Mục Lục
Chương I - DUYÊN KHỞI TÌM HIỂU DUY THỨC.
Duyên khởi
Pháp thế gian và xuất thế gian............................. 15
Phân định một trăm pháp Duy Thức.................... 20
Chương II – TÂM VƯƠNG
Tâm pháp………………………………………. 28
Tiền ngũ thức…………………………………… 33
Ý thức………………………………………...... 48
Mạt Na Thức…………………………………... 64
A Lại Da Thức……………………………….... 73
Chương III – TÂM SỞ
Tâm sở.................................................................... 91
Tâm sở Biến Hành.................................................. 92
Tâm Sở Biệt Cảnh.................................................. 97
Tâm Sở Thiện......................................................... 100
Tâm sở Căn Bản phiền Não.................................... 109
Tâm sở Tùy Phiền Não........................................... 119
Tâm sở Bất Định .................................................... 130
Chương IV - SẮC PHÁP
Duyên khởi.............................................................. 136
Sắc căn thân luôn tương hợp với sắc trần cảnh....... 144
Hữu đối sắc và Vô đối sắc....................................... 150
Chương V - TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG.................... 170
Chương VI - PHÁP VÔ VI....................................... 179
Chương VII - THỨC Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU.......... 193
Năm thức trước......................................................... 194
Thức thứ sáu............................................................. 204
Thức thứ bảy............................................................ 221
Thức thứ tám A Lại Da ........................................ 228
Chương VIII – THỨC Ở ĐỊA VỊ THÁNH QUẢ.... 235
Chương IX – BÀN LUẬN VỀ THỨC
A Lại Da Thức chỉ là vô số chủng tử! .............. .... 252
Thức là gì?............................................................ 262
Thức thứ Sáu quyết định tất cả cuộc đời.............. 272
A Lại Da Thức: linh hồn, tâm hồn, tâm linh bí ẩn? 282
Hiểu biết qua nhân duyên tự biến và cộng biến! 293
Duy Thức và cuộc đời
Chân lý cuộc đời, chỉ là ba thứ biến hóa.............. 304
Những cảnh giới chưa ý thức được!..................... 314
Mọi thứ đều liên hệ nhân quả!.............................. 324
Tất cả đều do Thức!.............................................. 334
Trần cảnh tướng mạo thế gian giả hay thật?........ 342
Vạn pháp luân hồi qua bốn duyên........................ 352
Có, Không của Cảnh, Thức trong Tục Đế
và Thắng Nghĩa Đế................................................ 364
Duy Thức và con người
Các pháp cũ và mới đối với phàm phu................. 374
Chúng sanh hiểu biết, và không hiểu biết.............. 385
Hiểu biết không ra ngoài ba tánh........................... 395
Hiểu biết thế gian chỉ là ý thức phân biệt.............. 410
Sanh tử là do chấp ngã pháp................................... 418
Thánh và Phàm ...................................................... 428
Vấn đề ngã chấp và pháp chấp............................... 439
Học Duy Thức để chuyển nghiệp........................... 449
Duy Thức Học với pháp tu Thiền và Tịnh.............. 470
Sách tham khảo
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi.
Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
Tâm, Thức lại còn khó gấp vạn lần vật chất! Vì vật chất có thể thấy được, có thể chứng minh; nhưng tâm thì không thể thấy, và khó thể chứng minh! Khó chứng minh vì ngôn ngữ con người giới hạn, suy nghĩ con người lại bị câu thúc bởi tánh tham, sân, si, nên làm sao chứng minh được thật thể của tâm, là vô hình vô tướng vô tham, sân, si!
Như vậy với lý do chính đáng khó hiểu, mà môn Duy Thức học ít được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp Phật tử bình dân; và thường được xem là môn học nhằm trao dồi kiến thức Phật pháp hơn là thực hành cụ thể.
Chúng tôi là hàng hậu học, sở học không hơn hàng bình dân, lại dám lạm bàn Duy Thức thì quả thật liều lĩnh đáng làm bậc trí thức ngờ vực!
Tuy nhiên mọi việc đều có nhân duyên nhân quả; việc dám luận bàn ý tưởng về môn học khó nhất này, chỉ duy nhất là muốn hiểu biết học hỏi, đem điều hiểu biết cạn cợt chia xẻ đến những người cùng trình độ, cùng tâm tưởng như chúng tôi. Lại thiết nghĩ Duy Thức Học là môn học dựa trên trí thức thế gian, cho nên chắc chắn rằng sẽ không phân biệt bình dân hay thức giả, miễn học hiểu tư duy để áp dụng vào đời sống, nhất là đời sống của người tu Phật.
Nội dung sách tạm chia làm hai phần, phần đầu từ chương Một đến chương Tám, tìm hiểu về Trăm Pháp Học Duy Thức, và phần hai cũng là phần cuối từ chương Chín đến hết, là những bài luận chia xẻ về cách nhìn, cách tư duy trong hoàn cảnh đời sống thế gian và con người, đối với môn Duy Thức Học. Những bài luận tuy mang chủ đề khác nhau, nhưng nội dung hay thường trùng lập, chỉ trừ khi giải thích luận bàn đặc ngữ chuyên môn danh từ Duy Thức.
Mong rằng quý độc giả xem đây như là quyển sách giới thiệu nhập môn Duy Thức, để trước khi có thể tìm đọc những tác phẩm Duy Thức chuyên môn và thâm sâu hơn; điều đó thật đúng với khả năng cũng như tâm ý người viết. Chúng tôi không dám nói nhiều, vì tất cả đã được trình bày trong sách.
Cuối cùng như tất cả nhân duyên, nhân quả, chúng tôi tuyệt đối phải ghi ân, ghi nhận những nhân duyên hoàn cảnh, môi trường mà chúng tôi đã được học, được tu trong tình đạo thân kính giữa Thầy Trò, Huynh Đệ. Chúng tôi lại không bao giờ dám quên ân nghĩa thâm tình sâu đậm của quý Phật tử Bổn Tự Pháp Bảo, và quý Phật tử địa phương cũng như từ tiểu bang khác, đã đóng góp tịnh tài ấn tống tác phẩm này. Lại quan trọng nữa, chúng tôi luôn luôn kính niệm tri ân, những tác giả, dịch giả mà chúng tôi đã tham khảo nghiên cứu và trích ghi sao lục, trong khi soạn viết quyển sách này. Và quan trọng hơn hết là những khuyết điểm, sơ xuất chắc chắn phải có trong tác phẩm; xin được ghi nhận học hỏi mọi lời chỉ giáo của chư vị độc giả thiện hữu tri thức.
Kính chúc tất cả chư vị luôn được an lành trong ánh từ quang của chư Phật.
Pháp Bảo Tự ngày 11/10/2011
TK. Thích Phổ Huân
Mời xem toàn sách: thuc-bien-hien-100-phap-duy-thuc-thich-pho-huan.pdf