Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Phân biệt sự khác nhau giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

 

 

Khởi đầu cho một tâm linh
Tất cả kinh điển Phật giáo nói chung và kinh điển Phật giáo Bắc truyền nói riêng,
đều xoay quanh vấn đề sống và chết, nhất là Phật giáo Tây Tạng, để mở ra con
đường giải thoát. Sống như thế nào để hiện tại được an lạc, hạnh phúc và chuẩn bị
cho cái chết tốt đẹp, chết như thế nào cho cuộc sống tương lai thanh thoát nếu
không nói là được giải thoát.
Sự diễn dịch của kinh điển đều hướng hành giả đi vào chọn lựa cách sống và rèn
luyện thân tâm. Nhất là kinh tạng Bắc tông chứa đựng triết lý uyên thâm dưới
dạng truyền tích. Thêm vào đó là những luận giải của chư tổ, các hành giả, học giả
và thiện tri thức giúp cho nội dung kinh điển thêm phần sáng tỏ.
Kinh điển Bắc truyền, trên cơ sở Nikaya, sau 6 thế kỷ, triển khai sâu rộng qua
nhiều triết luận và pháp hành, đến độ diện mạo nguyên thủy không còn nhận dạng
rõ nét. Nhưng tinh túy vẫn không xa tôn chỉ của Tam pháp ấn. Nhờ thế, Phật giáo
Bắc Tông đã lan tỏa sâu rộng hơn Phật giáo Nam truyền, cũng từ đó, tinh thần
“Phật giáo phát triển” thấm sâu vào mọi sinh hoạt xã hội châu Á: – âm nhạc- hội
họa – kịch nghệ - phim ảnh – chính trị - văn hóa – tập quán – ngoại giao….Riêng
pháp hành cũng đa dạng. Mỗi thời đại, tùy căn cơ tín chúng mà chư tổ triển khai
một pháp môn tương thích. Khi Phật giáo Trung Hoa bàng bạc pháp môn Tịnh độ,
chốn già lam gắn kết với nông nghiệp, việc trì bình khất thực không còn thích ứng;
Từ vua quan đến thứ dân quen nghe đến việc hành thiện cầu phước, việc tạo tượng
xây chùa đúc chuông là tiêu điểm để lập công bồi đức thì việc hướng nội tham
thiền trở nên xa lạ, dành cho những bậc thượng căn trí tuệ. Từ đó, có sự phân cách
giữa hành trạng tu tịnh và hành thiền, cứ như hai lãnh vực nầy không liên quan đến
nhau. Do vậy, khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa, phủ nhận việc tạo 72
cảnh chùa của Lương Võ Đế thuộc về công đức, liền bị nhà vua xem Ngài là bọn
ngoại đạo, vì không tương thích với truyền thống Phật giáo bản địa. chứng tỏ vua
chưa hiều giữa phước đức và công đức, cũng có nghĩa Phật giáo lúc bấy giờ chú
hướng đến ngoại tướng và cầu phước báu nhiều hơn chiều sâu của con đường giải
thoát.
Sau kỷ nguyên Bồ Đề Đạt Ma, chư tổ triển khai Thiền phái qua nhiều dạng thức:
Tổ sư thiền- khẩu đầu thiền – công án – đại thừa thiền – tối thượng thừa thiền –
phản văn văn tự tánh – nhĩ căn viên thông, một số giòng phái như Liễu Quán,
Thiên Thai, Trúc Lâm, Thảo Đường…và hiện nay có “Tri vọng chỉ vọng” – “ Hiện
pháp lạc trú” của những Thiền sư đương đại. Một số cố chấp kinh văn, xem những

2
loại Thiền tự phát đều là ngoại giáo, bởi lẽ không có sự miên tục bắt nguồn từ khởi
thủy. nhưng quên rằng: Thế gian pháp tức Phật pháp – vô lượng pháp môn tu.
Nghĩa là bất cứ pháp môn nào hiện tại, đưa hành giả đến an lạc – trí tuệ và lòng từ
phát triển đều là chánh pháp. Giáo lý Bắc truyền linh động uyển chuyển tùy đối cơ
mà sanh pháp. Nếu chỉ duy nhất “ Minh sát tuệ” thì làm gì có “ Tu Bụi” ra đời làm
gì có trạng thái “Thỏng tay vào chợ” !
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Di Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà:
Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp
tánh, đương vi giáo chủ một cỏi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng, làm
điểm tựa cho niềm tin quảng đại quần chúng. Thế nhưng, lý tánh của A Di Đà vẫn
biểu thị tự tánh trong mỗi chúng sanh, đó là tự tánh hay còn gọi là Pháp thân Vô
Lượng Thọ- Vô Lượng Quang. Tử Thư Tây Tạng đi sâu vào chi tiết qua từng
trạng thái cỏi trung giới khi mà thần thức chưa quyết định việc tái sanh. Một vị
thầy hướng dẫn linh thức trãi qua những kinh nghiệm về bardo, cho đến khi linh
thức rơi vào tình trạng vô thức, bấy giờ ánh quang minh tự tánh xuất hiện. Có
nghĩa trong mọi linh thức đều ẩn tàng ánh sáng chơn như. Tùy ánh sáng trong đục,
mờ tỏ mà thần thức đầu thai vào cảnh giới đó. Ai Cập cũng có nói về Tử Thư,
nhưng không chuyên sâu như Tạng Thư. Bằng kinh nghiệm và kỷ thuật hướng
linh, một Guru có thể chuyển linh thức vượt thoát Tam giới.
1/ Hiện tượng lâm sàng: Y khoa ngày nay không còn lạ về hiện tượng chết lâm
sàng. Người chuyên môn ngành y bảo đó là trạng thái giữa sống và chết. Trạng thái
lâm sàng như thế, có thể vài giờ, vài ngày, thỉnh thoảng có những trường hơp hy
hữu, người chết nhiều năm sống lại, trạng thái đó coi là hôn mê. Thường những
cảnh trạng như thế người ta đo thân nhiệt, xác định điện tâm đồ ngưng họat động,
riêng điện não đồ còn chút dấu hiệu yếu ớt chập chờn. Quyết định cuối cùng của y
học, xác định một người thật sự chết là lúc toàn bộ cơ năng không còn hoạt động.
Nhưng khoa học vẫn chưa giải thích được một người chết lâm sàng, sau khi sống
lại, diễn tả những cảnh tượng khi thần thức lìa khỏi xác; có thể họ bảo đó là trạng
thái ảo giác mà người chết nhìn thấy từ thế giới bên kia, nhưng làm sao giải thích
cái thấy của nạn nhân những hoạt cảnh trong bệnh viện, nơi thân thể nạn nhân đang
nằm, các y bác sĩ và những gì diễn ra chung quanh lúc nạn nhân vẫn còn hôn mê.
Khoa học chưa giải thích được mặc dù hiện tượng chết lâm sàng đã có từ ngàn xưa.
Về lãnh vực tâm linh, nhất là đối với tôn giáo cổ Ai cập cũng như Tây Tạng, chúng
không phải là vấn đề xa lạ thiếu kiểm soát. Điều chúng ta muốn đề cập đến không
phải vấn đề hồi sinh hay hồi dương, mà là trạng thức khi thần khí ra khỏi xác.
2/ Ánh sáng cuối đường hầm: Một số trường hợp chết lâm sàng, thường thấy mình
chui qua đường hầm hẹp và tối đen, sau đó bềnh bồng trong không gian mênh
mông hoặc vụt đi với một tốc độ kinh hãi không thấy đâu bờ bến. Một số vừa thoát

3
khỏi đường hầm, gặp những người thân quen đã chết trước hoặc gặp cảnh trí tươi
mát thanh thản. Cũng có người vừa thoát con đuòng hầm hẹp tăm tối, ra đến vùng
sáng chói chang hoặc êm dịu. Những dạng hồi sinh như thế đều bị tác động tâm lý
và thay đổi tính tình, cư xử tốt hơn, cuộc sống an phận và đạo đức hơn. Nơi đây,
chú ý đến hai dạng hồi sinh, một, qua vùng tăm tối, gặp cảnh vật hoặc người thân
quen, sống lại sẽ biết chan hòa hơn, hướng nội và có đức tin thầm lặng. Dạng khác,
người hồi sinh sẽ phát kiến nhiều hiểu biết hơn, trí tuệ khác thường hoặc có năng
khiếu đặc biệt nếu không rút mình vào ốc đảo tự thân để chiêm nghiệm thể nghiệm
tâm linh sau khi trở lại từ vùng ánh sáng.
Dĩ nhiên một linh thức mang nặng ác nghiệp, khi xuất ra khỏi thân thể, khó mà
nhận được ánh sáng ngay. Nghĩa là ánh sáng tự tâm bị ác nghiệp che khuất, vì
trường năng lượng nhuốm màu ô trược đen tối bao phủ. Ánh sáng tâm thức tỏa
sáng được gọi là hào quang. Ánh sáng đó, trường năng lượng đó mang điện tích
âm, được duy trì bởi một phần tâm thức mà tín ngưỡng nhân gian gọi là vía, đây
không phải là linh hồn. Thần thức gồm cả vía và phách. Vía nằm giữa Thần và
Phách, Phách là âm tính của Thức. Đây là cái nhìn của Đạo học. Riêng Phật giáo,
không chủ hướng đến Phách và Vía. Thần khí là dạng năng lượng của tâm thức.
Tâm thức tồn tại thì sự sống tồn tại, sự sống tồn tại nhờ năng lượng vật chất sản
sanh huyết và khí. Huyết là dạng vật chất thô, Khí là dạng năng lượng vi tế. Khí
sung thì Thần mãn, Thần khí sung túc thì trí tuệ phát sinh. Năng lượng có hai dạng,
một, từ vật chất phát sanh, hai từ năng lượng ngoại biên hỗ trợ tác thành. Do tiếp
nhận và tiêu hóa vật chất trược thì sản sanh năng lượng ô trược, khó tiến hóa, có
khuynh hướng xấu. Tiếp nhận và tiêu hóa vật chất thanh như thực vật dương tính
thì thanh khí phát triển, tâm hồn trong sáng, có khuynh hướng đạo đức và lòng từ
ái dồi dào. Tuy nhiên, tâm chủ đạo, nếu được rèn luyện hoặc tu tập, tâm có thể tác
động đến khí huyết, phát sanh một trường năng lượng trong sáng, tột đỉnh của
trường năng lượng sinh học của chư Phật, chư Thánh là trí tuệ phát quang. Đạo gia
chú trọng luyện tinh để hóa Khí, luyện Khí để hóa Thần, luyện Thần để huờn Hư,
Hư đây là chân tánh, là Tuệ tri. Ánh sáng của trí tuệ và ánh sáng của năng lượng
sinh học khác nhau. Ánh sáng bức xạ của trường năng lượng vật chất thuộc loại vô
cơ. Ánh sáng tâm thức hay năng lượng nghiệp thức thuộc loại hữu cơ. Thần thức
lìa khỏi xác dù tạm thời hay vĩnh viễn đều mang theo năng lượng hữu cơ và vô cơ.
Năng lượng vô cơ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu thân xác có thể hồi sinh.
Khi thân xác hoàn toàn mất sự liên kết với thần thức thì năng lượng vô cơ chan hòa
vào vũ trụ, năng lượng hữu cơ tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của nghiệp lực đối với
một thần thức bình thường. Năng lượng hữu cơ của một bậc cực thiện sẽ là tuệ
giác. Ánh sáng trí tuệ đó tồn tại vĩnh viễn, phủ trùm khắp không biên giới. Chư
Phật, chư Bồ Tát Thánh Tăng là ánh sáng tuyệt đối của một tâm thức toàn giác. Đó
là Pháp thân Vô Lượng Quang.

4

*
* *
Yoga, Tiên gia, Đạo học, huyền linh thần bí học, Cao Đài Tiên giáo và những phép
luyện công đều tiến đến đẳng cấp thăng hoa tâm linh. Bởi Đạo Học Đông phương
quan niệm “Nhất Bản tán vạn thù” theo thuật ngữ Phật giáo khởi niệm “vô minh
sanh ra vạn pháp”, nghĩa là từ một gốc mà sanh ra vạn loại, muốn quy về nguồn
cội, “vạn thù phải quy nhất bản”, tức là vạn pháp khởi xuất từ vô minh, phải quy về
vô minh để hóa giải vạn pháp. Nhưng khi quy về “ Nhất Bản” rồi thì “ Nhất quy hà
xứ”? Cái một sẽ về đâu? Đây là vấn đề mà hầu hết các bộ môn huyền linh tâm
pháp cố gắng lập thành từng bước hóa giải. Đạo gia dụng tâm chuyển hóa kinh
mạch lạc, bằng cách luyện đơn, kết Thánh thai với phương thưc phổ dụng là “Thủy
hỏa ký tế” hoặc “Tiểu châu Thiên” hòa nhập với “ Đại châu Thiên”; Yoga cũng
kết hợp âm dương như khí công. Cổ thư Bà La Môn giáo tương thích là Atman và
Bhraman. Tiểu ngã trở về hòa hợp với Đại ngã. Dĩ nhiên bộ phái như thế đều có
pháp hành và quá trình trãi nghiệm cùng thể nghiệm. Trong khi đó, Kito giáo phổ
truyền thì sau khi lìa đời, trở về hầu cạnh chúa nơi Thiên quốc mà không trao cho
tín hữu chìa khóa của bí pháp rèn luyện thân tâm, hoặc kết hợp cùng Chúa làm
một. Tuy nhiên, một số rất ít Giám mục tiếp cận được bí pháp bế quan để hòa nhập
cùng Thánh thể là chuyện ngoại lệ do có duyên gặp những bí pháp từ các chân sư
trao truyền. Yoga từ Hatha cho đến Raja trãi qua 11 cấp, nghĩa là từ loại thể dục
đến hoạt dụng tâm linh đưa đến giải thoát đều theo một chuẩn mực nhất định,
chuyển hóa thể chất đến tâm linh một cách nhịp nhàng:
1-HathaYoga.
2-KarmaYoga.
3-JnanaYoga.
4-BhaktiYoga.
5-LayaYoga.
6-MantraYoga.
7-KriyaYoga.
8-ShivaYoga.
9-YantraYoga.
10-MudraYoga.
11-RajaYoga
MINHMẪN 16/10/2011
(còntiếp)
Trích dẫn từ Tôn giáo và khoa học lượng tử

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm