Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Kính viễn vọng không gian của NASA chụp được hình ảnh những bông ...

 

Mục Lục
1. Phi Lộ....................................................................................................................................................3
2. Nhập đề .................................................................................................................................................6
3. Thời Gian Trong Vật Lý Học Hiện Đại.............................................................................................7
4. Kiếp Và Sátna ....................................................................................................................................19
5. Thời Gian Vô Thủy Vô Chung .........................................................................................................24
6. Thời Gian Và Không Gian Trên Phương Diện Tục Đế Và Chân Đế............................................28
7. Vũ Trụ, Thời Gian và Không Gian Trong Kinh Hoa Nghiêm ......................................................32
8. Danh bất hư truyền............................................................................................................................39
9. Hoa sen trong bùn..............................................................................................................................47

3

  1. Phi Lộ

Có thể con người là một sinh động vật duy nhất trên thế gian
biết mình sẻ chết cho nên lo sợ bị chết? Nhân sinh tham sinh
húy tử nhưng không biết sống sao cho đáng tham sống, chết sao
cho đáng vô húy chết.
Cũng bởi vì vô minh nên con người quên mất mục đích của tái
sinh, nhiệm vụ của cuộc sống, và lối về qua tử du quan nên vẫn
cố bám trụ vào kiếp sống vô thường thay vì biết khi nào thì nên
phải phủi tay từ bỏ cuộc chơi.
Chỉ khi ta biết nhậm vận thịnh suy thì ta sẽ biết tự giác để mà tự
vấn là “đời tôi sao vẫn còn thèm lưu lạc ở nơi đây?”
Nếu ta có thể làm cho thời gian ngừng lại, hay nếu ngày mai
không bao giờ đến thì ta sẻ trở thành trường sinh bất tử, hay nếu
ta có thể quay ngược thời gian để sống lại trong dĩ vãng thì ta sẻ
trẽ mãi không già?
Xa hơn nữa, ta có thể đi tới quá khứ chưa bao giờ có, trở lại
tương lai (back to future) đã xảy ra để sửa đổi quá khứ, vị lai,
thay đổi hiện tại nếu ta biết được hiện tại, tương lai và quá khứ
ở chiều hướng nào để bắt lấy đúng thì, và để mà thay đổi tùy
theo tâm ý lúc đó?

4

Mà càng thay đổi thì cái được thay đổi đó lại càng lắm đổi thay.
Càng sửa càng sai, càng sai càng sửa. Không bao giờ sự thay
đổi làm cho ta vừa lòng, toại ý sau khi đã thay đổi.
Trên đây chính là đặc điểm của khoa học vì khoa học thường
đúng trong giai đoạn nhưng luôn luôn sai theo thời gian. Khi
biết mình sai thì khoa học gia cố tình đem cái tâm điểm tới gần
để mình điểm cho trúng vì họ đã lở miệng tuyên bố khoa học
không bao giờ sai chỉ có chưa giải thích được.
“Science is wrong all the time, and scientists just move
goalposts and backtrack through the scientific method. How is
this impressive?” (unknown)
“Science is always wrong. It never solves a problem without
creating ten more.” (George Bernard Shaw)
Còn tôn giáo thì sao?
Tôn giáo cũng ngụy như rứa. Đa số làm bộ mình không bao
giờ sai, không chịu sửa sai vì có bao giờ sai đâu mà sửa. Tôn
giáo chứng minh là mình đúng tuyệt đối bằng cách tự nhận là
tôn giáo đã sáng tạo ra khoa học nhân bản.
Có thể nhân sinh được cấu tạo hay tự tiến hóa để kinh nghiệm
cầu bất khả đắc vì luôn luôn cầu trật mục tiêu do bởi cái khả
năng rất giới hạn của 18 căn trần thức trong cái nhục thân chưa
được phát triển hoàn hảo này nên con người còn phải luôn cải
cách bằng cách tu hành từ kiếp này qua kiếp khác cho đến khi
tốt nghiệp?

5

Tuy nhiên, cho dù khoa học văn minh giúp ta thực hành được
những điều ta mơ ước trên, hay tôn giáo hứa đưa ta tới được
những thiên đàng đó thì ta vẫn không đủ trí tuệ để hiểu được tại
sao ta vẫn tham sinh húy tử, và tại sao ta vẫn còn bám trụ, và
vẫn thèm muốn đáo bỉ ngạn để tái sinh vào nơi trần gian không
cố định, vô lý, và đầy quái gở này?
Nơi không có nơi để bám trụ, nơi mà cho dù có ưng sở trụ cũng
vô sở trụ được, nơi không có nơi chốn, vô thời điểm nhất định để
mà bắt lấy và thay đổi tùy tham ý?
Dù sao đi nữa, làm chủ được thời gian và không gian; làm chủ
được định mệnh; làm chủ được cái chết trong kiếp sống vô
duyên, vô tích sự của con người trên trái đất với diện tích không
bằng hạt cát trong vũ trụ, cho dù, biết là đại vô lý như rứa,
nhưng đó lại là đều mơ ước quá vô minh của chúng nhân sinh.
Thay vì mong giác ngộ để được giải thoát từ những ảo ảnh vô
thường trong khoảng khắc sở trụ của những tái sống tạm bợ đó
thì con người lại sợ cái đã đa kinh nghiệm nhưng quên nên
tưởng chưa biết đó là những tái tử.
Mà cho dù nhân sinh sau khi mọi công chuyện vô lý và những
hạnh nguyện vô duyên trên cõi đời vô nghĩa này đã làm xong.
Dĩ nhiên chẳng bao giờ làm xong bất cứ chuyện gì cả nhưng vì
cứ luôn nhầm tưởng như vậy nên chúng sinh vẫn muốn trở lại để
hoàn tất, và vì cứ tưởng mình có trách nhiệm với cái công việc
dở dang đó (unfinished business) nên có thể vì vậy mới tái sinh?
Có thể đây là mục đích chính của tái sinh mà chưa thấy kinh
điển nào đề cập tới?

6

Nếu quả đúng như vậy thì cõi trần gian này là thí điểm, nơi
tranh đua, chiến trường sát phạt để chúng ta hẹn nhau cùng
xuống tiếu ngạo, và đại náo như chuyện Phong Thần?
Chúng ta, đúng hơn là tâm ta chọn lựa, quyết định vai trò, cuộc
chơi nhưng quên mất mục đích tái sinh vì vô minh nên đưa đến
đau khổ trong vai trò nặng nhọc mà mình đang gánh vác rồi
mong mau được giải thoát bằng cách ngóng trông thiên đường,
cực lạc?
Chúng ta có thể đang ở trên thượng giới bỗng dưng trong một
satna động lòng trần, tâm thức lạc xuống trần gian làm yêu
quái, ăn thịt chúng sinh cả hơn ngàn năm như đang mơ giấc
mộng dài mong sư phụ đừng lay mình dậy.
Mà đạt được giác ngộ cũng như bừng tỉnh, (awaken), không
thèm muốn trở lại cõi này làm người nữa, tự giải thoát bằng
cách hiên ngang vượt qua cửa tử, rửa chân lên niết bàn trở lại
ngã Phật từ bi thì cũng chán chết?
Cho nên người khôn người tìm cách giải thoát, giác ngộ. Ta dại
ta tìm chốn vô minh, cương tỏa
Đa số thà sống dại còn hơn chết khôn!
Thà sống trong vô minh còn hơn là giác ngộ.
Mà giải thoát có nghĩa là thong dong tự tại như ý muốn, bất cứ
nơi nào, bất cứ lúc nào.

  1. Nhập đề

7

Quan niệm thời gian trong Phật Giáo rất là vi diệu. Hiểu được
tại sao tiền nhân chiếu kiến được không thời gian trước khi có
khoa học thực nghiệm thì chúng ta có thể thực hiện được giấc
mơ du hành vượt thời gian xuyên vũ trụ trong một thời gian
không xa.
Thời gian trong Phật Giáo được định nghĩa, lý luận rất khoa
học, đầy toán học tính, và đo lường rất chính xác qua từng satna
và từng kiếp. Thời gian được quan sát từ khía cạnh khách quan
cho đến khía cạnh chủ quan, thời gian được giải thích và chứng
nghiệm trên phương diện tục đế (samaritil) và phương diện chân
đế (paramatha).
Lúc mà chiếu kiến được khi mà không gian cuộn vào thời gian
rồi trở thành nhất nguyên đó là lúc hành giả nhậm vận, một
niệm, không đi mà tới.
Trước khi đi sâu vào quan niệm thời gian, chúng ta nên hiểu
thời gian tùy thuộc vào không gian. Không có không gian thì
không có thời gian. Bởi vậy mà bây giờ khoa học mới biết gọi
là không-thời gian (space time).

  1. Thời Gian Trong Vật Lý Học Hiện Đại

Theo Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedia,) “Thời gian là một đại
lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường
được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh
độ dài của các sự kiện và khoảng cách giữa chúng, để lượng

8
hoá chuyển động của các đối tượng.”
Định nghĩa trên chỉ là sáo ngữ. Thời gian, phi vật chất, rất
phức tạp để dễ bề định nghĩa được chính xác, hoàn toàn.
Theo tôi thời gian vô thường, bất định, và nó là một trong những
hàm số tương đối (relative variables) của không gian. Tốc độ
chuyển động của thời gian tùy thuộc vào vận tốc và trọng lực
của vật chất. Không gian vật lý tỷ lệ thuận (proportional) với
thời gian. Thời gian tâm lý tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với
(proportional or inversely proportional) không gian tương đối.
Thời gian tâm lý không tùy thuộc vào vận tốc và trọng lượng
của vật lý. Thời gian tâm lý tùy thuộc vào lý tâm duyên.
Khi mà không gian ngưng đọng thì không còn thời gian?
Đó có thể là lúc mà không gian trở thành một khối, không còn
có “thì tương lai” rồi thì đến hiện tại, kế đến là “thì quá khứ,”
không còn đường thẳng một chiều nữa?
Hay có thể thời gian và không gian là Nhất Như tự muôn thuở
nào?
Trong vật lý học cổ điển từ thế kỷ XVI, Galileo đã coi thời gian
như một công cụ để nối kết các chuyển động của các đối tượng
nghiên cứu.
Tới thế kỷ XVII, Newton đã nghiên cứu về thời gian như một đối
tượng tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, trôi đều đặn từ quá khứ
đến tương lai.

9

Theo Newton, thời gian tuyệt đối, đích thực, có tính toán học,
theo tự tính của nó là đều đặn và không liên quan gì đến bất cứ
vật nào. Newton cảm nhận được dòng luân chuyễn, hướng chảy
của thời gian về phía tương lai. Đối với Newton, chỉ cần có một
chiếc đồng hồ tốt thì dù ở bất kỳ vị trí nào, người ta cũng có thể
đo khoảng cách giữa hai sự kiện với lượng thời gian bằng nhau.
Nhưng tới đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của Albert Einstein với
phát minh khoa học về thuyết tương đối đã đem lại một cái nhìn
mới về thời gian.
Thời gian không cố định mà thay đổi cùng sự thay đổi của vận
tốc và trọng lực của vật chất.
Điều này cho thấy những khám phá của khoa học không bao giờ
tuyệt đối. Khoa học cũng đổi ý, và xét lại những khám phá
tương đối tạm đúng theo thời điểm tương đương.
Einstein cho rằng, không có một thời gian tuyệt đối, duy nhất.
Mỗi người có một độ đo thời gian riêng của mình, phụ thuộc vào
vị trí họ đứng, tốc độ chuyển động của họ. Bởi vậy, nếu xảy ra
vụ nổ ở một ngôi sao cách trái đất một tỷ năm ánh sáng thì phải
tới một tỷ năm sau con người nơi mặt đất mới quan sát thấy vụ
nổ ấy.
Có thể đây là những gì Phật Giáo đã diễn tả - thấy vậy chứ
không phải vậy mà nó có cũng như không vậy?
Theo lý thuyết tương đối của Einstein, ở tốc độ vận động bằng
tốc độ của ánh sáng thì thời gian trôi chậm đi.

10

Như chuyện Lưu Nguyễn lạc thiên thai lúc trở về thì đã mất 80
năm của cuộc đời, chỉ gặp lại cháu chắc của mình. Lưu và
Nguyễn dù ở cõi tiên sung sướng nhưng rồi một lúc nào đó cũng
chạnh lòng nhớ nhung cõi trần, mong muốn trở về gặp lại vợ
già, ly dị rồi trở về lại cõi tiên, cưới vợ tiên trẽ mãi không già.
Tuy nhiên, nếu mà vợ tục còn sống, và gặp lại thì lại còn ngỡ
ngàng, phân vân hơn nữa bởi thời gian không chờ đợi bất cứ ai.
Tốt nhất là quay trở lại cõi tiên ở với vợ tiên tối ngày múa hát,
chán ngấy mà được trường sinh nhưng rồi khi Lưu và Nguyễn
trở lại nơi ấy thì cả hai đã lạc bước thời gian. “Nữa năm tiên
cảnh, một bước trần ai.” Cữa động đầu non thơ thẩn vần trăng
chơi.
Có thể Lưu và Nguyễn đã là hai nhà du hành vượt thời gian qua
những cảnh giới khác trong vũ trụ như chuyện phim Back to
future của Hollywood vậy?
Họ không biết nơi họ muốn trở về không còn nữa hay điểm
không thời gian đó đã biến đổi.
Cái điều không hiểu nổi là cho dù nhân sinh đã du hành xuyên
vũ trụ qua nhiều mốc không-thời gian vậy mà một lúc nào đó
con người cũng vẫn chạnh lòng nhớ nhung, muốn trở lại cái cõi
trần tục vô thường này mà không biết tại sao?
Hay con người tùy thuộc vào thế giới trần gian này, và chỉ được
đặc biệt cấu tạo hay tự nhiên tiến hóa trên quả đất này?
Vì hình như con người tuy ngóng mộng niết bàn, cầu mong được
tiêu diêu cực lạc, tham sống vĩnh hằng trên thiên đường nhưng

11

mà vẫn lại nuối tiếc trần gian tạm bợ. Khư khư bám trụ vào thế
gian này như là một bảo đảm trừ bị để trở lại nếu những cõi
tưởng như là cực lạc đó không được toại ý như thường mong
ước?
Tôi đoan quyết là những nơi đó không bao giờ được như mong
ước đối với tánh năng động của con người vì nó quá vĩnh hằng
mau đưa đến nhàm chán nên đa số muốn mau hết phước để tái
sinh trần thế.
Có thể vì vậy mà kinh Đại Thừa mới nói đó là những điên đảo
mộng tưởng?
Một con tàu vũ trụ phóng vào không gian với vận tốc bằng 87%
vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ chậm đi bằng 1/2 so với thời
gian trên trái đất. Và nếu nó vận động với vận tốc 99% vận tốc
ánh sáng thì thời gian trôi chậm đi 224 lần.
Theo khoa học (Einstein) giải thích ở trên thì vận tốc ánh sáng
tỷ lệ nghịch bình phương với thời gian. Nếu vận tốc phi thuyền
gần bằng với tốc độ của ánh sáng thời gian trôi chậm càng
chậm hơn so với thời gian trên trái đất. Mà đem cái thời gian
trên trái đất với tốc độ quay quanh mặt trời để làm đơn vị đo
lường so sánh qua cái hiểu biết sai lầm của 18 căn trần thức
trong cái nhục thân vi khuẩn người trên trái đất này thì kết quả
chỉ đúng tương đối qua mốc thời gian và không gian tương đối
đầy vô thường theo quan điểm méo mó rất là người, và hình như
rất là tục đế?
Einstein thời đó chưa biết được vật chất có thể di chuyển nhanh
hơn tốc độ của ánh sáng như khoa học đã khám phá hiện nay.

12

Tuy nhiên khoa học chưa chứng minh được nếu vật chất di
chuyển nhanh hơn ánh sáng đến mức độ thời gian dừng lại, thay
vì trôi chậm lại, thì chuyện gì sẽ xảy ra cho vật du hành?
Điều này cũng tương tự như quan niệm của Phật Giáo về thời
gian vô thường khác nhau trong các cảnh giới với chiều không
gian khác nhau (different dimensions.)
Tuy nhiên, tôi chưa thấy kinh điển và luận giảng sư nào vô sở
trụ (out of the box) để quán tự tại sự kiện trên đây.
Điều này tuy đơn giản nhưng bất khả lậu mà chỉ có thể tư nghị
được với những bật trí tuệ thiền.
Sự trôi chảy của thời gian chẳng qua chỉ là ảo tưởng của tâm
thức luôn luôn thay đổi vì tâm thức thường hay phan duyên bất
định tùy nhân duyên mà vận chuyển với tốc độ khác nhau.
Trong lý thuyết tương đối, vấn đề thời gian còn được xem xét
dưới góc độ tâm lý. Theo Einstein, ở góc độ tâm lý chủ quan,
mọi cái trong thế giới đều “hư ngụy”. Vật chất hư ngụy, không
gian hư ngụy, thời gian tưởng chừng tuyệt đối cũng hư ngụy mà
thôi.
Thuyết tương đối được Einstein giải thích khá hóm hỉnh bằng
hình ảnh bếp lò nóng và cô gái đẹp. Khi người đàn ông gần một
cô gái đẹp thì thời gian một giờ tưởng chừng như chỉ là một
phút. Trái lại, khi anh ta buộc phải ngồi trên một cái bếp lò quá
nóng thì thời gian một phút tưởng như một giờ. Đó là tâm lý
tương đối của thời gian.

13

Sau khi phát minh ra thuyết tương đối đặc biệt (Special
Relativity, 1905) cho tới năm 1916, Einstein tiếp tục phát triển
thuyết tương đối tổng quát (General Relativity,) trong đó ông ta
tiên đoán về sự tồn tại của các lỗ đen (black hole) trong vũ trụ.
Không gian và thời gian như một tấm lưới nhện (webspace) có
thể co giãn và rách được. Chỗ rách của tấm lưới không thời
gian chính là lỗ đen (black hole.) Khi các galaxies (thiên thể) co
dùn lại thì sức hút của nó tăng lên, không gian thời gian quanh
nó cũng tăng độ cong. Tới một thời điểm nhất định, không gian
thời gian quanh thiên thể đó cong tới mức ánh sáng của thiên
thể cũng không thoát ra nổi black hole, và lúc đó là lúc thời
gian ngưng đọng, không còn trôi chảy.
Đó là khoảng khắc mà tôi thường gọi là thời gian gắn liền với
không gian hay không gian cuộn thời gian.
Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đã
tạo ra được 9 hạt phản nguyên tử (phản vật chất, god particles)
- một dạng vật chất đặc biệt có khả năng hút nguyên tử vào nó.
Đây là một trong những cơ sở để khẳng định về sự tồn tại thực
tế của lỗ đen trong vũ trụ. Gần đây, các nhà thiên văn học quan
sát trên bầu trời thấy cả triệu “hành tinh (galaxies,)” quay
quanh một đối tượng vô hình, vô sắc tướng. Đối tượng ấy có thể
là một lỗ đen hư không trong vũ trụ.
Giữa thế kỷ XX, Stephen Hawking tiếp tục phát triển tư tưởng về
lỗ đen trong vũ trụ bằng giả thuyết: khi vật chất bị rơi vào lỗ

14

đen, thời gian ngừng lại, sự vật bất động trong trạng thái tiềm
sinh.
Khoảng cách bao la trong không gian vũ trụ xa hàng tỷ năm ánh
sáng cũng như huyễn, không có thật. Hiện tượng rối lượng tử
(quantum entanglement) đã chứng minh thật rõ ràng: số lượng,
thời gian, không gian đều không có thật.
Cái thật sự không có thật này mới được quan sát qua khám phá
cận đại của rối lượng tử mà ngay chính cả Einstein thời đó cũng
chưa chịu chấp nhận tức thì. Einstein lý sự: Nếu tôi không nhìn
mặt trăng thì mặt trăng không có đó?
Điều rối tò vò này không có gì là mới lạ đưa đến ngạc nhiên đối
với Phật Giáo. Những kẻ trí tuệ đã hiểu từ lâu, và những bật
giác ngộ đã kiến giác được cái chân lý không đó, như thị tri
kiến.
Một photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau
trong không gian vũ trụ, không gian đó chỉ là do tâm thức tưởng
tượng ra chứ không có thật, bởi vì thí nghiệm tại Thụy Sĩ đã cho
thấy hai vị trí cách nhau 18km nhưng khi photon ở vị trí này bị
tác động thì lập tức photon ở vị trí kia bị tác động y hệt, không
mất chút thời gian nào, chẳng lẽ tín hiệu có thể truyền đi nhanh
hơn ánh sáng gấp hàng triệu lần?
Einstein đã rất bối rối trước hiện tượng trên này và ông nhất
thời không có lời giải đáp thích ứng. Vì vậy, ông ta gọi đó là tác
động ma quái từ xa (Spooky action at a distance).

15

Thật ra, câu trả lời đã có sẵn trong Kinh Phật từ lâu rồi: Tam
giới duy tâm, vạn pháp duy thức (không gian vũ trụ không có
thật, vạn vật cũng không có thật, chỉ là do tâm thức biến hiện
mà thôi.)
Đối với Phật, Bồ Tát, không bị hạn chế bởi tốc độ, chỉ một niệm
là đến thì khoảng cách không gian vũ trụ mênh mông kia là
không tồn tại. Vì vậy Phật còn có danh hiệu là Như Lai nghĩa là
không đi không đến, vì Phật hiện diện khắp không gian, khắp
thời gian.
Con người nỗ lực tìm kiếm những sự kiện lạ để chứng minh cho
giả thuyết này. Phải chăng vật chất đã tình cờ bị hút vào lỗ
hổng đó để tồn tại trong trạng thái tiềm sinh (somachi) của thời
gian tĩnh lặng? Và khi nào “lỗ hổng thời gian” mở ra, vật chất
đó lại xuất hiện với hình hài y như khi nó bị hút vào (no
information lost?)
Tới đây, trạng thái Niết Bàn trong Phật Giáo - sự tĩnh lặng,
ngưng đọng vĩnh cửu của thời gian trong tâm người giải thoát
có điểm gặp gỡ với sự tĩnh lặng vô cùng của “lỗ hổng thời
gian,” và sự ngưng đọng của vật chất trong lỗ hổng đó.
Vật lý học hiện đại bàn tới “lỗ hổng thời gian” tồn tại khách
quan trong thế giới vật chất (Tục Đế.) Khoa học hiện đại vẫn
chưa biết có gì trong lỗ đen.
Trong khi đó, Phật Giáo nói tới Niết Bàn trong tâm thức con
người theo nghĩa Chân Đế. Hay đúng hơn Phật Giáo nói tới
Chân Như (lỗ không) trong tâm thức vô ngã theo nghĩa Chân Đế

16

mà con người, không đáng kể trong vũ trụ, chỉ là một thực thể từ
tâm tưởng, không thật. Dù có thật cũng như không?
Điều này cho thấy ngay cả đến cái đại ngã cũng không đáng để
mà nêu ra ở nơi đây huống gì cái nhỏ mọn, chấp ngã vị kỷ cá
nhân?
Khoa học biết phần nào như vậy nhưng mà chưa thực nghiệm
được, trong khi đó Phật Giáo đã đưa được tâm thức tới điễm
không thời gian lẫn không không gian đó từ lâu qua thiền định.
Qua sự phân tích trên, Phật Giáo và vật lý học hiện đại có
những điểm tương đồng sâu sắc trong quan niệm về thời gian.
Điều đó khiến Einstein có cảm tình đặc biệt với Phật Giáo. Ông
đã từng phát biểu trong một cuộc hội thảo về tôn giáo với khoa
học tại New York, “Nếu trên thế giới có một tôn giáo nào có thể
đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn
giáo ấy phải là Phật Giáo. Phật Giáo không cần phải xét lại
những quan điểm của mình theo khoa học vì Phật Giáo bao gồm
cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”
Chúng ta có thể thấy một số điểm tương đồng trong quan niệm
về thời gian giữa Phật Giáo và vật lý học hiện đại, đó là:
1. Bằng cái nhìn tĩnh và động, Phật Giáo và Vật Lý Học hiện đại
(Modern Physics) đều thấy sự tương quan giữa không gian và
thời gian trong một tấm lưới vũ trụ hoàn hảo.
2. Cả hai đều thừa nhận tính vô cực (vô thuỷ vô chung) của thời
gian trong sự vô thường của thế giới.

17

  1. Cả hai đều thừa nhận tính tương đối và tuyệt đối của thời
    gian và không gian.
    4. Cả hai điều nhận biết cái nhất thể thuyệt đối (singularity.)
    5. Cả hai đều biết tánh Không tương đối của lượng tử
    (quantum,) chỉ có 99.9999999999999999% không, empty.
    6. Cả hai đều đồng ý nếu quan sát, đo lường thì hạt (quantum)
    là có, mà khi không quan sát thì nó trở thành không có (wave.)
    Như lý vô tướng trong Phật Giáo, sắc tất thị không, không tất thị
    sắc.
    Tuy nhiên, quan niệm về thời gian của Phật Giáo không đồng
    nhất hoàn toàn với những kiến giải khoa học về thời gian của
    vật lý học hiện đại.
    Những dị biệt tương đối trong hai quan niệm là:
    1. Vật lý học hiện đại xây dựng khái niệm thời gian bằng thực
    nghiệm lý thuyết trên đường thẳng (linear,) còn Phật Giáo lại
    dựa vào sự mách bảo của trực giác kinh nghiệm.
    2. Phật Giáo (đặc biệt là Thiền Tông) hướng nội để tìm thời
    gian tương đối và sự ngưng đọng vĩnh hằng tuyệt đối của thời
    gian trong tâm thức con người; vật lý học hiện đại hướng ngoại
    để tìm thời gian tương đối trong thế giới vật chất, và thời gian
    tuyệt đối trong lỗ đen vũ trụ (worm holes, black holes.)
    Nhờ tìm hiểu, so sánh quan niệm về thời gian trong Phật Giáo

18

và vật lý học hiện đại giúp chúng ta thấy được Phật Giáo đã đi
trước khoa học từ hơn 2,500 năm. Sự gặp gỡ giữa Phật Giáo và
Khoa Học trong vấn đề thời gian và không gian, là điễm tương
quan văn hoá giữa Đông và Tây. Mà vì Phật Giáo và Khoa Học
bổ thúc cho nhau (complement each other,) cho nên nó có thể
cùng nhau xây dựng một nền văn hoá minh triết cho nhân loại.
Tóm lại, trên hình thức, Khoa Học và Phật Giáo tuy có nhiều
điểm tương đồng nhưng căn bản và đối tượng thì vẫn khác
nhau. Kiến thức khoa học là ngoại vi (về thế giới bên ngoài,)
đặc biệt là thế giới vật chất hiện hữu, cho nên bị ràng buộc
trong không gian và thời gian.
Trong khoa học, cho tới bây giờ, chân lý (the absolute truth is
undefined target) không bao giờ đạt được, vì khoa học luôn luôn
thay đổi để phù hợp với những hiểu biết và khám phá mới của
con người. Khoa Học chỉ có thể cung cấp cho con người những
dữ kiện tương đối tạm thời vì những gì khoa học biết về vũ trụ
vật chất rất giới hạn.
Trái lại, trong Phật Giáo, chân lý đã được thể hiện và có tính
cách tuyệt đối, bởi vì Phật Giáo chú trọng đến cái "kiến" bên
trong do thực chứng. Phật Giáo vượt thẳng tới chân lý tuyệt đối
(chơn như) chứ không cần qua ngả các phát minh tương đối tạm
bợ của khoa học.
Do đó, nhiều khoa học gia đã đồng ý rằng: Phật Giáo bắt đầu
nơi khoa học tận cùng (Buddhism begins where science
ends.) Mục đích của khoa học là cung cấp cho chúng ta những
tiện nghi thoải mái vật chất và trí thức, nhưng không phải là
chân lý của tuệ giác vì bản chất tương đối tự tại của khoa học.

19

Chỉ khi nào con người tiếp xúc được với tuyệt đối và sống trong
chân lý, khi đó con người mới có thể có được chân hạnh phúc,
vượt ra ngoài mọi đối đãi nhị nguyên, qua tới bờ niết bàn tịnh
tĩnh. Hay nói một cách khác, khoa học không chứng minh được
Phật Giáo nhưng mà ngược, Phật Giáo làm sáng tỏ Khoa Học.
Đây là cái khác biệt giữa kiến thức khoa học và trí tuệ Phật
Giáo mà chỉ có Phật Giáo mới khám phá ra trí tuệ. Chỉ có trí
tuệ mới giải thoát vô minh, giúp ta đạt được giác ngộ. Đó là lúc
mà ta không còn phân biệt, so sánh rồi từ đó vì vô minh nên lại
nêu ra những câu hỏi lẩm cẩm, cố chấp, và còn thêm tham sân
si nên đòi hỏi phải được trả lời thích đáng. Vì khi đã giác ngộ
rồi thì còn gì thắc mắc nữa mà cần giải đáp?

  1. Kiếp Và Sátna

Phật Giáo thường dùng hai thuật ngữ làm phương tiện đo thời
gian, kiếp (kalpa) là đơn vị đo thời gian cực đại và satna là đơn
vị đo thời gian cực tiểu. Phật Giáo Nguyên Thuỷ chia thời gian
thành tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Mỗi tiểu kiếp bằng

20

16,800,000 năm. Mỗi trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng
336,000,000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp (thành kiếp,
trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp,) bằng 1,344,000,000 năm.
Tương đương với số tuổi phân tích toán pháp trên, Phật Giáo đã
ước lượng trước khoa học số tuổi của vũ trụ khoảng chừng là 14
tỷ năm như khoa học ước tính ra ngày nay. Chính xác hơn bằng
1,344,000,000 năm như đã tính toán ở trên.
“Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá vuông
rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một
lần phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các
mặt đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một
hạt cải, chừng nào hết thì hết một kiếp.”
Nhưng sau, các phái Phật Giáo có cách phân chia về kiếp khác
nhau, căn cứ vào trí tuệ lẫn trình độ hiểu biết bất đồng.
Luận Đại Trí độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp; luận Đại
Tì Bà sa chia thành Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại
kiếp; Luận Câu Xá chia thành Trung kiếp, Thành kiếp, Đại kiếp
và Hoại kiếp; Luận Chương Sở Tri chia thành Trung kiếp,
Thành kiếp, Trụ kiếp, Đại kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp...
Tuy nhiên, vì mỗi vũ trụ có vô vàn thế giới mà sự thành trụ của
thế giới này là sự hoại không của thế giới khác. Bởi vậy, thời
gian ở những cảnh giới khác nhau cũng khác nhau. Một kiếp
trong thế giới Sabà của Phật Thích Ca bằng 1 ngày đêm trong
thế giới Cực lạc của Phật Adiđà, một kiếp trong thế giới Cực lạc
của Phật Adiđà bằng 1 ngày đêm trong thế giới Casa tràng của
Phật Kim An Kiên...

21

Nên hiểu tất cả những đo lường tượng trưng này chỉ là tương
đối.
Những sự kiện hiển nhiên ở trên đây mãi đến bây giờ khoa học
mới đo lường được trong khi đó Phật Giáo đã biết và giải thích
rất mạch lạc từ cả hơn ngàn năm về trước.
Khoa học ngày nay đã đo đạt được thời gian khác biệt qua tiêu
chuẩn bất chuẩn của trái đất, và qua kiến thức vô minh của con
người như sau:
Pluto quay quanh Mặt Trời 240 năm của địa cầu, Nereid
360.13 năm của địa cầu, Neptune 5.877 năm của địa cầu,
Neptune 164.8 năm của địa cầu, Neptune 164.8 năm của địa
cầu, Ariel quay quanh Uranus 2.520379 ngày, Uranian 84.0205
năm của địa cầu, Miranda 1.413479 năm của địa cầu hay
122124.59 giây, ...
Pluto orbits the Sun in 240 Earth years, Nereid has an orbital
period of 360.13 Earth days (0.986 Earth years) and a rotation
period of 11 hours and 31 minutes, Triton, the largest moon of
Neptune has an orbital period of 5.877 Earth days, Neptune has
164.8 Earth years, Ariel orbits Uranus in 2.520379 days,
Uranian year lasts 84.0205 Earth years, Miranda has a day
lasting 1.413479 Earth days or 122124.59 seconds, ...
Xin lưu ý, như đã đề cập ở trên, đây chỉ là những khám phá đo
lường tương đối của những điều kiện nhân duyên trong môi
trường Thái Dương Hệ qua tiêu chuẩn của trái đất chứ chưa
phải là đo lường không thời gian (space-time) của những hành

22

tinh trong những giải ngân hà khác cách chúng ta hàng triệu
năm ánh sáng mà khoa học chưa biết đo đạt chính xác.
Hơn nữa khoa học chỉ biết đo lường vật chất trong trong môi
trường vũ trụ độc lập mà ta đang sống và mới khám phá được.
Đó là tôi chưa đề cập đến cõi vô sắc giới bao gồm 95% trong vũ
trụ mà cho đến bây giờ khoa học chỉ mới biết rất mù mờ.
Khoa học chưa bắt kịp trí tuệ Phật Giáo kiến ngộ tới những cõi
giới khác trong nhiều điều kiện của đa vũ trụ với nhiều chiều
không gian thời gian riêng biệt. Trí tuệ không biết phân biệt, so
sánh, đo lường mà nhìn mọi sự như thị tri kiến.
Đơn vị đo thời gian nhỏ nhất trong Phật Giáo là satna (ksana.)
Phật Giáo Nguyên Thủy dùng khái niệm satna để chỉ sự biến đổi
mau lẹ, vô thường của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Về sau, các bộ phái Phật Giáo phát triển trí tuệ hơn nên bàn cụ
thể hơn về satna trong thuyết vi trần và thuyết satna.
Theo Phẩm Phân Biệt Thế Gian (Luận Câu Xá,) satna được
định nghĩa như một hạn kỳ cực tiểu để một thể tính được tựu
thành và biến mất ngay (vô thường.) Một satna tương đương
1/60 giây (1/60 second ~ 0.01666667 second.) Một satna vật
chất lại bằng 16 satna tư tưởng, bởi sự biến đổi của tư tưởng
nhanh hơn sự biến đổi vật chất. Theo Địa Tạng Pháp Số, trong
một niệm (một tư tưởng) có 90 satna. Trong một satna có 900
lần sinh diệt. 120 satna tiếp nối thành một hàng satna, 16 hàng
satna thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ.

23

Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm kiếp và satna chứng tỏ
năng lực cảm nhận tinh tế của Phật giáo, đã đi trước khoa học
hơn 2500 năm về trước, về sự biến đổi vô thường trong thế giới
cực tiễu và cực đại (vi mô và vĩ mô.)
Ngài Phật Âm (Buddhaghaṣa,) người khuếch trương một luận
điểm nổi tiếng về Phật Giáo Sri Lanka vào đầu thế kỷ thứ V sau

Công Nguyên, đó là tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (p: visuddhi-
magga.) Quả thật, sự sống của một chúng sanh vô cùng ngắn

ngủi tương ứng với con người trong giai đoạn cuối cùng của
một cuộc đời, mà sinh tử, tử sinh ví như trục bánh xe đang quay
vòng, luân hồi, tại một điểm được chỉ định tại tâm điểm duy nhất
của bánh xe (point of reference.)
Ngay cả cuộc sống của một chúng sanh cũng vậy chỉ kéo dài
trong giai đoạn rất ngắn trong một ý niệm luôn luôn luân
chuyển vì nếu tâm ý dừng lại thì sự sống chết cũng sẽ dừng lại.
Nếu dòng tâm thức ngưng đọng thì dường như, chúng sanh
trong quá khứ/vị lai tưởng là đã sống/chết mà thật sự không bao
giờ chết/sống trong khoảng khắc vô định đó?
Cho nên, cái sinh trụ hoại diệt vô thường của vũ trụ trong một
sátna đó nó còn nhanh không thể tưởng tượng hay xác định
chính xác được sau khi so sánh với 24 hours/day.
Theo Bách Khoa Triết Học của Phật Giáo Tiểu Thừa mang tựa
đề “A-Tỳ-Đạt-Ma Đại Tỳ-Bà Sa Luận”
(Abhidharmamahāvibhāṣāśāstra,) bản gốc Sanskrit bị thất lạc,
chỉ còn bản dịch tiếng Hán của ngài Huyền Trang, trong đó nói
rằng: một ngày 24 giờ có 649,999,980,000,000 sát-na (kṣaṇas.)

24

Nếu sống theo sátna thì kiếp sống vô thường này dài vô tận, và
con đường về quê còn xa lắc lê thê?
Tóm lại, vật chất tập hợp bởi năm uẩn (skandhas) vô thường,
sanh diệt trong từng sát-na mà khoa học hiện đại gọi là
microseconds, nanoseconds sẽ cũng được xem là quá chậm đối
với kỷ thuật hiện đại huống gì một kiếp nhân sinh dài đằng
đẵng?

  1. Thời Gian Vô Thủy Vô Chung

Theo Luật Vô Thường và Lý Nhân Duyên, Phật Giáo nhìn thời
gian trong vô cực, không thừa nhận có một thời gian tuyệt đối
mà thời gian chỉ là sự tiếp nối liên tục của nhân quả. Đó là dòng
vận hành liên tục của thực tại khách quan, thể hiện qua sự biến
đổi triền miên của vạn tỷ vật.
Thời gian gắn liền với sự luân chuyễn của mọi sự vật, hiện
tượng đổi thay trong thế giới với dòng đời.
Theo Kinh Tăng Chi, “Không một khoảnh khắc nào, một mảy
may nào của thời gian mà dòng sông lại không ngừng trôi
chảy.”
Thời gian trôi qua từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Nên nhớ
đây chỉ là lối giải thích tương đối của Tục Đế dùng phương
pháp không gian thời gian một chiều (Linear of Space-Time
Model) mà quá khứ vị lai chỉ là những điểm được chỉ định tương
đối (relative points of relative references.)

25

Rất ít những thiện tri thức, những nhà khoa học gia và những
triết gia hiểu tới “làm cho không gian cuộn thời gian” đó là
Space_Time in Quantum Entanglement in multiple dimensions.

Nguyên lý trên có cùng nguồn gốc tương tự như của Heraclitus
“tất cả là một dòng chảy mạnh, mọi thứ đều cuốn trôi,
everything flows” TA IIANTA PEI TA IIANTA, Πάντα ῥεῖ, panta
rhei.
Chúng ta không bao giờ tắm trong cùng một dòng sông, the
philosophy of Heraclitus is summed up in his cryptic utterance,
“ποταμοῖσι τοῖσιν αὐτοῖσιν ἐμβαίνουσιν, ἕτερα καὶ ἕτερα ὕδατα
ἐπιρρεῖ. Potamoisi toisin autoisin embainousin, hetera kai hetera
hudata epirrei,” Ever newer waters flow on those who step into
the same rivers.

Plato dùng cùng quan niệm triết lý của Heraclitus, the quote
from Heraclitus appears in Plato's Cratylus twice; in 401, d as
“τὰ ὄντα ἰέναι τε πάντα καὶ μένειν οὐδέν,” Ta onta ienai te panta
kai menein ouden. "All entities move, and nothing remains still."
Tất cả đều di động và không có gì là cố định. And in 402, a
"πάντα χωρεῖ καὶ οὐδὲν μένει" καὶ "δὶς ἐς τὸν αὐτὸν ποταμὸν οὐκ
ἂν ἐμβαίης," Panta chōrei kai ouden menei kai dis es ton auton
potamon ouk an embaies, "Everything changes and nothing
remains still ... and ... you cannot step twice into the same
stream."
Chúng ta không bao giờ tắm trong cùng một dòng sông. Chuyện
đó quá hiển nhiên nhưng tại sao chúng ta lại phải cố tìm cùng
dòng sông để mà tắm?

26

Cho dù ta cố về ta tắm ao ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn không
còn được đục ngầu hay trong trẻo như xưa?
Instead of "flow, dòng trôi chảy" Plato uses chōrei, to change
chōros.

The assertions of flow are coupled in many fragments with the
enigmatic river image:
Ποταμοῖς τοῖς αὐτοῖς ἐμβαίνομέν τε καὶ οὐκ ἐμβαίνομεν, εἶμέν τε
καὶ οὐκ εἶμεν.
"We both step and do not step in the same rivers. We are and
are not."
Chúng ta cho dù cố cùng tắm lại trong một con sông ngay bây
giờ nhưng lưu thủy đó không phải cùng một dòng chảy ngày
nào. Chúng ta tuy là chúng ta nhưng không phải là chúng ta
ngày xưa ... khi bé ta chơi?

So sánh với quan niệm của the Latin adages Omnia mutantur
and Tempora mutantur (8 CE) and the Japanese tale Hōjōki,
(1200 CE) which contains the same image of the changing river,
and the central Buddhist doctrine of impermanence.
Tất cả đều vô thường như dòng sông trôi chảy. Con nước trôi
qua mà chúng ta đang bơi lội trong dòng sông đó luôn luôn thay
đổi, không cùng một dòng nước mà ta đã tắm, và ngay cả chúng
ta củng không phải là chúng ta đã bơi lội trong đó như hôm nay
hay ngày mai. Đơn giản hóa, tất cả đều là vô thường
(impermanent,) như điện như ảo.

27

Tuy nhiên, Bồ Đề Tâm không lấm bụi trần tự nó trong sạch như
kim cương bất hoại thì cần gì phải năng tắm cho bẩn tâm?
Mấy ông đại triết gia ngày xưa thật là rắc rối, sở dỉ hơn cả ngàn
năm nay nhân loại không sản xuất ra được những đại triết gia
cở đại bự như trên là vì nếu có thì mấy ngài này đang dạy ở
trong những nhà thương điên chứ nhửng kẻ phàm phu mắt thịt
như chúng ta khó mà hiểu nổi cái triết lý trừu tượng của lý vô
thường đó ngoại trừ Phật Giáo.

Vũ trụ, thế giới như là một tấm lưới (Phật gọi là Indra Jewel
web, Khoa Học gọi là webspace, hay internet) nơi không gian
và thời gian đan mắc bởi vô số các sự vật hiện tượng trong lý
nhân duyên.
Như tôi đã đề cập ở trên, quá khứ, hiện tại và vị lai nối kết nhau
trong trùng trùng duyên khởi, mà thời gian ở trong vòng cầu
tuần hoàn khép kín (closed loop) của vô lượng kiếp luân hồi,
không có điểm khởi đầu và không có hồi kết thúc (vô thuỷ vô
chung.)
Trong vòng luân hồi bất tận đó, quá khứ nơi này trở thành
tương lai nơi khác, mà cái chết trong thời gian cũng chỉ là bắt
đầu của cái sinh.
Dĩ nhiên, con người không đáng kể để nhắc đến ở đây so với
hoại diệt của vũ trụ sắc tướng và vô sắc tướng.
Cho nên chữ chúng ta được dùng ở đây không phải là chúng ta
không bao giờ tắm trong cùng một dòng sông mà là chúng nó đã
cùng tắm trong một dòng sông ... khác?
Đó là thí dụ thiển cận của tiền nhân tôi xin biến chế:

28

Chúng ta không bao giờ sở trụ bất cứ nơi nào trong vũ trụ động
cho dù “ưng” (muốn) vô sở trụ.

  1. Thời Gian Và Không Gian Trên Phương Diện
    Tục Đế Và Chân Đế

Ở góc độ biện thức luận, Phật Giáo xem xét thời gian trên hai
phương diện, tục đế và chân đế.
Trên phương diện tục đế (samaritil,) và trên phương diện nhận
thức của khoa học và kẻ phàm phu, thời gian chia làm ba thì:
quá khứ, hiện tại và tương lai. Mà phái Hữu Vi cho rằng, tam
thế thực hữu, pháp thể hằng hữu (ba thế giới thực có, pháp thể
thường còn.) Vì thế giới là thực có chứ không phải là ảo ảnh,
nên sự tồn tại của thời gian qua ba thời cũng là một thực tế.
Thời gian tuần tự trôi chảy một chiều theo một đường thẳng
(linear) từ quá khứ, qua hiện tại tới tương lai. Mà ngay cả ba
thời điểm đó cũng bất định xứ nên vô sở trụ.
Dĩ nhiên, đây chỉ là nhận thức độc nhất của phàm phu, vi khuẩn
người trong vũ trụ, chứ không phải đồng kiến thức với những
chúng sinh khác trong những cõi cao hơn.
Trên phương diện chân đế (paramatha,) bật đã giác ngộ không
bị ràng buột bởi thời gian một chiều. Không còn thời nào nữa
trong thời gian, kể cả không gian cũng không còn nữa trong
muôn chiều.

29

Một là họ đã chinh phục được thời-không gian hay chiếu kiến
không gian, thời gian giai không?
Đó là trạng thái của Thái tử Sidhatha 49 ngày đêm ngồi thiền
dưới gốc cây Bồ đề bên dòng Nikiềnliên, sau khi nhìn thấy sao
Mai chớm mọc, Thái tử bỗng nhiên bừng tỉnh giác ngộ. Trong
một satna ngắn ngủi đó, Ngài thành Phật bởi đã đạt được sự
giác ngộ cao nhất, vô thượng chánh đẵng chánh giác, hiểu thấu
được vạn vật, hiểu thấu được quá khứ, hiện tại và tương lai để
không còn bị ràng buột bởi thời gian và không gian.
“Chính lúc này đây ta thành Phật!” Đó là lời tuyên ngôn của
người đã giải thoát (moska,) đã đạt tới cõi chân như vĩnh hằng
trong chính tâm thức giác ngộ của mình.
Trạng thái Niết Bàn (Nirvana) là trạng thái tâm linh (spiritual),
tịnh tĩnh, thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, tỉnh thức (awaken)
trong tâm của người đã giải thoát. Niết Bàn cũng chính là sự
ngưng đọng tuyệt đối của thời gian, không còn không gian,
không còn nhân quả, không còn sinh tử luân hồi. Bởi thế, Đức
Phật còn có tên là Như Lai (Tathagatha), nghĩa là người đã đến
như thế, thực chất là người không từ đâu đến mà cũng không ở
đâu, không đi đâu. Người sống trong tuyệt đối, vĩnh hằng.
Phật Giáo Đại Thừa đã nhấn mạnh đến tính Không (emptiness)
của không gian và thời gian. Tính Không trong Phật Giáo không
đồng nghĩa với chủ nghĩa hư vô của Đạo Lão, phủ định thế giới
hiện tượng, phủ định hoàn toàn thời gian mà tính Không gắn
liền với dòng luân chuyển vô thường (impermanent stream) của
thế giới xoay động.

30

Trong kinh Kim Cương (Cang,) thế giới biến ảo giống như
“ngôi sao mờ dần buổi bình minh, một chiếc lá trên dòng sông,
một ánh chớp trong đám mây mùa hè, một ngọn đèn le lói, một
bóng hình, một giấc mộng.”
Kinh quá ư là văn chương lãng mạn, thế giới không động, không
biến ảo mà tâm lòng ta biến động làm náo động cả thế giới.
“Người buồn cảnh vui đâu bao giờ?”
Quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là ảo ảnh, nơi được gọi là không đó,
là nơi mà không gian cuộn tròn trong thời gian.
Nói như lời của Swami Vivekananda, “Thời gian, không gian và
mối liên hệ nhân quả giống như một tấm kính ta nhìn xuyên qua
nó để thấy cái tuyệt đối... Trong tuyệt đối thì không có thời gian,
lẫn không gian, lẫn quan hệ nhân quả, lẫn lý nhân duyên.”
Nhà sư Đức Sơn (Nhật Bản) trên đường đi tới Đài Sơn dừng
chân bên quán nhỏ gọi điểm tâm (ăn sáng.) Bà lão bán quán là
người am tường Phật Giáo bèn thử thách nhà sư bằng câu hỏi
khó, nếu nhà sư trả lời được thì mới được ăn điểm tâm.
Kinh Kim Cương viết, “Quá Khứ tâm bất khả đắc, Hiện Tại tâm
bất khả đắc, Vị Lai tâm bất khả đắc.” Vậy thầy muốn điểm cái
tâm nào đây?
Điểm tâm trên đây còn có nghĩa là điểm vào cái tâm. Việc điểm
tâm tưởng xảy ra trong thời gian nhưng trong kinh Kim Cương
không có thời nào cả, quá khứ tương lai, hữu hạn vô hạn đồng
nhất trong từng satna của đời sống hiện tại. Cái vô ngã, vô

31

thường và cái vĩnh hằng cũng chỉ là một (oneness) trong tâm
tánh của người giải thoát.
Con người giải thoát giác ngộ là người,
“Bất sinh diệc bất diệt,
Bất thường diệc bất đoạn.
Bất nhất diệc bất nhị,
Bất lai diệc bất xuất.”
Thuyết bất nhị của Phật Giáo được diễn tả: Bất nhị từ nhị
nguyên, nhị nguyên từ bất nhị. Không có nhị nguyên thì không
có bất nhị?
Tất cả sắc vật từ một mà ra, và một ra từ tất cả sắc vật.
All things come out of the one, and the one out of all things.
(Heraclitus, ~500BC)

Khi hướng vào tâm, tìm thấy tánh, thì không thị phi, phân biệt
nhị nguyên: sinh tử, trúng sai, đến đi, không còn cách biệt giữa
ta (ngã, self) và tha nhân, quá khứ và vị lai. Không người không
vật, không cảnh không ta. Tất cả, chỉ còn một sự đồng nhất tuyệt
đối của cái Không (emptiness) tĩnh lặng trong tâm của người
giải thoát.

32

Bật giác ngộ sống trong niết bàn vĩnh cửu, quét sạch ý niệm về
cái tương đối, chỉ còn chân như tịch tĩnh trên biển cả mênh
mông của giải thoát.
Vì nhận thấy, đời sống của chúng sinh như là bể khổ, và cuộc
sống trên đời mong manh vô thường, Phật Giáo khuyên con
người nên trân trọng thời gian để sống theo chính pháp trong
từng satna của đời sống hiện tại.
Phật Giáo dạy cho ta pháp vô úy để chế ngự nổi lo âu về cái
chết, vô cầu để không khao khát một bản thể trường tồn, và vô
chấp để không bị lôi cuốn vào những ảo ảnh vật chất phù du
trên đời.
Phật Giáo dạy ta cho cách nhìn từ ngoài vào trong, từ đa dạng
tới nhất thể, từ động đến tĩnh, từ tương đối tới tuyệt đối, đó là
con đường tư duy của Phật Giáo.
Lúc nhậm vận được những biến đổi đó, nhân tâm sẽ giác ngộ, và
sẽ an tâm trở về với chính bản lai, kiến tánh. Kỳ tâm nhi sinh
đánh thức Phật tính, thành Phật.

  1. Vũ Trụ, Thời Gian và Không Gian Trong
    Kinh Hoa Nghiêm

Hình như, tôi nghe lóm từ kiếp nào đó, ý Kinh Hoa Nghiêm (sa.
avataṃsakasūtra hoặc gaṇḍavyūha) chủ trương rằng tâm con
người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật.

33

Nên hiểu rỏ hơn, Tâm là vũ trụ. Tâm là tâm! Không có phân biệt
tâm chúng sinh hay tâm Phật.
Về không gian dung thông vô ngại văn kinh nói:

Bao nhiêu vi trần trong thế giới
Trong mỗi vi trần thấy các cõi
Bửu quang hiện Phật vô lượng số
Cảnh giới tự tại của Như Lai
Vô lượng vô số núi Tu Di
Ðều đem để vào một sợi lông,
Một thế giới để vào tất cả
Tất cả thế giới để vào một,
Thể tướng thế giới vẫn như cũ
Vô đẳng vô lượng đều cùng khắp.
Trong một chân lông đều thấy rõ
Vô số vô lượng chư Như Lai

34
Tất cả chân lông đều thế cả
Tôi nay kính lạy tất cả Phật

Về thời gian dung thông vô ngại kinh văn nói:

Kiếp quá khứ để hiện, vị lai,
Kiếp vị lai để quá, hiện tại,
Ba đời nhiều kiếp là một niệm
Chẳng phải dài vắn: hạnh giải thoát.
Tôi hay thâm nhập đời vị lai
Tất cả kiếp thâu làm một niệm,
Hết thảy những kiếp trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.

Về không gian và thời gian dung thông vô ngại nhau, văn kinh
nói:

Khắp hết mười phương các cõi nước

35
Mỗi đầu lông đủ có ba đời
Phật cùng quốc độ số vô lượng
Tôi khắp tu hành trải trần kiếp.
Trong một niệm tôi thấy ba đời
Tất cả các đấng Nhơn Sư Tử
Cũng thường vào trong cảnh giới Phật
Như huyễn, giải thoát và oai lực.

“Tất cả sự không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung
thông thời gian, không gian dung thông không gian, thời gian
dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một
không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung
thông tất cả thời gian, tất cả dung thông với một, thời gian với
không gian, một cùng tất cả cũng đều dung thông như vậy. Ðây
chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà cũng chính là cảnh giới
giải thoát bất tư nghì mà Kinh Hoa Nghiêm này lấy đó làm nội
dung.” (ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH,
Hán Dịch: Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Trí Tịnh, Lời mở đầu.)
Tôi xin diễn ngắn gọn, không gian cuộn thời gian. Vạn pháp do
tâm sanh! Không có không gian lẫn thời gian, không quá khứ

36

hiện tại lẫn tương lai. Không sinh không diệt, không đến không
đi.

“Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là
thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt
hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có
và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với
Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt
chơn lý Phật Tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư
nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho
chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức
vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong
vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong
nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm
trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn
trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp.
Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả.
Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu
vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm
lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể.
Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm. Bởi thế, nếu Kinh
Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý 3
chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng
Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.”
(Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988, lời giới thiệu của Thích Ðức
Niệm, ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH,
Hán Dịch: Ðại Sư Thật Xoa Nan Ðà Việt Dịch: Hòa Thượng
Thích Trí Tịnh)

37

Kinh Hoa Nghiêm đã miêu tả vũ trụ ảo (holography universe.)
Part of a whole, whole of a part. Tất cả là một, một là tất cả mà
khoa học ngày nay mới khám khá ra. Cấu trúc hạt cải (chúng
sinh) và nhục thể của con người ngay cả mổi chân lông đều
được cấu tạo như kiến trúc của vũ trụ ảo. Tất cả được cấu tạo từ
ngũ uẫn (five elements, nguyên tữ) với cùng DNA, cùng nghiệp
quả (cause & effect,) từ nhửng nhân duyên lẫn dữ kiện (data,
information, condition, environment.) Kinh còn giải thích rất rõ
ràng về ý niệm của con người về không gian và thời gian.
Không gian tùy thuộc vào tốc độ, chính vì tốc độ của chúng ta bị
hạn chế nên mới cảm thấy có không gian, rồi thời gian tùy thuộc
vào không gian. Ta đi bộ trung bình khoảng 5 miles/hr, đi xe
đạp 15 mi/hr, đi xe hơi 65 mi/hr, đi máy bay cở 500 mi/hr...luôn
luôn cần phải mất một khoảng thời gian để vượt qua một khoảng
cách không gian. Ta cảm nhận khoảng cách như ngắn lại vì vận
tốc máy bay đi khá nhanh. Tuy nhiên, bây giờ với internet, nói
chuyện trực tuyến với một người bạn bên kia của địa cầu, vì tín
hiệu truyền đi quá nhanh với tốc độ 300,000km/second, chỉ mất
2 seconds đã tới, ta không cảm nhận được, vì vậy cảm thấy tức
thời, nhìn hình ảnh đối phương sống động trước mắt, nghe tiếng
nói rõ ràng và tức thời, ta cảm thấy khoảng cách không gian
không còn nữa, mọi nơi trên thế giới đều như nhau, mọi khoảng
cách đều triệt tiêu. Chính vì khoảng cách đã không còn nên con
người hiện nay chế ra TV, cloud technology, wifi, IoT, hoặc AI,
hay smart phone, có thể liên lạc (comunicate) với bất cứ ai ở bất
cứ phương trời nào trên thế giới. Trong vòng vài năm nữa, khi
mà quantum computers ra đời với tốc độ gấp cả triệu triệu lần

38

tất cả computers’ technology ngày nay, nhanh hơn tốc độ ánh
sáng, thì chúng ta càng không thấy sự hiện hữu của không gian
và thời gian nữa. Lúc đó, cái quan niệm của khoa học, đời sống,
vật chất và tư duy của con người cũng sẻ từ tâm mà thay đổi cho
thích ứng với nhu cầu của con người. Chúng ta thấy cuộc đời
ngắn ngủi và vô thường hơn vì chúng ta không tính mọi công
việc mình làm bởi seconds chứ không bằng phút bằng giờ nữa.
Manopubbarigamā dhamma Ý dẫn đầu các Pháp
Manoseṭṭhā manomayā Ý làm chủ, ý tạo
(Kệ Pháp Cú thứ nhất)

Kinh còn diễn tã về, sự-sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, ý
diễn tả về toàn thể không gian và thời gian trong vũ trụ.
Kinh đã đề cập đến thế giới vĩ mô (thiên hà, tinh tú, ...), thế giới
vi mô (lượng tử, lân hư trần) với cùng cấu trúc của sắc tướng,...
Dĩ nhiên, có những đoạn kinh văn trên chưa được giải mã còn
rất tối nghĩa, huyền bí dường như dị đoan mê tín, hay được ngụy
tạo thêm bởi những thượng mạn nhân không biết lý do gì nhưng
có thể từ ngu muội mà ra?
Khác với niềm tin của những tín đồ ngoại đạo về kinh điển tuyệt
đối của họ, kinh điển Phật Giáo bị ngụy tạo rất nhiều, và được
giảng dạy sai lầm, tam thế phật oan, bởi những ma tăng khoác
áo cà sa, hiểu biết lệch lạc, cho dù lời kinh xưa đó chính thị là
Phật thuyết.

  1. 39
    Danh bất hư truyền

Chính thói quen của tâm thức tạo thành cái hiện hữu của không
gian vũ trụ, vạn vật, con người, thế giới, văn hóa. Nếu cố chấp
là thế giới hữu thường, vật chất có thật...thì sinh lão bệnh tử,
bát khổ, thiên tai hoạn nạn, chiến tranh, áp bức, bất công, tệ
nạn xã hội sẽ có lý do gây đau khổ triền miên cho con người.
Tu hành là sửa đổi hay đúng hơn là xoay chuyển tập quán mê
muội đó một cách sâu xa tận tiềm thức mà Phật Giáo gọi là A
Lại Da Thức, bồ kiến thức, database. Mà giác ngộ là nhận ra và
tự mình thân chứng tất cả chỉ là không, thì sẽ thoát khỏi tất cả
mọi khổ ách. Tuy vậy, bậc thánh trí giác ngộ không còn cố chấp,
tức là không lọt vào tứ cú (có, không, vừa có vừa không, chẳng
có chẳng không,) không cố chấp bất cứ chỗ nào, trạng thái đó
Kinh Kim Cang diễn tã bằng câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ
tâm” (Không có chỗ trụ thì xuất hiện cái tâm ấy.) Thiền gọi là
kiến tánh thành Phật.
Bậc thánh vẫn có thế lưu bố tưởng, tức cái thấy và cảm nhận
bình thường như mọi người, nhưng không còn trước tưởng, tức
cố chấp vào một cú nào đó trong tứ cú, vì vậy tự nhiên mà đạt
tới vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở úy, an nhiên tự tại và không còn
phiền muộn hay sợ hãi khổ đau nữa.
Bật giác ngộ chiếu kiến “đi đến” (không thời gian, space time)
giai không!

40

Làm cách nào mà tổ tiên của nhân sinh thời đó biết chắc nịch
như vậy trước cả khoa học hiện đại?
“Gạch dưới cống, hòn dưới nống hòn trên!”
Và cũng làm cách nào mà hậu sinh càng ngày càng khả úy?
“Sóng đại dương lớp sau đùn lớp trước.”
Con cháu hơn ông bà, cha mẹ là nhà có phúc. Trò hơn thầy là
thầy giỏi dạy trò thông minh. Thế hệ mới hơn thế hệ củ là đức
của tổ quốc. Nhân sinh càng ngày càng văn minh, càng tiến bộ
là điều may mắn cho chúng sinh.
Tất cả chẳng qua chỉ là quá trình tiến hóa của kinh nghiệm, và
kiến thức tích lũy của thời gian, trong không gian, với những
điều kiện tự nhiên từ nhân duyên nhất thời mà nãy nở thể theo
thời điểm cùng môi trường địa lý, và nhất là cùng nghiệp quả
lịch sử, và trùng trùng duyên khởi của chúng sinh lẫn nhân sinh
mà có được sắc tướng hiện tại.
Đơn biện hơn, đã mang kiếp làm người thì ai ai cũng có thể biết
được những cái thắc mắc của con người một cách dễ dàng, và
có khả năng thần thông để tự bay tới được những cõi sắc tướng
lẫn phi sắc tướng một cách rất tự nhiên nếu không còn vô minh
nữa.
Mà hết vô minh trở lại cũng không khó khăn gì vì đó là tự tâm
tánh không bản lai, phi diện mục, vô ngã nguyên thủy trước khi
tiến hóa trở thành loài người.

41

Và hình như, trong một mốc không thời gian nào đó, không có
quá khứ vị lai, ngay cả cái trung đoạn hiện tại cũng không hiện
hữu, trước cả khi chúng sinh kể cả nhân loại hiện sinh, khi mà
tất cả chúng vô ngã, không có 18 căn trần thức cùng sắc thân,
đã giác ngộ được một cách rất tự nhiên những cái điều quái gở
trên đây?
Nơi thuở nguyên thủy đó, đa chúng lượng tử phối hợp với chân
lực trong vũ trụ, rồi từ giai không tạo ra ngũ uẩn và từ đó mới
sinh ra chúng sinh, nhân sinh rồi thì là tới cái tôi cá nhân đầy
rắc rối.
Điều mà tôi dám quả quyết và không ai có thể phủ nhận được đó
là Phật Giáo đã được truyền bá một cách rất hòa bình, phát
triển một cách tất tự nhiên, và nhất là triết lý Phật Giáo luôn
luôn uyển chuyển, và thích ứng với tiến trình lịch sử của nhân
loại.
Phật Giáo tuy nguyên thủy từ Ấn Độ nhưng không phát triển nổi
mà còn hầu như bị tiêu diệt bởi hai tôn giáo rất hiếu chiến đó là
Hindu và Hồi Giáo.
Nếu không nhờ những cao tăng với trí tuệ cùng kiến thức văn
hóa cao của Trung Hoa cùng sự khuyến khích, và hỗ trợ bởi
những vua chúa, sùng đạo Phật, khuyến khích các ngài Tây du
thỉnh kinh về để hoành dương Phật Pháp thì có thể những quốc
gia phía Đông của Ấn Độ không bao giờ biết đến Phật Giáo?
Các cao tăng Trung Hoa này đã tâm nguyện, tình nguyện, và
quyết chí, hy sinh thân mình, lặng lội đường xa, đầy gian nan,
nguy hiểm, băng rừng, vượt núi trong những điều kiện với thời

42

tiết nghiệt ngã, cùng phải đối phó, thuyết pháp, và khuất phục
những giống man di trên những quốc gia mà các Ngài đã đi qua
như A Phú Hãn để hoành dương đạo pháp, và để cho chúng ta
may phước được thừa hưởng cho đến ngày nay.
Các ngài đã qua đó, tới Tây phương, cõi Phật, ở lại gần hết
khoảng đời son trẻ để học tiếng Phạn, học thêm Phật Pháp từ
gốc, tập dịch thuật kinh sách, rồi thỉnh kinh về lại phương Đông
để hoành dương Phật Pháp thật là vô lượng công đức.
Không có những tam tạng luận sư này thì Phật Giáo, nếu còn
tồn tại ở Ấn, thì bây giờ cũng chỉ luẩn quẩn trong một địa
phương nào đó? Phật Giáo ở Ấn trong quá khứ bị truy sát nhiều
lần nhưng may không bị tuyệt diệt. Nếu Phật Giáo không được
“nhập cảnh” Đông độ thì bây giờ Phật Giáo chỉ là một tôn giáo
thiểu số của riêng người Ấn, không được thế giới biết đến để
học hỏi và được bành trướng mạnh, và rất phổ thông trên thế
giới như bây giờ.
Chỉ có Việt Nam được may mắn hấp thụ hai nguồn trí tuệ, văn
hóa “nhập cảnh” Nguyên Thủy từ Tây qua, và Đại Thừa từ Bắc
truyền.
Sự thật, lịch sử không thể chối cãi đó là tuy những cao đồ của
Đức Phật có công bảo quản và truyền khẩu những thuyết pháp
tự kim khẩu của Đức Thế Tôn. Sau khi Đức Phật nhập diệt, các
Ngài quyết tâm dò dẫm từng bước, mò mẫm mà đi vì không còn
có Đức Phật đưa đường dẫn lối. Các Ngài không biết sáng tạo
và ứng biến vì vẫn chưa đủ tự tin vẫn còn lệ thuộc vào khuông
khổ của kinh điển thay vì tự tin, can đảm tục diệm truyền đăng
như pháp môn rốt ráo cuối cùng mà Đức Phật đã trăn trối.

43

Đa số các Ngài dù có thể đã đạt giác ngộ nhưng chưa có một cá
nhân nào có đủ trí tuệ và kiến thức bì kịp những tam tạng luận
sư truyền đời, vượt thời gian của Đại Thừa ở Ấn Độ sau đó vài
trăm năm chẳng hạn Nagarjuna, Asanga (Vô Trước có nghĩa là
không chấp chước tức không bị dính mắc vào đâu cả,) và người
em là Vasubandhu (có nghĩa là vị thân thuộc của trời nên dịch
theo nghĩa là Thế Thân hoặc Thiên Thân, từ tiểu thừa chuyển
theo đại thừa nhờ anh chỉ giáo) cùng các Tổ Trung Hoa đã có
công y ý kinh để mà giảng pháp, và lìa kinh đa tự nhưng vẫn thể
theo tuệ ý của Đức Phật thuyết.
Nhất là nhờ vào những đầu óc sáng tạo của trí tuệ lẫn kiến thức
bác học từ văn hóa Á Đông của những tăng, ni, cư sĩ, học giả,
trí thức đã triết lý và khoa học hóa Phật Giáo, đã hoành dương,
và đã đưa triết lý Phật Giáo lên tột đỉnh của tâm trí.
Đó là lý do mà đôi khi Đức Phật đã cố ý phái các đệ tử viếng
thăm bệnh Duy Ma Cật, một cư sĩ có trí tuệ, thần thông, và giàu
sang, tu tại gia, để gián tiếp nhờ Duy Ma Cật giáo hóa và chỉ
điểm thêm cho sư đồ của mình qua những lối nhìn ngoài khuôn
khổ, mới lạ hơn, với những khía cạnh trí tuệ khác thường vì cái
đám đệ tử này quá tâm phục khẩu phục kim khẩu của Đức Thế
Tôn, chỉ biết nhắm mắt tuân hành mà không dám thắc mắc, ý
kiến khác hơn nên kém sáng tạo.
Cho nên, đôi khi bụt trong nhà không thiêng bằng bụt người?
Trong nhà có báu mà vẫn tìm kiếm báu nơi nhà người khác.

44

Cái đám đệ tử này rất cảm phục, hớn hở rủ nhau, mê được phái
đi nghe Duy Ma Cật thuyết pháp, và nhất là họ không thể, hay
dám biện luận nổi với Duy Ma Cật.
Luận pháp có mục đích là để trao đổi, học hỏi, biện bạch ngang
cơ, cùng trình độ trí tuệ với Duy Ma Cật để mà tiến bộ đó là
thâm ý, phái đệ tử đi thăm bệnh Duy Ma Cật, của Đức Phật.
Duy Ma Cật cũng đồng thanh tương ứng giả vờ bệnh để được
người tới thăm, và luôn tiện biểu diễn thần thông cho thiên hạ
cả tin để mà giáo huấn thêm, cùng nhân tiện chỉnh lại đúng
pháp cho những cao đồ của Phật.
Rất tiếc, cái đám sư đồ này đi qua đi về mất công mà vẫn bất tri
kiến Phật. Hay cho dù có nhìn, xờ mó nhưng không thấy chẳng
khác gì những người mù sờ voi.
Học hành mà không có óc sáng tạo thì khó mà tiến bộ được,
không biết tùy cơ duyên mà ứng biến, không có thông minh để
cải cách cho thích hợp với hoàn cảnh, địa dư, và nhân trí thì cái
học đó cũng mất công, vô dụng như những con mọt sách không
có đủ bi trí dũng để tự mình thắp đuốc mà đi huống gì làm chủ
được một tông phái để dìu dắt chúng sinh?
Nếu vẫn khư khư bảo cổ thì con người không bao giờ tiến bộ
được vượt bựt trên mọi phương diện như ngày hôm nay.
Thầy dạy mà trò không giỏi hơn thầy là thầy dạy dở dù là thầy
có giỏi. Thầy dạy giỏi mà trò không bằng được thầy là trò ngu.
Thầy dạy trò ngu thì cũng như đàn gảy tai trâu. Trò thông minh
có năng khiếu mà đi học lầm thầy kém tài thì toi công vô ích.

45

Cả hai điều trên đều đưa đến mất thì giờ, thậm chí còn hại cả
thầy lẫn trò như chúng ta thường thấy nhan nhãn mọi thời,
nhiều nơi trong xã hội.
Tương tự, những điều mà tôi trình bày ở đây, nếu ai ai cũng
biết, thậm hiểu, hấp dẫn, và hấp thụ được một cách dễ dàng cả
thì đó không phải là vì tôi viết quá hay nhưng mà là tôi kém trí
tuệ hơn độc giả. Hay ngược lại những điều tôi diễn tả chỉ có vài
người thông cảm thì điều này chưa chắc là tôi điên nhưng vì tôi
ngu dại đem pháp tải nhầm chúng khán đọc giả.
Thú thật, ngay chính cả tôi cũng không biết, không hiểu được
mình viết gì, ý tứ mình muốn nói gì nữa vậy mà không biết tại
sao cũng có vài người họ nói họ hiểu liền sau khi đọc xong
những điều hình như tôi đã viết?
Tôi không hiểu họ hiểu ở điểm nào vì họ không giải thích mà chỉ
nói là họ đọc thấy hay hay hiểu biết là dở?
Có thể tôi không hiểu họ bằng họ hiểu tôi hơn cả tôi hiểu nổi
chính tôi?
Mà có bao giờ tôi hiểu nổi tôi đâu huống gì hiểu nổi thiên hạ?
Trò tầm sư học đạo cũng như thầy tìm đệ tử có khả năng để
truyền đạo mà gặp được lẫn nhau đó cũng nhờ nhân duyên,
phước trò, may thầy.

46

Phật Giáo Đại Thừa y Phật thuyết với triết lý cao thâm của vạn
pháp duy tâm tạo đã đưa Phật Giáo lên trên một tầng trí tuệ bác
học tối viên diệu.
Những quan niệm và triết lý vượt không thời gian này của Phật
Giáo đã được nghiên cứu, phân tích từ những bật trí thức, học
giả Tây Phương cùng những triết gia có tầm vóc quốc tế. Ngay
cả những nhà thần học từ các tôn giáo khác trên thế giới đã
cùng công nhận đây là những triết lý cao siêu phản ảnh văn
minh hòa bình của nhân loại.
Trong vòng vài thập niên này, triết lý trí tuệ bao trùm khoa học
của Phật Giáo Đại Thừa đã được giảng dạy trên những đại học
nỗi tiếng nhất thế giới chẳng hạn như Harvard, Yale ở Mỹ,
Cambrige ở Anh, và những đại học khác với trình độ và chương
trình cấp tiến sĩ được công nhận (accredited) bởi tất cả những
ngành giáo dục trên hoàn cầu. Rất ít người kể cả những sư ni
tốt nghiệp tiến sĩ phật giáo thứ thiệt này.
Tại sao bây giờ những đại học danh tiếng trên thế giới công
nhận, và mở thêm những phân khoa Phật Giáo với trình độ tiến
sĩ này?
Hỏi tức đã tự trã lời!
Cho nên, cho dù có bị châm biếm gọi là phát triển, hay cải cách
gì đi nữa thì 2 chữ “ĐẠI THỪA” không phải một sớm một
chiều mà thành danh mà phải trải qua vài ngàn năm, vượt
không thời gian với đúng nghĩa đại thừa “Danh bất hư huyền,”
kim cang bất hoại, của chính nó chứ không phải duy ngã tự tôn
mà là vô ngã độc tôn.

47

Một trong những triết lý cao thâm nhất mà Đức Thế Tôn đã
khám phá là ngũ uẩn giai không từ hơn 2600 năm và đã được
Phật Giáo Đại Thừa triết lý hóa mà ngày nay khoa học đã mới
tái khám phá nhưng vẫn chưa biết cách giải thích ổn thõa đó là
tánh Không (emptiness) trong vật lý và toán học.
Theo tôi không chỉ là ngũ uẩn giai không mà cả vũ trụ (cõi sắc
lẫn cõi phi sắc tướng) cũng giai không không.
Chữ không (emptiness) mà khoa học còn chưa thông không thì
làm sao khoa học có thể hiểu tới không của không (emptiness of
emptiness) của Phật Pháp nếu khoa học không biết dùng
phương tiện trí tuệ và cùng với trí thức để đạt tới cứu cánh khoa
học giác ngộ?

  1. Hoa sen trong bùn

Phật Giáo Đại Thừa như là hoa sen ở chung đụng với nhiều bùn
ngụy tạo kinh lẫn ma chướng. Tuy luôn luôn ở trong bùn nhưng
vô ô nhiễm, không bao giờ hôi tanh mùi bùn!
Điều này có khác gì với không gian, thời gian, điều kiện, hoàn
cảnh, địa lý, nhân tâm, ma chướng nơi mà thái tử Tất Đạt Đa đã
sinh ra và Ngài đã nhất tâm, quyết chí vượt qua trăm ngàn cám
dỗ để tầm và truyền đạo pháp sau khi Đức Phật đã đạt được đại
giác ngộ?

48

Ngài đã chiến thắng nhiều thử thách từ lúc sinh và lớn lên trong
cung, từ bỏ phú quý, danh vọng, kham khổ tầm đạo. Ngài chiến
thắng ma chướng để giác ngộ, rồi hy sinh bỏ hết cuộc đời còn
lại để truyền đạo vô thượng với tâm đại từ bi cứu độ chúng sinh.
Trong 45 năm giảng pháp, Như Lai từ bi với đầy đủ trí dũng để
vượt lên trên những vu khống, xuyên tạc, và hãm hại của những
kẻ thượng mạng, vô minh.
Đức Phật trăn trối pháp môn cuối cùng đó là tục diệm truyền
đăng vì Ngài thấy đa số đệ tử của mình đã có đủ trí tuệ để tự
mình giải thoát và giác ngộ thay vì tôn sùng, kém tự tin, rồi lại ỷ
lại, và nương tựa vào một giáo chủ thừa kế.
Đạo Phật mà Đức Thế Tôn cố tâm truyền lại để giúp nhân sinh
mở mang trí tuệ chứ không phải để mà tín ngưỡng, cuồng tín,
hay dị đoan.
Đức Phật Thích Ca không dựng lên một tôn giáo mới với những
nghi lễ, thờ cúng phiền toái như những tôn giáo khác.
Theo tôi, Ngài giảng Phật Pháp, và vì được yêu cầu nên nêu ra
vài giới luật để dễ bề tu hành chứ không có biện pháp chế tài,
thưởng phạt.
Ngài không cố ý sáng lập ra tôn giáo Phật Giáo, tụng kinh, niệm
Phật, cầu xin?
Tuy nhiên những nghi lễ tôn giáo trên đây dễ thích hợp với tâm
lý của đa số tín đồ nên cũng tạm chấp nhận như là nhịp cầu liên
lạc, cảm thông giữa tăng và tục, và nhất là cho những người
mới tập tành học pháp nên cần thầy dạy.

49

Lạy trời lại phật cho con được giàu có, khỏe mạnh, con cháu
thông minh, hiếu thuận là những cầu nguyện rất thành tâm, đầy
mơ ước, ngây thơ, dễ thương nhất của tất cả mọi người mà ai
cũng thường cầu xin như vậy.
Đây là liều thuốc tâm lý rất hiệu nghiệm dù là cầu may thầy
phước chủ.
Những điều van cầu xin xỏ này vô bổ, không hại ai nhưng biết
đâu phước trời phật, may ta mà được ứng nghiệm. Đa số thì
ứng nghiệm cho người hơn ta nhưng ta vẫn cố cầu biết đâu lại
khả đắc cho ta thay vì cho người?
Cho nên có bệnh cứ vái tứ phương còn gì nữa mà sợ mất?
Thánh tăng, thần ni tuy hiếm hoi trong mọi thời đại nhưng
những bật chân tu, những thượng tri thức, cư sĩ trí thức, và kẻ
trí huệ đời nào cũng có. Những bật bồ tát này như hoa sen sống
trong bùn thời nào, hoàn cảnh nào, thử thách nào cũng cam tâm
gánh vác để phổ độ pháp vô thượng. Các ngài sinh ra, noi theo
tấm gương bi trí dũng ở trên của Phật như là những chân nhân
tùy duyên cảnh mà hổ trợ lẫn nhau để bảo vệ Phật Pháp.
Người Phật tử chân chính không nên chấp tông phái, không nên
câu chấp “Nguyên Thủy” từ Ấn Độ qua hay “Đại Thừa” từ các
Tổ từ Trung Hoa truyền xuống vì cả hai đều là lịch sử bất khả
kháng mà phải ghi nhớ ý Đức Thế Tôn dạy là đừng vội tin
những điều Như Lai nói mà phải tự mình chứng nghiệm trước
khi tin.

50

Điều này không có nghĩa Đại Thừa cao siêu hơn Tiểu Thừa.
Phật Tử không nên so sánh, hơn thua mà nên chọn tông pháp
nào thích hợp với chính mình. Đó chính là đạo, con đường, tốt
nhất cho căn cơ, duyên nghiệp của chính mình để mà tu hành.
Tông phái, pháp môn chỉ là phương tiện tạm bợ. Như đã nói, tu
hành theo phương phật pháp nào cũng còn tùy thuộc vào căn
cơ, trình độ, cốt cách của từng cá nhân và nhất là tùy vào nhân
duyên mới không bỏ cuộc, và may ra đạt được cứu cánh.
Đạo Phật không phải là đạo không thấy mà cả tin mà là đạo của
trí tuệ, giác ngộ (tự thấy thử biết hành.)

Dĩ nhiên nếu chúng ta từ những hành tinh khác tới thăm viếng
trái đất này thì chúng ta không hiểu nổi cái đám chúng người
aliens đất này nói nào là khoa học, tâm lý, triết lý, đạo lý, và
nhất là tôn giáo loài người là cái quái gì?
Ngay cả chính tôi ngay bây giờ cũng không hiểu nổi tôi đang
viết gì huống gì những người từ hành tinh khác tới biết được tôi
đang nói gì?
Có thể tôi tưởng là tôi trí tuệ hơn họ nên họ không hiểu nổi tôi
hay vì họ tưởng là họ thông minh hơn trí tuệ của tôi nên tôi
không hiểu nổi họ?
Hay là vì tôi không biết là tôi đang nhái lại những điều tôi biết
là tương đối không đúng nhưng chưa hẳn đã là hoàn toàn sai
với hiện tại, trong điều kiện, môi trường, và tiêu chuẩn của trái
đất?

51

Nếu Mars có hồ nước ngầm dài 12 miles như mới được NASA
khám phá thì nơi đó có thể đã và đang có sự sống, có sự tiến
hóa của vi chúng sinh cùng tính linh?
Mars has tons of newly discovered water in a 12 mile wide
reservoir, Popular Science Charles Q. Choi, and Fox News,
7/25/2018.
Điều này sẽ làm đảo lộn tính tuyệt đối bất khả sai lầm của thánh
kinh về thuyết vũ trụ sáng tạo trong vòng 6 ngày, chừng 7000
năm về trước, mà những sinh vật kể cả con người được trời sinh
ra chỉ hiện hữu duy nhất trên trái đất?
Trong khi đó có vô số chúng sinh đang hiện hữu, hữu sắc lẫn vô
sắc tướng, trên các cõi hữu hình và vô hình trong những chiều
không gian, thời khắc khác đối với cõi Ta Bà này. Sự kiện này
không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với Phật Giáo vì Đức
Thế Tôn đã giảng dạy về những thế giới này trước cả khoa học
thực nghiệm vừa mới khám phá ra. Qua trí tuệ (wisdom), và
giác ngộ (thấy biết, awaken, enlightened), Đức Phật đã giảng
thuyết về sự sự như thị tri kiến đó từ 2600 năm nay rồi.
Người thổ dân da đỏ ở Mỹ tin tưởng là tổ tiên của họ từ sao hỏa
(Mars) xuống. Cho nên, chúng ta thấy họ có (họ xây?) những
kim tự tháp tương tự như ở Ai Cập với những hình ảnh như phi
thuyền và phi hành gia khắc trong vách? Nhưng có thể, cái
nhân sắc tướng ở Hỏa Tinh đó đã tiến hóa theo điều kiện môi
trường, duyên khởi của trái đất để tiến hóa ra cái quả nhục thân
của con người? Tuy nhiên, cái tính linh (tâm thức, conscious)
cùng với trí tuệ lẫn kiến thức khoa học (Intelligence, wisdom),
cái bản lai diện mục từ trên Hỏa Tinh (cõi trời, cõi tiên?) xuống

52

đó vẫn không bao giờ thay đổi. Cái tâm thức, cái bồ đề tâm đó
đã hướng dẫn sáng tạo ra con người với trí thông minh qua chu
kỳ tiến hóa rất khoa học?
Cũng vì nhờ có cái phương tiện, cái duy ngã độc thân, đặc thù,
độc nhất vô nhị (unique) này mà chúng ta kinh nghiệm được
khoái lạc và đau khổ, hỷ nộ ái ố, cho nên điều tối cần thiết là
mình phải trân trọng thân xác của mình, bảo dưỡng cái ngã độc
thân đó trên cõi sống tạm bợ này.
Tuy trân quý cái nhục thân đó nhưng không phải chấp vào cái
trân quý, hay chấp ngã.
Không biết “cái chi lạ nớ,” cái tánh tâm linh đó có đem theo cái
giọt nhân DNA nguyên thủy không nhưng không hiểu tại sao mà
hầu như tất cả sắc tướng lẫn phi sắc tướng trong vũ trụ tuy đồng
thể, đồng tâm tánh nhưng căn trí, cấu tạo, kiến thức bất đồng
bởi vì những điều kiện nhân duyên khác biệt?
Cho nên cái không hiểu hay hiểu lầm, truyền tin sai lạc giữa chủ
thể và vật thể là điều tự nhiên vì thật sự có cái gì hoàn toàn
đúng đâu để mà không bị hiểu nhầm cho nên hiểu nhầm là hiểu
không sai?

Điều tôi đang biết và cố tâm viết là tôi muốn cố ý nói những
điều mà không ai hiểu tôi nói gì vì cái hiểu không vô đó làm cho
tôi đặc biệt vô ngã độc thân.
Có thể, tôi chỉ biết điều gì mà cả thiên hạ không muốn biết chứ
tôi không biết những điều gì mà cả thiên hạ đều thèm biết?

53

Cái kiến thức từ 18 căn trần thức sai lạc từ tâm sinh lý của con
người không thể cảm thông được với những văn minh của những
chúng sinh ở những cõi không gian khác.
Chỉ có trí tuệ mới là vô ngôn tự trong vũ trụ của muôn tỷ loài từ
vô sắc tướng đến hữu sắc tướng. Giác ngộ mới chính là phương
tiện để cùng nhau thông cảm, truyền tin, và liên lạc được với
nhau.
Tôi mạo muội Phật Giáo hóa lời của Heisenberg, theo ông dùng
ngôn ngữ để cố diễn nghĩa khoa học lượng tử không phải dễ
dàng. Heisenberg không biết dùng công thức trí tuệ để giải
thích nên ông ta phải mượn lời Lão Tử.
Đạo mà có thể chân truyền thì không là chính đạo.
‘The Tao that can be expressed is not the eternal Tao.' (Lao
Tzu, The Tao of Physics, p37)

Mới nói ra là trật đích.
“The instant you speak about a thing you miss the mark.”
(Capra, The Tao of Physics, p42)

Không có người thuyết vô pháp lẫn người nghe pháp không
pháp.

Đạo bất khả truyền. Truyền bất khả đạo!

54

Thật sự đúng ra thì đếch có cái quái gở gì để truyền cả.

Tuy nhiên, những điều dài dòng văn tự đó không thành vấn đề,
chân lý không cần phải ngụy biện vì sự thật tự nó có tánh thuyết
phục.

Vincit omnia veritas; in vino veritas; lux et veritas; magna est
veritas, et praevalebit.

(References:

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm