Thật ra, cho đến nay, các nhà nghiên cứu Phật Giáo vẫn chưa đồng nhất về ngày đản sinh của đức Phật lịch sử, ngài Tất đạt Cồ đàm Thích Ca Mâu Ni. Ða số các nhà học giả Tây Phương cho rằng Đức Phật sinh ra khoảng 2500 năm trước. Còn có thuyết cho rằng Đức Phật sống vào khoảng 2900 năm về trước. Một vài vị học giả Tây Tạng, như ngài Sakya Pandita, lại cho rằng Đức Phật sinh ra từ 3000 năm về trước.
Đức Dalai Lama nói: Là Phật tử nhưng lại không thể biết ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca, đấng bổn sư giáo chủ Phật giáo, tôi thấy như vậy thật quá lúng túng. Tôi thật sự cảm thấy chúng ta cần phải nghĩ đến chuyện phân chất Xá lợi Phật, với trọn tấm lòng tôn kính đương nhiên phải có. Xá lợi chân chính của đức Phật đến nay vẫn còn. Phải như vậy mới có hy vọng soi sáng được vấn đề này.
Theo tôi phõng đoán thì Đức Phật hiện hữu 2750 năm về trước.
Bây giờ chỉ cần DNA xá lợi phật thì biết ngay. Kiếp sống của chúng sinh thì vô lượng nhưng kiếp nhân sinh cho đến hiện tại thì có thể phõng đoán là chưa tới 70000 kiếp, nếu tính đơn giản một kiếp người là 100 năm. 9 triệu năm nhân loại thành người hiện hữu trên trái đất như một sát na trong vũ trụ.
Nếu đây là sự thật thì chúng ta thật sự có chuyện gì hơn để nói đây?
Hình như thành Phật dễ hơn không thành phật cho nên đa số chúng ta không vội vàng để trở lại giác ngộ?
Khi hành thâm bát nhã ba la mật đa, lưu xuất pháp thậm thâm tức làm tiêu chướng ngại, phiền não dừng. "Niết bàn bỉ ngạn nhậm vận đăng.” Tới bờ Niết Bàn, từ từ chuyển vận lên đường nhậm chức. Một khi đã hết vô minh thì nhi sinh trí huệ rồi thì tự nhiên thân tâm sẽ biết cách để giải thoát khỏi mây mù bao bọc, đáo bỉ ngạn, đạt đến bờ Niết Bàn.
Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải dạy: "Tâm cảnh không dính nhau là giải thoát."
Tâm bình thế gian bình!
Nếu vậy thì,
Tâm, và thế gian không dính mắc lẫn nhau là giải thoát?
Tâm, và thế gian như như bình bình là giác ngộ?
Tâm, và thế gian như như bất bình là thực tế, kiến văn giác tri?
Kiến Văn Giác Tri chính là nghiệp thức của luân hồi sinh tử. Khi Mắt được tác dụng thì trong đầu óc của chúng ta có khái niệm thấy (Kiến), khi Lỗ Tai được tác dụng thì trong đầu óc của chúng ta sẽ có khái niệm nghe (Văn), khi Mũi, Miệng và Thân được tác dụng thì trong đầu óc của chúng ta sẽ có khái niệm cảm giác (Giác), khi ý được tác dụng thì trong đầu óc chúng ta sẽ có khái niệm hiểu biết (Tri).
Tri tức là kinh nghiệm, sự hiểu biết từ học hỏi trong sự sống hàng ngày, và từ tập tục trong quá khứ qua trí óc thông minh, kiến trí thức, của chúng sinh.
Thật ra kiến, văn, giác, tri vốn hay khởi vọng niệm. Như nguồn (dòng) tâm thức liên miên bất tận chẳng thể dứt sạch cạn được. Phật Tánh (buddha nature, Phạn: Tathagatha-garbhai, Như Lai Tạng) không sanh khởi vô minh, sanh khởi vọng tâm. Cho nên người nhận lầm kiến, văn, giác, tri là Phật Tánh vốn là sai lầm, tu hành cũng vô ích.
Bản tâm, Pháp thân là Phật tánh vốn thanh tịnh.
"Bất cấu bất tịnh ly ô nhiễm, không dơ không sạch xa ô nhiễm."
菩提本無樹。
明鏡亦非臺
本來無一物。
何處有(匿)塵埃
*
Bồ-đề bổn vô thụ,
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ hữu (nặc) trần ai?
Bồ-đề vốn chẳng phải cây,
Gương sáng chẳng phải đài
Xưa nay vốn không phải vật,
Nơi nào dính bụi trần?
(Huệ Năng)
Linh tánh (trí thức) cũng chẳng phải Phật tánh (trí tuệ), như nước sông Chiết kia vì bị gió khơi động mà sanh làn sóng, sóng là dụ cho linh tánh của kiến, văn, giác, tri, nếu lầm nhận cho là nước (Phật tánh.) Tuy sông núi không hẳn liên quan nhưng như Lô sơn bị mây “vây khổn.” Dù có thể đó là do luật tuần hoàn, đại khái, là nước (Chiết giang?) bốc hơi thành mây “yên tỏa Lô sơn” bởi điều kiện của thời tiết theo khoa học, hay bởi duyên khởi theo giải thích của Phật Giáo. Tương tự như trên, Lô sơn là diện mục, và mây là bản ngã. Nếu nhầm lẫn, không được chân sư trực tiếp chỉ đạo thì có tu cũng không thành công.
Đây là những chướng ngại không lối thoát mà 6 năm đầu Tất Đạt Đa đã đi qua. Nhưng sau đó, Ngài giác đại ngộ vì đã tìm ra ông thầy (phật tánh, chánh pháp) trong chính mình.
Sau khi vừa giác ngộ, Ngài đã dùng thần thông tìm kiếm một vị thầy để noi theo nhưng không thấy có ai (khác với không thể tìm thấy) ngoài chính mình là vị thầy chân chính.
Một lần nữa, Ngài đã tự ấn chứng cho sự thành đạt của mình trong lúc đó.
Ngài đã dạy rất nhiều về diệu pháp trong suốt 45 năm còn lại trong đời Ngài.
Thiền sư và Giáo sư Triết học người Pháp, Gérard Pilet viết về lời trối trăng của Đức Thế Tôn:
Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác Ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí Tuệ của Giác Ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp.
Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta (Như Lai) một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta (Như Lai).
Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề giấu giếm điều gì trong những lời giáo huấn.
Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.
Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết Bàn.
Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con".
Người chép lại những lời này của Phật xin chắp tay mong rằng:
- Vì Phật, chúng ta hãy đọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.
- Vì tất cả chúng sinh, vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.
- Để gửi đến từng đơn vị nhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lần nữa…
Chúng ta nguyện sẽ đọc lên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dò trên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ chính tâm thức ta, để nhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinh linh nhỏ nhoi nhất của sự sống. Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từ Bi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của của chính ta, thì biết đâu lúc ấy ta cũng sẽ là một vị Phật.
(Biên soạn dựa theo một bài viết của Thiền sư và Giáo sư Triết học người Pháp Gérard Pilet, đăng trong nội san của Hội Thiền học Quốc tế AZI [Association Zen Internationale], trụ sở tại Paris, và tài liệu của Bukkyo Dendo Kyokai [Society For the Promotion of Buddhism], trụ sở tại Tokyo, Hoang Phong dịch nghĩa).
Khởi vọng niệm là nhất niệm vô minh, hễ tâm phan duyên, lay động liền phân tâm thành phân biệt nhị nguyên: tức là chánh niệm, và bất chánh niệm. Bất chánh niệm, và chánh niệm cũng đều là vọng niệm, đều là do tác dụng của kiến, văn, giác, tri, chẳng liên quan với Phật Tánh.
Nếu vọng niệm từ bên ngoài đến thì chẳng dính dáng với mình, đâu cần đoạn diệt nó! Nếu vọng niệm từ bên trong ra thì cũng như nguồn thủy triều mạnh, trôi nỗi khó cưỡng. Dòng tâm thức này diệt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, liên miên bất khả tận không thể nào diệt hết. Vậy tu hành để dứt bỏ những vọng niệm chúng sinh, lý này chỉ để đại ngôn chứ thật tế chẳng dễ thông.
Thật ra kiến, văn, giác, tri có hai mặt, bất tịnh duyên và tịnh duyên đều là vọng niệm của nhất niệm vô minh, cả hai đều là vọng. Cố đem bất tịnh duyên và tịnh duyên để dứt sạch, kiến, văn, giác, tri ấy là ngu muội.
Vô minh không thể che mờ, cuốn trôi được phật tánh cho nên không cần phải vén vô minh để tìm phật tánh vì mình không đi tìm bóng, bóng không đi tìm mình mà nó tự nhiên như hình với bóng.
Mình với bóng tuy hai mà một. Cái này có thì cái kia có. Cái này không sinh thì cái kia không có sinh để diệt.
(Trích trong bài trường pháp luận, Như Như Bất Động, tác giả Lê Huy Trứ sẽ xuất bản trong một ngày rất gần đây)