Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Vũ Trụ và Vật Lý Gia, Quan Thế Âm

Chapter 26, page 186 of Phật Giáo và Vũ Trụ Quan 

*Version 2

November 17, 2019

Lê Huy Trứ  

Image result for universe

From

Phật Giáo và Vũ Trụ Quan 

Published on December 2, 2015

Author: Lê Huy Trứ, MSEE
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ Tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật.  Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn nữ giới, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật Giáo Đại Thừa, cũng như được tôn thờ không chính thức trong Phật Giáo Nguyên Thủy. 

Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán, Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva."  Bồ tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ, và cũng có thể được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm. 

Namo Avalokiteshvara Bodhisattva là câu niệm hồng danh của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.  

Quan Âm Bồ Tát bên Ấn Độ là người nam, bên Đại Hàn là người nữ.   Việt Nam ‘chơm chỉa’ chuyện của Đại Hàn chế ra chuyện Quan Âm Thị Kính giả trai làm sư trụ trì.  
 
Theo tôi thì nên gọi Ngài là "Quang Âm" mới chính xác với khả năng thần thông quãng đại của ngài - Đấng quán chiếu âm thanh, ánh sáng của vũ trụ hữu sắc.  


Theo khoa học, trong quang (light) có âm (noise) nhưng trong âm không có quang.  Cõi vô sắc (dark matter and dark energy) không có quang âm. 

Có thể đây là thế giới vô sắc của Đại Thế Chí Bồ Tát (Tara) mà Phật A Di Đà (Tiếp dẫn đạo sư) là gạch nối tiếp, và là trung ̣đạo, điểm quân bằng giữa hữu sắc (quang âm) và vô sắc (cõi tối, vô âm)?

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Quyển 6, trang 389 – 390, trong phần trình bày về pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông, Ðiều 14, Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát đã nói: 


Trong cái Thế giới Tam thiên đại thiên này có trăm ức mặt trời, mặt trăng.” 


Tương tự, Ðức Phật cũng đã nói rằng “Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng.”


Trong kinh Phật thường hay dùng những danh từ như Na do tha, Hằng hà sa, nghĩa là nhiều quá không đếm được; hoặc dùng những con số tượng trưng như 84,000 con vi trùng, hay 84,000 pháp môn …


Thái Dương Hệ là một hệ thống gồm có Mặt Trời ở chính giữa và có 9 Hành Tinh (trong đó có Trái Đất của chúng ta) chạy vòng quanh quĩ đạo của nó.

Còn Hành Tinh hệ là những hệ thống mà khoa học mới khám phá gần đây gồm có Sao Mặt Trời ở giữa và những Hành Tinh chạy chung quanh quĩ đạo của nó.

Sao Mặt Trời không có nghĩa là Mặt Trời mà là ngôi sao đứng giữa, định tinh. Thí dụ, Sao Pulsar star PSR 1257 + 10 có những Hành tinh chạy quanh quĩ đạo của nó.


Sau đây chỉ là vài trích dẫn kiêm nhường trong một số bài báo Mỹ tường trình về việc khám phá những Tinh Tú, Thiên Hà, (Galaxy), và Hành Tinh Hệ (Planetery system) ở ngoài giải Ngân Hà (The Milky Way Galaxy) của chúng ta. 

Những đề tài này quá phổ thông với cả rừng sách vỡ và tin tức và không thể trình bày hết được trong bài này.


Trước khi triển khai thuyết Tương Đối Tổng Quát (General Relativity,) Einstein nghĩ rằng vũ trụ chỉ có một Thiên Hà (Galaxy) duy nhất là Giải Ngân Hà (The Milky Way Galaxy.)

Cho đến năm 1924, nhà Thiên Văn Edwin Hubble, bây giờ được cả thế giới biết đến qua viễn vọng kính không gian Hubble Telescope, chứng minh rằng có hàng tỉ Thiên hà và hàng tỉ tỉ (trillion) Tinh Tú ở ngoài giải Ngân Hà của chúng ta. 

Quan Thế Âm chiếu kiến và đã nói đến những điều này ở phần trên, “Trong cái thế giới tam thiên đại thiên này có trăm ức mặt trời, mặt trăng.”


Cơ quan Hàng Không Không Gian (NASA) đang tìm kiếm đời sống sinh vật ở ngoài Trái Đất.  Ðể tìm kiếm đời sống sinh vật ở ngoài Trái Đất, những viễn vọng kính đặt tại miền nam California và Puerto Rico sẽ nghe ngóng 400 tỉ tinh tú ở trong giải Ngân Hà để tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh khác lạ.

 
Nhà Thiên Văn Frank Drake thuộc SETI (Search for Extra Terrestrial Intelligence,) tạm dịch là ‘Tìm kiếm những nền văn minh khác,’ phỏng đoán có chừng 10,000 nền văn minh ở trong Giải Ngân Hà đã cố ý hoặc vô tình gởi tín hiệu đi, và những tín hiệu này đã băng qua Trái Đất.

 
Drake không chú trọng đến việc nghe ngóng tín hiệu của 200 tỉ Thiên Hà trong vũ trụ bởi vì chúng ở quá xa. Nếu Drake nói đúng và nếu những hành tinh có đời sống sinh vật được đặt trong những khoảng cách bằng nhau thì hành tinh gần nhất chúng ta cũng cách xa chừng 1,000 quang niên.

 
Gửi một tín hiệu từ Trái Đất và nhận điện đáp phải mất 2,000 năm. Một phi thuyền bay nhanh 10 lần tốc độ của những phi thuyền hiện nay phải mất 40,000 năm mới tới những vì sao chỉ cách Trái đất 10 quang niên.
Phối hợp những sự kiện khoa học với những lý thuyết mới triển khai, Drake làm bản ước lượng những may mắn (chance) giúp chúng ta phát hiện đời sống sinh vật ở một Hành Tinh khác với Trái Đất của chúng ta như sau:


– Tinh tú ở trong Giải Ngân hà: 400 tỉ. 

– Tinh tú giống như Mặt trời: 40 tỉ. 

– Sao Mặt trời (Sun like star) chạy quanh Hành tinh: 20 tỉ. 

– Sao Mặt Trời có những hành tinh giống Trái đất chạy quanh quĩ đạo trong 10 tỉ năm lịch sử của Giải Ngân Hà: 10 tỉ. 

– Những nền văn minh gửi tín hiệu băng qua Trái Đất ước lược đời sống sinh vật kéo dài 1,000 triệu năm, và những nền văn minh này gửi tín hiệu trung bình trong 10,000 năm.


Ngoài Thái Dương Hệ, khoa học đã dần dần khám phá ra một số hành tinh hệ, và họ tin rằng còn vô số vô vàn hành tinh hệ ở ngoài giải Thiên Hà đang chờ chúng ta phát hiện.

 
Nếu tạm lấy Phật Lịch 2,540 làm thời điểm thì các Ngài đã thấy vi trần số thế giới cùng hình dạng của nó trên 25 thế kỷ bằng con mắt trí tuệ của Phật Nhãn.  Chư Phật thấy được sắc dạng của vũ trụ vì các ngài ở ngoài vũ trụ.  Các Ngài không cần đến những phương tiện kém tối tân, kém hiện đại, và không chính xác của khoa học để quan sát thực tại của vũ trụ.


Ðức Phổ Hiền cũng dạy, “Có vi trần số hình dạng thế giới như vậy.”


Ðức Quán Thế Âm, Ðức Phổ Hiền, và Ðức Văn Thù Sư Lợi đều là những vị cổ Phật đã xuất hiện cách đây Na do tha, Hằng hà sa, và vô lượng kiếp trước Đức Phật Thích Ca lịch sử.  Ðối với các Ngài, không có thời gian và không gian có nghĩa là không có quá khứ, hiện tại và vị lai.  Vũ trụ vô thỉ vô chung thì sự trường tồn của các Ngài cũng vô sanh vô diệt.

Tiền nhân Đại Thừa kiến tánh, giác ngộ chân lý này qua thiền định nhưng vì các ngài không phải là khoa học gia lẫn triết gia cho nên họ thuyết giảng những điều bất khả tư nghị cho đại đa số độn căn làm cho tam thế tổ oan. 

Nhất nhất khi nghe giảng thuyết từ độn căn ni sư cứ như là đồng ma thuyết, đầy hoan đường, mê tín dị ̣đoan.

“Quang” Âm Bồ Tát phổ thông trong quần chúng với tâm lòng đại từ đại bi, và thần thông cứu khổ nạn trong cõi tam giới hữu sắc.  Đại Thế Chí Bồ Tát (Tara) ít được phàm phu vô minh biết tới vì Ngài tượng trưng trưng cho trí tuệ.

Cả ba - Quang Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà (Tiếp dẫn đạo sư), Đại Thế Chí Bồ Tát (Tara) chỉ là phương tiện tải đạo, giả danh, hư cấu pháp.  Tuy nhiên, tâm Phật từ Tây phương, ý tổ Đại Thừa - từ bi, trí tuệ, độ khổ ách, tiếp dẫn vẫn là chân lý vượt không thời gian.


Lời dạy của chư Phật và các Bật Bồ Tát đã được khoa học xác nhận qua những phát hiện thường xuyên của vô số Hành Tinh Hệ và Thái Dương Hệ mới lạ. Khoa học cứ tiếp tục tìm kiếm mãi nhưng không bao giờ tìm hết được những thế giới trong kinh Phật vì họ đa số không nhìn thực tại với con mắt trí tuệ như chư Phật.


Như đã nói ở trên, Albert Einstein đã lầm tưởng trong vũ trụ chỉ có độc nhất một Giải Ngân Hà. Thế mà, các chư Phật đã nói trong vũ trụ có vô vàn vô số – hay nói theo nhà Phật – có Na do tha, Hằng hà sa, Bất khả xưng, Bất khả sổ, Bất khả thuyết vi trần số Thái Dương Hệ và Hành Tinh Hệ. 

Có thể vì vậy mà Einstein thú nhận: Những gì tôi biết, kinh điển Phật Giáo đã ghi rõ. 

Ngày nay, có vài khoa học gia đang ứng dụng triết lý Phật Đà vào trong những công trình nghiên cứu của họ khi cần giải thích thực tại.

 
Trong quá khứ rất gần đây, Aristole nói rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ đều được bốn chất căn bản tạo thành: Ðất, Nước, Gió và Lửa. Những chất này hoạt động nhờ hai năng lực: Hấp lực (sau này được biết là attraction hay gravity) khiến đất và nước chìm xuống, và tính phiêu bồng (thăng hoa, bốc hơi, độ rung, vibration) khiến gió lửa lên cao.

 
Aristole cho rằng người ta có thể chia cắt mãi mãi một vật thành những phần tử nhỏ hơn. Trái lại, người ta Hy Lạp cho rằng Nguyên Tử (atom) là lượng tử nhỏ nhất không thể chia cắt hơn nữa được.


Trong bài “Tứ Ðại Cực Vi,” trang 52, 53, và Câu Xá luận Cương Yếu, bản dịch của Hòa Thượng Thích Ðức Niệm nói rằng, “Vật chất tức là sắc pháp, bổn chất của nó do gì tạo thành? Cái tạo thành vật chất [trong vũ trụ] gọi là cực vi mà trước ngày hoặc ra đời, người ta thường gọi là Lân [Hư] Trần [tương đương với hạ nguyên tử, Neutrino. THL]  Cực vi là đem vật chất phân tích thành những phần tử nhỏ vi tế không còn phân tích được nữa. Nếu đem cực vi phân tích nữa thì thành Không. Trường hợp này, Phật Học gọi là tích không quán tức [là] quán cái không thể tích …”  

Những sự kiện trùng hợp trên đây đã chứng tỏ là 2600 năm về trước, Phật Giáo đã khám phá ra những gì khoa học mới tái phám phá ngày nay. 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm