Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

  

PhotoManuelBauer_SD17608harmonny1

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong một cuộc họp cầu nguyện 
liên tôn giáo tại nhà thờ Grossmuenster ở Zurich Thụy Sĩ 
vào ngày 15 tháng 10 năm 2016. (Ảnh của Manuel Bauer)

Có ý kiến cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của tôn giáo. Trên thực tế hiện nay chúng ta thấy vẫn còn có nhiều vấn đề bức xúc của xã hội, nhiều mâu thuẩn mang tính cộng đồng đã lên đến đỉnh điểm. Con người ngày nay đang sống trong thế giớiđầy dẫy của cải vật chấtsung mãn về mọi tiện nghi trong đời sống. Nhưng kì thực họ vẫn không cảm thấy thỏa mãn với những gì mà họ đang có. Con người đang thiếu một cách trầm trọng về vấn đề tâm linh cho một cuộc sống nội tại. Khủng hoảng về tâm lý, bế tắc về tinh thần là những vấn đề nhức nhối và có tính cấp thiết. Và đây chính là tiền đề cho con người trong việc tìm kiếm các giá trị nội tâm và sự quy ngưỡng tôn giáo.

Nhu cầu về nếp sống tâm linh là một nhu cầu hết sức cấp thiết trong đời sống. Vấn đề này chiếm một phần lớn và ảnh hưởng đến đời sống con ngườiVật chất và tinh thần là hai vấn đề không thể thiếu của cuộc đời. Chúng phải luôn đi song hành để hỗ trợ nhau trong việc thiết lập sự quân bình cuộc sống. Vì vậy, việc tìm kiếm nhu cầu tâm linh đang trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiênvấn đề không đơn giản ở chỗ là mọi người hướng cho mình một tôn giáo để an trú nội tâm. Mà chính là những bất đồng quan điểm trong ý thức hệ tôn giáo, nên đã gây ra nhiều tranh cải, mâu thuẩn dẫn đến sự xung độtkhủng bố, chiến tranh. Trong ý nghĩa này, chúng tôi muốn trình bày một vài ý kiến của mình về quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác. Mục đích của bài viết là để hỗ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo. Sự khoan dung và ý nghĩa sâu sắc của các tôn giáokhác từ quan điểm của Phật giáo.

  1. 1.     Phật giáo là một triết học hay một tôn giáo?

Khi bạn hỏi rằng đạo Phật có phải là một triết học không, một tôn giáo không...thì câu trả lời rằng: “Chẳng quan hệ gì lắm những cái tên gọi ấy, bởi vì đạo Phật không phải chỉ là một triết học, hay là một tôn giáo, một khoa học...”[1]

 Đạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Ví dụ như việc đề cập đến các thế giới trong vô lượng thế giớiThế giới chơn không vô vi mầu nhiệm mà trong kinh điển Phật giáo ghi lại… Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật. Ngoài phương diệnấy, đạo Phật còn có nhiều phương diện khác nữa. Lại có người hỏi đạo Phật có phải là một triết họckhông? Phải. Có phải là một huyền học không? Phải. Có phải là một luân lý học không? Phải. Đạo Phậtlà tất cả. Cái gì cũng có trong đạo Phật. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu sâu xa về một mặt mà bảo rằng đạo Phật chỉ là triết học hoặc chỉ là một luân lý hay một tôn giáo, thì người ấy đã nhìn đạo Phật một cách phiến diện.

Có người sẽ bảo rằng, đạo Phật tuy không phải chỉ là một triết học, một luân lý, nhưng có thể gọi là một tôn giáo, bởi vì có hình thức đầy đủ của một tôn giáo. Nhưng có nhiều người thấy đạo Phật không thờ phụng một đấng tạo hóa nào, thì lại chủ trương ngược lại rằng, Phật giáo không phải là một tôn giáo mà chỉ là một triết học. Họ nói: “Nếu đạo Phật là một tôn giáo (une religion) thì có gì minh chứng rằng đạo Phật là một chân lý thần khải (une révélation)? Nguyên lý thần truyền nào làm nền tảng cho sự thành lậptôn giáo này?”

Câu hỏi đó thường được nêu ra trong giới học giả, nhất là những học giả phương Tây. Nhưng thực ra, chẳng có gì quan hệ gì trong việc đưa ra một định nghĩa ấy cả. Dù ta có gọi đạo Phật là một tôn giáohay một triết học gì gì đi nữa thì đạo Phật cũng vẫn là đạo PhậtĐạo Phật không vì thế mà thay đổi đi chút nào về nguyên lý của nó. Khi đã là chân lý thì dù bạn có bóp méo, bạn có làm gì đi nữa thì chân lývẫn là chân lý.

 Định nghĩa này được Hòa thượng Thích Chơn Thiện trả lời trong một chuyến công tác tai Maroc, đã được báo Văn hóa Phật giáo đăng tải rằng: “Nếu tôn giáo được định nghĩa như một tổ chức tính ngưỡng tôn thờ một đấng sáng thế, thì trong ý nghĩa này Phật giáo không phải là một tôn giáo. Nếu tôn giáođược định nghĩa như là một con đường sống (a way of life) dẫn đến sự thực tối hậu của thế giới con người, thì trong ý nghĩa này Phật giáo thực sự là một tôn giáo.”[2] Hay nói cách khác, giáo lý Phật giáonhìn sâu vào đời sống để giải quyết những vấn đề khổ đau của con người. Trên ý nghĩa này, Phật giáolà tôn giáo của các tôn giáoSở dĩ chúng tôi khẳng định như vậy, là bởi những đặc điểm ưu việt của Phật giáo như sau:

  1. Cái nhìn toàn diện

Trên tinh thần từ bi và trí tuệPhật giáo thiết lập một mục tiêu đó là: “Vì lợi ích chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì hạnh phúc an lạc cho chư thiên và loài người”. Cho nên, đối tượng mà Phật giáo nhắm đên đó là tất cả mọi loài chúng sanh, không phân biệt một ai, bất luận tôn giáonam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn…ai cũng có thể đến để tu tập và đạt được an lạc thảnh thơi trong giáo pháp này.

Ý nghĩa sâu sắc của tôn giáo là ở chỗ duy trì và kính trọng tôn giáo của riêng mình nhưng không để mất đi sự kính trọng đối với các tôn giáo khác. Từ đó, chúng ta sẽ thiết lập một sự hiểu biết hỗ tươnghợp tác và khoan dung giữa những nhà tôn giáo với nhau để tất cả cùng đạt đến sự đoàn kết và lợi lạc. Bởi vì, Phật giáo nhận thấy rằng sự chia rẻ thù nghịch là kết quả của tâm lý đầy dẫy tham, sân, si. Vốn nó là thứ sâu nặng, thâm căn cố đế nằm trong mỗi một chúng sanhPhật giáo xem đây là ba thứ độc tặc làm nguy hại đến sự an lạcgiải thoát của con người. Chính từ quan niệm cơ bản này mà Phật giáo luôn dung hội và mở ra cho tất cả mọi đối tượng không phân biệt một ai.

Người ta luôn nói về lòng bác ái của tôn giáo và tầm quan trọng của nó, nhưng ít khi chú trọng đến cách tu tập để đạt đến sự khoan dung độ lượngChúng ta nên cố gắng loại bỏ cái gọi là phức cảm tự tôn luôn cho mình là hơn người, ngờ vực lẫn nhau, định kiến tôn giáo và các động cơ ích kỷ, để làm tốt đẹpvà nâng cao tôn giáo mà mình đang kính trọng. Nếu chúng ta rơi vào tính chấp thủ có tính cá biệt thì khó mà có sự đồng cảm để ngồi lại để nhận diện các vấn đề. Do đó, tìm hiểu tôn giáo để tìm ra một tiếng nói chung, dung hòa giữa mọi quan điểm là điều rất cần thiết.

Tất cả những người có tôn giáo phục vụ cho một nguyên lý chung của nhân loại là giải thoát và giác ngộ. Việc truy tìm giác ngộ và giải thoát là việc tìm cầu chân lýBất hạnh thay! Chính trong chúng ta có nhiều cách thực tập và niềm tin tôn giáo buồn cười mà được mô tả giống như tương tợ chân lý, mà thực sự là chúng cách xa chân lý. Đối với những nhà tôn giáo chân chínhchúng ta phải có can đảm và lòng tin để xác định rằng những gì là nhận thức sai lầm và cố gắng để chỉnh lý làm cho phù hợp để đáp ứngcác yếu tố cần thiết của chân lý. Sẽ thất bại, nếu chúng ta cố bám víu vào những điều mà không phải là chân lýChúng ta sẽ sai lầm nếu trong việc tu tập tánh khoan dung, mà không tương xứng, không phù hợp với chân lý.

Mục đích của Phật giáo là hướng dẫn mọi người sống đời sống thánh thiện, không bao giờ có tâm hãm hại người khác, trau giồi phẩm chất con người để đạt chân giá trị nhân bản, tỏa sáng lòng từ bi bao labình đẳng đến tất cả không có sự phân biệtTu tập tâm tránh làm điều ác và thanh tịnh tâm để đạt an lạc và hạnh phúcPhật giáo nhận ra rằng, tất cả mọi hiện tượng giới đều nằm trong một chuổi tương tác, cái này hổ tương cho cái kia để cùng tồn tại. Sự tồn tại giữa mọi người là một sự hòa điệu có tính bất khả phân. Do vậy, không nên có thái độ thù gét, loại bỏ nhau. Vì thù gét và loại bỏ nhau tức là thù gét và loại bỏ chính mình. Phật giáo nhận thấy được khả năng của con người. Ai cũng sẳn có tánh giác. Chỉ vì chưa có cơ duyên để tỏ ngộ ra mà thôi. Cho nên, thay vì loại trừ nhau thì người Phật tử cần phảicó thái độ ôm ấp để chuyển hóa.

Đức Phật không bao giờ khuyên các đệ tử của mình cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Lý tưởng giáo hóa của Ngài là giới thiệu cách sống chơn chánh, thánh thiệnPhật giáo nhắm đến phần tri thức nhiều hơn phần tình cảm và chú trọng đến phẩm cách của hàng tín đồ hơn là sức mạnh về số lượng. Chúng ta xem đức Phật đối xử với nhà triệu phú Upāli, một tín đồ của đạo Ni kiền tử. Ông ta cảm mến đức Phật và muốn quy y theo Ngài. Đức Phật khuyên rằng: “Nầy người cư sĩ, ông hảy suy nghỉ cặn kẻ. Một người lỗi lạc như ông nên suy tư cẩn thận trước khi làm điều gì.” Nghe những lời nói đầy lòng bao dung ấy, trưởng giả Upāli lại càng thêm phần cảm kích sung sướng. “Bạch hóa Đức Thế Tôn, nếu con đến một vị đạo sư nào khác và xin đi theo để tu học, các đệ tử của vị ấy kiệu con lên, rồi đi khắp đường phố hò reo, công bố rằng triệu phú gia này đã từ bỏ tôn giáo mình để đi theo đạo sư kia. Bạch đức Thế Tôn, ngài thì trái lại, khuyên con hảy đi về suy nghỉ lại. Con càng thêm thỏa thích với những lời khuyên dạy vàng ngọc ấy.”[3]

Mặc dù nhà triệu phú Upāli đã quy y và thành đệ tử của Phật do sự hiểu biết và lòng tự nguyện của ông, đức Phật vẫn bi mẫn vô biênkhoan dung độ lượng khuyên ông cứ tiếp tục hộ trì bậc đạo sư cũ. Quả thật, đây là thái độ hết sức rộng lượngbao dung  mà có thể nói chỉ trong Phật giáo mới có thái độ như vậy.

  1. Tôn giáochân chánh

Để trả lời cho câu hỏi cái gì cấu thành một tôn giáo đích thực, Đức Phật đã đưa ra một sự khẳng định vô tư rằng bất kỳ nơi nào pháp Tứ diệu đế  Bát chánh đạo được tìm thấy, nơi nào có người tu tập chân chánh để đạt đến sự tiến bộ tâm linh thì nơi đó được xem là tôn giáo đích thực. Ngài đã không nói rằng Phật giáo là tôn giáo chân chánh duy nhất trên thế gian này mà Ngài lại cổ vũ con người chấp nhận và tôn kính chân lý đối với bất kỳ nơi nào chân lý thật sự được tìm thấy. Điều này, có nghĩa là chúng takhông nên xem thường các lời dạy hợp lý của những tôn giáo khác. Một thái độ như vậy rõ ràng cho thấy rằng Đức Phật không bao giờ có thành kiến đối với các tôn giáo khác. Ngài cũng không độc quyềnnắm giữ chân lý. Mà Ngài chỉ là người tìm ra chân lý sự thật, qua sự nổ lực tu tập tư duy thiền địnhgạn lọc thân tâm để đạt dược quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài muốn chỉ ra một điều duy nhấtchân lý và tất cả các lời dạy của Ngài là dựa trên Tứ diệu đếchân lý về khổ, nguyên nhân của nó, sự đọan diệt khổ và con đường đưa đến sự đọan diệt khổ.[4]

Lúc nào Đức Phật cũng khuyên các đệ tử của Ngài làm những điều cần nên làm, không chỉ vì lợi ích và hạnh phúc của riêng mình mà còn vì lợi ích và hạnh phúc của những người khác. Là một nhà cải cáchxã hội vĩ đại, đức Phật đã khám phá ra cội gốc sâu xa của khổ đau của con người, chính là tham sân siđã cắm sâu trong tâm con người từ vô thỉ. Những thứ này ngủ ngầm, sẵn có ở trong tâm chúng ta và trực tiếp chi phối mọi tư duy, hành động của con người. Do đó, chỉ có sự cải thiện đúng đắn nơi tâm con người mới có thể mang đến hiệu quả. Khi nội tâm vắng mặt các phiền nãolậu hoặc thì tâm trở nên thư tháian lạc giải thoát. Sự cải thiện dựa trên thế giới bên ngoài bằng thế lực hoặc sức mạnh thì chỉ có thể kéo dài trong một thời gian ngắn, nhưng sự cải cách xuất phát từ chuyển hóa nhận thức bên trong của con người thì lâu bền hơn.

Chúng ta thử lắng nghe những nhà trí thức phát biểu suy nghỉ của mình về Phật giáo như sau:

Giáo sư Rhys Davids nói: “Dầu là Phật tử hay không Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế gian và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn bát Chánh Đạo của đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đườngấy.”[5]

Aldous Huxley viết: “Một mình trong các tôn giáo lớn trên thế giớiPhật Giáo đã vạch ra con đường của mình mà không có sự ngược đãi, áp bứckiểm duyệt hay điều tra.”[6]

Lord Russell ghi nhận: “Trong tất cả các tôn giáo lớn của lịch sử, tôi chọn Phật Giáođặc biệt trong những hình thức Nguyên thủy; bởi vì ở đây yếu tố ngược đãi là nhỏ bé nhất.”[7]

Chừng ấy thôi cũng đủ nói lên được vai trò và giá trị của đạo Phật đối với nhân loại như thế nào. Ngày nay, khi khoa học phát triển thì những lời Phật dạy lại càng được  sáng tỏ hơn rất nhiều. Giáo lý Phật giáo vẫn còn sống động trong việc áp dụng vào đời sống của con ngườiGiáo pháp ấy có thể dùng để trị liệu các căn bệnh tinh thần có tính trầm kha, nhất là vấn đề tâm lý trị liệu, để con người có được sự bình ổn, an lành trong cuộc sống hiện tại.

  1. Hòa hợptôn giáo

Các nguyên lý tôn giáo đều có mục đích phục vụ con người. Nếu có nhóm cá biệt nào của nhân loại mà không áp dụng các đức tính cao quý được dạy bởi tôn giáo như là từ bikiên nhẫnkhoan dung và hiểu biết thì sẽ khó cho những người khác chung sống hòa bình. Chất liệu từ bi và bình đẳng rất cần thiếtcho con người. Thiếu tình thương con người sẽ trở nên khô cằn, héo úa, sự sống cũng không còn ý nghĩa gì nữaTuy nhiên, vẫn còn nhiều người sống có tính độc lập cá biệt, không thích sự hòa hợp hòa giải, ưa hận thù chiến tranh. Nhưng khổ nỗi các việc làm đó ảnh hưởng đến đời sống rất nhiều người, nhất là đụng đến vấn đề tôn giáo. Những người tu tập theo tôn giáo chân chánh không có lý do nào để đấu tranh, mà luôn thể hiện trong tánh cách hòa bình. Một tôn giáo chân chánh không bao giờ khuyến khích các hình thức bạo động dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Đồng thời không có sự phân biệt chủng tộckhi người ta thực hành phương pháp tu tập. Người Phật tử có thể sống và làm việc với những người khác đạo mà không có bất kỳ thái độ thù địch nào. Người Phật tử không bao giờ có máu đổ trong sự phân biệt khác nhau giữa họ với những tôn giáo khác vì lợi ích của tôn giáo.[8]

Quan điểm này đã được đức Phật tuyên bốhay nói cách khác là rống tiếng rống sư tử oai hùng khi Ngài còn tại thế: “Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn và dòng máu cùng đỏ”. Người xấu xa tội lỗi, dầu ở đẳng cấp nào cũng phải tái sanh vào cảnh khổ, còn người hiền lương đạo đức thì sẽ sanh vào nhàn cảnh. Người đã gây tội ác thì bất luận ở đẳng cấp nào cũng phải chịu hình phạt. Và ngài nhấn mạnh khi xuất gia nhập chúng thì mọi người đều kính nể tôn trọng bằng nhau, không có bất luận sựphân biệt nào.[9]

Các tôn giáo khác nhau có thể có những niềm tin và những quan điểm khác nhau đối với sự khởi đầu và chấm dứt của sự sống, cũng như sự diễn giải khác nhau về lý tưởng giải thóat tối thượng và con đường tu tập thực nghiệm tâm linh. Nhưng chúng ta không nên bận tâm đối với những vấn đề không đồng nhất tạo ra sự xung độtmâu thuẫnhiểu lầmhận thù và đấu tranh. Có nhiều đức tính chung đủ để các nhà tôn giáo trình bày lý thuyết và thực tập, để con người có thể sống đời sống chân chánh, an lạc và có văn hóa.

Phật giáo khuyến khích sự hợp tác và hiểu biết trong các tôn giáo khác. Chúng ta có thể ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề. Từ quan điểm này của Phật giáo, nhãn hiệu tôn giáo không phải là điều quan trọng nhất đối với người được xem là tôn giáo. Nhưng, một người hướng dẫn đời sống tâm linhthánh thiệnvô hại có thể được xem như là tôn giáo.

Những người vạch lỗi và chỉ trích Phật giáo chỉ có thể làm được điều đó ở mức độ cạn cợt. Họ có thể chỉ trích các pháp môn tu tập truyền thống, các cách thức và lễ nghi nhưng không thể chỉ trích nguyên lý đã được Đức Phật thiết lập. Vì những nguyên lý này là hoàn thiện ở mọi thời. Mọi người có thể tu tậpđược những nguyên lý này nếu họ muốn.

Theo Đức Phậtcon người do tính tự ngã mạnh mẽ nên phân biệt có sai khác. Khi điều này lắng dịu thì mối quan hệ lành mạnh giữa những con người với nhau sẽ phát triển. Hay nói cách khác con ngườiphải tự mình làm rơi rụng bớt chút ít tự ngã của mình thì vấn đề sẻ dễ chịu hơn nhiều. Bởi vì chính tự ngã của mỗi người nó sẻ đụng độ nhau làm cho sân hận nỗi lên. Mỗi người ai cũng bảo vệ cái tôi của mình thì khó mà có sự hòa hợphòa giải. Tìm cầu cách sống hòa bình, an lạc phải bắt đầu từ bên trong buông xã những thủ chấp này chứ không phải bên ngoài mà được. Nếu các nhà tôn giáo ngày nay không thể cùng nhau làm việc trong sự hòa hợpbình đẳng không có sự phân biệt hoặc thái độ thù nghịch đối với người khác thì hòa bình mà chúng ta nói đến sẽ chỉ là trong giấc mơ mà thôi.[10]

Khi những nhà tôn giáo chân chánh, thật lòng nối vòng tay lớn, hợp nhất những nỗ lực lại với nhau thì sẽ loại trừ được tất cả những tranh luậnphân biệt giáo lý sai khác, và sẽ cố gắng phổ biến những giá trịtâm linh của những tôn giáo khả kính vì sự an lạc và hạnh phúc cho con người, mà không phân biệt tín ngưỡng hoặc chủng tộc nào. Chúng ta cũng nên nhớ rằng tôn giáo hiện hữu vì lợi ích của nhân loại và như vậy không nên lạm dụng một cách quá mức trong bất cứ cách nào chỉ vì cho lợi ích và vinh quangcủa cá nhân.

  1. Sự hợp nhất

Con người đã bị phân hóa quá nhiều và quá thường xuyên chỉ vì những danh hiệu và những tên gọi. Đáng lẽ nên tìm hiễu ý nghĩa và nội dung đích thực thì ngược lại chúng ta lại nắm giữ và chấp mắc những danh hiệu và tên gọi. Thay vì cố gắng tìm biết một người nào đó thực sự là người như thế nào và người ấy thực sự tin tưởng cái gì thì ngược lại chúng ta đã đánh giá và kỳ thị vì tên gọi hay danh hiệucủa người đó. Chúng ta đã mường tượng ra một ý nghĩa chung chung cho một tên gọi hay danh hiệunào đó rồi cứ yên chí cho rằng người nào có tên gọi hay danh hiệu như thế thì người đó đại để là như vậy. Những đầu óc hẹp hòi sẽ nghĩ rằng: “Nếu họ là một người Phật Tử Nguyên Thủy, thì họ sẽ không nghe theo những giáo lý của Đại Thừa. Nếu họ là một người Thiên Chúa Giáo thì họ không nghe theo lời dạy của Phật Giáo. Nếu họ có niềm tin tôn giáo thì họ không còn tinh thần khoa học nữa.”

Trong Đạo Phật, hai phẩm chất mà chúng ta cần phải làm cho tăng tiến đó là trí tuệ và từ bi. Nếu chấp chặt vào tôn giáo thì chúng ta sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi gặp một người ngoại đạo không tín điều và từ đó không tin tưởng; không kính thờ những gì đang kính thờ. Khi đó sẽ sinh ra bực tức và manh động; khi đó chúng ta ra sức bảo vệ cho niềm tin của mình và công kích người kia.

Đến giai đoạn nầy thì chúng ta đã không còn ra sức tìm hiễu sự thật nữa. Mà chỉ có một việc duy nhấttrong đầu là bênh vực cho tôn giáo của chúng ta cho bằng được. Lý do duy nhất vì đó là tôn giáo của chúng ta. Cái gì thuộc về của chúng ta là hơn hết. Một tâm lượng hẹp hòi và sân giận như vậy sẽ tạo nên những vết hằn đen tối ác nghiệp trong tâm thức. Những nghiệp xấu nầy sẽ che ngăn, khiến cho trí tuệ không thể tăng trưởng hay phát triển cao siêu hơn được nữa.

Mặt khác, tâm sân giận là tâm đối nghịch với lòng từ-một tấm lòng mong muốn cho tất cả mọi người đều đạt được hạnh phúc và thoát khỏi mọi khổ đau. Rõ ràng là đầu óc cục bộ đã cản trở, không cho khã năng trí tuệ và tấm lòng từ bi phát triển. Đầu óc cục bộ sẽ không đưa đến sự giác ngộ. Ngược lại nó sẽ đưa chúng ta đi càng ngày càng xa sự giác ngộ giải thoát và an lạc. Khi đã có sự suy xét rõ ràng sẽ có những nhận định đúng đắn rằng, tất cả các tôn giáo đều có chung những điểm chủ yếu sau đây: (1) Tất cả tôn giáo đều nhận thức rằng chỉ tạo ra sự phồn thịnh về mặt vật chất mà thôi thì không phải là con đường đưa đến an vui. (2) Có một trạng thái an lạc thuộc tâm linh cao cấp hơn so với những trạng tháikhoái lạc có được ngang qua các giác quan (ngang qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) của con người. (3) Tất cả tôn giáo đều ra sức khuyến khích và giúp đở con người hoàn thiện bản thân qua việc tu dưỡng sức kiên nhẫn, lòng thương yêu và tánh tôn trọng mọi người. (4) Mọi tôn giáo đều muốn con người tăng cường thiện cảm với con người và biểu hiện thiện cảm đó bằng cách phục vụ cho tha nhân. (5) Để đạt được mục đích nầy tất cả tôn giáo và tín ngưỡng đều nêu cao những giá trị đạo đức để giúp con ngườichế ngự hành vi của mình.[11]

            Trong tác phẩm “Lòng Từ, Sự Sáng Suốt và Trí Tuệ” Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói: “Mục tiêu của tất cả sự tu tập tôn giáo đều giống nhau là thương yêuchân thành và tôn trọng sự thật. Phong cách sốngcủa tất cả những người có tu tập thật sự là an vui và tự tại. Những lời dạy về đức tính bao dung và tấm lòng từ ái đều giống nhau. Tất cả tôn giáo đều có mục đích cơ bản là lợi lạc nhân sinh, tuy là làm theo phương thức riêng, khác biệt nhau nhưng mỗi tôn giáo đều ra sức giáo hóa con người để cho con người trở nên tốt hơn và thánh thiện hơn. Nếu chúng ta quá trọng thị và quá chấp chặt vào nền triết họctôn giáo, hay học thuyết của riêng chúng ta; rồi tìm cách áp đặt nền triết họctôn giáo hay học thuyết của riêng chúng ta lên thân phận của tha nhân thì hậu quả sẽ là bất an và rối khổ. Sự sáng suốtđạo đức và lòng thương yêu là những phẩm chất có giá trị phổ quát, trùm khắp tất cả không gian và thời gian trong vũ trụ nầy.”

Theo quan điểm Phật Giáo thì sự đa dạng phong phú của triết thuyết là có lợi lạc. Vì sao? Vì không phải ai cũng thấy sự vật một cách giống nhau. Con người ta có trình độ khác nhau, cảm thức khác nhau, tánh khí khác nhau nên nếu có nhiều dạng, nhiều loại tôn giáo khác nhau cùng hiện diện thì thật là lợi lạc. Nhờ vậy người ta có thể chọn lựa tôn giáo nào thích hợp với cá nhân mình nhất mà tin theo và hành trìVấn đề cốt yếu là mỗi một người hãy nỗ lực nhiều hơn trong sự hoàn thiện nhân cách đạo đứctiêu chuẩn của con người, hãy thương yêu nhau trong tình đồng loại, và bình ổn tâm để tự kiến tạo cho mình một cuộc sống an lànhthánh thiện.

Ghi chú:
[1] Thạc ĐứcPhật giáo là triết học hay là một tôn giáo, http://www.daophatngaynay.com/vn/.

[2] Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 33. Tr. 26.

[3] Narada MahàThera, Đức Phật và Phật pháp, Phạm kim khánh dịch, Nxb Tôn giáo, tr. 297

[4] HT. K. Sri Dhamamnana. Quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác, Bản dịch của Thích NữGiới Hương, http://www.daophatngaynay.com/vn/.

[5] Nà ra da Ma hà Thera, Đức Phật và Phật pháp, Phạm kim khánh dịch, Nxb Tôn giáo,2003. tr 282.

[6] Sđd, tr. 285

[7] Sđd, tr. 286

[8] HT. K. Sri Dhamamnana, Quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác, Bản dịch của Thích NữGiới Hương, http://www.daophatngaynay.com/vn/.

[9] Nà ra da Ma hà Thera, Đức Phật và Phật pháp, Phạm kim khánh dịch, Nxb Tôn giáo, 2003, tr.300.

[10] HT. K. Sri Dhamamnana. Quan điểm của Phật giáo đối với các tôn giáo khác, Bản dịch của Thích Nữ Giới Hương, http://www.daophatngaynay.com/vn/.

[11] Tỳ Kheo Thích Minh Thành, (dịch), Sự Hài Hòa Trong Tôn Giáo Đa Dạng và Lợi LạcThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tạp chí Văn hóa Phật giáo số đặc biệt 313+314

Bài đọc thêm:
Hòa hợp tôn giáo (Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Thư viện

Pháp âm