1. Vô trách nhiệm Những ai từng bị cha mẹ mắng là “Đồ vô trách nhiệm” có thể cảm nhận được những tổn thương sâu sắc của từ này. Thực tế, trong cuộc sống, bạn không nên tùy tiện sử dụng từ này để tránh những tác hại không mong muốn, trừ phi bạn có lý lẽ, chứng cứ rõ ràng. Nếu chỉ muốn dùng nó để uy hiếp đối phương, trút giận thì bạn hãy nên suy nghĩ lại. 2. Xấu xa “Xấu xa” là một lời đánh giá rất nặng nề và có phần thiên kiến. Con người luôn có cả hai phần tốt và xấu đan cài. Việc bạn chỉ nhìn ra điểm xấu của người khác cũng chính là một loại công kích có mục đích. Người ta nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người sinh ra vốn tính thiện). Đánh giá một đứa trẻ là “xấu xa” có thể khiến tâm lý của chúng bị tổn thương nặng nề. 3. Cảm thấy xấu hổ “Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho bạn”. Bất cứ ai bị người khác nói những lời này, quả thực đều sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Có thể người đó mắc lỗi, làm điều sai trái nào đó nhưng bạn hãy vị tha, bao dung họ. Hãy nghĩ lại xem, liệu có thể sử dụng từ ngữ nào khác tốt hơn, đủ để họ nhận ra sai lầm mà không làm tổn thương tới họ hay không. 4. Gây trở ngại “Bạn gây trở ngại cho công việc của tôi rồi đó”. Cách nói này cũng làm tổn thương rất lớn tới lòng tự trọng của người khác, sẽ khiến đối phương tự cảm thấy mình trở nên vô dụng. Nếu bạn không có ý đó, hãy thay đổi cách nói khác. 5. Vô dụng Đại đa số nhân viên nghe thấy từ này đều cảm thấy rất sợ hãi nhưng đây là từ các ông chủ thường thích dùng nhất. Mặc dù có thể ý của họ là muốn nhân viên nỗ lực hơn nữa để đạt tới kỳ vọng. Nhưng trên thực tế, những lời nói này ít khi mang đến hiệu quả tích cực. Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc không cố gắng, hãy chỉ nên nói là họ không cố gắng. Nếu ý của bạn là người nào đó làm việc năng suất, thì nói là họ làm việc không năng suất. Nếu nói người nào đó vô dụng, bạn chính là đang chê bai ai đó và tự đề cao bản thân. 6. Thất vọng “Tôi hoàn toàn thất vọng về bạn!”, nghe có vẻ rất khó chịu phải không? Bạn nên nói như thế này có lẽ sẽ tốt hơn: “Tôi cảm thấy thất vọng về hành động này của bạn”. Điều này có nghĩa là bạn đang bày tỏ thái độ không hài lòng về một sự việc hay một hành vi nào đó, nhưng vẫn có sự tôn trọng đối với người nghe. Hoặc có thể sử dụng cách nói uyển chuyển nhẹ nhàng hơn: “Được rồi, lần sau hãy dùng cách khác thử xem sao”. 7. Không cần Đôi khi từ này có tác dụng rất hữu ích, nhưng thường xuyên sử dụng sẽ làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Hãy tập trung vào việc khuyến khích đối phương làm việc mà bạn muốn họ làm, hiệu quả thường sẽ tốt hơn. 4 hành vi khiến phúc khí tổn hại - Tức giận, cáu kỉnh Đại sư Ấn Quang, sống vào cuối đời nhà Thanh khuyên rằng: Người phụ nữ không tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi. Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Ông cũng giảng rằng, chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phước đức. Người xưa thường khuyên rằng, oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phước đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phướcđức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “ phước mỏng mệnh nông”. - Nói điều xấu, điều không đúng về người khác Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết mà cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng long mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn! Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng, làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người khác, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu được chính bản thân mình. - Oán trời trách người và bàn lộng thị phi Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.” Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu điều ngược lại. Hơn nữa, mọi phiền não, buồn khổ trong cuộc đời của một người đều là do tâm người ấy sinh ra. Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”, do đó, người luôn oán trách người khác thì hoàn cảnh của người ấy cũng sẽ theo đó mà không thuận lợi, may mắn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người luôn mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách… |