Một vài vấn đề về “Ý”-Trung Đạo “Ý”
qua bài viết “Tâm Tạo” của tác giả Lê Huy Trứ.
Lại có chút Ý Duyên-Duyên Ý với tác giả Lê Huy Trứ qua bài viết “Tâm Tạo-Lê Huy Trứ chúng tôi có một vài vấn đề trao đổi thêm về “Ý” -Con đường đạo pháp Phật Đà.(xem thêm:”Một vài Ý qua bài viết ”Thì cành Mai đã nở” của Minh Đức Triều Tâm Ảnh )
1.Con Người là cuộc sống Ý Tâm -Tâm Ý -Ý Ngời. Con Người ai cũng có Tâm, Tâm là Cuộc sống Tâm Ý của Con Người. Con Người Sống là-Sống Ý Tâm,“-Ý làm chủ-Ý Tạo”. Tâm là tất cả Cuộc Sống Con Người Ý-cả Ý Vô Ngã Không-Ý Ánh sáng Ý và cả ý Phân biệt, ý khổ, ý nghiệp…., và cả Ý giải thoát…Tâm Không chưa phải là có Ý Giải thoát…..; Giải thoát là Ý Trung-Ý Huệ-Ý Giải thoát….
-Con người cuộc sống Ý Vô minh, tạo nghiệp, sau này khi bỏ thân-nghiệp sẽ kéo lôi, do “Ý Nghiệp” kéo lôi. Vì là Vô minh-nên cuộc sống con người là cuộc sống con người khổ đau, thiếu Ánh Sáng Trí -Ý Huệ Ý Người -Ý Trung đạo-Ý Ngời (Ý Chân…….).
Ý Kinh Tứ diệu Đế đã nói rõ ràng-về -5(năm) -Ý Sinh khi Quán về Khổ-Tập-Diệt….,và con đường Bát chánh đạo” . TrongÝ Kinh Tứ Diệu Đế, nhiều vị khi giải đều không ý rõ về “-Nhãn sanh-Trí sanh-Tuệ sanh-Minh-sanh-Quang sanh-“!.Tuệ sanh là Ý Ba trong 5 Ý- là Ý Phật-ALahan – tròn đầy, con người tu đắc Ý mới chỉ vào được một chút Ý thôi-…..
Ý Trung Đạo là Con Đường Ý Trung-Trung Ý, ai đã có” Ý” thì Biết ngay “Tức Thì”!
Không ít vị tu sĩ và tại gia hiện nay chưa tõ biết Ý Kinh, về Ý Chân Ý nên còn nhiều phân biệt ý về con đường đạo. Tất cả Đạo pháp Phật Đà –Nguyên thủy- Đại thừa đều là Ý Kinh!
Kinh Nguyên thủy từ xưa đã Ý- Con Người Cuộc Sống Tâm Ý. Kinh Pháp Cú-cũng đã Ý -“Ý dẫn đầu các pháp,Ý làm chủ, Ý Tạo…”-nhưng các vị hiện nay không biết về Ý Trung đạo nên tất cả dịch “Ý”-thành”Tâm” nên luôn bị mắc-……Thậm chí câu Ý kinh- “”Tự Tịnh Kỳ Ý ” người nghiên cứu luận bàn, rồi sau đó gộp lại tất cả Quy Tâm-mất đi ”Kỳ Ý”…
2.Đạo pháp Phật Đà là con đường dài-CUỘC SỐNG NHÂN LOẠI nên có những bước chuyển-Ý Kinh gọi là-“Chuyển Pháp-Luân “ . Kinh Duy Ma Cật-là” Ý kinh chuyển pháp” từ Nguyên Thủy sang Đại thừa-Bồ Tát Đạo! ”-Chúng sanh bệnh-Bồ tát Duy Ma Cật Bệnh”-“ Đạo pháp Bệnh”, nay …vẫn đang còn Bệnh! ….Ý Phân Biệt của người tu còn nhiều quá-căn bản-chưa biết Ý Kinh là gì, chưa tỏ – Đời là Đạo -Đạo là Đời; Có Đạo là Vì Đời-vì Con Người…. Người học đạo phải so chiếu chiếu soi -Đời Đạo-Đạo Đời- Nhất Một mới là…..Chúng ta nhìn lại con đường Đạo pháp Người Việt Ta xưa nay, nhất là từ đời Lý Trần Lê…., nếu đã tỏ sẽ thấy biết nhưng Huyền Ý xưa ! Vừa qua bài viết “Trần Nhân Tông truyền ngôi, dạy con giữ nước, kính tín chính pháp” (http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201712/Tran-Nhan-Tong-truyen-ngoi-day-con-giu-nuoc-kinh-tin-chinh-phap-29262/) của cư sĩ Nguyển đức Sinh , qua đó , ta thấy Đạo pháp Đời nhà Trần-và riêng với Giác Hoàng Trân NhânTông đã nói vể Ý, về Đạo Đời -Đời Đạo-nhất Ý, đến nay chưa thấy ai có ý kiến luận bàn …
3.Con Người là Cuộc sống Ý, nhưng con đường Đạo pháp quy hồi về Tâm, từ Tâm mà có Ý, có Ý mà có Tâm, Sống Biết Ý Tâm-Tâm Ý, giữ gìn cuộc sống Đạo Pháp trên con đường dài, có nhiều vị mới có “một chút”-chưa tỏ đã sinh ra ngã mạn….Cuộc sống Con Người là cuộc sống Tâm, vì Tâm Con Người là Tâm thế giới, Tâm thế giới là Tâm Con Người trong cuộc sống Ý Tâm- Tâm Ý Con Người trong nhân duyên cuộc sống con người Ý-Tâm –….Nếu Người tu học, nghiên cứu đạo pháp bỏ Ý, xem nhẹ Ý, chỉ biết có Tâm mà không biết, không tỏ về Ý thì sẽ có nhiều hạn chế trong tu học….Tu thiền Định là Thiền Định –Ý, Đắc Ý mới vào được Ý- dù một chút Ý. Ý đó chính là Ý Trung-Trung Ý Huệ, mới có một chút Ý Huệ, chưa và có thể “kết nối với Ý Chân Ý…lúc đó mới tỏa dần Ý Trung Ý Huệ Sáng Ngời, sống Ba cõi giới (Duy Thức). “Ý”, “Tức Thì”, “Bất Nhị-Không Hai”; “Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc”- “Như thị tri kiến”- “Nó là Nó”……; là “Ý” …-Tức Thì –Tức Thị-Ý”!- là Ý Trung-Trung Ý; Bát nhã Ý Thị-Tức Thì…”Ưng Vô Sở Trụ nhi sanh Kỳ Tâm”-Tâm Kỳ Ý……
Vể “Bát bất”- Quán Trung -“Bất sinh -bất diệt, bất đoạn- bất thường, bất nhất -bất dị, bất khứ -bất lai” chính là Bốn Ý-Tứ Ý, là Ý– Tức Thì Ý; Là Trung Ý. Chính là Ý. Chánh Ý. Niệm -Định-Ý; Ý Không -Không Ý; Sắc Không-Không Sắc -Ý …..Ý Cuộc Sống Con Người hôm nay và ngày mai; là Ý “Tức”trong Bát nhã Tâm Kinh, là Ý “Giải thoát khi còn tại thế”, là Cuộc Sống Mai Sau khi bỏ xác thân giả hợp……
Thanh Quang
***
Comment:
Theo văn học Phật Giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm: Ý, Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu óc thì gọi là "Ý." Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, làm nhà kho cho ý tưởng có chổ dựa để nổi lên thì gọi "Thức." Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là "Tâm." Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đôi khi không để ý thì không phân biệt được. Ý, Thức và Tâm được cấu tạo tương tự như 3-D virtual intelligence trong future quantum technology/computers mà các khoa học gia đang nghiên cứu nhưng họ chưa hiểu được, trong khi đó Phật Giáo đả kiến được cái cấu trúc vi diệu đó hơn 2600 về trước. Tâm Thức, đôi khi được gọi tắt là Tâm, là danh từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (wisdom) và ý thức (consciousness,) thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng lẫn tâm thức là dòng ý thức. Tâm Thức bao gồm Trí Tuệ, Tâm Trí và Tiềm Thức. Muốn biết Tâm Thức theo quan niệm của Phật Giáo là gì thì trước hết cần hiểu rõ thế nào là Tịnh (Tĩnh) Thức. Thường tình mà nói, Tịnh (Tĩnh) là vắng lặng, Thức là Tâm Thức.
(Lòng Bồ Đề, tác giả Lê Huy Trứ)
*****
Tâm Tạo
27/02/201820:14(Xem: 348)
Lê Huy Trứ
Cái tự tánh của tâm viên luôn luôn thay đổi vô thường rất khó mà chuyên tâm nhất trí, chú tâm lâu dài.
Kinh Pháp Cú mở đầu, “Tâm làm chủ, tâm tạo!”
Hiểu theo nghĩa thông thường chấp ngã của phàm phu là tâm ta làm chủ mọi hành động của ta, tạo ra mọi tư duy và dẫn đến hành động của ta.
Tâm phan duyên dẫn ta đi vòng vòng từ suy nghĩ này qua tư tưởng khác thay vì ta dễ dàng nắm bắt, hàng phục được cái tâm bất trị đó.
Nhưng bồ tát không thấy tâm chủ, tâm tớ, tâm ta. Không có hành động và tư duy của người, không có suy tư và hành động của ta.
Tôi nghĩ, ngay cả giữa Có và Không cũng không có sở trụ để chấp. Chẳng hạn, nhân sinh thường chấp ngã, lưu luyến sống trong quá khứ và lo lắng cho tương lai của chính mình. Chúng ta thường được giảng dạy là phải sống với hiện tại, ngay trong giờ phút này, nhưng ngay cả cái hiện tại chính giữa này cũng vô định xứ, thay đổi không sở trụ được.
Vậy thì căn cứ vào đâu để “điểm tâm” hiện tại nếu không dùng quá khứ vị lai làm điểm chuẩn của tâm?
Hiện tại sở dĩ có thật vì chúng nhân sinh chấp nhị nguyên, quá khứ và tương lai?
Ngay cả cái trung điểm hiện tại đó (t = 0) cũng là ảo, không có thật, đều do tâm tưởng tượng mà có?
Điều này cho thấy ngay cả triết lý Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ cũng bất ổn định, vẫn trong vòng nhị nguyên, “không bất nhị”?
Vì quá khứ, hiện tại, vị lai cuộn với không gian bất khả phân, như không mà có, như có mà không, làm sao có thể “như thị tri kiến” thực tướng bất nhị của Tánh Không của Không căn cứ (sở trụ, bám víu) vào dụng cụ “18 căn trần thức” đo đạt đầy vô minh, và sai lầm đó để kiến được Không Tánh?
Tuy nhiên sau khi bình luận về Trung Quán Luận ở trên tôi đã tìm tòi, kiểm chứng thì hình như Ngài Long Thọ cũng có nói về cái trung điểm hiện tại ảo đó (t = 0) nhưng hơi dài dòng khó hiểu một chút:
“Đối tượng quá khứ và tương lai. Cả hai hiện tại và quá khứ. Tương lai không khác nhau. Có căn mà không cảnh. Thì hiện tại cũng không cảnh. Do hoại không đến, không đi. Cũng không trụ trong sát na. Thế gian ba thời: quá khứ, v.v… Uẩn làm gì có thật? Trên sự thật cả hai. Không trụ, đến và đi. Đâu có gì khác biệt. Thế gian và Niết Bàn. Không trụ nên không sinh. Cũng không thật có diệt. Sinh tức trụ và diệt. Làm sao có thật nghĩa? Nếu sự vật thường hằng. Tại sao là sát na? Nếu nó không biến chuyển. Thế nào thành cái khác? Sát na sẽ hoại diệt. Từng phần hoặc toàn bộ do không giống nên không thấy. Cả hai đều không hợp lý. Nếu là sát na thì không trọn vẹn. Làm sao thành cũ kỹ? Nếu sát na cố định. Làm sao thành cũ kỹ? Sát na có kết cuộc. Tương tự, có đầu và giữa. Bản chất của ba sát na. Thế gian không trụ trong sát na. Cũng vậy nên suy tư. Sát na đầu, giữa và cuối. Cũng không tự và tha. Đầu, giữa và cuối cùng. Do khác phần chẳng phải một. Không phương phần thì cũng không. Không có một thì nhiều cũng không. Không cũng không có không.” (Thánh Bồ Tát Long Thọ, Vòng Châu Báu Lời Khuyên Quốc Vương, Nhật Hạnh dịch.)
Truyền Bình viết, “Trung Quán tức là Ưng Vô Sở Trụ (không có chỗ trụ) cũng chỉ là giả lập, bởi Không cũng không được (vô sở đắc) Giả (thế giới ảo hóa) cũng không được thì há Trung (ở giữa) mà có chỗ được (sở đắc) hay sao. Chẳng qua là giả lập để điều hòa cho khỏi thiên lệch mà thôi. Ưng vô sở trụ chính là thực tại bất định xứ (nonlocal) của lượng tử mà khoa học ngày nay đã phát hiện.” Tại Sao Con Người Khó Giác Ngộ? trang website Duy Lực Thiền
Như vậy thì Tâm có thật hay không?