây ấy.

6). Thông Thiên Học vạch sáng tỏ con đường Đại hùng,  Đại lực, Đại từ, Đại bi, để diệt hết phiền não củachúng sanh.

7). Thông Thiên Học chỉ cho biết : Ngoài các thế giới  mà mắt phàm thấy được, còn có những thế giới không thấy được, gọi là vô hình, và giải rõ những  phương pháp để bước mau lên đường tấn hóa và quan sát những thế giới  đó.

8). Thông Thiên Học nêu rõ cái Chơn linh mầu nhiệm của Thượng Đế, cái tình nghĩa huynh đệ giữa loài người và các dây liên lạc ràng buộc con người với vạn vật.

9). Thông Thiên Học ví cõi đời như mộttrường học mà con người phải trở đi trở lại nhiều lần, cho đến ngày nào học xong và đồng hóa hết các bài học kinh nghiệm mới thôi.

10). Thông Thiên Học chỉ rõ con người thực là ai ? Từ đâu đếncõi trần  nầy ? Rồi sẽ đi đâu ?

(Trích trong quyển : Con đường điđếnChơn TiêncủaÔng Nguyễn văn Lượng, Tổng Thơ Ký Hội Thông Th. Học VN, trang 66)

  1. Trường Bí giáo(École Ésotérique) :

Sau khi lập xong Hội Thông Thiên Học Thế giới ,  Bà Blavatsky vâng lịnh hai vị Đế Quân  Kuthumi và Morya lập Trường Bí giáo tại Adyar. Mục đích của Trường Bí giáo là chọn lựa trong tất cả Hội viên của Hội Thông Thiên Học trên khắp thế giới, những người có tài đức để cho các Đấng Chơn Sư  đào tạo, đặng sau đứng vào hạng những bực cứu thế.

Ấy là một Trường để đào tạo các bậc Thánh nhơn (C’est une École pour la formation des Saints). Các bực nầy sẽ được thâu nhận vào Quần Tiên Hội đờiđời.

  1. Quần Tiên Hội (La Fraternité Blanche) :

Ở thế gian có những người ham mộ đạo đức, có tâm hiền lành, ưa làm việc phước thiện, thường hội hiệp nhau để giúp đời, giúp cho nhơn loại mau tấn hóa.

Ở Thiên đình của vậy, và còn hơn nữa, các Đấng Trọn Lành Phật, Thánh, Tiên, khi đãđắc đạo rồi, chia ra : Có vị giúp Cơ Trời ở mấy cảnh trên, có vị nguyện ở lại cõi trần  đặng dìu dắt chúng sanh vào con đường quang minh chánh đại. Các vị nầy làm việc không ngừng và luôn luôn dòm xuống thế gian để chọn lựa người tài đức, hầu thâu nhận làm đệ tử, rồi đào luyện dạy dỗ các đệ tử ấy cho đến ngày thành đạo.

Trên  mỗi dãy Hành tinh, đều có những vị Phật, Thánh, Tiên thay mặt  Đức Thái Dương Thượng Đế, coi sóc vạn vật,  làm sao cho các loài nầy tiến hóa, hạp với Cơ Trời.

Ở Trái đất nầy, các Đấng Trọn Lành, vì nguyện giúp cho loài người và vạn vật nên lập ra QUẦN TIÊN HỘI mà Chúa tể là Đức Ngọc Đế (Le Seigneur du monde).

Đây xin kể rõ ngôi thứ của các Ngài trong Quần Tiên Hội :

1). Trên hết là Đức Ngọc Đế được 9 lần điểm đạo, là Chúa tể của Quần Tiên Hội.

2). Dưới Ngài có 4 vị Phật được 8 lần điểm đạo.

Trong 4 vị, có 3 vị Độc giác Phật (Pratyéka Bouddha) thuộc về Cung thứ nhứt. Ba vị Độc giác Phật đã thành Phật ở bầu Kim Tinh, và qua Trái đất nầy với Đức Ngọc Đế để giúp cho nhơn vật ở Trái đất nầy tấn hóa.

Vị thứ tư là Đức Phật Thích Ca coi về Cung Đạo đức. Ngài là người đầu tiên của nhơn loại ở Trái đất nầy tu hành và đắc quả Phật.

3). Dưới 4 vị Phật có Tam Thanh, được 7 lần điểm đạo.

Ba vị Tam Thanh, xin kể ra dưới đây :

-         Đức Bàn Cổ (Manou)  coi sóc sự sanh hóa của một giống dân.

-         Đức Chưởng giáo hay là Đức Di-Lạc Bồ Tát lo về phần đạo đức.

-         Đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan : Seigneur de la Civilisarion) coi sóc sự văn minh tấn hóa cho nhơn loại cho hạp với Cơ Trời.

4). Dưới Tam Thanh thì có 7 vị Đế Quân hay là 7 vị Đại Tiên  (Chohan) được 6 lần điểm đạo. Bảy vị Đế Quân coi sóc 7 Cung dưới đây :

-  Cung thứ 1 do Đức Đế Quân Morya coi về Chánh trị.

- Cung thứ 2 do Đức Đế Quân Kuthumi coi về tôn giáo. (Tiền kiếp của Đức Kuthumi là Giáo chủ Pythagore).

- Cung thứ 3 do Đức Đế Quân Vénitien coi  Thiên văn.

- Cung thứ 4 do Đức Đế Quân Sérapis coi về Mỹ thuật và các Nghề nghiệp.

- Cung thứ 5 do Đức Đế Quân Hilarion coi  Khoa học.

- Cung thứ 6 do Đức Đế Quân Jésus coi về Tín ngưỡng tôn giáo. (Đức Đế Quân Jésus là Đức Chúa Cứu Thế Jésus, Giáo chủ Thiên Chúa giáo).

- Cung thứ 7 do Đức Đế Quân Le Comte de Saint Germain coi về khoa Pháp môn Phù thủy.

Tất cả mọi người trên thế gian đều thuộc về một trong 7 Cung kể trên, và cũng chịu ảnh hưởng của 6 Cung kia.

5). Dưới các Đức Đế Quân (Đại Tiên) là những vị Chơn Tiên (Aseka) được 5 lần điểm đạo.

6) Dưới những vị Chơn Tiên là những vị đệ tử được điểm đạo từ 1 đến 4 lần.

-         Điểm đạo được 4 lần gọi là La-Hán (Arhat).

-         Điểm đạo được 3 lần gọi là Anahàm (Anagamin).

-         Điểm đạo được 2 lần gọi là Tưđàhàm (Sakadagamin)

-         Điểm đạo được 1 lần gọi là Tuđàhuờn (Sotapanna).

Muốn được điểm đạo lần thứ 1 thì phải có 4 đức tánh  :

            .  Tánh phân biện  (Le discernement).

            .  Sự dứt bỏ            (Le détachement).

            .  Hạnh kiểm tốt    (La bonne conduite).

            .  Lòng từ ái           ( L’amour).

Bốn đức tánh nầy có giải rõ trong quyển “Dưới chơn Thầy “ (Aux pieds du Maitre). Ai ăn ở theo đó thì sẽ được điểm đạo và sẽ được vào Quần Tiên Hội.

(Trích trong : Con đường đi đến Chơn Tiên, Nguyễn văn Lượng)

III.  Tiểu sử Bà H.P. Blavatsky :

Bà H.P. Blavatsky có tên tộc là Heleona Petrovna, sanh tại Ekaterinosla thuộc nước Nga, đêm 30 rạng 31-7-1831, thuộc dòng quí tộc của nước Nga, cha là Quan năm Pierre Haln, ông nội là Quan sáu Alexis Haln de Rottenstein Haln, ông ngoại là André Fadeef làm Cố Vấn tại triều đình Nga Hoàng và bà ngoại là Công Chúa Heleona Dolgorouki.

Bà H.P. Blavatsky mồ côi mẹ năm 11 tuổi, và năm 15 tuổi, cỡi ngựa rất thành thạo. Ở với ông ngoại được 5 năm, ông ngoại làm quan Thủ Hiến ở Eurivau và Saratow. Thư viện to lớn của ông ngoại dường như không đủ sách cho Cô Heleona Petrovna đọc.

Ngày 7-7-1848, Cô Heleona Patrovna được 17 tuổi, thành hôn với Quan sáu Blavatsky 70 tuổi. (?)

Ở chung với chồng một thời gian, Bà Heleona Petrovna Blavatsky (viết tắt  H.P. Blavatsky) từ giã Quan sáu, đi ta bà thế giới  để tầm đạo. Bà đi Caucase, Ai Cập, Athènes, Suryness, Trung Đông, rồi muốn đến Tây Tạng, nhưng thất bại phải trở về.

Đến năm 1851, Bà qua nước Anh. Tại đây, trên bờ sông Serpentine trong Hyde Park, Bà được duyên lành gặp được Chơn Tiên, và Bà đã dọn mình trong 10 năm, trải qua nhiều cuộc thử thách lao khổ.

Sau đó, Bà qua Ấn Độ, rồi cũng tìm cách đến Tây Tạng, nhưng cũng thất bại.

Năm 1853, Bà trở về Luân Đôn, đi qua ngã Trung Hoa, Nhựt, và Mỹ.

Năm 1855-1856, Bà qua Ai cập, sang Ấn Độ, rồi cũng tìm cách đến Tây Tạng, đây là lần thứ 3, nhưng vẫn không kết quả.

Bà ẩn mặt một thời gian.

Cuối năm 1858, người ta gặp Bà ở Nga, ngụ tại Tiflis.

Năm 1863, Bà lại qua Ai cập, Ba Tư, Ấn Độ, rồi cũng tìm cách đi Tây Tạng, và lần nầy thành công, ấy là năm 1864.

Năm 1873, Bà qua Pháp, sau đó sang nước Mỹ, ở tại thành phố Nữu Ước.

Ngày 17-9-1874, Bà gặp Đại Tá H.S. Olcott và Bà được mạng lịnh thiêng liêng hợp tác với ông nầy để lập Hội Thông Thiên Học, và Hội nầy được mở ra ngày 17-11-1875.

Trong thời gian Bà H.P. Blavatsky ở Nữu Ước, Bà viết báo tích cực binh vực Thần Linh Học. Bà có viết một bài trong đó Bà tâm sự  sau đây :

“ Tôi rất tiếc mà nói rằng, tôi phải đứng về phe các nhà Thần Linh Học trong vụ tố giác 2 đồng tử Holmes. Tôi phải cứu vãn tình thế, vì tôi được Chơn Sư  biệt phái từ Paris sang Mỹ để chứng minh cho mọi người thấy những hiện tượng Thông linh là có thật, và vạch rõ sự sai lầm của thuyết cho rằng tất cả những hiện tượng Thông linh chỉ là do tác động của Vong hồn người chết.

Nhưng tôi có thể làm gì tốt nhất ?

Tôi không muốn cho người ta biết rằng tôi có thể tạo ra các hiện tượng ấy tùy ý muốn. Tôi được lịnh phải làm trái lại. Tuy nhiên tôi phải duy trì đức tin nơi các hiện tượng đó trong lòng những người có óc Duy vật để họ trở thành Duy linh,  nhưng vì nay có sự tố giác của nhiều nhà đồng tử, nên họ đã quay trở về thái độ hoài nghi của họ trước kia.

Bởi vậy, tôi đã chọn lựa vài tín hữu cùng đi với tôi đến nhà Ông Holmes, và với sự trợ giúp của Chơn Sư Morya và quyền năng của Ngài, tôi đã làm cho những Tinh linh John King và Katie King xuất hiện từ cõi Vô hình, tạo nên những hiện tượng “hiện hình” và làm cho các giới Thông linh ở khắp

nơi tưởng rằng đó là do khả năng của Đồng tử  của Bà Holmes tạo nên. Bà nầy đã trải qua một cơn hoảng sợ khủng khiếp, vì Bà ta biết rằng lần nầy các Vong linh đã hiện hình thực sự.

Tôi đã làm đúng hay sai ? Thế gian chưa đủ chuẩn bị để hiểu rõ Triết lý của khoa Huyền môn : Trước hết, họ hãy nhận định rằng, có những sinh vật trong cõi giới Vô hình, dù đó là Tinh linh Ngũ Hành hay Vong linh người chết; và con người có những huyền năng  ẩn tàng khả dĩ làm cho họ trở thành một Đấng Thần Tiên bất tử.

Sau khi tôi qua đời, có lẽ người ta sẽ nhận thức tấm lòng vô tư của tôi. Tôi đã phát nguyện nêu cao Chơn lý để giúp đỡ người đời trên đường tìm đạo và tôi sẽ giữ trọn lời nguyền đó.

Mặc cho người thế gian vu khống và phỉ báng tôi, họ có thể gọi tôi là Đồng bóng, Phù thủy, bịp bợm hay là gì tùy ý. Một ngày kia, hậu thế sẽ có dịp biết tôi rõ hơn.

Ôi ! Thế gian đau khổ và tội lỗi ! Tôi biết làm sao hơn.

(Trích trong quyển : Hồi Ký của H.S. Olcott)

Trong thời gian Bà H.P. Blavatsky ở Nữu Ước nước Mỹ, Bà bắt đầu  viết quyển sách : Isis unveiled (Isis dévoilé : Vén màn Isis) với sự trợ giúp của Ông H.S. Olcott. Quyển sách nầy rất có giá trị và rất được hoan nghinh.

Bà đã học được nơi Đấng Chơn Sư  những  phép thuật Thần thông và Bà là một kiện tướng trong Huyền môn.

Ngày 17-12-1878, Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott, vâng lịnh Chơn Sư,  qua nước Ấn Độ, để lập Cơ quan Trung Ương của Hội Thông Thiên Học Thế giới tại thành phố Bombay, nhưng sau đó lại dời về Adyar ở Madras, thuộc về bờ biển phía Đông Nam của Ấn Độ, và Hội quán Trung Ương.

nầy vẫn tồn tại đến ngày nay.

Công đức của Bà H.P. Blavatsky rất lớn :

1). Đánh đổ thuyết Duy vật, chứng minh có Thượng Đế, và con người có Linh hồn.

Bà lập ra cơ quan truyền bá Chơn lý là tờ báo lấy tên là “ THE THEOSOPHIST” vẫn còn xuất bản đến ngày nay.

Bà hợp tác với Bà Mabel Colline lập ra Tạp chí  “LUCIFER”  tại Luân Đôn nước Anh.

Năm 1885, Bà qua Nice, Paris (Pháp), Wurburg (Đức), Ostende (Bỉ). Tại đây Bà lâm bịnh nặng, các bác sĩ đành bó tay. Bà sẵn sàng  và cầu xin sớm được bước qua cửa tử, nhưng vị Chơn Tiên, sư phụ của Bà hiện đến nói rằng :

-  Con ơi ! Con có thể hy sinh để làm cho hoàn tất bộ sách “ Giáo lý nhiệm mầu “ (La doctrine secrète) mà con vừa phát họa ra không ? Nếu con chịu hy sinh thì Thầy sẽ cho con sống thêm ít lâu nữa, nhưng con sẽ khổ sở với tấm thân gần tan rã của con.

Trước sự thử lòng ấy, Bà nhận chịu  vì lòng thương nhơn loại.

Khi lời cầu nguyện của Bà được lập thành, Đấng Chơn Tiên, sư phụ của Bà, ban ơn huệ cho Bà hết bịnh một cách kỳ diệu, làm cho tất cả bác sĩ trong bệnh viện vô cùng kinh ngạc.

Mặc dầu khổ nhọc,  Bà được sự trợ giúp đắc lực của Ông Olcott, Bà viết suốt ngày đêm để hoàn thành quyển sách Giáo lý nhiệm mầu, như  Bà đã hứa với Đấng sư phụ.

Bộ sách nầy chỉ rõ Cơ Trời, nó là chìa khóa mở vào cửa Đạo.

Tất cả mọi người đều ca tụng quyển sách nầy và nhìn nhận giá trị tuyệt đối của nó ở thế gian.

2). Công đức thứ nhì là Bà H.P. Blavatsky tuyên bố sự có mặt của các Đấng Chơn Tiên.

Bà có được nhiều bức thơ do các Đấng Chơn Tiên gởi đến cho Bà. Bà nói : “ Chơn Tiên vốn là người như chúng ta, nhưng các Ngài đã đi hết nấc thang tiến hóa nơi cõi trần . Các Ngài là Anh Cả của nhơn loại, là bông hoa của cây Nhơn sinh đó vậy.”

Bà H.P. Blavatsky từ trần tại Adyar lúc 2 giờ 25 phút ngày 8-5-1891, hưởng được 60 tuổi, và đến ngày 11-5-1891 thì làm lễ thiêu xác.

Bà để lại cho nhơn loại 3 tác phẩm bất hủ, được dịch ra rất nhiều thứ  tiếng trên thế giới  :

-         Isis unveiled (Isis dévoilée) : Vén màn Isis.

-         Secret doctrine (Doctrine secrète): Giáo lý nhiệm mầu

-         Voice of silence (Voix du silence) : Tiếng nói vô thinh

IV. Tiểu sử Ông H.S. Olcott

Ông Henry Steel Olcott là Chánh Hội Trưởng và cũng là người sáng lập Hội Thông Thiên Học Thế giới .

Ông sanh ngày 2-8-1832 tại Orange, tiểu bang New Jersey của nước Mỹ. Ông tốt nghiệp xuất sắc tại City College và Đại Học Đường Colombia.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ông gia nhập quân đội và đứng về phía Chánh phủ trong trận nội chiến giữa Nam và Bắc nước Mỹ từ năm 1860 đến năm 1865, để giải phóng chế độ nôlệ của người da đen ở miền nam nước Mỹ. Ông được thăng dần lên chức Đại Tá.

Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, Ông xin giải ngũ và hành nghề Luật Sư và đồng thời cũng làm ký giả báo chí cho các tờ báo tại Nữu Ước (New York).

Ông có thuật lại trong quyển Hồi Ký của Ông như sau:

“ Một ngày nọ vào khoảng tháng 7 năm 1874, ngồi tại văn phòng Luật Sư, tôi đang nghiên cứu một vụ kiện quan trọng liên quan đến Tòa Đô Chánh thành phố Nữu Ước, tự nhiên tôi lại nghĩ rằng từ nhiều năm nay, tôi không chú ý đến phong trào Thần Linh Học.

Tôi không hiểu sao trí óc tôi lại liên tưởng từ vụ kiện nọ đến phong trào Thần Linh Học nầy. Dù sao, tôi đã bước ra phố đến mua một tờ Nhựt báo “Banner of Light”, trong đó, tôi đọc được một bài tường thuật về hiện tượng hồn ma hiện hình xảy ra tại một nông trại ở Thị trấn Chittenden thuộc Tiểu bang Vermont, cách Nữu Ước độ vài trăm dặm.

Tôi liền nghĩ rằng nếu quả thật đúng là người ta có thể nhìn thấy, sờ mó, và nói chuyện được với những thân nhân đã chết, nhưng tìm cách hiện  nguyên  hình để tạm thời xuất hiện trở lại thế gian thì đây là một sự kiện tối quan trọng về khoa học Vật lý hiện đại.

Tôi bèn quyết định đi đến quan sát tại chỗ.

Tôi đến tận nơi xem xét các hiện tượng và thấy rằng câu chuyện quả có thật. Tôi quyết định ở lại đó thêm 3 hoặc 4 ngày để quan sát và hỏi han cho thật tường tận.

Sau đó, tôi trở về Nữu Ước, viết một bài tường thuật dài về những điều mà tôi đã quan sát được, gởi cho tờ báo New York Sun. Bài báo của tôi được các báo trên thế giới  in lại và phổ biến  khắp thế giới , vì tính cách thực tế hấp dẫn và quan trọng của những sự việc đã xảy ra.

Kế đó, vị Chủ nhiệm tờ báo Daily Graphic đến đề nghị với tôi hãy trở lại Chittenden để viết thêm một thiên phóng sự khác với một họa sĩ đi theo quan sát để vẽ lại những hình ảnh, làm một cuộc điều tra chi tiết với những hình ảnh mô tả cụ thể về vấn đề Thần linh nầy.

Việc ấy làm cho tôi thích thú đến mức tôi phải thu xếp

ngay tất cả việc văn phòng để chuẩn bị đi nhiều ngày.

Ngày 17-9-1874, tôi trở lại nông trại của gia đình Eddy. Tôi lưu trú trong ngôi nhà bí mật đó 12 tuần, và hằng ngày, tôi thu thập được những kinh nghiệm vô cùng kỳ dị.

Tôi viết bài đăng trên tờ Daily Graphic  mỗi tuần 2 lần, có kèm theo những bức vẽ các hồn ma hiện hình do tôi và người họa sĩ vẽ ra. Ông Kappes đã nhìn thấy tận mắt cùng với khoảng 40 quan khách đến viếng.

Chính những bài tường thuật của tôi đã làm cho Bà Blavatsky đến Chittenden, nhờ đó, chúng tôi quen biết nhau.

Tháng 11 năm 1874, sau khi đã hoàn tất cuộc khảo sát về Thần Linh Học ở nông trại Eddy, tôi trở về Nữu Ước và đến viếng Bà Blavatsky. Tại đây, Bà biểu diễn cho tôi xem vài hiện tượng Cơ bút, Gõ nhịp, Xây bàn, phần nhiều là do tác động của một vong linh khuất mặt xưng  là John King.”

Bà Blavatsky nhân dịp nầy giải thích cho Ông Olcott rõ về Chánh đạo và Tà đạo. Để chứng minh lời nói của Bà, Bà dùng Huyền môn làm vài phép lạ để Ông Olcott lãnh hội phần nào về những Định luật thiên nhiên trong Vũ trụ và nhất là sự hiện hữu và tồn tại của các Đấng Chơn Sư vô hình.

Rốt cuộc, Ông Olcott thọ giáo với Bà Blavatsky về khoa Huyền môn và được Bà dẫn dắt đi trên đường Đạo pháp phụng sự nhơn loại, ngõ hầu giúp đỡ phong trào Tu Tiên sắp được phát động. Bà cho Ông Olcott biết rằng, sự bộc phát của những hiện tượng Thông linh ở khắp nơi trên thế giới, chính là do Quần Tiên Hội phát động, làm một khí cụ trợ giúp cho cơ tiến hóa tâm linh của nhơn loại.

Như vậy, sự hoạt động của Cơ bút, Đồng tử, không nên coi là bất hảo như  vài người chống đối cực đoan tuyên bố.

Ông H.S. Olcott mất tại Adyar (Ân Độ) năm 1907.

Thần Linh Học

  • Thần Linh Học làmộtnền đạo.
  • Thần Linh Học xuất hiện ởnướcMỹ.
  • Thần Linh Học ở Âu Châu.
  • Thần Linh Học với Đạo Cao Đài.

I. Thần Linh Học là một nền đạo

Thần Linh Học (Spiritisme), còn được gọi là Thông Linh Thuyết, Thông Thần Học, Chiêu Hồn Thuật, Giáng Thần Thuật, là một khoa học nghiên cứu về cách thông công giữa con người đang sống nơi thế giới  hữu hình  với các Đấng Thần Thánh Tiên Phật ở trong thế giới vô hình, để chứng minh rằng : Có sự hiện hữu của thế giới Vô hình, có sự hiện hữu của Đấng Thượng Đế và các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, và có sự hiện hữu của Linh hồn của con người.

Con người khi thể xác chết đi, không phải là mất hết, mà còn có linh hồn tồn tại. Linh hồn xuất ra khỏi xác để chuyển qua sống trong thế giới  vô hình.

Chính thế giới vô hình nầy điều khiển thế giới hữu hình.

Hiện tượng Cơ Bút của Đạo Cao Đài phát xuất từ những kết quả nghiên cứu của khoa Thần Linh Học từ bên nước Mỹ và nước Pháp truyền qua Việt Nam.

Trong sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế có giáng cơ nói rằng :

“ Thầy há chẳng có lời tiên tri rằng Thần Linh Học làmộtnền đạotươnglai sao ? “ ( N’ai-JE pas prédit que le Spiritisme est une religion d’avenir ? )  [TNHT. I. 72]

“ Đạo Cao Đài căn cứ ở Thần Linh Học, mà Thần Linh Học là một khoa học và một triết lý.

Năm 1950, trong một buổi họp của Hội Nghị HAYWARDS  HEATH, tôi đã có dịp định nghĩa rõ ràng thế nào là Thần Linh Học, một khoa học, không nên lầm với mê tín quàng xiên. Tôi đã có dịp nhắc lại một nguyên tắc căn bản dùng để xét định những việc Thần linh, dù tự nhiên xảy ra hay là thí nghiệm.

Nguyên tắc ấy là :

Phải giải thích rõ ràng một hiện tượng Thần Linh Học mà xưa nay thường bị nhiều kẻ chỉ trích (hoặc mê sảng, hoặc bịa đặt), nếu một lẽ chỉ trích ấy mà đúng, dầu ở cách xa, thì hiện tượng ấy đáng hủy bỏ. Trừ ra khi nào một Vong linh đến giải thích một hiện tượng mà trướcđây không ai hiểu đặng, đó mới thật là một kỳ diệu của khoa Thần Linh Học.

Về mặt khoa học và triết lý, Thần Linh Học rất có ích cho các tôn giáo vì nó làm cho con người không có đức tin hay không nhìn nhận sự huyền bí, hay chỉ nhận những sự vật mà giác quan của họ biết được, phải nhận rằng : ConngườimộtLinh hồn.

Thần Linh Học làm cho ta thấy một cách chắc chắn rằng Linh hồn có thật, thể xác tuy chết mà Linh hồn vẫn còn, và giữa những người sống và những người chết vẫn còn giao cảm với nhauđược.

Năm rồi, ở Hội nghị Bruxelles, tôi đã tuyên bố những ý kiến tương  tự như thế nầy, và nhận thấy rằng, trong những lúc đàm luận riêng, nhiều Hội viên đã hiểu biết ý tôi.”

(Trích bàicủaÔng  Henry Regnault, Hội viên Thần Linh Học ở Paris, Đại diện Đạo Cao Đài tại Pháp, Bán Nguyệt san Thông Tin dịch, số 116 Xuân Giáp Dần 1974, trang 18)

II. Thần Linh Học xuất hiện ở Mỹ :

Phong trào Thần Linh Học thế giới khởi đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1847, tiểu bang New York, nơi nhà của Ông Veckman trong một nông trại tại Hydesville. Hằng đêm, Ông Veckman nghe có tiếng đập cửa hay tiếng gõ vào vách, nhưng khi mở cửa ra xem thì không thấy ai cả, làm cho gia đình Ông hoảng sợ, cho là có hồn ma phá khuấy, nên không dám ở đó nữa, phải trả nhà dọn đi nơi khác ở.

Sau đó có gia đình Ông thợ may nghèo tên là John Fox đến mướn ở. Mấy tháng đầu, Ông Fox chẳng thấy chi lạ cả, nhưng thời gian sau đó thì hiện tượng gõ cửa hay đập vách lại xảy ra, và đặc biệt ban đêm, đồ đạc trong nhà tự nhiên xê dịch từ chỗ nầy qua chỗ khác.

Ban đầu, Ông bà Fox cũng hoảng sợ, nhưng thấy các hiện tượng lạ nầy không có phương hại chiđến gia đình nên Ông bà bỏ qua không để ý đến nữa, dần dần rồi cũng quen với các hiện tượng kỳ bí đó.

Ông bà Fox có 2 đứa con gái, đứa lớn tên Margaret 15 tuổi và đứa nhỏ tên Kate 12 tuổi.

Một hôm, Ông bà Fox định đi ngủ sớm vì ban ngày may vá mỏi mệt quá, và không để ý đến tiếng đập vách. Khi vào phòng ngủ thì thấy Kate còn thức và vỗ tay chơi. Liền sau đó, bà Fox nghe có tiếng gõ vách đáp lại. Cô bé vỗ tay 3 tiếng thì có 3 tiếng gõ vách đáp lại.

Bà Fox nói thử : Hãy gõ 10 tiếng coi.

Liền đó có 10 tiếng gõ vách đáp lại.

Bà Fox kinh ngạc nói tiếp : Nếu linh hiển, hãy gõ đúng số tuổi của Kate.

Liền đó tiếng gõ đáp lại đếm đúng 12 tiếng.

Bà Fox lại nói : Nếu là người thật thì gõ 1 tiếng trả lời.

Hoàn toàn yên lặng.

Chờ một chút, Bà Fox nói tiếp : Nếu là hồn linh thì gõ 2 tiếng trả lời.

Tức thì có 2 tiếng gõ đáp lại.

Hiện tượng lạ lùng nầy ngày hôm sau được lan truyền ra khắp nơirất nhanh, khiến nhiềungười hiếu kỳ tấp nập đến xem. Giới tu sĩ, giới khoa học, đều có tìm đến tận nơi để quan sát, thử nghiệm, nghiên cứu. Kết quả họ rất ngạc nhiên lẫn kinh sợ, xác nhận hiện tượng kỳ bí có xảy ra thực, nhưng không cách nào giải thích được sự kỳ bí nầy.

Sau đó có một nhà nghiên cứu tên là Issas Post đến xem. nảy ra sáng kiến là bảo hồn linh gõ theo thứ tự các mẫu tự A, B, C, . . . Gõ 1 tiếng là chữ A, gõ 2 tiếng là chữ B, gõ 3 tiếng là chữ C, vv. . . để sau đó ráp lại thành câu văn mà nói chuyện với nhau.

Vong linh liền gõ 2 tiếng để tỏ sự đồng ý.

Thế là nhờ phương cách nầy, tuy mất nhiềuthời giờ, nhưng Ông Issas Post có thể nói chuyện được với hồn linh. Ông được hồn linh trả lời nhiều điều mà trướcđây không ai có thể biết được về thế giới  vô hình.

Nhờ  phương pháp nầy, Ông Fox nói chuyện được với hồn linh. Hồn linh cho biết, khi còn sống tên là Charles Haynes, góa vợ, có 5 con, làm phu khuân vác, đã bị chủ nhà trước giết chết, xác được chôn trong hầm của nông trại. Hồn

linh cũng cho biết tên của người giết chết ông ta, là người đã ở kế căn nhà nầy 2 năm về trước. 

Ông Fox đào thử trong hầm của nông trại thì tìm thấy được : Một mớ vôi, một mớ than, nhiều mảnh chén bể, một nắm tóc, vài khúc xương, một miếng giống như  óc.

Ông Fox rất ngạc nhiên và hoảng sợ.

Lối xóm đồn ầm lên là gia đình Ông Fox nói chuyện được với hồn ma.

Báo chí hay tin, liền cử người đến quan sát, rồi đăng tin lên báo, khắp nước Mỹ đều hay biết. Giới tu sĩ và giới trí thức rất chú ý hiện tượng bí ẩn nầy.

Hậu quả của việc thông linh nầy là gia đình Ông Fox không làm ăn gì được cả, nên phải dọn nhà đi nơi khác ở. Giáo hội Méthodiste (Église Méthodiste) thuộc đạo Tin Lành trục xuất ông bà Fox ra khỏi Giáo hội. Ông Fox đưa gia đình đến ở Rochester, là nơi đông đúc dân cư,  tránh khỏi khu vực đó, nhưng hồn ma Charles Haynes cũng theo gia đình Ông Fox đến Rochester.

Hai chị em Margaret và Kate phải làm trung gian để những người sống muốn nói chuyện với linh hồn ông Haynes.

Rất nhiều người trước đây không biết gì về hồn ma và cũng không tin có ma, nay chứng nghiệm được hiện tượng hiển nhiên như vậy thì họ rất tin tưởng và cũng trở thành Đồng tử  giống như  2 cô gái Margaret và Kate.

Nhiều cuộc trình diễn được tổ chức trước công chúng, kết quả rất tốt đẹp, khiến nhiều người phải xác nhận có linh hồn, người chết thì thể xác tiêu tan, nhưng linh hồn vẫn tồn tại nơi thế giới  vô hình.

Tiếng tăm của gia đình Ông Fox nổi bật giữa quần chúng nước Mỹ. Báo chí Mỹ không ngớt tường thuật tỉ mỉ các buổi thông linh nầy.

Hội Đồng Thành phố Rochester thành lập Ban điều tra đặc biệt về hiện tượng thông linh nầy. Sau mấy năm nghiên cứu, 3 lần họp, có đến hằng trăm diễn giả thuyết trình, tranh luận sôi nổi, nhưng chưa đạt được một kết luận dứt khoát nào.

Kinh sợ trước những hiện tượng kỳ bí mà họ chứng kiến, một số người hồ đồ xấu miệng đồn lên rằng, gia đình Ông Fox là phù thủy, là hiện thân của ma quỉ, họ sách động đám đông đập chết toàn cả gia đình Ông Fox gồm bốn người, một cách hết sức oan uổng.

Sau khi gia đình Ông Fox bị thảm sát, hiện tượng thông linh “gõ cửa hay gõ vách “ vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước Mỹ.

Luật Sư J. Edmonds, Giáo Sư E. Mapes thuộc Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, Giáo Sư Robert Hare tại Đại Học đường Pensylvania, sau nhiều năm nghiên cứu, thông công được với nhiều người trong thế giới vô hình, đã có những kết luận rất xác đáng, nên tổ chức các buổi thuyết trình, viết ra nhiều sách để phổ biến, xác nhận sự hiện hữu của linh hồn và của thế giới  vô hình.    

Năm 1852, một Hội Nghị Thần Linh Học (Congrès Spirite) đầu tiên được tổ chức tại Cleveland nước Mỹ.

Năm 1854, số người theo Thần Linh Học ở Hoa Kỳ lên đến con số 3 triệu người, trong đó có hơn 10 ngàn Đồng tử.

III. Thần Linh Học ở Âu Châu

Từ năm 1852, một Phái đoàn Thần Linh Học từ Mỹ qua nước Anh, và đã gây đượcmột phong trào Thần Linh Học mạnh mẽ ở nước Anh.

Năm 1853, một nhóm Thần Linh Học khác lại đi từ Mỹ qua nước Pháp và Đức, cũng gây được những  phong  trào Thần Linh Học đáng kể  ở 2 nước nầy.

Năm 1854, Ông Chevreul thuộc Hàn Lâm Viện Khoa học Pháp và Ông Faraday ở nước Anh, đả phá kịch liệt Thần Linh Học, nhưng không kết quả.

Bà Giradin, một Đồng tử Thần Linh Học ở nước Pháp đã giúp cho Văn hào Victor Hugo thông công được với linh hồn người chết lúc Victor Hugo đang tị nạn, sống lưu vong ở đảo Jersey củanước Anh.

Đêm 11-9-1853, tại đảo Jersey, Bà Giradin tổ chức xây bàn, có mặt quí Ông : Victor Hugo với 2 cậu con trai là Charles Hugo, Francois Hugo và cô con gái là Madelène Hugo, ngoài ra còn có Đại Tá Le Flot, Ông De Tréveneuse, Ông Auguste Vacquerie. Đêm ấy, vong linh Bà Charles Vacquerie  (tức là con gái của Victor Hugo, nhũ danh là Léopoldine Hugo, cùng với chồng đi tắm biển và cả 2 vợ chồng đều bị chết đuối), giáng bàn nói chuyện với Victor Hugo,  hỏi thăm cha mẹ, và có tiết lộ nhiều điều huyền bí nơi cõi vô hình. Nhờ vậy, Victor Hugo bắt đầu  tin tưởng Thần Linh Học.

Đêm 13-9-1853, Victor Hugo tiếp tục tổ chức xây bàn để thông công với cõi vô hình, có một Vong linh xưng là Bóng Hư Linh giáng bàn bảo Ông Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào Thượng Đế.

Tiếp tục xây bàn, nhóm Victor Hugo thông công được với các Đấng, kể ra dướiđây :

-         Các Đấng Giáo chủ : Socrate, Moise, Jésus, Mahomet, Luther.

-         Các Danh nhân : André Chénier, Shakespeare, Molière, Dante, Racine, Lion d’Androclès, . . .

-         Các vong linh ẩn danh : Bóng Hư Linh, Bóng dưới mồ, Sứ giả Thượng giới, Người trong mộng, . . .

Đêm 11-10-1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những điều khuyên bảo, những giáo lý, triết lý, nhận được từ các Đấng Thiêng liêng nơi cõi vô hình qua hiện tượng thông linh xây bàn, rất hữu ích cho nhơn loại, nên văn hào Victor Hugo hỏi Vong linh đang giáng bàn :

- Những lời vàng tiếng ngọc mà chúng tôi hân hạnh đón nhận từ cõi Hư Linh bấy lâu nay, thật đáng xem là những Chơn truyền quí báo hiếm có, chúng tôi có nên in thành sách xuất bản để phổ biến cho mọi người cùng học được hay không, xin cho biết ?

Vong linh ấy đáp :

- Không ! Vì chưa đến ngày giờ.

Victor Hugo hỏi tiếp :

- Đến bao giờ ? Chúng tôi còn sống đến ngày đó không ?

Vong linh đáp :

- Nếu không thấy nơi nầy thì sẽ gặp ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ sẽ có lịnh. Hiện tại, có thể phổ biến hạn chế cho những người đã có đức tin.

Những Thánh giáo nhận được từ những cuộc xây bàn của Victor Hugo ở đảo Jersey, sau nầy được ông Gustave  Simon  in  thành sách với nhan đề là “ Les Tables tournantes de Jersey chez Victor Hugo “.

Sách nầy được tái bản nhiều lần, làm chấn động dư luận nước Pháp và thế giới.

Giáo Sư Charles Richets tại Đại Học đường Sorbonne Paris, sau nhiều năm nghiên cứu Thần Linh Học, đã cho xuất bản quyển sách tựa đề là Traité de Métaphysique (Khái luận về Huyền bí học).

Trong lúc đó, ở nước Anh, nhà bác học William Crookes, trướcđây không tin Thần Linh, nhưng sau gần 20 năm nghiên cứu và chứng nghiệm việc thông công với thế giới  vô hình, đãviếtmột cuốn sách dầy trình bày các kết quả nghiên cứu của ông.

Trong một bài thuyết trình tại Đại Hội Thần Linh Học Thế giới họp tại Luân Đôn,  ông kết luận một câu khẳng định : “ Tôi không nói là những điều tôiđãnghe, nhữngviệctôiđãthấy, có lẽ cóđược, mà tôi dám nói chắc chắn rằng có hiển nhiên như vậy.”

Chính lời nói xác định mạnh mẽ nầy củamột nhà bác học nước Anh làm cho nhiềungười giựt mình thức tỉnh.

Ở nước Pháp, nhà Thần Linh Học Léon Rivail tức là Allan Kardec, nhờ được học hỏi nhiều nơi các Đấng vô hình, nên đã hệ thống hóa được lý thuyết về Thần Linh Học, để môn Thần Linh Học trở thành một ngành khoa học.

Năm 1853, Ông Allan Kardec lập thành Học thuyết Thần Linh Học với 2 tác phẩm căn bản là : Le livre des Esprits và Le livre des Médiums, với những bằng chứng thực nghiệm về tâm linh.

Nhờ đó, Thần Linh Học được truyền bá rộng rãi khắp thế giới .

Nhiều cuộc Hội nghị Quốc tế về Thần Linh Học đãđược mở ra, gây một phong trào Thần Linh Học sâu rộng.

Sau Allan Kardec thì có Camille Flammaron (1842-1925) tiếp nối, nhưng phong trào Thần Linh Học không được rầm rộ như trước.

Tóm lại, Thần Linh Học phát khởi từ nước Mỹ vào năm 1847, sau đó truyền qua Âu Châu, nhứt là ở 2 nước Anh và Pháp, tạo thành một phong trào Thần Linh Học mạnh mẽ và sâu rộng, ảnh hưởng lên toàn thế giới .

Với phong trào Thần Linh Học, Thượng Đế muốn nhắn nhủ với nhơn loại là con người không phải chết là hết, mà  mỗingười đều có mộtlinh hồn và linh hồn nầy làm chủ nhơn của thể xác. Khi thể xác chết đi, linh hồn xuất ra khỏi thể xác,  chuyển qua cõi vô hình và có một đời sống trong thế giới  vô hình.

    IV.  Thần Linh Học với Đạo Cao Đài :

Trong lúc Phong trào Thần Linh Học khởi lên rầm rộ và sôi nổi ở khắp các nước Âu Mỹ thì nước Việt Nam đang chịu sự xâm chiếm của đế quốc Pháp, và cuối cùng biến VN thành thuộc địa của Pháp.

Báo chí và sách vở của Pháp được đưa sang VN, nhờ đó, phong trào Thần Linh Học (TLH) truyền đến VN.

Đầu thế kỷ 20, trong dân chúng nổi lên các nhóm Xây bàn nói chuyện với các Vong linh hay Cầu Cơ thỉnh Tiên xin thuốc chữa bịnh nan  y. Nhóm Xây bàn ở Sàigòn của quí Ông : Cao quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang, được Đấng Thượng Đế và các vị Tiên, Phật giáng dạy thường xuyên, dần dần hình thành một Phong trào TLH  VN, gọi là Đạo Cao Đài.

Đạo Cao Đài phát triển rất mạnh và thu hút rấtnhiều tín đồ, làm cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại ảnh hưởng xấu nền an ninh của thuộc địa Pháp, nên họ ra lịnh đàn áp.

Hai vị Đại diện Đạo Cao Đài tại Paris nước Pháp là : Gabriel Gobron và sau đó là Henry Regnault, vận động các giới tại Pháp binh vực Đạo Cao Đài, nhất là trong các Hội Nghị TLH Quốc tế,  Ông Gabriel Gobron luôn luôn yêu cầu Hội Nghị ủng hộ Đạo Cao Đài  và  can  thiệp  với  Chánh  phủ

Pháp cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng và thờ cúng.

 Sau đây là vài kết quả thâu được trong các Hội Nghị Thần Linh Học Quốc tế :

            1) Hội Nghị Thần Linh Học Quốc tế  Barcelone (1934) :

 Tạp chí Thần Linh Học tháng 10-1934, trang 505 có đăng các nguyện vọng được toàn Hội Nghị chấp thuận :

 Phong trào Thần Linh Học  thứ  8 là Đạo Cao Đài : Do đề nghị của Ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài (hay Thần Linh Học VN), Hội Nghị Thần Linh Học  Quốc tế lần thứ 5 họp tại Barcelone (Tây Ban Nha) từ ngày 1 đến 10-9-1934, yêu cầu Chánh phủ Pháp đặt ra cho tín đồ Cao Đài một qui chế rộng rãi như qui chế áp dụng cho các tín đồ Thiên Chúa giáo hay Phật giáo Việt Nam trong các nước Đông Dương, thể theo lời hứa long trọng của Ông Tổng Trưởng Sarraut của Bộ Thuộc địa, vào tháng 3 năm 1933 tại Quốc Hội Pháp.

2)  . . . . . . . . . . . . . .

3)     Hội Nghị Thần Linh Học Quốc tế Glasgow (1937):

 Tờ báo Việt Nam Mới ngày 14-11-1937 đăng tin :

Do đề nghị của Ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài hay Thần Linh Học VN, Hội Nghị TLH Quốc tế lần thứ 6 họp tại Glasgow (Anh quốc) từ ngày 3 đến 10-9-1937, đưa ra nguyện vọng : Thần Linh Học VN trong 3 nước Đông Dương nên được hưởng sự tự do tín ngưỡng và thờ cúng như các tín đồ Công giáo và Tin Lành, dầu họ là dân thuộc địa, dân bảo hộ, hay ngoại quốc.

Nguyện vọng đưa ra trong Hội Nghị TLH ở Barcelone mở màn cho mộtthời kỳ rộng rãi hơn đối với các tín đồ của Đạo Cao Đài hay Thần Linh Học VN.

Đạo mẫu

Trước nhất, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

Lớp thờ Nữ thần mang tính phổ quát rộng rãi, phù hợp với xã hội nông nghiệp và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Lớp thờ Mẫu thần phát triển trên cái nền thờ Nữ thần, thường gắn với tính chất quốc gia, như thờ các Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, như nguyên phi Ỷ Lan, Mẹ Gióng, Mẫu Tây Thiên, Thiên Ya Na, Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen, Bà Chúa Xứ... Về cơ bản, lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần mang tính bản địa, nội sinh. Lớp Mẫu Tam phủ, Tứ phủ hình thành trên cơ sở lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần kết hợp với tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi đã hình thành và định hình thì đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã và đang ảnh hưởng theo hướng “Tam phủ, Tứ phủ hoá” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần.

Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời, từ thời nguyên thủy, nó thỏa mãn tâm lý của người nông dân cầu mong sự sinh sôi nảy nở, nó đã từng tồn tại trong thời kỳ lâu dài của lịch sử chế độ phong kiến, nó đáp ứng nhu cầu không chỉ của nông dân, nông thôn mà còn cả tầng lớp thương nhân ở đô thị, nhất là từ thế kỷ XVI-XVII. Ngày nay, nó vẫn tiềm ẩn chiều hướng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường và đô thị hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đạo Mẫu đã phát triển rộng khắp ở cả đồng bằng, đô thị và miều núi, tạo nên một nét khá nổi bật trong bức tranh chung vốn hết sức đa dạng và phong phú của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam.

Đây là một thứ tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình phát triển, nó đã thu nhận những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo và thậm chí cả Nho giáo nữa. Đạo Mẫu lấy tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ, con người, là nơi con người ký thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc Lộc Thọ).

Một hệ thống thần điện tuy là đa thần (có khoảng trên dưới 60 vị  thánh), nhưng đứng đầu và bao trùm lên là Thánh Mẫu, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh tuy xuất hiện muộn mằn trong điện thần (từ thế kỷ XV-XVI) nhưng lại chiếm vị trí thần chủ trong điện thần Đạo Mẫu. Chính Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã “trần thế hóa” Đạo Mẫu và trong điều kiện của xã hội Nho giáo cuối thời phong kiến nó đã đi vào đời sống dân gian, bắt rễ sâu vào xã hội và đời sống tâm linh của mỗi con người Việt Nam.

 Đạo Mẫu vốn là tín ngưỡng bản địa của tộc Việt, nhưng nó thể hiện một khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao, làm cho hệ thống điện thần cũng như bộ mặt văn hóa của nó thể hiện tính đa tộc người, đa văn hóa của không chỉ dân tộc đa số mà còn cả các tộc người thiểu số cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Trong hệ thống các thần linh có nhiều vị thần người dân tộc thiểu số, do vậy nó cũng tích hợp các sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số đó vào trong nghi lễ của đạo này (ăn mặc, âm nhạc, múa hát...).Hiếm có một tôn giáo tín ngưỡng bản địa nào lại “tiềm tàng” sức tự biến đổi, “trẻ hóa” như là Đạo Mẫu. Nó không chỉ có sức sống trong điều kiện chế độ phong kiến quân chủ, mà còn tiềm ẩn và bùng phát trong xã hội đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Vậy căn cỗi nhận thức nào, căn cỗi xã hội nào đã là “mảnh đất” ra đời tồn tại, hồi sinh và phát triển của Đạo Mẫu? Phải chăng đó là xã hội nông nghiệp, nông thôn và nông dân mà ở đó nền canh tác lúa nước và xã hội mang đậm tàn tích mẫu hệ với vai trò to lớn của người phụ nữ ? Phải chăng đó còn là một xã hội manh nha và bắt đầu phát triển nền “thương nghiệp” chợ quê vào thế kỷ XV- XVII, nhất là thời kỳ Nhà Mạc, mà ở đó vẫn là vai trò trụ cột của người phụ nữ ? Và phải chăng ngày nay trong khung cảnh xã hội công nghiệp hóa của nền kinh tế thị trường thuở giao thời lại là mảnh đất mới cho sự “phục hưng” của hình thức tín ngưỡng này.

Quốc Bảo

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (Wiki)

Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.[1]

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.[2] Dự kiến đến năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sẽ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.[3]

CÁC GHI CHÉP

Những tài liệu văn bản ghi chép về các Thánh Mẫu thường xuất phát từ thần thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần thần tích, thần phả. Các truyện kể dân gian về 3 vị thánh mẫu: Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện u linh, ngoài ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được các sách sau này tập hợp và ghi chép lại.

Cùng với việc sưu tầm, một số tác giả là các trí thức nho học thời phong kiến đã tiến hành ghi chép lại và sáng tác thêm những huyền thoại, truyền thuyết đã được sưu tầm ghi chép từ trước và thậm chí là sáng tác thêm cho phù hợp tư tưởng lễ giáo thời kỳ đó. Từ thời Hậu Lê, đã có những việc như vậy nhằm phục vụ cho việc phong thần của các vị vua với hai trường hợp điển hình với các ghi chép-sáng tác về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền bắc Việt Nam của Nguyễn Công Trứ, Đoàn Thị Điểm và trường hợp thứ hai là về Thiên Y A Na ở nam Trung Bộ Việt Nam của Phan Thanh Giản. Cũng có một nguồn tư liệu khác được dân gian sáng tác từ các huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí là các truyện, thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị thần, nhất là các Thánh Mẫu.

Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam đều là các công trình của các nhà khoa học người Pháp như Parmenties, Maspero, Durand, Simond và kế tiếp là các nhà khoa học người Việt như Nguyễn Văn Huyên, Đào Thái Bình,...

Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được công bố.

Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việc tôn thờ Mẫu ở Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.

Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương nam trong quá trình nam tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.[4]

CÁC DẠNG THỨC THỜ MẪU

Thờ Mẫu ở Bắc bộ

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,...

Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo

Thờ Mẫu ở Trung Bộ

Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar

Thờ Mẫu ở Nam bộ

So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng

Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...

Các trung tâm thờ Mẫu

    Hà Nội: Phủ Tây Hồ, Đền Quan Tam Phủ, đền Rừng, đền Lừ, đền An Thọ, đền Bà Kiệu, đền Liên Hoa,…

    Hà Nam: Đền Lảnh Giang (Duy Tiên),

    Nam Định: Phủ Dầy, Phủ Quảng Cung (Yên Đồng, Ý Yên),...

    Ninh Bình: đền Dâu, đền Quán Cháo, phủ Đồi Ngang, phủ Châu Sơn, đền Cô Đôi Thượng Ngàn,...

    Lào Cai: Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà.

    Nghệ An: Đền thờ ông Hoàng Mười.

    Hà Tĩnh: Đền thờ ông Hoàng Mười.

    Huế: Điện Hòn Chén.

    Thái Bình: Đền Tiên La thờ Chầu Bát Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải

Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Đạo Mẫu

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt và một số tộc người khác, tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có vai trò và vị trí khá quan trọng, nó đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, do vậy, nó phổ biến khá rộng khắp, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi tới miền ngược

Từ Đạo Mẫu, ngoài những nghi lễ thờ cúng, nó còn sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa – nghệ thuật, tạo nên một “văn hóa Đạo Mẫu”, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.

Sau đây, tôi trình bày những nét rất cơ bản của thứ tôn giáo - tín ngưỡng này với tên gọi chung là Đạo Mẫu.

Từ Thờ Nữ Thần Đền Thờ Mẫu và Tam Tòa Thánh Mẫu (Đạo Mẫu)

1. Từ thờ Nữ thần đến thờ Mẫu

Ở Việt Nam, chưa ai thống kê một cách hệ thống và đầy đủ các Nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng, tuy nhiên, không ngần ngại khi cho rằng việc thờ phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều dân tộc, ở đồng bằng cũng như miền núi, nông thôn lẫn đô thị.

Hãy lấy cuốn sách cổ “Hội chân biên”, in năm 1847 đời Thiệu Trị, do Thanh Hòa Tử tập hợp, thì trong 27 vị thần tiên có nguồn gốc thuần Việt, thì đã có 17 là Tiên nữ. Còn trong cuốn sách “Các Nữ thần Việt Nam”xuất bản những năm 80 của thế kỉ XX, thì đã tập hợp và giới thiệu bước đầu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của nước ta. Trong sách: “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”, trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các nữ thần và danh nhân là nữ. Riêng xung quanh quần thể di tích Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu, người ta cũng tìm thấy hơn 20 đền miếu thờ các nữ thần.

Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam, các vị nữ thần gần với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như Nữ thần Mặt Trời – Nữ thần Mặt Trăng, Bà Nữ Oa cùng ông Tử Tượng đội đá vá trời, đắp núi, khơi sông. Các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp (Tứ Pháp) cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được gắn với các Bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Thủy, Bà Hỏa…

Đến biểu tượng đất nước – quê hương – dân tộc cũng gắn với các Mẹ (Mẫu): Mẹ Âu Cơ của Lạc Việt, Mẹ Quê hương – xứ sở Pô Inh Nưga của người Chăm. Các Mẹ sản sinh ra các giá trị văn hóa: Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa, các Mẹ là tổ sư các nghề: dệt, tằm tang, làm muối, nghề mộc, làm bánh, ca công… Rồi phụ nữ ra trận “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đứng ra chấp chính quốc gia cũng trở thành các Nữ tướng – Nữ thần: Hai Bà Trưng, Triệu Ẩu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, Lê Chân, Vũ Thị Thục, vợ ba Đề Thám. . .

Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh, được Triều đình ban sắc phong là “Thượng đẳng thần”, là Thành hoàng của nhiều làng, trong đó Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong “Tứ bất tử” của đất nước.

Trong các huyền thoại và truyền thuyết kể trên, có những cái xuất phát từ những thực tế lịch sử, tuy nhiên, không ít trường hợp là kết quả của sự thêu dệt hoang đường, phi thực. Nhưng đó lại là thực tế hiển nhiên, là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thực tế này hoàn toàn có thể lý giải được trên cơ sở xem xét môi trường tự nhiên. đời sống sản xuất, chiến đấu, xã hội cổ truyền của người Việt và các dân tộc khác sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Trong hàng các nữ thần, một số vị được tôn vinh là Mẫu – Thánh Mẫu - Vương Mẫu - Quốc Mẫu… Như vậy, Mẫu là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu. Về mặt danh xưng “Mẫu" là từ gốc Hán – Việt, còn thuần Việt là “Mẹ”. Mẫu, Mẹ, Mụ là danh xưng chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô thân thiết của con cái với người đã sinh hạ ra mình. Tuy nhiên, Mẹ, Mẫu còn bao hàm nghĩa rộng hơn mang tính tôn xưng, tôn vinh: Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu - “Mẫu nghi thiên hạ”. .

Tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu thường trên quan hệ tới các trường hợp sau:

- Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu nhất là Mẫu Tam phủ - Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mẫu Thiên Ya Na…

- Các Thái hậu (Mẹ vua), Hoàng hậu (vợ vua), Công chúa (con gái vua) có tài năng, công đức, khi mất hiển linh và được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu. Như Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ Lý Thần Tông, Ỷ Lan, con gái Vua Hùng Nghị Vương thờ ở đền Cao Mại (Lâm Thao – Phú Thọ), Quốc Mẫu Tây Thiên - Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Nguyên Phi Ỷ Lan – Mẫu nghi thiên hạ.

- Các trường hợp khác cũng tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu: Diệp Phu nhân – Quốc Mẫu – Thánh ân thờ ở đền Trần Liên – Yên Bái, Mẫu Sơn Quốc Thánh Thượng đẳng thần ( đền thờ tại Mẫu Sơn – Lạng Sơn ), Mẫu thân Thánh Gióng – Vương Mẫu. .

Cùng hệ thống này ở miền Trung và nhất là Nam Bộ, một số nữ thần cũng được tôn vinh là Mẫu: Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen), “chúa” Bà Chúa Xứ (Núi Sam), Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Sắt…

Như vậy các Mẫu – Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng. “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.

2. Từ thờ mẫu đến thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu)

Không nên đồng nhất hoàn toàn giữa thờ Mẫu với thờ Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) mà từ thờ Nữ thần, thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ là bước phát triển về nhiều mặt. Tác nhân của sự phát triển ấy vừa có nhân tố nội sinh vừa có nhân tố ngoại sinh.

Mẫu Tam phủ – Tứ phủ so với tín ngưỡng thờ Mẫu thần nói riêng và thờ thần nói chung đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống. Trước nhất, vốn là một tín ngưỡng dân gian mang tính tản mạn, rời rạc, nay bước đầu quy về một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ (Thiên Phủ, Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ), các hàng thần (Ngọc Hoàng -> Mẫu -> Quan -> Chầu -> ông Hoàng -> Cô -> Cậu…) tương đối rõ rệt. Một điện thần với trên 50 vị thần lớn nhỏ đều quy về vị Thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu, mặc dù trên Thánh Mẫu còn có Ngọc Hoàng, nhưng đó là lớp ảnh hưởng Đạo giáo sau này và nặng về hình thức.

Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước đầu đã chứa đựng ‘những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị Thánh Mẫu cai quản: Mẫu Thượng Thiên – Miền trời, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu) – Miền đất, Mẫu Thượng Ngàn – Miền đồi núi, Mẫu Thoải – Miền nước. Mẫu là một lực lượng sáng tạo và cai quản vũ trụ, đã hóa thân thành bốn, cai quản 4 miền của vũ trụ.

Mẫu Tam phủ – Tứ phủ bước dầu đã thể hiện một ý thức nhân sinh, - ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước, chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất.

Mẫu Tam phủ – Tứ phủ đã bước đầu hình thành một hệ thống thờ cúng trong các Đền, Phủ, những nghi lễ thờ cúng đã được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ Hầu bóng (lên đồng) và lễ hội “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” là một điển hình.

Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, chúng ta đặc biệt chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ XVI trở đi – giai đoạn xuất hiện Mẫu Liễu – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở thành một vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ.

Tất nhiên, sự xuất hiện của vị Thánh Mẫu này ở vào khoảng thế kỷ XVI vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ trước, vừa phản ảnh khát vọng của quần chúng nhân dân thời Lê mạt, một xã hội buôn bán, nhất là buôn bán chợ quê phát triển, gắn với vai trò của người phụ nữ; xã hội rối loạn, nhân tâm ly tán, mà một trong biểu hiện của nó là các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Với vị Thần chủ này, Đạo Mẫu vốn là một tín ngưỡng gần với thiên nhiên, trời đất, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng những khát vọng của con người, thân phận của con người nhất là người phụ nữ trong đời sống hàng ngày. tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất nước, theo gót người Việt để “Mẫu hóa” các tín ngưỡng bản địa khác, vừa có cơ hội tập trung thành trung tâm thờ Mẫu lớn, như Phủ Dầy ( Nam Định ), Đền Sòng Sơn ( Thanh Hóa ), Đền Bắc Lệ ( Lạng Sơn ), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Đền Kì Anh ( Hà Tĩnh ), Điện Hòn Chén (Huệ Nam Điện)

Và cùng với sự xuất hiện vị thần chủ này, thì hệ thống điện thần, quan niệm nhân sinh và vũ trụ, đặc biệt là các nghi lễ – lễ hội càng thể hiện tính hệ thống hơn.

Tất nhiên, bên cạnh sự “lên khuôn”, hệ thống hóa nói trên, trong Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố tín ngưỡng, ma thuật, những sắc thái và biến dạng địa phương. . . khiến nhiều người mới bước vào tìm hiểu có cảm giác như lạc vào thế giới thần linh hỗn độn, phi hệ thống, tùy tiện.

  1. Để từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần phát triển lên thành Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ thì ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc có vai trò quan trọng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta khá sớm, ít nhất là từ thời Bắc thuộc. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thì Lão giáo là một trong “Tam giáo đồng nguyên”. Nhà vua đã từng ra sắc phong cho các đạo sĩ, trong các trường thi cũng có các đề nói về Đạo giáo, nhiều người trong Hoàng tộc cũng là Đạo sĩ. Lý thuyết Lão gia đã ăn sâu vào ý thức của nhiều trí thức đương thời, nhiều phương thuật, ma thuật của Đạo Lão lan truyền trong nhân dân. Đến đời Lê Nho giáo thịnh hành, Lão giáo không được coi trọng, nhưng triết lý cũng như pháp thuật của nó không phải không lưu hành rộng rãi. Điển hình là việc vua Lê Thần Tông ( 1607 - 1662 ) cho phép Trần Lộc lập ra Nội Đạo Tràng.

Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc về nhiều phương diện. Đó là các quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên, về quan niệm Tứ phủ – Tam phủ, một số vị Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Đó còn là các truyện thần tiên huyền ảo, các phép thuật mang tính phù thủy để trừ ma tà… Ngay lễ Hầu bóng của Đạo Mẫu Việt Nam cũng không phải không chịu ảnh hưởng các hình thức lên đồng của đạo giáo Trung Quốc. Chính những ảnh hưởng này, một mặt giúp Đạo Mẫu “lên khuôn”, hệ thống hóa và bước đầu mang tính phổ quát nguyên lý Mẫu – Mẹ, nhưng mặt khác cũng làm tăng thêm tính ma thuật, phù thủy mà vốn trong dân gian đã từng tiềm ẩn.

Như vậy trên cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian, với những ảnh hưởng đạo giáo Trung Quốc đã hình thành và định hình Đạo Mẫu Tam phủ – Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu), một Đạo giáo dân gian đặc thù của Việt Nam, và có thể gọi một cách ngắn gọn hơn và thực chất hơn – Đạo Mẫu.

Nghi thức Hầu Bóng

Hầu bóng là một phong tục gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt. Đây là một lễ thức đặc trưng mà tiêu biểu nhất trong Đạo Mẫu.

[​IMG]

Trong Đạo Mẫu có rất nhiều nghi lễ đầy mầu sắc và là mấu chốt đã tạo ra nhiều lễ hội rất phong phú, đa dạng đến phức tạp.

Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt . Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền, ban phúc cho các tín dân. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát Vǎn để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

Hầu Bóng

Hầu bóng còn là một đam mê của các ông bà tin tưởng vào tâm linh sâu đậm của mình đối với các vi thánh.

Hầu đồng chính là “Sa Man Giáo” từ thời thương cổ của nhiều dân tộc trên thế giới.

Theo quan niệm dân gian thì người hầu đồng trước hết là người có duyên với đạo Mẫu (Có căn). Là những người trong phong trào theo nhau đội bát nhang.

Dạng thứ hai là những người có căn cơ qua một lễ Phủ

Dạng thứ ba là những người có cao căn đã mở tứ phủ để hầu đồng hay còn gọi là lính của ngài

Dạng thứ tư là những người đã mở điện thờ tại gia. Muốn thành ông đồng bà cốt phải qua hai lễ tôn bát nhang và ra đàn Tứ Phủ. Như vậy hầu đồng thực chất có thể xem là một hình thức diễn xướng dân gian có đủ yếu tố Lễ nhạc và Vũ Đạo.

Các Nghi Thức Chuẩn Bị Cho Một Buổi Hầu Đồng

Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng). Ở các chùa chiền miếu mạo thường những bức tranh thờ bà Chúa, đức Thánh Trần, ông Hoàng Ba, Hoàng Bẩy, Tam Phủ, Tứ Phủ theo nghệ thuật thời thượng Đông Hồ, Hàng Trống hay Sỳnh.

Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện

Dàn nhạc Hầu Bóng. Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng..

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Hai người phụ đồng là người thân hay người trong hội hoặc trong nhóm và một ban cung văn

Trang phục: Tang phục thích hợp cho từng vị thánh, thần nhập đồng. Vì vậy người hầu đồng phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

- Khăn đỏ phủ diện

- Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng

- Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác

- Thắt đai lưng mầu

- Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn

- Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

Mầu sắc của trang phục phải phù hợp với mầu sắc của từng phủ. Mầu đỏ Thiên Phủ, mầu vàng Địa Phủ, mầu xanh Nhạc Phủ và mầu trắng Thoái Phủ.

Lễ vật

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ ( bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu mầu phủ lên trên (nhiễu hoặc lụa). Mầu phải là ma6`u chính của Tứ Phủ (Xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ , một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nôm) và bốn lốt (2). Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang (3), mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần (4). Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) mầu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (Giấy vàng xếp thành thoi).

Ở dưới bệ, trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phương có 12 hinh nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dung mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ.

Ngày ngay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng

Trình Tự Một Buổi Hầu Đồng:

Băt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế . Cung văn lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng. Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên môt bước, chân phải chụm lên với chân trái, lập lai them hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

Một Giá Đồng Có Thể Tiến theo Trình Tự Sau:

  1. Thay Lễ phục:

Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù họp với danh hiệu của vị đó và mầu sắc cũng khác biệt tùy từng phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.

  1. Dâng hương hành lễ:

Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ gía nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, boc trong mot chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma

  1. Lễ thánh giáng

Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp , nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào.

Có hai hình thức thánh giáng

- Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá thánh mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.

- Giáng mở khăn – với các hang quan trở xuống.

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi mien đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (Chỉ có ở một số người)

  1. Múa đồng

Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Bởi vậy động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh. Nhưng chung chung thì thấy có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.

Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ảnh con người thật của vị thánh giáng đồng. Khi múa đồng thì ông đồng bà cốt sử dụng một số lễ cụ như kiếm, đao, gậy, mái chèo, quạt hay cờ…

Trước khi sử dụng lễ cụ, người hầu đồng bắt chéo hai dụng cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

  1. Ban Lộc và nghe Văn chầu

Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài long bằng động tácvề gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc, thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch.

Lúc nầy những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy v.v.

  1. Thánh thăng

Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước tránquạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn trổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung . Một giá đồng kết thúc

Bàn về ý nghĩa của tam đầu cửu vĩ ( ông lốt ) trong đạo Mẫu

Xem xét qua một vài diễn đàn của Đạo mẫu ( đạo thánh ) , vinh thấy một số bạn có thắc mắc :

Không hiểu ý nghĩa của các ông Lốt ( tam đầu cửu vĩ ) trong đạo Thánh là gì ? nguồn gốc , vai trò và vị trí của các vị này trong đạo Mẫu là gì ?

Vậy vinh xin có bài viết bàn về vấn đề này như sau :

Trước hết chúng ta cùng xem qua một số phần trong nghi lễ tứ phủ , các bản văn hầu .........để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của các vị này trong Đạo Mẫu như thế nào :

Xin mời :

Văn quan Đệ Ngũ Tuần Tranh .

Quan Đệ Ngũ Tuần Chanh

Ra oai lẫm liệt tung hoành

Trừ tà sát quỉ Quan tuần chanh toàn tài

Cảnh thiên Thai quan tuần ngự giá

Các bộ Tiên nàng náo nức vào dâng hoa

Ninh Giang chính quán quê nhà

Dấu thiêng ghi để ngã ba sông Kì Cùng

Đấng anh hùng cổ kim lừng lẫy

Quan lớn tuần đã dậy thần cơ

Muôn dân đâu đáy phụng thờ

Lạng Sơn lại nổi ngôi đền thờ Quan Lớn Tuần Chanh

Cảnh Thanh nhiều nơi lịch sự

Vốn đặt bầy tự cổ truyền lai

Có phen xuất nhập trang đài

Đào lan quế huệ tiệc bầy xướng ca

Trên bát ngát long chầu hổ phục

Dưới tam đầu cửu vĩ chầu lên

Lâu đờn điệu múa đôi bên

Quan Tuần trắc giáng ngự trên sập công đồng

ĐÀN MÃ ĐẦY ĐỦ CHO MỘT LỄ MỞ PHỦ TRÌNH ĐỒNG

Để chuẩn bị được một buổi hầu đồng thì trước đó một tuần, các thợ mã chuyên nghiệp đã phải tập kết nguyên vật liệu để làm một đàn đại mã, có tên Long Tu Phượng Mã. Long Tu Phượng Mã có đủ voi, ngựa: đỏ, vàng và trắng. Mỗi con đều to hơn những chú ngựa vẫn chạy trong rạp xiếc. Một voi xám với tỉ lệ 1/1 so với những chú voi thật, ngoài ra còn có một thuyền rồng dài 3,5m rộng 0,8m được trang trí cầu kỳ.

Tất cả những thứ trên được đặt ở sân đền vì chúng quá to để có thể đưa được vào bên trong hậu điện. Trong Đền là nơi ngự trị của 4 toà sơn trang với khoảng 60 hình nhân cao từ 1,2 - 1,6m có bốn màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, tượng trưng cho bốn hướng.

BÀY TRÊN BAN THỜ tỨ PHỦ

-Trên cùng bày mũ Vua cha, mũ quan tả hữu, mũ bình thiên, mũ các quan công đồng.

-Dưới một chút thì bày 4000 vàng hoa bốn màu tượng trưng cho bốn phủ kèm theo 4000 vàng cô cũng bốn màu bày cùng với bốn mâm lễ (trứng, lược, quạt, thuốc lá, khăn mặt, khăn phủ...)

-Sáu bài vị 6 màu, gồm 5 màu đỏ, xanh, trắng, vàng, tím dành cho 5 quan lớn (ngũ vị tôn ông) còn một bài vị màu hồng là bản mệnh.

-Lúc phát tấu thì bày mũ hia và ngựa nhỏ của 5 quan lớn dưới bàn hầu

BÀY XUNG QUANH SẬP CÔNG ĐỒNG

-Một ngựa đỏ thiên phủ,một voi vàng địa phủ, một thuyền rồng trắng thuỷ phủ

-Bốn toà sơn trang bốn màu (xanh, đỏ, trắng, vàng), mỗi toà gồm một hình chúa bà ngồi trên bệ, hai hình chầu cầm quạt chầu vào,12 hình cô, một thuyền nhỏ, một bè nhỏ, một thoi nhỏ, một núi giùm,1000 vàng đại,1000 vàng cô, 12 bộ hài sảo. Ngoài ra có thể có thêm mỗi toà một voi và một ngựa cùng màu.

-Rắn đỏ, rắn xanh, rắn vàng hoặc có thể thay rắn bằng hinh con nghê, hình người 3 đầu màu trắng (còn gọi là Tam đầu cửu vĩ) để tiến bốn phủ

Dâng về thoải phủ :

gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng

chú giải : màu trắng là màu của thoải phủ ( nước )

Văn Quan Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm

Chốn Long Đài mây tuôn năm vẻ

Cung Quảng Hàn bóng xế thềm loan

Trước làn gió thoảng đưa nhang

Ngai vàng lồ lộ long nhan lầu lầu

Đệ tử tôi khấu đầu tự sự

Tâu Động Đình hoàng tử long nhan

Khâm thừa thượng đế gia ban

Thỉnh mời đệ Bát tôn ông nhiệm màu

Khi lên chầu Ngọc Hoàng thượng đế

Lúc ra về Thủy Tế Long Cung

Có phen biến hóa thần thông

Lốt vàng chìm nổi Bể Đông dư nghìn

Lên Thượng Thiên cưỡi mây ngăn gió

Ngọn cờ đào thẳng trỏ đường tiên

Có phen chơi cảnh lê viên

Làu làu thu nguyệt soi bên giang hà

Khi thong thả bàn trà điểm nước

Họp bạn tiên tửu thuốc thi ngâm

Dập dìu hầu hạ dư trăm

Kẻ dâng khăn ngự người dâng xuyến ngà

Khi trắc giáng sa hà biến hóa

Ngự vân long sa mã trì khu

Vân cù cưỡi hạc ngao du

Biển Hồ đôi lúc non vu đôi lần

Bao thế giới mặc lòng thong thả

Cảnh giang hồ chi sá trần ai

Phiêu diêu tử phủ đan đài

Ba ngàn, chín vạn cõi ngoài tràng sinh

Lên thiên đình khâm thừa ngọc ấn

Chuyển uy hùng lĩnh ấn binh nhung

Tả ban văn tướng anh hùng

Hữu ban vũ tướng hội đồng dưới trên

Phó kim liên hiện hình biến tướng

Giá ngự đồng ngọc trước long nhan

Triều thần văn vũ bá quan

Thủy binh cơ đội lưỡng ban về chầu

Quân sắp hầu lưng đeo kiếm sắc

Tùy lệnh hành cờ phất trống rung

Có phen nổi trận đùng đùng

Ba đào dợn sóng mênh mông hải hà

Khi hiện ra tam đầu cửu vĩ

Dưới Thủy Tề nước rẽ làm đôi

Tự nhiên nổi trận phong lôi

Thấy trên mặt nước hiện đôi bạch xà

Lệnh truyền ra bất tuân thời khắc

Thét tiếng vang chớp dật mưa sa

Ngự thôi về chốn Diêm La

Vào chầu Bát Hải Vua Cha Động Đình

Trước long đình khoan thai lễ nhạc

Mão kim cương đai bạc xênh xang

Vào chầu Vương Phụ nghiêm trang

Vũ ban nhất phẩm văn ban tin dùng

Lệnh Cửu Trùng quyền trao chức sự

Giáng ngự về cứu tử độ sinh

Đêm ngày chầu chực thiên đình

Sổ son sổ mực đã tinh làu làu

Phút nam lâu lại chơi bắc điện

Phép thần thông biến hiện vô biên

Thảnh thơi kim mã ngọc đường

Nguy nguy tái thượng dương dương tại đền

Giáng ngự lên cứu sinh độ thế

Nương oai trời sửa trị quân sinh

Muôn năm thanh thả miếu đình

Có quan Đệ Bát Sông Diêm nhiệm màu

Tiếng oai linh dạy vang từ đấy

Ai kẻ còn dám lấy làm kinh

Cứu cho trần thế sinh linh

Hàng ma phục quái độ sinh nhiệm màu

Giáng bản đàn trừ tà trị bệnh

Phép anh linh hiển hách cứu nhân

Ra uy chí chính chí nhân

Soi gương khúc trực cầm cân công bình

Tấm lòng thành tùy tâm sở nguyện

Giáng phúc lành ứng hiện hà sa

Một nguyện phúc lộc đề đa

Trừ tai hạn ách tống ra hải ngoài

Thứ hai nguyện đinh tài hậu phát

Độ đồng gia kinh ngạc tranh vanh

Ba nguyện phú quý khang ninh

Cứu dân hộ quốc muôn đình thọ xuân

Lời bàn :

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này). Dấu tích trên còn để lại ở nhiều di vật tượng và chân cột đá, trong trang trí các nhà mồ Tây Nguyên, trong một số phong tục và điệu múa, rõ nhất là ở hình dáng và hoa văn các trống đồng cổ.

Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực vật. Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v...).

Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu. Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu.

Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.Loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức và sự biểu hiện khác nhau. Mỗi loài đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, tập tục, lối sống hay đặc tính của một dân tộc, vùng miền. Nhưng, có lẽ, không có loài vật nào mà ý nghĩa biểu trưng phong phú như loài rắn.

Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, tình yêu, nhục dục và tội lỗi...Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy tục thờ rắn ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống... và qua các di tích, lễ hội..Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ.

Người Mường ở Thanh Hóa cũng có tục thờ rắn. Ngôi đền thờ thần rắn được biết đến hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Tại đây có một dòng suối rất nhiều cá. Tương truyền, cá ở đây do một thần rắn bảo hộ, che chở. Người dân tin rằng, ai làm hại tới những con cá sống ở đây thì sẽ chuốc lấy những hậu quả khôn lường. Đình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế cũng lập bài vị thờ ông dài, ông cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn, một dài một cụt vốn là con của thần gió từng hiển linh giúp đỡ dân làng, đem lại mưa thuận gió hòa, nên được dân làng tưởng nhớ, tôn xưng là thủy thần.

Với người dân miền Tây Nam Bộ, cùng với hổ, cá sấu... thì rắn cũng là đối tượng phải dè chừng, đối phó và chinh phục. Có lẽ vì thế mà ngày nay vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện, giai thoại về rắn. Người ta sợ rắn, muốn cầu thân với rắn và do thế, thờ rắn. Tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, Bến Tre có một ngôi đình rắn, tại đây vẫn lưu truyền về đôi rắn thần khổng lồ, hiền lành.

Nhìn chung, tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần và đi vào tâm thức dân gian từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên. Trong quá trình phát triển của lịch sử, tín ngưỡng thờ Rắn đã được khoác thêm nhiều lớp văn hóa muộn hơn và ít nhiều có biến đổi cho phù hợp với từng điều kiện mới. Do vậy, “Thủy Tinh với tư cách là một đối thủ của Sơn Tinh không có mặt trong các thành hoàng có sắc phong cũng như các thần có thần tích; chỉ gặp trong những thần sắc ghi chung chung là thủy thần thời Hùng Vương”.

Không chỉ thờ rắn với tư cách là thủy thần, người Việt còn xem rắn là vật tổ. Tục thờ vật tổ là một hình thức tín ngưỡng nguyên thủy, tồn tại trong các thị tộc. Người ta thờ cúng các động vật, thực vật với niềm tin về một mối liên hệ của những người cùng chung sống trong một cộng đồng. Dấu vết về tục thờ vật tổ rắn của người Việt cổ cũng được ghi lại trong các văn bản xưa. Sách Thuyết văn giải tự chép: người Việt (Mân Việt) ở miền đông nam cùng với người Man hay Nam Man đều thuộc dòng giống rắn (tức coi rắn như vật tổ của mình); hay Lĩnh Nam tạp ký của Ngô Chấn Phương miêu tả cảnh tế thần rắn của người Việt ở vùng Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay . Ninh Viết Giao khi sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian xứ Nghệ đã nói đến motip con rắn xanh cũng được kể ở khá nhiều nơi: “Rắn xanh được thờ ở nhiều nơi và được đưa thành một motip trong truyện kể, bởi rắn được tượng trưng cho thần nước trước khi là rồng” Cũng chính rắn đã trở thành vật tổ của họ Ngân (ở vùng núi Nghệ An) khi giúp họ Ngân tìm ra nước giải hạn trong lúc họ chạy nạn. Trong nội dung thần thoại Lạc Việt, Đinh Gia Khánh cũng đề cập đến vấn đề thờ vật tổ của người Việt: “Lạc Long Quân thuộc nòi rồng. Chi tiết này phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ... Do việc xăm mình theo hình giao long, lâu dần tổ tiên ta tự cho mình là con cháu giao long”. Phan Đăng Nhật qua phân tích hình tượng rắn trong mối quan hệ giữa rắn và con người, cũng đưa ra nhận định là giữa rắn và người có mối quan hệ thân thiết ruột thịt, thậm chí cùng chung một dòng máu. Tác giả khái quát biểu tượng rắn trong quan hệ với người thành ba dạng: rắn là con nuôi của người, mẹ người +...= rắn; hôn nhân người - rắn; mẹ người + bố rắn = trứng. Cuối cùng tác giả mô hình quá sự chuyển biến và kết hợp giữa huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn bố để trở thành mẹ tiên Âu - bố rồng Lạc sinh ra bọc trứng .

tôi cho rằng, việc thờ vật tổ của thị tộc người Việt cổ là rất phổ biến, trong đó, thị tộc thờ rắn là một trong những thị tộc mạnh thời bấy giờ. Cùng với thời gian và sự phát triển về ý thức, tín ngưỡng thờ vật tổ là cơ sở quan trọng của việc hình thành biểu tượng quốc gia sau này.

Nói chi tiết hơn về Đạo Mẫu ( hay đạo thánh ) đất Việt thì :

Cũng không nằm ngoài sự vận động phát triển của vòng quay văn hóa , tín ngưỡng dân tộc , Đạo Mẫu trong quá trình hình thành và phát triển của mình đã chia trời đất làm 4 phủ đó là : thiên , thoải , nhạc , địa . Cùng với sự phân chia trời đất ra làm 4 miền như trên , dưới sự cai quản của 4 vị Thánh Mẫu nương nương thì luôn có các vị Thánh , thần , nhân giúp sức . và 1 trong những thành phần không thể thiếu , là cánh tay đắc lực giúp cho các vị Mẫu cái quan tốt công việc của mình : đó là các vị thần vật .

Những vị thần vật này có sức mạnh và vị trí uy quyền tối cao trong nhóm loài của mình .

Muôn loài bách thú trên trời , dưới nước đều phải quy ngưỡng trước sự thống trị của chúng .( theo quan niệm dân gian )

Cụ thể hơn :

Thiên phủ ( trên trời ) : long , phụng

Nhạc phủ ( miền rừng núi ) : hổ , báo .

Thoải phủ ( dưới nước ) : rắn .

Cũng bởi trong nền văn minh lúa nước của Việt nam đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông hồng thì sự chi phối của các yếu tố mưa gió , nước... ..là quá lớn .

Mà cũng chính vì vậy trong đời sống tâm linh đạo Mẫu thì hình tượng thần vật - vị chúa tể miền sống nước : rắn luôn được nhân dân ta dành một vị trí đặc biệt ưu ái .

Khi thâm nhập vào trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở bắc bộ , con rắn đã trở thành những Ông Lốt , rồi tam đầu cửu vĩ hay là những Thanh xà , bạch xà .

Những con vật này đã được hình tượng hóa và chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc . trở thành những vị thần , vị Thánh , vị quan quyền phép . uy danh .

Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tín ngưỡng nhân gian

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Cha là Vua cha Bát Hải hay Đức Thánh Cha Trần Hưng Đạo thì còn mơ hồ nhưng Mẹ chắc chắn là Mẫu Liễu. Đích xác Mẫu Liễu giáng thế từ năm nào tháng nào thì không ai nói được. Nhưng đến khoảng thế kỷ XVI thì tín ngưỡng Mẫu Liễu đã lan tỏa khắp Bắc bộ. Hai trung tâm thờ Mẫu Liễu lớn nhất miền Bắc là Phủ Tây Hồ Hà Nội và Phủ Giầy Nam Định. Trong thời phong kiến, Hội Phủ Giầy được tổ chức theo nghi thức quốc tế (mang tầm quốc gia), điều đó cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Mẫu Liễu trong đời sống tâm linh người Việt Bắc bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu tiêu biểu cho dạng thức thờ Mẫu ở miền Bắc: Mẫu Tam Phủ – Tứ Phủ.

Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh trong Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam [23] đi tìm cội nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh từ bước phát triển của Đạo Tam Phủ lên Đạo Tứ Phủ. Theo ông, khái quát hóa, trừu tượng hóa là con đường để tín ngưỡng phát triển lên thành tôn giáo. Tín ngưỡng Việt Nam trên con đường khái quát hóa, lại có xu hướng bổ sung tính sinh động, cụ thể. Đạo Tứ Phủ dường như là bước phát triển cao hơn của Đạo Tam phủ nhưng cũng chính là thao tác “gỡ” sự khái quát hóa đã được tạo dựng ở Đạo Tam Phủ: “ba vị (Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) vì được khái quát hóa từ vô vàn các bà Mẫu khác, lại trở nên trừu tượng và xa vời. Ba vị Mẫu ấy đã được đẩy lên cao và bắt đầu xa cách đời thường, giống như các thần linh của các tông giáo phổ quát. Vì vươn lên tính chất phổ quát cao hơn tín ngưỡng dân gian về các bà Mẫu cho nên Đạo Tam phủ đã không đáp ứng được một cách đầy đủ cho những ước vọng cụ thể và đa dạng của nhân dân. Người ta cần một bà Mẫu có tính chất phổ quát, tức là hiện diện ở khắp nơi, bảo hộ phù trợ cho nhân dân mọi địa phương, nhưng lại vẫn gắn với muôn mặt đời thường và gần gụi với mọi con người bình thường.” [23; 12]. Chính vì thế họ kéo Đạo Mẫu về gần hơn với đời sống của mình bằng linh tượng Mẫu Liễu, một nữ thần xuất thân từ xã hội loài người.

Ban đầu là “bộ ba quyền lực”: Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, cai trị ba cõi: cõi trời, cõi nước và cõi rừng. Nhưng tâm thức dân gian có ngưỡng vọng về các vị bao nhiêu thì vẫn cứ thấy xa vời dù đã cố công nhân vật hóa, truyền thuyết hóa Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và băn khoăn có nên đồng nhất Mẫu Liễu Hạnh với Mẫu Thượng Thiên hay không. Băn khoăn ấy còn in dấu trong truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bà từ cõi thượng thiên giáng sinh xuống cõi địa. Thánh Mẫu Liễu Hạnh kéo gần cõi trời và cõi đất. Bà là vị Thánh Mẫu đảm nhiệm “hai vai”, hai cương vị: Thượng Thiên Thánh Mẫu và Địa Tiên Thánh Mẫu. Cùng với sự nhạt nhòa về một vị Thánh Mẫu trên chín tầng trời quá xa vời, Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngày càng hiển hiện rõ rệt hơn trong vai trò của Địa tiên Thánh Mẫu, vị Thánh Mẫu của nhân gian. Dân gian đã tâm huyết biết bao nhiêu trong việc thêu dệt nên hành trạng của vị Thánh Mẫu này. Khiến sự ngưỡng vọng trở thành đặc biệt và đưa một vị Thánh Mẫu “sinh sau đẻ muộn” vào trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu và nâng bà lên vị trí tối cao của điện thờ thần. Dân gian chẳng chút băn khoăn khi tin tưởng rằng vị Thánh Mẫu bước ra từ dạ con của người mẹ nhân gian, mang dòng máu trần gian, không chỉ là vị Thánh Mẫu của cõi trần mà còn “là vị chúa cai quản mười phương đất, nàng với các Nữ thần cai quản rừng xanh và Nữ thần sông biển, không nhất định ở đâu cả.” [70; 538 - 539]. Liễu Hạnh hiện lên là một Thánh Mẫu đầu uy lực nhưng cũng rất công minh và nhân ái.

Và động lực để kéo thần linh trở về với cõi nhân gian phải là động lực mang tính thời đại, trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, chế độ phong kiến đi vào suy vi, triều chính thối luồng từ bên trong, nhân dân với thân phận con sâu cái kiến phải gánh chịu những nỗi thống khổ quá sức chịu đựng và trong những đầy ải của kiếp người, họ khao khát được giải phóng. Với nhu cầu được cứu khổ cứu nạn đã trở nên bức thiết, nhân dân không còn thỏa mãn với Vị Phật hay vị Bồ Tát vì càng lúc họ càng cảm thấy linh tượng ấy quá xa vời và nhạt nhòa, họ đòi hỏi một linh tượng mà cuộc đời và hành trạng gắn bó với chính đất nước mình, con người mình, ngự trên đất nước mình, đi mây về gió trên vùng trời của đất nước mình. Vị ấy vừa phải thật đời vừa quyền phép vô biên. Vì thế họ sáng tạo nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một Thánh Mẫu có nguồn gốc xuất thân cụ thể, một hành trạng biến hóa khôn lường, triều đình cũng phải nể sợ. Tục thờ Liễu Hạnh là một bộ phận không thể tách rời của tín ngưỡng thờ Nữ thần và Đạo Mẫu Việt Nam . Trong Đạo Tứ Phủ, bà ở vị trí trung tâm, các vị thánh khác có thần tích và mức độ linh ứng như thế nào thì cũng đều là hóa thân của Mẫu. Vì thế mà chúng ta cũng không ngạc nhiên khi Liễu Hạnh góp mặt trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam .

Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ với tư cách là Thần chủ của Đạo Mẫu và trên điện thờ tượng Mẫu Liễu được đặt ở vị trí trung tâm của Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Thiên ở giữa, hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Mẫu Liễu được đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, ngồi giữa, mặc áo choàng đỏ, Mẫu Thượng Ngàn mặc áo choàng xanh còn Mẫu Thoải mặc áo choàng trắng. Các Mẫu có vẻ đẹp của “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”, khuôn mặt phúc hậu và nụ cười hé nở trên môi. Đó là các gương mặt toát lên sự trìu mến, ban phát phúc lành.

Các trung tâm thờ Mẫu Liễu lớn đều gắn liền với các huyền thoại giáng trần của bà. Mẫu Liễu giáng trần lần thứ nhất ở Vụ Bản Nam Định. Ở đây có Phủ Giầy. Mẫu Liễu đi vân du lên Lạng Sơn, nơi đây cũng trở thành một trung tâm thờ Mẫu và tiêu biểu là đền Bắc Lệ. Mẫu Liễu gặp gỡ các văn nhân bên Hồ Tây, nơi đây có Phủ Tây Hồ. Mẫu Liễu giáng trần ở Thanh Hóa, nơi đây có đền Sòng.

Ở Phủ Giầy Nam Định (trung tâm thờ Mẫu lớn nhất miền Bắc), Liễu Hạnh được thờ ở Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát. Hai phủ này bề thế với bốn lớp cung. Tam tòa Thánh Mẫu ngự ở lớp cung trong cùng gọi là cung đệ nhất (hậu cung, cung cấm), tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi một hệ thống cửa ngăn với cung đệ nhị, ánh sáng mờ ảo. Các Mẫu ngồi xếp bằng, hai bàn tay đặt ngửa trên hai đầu gối. Tượng Liễu Hạnh vừa là tượng Mẫu, vừa có phong thái của nhà tu hành. Phủ Giày có vị trí đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu. Nơi đây có cả một quần thể di tích thờ Mẫu mà Mẫu Liễu là thần chủ, và còn có cả lăng Mẫu. Người hành hương đến Phủ Giầy đều tâm niệm trở về nơi bà đã sinh ra và cũng là nơi bà hóa. Phủ Giầy là quê hương của Mẫu Liễu.

Ở phủ Tây Hồ, nơi thờ Mẫu lớn nhất ở Hà Nội, sau ban Tam Tòa là hậu cung riêng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh: “tượng Mẫu Liễu được đặt trong hậu cung nơi thâm nghiêm, sâu và cao nhất. Tượng mặc áo đỏ, có khăn vàng vắt qua người, ngồi xếp bằng trong một khám thờ riêng được sơn son thếp vàng lộng lẫy với các hình chạm trổ lưỡng long chầu nhật và nhiều hoa văn khác. Phía sau đầu là vòng hào quang, tạo cho Mẫu Liễu có dáng vẻ uy nghi linh thiêng.” [12; 57]. Phủ Tây Hồ gắn liền với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh gặp gỡ và họa thơ với các văn sĩ Phùng Khắc Hoan và hai ông Ngô, Lý.

Ban thờ Mẫu ở đền Bắc Lệ Lạng Sơn thì có bốn pho tượng Mẫu, bốn Mẫu cai quản bốn phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền nhân gian), Nhạc phủ (miền rừng), Thoải phủ (miền sông nước). Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa, cai quản miền nhân gian. Các Mẫu đội mũ có hình Mặt trời, chân ngồi xếp bằng, tay trái đặt trên đùi, tay phải giơ lên ngang bụng, ngón cái và hai ngón giữa nắm hờ, ngón trỏ và ngón út để thẳng, gương mặt nghiêm nghị. Lạng Sơn gắn liền với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh chờ đón Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan ở nơi địa đầu của tổ quốc trên đường ông đi sứ Trung Quốc về, nhắc nhở ông lập đền ở đây. Ở Lạng Sơn thường phối tự thờ Mẫu theo kiểu “tiền Phật hậu Mẫu” (rước Mẫu vào thờ trong chùa). Riêng có Đền Bắc Lệ là đền thờ Mẫu, thờ tứ phủ công đồng (thờ tất cả các chư vị ở bốn miền vũ trụ) nhưng đặc biệt coi trọng các vị thần linh miền nhạc phủ (miền rừng núi) mà đứng đầu là Mẫu Thượng Ngàn (Bà Chúa Sơn Trang). Cô Bé Thượng Ngàn - Cô Bé Bắc Lệ (Chầu Bé) thay mặt thực hiện các ý đồ sáng tạo của Mẫu trở thành linh hồn của đền Bắc Lệ. Yếu tố địa phương đặc biệt nổi trội trong tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Lạng Sơn. Tuy nhiên yếu tố này không phá vỡ tính thống nhất tương đối trong quan niệm thờ Mẫu của người Việt.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” cũng là nơi thờ Mẫu Liễu. Tương truyền Mẫu Liễu đã linh báo cho các cụ nơi lập đền thờ: Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Những hàng trúc mọc sau đền mà ngày nay chúng ta vẫn được thấy gắn với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã dựng quán bán hàng thuở trước. Nơi đây cũng gắn liền với huyền thoại Sòng Sơn đại chiến giữa Mẫu Liễu và phái Đạo Nội. Trong cuộc giao tranh bất phân thắng bại, phái này phải cầu tới Bát Bộ Kim Cang mới thắng được Mẫu Liễu. Quan Âm Bồ Tát đã giải cứu cho Liễu Hạnh và bà đã quy y Phật pháp. Ở Đền Sòng có ba cung liên tiếp. Cung đệ tam thờ hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô đệ tử, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương. Cung đệ nhị thờ Ngọc Hoàng ( Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ) và các Quan. Cung đệ nhất là lớp trong cùng, có ba gian, gian giữa đặt tượng Mẫu Liễu Hạnh uy nghi trong khám sơn son thiếp vàng. Tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh mặc trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng cho theo hầu Tiên chúa trong lần giáng trần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xanh; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Cung đệ nhất là nơi thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng hai âm lịch.

Các điện thờ Mẫu ở tư gia, Tứ phủ công đồng thể hiện trên một ban thờ. Trên cùng có khi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, sau đó đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh rồi đến hàng tứ vị chầu Bà, rồi đến hàng ông hoàng, hàng quan. Một tượng cô, một tượng cậu đặt hai bên ở dưới mặt đất. Dưới gầm điện là hang ông Hổ. Bên trên điện là hai ông rắn một trắng một xanh treo mình trên hai bên xà, châu đầu về giữa điện.

Và ngày nay, sự linh ứng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vẫn luôn được truyền tụng, dường như Bà vẫn luôn hiện diện trên cõi trần này và luôn ban những dấu hiệu để con cháu nhận biết được sự trở về của bà. Chẳng hạn, ở Đền Sòng, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt trong xanh gọi là hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cữ Giêng, Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết lễ hội Đền Sòng thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hay dân gian vẫn thường truyền tụng nhau, cầu tình duyên mà cầu ở Phủ Tây Hồ thì linh lắm.

Các trung tâm thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều rất đắc địa và có mối liên hệ sâu sắc với tiến trình lịch sử – xã hội của dân tộc Việt Nam. Đền Bắc Lệ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là ngôi đền lớn trấn ở con đường huyết mạch Hà Nội – Lạng Sơn. Đền Sòng tọa lạc trên vùng gò đống hùng vĩ, kỳ thú ở địa phận tiếp giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa. Bên này là Bắc bộ nối liền chân mây mặt đất, bên kia là Trung bộ chia cắt không gian một bên là núi thẳm, một phía là biển trời bao la. Phủ Tây Hồ nằm trên một doi đảo nhỏ được người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước Hồ Tây lung linh, đúng thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng”. Từ xưa Hồ Tây đã được coi là một thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, nơi văn nhân mặc khách gặp gỡ, tao đàm và cũng là miền thiêng của Hà Thành với mật độ dày di tích thờ phụng. Phủ Giầy ở Vụ Bản, Nam Định tọa lạc trên một địa thế bằng phẳng, giao thông thuận tiện từ Bắc vào Nam , từ Nam ra Bắc.

Trong đó, Phủ Giầy là trung tâm một trong những trung tâm thờ Mẫu của Việt Nam và là trung tâm thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh lớn nhất cả nước. Đây vùng hạ lưu sông Hồng, được tạo nên từ quá trình biển lùi, sông bồi đắp, trong không gian văn hóa vùng châu thổ Sông Hồng thì Phủ Giầy – Vụ Bản thuộc vùng châu thổ trẻ. “Tản Viên Sơn thánh và Thánh Gióng là hai vị Thánh bất tử trong công cuộc chinh phục và khai thác vùng châu thổ cổ. Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh là hai vị Thánh bất tử trong công cuộc chinh phục và khai thác vùng châu thổ trẻ.” [45; 129]. Từ đây, Thánh Mẫu Liễu Hạnh trở lại trung tâm châu thổ cổ - kinh thành Thăng Long, rồi lên “trấn” ở biên giới phía Bắc đất nước: Lạng Sơn, sau đó vào trấn ở miền Nam đất nước: Thanh Hóa (về sau theo con đường Nam tiến, biên giới phía Nam của Việt Nam mới vào đến Mũi Cà Mau), không phải là trung tâm thì cũng đều là những nơi huyết mạch, xung yếu. Trong tâm thức dân tộc, tín ngưỡng Mẫu Liễu có một vị trí không thể thay thế, càng là nơi trung tâm hay những nơi xung yếu thì ở đó cần thiết lập trung tâm thờ Mẫu Liễu, vị Thánh đủ oai linh, vừa bảo vệ, ban phát vừa trừng phạt, tiễu trừ để bảo vệ nhân dân và giữ gìn cương thổ đất nước. Xưa kia việc đi lại của nhân dân hẳn gặp rất nhiều khó khăn, xảy nhà ra thất nghiệp, sự bảo trợ của chính quyền phong kiến thì có quá nhiều hạn chế, không có sự bảo hộ chắc chắn nào cho mỗi người dân thì họ tự bảo hộ cả về vật chất và tinh thần cho mình. Bởi với một hình tượng Thánh Mẫu khuyến thiện diệt ác đầy quyền uy thế, kẻ ác không dám bén mảng tới nơi thờ Mẫu mà người ngay thì tìm đến như đứa con sà vào lòng mẹ.

Mẫu Liễu vân du rộng khắp nhưng dừng chân ở Đèo Ngang. Bên kia là “lãnh địa” của Thiên Y A Na Thánh Mẫu và trên ngọn núi cao nhất Nam bộ, ở biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam và Cămpuchia là nơi ngự của Linh Sơn Thánh Mẫu. Sau năm 1954, người Việt Bắc bộ vào Nam và mang theo Đạo Tứ Phủ. Tín ngưỡng thờ Mẫu theo dạng thức Đạo Tứ Phủ tồn tại cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu ở dạng thờ Nữ thần, Mẫu thần phổ biến ở Nam bộ. Là một thần chủ của Đạo Tứ phủ Bắc bộ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh tiếp tục hành trình đi tới khắp mọi miền của đất nước. Sức sống mãnh liệt và sự lan tỏa của tín ngưỡng Mẫu Liễu khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại như một hằng số tâm linh và vị Thánh Mẫu thần chủ, Liễu Hạnh, là Mẫu của các Mẫu, là sự kết tinh của tâm thức dân tộc trong suốt hành trình lịch sử nhọc nhằn mà vinh quang.

Qua việc tổng hợp các ý kiến về tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chúng tôi cũng đồng quan điểm cho rằng tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một hiện tượng mang tính xã hội – lịch sử. Nó không phải là sự hình thành từ mưu đồ của cá nhân nào mà là sự đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thời đại. Không phải là sự sao chép từ bất cứ tôn giáo nào. Hình tượng chúa Jesu bị đóng đinh trên cây Thập tự giá chịu tội cho loài người với vết thương nơi ngực trái vẫn luôn rỉ máu như khắc sâu vào tâm thức tín đồ về tinh thần quên mình vì người khác, như luôn vang lên những tiếng “hãy hy sinh”, “hãy quên bản thân mình đi”. Tín đồ Thiên Chúa giáo không bao giờ có thể hình dung khác đi về một vị Thánh tối cao, với họ, chỉ có sự khổ hạnh, chỉ có sự khắc khổ hằn trên nét mặt của vị Thánh mới làm cho vị Thánh ấy xứng đáng là vị Thánh. Còn với tín đồ Phật giáo, thì Phật Tổ, Bồ Tát của họ lại là biểu tượng cho tinh thần thoát tục, không vướng víu bụi trần. Trong tâm thức của tín đồ Phật Giáo thì hình ảnh tối thượng phải là hình ảnh bằng an, tĩnh lặng và vị Phật của họ luôn mỉm cười. Nhân dân ta không tạo dựng linh tượng tối cao của mình theo cả hai cách đó. Từ những yêu cầu cụ thể của thời đại với tính cách dân tộc “con giun xéo mãi phải quằn”, quần chúng sẽ không bao giờ vun đắp một linh tượng dạy người ta thái độ cam chịu. Đồng thời người Việt sợ nhất hoàn cảnh “chân không đến đất cật không đến giời” nên càng không hướng về một linh tượng đã cắt đứt mọi liên hệ với đời sống, đạt tới giải thoát. Linh tượng tối cao của người Việt là một vị thánh oai linh, vị thánh tác phúc và cũng tác họa. Đúng như Phạm Quỳnh Phương trong Theo bước chân của Vân Cát thần nữ nhận định: “Những lời truyền tụng dân gian trong khách hành hương về khả năng ban phúc giáng họa (làm cho gia súc chết hàng loạt, vật chết những kẻ dịnh trêu ghẹo, bỡn cợt…) đã tác động sâu sắc tới mỗi người. Có nhà nghiên cứu đã cho rằng nếu trong truyền thuyết không có những chi tiết như vậy, cũng như trong dân gian không có những câu chuyện truyền khẩu về sự tác oai tác phúc, thì tính thiêng của bà phải chăng cũng bị giảm đi phần nào, và các ngôi đền, phủ thờ bà cũng sẽ bớt đi lượng tín đồ?” [42; 52]. Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc, sống cho ra sống, sống thật hiển hách, rỡ ràng là tinh thần của Đạo Mẫu mà tiếng nói từ hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là phát ngôn hùng hồn cho Đạo Sống của người Việt Nam.

Một số bài thơ về Đạo Mẫu

Văn Cô Bé Thượng Ngàn

Riêng một thú trên ngàn thiếu lĩnh

Đỉnh non bồng một cảnh sơn trang

Xinh thay thời thú trên ngàn

Bầu Trời cảnh Phật phong quang bốn mùa

Trên bát ngát trăm hoa đua nở

Dưới cảnh rừng bầy thú dạo chơi

Chim bay chấp chới mọi nơi

Cá theo dòng nước đua bơi vẫy vùng

Trên ngàn tùng gió rung lác đác

Đỉnh sườn non đá xếp cheo leo

Sông Thương nước chảy trong veo

Người xuôi kẻ ngược hò reo vang lừng

Núi xếp núi mấy tầng cao thấp

Cây chen cây tràn ngập màu xanh

Càng nhìn đồi núi càng xinh

Hoa phô sắc thắm đua tranh mọi màu

Ngắm thích chí một bầu phong cảnh

Mùi cơm lam, thịt thính, tính ưa

Đồng Đăng, Ao Cả, Chợ Bờ

Sông Thao, sông Cả, sông Bờ, sông Dâu

Kìa Ngư phủ buông câu thả lưới

Nọ tiều phu đốn củi rừng sâu

Bốn mùa gió mát trăng thâu

Non nhân nước trí một bầu cảnh tiên

Thú cảnh vật rừng sim ao cá

Sẵn mang giang, măng trúc, măng tre

Bạn Tiên đủng đỉnh ra về

Nón chiêng hài xảo lẵng huê ngạt ngào

Sớm Sông Lô, tối vào Tuần Hạc

Bạn Tiên ngồi đàn hát líu lo

Rượu tăm hiến đủ ba vò

Cơm lam, thịt thính, khế chua, măng vầu

Thoi độc mộc đua nhau bẻ lái

Vượt muôn trùng thác Cái ghềnh con

Ầm ầm nước chảy đá mòn

Xa nghe tiếng vượn ru con buồn rầu

Loài bách thú rủ nhau tìm đến

Vượt muôn trùng dâng tiến quả hoa

Lệnh truyền bạch tượng chín ngà

Tiên Cô giá ngự kèn loa xập xình

Ngự tính tình đàn thông phách trúc

Nhịp xênh ngô sáo trúc véo von

Xa nghe tiếng cú gọi hồn

Rừng thiêng nước độc đầu non hổ gầm

Loài cầy cáo âm thầm lặng lẽ

Lũ gà rừng thường lệ điểm canh

Nửa đêm giờ Tý hiện hình

Áo chàm hoa thắm đai xanh mỹ miều

Giận hài xảo lưng đeo cung tiễn

Hú ba quân thẳng tiến rừng sâu

Lệnh truyền Mán mọi sơn đầu

Nghe Cô hạ lệnh rủ nhau mà về

Cho trấn khắp sơn khê rừng cấm

Các cửa rừng Bắc Nẫm sông Neo

Dù ai mắc bệnh hiểm nghèo

Tiên Cô phù chú bệnh đều tan không

Kẻ xuôi ngược dốc lòng thành kính

Nguyện đời đời hưng thịnh đề đa

Thỉnh Cô trắc giáng đền tòa

Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường.

Công Đồng Tứ Phủ văn

Viêt Nam thuở điện an vương thất

Chuyển pháp luân Phật nhật tăng huy

Kim niên, kim nguyệt, nhật thì.

Đệ tử dâng quy Phật thánh mười phương

Nức khói hương chiên đàn giải thoát

Thoảng mùi hoa ưu bát thơm bay

Nam Mô Phật ngự phương tây

Sen vàng chói lọi hiện ngay Di Đà

Ngự trước tòa lưu ly bảo Điện

Phật Thích Ca ứng hiện tự nhiên

Tiêu thiều nhã nhạc dưới trên

Cửu Long phúc thủy quần tiên của đàn

Đức Từ thị ngại vàng rờ rỡ

Phóng hào quang rực rỡ văn yên

Quan Âm ngự trước án tiền

Tả hữu Bồ tát Tăng thiền, già na

Đức Hộ Pháp Vi Đà thiên tướng

Vận thần thông vô lượng vô biên.

Tận hư không giới thánh hiền

Dục giới sắc giới chư thiên đều mời

Vua Đế Thích Quản cai thiên Chủ

Vua Ngọc Hoàng thiên Phủ chí tôn

Dương phủ ngũ nhạc thần vương

Địa phủ thập điện diêm vương các tòa

Dưới thoải phủ giang hà ngoại hải

Chốn Động Đình bát hải long vương

Tam nguyên, tam phẩm tam quan

Chử Đồng Tử Đại thiên vương cầm quyền

Ngôi Bắc cực trung thiên tinh chúa

Tả nam tào chữa sổ trường sinh

Hữu quan bắc đẩu thiên đình

Thập nhị bát tú cửu tinh huy hoàng

Khắp tam giới bách quan văn võ

Hội công đồng tứ phủ vạn linh

Cửu trùng thánh mẫu thiên đình

Bản thiên Công chúa quế quỳnh đôi bên

Hội bàn tiên khăn điều áo thắm

Chốn Quảng Hàn cung cấm vào ra

Cờn Môn tứ vị vua bà

Công Đồng thánh mẫu tam tòa chúa tiên

Đền Sòng Sơn -Địa Tiên Vương Mẫu

Đất phủ Giày nổi dấu thiên hương

Thỉnh mời tiên thánh Đệ Tam

Xích Lân Long Nữ ngự đền Thủy Cung

Tướng uy hùng năm quan hoàng tử

Lĩnh sắc rồng cai ngự bốn phương

Quyền cai sơn thoải đại giang

Đông Cuông Tuần Quán thượng ngàn tối linh

Khắp tam giới đình thần tứ phủ

Hội Công Đồng văn võ bá quan

Tả mời Thái Tuế Dương Niên

Hữu Quan Dương Cảnh Thành Hoàng quản coi

Tiền hậu lai Lê Triều Thái Tổ

Quản chư thần thừa trị hôm mai

Thỉnh mời Tứ Phủ Khâm Sai

Thủ Đền Công Chúa đáng tài thần thông

Thỉnh tam thập lục cung tiên thần nữ

Lệ tùy hầu thừa sự sớm trưa

Pháp vân Pháp vũ uy nghi

Pháp lôi Pháp điện hộ trì bốn phương

Tướng thiên cung mũ đồng áo sắt

Lốt thủy tề năm sắc phi phương

Thỉnh mời bát lộ sơn trang

Bên thời thập nhị tiên nương chầu vào

Các bá quan cơ nào đội ấy

giáng bản đền lừng lẫy uy nghi

Thổ Công Thổ Địa thần kỳ

Ngoại Giang hà Bá sơn kỳ thần linh

Sắc cẩn thỉnh thiên binh lưc sĩ

Ngũ Hổ thần vạn vị hùng binh

Thỉnh mời liệt vị bách linh

Binh tùy binh bộ cùng binh bản đền

Phép tự nhiên thiên trù tống thực

Thập biến thiên vạn ức hà sa

Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ rô chỉ đế. (*)

Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng

án tông tông tông tông tông thủy luân nhũ hải

Biển trần trần sái sái giai trung

Nhất nghị lục cúng viên thông

Ân cần phụng hiến công đồng như lai

Nguyệt vân lai cầu an bảo tọa

Đại từ bi hỷ xả chi tâm

Cứ trong một tháng đôi tuần

Dâng hoa cúng quả trầu trăm tuổi già

Hội tam đa , trình tương ngũ phúc

Độ cho đồng hưởng lộc trường sinh

Thỉnh mời Phật giáng lưu ân

Thần giáng lưu phúc thiên xuân thọ trường

ĐỊA TIÊN THÁNH MẪU VĂN

Bóng gương loan mẫu đơn một đoá,

Gió lay mành hương xạ thoảng đưa .

Có chầu Nguyệt điện Tiên xưa .

Lánh miền cõi tục phận ưa nam thành .

Kiếp giáng sinh vào nhà Lê thị .

Cải họ Trần dấu khí Thiên hương .

Vốn sinh có vẻ phi phương ,

Giá danh đòi một hoa Vương khôn bì .

Ngụ thai quê Phủ Dày , Thiên bản .

Phủ Nghĩa hưng là quán Sơn nam .

Trẻ thơ chưa biết duyên phàm

Đeo kinh còn vết để làm dấu thiêng .

Tuổi tới niên cài trâm , giắt lược ,

Kết duyên lành quê phước một nơi .

Gối chăn vừa mới quen hơi

Ai ngờ dưới Nguyệt sảy nơi tơ hồng .

Đạo vợ chồng còn đang thương nhớ ,

Bỗng hoa hài lại giở gót Tiên ,

Giờ Dần mồng Ba tháng Thìn ,

Đôi mươi mốt tuổi rẽ duyên Trần phàm .

Ấy ai làm chăn thương gối thảm ,

Kiếp hay nguyền lãnh đạm về đâu ?

Lương quân dạ rối đòi nao ,

Xuân huyên nào biết thảm sầu mấy cơn .

Rầy Thánh đã cung Tiên Nguyệt quế ,

Dễ xui lòng Trần thế xót xa ,

Có phen Tiên lại nhớ nhà ,

Bỗng thời Tiên ở đường xa ngự về .

Thăm bản quê hương huyên đất nước ,

Cửa nhà chồng sau trước mọi nơi .

Thăm rồi Tiên lại ra chơi ,

Đồi Ngang - Phố Cát là nơi duyên lành .

Ca tính tình , tiếng tơ , tiếng trúc .

Thương một người bạc Phúc dân ngây ,

Cho nên Tiên mới thử tay .

Dễ đâu mà lánh , khôn thay mà phòng .

Sự mơ mòng thực hư nhường giới .

Lòng Trần gian mê muội biết đâu .

Tuy rằng hồn phách nhiệm màu ,

Khuôn thiêng tích để đã lâu đến rày .

Cũng nhiều ngày cưỡi mây nương gió . ''

Vào Nghệ an sẵn có nhân duyên .

Nước non khéo kết nên nguyền .

Chốn thanh cảnh lịch kết duyên cũng vừa .

Ấy duyên xưa hay là nợ mới .

Hội phi thường Thánh mới sinh con .

Tuổi vừa ba , bốn khôn ngoan ,

Hiềm đâu Thánh để lại con cho chồng .

Chữ Sắc - Không xem thường mới biết ,

Lấy của gì là kiếp là chăng ,

Tính thiêng không ngại gió trăng .

Ai ngờ phút hợp , phút tan nữa hoài .

Song vật nài làm chi cho khổ .

Đứng duyên lành sẵn có nhiều nơi .

Thăm rồi Tiên lại ra chơi ,

Cây cao bóng mát là nơi giữa đường .

Giếng âm - dương xưa nay trong sạch ,

Khi nắng mưa trợ khách đường xa .

Đồi Ngang - Phố cát vào ra .

Đôi khi giáp cõi Thanh - Hoa đất lành .

Chốn cảnh thanh Tiên thường ngự đấy ,

Khách vãng lai tự ấy mới hay .

Cho nên Tiên mới ra tay ,

Một ngày khôn vái hai ngày khôn van .

Khách thác oan phải nhiều phi mệnh .

Bèn sai ra đội mệnh nhà Vương .

Ngữ tình kíp giận khôn lường .

Sai binh mã tới Đồi Ngang tiễu trừ .

Súng phá luôn vang như sấm động ,

Dấu thiêng nào dám chống Quốc uy ,

Thánh bèn ngự thiện lánh đi .

Than rằng má phấn đâu bì trượng phu .

Sao không xét Âm - Dương nhị lý .

Lại ra điều lấy ý nạt nhau .

Lệnh Trời ai dám chi đâu ,

Còn ai ở Thế biết nhau sau này .

Chốn am mây từ ngày nguy biến .

Ai còn kẻ dâng tiến đèn hương .

Nền xưa hiu quạnh tuyết sương .

Trăng hoa giãi tỏ trăng vàng còn chen .

Các bạn Tiên về tâu Thượng Đế .

Có Tiên chầu Thánh mẫu ngự chơi .

Đồi Ngang - Phố Cát nghỉ ngơi ,

Lầm con mắt tục ra người bạo hung .

Đã phá tan nơi ăn chốn ở ,

Lại còn điều càn rỡ nhuốc nha ,

Ngọc Hoàng ngự chỉ phán ra ,

Đào , Lan , Quế , Huệ bách hoa mọi nàng ,

Xuống Đồi Ngang thăm chầu Tiên Thánh .

Xem Tiên chầu đức chính ra sao ?

Phán rằng phẩm trật Thiên Tào ,

Mà sao Trần thế hỗn hào tam phân .

Trách Thôn dân những người ở đấy ,

Sao con Trời dám lấy làm khinh .

Sơn xuyên đòi lại bách linh .

Gia uy sẽ thử anh linh bõ bèn .

Chớ sát hại nhân gian chi quá ,

Trời là Cha - Thiên hạ là con .

Ví dầu đua mạnh tranh khôn .

Thời nhân gian đó ai còn dám đương ?

Vua Ngọc Hoàng phán lời nhân thử ,

Các cung Tiên vâng cử ra đi .

Tới nơi hỏa tốc tinh phi .

Trước thời thăm Thánh , sau thời trách dân .

Đã yêu phần càng thêm yêu nghiệt .

Quở dân phàm sợ khiếp hơn xưa .

Dân mong lập Điện nên thờ .

Bách Quan đội lệnh sau xưa cho tường .

Chốn Đồi Ngang thờ chầu Tiên Thánh .

Tự hương tàn , khói lạnh nhường nay ,

Lấy làm khuất mắt khôn hay

Gia uy thời cũng nhiều người sợ kinh .

Tâu Thánh minh ngự qua nhời ấy ,

Lập Đền thờ tự đấy mới yên .

Người đâu quái dị nồng nàn ,

Xót thương dân tục lầm than phải tùy .

Sắc tức thì tặng phong Chế thắng .

Biển vàng treo " Thượng Đẳng Tối Linh "

Muôn dân từ đấy sợ kinh ,

Mới hay phép Thánh anh linh , nhiệm màu .

Khắp đâu đâu nức danh từ đấy ,

Ai kẻ còn dám lấy làm khinh ,

Dù lòng hiển Thánh anh linh .

Đến đâu thời đấy hãi kinh giờn giờn .

Cũng có cơn hiền lành vui vẻ .

Phấn điểm trang chải rẽ thanh tao .

Dù khi thất ý nơi nao ,

Dường con sư tử bào hao dậy giàng .

Thêm đôi bà chầu Quỳnh , chầu Quế .

Ấy là trong nghĩa đệ thân huân ,

Hôm mai chầu chực áo khăn .

Uy nhờ Tiên Thánh có phân nồng nàn .

Rầy Mẫu đã về ngàn nhân đức .

Quyền đôi bà xem xét trang nghiêm .

Có khi nương gió thác rèm ,

Ai nương bóng Thánh càng thêm não nùng .

Cũng có khi quyền chung tiệm nhớ .

Cũng có khi qua nhớ lại thôi ,

Thương khi duyên chắp phận xui ,

Ban tài , ban Lộc , ban Ngôi , ban Quyền .

Kẻ lỗi nguyên càng thêm bầm nhỡ .

Có lòng tin khấn khứa truyền tha .

Trọn bề bách nguyệt hồn hoa ,

Đã nên một cảnh yên hà có danh .

Xưa Thánh chốn yên lành cùng ngự ,

Cũng từng quen Tiên nữ năm , ba

Rẩy chân xuống sợ Sa bà .

Khuôn phù Ngọc ân , quản ba giới Thần .

Gia uy linh cứu nhân , độ Thế .

Trẻ cùng già ai nấy đội ơn .

Ban Tài , ban Phúc , ban Nhân ,

Phù hộ đệ tử thiên xuân thọ trường

CHẦU LỤC VĂN

Hương thơm một triện kính dâng

Thỉnh mời công chua Lục Cung ngự về

Bắc Giang về ngả chín tư

Lục cung hiển thánh đền thờ trang nghiêm

Ai lên tới Suối Ngang Bắc Lệ

Hỏi Thăm đềnChầu Lục nơi nao

Hỏi ra Đền Lũng mà vào

Trên đền Chầu ngự thấp cao mấy tầng

Đền thờ lập ở giữa rừng

Chim kêu vượn hót vang lừng sớm hôm

Đền Thờ Suối Lục vắt ngang

Lối xuống Đèo kẻng lối sang Công Đồng

Đề thờ hoa quả xanh um

láng la chầu quảy núi dùm vô qua

Tức thời về tới Ỷ La

Nửa đem giờ tý hiện ra Đồng Tiền

Có phen lên tới tỉnh Tuyên

Chín Tư Bắc Lệ là miền ngự vui

Hữu Lũng Châu là nơi cát địa

Lục Cung Từ dấu khí danh lam

Anh linh lừng lẫy thượng ngàn

Đàn tuần tháng Chín Nam Bang khấu đầu

Khắp hoà Hữu Lũng các Châu

Sơn Lâm mán thổ quy đầu làm tôi

Lên chơi Bích Động Thành Giời

Non cao nghi ngút đền thờ đá rêu

Trần gian đừng có mà trêu

Hái măng kiếm củi Chầu đều quở ngay

Giữ về mới biết linh thay

Nón xanh hải sảo kêu ngay chầu về

Cửa đền ngoạn cảnh Giang Khê

Trên rừng dưới suối sóng ghê bạc đầu

Dưới sân đền đường tàu xe lửa

Chạy qua đền về ngả Thất Khê

Đền Thờ cảnh đẹp xinh ghê

Sơn Lâm chốn ấy tứ bề phong quang

Văn Chầu Tiên Chúa Lục Cung

(Chín Tư , Bắc Lệ Lạng Sơn)

Sắc phong Chầu Lục Cung Nưong

Vốn dòng lệnh tộc quê hương non ngàn

Hữu Lũng Giang là nơi cát địa

Chín Tư ngàn tú khí là nơi

Chúa Tiên nghe lệnh vâng lời

Ở trong bệ ngọc, ra ngoài bàn loan

Đêm đông xuống trần gian báo mộng

Trần thị nưong tâm động bào thai

Mùa thu tháng chín ngày mưòi

Sinh ra Chầu Lục khác ngưòi trần gian

Đôi thung huyên vui mừng hớn hở

Khắp bản làng mừng rỡ bảo nhau

Mới hay như ý sở cầu

Sớm nâng niu ngọc, tối chau chuốt vàng

Chốn phòng loan đêm ngày dưỡng dục

Đặt tên Chầu Chúa Lục Cung Nương

Da ngà vẻ ngọc phi phương

Mặt huê hớn hở ,tính gưong làu làu

Vẹn một bầu nước trong leo lẻo

Trách ông trăng già sao khéo vẩn vơ

Vô tình ép buộc duyên tơ

Hay là con tạo thiên cơ bởi gì?

Lập tức thì đôi mươi tháng chín

Ba thu về xa lánh hồn nưong

Thung huyên buồn sầu thảm nhớ thưong

Bùi ngùi trong dạ, ruột thường quặn đau

Mười chín thu thiên đình sai xuống

Nay dến ngày mãn hạn về tiên

Nỗi lòng thưong nhớ thung huyên

Cõi tiên nhưng vẫn hướng về trần gian

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, ,,,,,,,

Khăn xanh áo lục phất phơ

Kiềng vàng xuyến ngọc nhởn nhơ trên ngàn

Nét đoan trang ai nào dám đọ

Tính đành hanh đã có tiếng vang

Thung dung ghẹo khách qua đàng

Nhác trông tựa thể tiên nàng nguyệt nga

Lúc gặp hội năm ba thổ mán

Hiện ra người giả bán hàng chơi

Sơn lâm rừng võng cát đồi

Chín Tư Bắc Lệ là nơi quê nhà

Khi hội họp hằng nga giáng thế

Người phàm trần ai dễ biết đâu

Khắp hòa tam thập lục châu

Non nhân nước trí một bầu cảnh tiên

Đã đứng danh ở trên Nam Việt

Hóa phép mầu lẫm liệt ai qua

Nón buồm vai quảy lãng hoa

Khi vào Đèo Kẻng khi ra Công Đồng

Dạo chơi chốn non bồng bích thủy

Trở ra về Phố Vị Suối Ngang

Anh linh lừng lẫy thựong ngàn

Đàn tuần tháng chín Nam bang khấu đầu

Khắp hòa tam thập lục châu

Sơn lâm Mán Thổ quy đầu làm tôi

Văn ông hoàng mười .

Cành hồng thấp thoáng trăng thanh ,

Nghệ an có đức thánh minh ra đời .

Gươm thiêng chống chỉ đất trời

Đánh Đông , dẹp Bắc việc ngoài binh nhung .

Thanh xuân một đấng anh hùng .

Tài danh nổi tiếng khắp vùng Trời Nam .

Hai vai nặng gánh cương thường ,

Sông Lam sóng cả , buồm dương một chèo .

Dựng nền đức Thuấn nhân Nghiêu ,

Sóng yên bể lặng sớm chiều thảnh thơi .

Khi Bích động lúc Bồng lai ,

Non nhân , nước trí mọi nơi ra vào

.

Cỏ hoa hớn hở đón chào .

Nhớ xưa Lưu Nguyễn lạc vào Thiên thai .

Trời Nam có đức Hoàng Mười ,

Phong tư nhất mực tuyệt vời không hai .

Nền chí dũng , bậc thiên tài ,

Văn thao - Võ lược tư Trời thông minh .

Tiêu dao di dưỡng tang tình .

Thơ Tiên một túi - Phật Kinh trăm tờ .

Khi Phong nguyệt , lúc bi từ .

Khi xem hoa nở , khi chờ trăng trong .

Khi Thiếu lĩnh , lúc non Bồng ,

Cành cây mắc võng , lòng sông ngự thuyền .

Người Thành thị , khách Lâm tuyền ,

Nam thanh nữ tú mình quyền bóng sang .

Phong quang đẹp ý Đức Hoàng .

Khác nào Thu cúc - Xuân lan tới tuần .

Xiết bao bể ái , nguồn ân .

Ban Tài , tiếp Lộc , thi nhân , thi từ .

Cát đằng thuận gió xuân đưa ( cát đằng là 1 loài hoa-)

Xui lòng quân tử đề thơ hảo cầu

Năm ba Tiên nữ theo hầu ,

Trăm hoa cài tóc , nhiễu Tàu vắt vai .

Phong hoa tuyết Nguyệt đượm mùi ,

Dâng câu thiên bảo chúc lời thăng long

.

Trần duyên chưa trút được lòng ,

Đường mây sớm trở xe hồng thượng Thiên .

Hò Nghệ An:

Hò ơ

Nước sông Lam rằng trong rằng đục

Núi hồng lĩnh thì mỗi đỉnh mỗi cao

Trăng thanh ngoạn cảnh vườn đào

Vầng trăng vằng vặc ba sao giữa trời

Đất lề quê thói nghệ An

Miếng chầu cau đậu dâng quan Hoàng Mười

Sông Lam Hồng Lĩnh đẹp như tranh

Tạo hoá xưa kia đã lập thành

Muôn thuở núi sông bền vững mãi

Đất Nam Đàn Nghệ -Tĩnh vẫn còn danh.

Đất Nghệ An có anh hùng hào kiệt

Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa

Vung gươm lên ngựa đề cờ

Gươm thiêng ra sức ngựa hồng lên yên

Nghe thường hội nghị quần Tiên ,

Nghe tin người đến thiên duyên chạnh lòng .

Vân tiên mượn cánh chim hồng ,

Xin người soi tỏ tấc lòng cho chăng ?

Cầu Ô đem bắc sông Ngân ,

Ngồi trong cung Quảng đêm Xuân mơ màng

.

Bóng trăng soi tỏ canh trường .

Đã cam tấc dạ tuyết sương cùng người .

Thủy tiên dìu dặt đón mời ,

Bấy lâu khao khát đầy vơi chạnh lòng .

Vượt bể đào tới ngàn xanh .

Đường Tiên cảnh cũ nặng tình nước non .

Trúc xinh cô Quế cũng giòn .

Phù dung yểu điệu - Mẫu đơn não nùng .

Ngày ngày lên núi ngóng trông .

Đỏ hai khóe hạnh chờ mong Đức Hoàng .

Nhớ xưa hẹn ngọc , thề vàng .

Mừng nay tỏ mặt Đức Hoàng tới nơi

Lên núi rồi lại xuống đồi ,

Dưới trăng luống những đứng ngồi ngẩn ngơ .

Vào rừng hái lá đề thơ ,

Cậy đôi cánh Nhạn tin đưa tới người .

Cõi Trần mở tiệc mừng vui .

Đông về nhớ Đức Hoàng Mười giáng sinh .

Rượu đào kính chúc Thánh minh .

Phong hoa , tuyết nguyệt phẩm bình mấy chương .

Ngẫm câu Thế sự vô thường

Tấc son mượn nước cành dương tưới nhuần

Vắng người vắng cả mùa Xuân .

Nhớ người vì Nước , vì Dân , vì Đời .

Thế gian nhớ miệng Hoàng cười

Nhớ khăn Hoàng chít , nhớ lời Hoàng ban .

Khi phố Cát , lúc đồi Ngang ,

Nón kinh vó ngựa , dăm ngàn tiêu dao .

Đường đường cung kiếm anh hào ,

Túi thơ , bầu rượu sớm chiều sênh sang .

Hèo hoa chảy hội Tiên hương

Chấm đồng nhận lính khắp miền Đông Tây .

Khi nương gió , lúc cưỡi mây .

Khi rung khánh ngọc , khi lay chuông vàng .

Hoàng về gối xếp ai mang ,

Hèo hoa ai vác ngựa vàng ai trông .

Lệnh truyền cô Quế , cô Hồng ,

Hèo hoa , gối xếp , đèn lồng tay mang .

Cô Lan , cô Huệ xếp hàng ,

Gióng yên , dắt ngựa lên đàng vân du .

Thuyền Rồng thấp thoáng chèo đưa ,

Tinh kỳ nhã nhạc Hoàng về Nghệ an

Văn Đệ Nhị Chúa Bói Nguyệt Hồ ​

Ai lên đến Cao Sơn Bạch Mã​

Hỏi thăm Đền Chúa Nguyệt nơi nao​

Hỏi thăm ga Kép mà vào​

Đền thờ Chúa Bói khác nào động tiên ​

Bốn mùa hoa trái dâng lên​

Bạn tiên tấp nập đôi bên ra vào​

Trước ngôi cao rầu rầu nét mặt​

Chiếc gậy son chúa đặt phía sau​

Lá trầu với lại quả cau​

Tiền đài chiếc tráp sơn màu xanh lam​

Chúa ngồi đó lòng đau như cắt​

Dưới trần phàm bao kẻ u mê​

Nhớ người con gái thôn quê​

Thơ ngây nhưng đã phải đà nhất tâm​

Sống âm thầm mồ côi cha mẹ​

Gặp được thầy Quỷ Cốc tiên sinh ​

Một đời làm phúc quên mình​

Tiên sinh làm phép đặt tên Nguyệt Hồ​

Tiếng đồn cho tới Kinh Đô ​

Có Tiên Chúa Bói Nguyệt Hồ rất hay​

Cửa nhà gia sự hôm nay​

Đồng gia tín chủ Chúa Bà chỉ cho​

Chúa truyền các ghế khỏi lo ​

Sắm danh sửa lễ làm tôi Chúa Bà​

Dâng lên vải vóc lụa là​

Thoi xanh,ngựa tía tiến về ngàn xanh​

Thoi xanh tiến cả mái chèo​

Hình hài nón chúa bạc vàng kim ngân​

Dâng rồi sẽ được bình an​

Thung dung được hưởng lộc trời chúa ban​

Ai mà khổ ải trân chuyên ​

Nhang đăng phụng sự sớm khuya kính thờ​

Nguyệt Hồ có tự bao giờ​

Rừng sim ao cá cảnh trời mỏ than​

Ai mà vận hạn khó qua​

Cúi đầu xin học chữ Di Đà từ tâm​

Ăn năn hối cải chuyên cần ​

Nhang hoa phụng sự hương hoa kính thờ​

Nguyệt Hồ có tự bao giờ​

Nguyệt Hồ ân tích đền thờ chúa tiên ​

Văn Đệ Tam Chúa Bói Lâm Thao​

Lâm Thao Cao Mại quê nhà​

Anh linh trắc giáng Chúa Bà Đệ Tam​

Quyền hành cai quản sơn trang​

Sơn lâm các động xa gần làm tôi​

Anh linh lừng lẫy núi đồi​

Nữ trung oanh kiệt toàn tài kiếm cung​

Tuân lệnh sai thiên đình sắc chỉ​

Chúa giáng trần diệt lũ tà kinh​

Chúa sai vạn vạn binh hùng ​

Gần xa đâu đó dốc lòng không sai​

Chúa đi khắp bốn phương trời​

Trung linh thần nữ đền thờ chí công​

Hùng Vương thánh tổ lạc hồng​

Sớm khuya chầu chực ngai rồng vào​

Ngắm xem khắp hết gần xa​

Vào chùa Hương Tích Phật Bà Quan Âm​

Một lòng mộ đạo nhất tâm​

Quy y Phật Tổ thần thông nhiệm màu​

Dù ai hiếu đạo kêu cầu​

Nhang đăng khấn nguyện hương hoa cúng dàng​

Phép tiên Chúa giáng một khi​

Cứu dân độ thế tức thì tan không ​

Dạo chơi nam bắc tây đông​

Lầu son phủ tía đền rồng vào ra​

Chúa vào cửa Mẫu tâu qua​

Lạng Sơn Bắc Lệ lại ra phủ Hòn ​

VĂN ÔNG HOÀNG CHÍN CỜN MÔN​

Hương một triện lòng thành dâng tiến​

Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn​

Khâm thừa thượng đế chí tôn​

Sai Ông Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần​

Trên chín bệ cao thâm võng cực​

Dưới bách thần mộ đức kinh luân​

Cù lao chín chữ quần thần​

Sinh ông Hoàng Chín kinh luân gồm tài​

Văn thơ phú sánh ngài Đỗ Lý​

Võ lược thao cái thế Tôn Ngô​

Cung tên mã thượng giang hồ​

Tuổi vừa đôi tám đăng khoa triều đình​

Bẩm sinh thành công minh chính trực​

Quyết về đời ra sức lược thao​

Gặp cơn sóng gió ba đào​

Mười hai cửa bể sớm chiều xông pha​

Cửa Cờn Môn dựng cờ soái lĩnh​

Lệnh ông truyền nghiêm chỉnh ba quân​

Quyết lòng vì nước vì dân​

Trấn an cửa bể dẹp quân bạo cường​

Ông mở đường dân an quốc thái​

Dùng phép màu cứu độ nhân sinh​

Muôn dân hưởng phúc an lành​

Nêu cao khí tiết oai danh muôn đời​

Nước dù cạn công người không cạn​

Đá dẫu mòn gương sáng còn soi​

Anh linh lưu dấu muôn đời​

Cửa quan rộng mở cứu người hữu nhân​

Ngẫm cơ tạo xoay vần sống thác​

Hãy tu đi rồi đẻ ngày mai​

Xưa nay sinh hoá ở đời​

Ông Hoàng giáng thế cứu người tồn sinh​

Phật hữu tình từ bi phổ độ​

Quyết lánh đường có có không không​

Làm nên thiên tứ đỉnh chung​

Cho người có đức có công đó mà​

Chữ tu dưỡng gương nga vằng vặc​

Bóng soi người hữu đức hữu nhân​

Lánh đường đạo tặc tham sân​

Tu nhân tích đức ngàn năm vẫn còn​

Đức nhân sánh càn khôn vũ trụ​

Công ơn người muôn thuở không phai​

Nhang thơm dâng trước tiền đài​

Nhớ ngày Ông Chín ra đời cứu dân​

Tiết trùng cửu quy thần hạc lánh​

Nhớ ơn ngài dâng cánh hương hoa​

Rượu quỳnh rót chén Đồ tô​

Chúc Hoàng muôn tuổi đề thơ hoạ vần​

CẢNH THƯ ĐƯỜNG VĂN​

Xe phượng từ vâng sắc Ngọc Hoàng​

Giáng sinh Lê Thị dấu thiên hương​

Hây hây mặt ngọc phô nền trắng​

Rờ rỡ môi soi ánh nhị vàng​

Hiển hách đã vang trong phủ nghĩa​

Anh linh nổi tiếng chốn Sòng Sơn​

Từ vâng ngọc ấn gia phong tặng​

Náo nức xa gần khắp bốn phương​

Miễu cách:​

Cảnh thư đường thanh phong ngoạn nguyệt​

Thủa ba dương trong tiết thiều quang​

Nhân khi nhàn hứng triều dương​

Vậy bèn ngẫm ngợi sự nàng thần tiên​

Trên thượng thiên vừa ngày mở yến​

Vua Ngọc Hoàng chính điện Linh Tiêu​

Lưỡng ban văn vũ thần liêu​

Sân đan chấp chới tiêu thiều thung dung​

Khúc nam cung thôi khoan lại giục​

Nhạc lừng vang tiếp tuỵ uy nghi​

Tiệc bày hoa hạc đan trì​

Phương chương vẻ bích Lân phi thức hồng​

Vị tiên cung thiên nga ngọc nữ​

Chén thọ tường thứ thự quỳnh hương​

Có chầu cách điệu dịu dàng​

Quỳ dâng thượng đế chén vàng sẩy tay​

Trước năm mây vua cha kíp giận​

Nổi lôi đình một trận ai đang​

Tinh phi hoả tốc vội vàng​

Ngự truyền Bắc Đẩu phê nàng giáng sinh​

Cảnh địa linh Nam Sơn , Phủ Nghĩa​

Thổng cách:​

Giữa huyện thiên An Thái xã danh​

Họ Lê nổi dấu trâm anh​

Cải về Trần Thị phúc lành thư hương​

Nguỵêt tròn gương gió vàng hiu hắt​

Quế đưa hương ngào ngạt gần xa​

Mãn tuần bèn tỏ Hằng Nga​

Đã đem đức trọng sinh ra trưởng thành​

Tóc mây xanh mày ngài mặt ngọc​

Tựa da ngà chân chuốt hài hoa​

Hình dung cá lặn nhạn sa​

Ví so quốc sắc ắt là không hai​

Qua mười hai tới tuần tam ngũ​

Kết duyên lành hợp ngụ bản hương​

Này mừng phấn lược bén gương​

Ai xui Nguyệt Lão tơ vương nên trời​

Vừa lo đôi gối chăn đệm chiếu​

Xây ra triều tây liễu đào đông​

Chửa cam chút nghĩa tương phùng​

Gian nan nỡ phụ sàng đông bao đành​

Tuổi xuân xanh tới tuần tam thất​

Để thung huyên phút ngắt trần duyên​

Giờ Dần, mùng ba, tháng Thìn​

Bình cách:​

Xe loan sớm lánh cõi tiên ai tường​

Ấy ai làm đêm thương ngày nhớ​

Chẳng ngỡ là để nợ hay duyên​

Lang quân luống những đeo phiền​

Thung huyên nào biết mấy phen thảm sầu​

Tưởng quặn đau ruột tằm vấn vít​

Lệ ngọc tuôn thánh thót thánh tha​

Than rằng nguyệt phách hồn hoa​

Âm dương xa cách dễ hoà biết hay​

Phượng lên mây ngựa về cửa ải​

Mảng tử quy khắc khoải lòng tơ​

Quải người hay tạo hoá cơ​

Vì đâu nên nỗi sinh cơ nhường này​

Rày thánh đã cung mây các nguyệt​

Có hay lòng thảm thiết này chăng​

U minh tuy đã khác hằng​

Tính thiêng xong đã dùng dằng nhớ quê​

Lại hiện về thăm thung huyên nhé​

Dặn lang quân cặn kẽ trước sau​

Thăm thôi lại bước xuống lầu​

Thần thông biến hoá hay đâu là người​

Phú chênh:​

Trải đôi nơi nước non chơi dạo​

Tìm đâu là cảnh hảo địa linh​

Thanh Hoa sơn thuỷ hữu tình​

Long chiền Hổ nhiễu đất lành tự nhiên​

Mạch chỉ huyền hà hải chung tú​

Được xứng tình hữu thú mừng thay​

Trên thời quán tuyết cung mây​

Trăm hoa đua nở sánh bầy phong quang​

Chốn Đồi Ngang cùng nơi Phố Cát​

Có một bầu gió mát trăng thanh​

In đồ bát cảnh rành rành​

Lầu Tần há sánh, thị thành khôn so​

Trúc líu lo bách tùng đàn suối​

Chinh đành hanh Phượng ruổi loan ca​

Giữa đường chính sứ người qua​

Biến lên chân tính hiện ra bán hàng​

Trà ngũ nhang tưng bừng chén mảng​

Rượu cửu tiên nem Phượng chả Lân​

Phú dầu:​

Đòi nơi la liệt bát chân​

Phô chương quý vật kỳ tân mọi mùi​

Thêm có đôi hồng nhan thể nữ​

Việc trong ngoài giữ gìn trước sau​

Nhân gian khôn biết cơ mầu​

Nào ngờ người thế hay đâu là thần​

Khách thời nhân ai ai nấy nấy​

Thường đi về qua đấy nghỉ ngơi​

Hình dung tốt tốt tươi tươi​

Dễ xui chuyển thế nhiễu nhiều nhời hoa giăng​

Chốn Cát đằng đã đành chờ gió​

Trải chi nhời nói khó mà kiêng​

Lạ thay hoa nở tháng giêng​

Bướm qua cành ngọc, ong nghiêng nhị vàng​

Khi buồn nương câu lan tựa ngọc​

Ngụ tính tình đàn đọc say sưa​

Ngợi ca vịnh phú ngâm thơ​

Tập tành tiếng trúc tiếng tơ âm thầm​

Thổi quyển trầm thánh tha thánh thót​

Hát nói:​

Gẩy đàn tranh bẻ bót bẻ bai​

Nhạc âm nhường lọt bên tai​

Dẫu lòng vàng đá dễ ai cầm đành​

Sự yến oanh nhiễu nhời quấn quýt​

Trải chi nhời hoa nguyệt ong bay​

Bây giờ chúa mới ra tay​

Kẻo mà sự thế còn hay dông dài​

Xá chi ai kẻ đi người lại​

Chẳng lánh phòng thời phải sa cơ​

Say sưa ong bướm vật vờ​

Bận chân vì nhện vương tơ dịu dàng​

Sự phi thường mới hay tự đấy​

Khắp gần xa đâu đấy uy linh​

Có phen vào Nghệ An kinh​

Gặp người Kẻ Sóc đông thành kết duyên​

Chẳng bao quản lòng tiên cõi tục​

Đọc cách:​

Ngán xa tìm mai trúc phai đôi​

Mới hay sự bởi cơ trời​

Chẳng xe cũng mắc bởi nơi tơ hồng​

Dốc một lòng nữ công nữ tắc​

Việc tề gia cơ mực đảm đang​

Trong ngoài cắt đặt sẵn sàng​

Đạo lòng đã tỏ nhường gương lầu lầu​

Trước chí sau thuỷ chung như nhất​

Vẹn mười nguyền chẳng mặt mỗ phân​

Hôm mai chuyên việc tảo tần​

Tấc lòng thành kính mười phần thảo ngay​

Một nhà vầy lan lan huệ huệ​

Dòng giõi thêm đan quế hây hây​

Mảng vui oanh yến sum vầy​

Nào hay con tạo ra tay xoay vần​

Dẫu nhắc cân thăng bằng chẳng xứng​

Chớ thời đành đeo đẳng làm chi​

Cùng nhau tự thủa vu quy​

Chưa từng ai đã bấc chì đến ai​

Nghĩ duyên sánh trời dài đất rộng​

Kíp sao thắm bỗng chốc thờ ơ​

Cờn luyện:​

Ai làm cho ngó lìa tơ​

Hiền đâu lại để con thơ ấu trùng​

Phật cưỡi rồng trăm năm ước mãn​

Bỗng vui chung để đoạn sầu tây​

Tưởng rằng chẳng thẹn gió mây​

Ai hay phút nhớ phút khuây chẳng ngờ​

Tạo hoá cơ khi doanh khi trắc​

Nào hay là thị sắc thị không​

Ắt là kiếp trước chưa xong​

Ấy nên mới phải luỵ vòng trần ai​

Có phen lại về nơi cảnh cũ​

Lối mận đào càng rũ càng say​

Tưởng rằng tiếng vẵng tin chầy​

Âm dương nhỡn nhục nào hay định nhầm​

Hay còn chữ hoạ dâm phúc thiện​

Đã ra tay ứng biến chẳng tha​

Vãng lai dù trẻ dù già​

Nhơn nhơn nhiều nỗi oan gia khôn phòng​

Biến lạ lùng nhiều người oan thác​

Ai ai đều nhớ nhác sợ kinh​

Kiểu dương:​

Tiếng đồn dậy khắp kinh thành​

Rằng Đồi Ngang có chúa tinh hại người​

Chiếu khải thôi ngự đình kíp giận​

Nổi lôi đình một trận ai đang​

Phép như phong hoả dậy giàng​

Sai binh mã tới Đồi Ngang tiễu trừ​

Súng kể dư trăm đều đủ giọng​

Vang lừng nhường chuyển động thiên lôi​

Miếu tứ phụng sự mấy nơi​

Truyền đem lửa đốt một thôi đùng đùng​

Tuy có phép thần thông cái thế​

Song nhất hoàn nan chế Thái Sơn​

Làm thinh thẳng bước giận hờn​

Trách rằng sao nỡ một cơn nhường này​

Ngỡ thế hay lòng vầy ấy nhẽ​

Chẳng ngỡ là lấy thế lấy uy​

Oan gia đành để lo chi​

Đã làm kéo giận có khi xem nhờn​

Đức hiếu sinh đội ơn thượng đế​

Pháp uy nghi cứu tế sinh linh​

Bể đào chưa tắt tăm kình​

Đến khi vùng vẫy dễ kinh dờn dờn​

Lại dấy cơn ra uy thảm khốc​

Nhiễu phương dân than khóc ỏi tai​

Trẻ già chẳng sót một ai​

Càng ngày càng một ra oai báo thù​

Sự đảo cờ làm sao cho thấu​

Hãm cách:​

Bèn mấy làm bản tấu ngự qua​

Rằng đền thờ chúa tiên nga​

Tự khi lãng thánh phôi pha đến rầy​

Cá vạ lây cháy thành sóng vũng​

Đâu đâu đều hoảng khủng kêu ca​

Cửu trùng doãn ý lượng gia​

Lập đền tự sử kẻo mà hại dân​

Thượng đẳng thần sắc phong choi chói​

Sai quan về cho tới Đồi Ngang​

Mấy nơi cung điện sửa sang​

Tàn vàng quạt phượng nghiêm trang đặt hàng​

Lại phụng ban mọi đồ quốc tặng​

Bảng vàng treo " Chế thắng uy nghi "​

Nghìn thu sử sách còn ghi​

Thập phương xích tử đảo kỳ bình an​

Tư tiết giới xuân thiên hoá nhật​

Cõi Việt Nam tứ bất đẳng thần​

Ngưỡng trông tiên chúa gia ân​

Xuân Yên, Hà Vĩ, tứ dân tôn sùng​

Tang miếu vũ ức niên hương hoả​

Thuận mỹ từ muôn thủa tăng long​

Thuận thiên tâm thuận lạc đông​

Mỹ lưu phương mỹ vinh phong đời đời​

Thuận mỹ hưởng xuân dài thọ vực​

Chồi quế đào thơm nức chật sân​

Đạo lưu chúng đẳng kim thần​

Bạch tuyên tán vịnh hương vân một bài​

Nguyện giáng phúc trừ tai hạn ách​

Độ từ chung hưởng lộc kỳ di​

Kim thần ca tụng ( biểu ) thường nghi​

Duy nguyện giáng lâm thi cảnh phúc​

VĂN MẪU THOẢI

Anh linh lừng lẫy chốn giang khê

Nức tiếng con vua dưới thuỷ tề

Ngán nỗi Kính Xuyên rời chỉ thắm

May nhờ Liễu Nghị chắp dây xe

Rập rìu tin nhạn thư vừa tới

Thấm thoát xe loan phút đã về

Hiển hách xưa nay ai dễ tỏ

Có chăng gửi một bức thư đề

Miễu:

Trạnh giang biên doành ngân lai láng

Nguyệt lầu lầu soi rạng Nam Minh

Con vua thuỷ quốc Động Đình

Có tiên thần nữ giáng sinh đền rồng

Đức gồm vẹn công dung ngôn hạnh

Nết nhu mì bẩm tính thiên nhiên

Dung nghi cốt cách thần tiên

Vàng trong nước lệ ngọc miền non côn

Hằng chầu chực kim môn ngọc điện

Duyên sắt cầm chưa định nơi nao

Chúa từ gìn giữ thanh tao

Gió đằng vương các thư trao dưới màn

Chốn thuỷ cung có nhà lệnh tộc

Vốn con dòng danh ốc Kính Xuyên

Xưa nay thế phiệt gia truyền

Thảo Mai nàng ấy tạm quyền tiểu tinh

Chí bình sinh phù đời giúp nước

Ân cửu trùng phó thác biên cương

Giá danh công chúa phi phương

May nhờ lá thắm xe duyên tơ hồng

Trên vương phụ có lòng lân mẫn

Thổng:

Cho hai người duyên phận sánh nhau

Chúa từ kết nghĩa trần châu

Đã đành chỉ thắm giành sâu khôn nài

Ước trăm năm duyên hài phối thất

Đạo cương thường nhiệm nhặt tóc tơ

Cùng nhau chưa mấy nắng mưa

Ngờ đâu duyên phận thiên cơ bởi trời

Trách Thảo Mai ra lòng giáo giở

Trá đồ thư làm cớ gieo oan

Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian

Nỡ đem đầy chốn lâm sơn sao đành

Đỉnh non xanh một mình vò võ

Sơm khuya cùng núi cỏ ngàn cây

Đèn trăng chiếu đá màn mây

Dưỡng thân hoa quả bạn bày trúc mai

Thường vãng lai thanh sơn tú thuỷ

Lột đại xá tựa thể ngư long

Có phen biến tướng lạ lùng

Mày ngài yểu điệu má hồng phi phương

Có phen nhớ gia hương rười rượi

Mặt rầu rầu dạ rối châu xa

Có phen tưởng khách Hằng Nga

Bình:

Tưởng bề phu phụ xót xa muôn phần

Có phen trách lương quân bội bạc

Cả nghe mà trách mếch duyên ai

Có phen liễu ủ đào phai

Phận đành chắp chi xe gai việc thường

Có phen trai dầu sương dãi nguyệt

Ba thu tròn mong quyết quy không

Có phen nhìn áng non sông

Âu sầu đến nỗi hình dung vô vàng

Tứ bề những hổ lang ác thú

Vật đều cùng mến chúa hôm mai

Đua nhau trăm giống nghìn loài

Dâng hoa cúng quả không nài công phu

Trải mười thu dãi dầu sương nắng

Tin cá trầm nhạn vắng khôn hay

Chúa buồn vì nỗi riêng tây

Hay đâu con tạo vần xoay bởi trời

Trên dương thế có người nho sĩ

Phú chênh:

Văn tú tài Liễu Nghị là tên

Trẻ thơ nhờ ấm thung nguyên

Sôi kinh nấu sử hằng chuyên việc mình

Vừa gặp khoá thần kinh hội thí

Dặm đường trường Liễu Nghị trẩy ra

Vũ môn mong nhẩy đợt ba

Chỉ hiềm con tạo xoay ra bởi trời

Đi tới đó đầu nơi non quạnh

Bóng ác tà sương lạnh đầu hôm

Đầy ngàn hoa quả xanh um

Trước hàng liễu ủ sau chùm đào phai

Lòng quân tử đeo đai cảnh vật

Thấy chúa ngồi tư chất dung nhan

Má đào châu lệ chứa chan

Phú giầu:

Nỉ non tấm tức khóc than một mình

Chàng trông thấy tâm tình cảm kích

Chúa ngập ngừng hỏi khách rằng hay

Sơn lâm rừng vắng chốn này

Cớ sao quân tử tới đây lạc loài

Bây giờ trăng soi ác lặn

Chàng hãy còn thơ thẩn cớ sao

Thưa rằng hàn sĩ trí cao

Mười năm đèn sách công lao chuyên cần

Hội Long Vân hiềm chưa gặp gỡ

Duyên sự này cơn cớ hỏi đâu

Dám xin kết nghĩa trần châu

Kẻo còn thục nữ đeo sầu dưới trăng

Chúa nghe nói rùng rằng khôn siết

Mới nhủ chàng cả quyết sao nên

Tôi nay người dưới thuỷ tiên

Nghiêm đường trước đã định duyên giai kỳ

Khăng khăng giữ đạo tuỳ sau trước

Chẳng ngờ chàng tính nước lòng mây

Bông không gắp lửa bỏ tay

Gieo oan thất tiên đem đầy mười đông

Phiền quân tử tin thông nhạn cá

Nói lối:

Duyên sự này thiếp há đơn sai

Chẳng rằng hẳn được như lời

Sá chi bể rộng sông dài quản đâu

Nhờ bóng nguyệt đêm thâu giãi tỏ

Giãi tấc lòng nhờ có cao xanh

Hàn Sơn nghe vẳng chuông kình

Kim ô bóng đã xế hình bãi dâu

Chúa hiền nỗi bấy lâu oan ức

Phó cho chàng một bức thư phong

Thủ vân:

Nữ tiên thủ bút

Bái tạ Long cung

Lạy vua cha chính ngự ngai rồng

Tường sự tích chung tình trúc chiếu

Phận con niên thiếu

Nữ tắc nữ công

Tự Kính Xuyên sớm kết chỉ hồng

Duyên cá nước sắt cầm hoà hợp

Vì nàng tiểu thiếp

Tên gọi Thảo Mai

Bỗng vì đâu đặt để nên nhời

Phút chốc khiến bắc nam đôi ngả

Hư không làm có

Gắp lửa bỏ tay

Trách chàng chẳng xét gian ngay

Nỡ bắt thiếp đem đầy viễn thú

Hôm mai vò võ

Tủi ngậm ngùi than

Tấm lòng son bối rối gan vàng

Đâu dạ sắt ngẩn ngơ mặt ngọc

Tưởng duyên tơ tóc

Tủi phận má hồng

Khi vui thời bạn trúc thông

Khi buồn lại than cùng hoa cỏ

Thiên duyên kỳ ngộ

Sẽ gặp tình quân

Gửi bức thư về mái hải tần

Trình khắp hết lưỡng ban thần tử

Nỗi niềm tâm sự

Mượn bút thay lời

Gửi chàng đi đến mai Long giai

Để thiếp được gần chầu thánh đế

Sơn minh hải thệ

Tạc dạ ghi lòng

Ví dù ai phụ nghĩa quên công

Xin xoi xét đôi vầng nhật nguyệt

Vãn:

Dặn chàng ra mái bể Đông

Tới đâu hễ thấy ngô đồng cây cao

Lấy kim thoa gõ vào cây ấy

Dưới thuỷ tề nghe thấy không lâu

Tuỳ cơ ứng biến nhuộn mầu

Mặc lòng nhời nhỏ, mặc dầu thơ trao

Chàng nghe nói tiêu hao sau trước

Dạ bùi ngùi chân bước đường thông

Bể đào lai láng xa trông

Nửa lo nỗi chứa nửa lòng sự duyên

Sông Ngân hán băng miền thẳng trỏ

Kiều dương:

Tới ngô đồng tay gõ vừa thôi

Tự nhiên nổi trận phong lôi

Giữa giòng bỗng thấy một đôi bạch xà

Chàng trông thấy sự đà ứng hiện

Mấy bầy nhời chúc kiến phân minh

Bạch xà thoát xuống động đình

Sai lên rẽ nước giòng xanh rước chàng

Rước chàng xuống đền vàng Thuỷ Phủ

Thấy quần thần văn vũ đôi bên

Tiêu thiều nhã nhạc dưới trên

Tả bầy ngư miếc hữu chen long xà

Kim quý sứ tâu toà ngọc bệ

Bước ra mời Liễu Nghị vào trong

Chàng quỳ dâng bức thư phong

Phụ vương trông thấy trong lòng quặn đau

Trách Kính Xuyên cơ cầu độc giữ

Mấy truyền đòi trưởng từ Xích Lân

Phán rằng chúa phải gian truân

Con nên rước xuống về sân chớ chầy

Nhời vương phụ phán ngay vừa kíp

Xích Lân bèn hoá phép thần thông

Bể đào lai láng mênh mông

Khắp hoà thế giới đều cùng mênh mang

Sấm chớp vang mưa tuôn bão giật

Cờn:

Quỷ cùng ta thán khắp mọi nơi

Chúa tiên về tới long giai

Kính Xuyên phải tội Thảo Mai gia hình

Công cán này ai tày Liễu Nghị

Phong cho làm quốc tế thuỷ quan

Chàng từ vâng lệch thiên nhan

Duyên ưa phận đẹp chức ban trọng già

Mái tiên cung an bài tự trước

Kẻ phàm trần bỗng gặp sánh tiên

Chàng từ Kim cải bén duyên

Có danh trí tuệ có quyền anh linh

Dầu ai phải bất bình mỏi mệt

Tiền tài lưu loát cửa nhà khang ninh

Đã nên đấng anh linh kỳ diệu

Ồn đại thạch:

Dám xin những sự đã rồi

Xin đừng nói đến những lời làm chi

Kìa Vũ thị hảo tuỳ một tiết

Chàng Trương sinh chẳng biết ngay gian

Bóng đèn nghe trẻ nói oan

Làm cho thiếu nữ hồng nhan liều mình

Đã nên đấng anh linh liệt nữ

Trách chi người vụng xử chấp nê

Bằng nay tiên chúa sinh chi

Giá đem sau trước mà suy sự lòng

Rũ sạch không những niềm tân khổ

Nương uy trời tế độ sinh linh

Đời đời nức tiếng thơm danh

Biển vàng ghi tạc sử xanh dõi truyền

Kiêm ngũ phúc dâng lên cõi thọ

Nước trị trường thánh chúa hưng long

Mẫu về chắc giáng điện chung

Cuông phù đệ tử hưng long thọ trường

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Thư viện

Pháp âm