Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử giảng: “Tri túc giả phú”, nghĩa là: “Người biết đủ mới là người giàu có nhất”.

Có một người câu cá ở ven bờ biển, tài câu cá của người đó vô cùng cao siêu, chỉ trong chốc lát đã câu được một con cá to có chiều dài hơn một thước. Nhưng người câu cá này lại lấy móc câu ra khỏi miệng cá, sau đó thả nó trở về biển rộng. Những người xung quanh nhìn thấy vậy thì vô cùng ngạc nhiên, xì xáo bàn tán: Một con cá to như vậy cũng không khiến cho anh ta vừa ý, xem ra đúng là một cao thủ thật sự!

Một lúc sau, người này lần nữa câu được một con cá cũng hơn một thước, nhưng anh ta vẫn như cũ, không thèm liếc nhìn liền thả con cá trở về biển.

Cho đến lần thứ ba người này câu được một con cá nhỏ chừng vài đốt ngón tay, mọi người trong lòng khẳng định con cá nhỏ như vậy chắc chắn lại bị thả. Nhưng không giống như mọi người dự liệu, anh ta cẩn thận đem con cá cất vào giỏ đem về nhà. Hành động này làm người khác không sao hiểu nổi, bèn hỏi người câu cá vì sao chê to lấy nhỏ. Anh ta trả lời rằng:“Bởi vì chiếc đĩa lớn nhất trong nhà tôi chỉ vừa đủ một thước, nếu đem con cá quá lớn về nhà thì không có đĩa đựng vừa”.

Người xưa nói rằng: Những người có lòng tham không đáy, khi có vàng lại muốn có ngọc, được phong Hầu Tước lại hận không được phong Công Tước. Loại người này mặc dù sống trong giàu sang, vinh hoa phú quý, quyền lực hơn người nhưng tự nguyện trở thành “một kẻ ăn xin” với vô số tham muốn. Một người biết đủ, vừa lòng với cuộc sống đang có, thì đối với họ cơm nước đạm bạc còn thơm ngon hơn cả sơn hào hải vị, mặc áo thô vải rách còn ấm hơn cả lông thú. Những người như vậy mặc dù chỉ là dân thường, nhưng so với vương công quý tộc còn cao quý, giàu có hơn, bởi vì đối với họ, thứ họ có được đều là thứ tốt nhất.

“Thân Hữu Thư” thuyết rằng: “Nhất thiết tài sản trung, tri túc nãi vị tối thù thắng, thị cố ứng đương thường tri túc, tri túc vô tài chân phú ông”. Ý nói dục vọng bành trướng lớn mạnh sẽ khiến cho người ta không bao giờ biết thế nào là đủ, điều này sẽ trở thành khởi nguồn cho những đau khổ phía sau. Chỉ có những người biết thế nào là đủ mới chân chính là người giàu có.

Biết đủ, hài lòng với những gì đang có không có gì đáng xấu hổ.

Trong “Đạo Đức Kinh” giảng rằng:“Danh dữ thân thục thân? Thân dữ hoá thục đa? Đắc dữ vong thục bệnh? Thậm ái tất đại phí đa tàng, tất hậu vong cố. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi khả dĩ trường cửu”.

Dịch nghĩa: Danh tiếng và sinh mệnh thứ nào quan trọng hơn? Tiền tài và sinh mệnh thứ nào đáng quý hơn? Đạt được tiền tài danh vọng nhưng lại đánh mất sinh mệnh, điều nào sẽ có hại cho chúng ta? Vì vậy khi quá chú trọng danh tiếng sẽ khiến chúng ta mất đi cuộc sống thật sự, đạt được nhiều tiền bạc thì đánh mất càng nhiều thứ quan trọng hơn. Biết đủ, biết hài lòng với những gì đang có không có gì đáng xấu hổ, những người biết đủ, biết hài lòng sẽ biết khi nào nên dừng lại, tránh khỏi nguy hiểm, chỉ có như vậy sinh mệnh mới được dài lâu.

Ví dụ có một địa chủ đến bái phỏng thủ lĩnh của một bộ lạc. Thủ lĩnh nói: “Ngươi hãy xuất phát từ đây đi về hướng Tây, sau đó làm một ký hiệu, nếu như trước khi mặt trời lặn ngươi có thể trở về, vậy thì đất từ đây đến ký hiệu mà ngươi đánh dấu, tất cả đều là của ngươi”. Kết quả là khi mặt trời lặn xuống núi, người địa chủ này cũng không có trở lại, bởi vì đi quá xa, cho nên ông ta đã mệt mỏi chết giữa đường.

Có một câu thành ngữ như thế này “đắc lũng vọng thục”. Dục vọng của con người vô tận, có được thứ này liền muốn thứ khác. Người bị dục vọng khống chế cũng giống như một tội nhân bị gông xiềng ràng buộc, vĩnh viễn không thể thoát thân.

Trong một đời người không có gì quan trọng hơn vui vẻ và yên ổn, khỏe mạnh. Nhưng mỗi một ngày chúng ta đều bận rộn tất bật, không ngừng tìm kiếm vui vẻ, nhưng cuối cùng chỉ đổi lại được cả người mệt mỏi. Nếu như cẩn thận suy nghĩ thì không phải người khác làm cho bạn bị áp lực, mà chính là bản thân mình tự tìm.

Danh tiếng và sức khỏe thứ nào quan trọng hơn? Tài phú và sức khỏe thứ nào đáng quý hơn? Đạt được thứ gì hay mất đi thứ gì đều khiến cho con người lo âu?

Người biết đủ tự nhiên sẽ vui vẻ.

Trong “Đạo Đức Kinh” giảng rằng:“Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc, cố tri túc chi túc thường túc hĩ”. Dịch nghĩa: “Không biết đủ là tai họa lớn nhất, tham lam là sai lầm nghiêm trọng nhất. Chỉ có những người biết đủ mới có thể chân chính đạt được vui vẻ”.

Một người có vui vẻ hay không, không phải là vì họ sở hữu được bao nhiêu tài sản, mà là họ có biết thế nào là đủ hay không?

Ví như Hồ Cửu Thiều, người Kim Khê nhà Minh, gia cảnh vô cùng nghèo khó, một bên dạy học, một bên nỗ lực canh tác, cũng chỉ có thể đủ ăn đủ mặc. Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống, ông đều sẽ đến trước cửa đốt hương, hướng lên trời bái chín bái, cảm ơn trời cao đã ban cho ông một ngày vui vẻ hạnh phúc. Vợ của ông cười ông hỏi: “Chúng ta mỗi ngày ba bữa đều rau cháo đạm bạc, làm sao có thể hướng lên trời nói rằng vui vẻ hạnh phúc?”

Hồ Cửu Thiều trả lời: “Đầu tiên ta rất vui mừng vì được sinh ra trong thái bình thịnh thế, không có chiến tranh loạn lạc. Lại vui mừng vì cả nhà ta có cơm ăn, có đồ mặc, không đến nổi chịu cảnh đói lạnh. Thứ ba, ta vui mừng vì trong nhà không có người bệnh, không có tội nhân. Nếu những thứ này không phải là hạnh phúc, vui vẻ, vậy thì là gì?”

Người biết đủ, biết hài lòng là những người hạnh phúc nhất. Họ không tham lam những thứ không thuộc về mình, không truy cầu những thứ cao xa, không có lòng dạ đen tối, không hám danh hám lợi, không mong muốn vinh hoa phú quý. Trong lòng họ không có buồn lo, ưu sầu, có chăng chỉ là bình an, vui vẻ.

Cơm no áo ấm, vô lo, không sầu, không có bệnh tật không có tai nạn mới thật sự là cuộc sống hạnh phúc. Đời người không có bất hạnh, chỉ có không biết đủ, không biết hài lòng mà thôi!

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm