Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Hỏi: Vì sao các tu sĩ giảng rất nhiều về Thiền Tông, Tịnh Độ Tông mà không giảng về Mật Tông? Không lẽ Mật Tông không dẫn đến giải thoát, giác ngộ? Nếu tu theo Mật Tông thì làm thế nào để không rơi vào tà ma ngoại đạo? Các hình ảnh hay tướng của các đệ tử của Phật luôn trong tư thế bắt ấn, điều này có liên quan đến Mật Tông hay không?

Trả lời
Mật Tông, trước nhất không do Đức Phật dạy. Mật Tông có mặt sớm nhất 300 năm sau khi Đức Phật qua đời. Mật Tông là một tông phái Phật giáo ảnh hưởng từ Bà La Môn giáo nay được gọi là Ấn Độ giáo. Mật Tông sử dụng các ấn tướng tức là những điệu bộ của bàn tay hòa hợp với tư thế để tạo sự tập trung của người tu tập và nhờ đó, người tu tập đạt được một phần của chánh niệm. Lý do tại Việt Nam phần lớn các tăng sĩ Phật giáo không giảng nhiều về Mật Tông như Thiền Tông và Tịnh Độ Tông là vì Mật Tông dễ dàng gắn với mê tín dị đoan.

Có lẽ các Phật tử hơi ngạc nhiên vì Mật Tông không do Đức Phật giảng dạy. Vào thời của Đức Phật, Bà La Môn giáo có ba bộ kinh Thánh Vệ Đà. Một trong ba bộ đó truyền dạy trên 5000 câu thần chú. Họ đã cường điệu vai trò của thần chú có thể trừ tà, diệt ma, mang lại hạnh phúc, tuổi thọ, cầu gì được đó. Hiện nay, hai nước nổi tiếng về Mật Tông đứng đầu là Tây Tạng và Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam ý thức về tính không nguyên thủy của Mật Tông cho nên hiếm khi truyền bá về Mật Tông. Tuy nhiên, vì Việt Nam tiếp nhận nghi thức đọc tụng của Trung Quốc (vốn biên soạn vào đời nhà Thanh do Ngọc Long quốc sư làm tác giả). Trong nghi thức này, việc đọc tụng gồm có 3 yếu tố 80% là Tịnh Độ Tông, 15% là Mật Tông và 5% là Thiền Tông.

Mật Tông được sử dụng trong các nghi thức tụng niệm phần lớn là các câu thần chú như là Chú Đại Bi, Ngũ Bộ Chú, Thập Chú, Án Ma Ni Bát Di Hồng, .v.v… Cốt lõi của Mật Tông là giúp cho chúng ta cột tâm vào các câu thần chú, nhờ đó trong thời niệm trì chú này tâm chúng ta trở nên được định tĩnh và do vậy, chúng ta dễ dàng mở mang trí tuệ khi trực tiếp đọc vào bài kinh sau đó. Ngày nay, các trường phái Mật Tông đã cường điệu vai trò của Mật Tông và bỏ qua việc đọc kinh mà lẽ ra sau khi tâm mình đã được định tĩnh nhờ đọc thần chú, đọc vào kinh ngay sau đó chúng ta sẽ hiểu được lời kinh Phật dạy một cách thấu đáo hơn. 
Là người Phật tử chúng ta phải hiểu rõ bản chất của Mật Tông và các câu thần chú không thể dẫn đến sự giác ngộ, không thể đưa đến kết quả giải thoát. Trong kinh Trường Bộ, kinh Trung Bộ và nhiều bài kinh khác Đức Phật Thích Ca đã nhiều lần khẳng định:
- Bát Chánh Đạo là con đường giác ngộ duy nhất. 
- Bỏ qua Bát Chánh Đạo không có con đường giải thoát đích thực. 
- Không thực tập theo Bát Chánh Đạo không có thành quả Thánh Nhân đích thực. 
- Không trải nghiệm Bát Chánh Đạo trong đời sống, chúng ta không thể giải quyết được các nỗi khổ, niềm đau để trải nghiệm được hạnh phúc.

Mật Tông của Tây Tạng cường điệu “Trì chú thành Phật”. Tịnh Độ Tông của Trung Quốc cường điệu “Niệm Phật thành Phật”. Thiền Tông Công Án Thoại Đầu của Trung Quốc cường điệu “Kiến tính thành Phật”. Thật ra 3 tông phái này cũng như các tông phái còn lại của Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng đều không có khả năng dẫn đến sự thành Phật. Cốt lõi của Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông của Trung Quốc và Tây Tạng chỉ giúp cho người thực tập đạt được chánh niệm. Chánh niệm là 1/8 của Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là 1/4 của Tứ Diệu Đế. Như vậy, thực tập thần chú và Mật Tông chúng ta chỉ đạt được một phần rất nhỏ nhưng vì được cường điệu tính năng quá lớn nên chúng ta ngộ nhận và bỏ qua việc thực tập đạo đức, thiền định và trí tuệ được Đức Phật giảng dạy. Do đó, rất nhiều người sau vài chục năm tu luyện vẫn không có các kết quả như ý.

Đức Phật dạy chúng ta những điều rất thiết thực: An Lạc hiện tại, bây giờ và tại đây, xuyên việt thời gian đến để mà thấy. Đó là những gì mà Đức Phật đã chủ trương trong các kinh. Cho nên, các quý Phật tử nào trì tụng thần chú thì nên nhớ sau đó chúng ta nên tiếp tục đọc kinh điển. Đó là lý do mà các Tổ Trung Quốc đã đặt bài Chú Đại Bi trước bài kinh. Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng đã cường điệu hóa Mật Tông qua các câu thần chú. Trên thực tế hàng triệu người trì thần chú, chỉ có một số ít người có kết quả. Nếu thật sự Mật Tông có kết quả như người ta đã quảng cáo thì một vạn người thọ trì một vạn người phải có kết quả. Chân lý không có sai số. Quá khứ cũng vậy, hiện tại không khác và tương lai có cùng một mục đích.

Lý do có sự khác biệt là có người trì thần chú nhưng lại làm các việc thiện. Chính các việc thiện này tạo ra quả phúc nhưng vì trì thần chú trong thời gian làm việc thiện nên người ta ngộ nhận rằng thần chú là chánh nhân và kết quả là sự kéo theo. Đang khi cũng có rất nhiều người trì thần chú, niệm Phật nhưng họ không làm các việc thiện hoặc làm quá ít hoặc không biết nuôi dưỡng nó cho nên các việc thiện đó không đủ sức để trổ quả và do vậy, họ tưởng rằng là do vì họ cầu nguyện chưa thiêng hay là thành tâm chưa đạt được cho nên tự an ủi mình cầu nguyện lần sau, trì chú thêm nhiều lần nữa.
Cho nên, người tu học Phật không nên lệ thuộc vào cầu nguyện, không nên lệ thuộc vào trì chú mà phải nỗ lực làm có phương pháp, chúng ta sẽ có được các kết quả như ý

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thư viện

Pháp âm