KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
CỦA CÁC BẬC ĐẠI NHÂN
(Tụng trước khi kiết trai quả đường)
Là đệ tử Phật thường phải hết lòng
ngày đêm tụng niệm Bát Đại Nhân Giác. (o)
Một là giác ngộ, thế gian vô thường
Đất nước mong manh, tứ đại khổ không
ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến đổi
Hư ngụy không chủ, tâm là nguồn ác
thân là rừng tội, quán chiếu như thế, dần lìa sinh tử. (o)
Hai là giác ngộ, đa dục là khổ
Sinh tử nhọc nhằn, đều do tham dục
thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại. (o)
Ba là giác ngộ, lòng dục không cùng
Tìm kiếm chẳng ngừng, thêm lớn tội lỗi
Bồ Tát trái lại, thường niệm tri túc
Sống nghèo hành đạo
xem tuệ giác là, sự nghiệp duy nhất. (o)
Bốn là giác ngộ, vì tính lười biếng
Nên bị đọa lạc, phải tinh tiến tu
Phá giặc phiền não, hàng phục tứ ma
thoát ngục ấm giới. (o)
Năm là giác ngộ, chỉ vì si mê, nên có sinh tử
Bồ tát thường nhớ, học rộng nghe nhiều
nuôi dưỡng trí tuệ
Thành tựu biện tài, giáo hóa chúng sanh
khiến cho mọi người, được niềm vui lớn. (o)
Sáu là giác ngộ chỉ vì nghèo khổ mà kết nhiều oán
Tạo nhiều duyên ác, Bồ tát bố thí
không nệ oán thân
Xóa bỏ thù hận, không ghét kẻ ác. (o)
Bảy là giác ngộ, năm thứ dục lạc, gây thành tội nạn
Người đã xuất gia, tuy ở cõi tục, không nhiễm thói đời
pháp khí chỉ là ba y một bát
chí nguyện xuất trần, giữ đạo thanh bạch
phạm hạnh cao vời
Đem lòng từ bi, đối với muôn loại. (o)
Tám là giác ngộ, ngọn lửa sinh tử
đang cháy hừng hực, thống khổ vô biên
phát tâm đại thừa, độ cho tất cả
nguyện thay chúng sanh
Chịu vô lượng khổ, khiến cho muôn loài
hoàn toàn đạt tới, niềm vui to lớn. (o)
Tám điều nói trên, các bậc đại nhân
Phật và Bồ Tát, đã giác ngộ được
Các ngài tinh tấn, hành đạo theo đó
un đúc từ bi, phát triển trí tuệ
Cưỡi thuyền pháp thân, tới bến niết bàn
Sau khi trở về trong cõi sinh tử, các ngài sử dụng. (o)
Tám điều nói trên, để mà khai đạo
cho chúng sinh thấy, cái khổ sinh tử
tâm lìa ngũ dục, vào con đường thánh
Nếu đệ tử Phật, đọc tụng quán chiếu
tám điều nói trên, thì trong mỗi giây
diệt vô lượng tội, tiến về giác ngộ
mau thành chánh giác, vĩnh viễn xa lìa
cõi sinh tử khổ, và thường trú mãi, nơi cõi an lạc. (o)
(Sư Ông Nhất Hạnh)