Chủ đề phụ: Phật pháp tiếp cận trong lãnh vực bảo vệ hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe và trật tự xã hội
Gia đình là đơn vị nhỏ nhất nhưng đóng vai trò tối quan trọng trong xã hội. Nhiều gia đình sẽ hình thành nên một xã hội rộng lớn, nơi mọi người có thể sống hạnh phúc và an ổn. Mỗi cá nhân là mỗi thành viên đáng kể để duy trì xã hội cho đến khi người ấy trưởng thành đầy đủ.
Một gia đình bình thường bao gồm có mẹ, cha và các con thì được gọi là gia đình nhỏ căn bản và từ từ sẽ trở thành gia đình lớn với nhiều thế hệ cùng sinh sống. Phật giáo giải thích đại gia đình bao gồm sáu cặp liên đới như cha mẹ-con cái, thầy giáo-học trò, vợ-chồng, bạn bè-đồng nghiệp, người chủ-nhân viên, và tôn sư-đệ tử. Trong kinh Thiện Sanh (Sigãlovãda Sutta), Đức Phật đã giải thích thay vì mỗi ngày cứ lạy sáu phương hướng thì hãy cụ thể hóa lòng hiếu thảo bằng cách kính trọng các thành viên trong đại gia đình này. Lời giải thích này của Đức Phật về các thành viên trong gia đình bao gồm cả các bậc thầy tinh thần là một bước tiến nổi bật trong việc nuôi dưỡng con người với đạo đức. Nếu một người không đạo đức, vị ấy sẽ giống như thú vật (Dharmena hīnãh paśubih samãnãh) như truyện ngụ ngôn tiếng Phạn (Hitopadesa) đã đề cập.
Một số nhà xã hội học đã giải thích rằng chính gia đình là nhân tốt vun bồi và bảo vệ nền tảng đạo đức. Trong số các yếu tố thì nền tảng đạo đức là quan trọng nhất và cần nuôi dưỡng trong lòng trẻ em từ khi còn bé thơ. Đức Phật từng khuyên cha mẹ nên dạy đạo đức xã hội cho trẻ em từ khi chúng còn rất nhỏ. Đối với trẻ em, cha mẹ như là những vị thầy đầu tiên (pubbãcariya) hay nói đúng hơn, cha mẹ là những vị thầy chân chính đối với con cái của họ. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một gia đình đối với sự thịnh vượng của từng cá nhân và xã hội.
Gia đình có ý nghĩa vun bồi đạo đức cho một đứa trẻ. Vì vậy, vị thầy tôn giáo là yếu tố quan trọng để phát triển nền đạo đức như vậy trong suốt một đời làm người. Cho tới hôm nay, chưa có các nhà xã hội học trong các bài phân tích xã hội của họ giới thiệu về các vị thầy tôn giáo này, chỉ có Đức Phật tìm thấy ý tưởng này và trình bày trong kinh Thiện Sanh. Hiện nay, tầm quan trọng của vị thầy tinh thần trong một gia đình được coi là tối quan trọng so với thời kỳ cổ đại, bởi vì xã hội đang bị hủy hoại, tham nhũng và người dân đã mất niềm tin vào xã hội. Kết quả là mọi người không tin tưởng lẫn nhau. Do đó, điều cần thiết là nhấn mạnh khía cạnh quan trọng của bậc thầy tinh thần này để thiết lập môi trường đạo đức trong gia đình và sau đó là xã hội.
Một điều đáng chú ý nữa là các vị thầy tinh thần không thuộc về một tôn giáo cụ thể nào mà chỉ là vị thầy tinh thần chung chung như kinh Thiện Sanh đã đề cập. Thật ra, mỗi chúng sanh thường thích chọn bậc tôn sư theo đạo truyền thống của mình. Đó chính là lý do trong kinh Thiện Sanh, thuật từ Pali “samaņa- brãhmaņã” là dùng để chỉ cho các vị thầy tôn giáo nói chung. Từ samaņa là dùng để chỉ các giáo sĩ tu theo khổ hạnh trong khi từ Brãhmaņã có nghĩa là người lãnh đạo các hoạt động tôn giáo bất cứ khi nào cần thiết. Hai thuật ngữ này là đề cập đến bậc cố vấn tinh thần của tất cả mọi người ở cấp độ toàn cầu.
Thuật từ chính: Vị thầy tinh thần, gia đình nhỏ, nền tảng đạo đức, nhà xã hội học, và khổ hạnh.
Giáo Sư Tilak Kariyawasam, Viện trưởng Trường Cao Đẳng Phật Học Quốc Tế
(International Buddhist College), Thailand;
Chuyển Việt Ngữ: Thích Nữ Giới Hương, This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
Sub Theme:-Buddhist Approach to Harmonious Families. Healthcare, and Sustainable Societies
Religious Minister – Vital Factor in the Composition of Family Unit.
Prof.Tilak Kariyawasam, Dean – Graduate School, International Buddhist College, Thailand
Family is the smallest and the vital unit of the society. Collection of families form the larger society where people can live happily and comfortably. Each individual is a valuable factor for sustenance of a society till one becomes a full fledge human being.
Normal acceptance of family comprises with mother, father and children. It is so called nuclear family and it will become extended family. Buddhist explanation of a family consists of six members such as parent and children, teacher and pupil, wife and husband, friend and companion, employer and employee, religious minister and his subjects. These six members have compared with six directions in the Sigãlovãda Sutta. In this Buddhist explanation of composition of family members, inclusion of religious minister is a remarkable step taken for nurturing human being with good moral conduct. “If a human being has no moral conduct, he is similar to an animal (”Dharmena hīnãh paśubih samãnãh”) as mentioned in Sanskrit Book of Fables (Hitopadesa).
According to some sociological explanations, family provides emotional control ethical foundation and overall protection. Among these factors, the most important aspect is ethical foundation. This ethical foundation should be provided for a child from the very young age. In Buddhist teachings, the parents teach the moral behavior of the society to the children since they are very young. It has been mentioned in Buddhism the parents are early teachers (pubbãcariya) for the children. In fact, parents are genuine teachers for their own children. That shows the importance of a family for the wellbeing of an individual and society.
Family is significant to build up moral background of a child. Therefore, religious minister is a vital factor to develop such morality throughout the life of a human being. Up to date, there is no any religious minister has been introduced by any sociologist in their analysis of society. This idea of religious minister can only be found in the Sigãlovãda Sutta by the Buddha. The importance of a religious minister in a family is considered paramount essential today compare to the ancient period because the society has been corrupted, polluted and the people have lost their confidence in the society. As a result, people do not trust each other. Therefore, it is important to emphasize this vital aspect of religious minister for the establishment of ethical environment in their families and thereby in their societies.
Another remarkable feature in this teaching is the religious minister which has been discussed here is not belong to any particular religion. This advice from the Sigalovãda Sutta is given to the common people in general. In fact, any human being will select the religious minister from their own religion. That is the very reason the Pali term, samaņa- brãhmaņã in the Sigalovãda Sutta used for the religious ministers. The word samaņa refers to religious clergies who follow religious asceticism whereas Brãhmaņã means who leads the religious activities whenever necessary. These two terms refer to the advice given for all the people in global level.
Keywords: Religious Minister, Nuclear family, Ethical Foundation, Sociologists, Religious
Asceticism