Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Kỷ niệm 50 năm Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 2

HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU
Chùa Từ Đàm bị phong tỏa như thế được gần hai tuần. Khác hẳn với những
ngày đầu hết sức căng thẳng, những ngày kế tiếp chúng tôi đã được thao luyện với
tính khẩn trương của tình thế nên “thong thả” hơn đối với diễn biến mỗi ngày. Máy
phóng thanh vẫn tiếp tục đe dọa và khuyến cáo dân chúng đừng nghe lời Cọng sản
và đừng đi theo Cọng sản đang rắp tâm phá rối trị an, nhưng hình như chẳng ai để
ý tới. Tuy lệnh phong tỏa dưới đất được chính quyền yểm trợ với 4 phi cơ chiến
đấu bay lượn trên không suốt ngày dòm ngó đe dọa, dưới đất tướng Trí ra lệnh gia
tăng các chiến xa và quân đội, dùng những đàn chó trận gầm gừ chận đứng ngõ Từ
Đàm và liên tiếp dùng lựu đạn a-xít uy hiếp những đoàn người đi lên chùa. Nhưng
ngược lại với những ngày đầu, dần dần chính những người bao vây chùa Từ Đàm
đã âm thầm “giải” phong tỏa ở phía sau chùa vào ban đêm để cho Phật tử vào chùa,
hay chính họ dẫn vào cũng như đưa các thư từ của phụ huynh các người bị giữ ở
chùa. Một điều làm cho chúng tôi cảm động nhất là phần đông các bậc phụ huynh
đều bảo người thân bị kẹt trong chùa “cứ ở lại với các Thầy”. Sau hơn một tuần ăn
uống thiếu thốn vì hết gạo, bỗng nhiên chúng tôi thấy bàn cơm mỗi bữa khá phủ
phê, sau mới biết chính những người lính phong tỏa đã bí mật cho các chị tiểu
thương đem gạo và lương thực vào ngả sau của chùa.
Có thể nói trong thời gian bị phong tỏa ở chùa Từ Đàm chúng tôi đã trải qua
những những ngày lạ lùng nhất về tình đồng đạo và sức mạnh cảm hóa của chính
nghĩa. Hình như có một ánh hào quang nào đó tỏa sáng từ cây Bồ Đề trước sân, từ
Tượng Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện hay từ đức độ của Qúi Ôn Qúi Thầy, mà
mọi sắt đá hung dữ từ bên ngoài bỗng hóa mềm, trong lúc ấy càng ngày tình đồng
đạo của những người ở ngoài chùa mỗi lúc càng sôi nổi. Không có ngày nào mà
chúng tôi không thấy thấp thoáng những khuôn mặt bạn bè chao qua đảo lại ở bên
kia đường. Ai ở dưới phố mà không chộn rộn ngóng lên chùa Từ Đàm? Chùa Từ
Đàm bỗng trở nên một đề tài thu hút tất cả những bận tâm của mọi người dưới phố.
Trên khắp các đường phố quần chúng sôi động khác thường. Sinh viên học sinh
không còn thói quen hàng ngày “bát phố” Trần Hưng Đạo như trước mà rủ nhau
đạp xe lên chùa nghe ngóng tình hình. Mỗi ngày những gương mặt đầy cảm khái
của bạn bè, như Trịnh Công Sơn, Đinh Cường… đứng bên kia đường hầu như là
một sự an ủi và khuyến khích, như một lời nhắn nhủ đừng sờn lòng cho chúng tôi ở
trong sân. Có thể nói không quá đáng rằng hiện tượng “đồng tình” của quần chúng
cho một phong trào như trong cuộc vận động 63 đã không xảy ra một lần thứ hai.
Trong hơn hai tuần bị phong toả người trong chuà đã không có cảm giác bị cô lập
với thế giới bên ngoài, ngược lại chưa bao giờ người trong cuộc lại thấy trong lòng
khởi lên một niềm tin về công bằng và lẽ phải như tiếng nói của lương tri con
người đã được con người bảo vệ và bồi đắp mạnh mẽ dường ấy!

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 3

Trong khoảng thời gian này cuộc vận động đã lan tràn ra trên khắp các tỉnh
miền Nam, các khuôn hội hoạt động rất mạnh mẽ và đoàn kết. Thầy Trí Quang đã
liên lạc được với qúi Thầy ở Sài Gòn. Thầy Tâm Châu cũng đã cho người ra Huế
gặp Quí Thầy ngay khi cuộc vận động bắt đầu, với một lá thư nhỏ “Tâm Châu chỉ
biết một chữ nhất”. Quí Thầy trong ban lãnh đạo ở Sài Gòn đã cho người ra tận
Huế đem đến cho Thầy Trí Quang và đã bàn phối hợp công việc vận động. Chính
trong thời gian này Thầy Thiện Minh (điều hành văn phòng bốn cơ quan Phật Gíao
tại Huế) quyết định vào Sài Gòn gặp Quí Thầy trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ
Phật Giáo (UBLPBVPG) bàn công việc cụ thể phối hợp với Huế.
Tôi còn nhớ, chúng tôi đã mừng như thế nào, khi thấy Thầy Thiện Minh trở
lại Huế sau mười ngày vắng mặt, khi bóng Thầy xuất hiện nơi cửa Tam Quan, tay
cầm chiếc nón lá rộng vành của nhà sư, phong độ khoan thai của một vị sứ giả.
Chúng tôi mừng đón Thầy như con chờ mẹ đi chợ về. Nhưng Thầy Thiện Minh đã
không đem thêm tin gì mới lạ, cuộc diện kiến (ngày 5.6.1963) của Phái đoàn Phật
giáo Ủy ban Liên Phái Phật giáo và Ủy ban Liên Bộ (được Tổng thống Diệm cho
phép thành lập ngày 3.6.1963) đã là một cuộc tiếp xúc hình thức lấy lệ, chưa có
một thỏa thuận nào cụ thể. Chính quyền không có một chút thực tâm muốn giải
quyết và chỉ đưa ra những lời hứa suông.
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, là người duy nhất vẫn giữ vẻ điềm đạm
và ôn hòa, thầy Thiện Minh còn mĩm cười dí dõm tự trào: “các vị trong chính
quyền, kể cả ngài Tổng thống, vẫn còn giữ thành kiến, cho rằng “thầy chùa nấu
canh chua chẳng ngọt”, bởi thế họ không thể “hạ mình” để nói chuyện nghiêm túc
với một nhóm người gọi là UBLPBVPG mà không có tóc chi cả và cả đời không
biết ngồi ghế bành. Thái độ của họ quá tự tôn, họ đĩnh đạc ngồi trong ghế bành,
chân vắt mảy, tiếp chuyện với “lũ trọc đầu” cho có lệ. Nhưng chúng ta vẫn nhẫn
nại. Đòi hỏi của Phật tử là chính đáng. Anh em sinh viên cứ an tâm. UBLPBVPG
liên lạc trao đổi thường xuyên với Ủy ban Liên bộ để phản ảnh những vi phạm các
điều đã thương thuyết. Hiện nay ở Sài Gòn phong trào ủng hộ nguyện vọng của
Phật tử lên rất cao. Nhưng anh em sinh viên ở Huế vẫn là những kẻ tiên phong
trong cuộc vận động này. Vẫn thành tâm cầu nguyện là mọi việc thành tựu! Nghe
nói mấy ngày ni anh em phải nhịn đói phải không? Thầy đã nhờ Ủy ban khiếu nại
việc Từ Đàm bị phong tỏa, bị cắt điện nước, bị chận đường và họ hứa sẽ can
thiệp…”
Cả mấy anh em đều nhao nhao lên: “Họ can thiệp mô nà? Vẫn phong tỏa, vẫn
chười bới đinh tai, vẫn chận đường ngoài tê tề thưa Thầy, anh em sinh viên muốn
lên đây đều bị ăn lựu đạn cay cháy da đó Thầy, bị chó berger rượt chạy có cờ! May
nhờ mấy anh lính thương chùa, có nới tay một chút mới có bữa đói bữa no!”.
Phan Chánh Đông cười xen vào, kẻ cả: “Ui chao, cả bọn đua nhau mà ca vọng cổ

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 4

cho Thầy nghe chắc tới chiều tối. Thôi để Thầy đi nghỉ chơ mấy ông nội!” Rồi hắn
quay qua tôi “còn bà thì chưa lên được chức “mệ nội” mô hí!”. Hắn lại nhe răng
cười rổn rảng.
Rời phòng Thầy, chúng tôi chia nhau công việc trong chùa như thường lệ.
Hôm ấy đến phiên tôi hốt lá trong sân giúp mấy chú tiểu. Trời tháng sáu, nắng
vẫn trung thành với mặt trời tháng sáu! cứ ngang nhiên đổ oà trên mặt đất tất cả
những nung nấu của sức nóng miền xích đạo, sân chùa khô khan đến nứt nẻ, sỏi đá
trong sân nóng hổi như những viên lửa hồng, lá khô vừa rụng xuống đã choáng
váng bốc lên bay bổng, không chìu theo nhát chổi tung cả bụi “tam muội hoả” của
mấy người chia nhau bốn góc đang dồn lá đem cho nhà bếp nhen lửa. Mọi vật ngất
lịm trong áng nắng, bãi hoải trong màu xám trắng của đất cát trong sân. Chỉ duy
cây Bồ đề không biết lấy sinh khí từ đâu mà vẫn xanh trên ngọn, vẫn mát nơi thân,
vẫn đổ bóng chan hòa trên mặt đất, như một ân huệ của ngày tháng sáu!
Nhưng hôm ấy nhìn màu xám của sỏi đá trong sân, nhìn màu xanh không đổi
của cây Bồ Đề tôi bỗng nhớ đến hàng phượng từ Phú Văn Lâu lên cầu Bạch Hổ
giờ này chắc đang rối rít trao bông cho nhau thay vòm xanh phủ kín đường đi, nhớ
cây phượng nơi góc Đài Phát thanh cạnh cầu Trường Tiền thường sà hoa xuống
nước và nhớ làm sao những cây phượng trong sân trường Đồng Khánh năm năm
vẫn rộ một màu đỏ thắm với tuổi học trò. Trong những ngày nồng cháy tháng sáu
của Huế, chỉ có hoa phượng là có thể thi gan dài hơi uống nắng từng nghỉn mà
không say. Uống nắng ừng ực vào lòng như thế, tưởng đâu phượng sẽ tung rãi một
thứ lữa hỏa diệm sơn đốt cháy phố phường, nhưng huyền diệu là phượng trên trời!
Trong màu nắng chói chang lòa mắt, hoa phượng lại bắt mắt cho mắt nhìn thêm và
hành nhân đang quáng nắng bỗng chợt mát trong hồn khi dừng lại trên từng cánh
mỏng màu san hô hổ phách trang đài khoe sắc trên tầng lá xanh. Sáng, trưa, chiều
màu hoa đỏ như môi son thiếu nữ nhoẻn nụ cười tươi nhất trên khắp các nẻo đường
xứ Huế khiến cho người Huế ở kiếp nào cũng sẵn lòng đổ mồ hôi hột, nhể nhại
trần thân chịu cơn nắng suốt cả đời người, để được một sáng ra đường gặp hoa,
buổi trưa tình cờ thấy hoa và buổi chiều đi về với hoa trong những ngày hè thét
lửa.
Riêng tôi hôm ấy đứng trong sân chùa Từ Đàm khổ hạnh bỗng nghe nhớ nỗi
say mê của tuổi mười sáu ép phượng trong sách vở mong giữ Hòa i một màu đỏ
trong tim như giữ một mảnh đời của Huế.
Đêm hôm ấy tôi nằm mơ thấy mình cùng với lũ bạn đạp xe trên khắp các con
đường quen thuộc nơi chốn cố đô. Mỗi năm hè về lũ con gái mười sáu mười bảy
chúng tôi thường có lệ rủ nhau đạp xe đi “duyệt” các nẻo đường xem phượng nở

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 5

hoa và chấm điểm cây nào sây bông nhất mùa. Cong lưng trên xe, mồ hôi dính bết
tóc mai, má đã hâm hấp hồng trong nắng, cả đoàn con gái áo trắng chạy hết đường
Lê Lợi, dọc sông bến Ngự qua An Cựu rồi băng qua cầu Trường Tiền, duyệt hết
quãng đường Trần Hưng Đạo, vòng lại chui qua cổng Thượng Tứ vào trong Đại
Nội. Vừa đi vừa ngắm cây cỏ vừa chỉ trỏ cười nói râm rang. Trong mơ nghe kháo
nhau năm ni được mùa hoa phượng, cả bọn đâm ra khó tính không dừng lại ở một
gốc cây nào mà cứ đi mãi, đến cuối một con đường không nhớ tên, lũ con gái đồng
kêu lên kinh ngạc: một cây phượng già hiển hiện trước mắt với tàn hoa rực rỡ chưa
từng thấy trong đời. Cả bọn quẳng xe sóng soãi trên đất, chạy đến đứng dưới gốc
phượng nhìn lên, sửng sốt trước màu đỏ liên hoan trên nền trời thiên thanh nhạt
nHòa buổi sáng! Hàng nghìn đóa hoa phượng chen nhau trên cành trùng trùng
điệp diệp toả quanh thân cây, đan kín bầu trời, ánh nắng và màu xanh da trời chỉ
còn thấp thoáng những chấm lóng lánh như kim cương điểm xuyết trên màu đỏ, tạo
một cảm quan thị giác chập chờn huyền ảo, từ đó màu đỏ bỗng lung linh tràn ra
thành những dợn sóng của một mặt hồ màu hổ phách mông mênh thu hút mê
hoặc… Những khuôn mặt ngước nhìn trời bỗng như bị thôi miên trở nên bất động.
Thoáng sau tôi nghe dạ dày mình thót lên một cảm giác mất trọng lực, cùng lúc cả
lũ thiếu nữ áo trắng đột nhiên tay quàng tay thành vòng tròn cất mình lơ lửng rồi
vụt bay la đà vào trong vùng màu đỏ ối, như một đàn thiên nga đập cánh sà vào
trong biển lửa. Chúng tôi bay lượn xoáy vòng trên các bông hoa càng lúc càng
nhanh với một tốc đọ chóng mặt, màu đỏ loang loáng ngời hào quang! Trong mơ
đường bay hầu như dài vô tận, cả bọn thấy trong lòng hạnh phúc khôn tả nên cất
lên tiếng cười ròn rã, và Lê, cô bạn có nước da ngăm đen từ thời tiểu học, nỗi tiếng
một thời hát hay với bài “Thuyền viễn xứ” ở trường Đồng Khánh, bỗng cất cao
giọng hát, đồng thời toàn thể rừng hoa bỗng biến thành một tấm thảm nâng đoàn
con gái lên phía trời xanh. Trong lúc tiếng hát của Lê vút dài réo rắt trên từng
không! Cảm giác choáng váng ngợp người giữa khỏang bao la làm nghẹt thở!
Tôi giật mình cHòa ng tỉnh! Mồ hôi đầm đìa ướt áo! Cùng một lúc tiếng gà
chùa Từ Đàm đang rền rĩ trong khóm cây chanh sau vườn. Mọi người đã lục tục trở
dậy. Máy phóng thanh bên đường đã bắt đầu rột rẹt sửa soạn những bài diễn văn
nhai lại.
Hôm ấy là ngày 11. 6 dương lịch. 9 giờ rưỡi sáng tất cả Phật tử trong chùa đã
họp nhau trên chánh điện để tụng kinh hàng tuần cho các Thánh Tử Đạo. Chúng tôi
cùng nhau đọc kinh và nghe giảng đến khoảng hơn 11 giờ trưa. Vừa dứt câu
“nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, thề trọn
thành Phật đạo!” mọi người lạy từ lui ra, bỗng nghe chuông trống bát nhã vang
lừng một cách lạ thường. Mọi người đều giật mình quay ra phía góc tả hữu hai bên
chánh điện, thấy một bên anh Từ, bên kia Thầy Chánh Trực đang dùng hết sức

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 6

bình sinh nổi chuông và trống liên hồi. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn nhau không biết
chuyện gì trầm trọng đã đang và sẽ xảy ra mà trống chuông đổ khẩn cấp đến thế!
Vừa dứt tiếng trống, anh Từ nói lớn, sắc mặt và giọng nói đầy bi hùng pha lẫn chút
nghẹn ngào của nước mắt đang quanh mi : “mời tất cả ở trong chánh điện, Thầy có
chuyện nói với qúi vị!”
Vài phút sau tin truyền ra như một tia chớp của cơn giông: Hòa thượng Thích
Quảng Đức đã tự thiêu vào khoảng 11 giờ sáng hôm nay với lời nguyện:
“Tôi sẵn sàng tự thiêu để cúng dường Tam Bảo và để giác ngộ cho chính
quyền mau mau thỏa mãn năm nguyện của của Phật giáo."
“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì chùa Quán Âm, Phú
Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà lúc ngữa nghiêng, tôi là một
tu sĩ mệnh danh là Trưởng Tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị
để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng
dường Chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật Giáo.
Mong ơn mười phương Chư Phật, Chư Đại đức Tăng Ni chứng minh cho
tôi đạt thành ý nguyện như sau:
1- Cầu hồng ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt
chấp nhận 5 nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong Bản Tuyên
ngôn.
2- Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất
diệt.
3- Mong nhờ hồng ơn Đức Phật gia hộ cho Chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử
Việt Nam tránh khỏi tại nạn khủng bố, bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.
4- Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt mà về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng
thống Ngô Đình Diệm lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính
sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.
Tôi thiết tha kêu gọi Chư Thượng tọa , Đại đức, Tăng Ni, Phật tử đoàn kết
nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật Pháp.
Nam mô Đấu Chiến thắng Phật.
Làm tại chùa Ấn Quang ngày 8/4 Nhuần Quý Mão.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 7

Chùa Quán Thế Âm.
Tỳ Kheo Thích Quảng Đức kính bạch
Nghe tin tất cả mọi người đều thảng thốt như bị điện giựt, rồi không ai bảo ai
mọi người đều qùi xuống, các ni sư có người oà lên khóc, nhiều tiếng niệm Phật
nho nhỏ thốt lên như những tiếng kêu tán thán, rồi tất cả mọi người đồng sụp lạy
và qùi tụng theo lời của anh Từ xướng lên “Nam Mô tiếp dẫn đạo sư A di đà Phật”,
tiếng tụng kinh ban đầu còn lảo đảo ngập ngừng trong cơn xúc động, nhưng càng
lúc càng vững vàng tự tin lấn át mọi nghẹn ngào của nước mắt đang chảy nơi
người Phật tử, nghe ầm ì như tiếng của một cơn sóng thần từ trên trời dội xuống.
Tôi ngồi đó như bị câm, môi tê cứng không thể mấp máy tụng theo mọi
người. Hình như tôi chưa có một ý niệm hay chưa vẽ ra được trước mắt hình ảnh
về mấy chữ vừa được nghe: “Hòa thượng Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu
thân“. “Đốt cháy thân xác thịt da mình để cứu đạo Pháp và giác ngộ con người!”
Đã đành mỗi chữ trong dòng thông tin này như “đốt cháy“ - “thân xác - thịt da” -
“cứu” - “Đạo Pháp“ thì rõ nghiã, nhưng sau từng chữ là tổng thể của một chí
nguyện và sức mạnh tinh thần vô úy vô ngại dũng mãnh để biến thành ngọn lửa
thiêu thân hiện thực, điều này đang vượt quá giới hạn kinh nghiệm của một đứa
sinh viên Phật tử nhỏ bé yếu đuối là tôi đang cúi đầu sụp lạy. Tôi tự hỏi không biết
mình sẽ phản ứng như thế nào khi được chứng kiến tận mắt cảnh tượng hy sinh
chưa từng có này: khóc, la hét, ngất xỉu, niệm Phật, lạy, sửng sờ, sợ hãi, chết cứng,
sùng bái? Mọi liên tưởng hay so sánh của con người về hình ảnh đó bỗng trở nên
hạn hẹp và tố cáo kinh nghiệm chủ quan cũng như trình độ hiểu biết của từng cá
nhân. Tôi nhớ đến màu đỏ lửa của hoa phượng trong giấc mơ: Lửa! Lửa! Lửa! Một
kẻ ngu ngơ như tôi chỉ có thể tưởng tượng được ngọn lửa vây quanh ngài cũng đỏ
như màu hoa phượng trong giấc mơ, nhưng trong giấc mơ, hoa phượng có thành
lửa đỏ cũng chỉ là mơ… lửa không nóng mà lại mát rượi cả tâm hồn! Và cho dù tôi
có học thuộc lòng lý thuyết của David Hume về kinh nghiệm bỏ tay vào lửa là bị
phỏng, phỏng làm đau… mà bản tính của con người sợ đau nên học được thói quen
thấy lửa là tránh, đã sợ đau tránh lửa thì làm sao có thể hiểu hết được sức mạnh
siêu nhiên vô úy của người ngồi kiết già trong lửa?
Có người như bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, chủ tịch
Phụ nữ Liên đới Việt Nam, trong tình cảm riêng tư, khi nghe tin “lửa cháy… thân
xác” liền nghĩ ngay đến món “thịt nướng” trong biệt thự sang cả của bà, không hơn
không kém! Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong vai trò của ông, vừa nghe tin đã
rụng rời, rơi cả giấy đang cầm tay và hốt hoảng đọc lời hiệu triệu nhưng vẫn tuyên
bố một câu đầy oai quyền “sau lưng hiến pháp còn có tôi” như một lời tự thú về
quá trình độc tài của chính ông. Cả thế giới nhìn Việt Nam với nỗi kinh ngạc về

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 8

sức mạnh tâm linh của một hiện tượng tôn giáo độc nhất vô nhị trên đời. Và báo
chí khắp năm châu kín trang đi tìm ý nghĩa hành động tự thiêu của Thích Quảng
Đức như một hy sinh cao cả! Họ làm sao hiểu hết được hành động phi thường này
qua những tam đoạn luận, phép tỷ giảo, loại suy, phân tích, so sánh ngay cả với
chúa Jesus! Hình như mọi so sánh đều là những quá trình giảm thiểu rút gọn vào
kinh nghiệm thuộc thế giới thường nghiệm, do đấy trở nên ngờ nghệch và khập
khiểng.
Vượt lên trên tất cả sức tưởng tượng của con người cũng như lòng tin căn cứ
vào thói quen cho rằng “lửa có khả năng khủng khiếp đốt cháy tiêu hủy hết tất cả
những chi thuộc về ‘sắc tướng’”, Thích Quảng Đức đã đưa một thông điệp khác
cho loài người: LỬA đã không thể thiêu hủy trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức! –
nghe Thượng tọa Đức Nghiệp người đã đưa Hòa thượng Thích Quảng Đức đến
ngã tư Lê Văn Duyệt Phan Đình Phùng (Sài Gòn) ngồi xuống ung dung châm lửa
tự thiêu, kể lại rằng hôm ấy mấy chục ký giả ngoại quốc chứng kiến vụ tự thiêu, -
những kẻ được tôi luyện trong tri thức khoa học và tin tưởng vào khoa học -, đã lon
ton chạy đi tìm thêm mấy bình xăng, quẹt hết mấy hộp diêm, hì hà hì hục cố tình
đốt lui đốt tới hầu mong có thể tiêu hủy trái tim vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục
thể của Ngài đã thành tro, nhưng LỬA đã qui hàng trước TRÁI TIM BỒ TÁT.
Trái tim có sức mạnh biến lửa tam muội thành LỬA TỪ BI. Hiện tượng bất ngờ!
Những kẻ tự hào văn minh Tây phương ngơ ngác! Hình như mọi thứ ngôn từ khoa
học vừa dừng lại nơi đây, nơi cái gạch nối ấy, gạch nối giữa thể xác và tâm linh,
giữa trái tim nhục thể và trái tim bất diệt, khoa học đang dừng lại bên bờ nhịp đập
và nhịp ngừng của trái tim, quờ quạng không tiến xa hơn một bước, trong lúc kẻ
hành thâm bát nhã đã thâm nhập vào bến bờ của tâm - ý - thức siêu ngã, đã qua bờ
và đã quay về – khi đi cũng như khi trở lại không bằng con đường nào khác hơn là
con đường của TÂM – của trái tim: từ trái tim khả tử đến trái tim bất tử – tuy hai
mà chỉ là một, trái tim Quảng Đức! :
“Gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ, Phật pháp chẳng rời tay”,
“Bóng người vượt chín tầng mây, nhân gian mát rượi bóng cây Bồ Đề”.
Có chăng chỉ còn “vần điệu của thi nhân”, trong một phút giây trực cảm, đã
đến gần với nhịp đập của trái tim Bồ Tát ấy, đã có thể “sờ” được ngọn lửa từ bi,
khả dĩ đem ánh sáng ngọn lửa Quảng Đức chiếu dọi vào tâm hồn của người Việt
trên khắp miền Nam và cả thế giới. Một tháng sau ngày Thích Quảng Đức tự thiêu,
với “Lửa Từ Bi” thi sĩ Vũ Hòa ng Chương đã thêm một lần làm ngọn lửa này rực
sáng thiên thu bất diệt, đã làm bừng cháy ý nguyện của Phật tử miền Nam:

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 9

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi
Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét từ bi.
Rồi đây… rồi mai sau… còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát
Với thời gian, lê vết máu qua đi
Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát
Dội hào quang xuống chốn A tì
Ôi ngọn lửa huyền vi…
Lời thơ vang dội đã gây nên một tác dụng mãnh liệt nung đốt ý nguyện vô úy
của Phật tử miền Nam, đến nỗi những người có uy quyền phải giật mình thảng
thốt. Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu nổi giận trước đám bộ hạ tướng tá giám đốc công
an, cảnh sát, mật vụ của ông và quát tháo rằng, cả guồng máy công an cảnh sát
miền Nam chẳng làm gì được mà thua một bài thơ của tên thi sĩ quèn trói gà không
chặc. Hình như trong cơn nóng giận, bị nung đốt trong lửa dục độc tôn và lửa hờn
ghét tất cả những ai không theo mình, bị mê hoặc trong lửa ái ngã và chấp ngã, ông
Cố vấn vốn nổi tiếng thông minh tài ba đầy mưu thần chước qũy đã không thấy
được sức mạnh của một “cung” rất nhỏ trong “vần điệu thi nhân”, một dấu nhấn
hầu như vô hình nhưng có mãnh lực đưa mũi tên mỏng như lá tre phá cả thành trì
vô minh, khai phóng giác ngộ giải thoát, đưa bài thơ theo cùng với ngọn lửa Quảng
Đức tỏa khắp mười phương :
Từ cõi vô minh
Hướng về cực lạc
Vần điệu thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và cũng chỉ nguyện được là rơm rác.
Chính cung thương “nhạn quá trường giang” của tâm vô ngã “chỉ nguyện
được là rơm rác” đã giúp thi nhân “tự đốt mình” diệt mọi sân si tham ái, vượt bờ
giới hạn ngã chấp, lời thơ bay vút rực sáng trong tâm nhân loại ngọn lửa từ bi
Quảng Đức :
Thơ cháy lên theo với lời kinh,
Tụng cho nhân loại Hòa bình,

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 10

Trước sau bền vững tình huynh đệ này…
Hôm nay khi viết những giòng này, như một cuộc hẹn vô tình, lại cũng là
ngày 11 tháng 6 của năm xưa, đã vừa vặn 40 năm ngọn lửa Thích Quảng Đức! Bút
mực thời ấy đã chảy ra rất nhiều, lời ca ngợi tán thán cũng đã lắm, sự sùng bái quá
đà tột bực. Nhưng bỗng giựt mình cho hôm nay và cho cả ngày xưa ấy! 40 năm đã
đem lại nhiều thăng trầm cho Việt nam, quá nhiều tang thương ngẫu lục cho cả
mấy thế hệ 50, 60, 70, đến nỗi lịch sử lắm khi vì quá đau hay quá kiêu hãnh lại bỏ
sót một vài điều tâm linh đáng để quan tâm, nhưng dễ bị bốc hơi ở nơi những trang
sử thiên về vật chất! Bia đá dễ mòn nhưng bia miệng có lẽ không nên mòn về hiện
tượng tâm linh Thích Quảng Đức.
Thích Trí Quang tán thán ngọn lửa Quảng Đức bằng một câu đáng suy ngẫm:
“Nước Việt nam có lắm vĩ nhân, nhưng Bồ Tát Quảng Đức là vĩ nhân mà siêu
nhân”. [1]
Thật thế, Việt Nam của thế kỷ hai mươi đã có nhiều điều đáng nói, nhưng trên
bình diện thể tính văn hoá Việt Nam - hay nói nôm na trên bình diện tu tâm, - có lẽ
điều đáng nói nhất mà không quá đáng là Việt Nam đã có một siêu nhân Thích
Quảng Đức với một sức mạnh tâm linh đã được thực chứng bằng “trái tim Bồ tát”.
Ngọn lửa Thích Quảng Đức không chỉ bùng cháy cho người Phật tử, ngọn lửa
Thích Quảng Đức là một minh chứng cho cả một nền văn hoá Việt Nam được thể
nhập như một đồng nhất “tâm thể”, khơi dậy cho thế hệ nối tiếp một niềm hi vọng
nhân ái trên con đường hội nhập nội tâm – và có lẽ chỉ ở điểm này – ở tính nhân ái
từ bi nhẫn nhục nhưng đầy vô úy vô ngại - trái tim Quảng Đức khác với “trái tim
bốc lửa linh thiêng” (“heilig gluehend Herz”) của một Prometheus , - kẻ đem lửa
cho trần gian - mà Goethe đã từng ca ngợi (J. W. v. Goethe, Prometheus). [2]
Prometheus phản kháng và thách đố Thượng đế, kẻ đánh lừa trái tim “tươi trẻ và
thánh thiện” đã bùng cháy một thời cho thần linh và Thượng đế ngủ yên, đã là một
giấc mơ huyền thoại về lý tưởng văn hóa của con người Tây phương, giấc mơ về
hiệu hữu của loài người không phụ thuộc vào thần linh và Thượng đế , của một
giống người với trái tim bốc cháy theo hình tượng một Prometheus “biết đớn đau,
biết khóc biết cười, biết vui chơi và hạnh phúc” và “vô úy” (J. W v. Goethe, ) [3],
không hãi sợ thần linh. Prometheus bắt đầu xây dựng nhân tính bằng tự do, nhưng
cũng bằng sự kiêu hãnh chấp ngã của một cá tính phương Tây. Xét cho cùng
Prometheus cũng chỉ là giấc mơ huyền thoại lý tưởng của Tây phương! Với Hitler,
tập đoàn thuộc địa, đế quốc và độc tài phương Tây, giấc mơ Prometheus phần nào
đã trở thành cơn ác mộng của loài người. Trong lúc “Thích Quảng Đức ngồi yên
thế hoa sen trong biển lửa” là một hiện thực “vô úy - từ bi” trọn vẹn của con người
đã vượt chấp ngã, của “vị Phật đã thành”, khởi đầu bằng sự phát triển chánh kiến

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 11

chánh niệm, mở rộng trái tim cho tất cả chúng sinh, quên mình cho lý tưởng giác
ngộ, chỉ nẻo cho tha nhân lầm đường và cầu nguyện cho chính những người thù
nghịch với con người. Ngọn lửa Thích Quảng Đức không phải là một huyền thoại
hay một niềm tin mù quáng mà là ngọn lửa của con người, của “mỗi người tự thắp
đuốc lên mà đi”.
Đứng đầu thế kỷ hai mươi mốt, trong một thời điểm mà thế giới chưa bao giờ
như ngày hôm nay bị phá sản về tinh thần và văn hóa trầm trọng đến từ hai phía: sự
hung hăng thô bạo của thế lực vũ lực ngụy tín và sự vô vọng hư vô (nihilist) của
cuồng tín tâm linh, nền tảng đạo đức nhân loại đang lung lay sụp đổ dưới chân của
mỗi người. Với LỬA TỪ BI và TRÁI TIM BỒ TÁT, Việt Nam có lý do hơn ai cả
để tin tưởng vào sức mạnh vô úy siêu nhiên đầy tình nhân loại của chính con người
Việt Nam.
Nói điều ấy mà không mang một chút ảo tưởng, nếu mỗi người, nhất là người
Phật tử Việt Nam không xem câu chuyện Thích Quảng Đức như một hiện tượng
đặc biệt duy nhất, chỉ nên được nhớ hay quên như một dữ kiện lịch sử. Tấm gương
Bồ Tát Quảng Đức là một minh kính sửa lại cái nhìn sai lệch cho rằng hiện tượng
tâm linh tôn giáo là một liều thuốc độc mê ngủ, đồng thời mở ra một chân trời mới
cho thấy khả năng tâm linh của con người liên hệ với thực tại siêu việt trong nổ lực
vươn tới tuyệt đối thiện mỹ, mà những tôn giáo độc thần giáo điều thường giao
trọn trong tay Thượng đế.
Đối với thế hệ trẻ ngọn lửa Thích Quảng Đức trở nên một vấn nạn, một tiền
đề tu chứng khởi đầu hành trình tỉnh thức cho cả một đời người, một tấm gương
khai phá sức mạnh tâm linh siêu nhiên của con người Việt Nam.
Nếu nhớ không sai, vấn nạn ấy anh em sinh viên đã thao thức đặt ra ngay sau
ngày Thích Quảng Đức tự thiêu cũng như trong những buổi hội thảo những năm
tháng kế tiếp, rồi bị rơi vào quên lãng.
Câu hỏi thường được đặt ra là “Thiêu thân có phải là một sự tự sát và đạo Phật
có chấp nhận tự sát hay không?” Trả lời câu hỏi ấy mà chẳng trả lời, Thầy Trí
Quang đưa ra lời dạy của Đức Phật làm cả bọn chưng hửng “Thân người khó
được!”
Vĩnh Tùng ngay hôm đầu tiên, với tiếng nói sư tử hống hề hề, lại đặt câu hỏi
cố hữu: “Rưá là răng, thưa Thầy”. Phan Chánh Đông, thường khi hay phản bác lại
câu “Huế chay” đó bằng một câu khác cũng “Huế rặt” không kém “Răng trong
miệng a tề !”, hôm ấy bỗng dưng im lặng, đôi mắt ốc bưu cũng bớt long lanh. Cả
bọn thanh niên trẻ vốn ưa suy luận, ốn ào đặt vấn đề bỗng thấy đang đứng trước

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 12

một vách đá, băn khoăn: chúng tôi đang vấp vào một nghịch lý mà luật chơi lý luận
lý không cho phép. Rõ ràng nếu “thân người khó có” thì phải qúi trọng “thân
người”, có nghĩa là phải “ái”, phải “thủ” phải “chấp” lấy tấm thân “khó có” này, có
nghĩa là phải bảo vệ thân xác đến mức toàn thiện tận cùng, phải qúi hoá nâng niu
nó, không được coi thường coi nhẹ mạng sống của con người ! Từ đó “tự thiêu
thân” phải chăng là điều cấm và Thích Quảng Đức đã không tuân lời Phật dạy?
Vĩnh Kha hạ kính cận xuống, nhìn mà không thấy ai: “thưa Thầy, hình như
chưa đả thông được lời dạy ‘thân người khó được’ với sự tự thiêu!” Chị Tuyết xen
vào: “Thưa Thầy, theo con nghĩ, Đức Phật đã dạy coi tấm thân ngũ uẩn tứ đại là vô
thường, thì chuyện tự thiêu chẳng có chi mâu thuẫn!” “Nhưng lại mâu thuẫn với
thân người khó có!” Đông tủm tỉm nhắc lại câu hỏi ban sơ.
Đến đó Thầy Trí Quang mới dẫn chứng thêm “trong kinh cũng có nói về đốt
thân xác như một hành động tu chứng chế ngự bản thân và nhất là trong trường
hợp cần phải cứu độ sinh linh, hành giả có thể tự nguyện hủy thân mình!” Chúng
tôi thở phào an tâm, đã có lời Phật dạy như thế! Nhưng trong lòng nỗi băn khoăn
vẫn chưa dứt. Hình như chúng tôi cũng đang quanh quẫn trong rừng rậm Hòa i
nghi mà một người chưa học Phật thấu đáo thường mắc phải, và những kẻ ngộ
nhận Phật giáo thường vội vàng dựa vào đó để đi đến những kết luận xuyên tạc:
kết luận Đạo Phật là phi tôn giáo, từ chối bản thể siêu việt và không giải đáp được
những câu hỏi siêu hình của con người. Những kết luận này cho thấy sự nông cạn,
không thấy được hay không muốn thấy hai bình diện chân lý khác nhau trong lời
dạy “tấm thân ngũ uẩn” và “thân người khó có” của Đức Phật. Trong lúc thấy được
tính giả hợp của tấm thân ngũ uẩn là nhìn đúng bản chất của sự vật trên bình diện
khoa học khách quan, thì mặt khác lời dạy “thân người khó có” nhấn mạnh đến giá
trị hiếm có của chính thân người trên thế gian, chính giá trị này mang đến ý nghĩa
cho sự hiện hưũ của con người như là một thực thể có khả năng giác ngộ, giải
thoát. Ngay ở điểm này cho thấy, trí tuệ trong cái nhìn khách quan khoa học “thân
ngũ uẩn” luôn luôn đi đôi với câu hỏi về đạo đức tâm linh “thân khó có” đã làm
nên yếu tính tu học của người Phật tử. Hành giả thấy được sự giả hợp của tấm thân
ngũ uẩn, nhưng không bao giờ vất bỏ tấm thân muôn kiếp mới được làm người
trên thế gian này!
Phải suốt cả cuộc đời hành thâm chính kiến ngũ uẩn, tận tâm lực qúi trọng
nhưng không chấp thủ “thân người khó có” mới hiểu được ý nghĩa hạnh nguyện
khẩn thiết “được tự thiêu” của Bồ Tát Quảng Đức. Ý nghĩa này ngoài lòng từ bi vô
lượng không bắt nguồn từ đâu khác hơn sự thâm nhập và thực chứng lời dạy của
Đức Phật về giá trị đạo đức và tâm linh của thực thể con người.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 13

40 năm vấn nạn Thích Quảng Đức như một công án cho cả đời người. Ngờ
đâu câu trả lời đã nằm trong câu hỏi. Thích Quảng Đức là câu trả lời, là gạch nối
giữa “thân khó có” trong sự tu luyện thân xác trở nên kim cương bất họai và “tự
thiêu vì chánh pháp cứu độ sinh linh” như một hạnh nguyện từ bi vô lượng vô biên.
Nhìn lại Thích Quảng Đức là nhìn lại cả hành trình tu chứng của Phật giáo Việt
Nam như một thực chứng giác ngộ giải thoát mà mỗi người Việt nam đang có sẵn
trong tâm thức của chính mình!
Trở lại ngày hôm ấy, 11.6.1963, sau khi tin Hòa thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu ở Sài Gòn được loan báo và xác nhận từ UBLPBVPG, mọi việc biến chuyển
bất ngờ. Thoạt tiên cái máy phóng thanh trước chùa trước đó không lâu vẫn mồm
loa mép giãi đột nhiên bặt tiếng, mấy ông công an đang ngồi lai rai cà phê cà pháo
bỗng vội vàng chụp mũ phớt lên đầu phóng xe chạy bay biến. Khoảng ba giờ chiều
một phái đoàn của toà Đại biểu Trung phần và ông Tỉnh trưởng trịnh trọng lên gặp
qúi Ôn và qúi Thầy. Khi phái đoàn ra về, tin chùa Từ Đàm hết bị phong tỏa liền
được công bố. Giây kẽm gai trước cổng chùa đã được tháo gỡ, hàng rào quân cảnh
cũng giải tán. Xe thùng quân đội, xe jeep từ từ rút lui. Chùa Từ Đàm bỗng chốc
trống trãi lạ lùng! Anh Từ lên máy nói báo tin qúi Ôn khuyên mọi người chuẩn bị
về nhà. Cảm giác lúc ấy thật là khó tả. Mọi người vừa vui mừng vừa bịn rịn.
Chúng tôi rủ nhau lên chào lạy qúi Ôn qúi Thầy để từ giả ra về. Thầy Trí Quang
báo tin ngày hôm sau Hòa thượng hội chủ Thích Tịnh Khiết sẽ cùng đi với Thầy
Thiện Minh vào Sài Gòn. Chúng tôi e dè hỏi Thầy cuộc vận động ở Huế có còn
tiếp tục hay không nếu Thầy cũng đi vào Sài Gòn và anh em sinh viên Phật tử tại
Huế có những công việc cụ thể nào. Thầy chỉ cười và bảo chính Thầy cũng chưa
biết có đi hay không, anh em nên về nghỉ ngơi kẻo gia đình mong đợi.
Chúng tôi từ giã nhau tại sân chùa. Quái lạ, lúc bị phong toả chỉ ước mơ giây
phút ấy, mà sao lúc chia tay rời Từ Đàm hình như đứa nào cũng thấy bâng khuâng.
B.Tôn phá tan bầu không khí ấy bằng một cử chỉ dấu cảm động rất ‘mệ Tôn’, vừa
nói vừa liếc nhanh qua tôi rồi day về phía Trương Phì: “Nì thôi chạy về nhà mau
cho rồi, mấy bữa ni ở dơ ở dớp, hai tuần mà cứ một bộ đồ mặc đi mặc lại. Ui chao
không đẹp đẽ chi hết. Mau về mà tắm rữa cho sạch sẽ, rồi đi phố nữa chơ!” Phan
Chánh Đông, khi nào cũng thận trọng, vừa trả lời B.Tôn vừa dặn anh em. “Phố xá
chi chừ! Anh em nên cẩn thận! Công an vẫn còn theo dõi đó nghe! Về nhà nghỉ
ngơi nhưng nhớ báo tin cho nhau!” Chúng tôi chia tay khi nắng chưa tắt trên ngọn
cây Bồ đề.
Về đến nhà, mẹ tôi mừng rơi cả đôi đũa bếp đang chăm “trách” cá nục chuối
kho nước với ớt xanh chìa voi và ớt bột trên bếp lửa. Buổi cơm chiều đối với người
tuyệt thực trở về khá thịnh soạn với cá nục kho, tôm rim và rau muống luộc. Cả
nhà vừa cầm đũa, đã thấy bóng người lấp ló trước cửa với tờ giấy viết vội của Phan

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 14

Chánh Đông cho biết rằng tên tuổi của những sinh viên tuyệt thực đã bị ghi vô sổ
đen và mọi người nên “tẩu tán” đừng ngủ ở nhà, và ban đêm đừng đi ra ngoài cũng
như không mở cửa nếu có người đến gõ cửa. Riêng Đông sẽ không có mặt ở Huế
một thời gian. Chưa kịp mừng đoàn tụ, mẹ tôi nghe đọc thư nhắn đã tái mét mặt
mày, sợ thất thần. Nuốt vội cơm, mẹ tôi lập tức cho người nhắn cậu tôi xuống nhà.
Cậu tôi đến với chiếc xe trắc xông màu đen. Không giải thích nhiều, mẹ tôi bảo tôi
lên xe cùng với mẹ và một xách áo quần đã chuẩn bị vội vàng. Tôi chưa kịp hỏi đi
đâu, thì xe đã rồ bánh, qua cầu Gia Hội, qua cầu Trường Tiền, qua cánh đông An
Cựu, về phía cầu Hai rồi lên đèo Hải Vân. Chúng tôi đang ở trên đường vào Đà
Nẳng.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 15
NHỚ SƯ BÀ DIỆU KHÔNG

THÁI KIM LAN

1905-1997

Trong truyện Tây Du Ký, có một đoạn ngắn tôi rất thích, trong đó không gian
bỗng nhiên tĩnh mặc, êm ả so với những đại náo hỗn loạn diễn ra trên đường Tây
du: đoạn Tôn Hành Giả bị thua lũ yêu quái tơi bời, phải đằng vân lên cung trời Đâu
Suất thỉnh Bồ-tát Quán Thế Âm xuống cứu Đường Tăng sắp bị làm thịt. Lúc ấy

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 16

Ngài Quán Thế Âm đang ngồi đan giỏ, Tôn Ngộ Không bước tới kêu xin cứu nạn.
Việc cứu nạn gấp rút đến nỗi Bô-tát không kịp khoác áo choàng, vội đằng vân, hạ
giáng xuống trần phất phơ trong bạch y bằng lụa, tóc xõa, tay cầm giỏ nơm cá. Một
người trần đã thấy hình ảnh Ngài giáng trần như thế nên có bức vẽ “Quán Âm ngư
lam”ghi lại bóng dáng của vị Đại Bồ-tát cứu khổ cứu nạn. Bức vẽ là một bài thơ ca
ngợi không lời. Tôi ngưỡng mộ hình ảnh mà tôi cho có một không hai trong số
những hình ảnh Quán Thế Âm Bồ-tát mà chúng ta có được.
Khi được tin Sư bà Diệu Không viên tịch ở nước Đức xa xôi, tôi nhìn bốn bức
thêu tứ đại cảnh của cô Huệ Nhẫn theo lệnh Sư bà thêu tặng treo trong phòng và
nhớ Sư bà xót xa, muốn đặt bút viết lời cảm niệm mà viết không nỗi. Tôi bỗng ước
ao nếu mình vẽ được như nhân vật trong truyện Tây du, tôi sẽ phóng bút ghi lại
hình ảnh Sư bà mà tôi đã khắc trong tâm từ thuở mới gặp Sư bà cho đến hôm nay,
mà tôi gọi thầm là bốn nét quán thế, để treo trên tường.
Mà vẽ không được, tôi đành mang theo những hình ảnh Sư bà trong tâm như
Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên mang bức vẽ người ân nhân đã cứu
nàng… hẹn có một ngày tôi viết mà như vẽ được những nét đan thanh của vị Sư
tôn kính…
1. Vô ngã đại từ bi
Một lần trong thời Pháp nạn, chúng tôi ngồi tuyệt thực giữa sân chùa trong
cơn nóng rát lưng tháng Năm ở Huế. Nóng, khát làm tê dại châu thân. Lại thêm
mặt trời buổi trưa chói chang đến phải nhắm nghiền mắt, hào hển thở, gục mặt
trong nón lá, cơ hồ ngất lịm. Bỗng có ai sờ lưng với cái vuốt êm mát của một bàn
tay thật dịu dàng. Tôi nhìn lên, thấy một cái nón rộng vành hầu như che hết cả thân
mình, sau giải nón màu lam, có một nét cười mỉm rất hiền, một tay đưa cho tôi bát
nước trong. Đó là lần đầu tiên tôi được gặp để sau này mới biết vị sư ấy là Sư bà
Diệu Không. Trước đó tôi chưa lên chùa thường xuyên nên chẳng biết rõ là ai. Chỉ
biết từ lúc cái nhìn ngước lên, tôi thấy có hiện hữu “một người”, mà “một người
ấy” xuất hiện vô cùng nhẹ nhàng, như một cái bóng phất phơ. Nếu như cái bóng ấy
“vô ngã” đến nỗi chỉ có cái nón duy nhất chuyển động, giữa triệu triệu con người,
từ hiên bất cứ một mái chùa nào, ra đến sân chùa, xuống thang cấp hay đi trên
đường đất, cái nón chuyển động, xa rồi gần mà đi đến đâu thì kẻ khát được uống,
kẻ đói được lo cho no, kẻ âu lo được chút an bình, kẻ đang khóc được chậm nước
mắt, kẻ không nhà có nơi trú ẩn.
Không cần tìm một chỗ đứng, chiếc nón chuyển động như nét KHÔNG huyền
diệu giữa muôn triệu cái có vô thường, hiện hữu bằng từ bi và hạnh nguyện cứu độ
chúng sanh, bất cứ ở đâu trên khắp Việt Nam.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 17

Cho đến ngày cuối cùng, người ấy vẫn muốn mình là vô ngã huyền diệu với
lời nguyện: sẽ trở lại thế gian để hành thâm cứu độ bao lâu còn đau khổ trên thế
gian.
Có ai đạt được giác ngộ đại thừa như Sư bà Diệu Không với hành thâm vô ngã
QUÁN THẾ ấy?
2. Đại ngã hoan hỷ
Có một lần tôi trở lại thăm chùa Hồng Ân vào dịp đầu xuân. Cây hồng đơn sơ
đang trĩu trái trước hiên chùa, hoa tím lẳng lặng nhẹ đùa trong gió, hương trầm tỏa
ấm không gian. Tôi bước vào nhà Ni, thấy Sư bà đang nằm nơi ghế xếp, giản dị
trong chiếc áo lam nhật bình, chung quanh Sư bà là các sư cô trẻ ngồi xúm xít dưới
đất, cười vui nghe Sư bà kể chuyện, người thì cầm quạt phe phẩy, người nắm tay
vuốt ve, người xoa chân, người vuốt má, người xoa bụng. Tự nhiên tôi nhớ đến
bức tranh quê vẽ một đàn heo xoắn xuýt bên heo mẹ, hay một đàn gà con núp dưới
đôi cánh chở che của gà mẹ. Nhưng nghệ sĩ phải giảm bớt hết gam màu sặc sỡ của
đời thường mà pha nhẹ như không màu, tương tự trong giấc mơ về hạnh phúc, giấc
mơ không có màu, chỉ mờ như sương khói. Hạnh phúc không phải là khái niệm
trừu tượng mà là một cảm giác an lạc, một niềm vui trong an bình. Nếu vẽ được
hạnh phúc thì cảnh chùa hôm ấy là nét đan thanh siêu thoát nhất của hạnh lạc.
Huyền ảo mà chân tình biết bao. Khi tôi từ giã ra về, ngoái lại thấy Sư bà Diệu
Không còn đứng tiễn nơi hiên, màu áo lam hòa với bông hoa tím nhạt, chung cùng
với các Ni sư trẻ, đẹp thanh thoát, khiến tôi tưởng như mình đang rời một bức
tranh có thật là Niết bàn chốn ấy để trở lại lạc loài ảo ảnh cái bụi trần ai bên này.
3. Đại trí tuệ vô ngôn
Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, tôi có giới thiệu một nhà hảo tâm người
Đức, ông Tiến sĩ Boehme, về giúp một số dự án phát triển tại Huế. Tôi đưa ông lên
thăm Sư bà. Ông ngạc nhiên mừng rỡ gặp một vị Sư biết nói tiếng Pháp, bởi vì
trong suốt thời gian ông này ở Huế, những cuộc trao đổi gặp không ít trở ngại vì
ngôn ngữ bất đồng. Nhưng ngạc nhiên lớn nhất của ông, ngạc nhiên chan hòa vui
sướng như khi “ngộ cố tri” là lúc nghe Sư bà, trong cuộc đàm thoại chăm chú lắng
nghe, nhìn và bảo: “Nhìn cử chỉ, nghe giọng nói của Ngài, tôi biết Mẹ Ngài là ai,
tôi đang gặp Người Phụ Nữ đáng kính ấy trước mắt”.
Không thể diễn tả hết nỗi cảm động của người khách ngoại quốc đến từ nghìn
dặm xa xôi khi được nghe một thứ tâm ngữ cảm thông chiếu soi bốn cõi, mười
phương như thế. Với cái nhìn “Quán Thế”, Sư bà đã xóa sạch mọi khoảng cách và
ngăn cách giữa người và người, để cùng nhau chung “một căn nhà thể tính bà con”.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 18

Người khách ngoại quốc ấy từ đó không bao giờ quên người đã biết mẹ ông vốn
quá cố từ lâu mà ông hằng thương nhớ rơi nước mắt mỗi khi nhắc đến. Hầu như
ông đã tìm ra, một trong muôn một, một người tri kỷ với mẹ của ông. Và từ đó mỗi
khi về Huế, ông đều lên thăm Sư bà để được nghe những Phật từ.

[* *]
Cuốn sách viết về Sư bà Diệu Không ra mắt tại cuôc tọa đàm - Ảnh: MINH TỰ
(Nguồn: Tuoi Tre Online. Hình do NHĐ thêm vào)

Tôi còn nhớ một lần khác, hai người đàm đạo về khái niệm “Tính Không”
trong Đại Trí Độ luận, về “hữu thể và hư vô” của J. P. Sartre, một người Việt một
người Đức trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp. Cuộc đàm thoại sôi nổi đến nổi họ
không biết tôi - người trung gian, thông dịch - đã lẳng lặng chuồn vào bếp với các

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 19

sư cô trẻ đang nấu khoai sắn đãi khách, vì các sư cô nghe nói tôi thích khoai sắn.
Bữa ấy tôi đã được hưởng một bụng khoai sắn ngon nhất trên đời.
Đến nay tôi vẫn còn tự hỏi, không biết trong cuộc đàm thoại siêu hình ấy, ai
đã hiểu ai. Chỉ biết, lần sau khi trở lại Huế, người bạn Đức tạm gọi là vong niên
của Sư bà (lúc ấy ông Boehme mới 70 tuổi, trong khi Sư bà đang thọ 90) đã đem
tặng ngài một món quà kỳ lạ: một cái gối rất êm. Tôi nghĩ mình thấy không lầm,
mắt vị Sư bà nhòa lệ khi ôm cái gối ấy vào ngực.
4. Vô lượng cung kính trang nghiêm
Lần cuối tôi được gặp Sư bà là vào đầu năm 1997, lúc ấy Sư bà đã yếu trên
giường bệnh. Tuy bệnh mà Sư bà vẫn minh mẫn vô cùng với trái tim thì vẫn nóng
hổi chuyện Phật sự trọn thành. Mong ước cuối cùng của Sư bà, cũng như nỗi niềm
đau đáu của quý sư trưởng như Sư bà Diệu Trí, Sư bà Cát Tường, là làm sao xây
dựng cho được Học viện Phật giáo tại Huế. Chúng tôi đang tìm cơ sở để mong Ôn
Từ Đàm thuận ý.
Sư bà nằm yếu lả trên giường, nhưng không biết do một ý chí dũng mảnh nào
mà Sư bà bảo các sư cô đỡ ngồi dậy ngay ngắn, rồi nói với tôi bằng một giọng quả
quyết: “Nhờ chị Kim Lan làm chứng cho hạnh nguyện của tôi để truyền đạt lại cho
ông Boehme, tôi xin tặng cơ sở Hồng Đức (do sự tài trợ của hội người Đức) để xây
dựng Học viện Phật giáo cho Tăng Ni trẻ, xin ông Boehme chấp nhận ước nguyện
cuối cùng của tôi”.
Nói xong Sư bà ngồi thật ngay ngắn, lấy tay đắp vạt áo phủ gối rồi chắp tay
hướng về phía Tây vái mấy vái như gửi trong gió sự kính trọng đến người phương
xa, tạ ơn tri ngộ và mong thông cảm. Lời nguyện ấy của Sư bà đã được thỏa mãn.
Học viện Phật giáo Huế được khai sinh sau khi Sư bà viên tịch.
Với tôi, Sư bà là tấm gương tiêu biểu về lòng thiết tha với tương lai đạo pháp.
Ngoài ra, đức hạnh trang nghiêm của Sư bà với những cử chỉ khiêm cung đã gây
chấn động trong tim tôi. Dường như sóng của tứ vô lượng tâm dào dạt không
ngừng mỗi khi tôi nghĩ đến Sư bà Diệu Không huyền diệu vô cùng.

Thái Kim Lan
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 92

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 20
TƯỞNG NIỆM

SƯ BÀ THÍCH NỮ DIỆU TRÍ

THÁI KIM LAN

Sư bà Thích Nữ Diệu Trí (1907 - 2010) 

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 21

Mỗi khi nhớ đến Sư bà Diệu Trí, tôi như thấy lại căn phòng đơn sơ ấy trong
ngôi chùa sư nữ Diệu Đức mộc mạc, ẩn nhẫn nằm trong góc con đường đất lóc
chóc đá, lối rẽ từ đường dốc Nam Giao đi vào, sau chùa Kiều Đàm là đến chùa
Diệu Đức.
Lại không thấy gì thêm ngoài cái khung treo trên tường nơi cái bàn con tiếp
khách, có chén trà ướp mộc đơn sơ mà cô thí chủ nhỏ bé đến thăm bỏ quên không
uống vì đang trố mắt nhìn hai tấm hình đen trắng cỡ chụp ảnh căn cước, một của
Ôn Thích Trí Quang, và một của Thầy Nhất Hạnh, thời còn rất trẻ.
Đến chùa, chân ướt chân ráo từ tận phương xa, mà chỉ thấp thỏm muốn xin Sư
bà hai tấm ảnh ấy (bởi tôi đang viết hồi ký 1963) nhưng chưa dám, khoảng thời
gian sau, trở lại, hai tấm ảnh không còn, Sư bà bảo có người lấy mất rồi, chính Sư
bà cũng không hay. Sư bà nói cả đời tôi chỉ quý có hai vị ấy. Qua đó mà biết rằng,
vị Sư nữ đáng kính rất quý trọng tăng tài và nỗi lòng đau đáu chỉ mong Phật giáo
Việt Nam sáng mãi trên nền trời Việt và năm châu, từ căn phòng hẹp của Sư bà
nhìn ra.
Tôi nói điều trên trước, nhưng thật sự cái trước nhất trong hồi ức của tôi là
gương mặt thuần khiết cao quý đến lạ ấy, mà mỗi lần gặp tôi đều ngỡ ngàng, nghĩ
rằng mình đang đối diện với một đấng nữ lưu quý phái, từ trong khuê các của đất
Thần kinh, chứ không thể thuộc vào nếp sân chùa với những sắc hoa điềm đạm, sơ
thái đang tự quên mình là hoa.
Tôi giữ ấn tượng ấy, mỗi lần mỗi phải ngạc nhiên, mà không hỏi thêm nguồn
gốc của gương mặt ngọc, chỉ biết con mắt ghi rõ màu sáng của làn da - lúc ấy đã
ngoài 80 - hầu như chưa bao giờ biết nắng dữ hay rét căm của mưa dầm xứ Huế, có
chăng nắng mưa ngoài hiên ấy, chỉ làm mượt mà màu đá thạch của nước da phụ nữ
Huế từ rất xưa. Cho nên đối với tôi chẳng còn quan trọng, câu hỏi về nguyên cớ…
vì sao.
Cho nên nghe mà như không nghe… mà nghe được là vui được nghe thế thôi.
Như có lần Sư bà kể chuyện - bên mâm cơm chay mà Sư bà đặc biệt dành cho tôi
ngồi hầu một mình với Sư bà - “cái nhà Morin to thật to ấy, chị biết không, lúc xưa
là của Tây, passage Eden, sang trọng lắm, dành cho tầng lớp quý tộc, sang cả mới
vô trong đó được, (sau ni của ông Nguyễn Văn Yến, rồi sau thành Đại Học Văn
Khoa thời ông Diệm, rồi chừ thành khách sạn Morin Sài Gòn). Có lần được ba mạ
tui dẫn đến, lúc tui còn con gái - còn là tiểu thư đúng hơn - Nghe tiếng nhạc rập
rình, có dảy (nhảy) đầm nữa. Tui sợ - vẻ mặt đài các với chữ “sợ” chen lẫn cái rùn
vai, ở tuổi 81 như là 18, thật nên thơ! - , tui không ưa. Mỗi lần đi ngang qua là tui
run. Tui sợ quá… nên tui xin xuống tóc đi tu…”

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 22

Đơn giản quá đối với tôi, - một kẻ đã từng mê đọc những tiểu thuyết ly kỳ,
những hồn bướm mơ tiên, những Lan và Điệp, những tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu,
- đến nỗi sự lắng nghe chuyện vị tiểu thư quý phái họ Hồ từ phòng khuê sang cả
phát nguyện đi tu, phơn phớt, như chưa sâu bằng chén trà mộc đang nhấp môi. Câu
chuyện đi tu của Sư bà trắng như tờ giấy chưa viết một chữ nào.
Từ trong khuê các bước qua vườn Quan Âm, có cơn bão nào có thể làm tung
mái tóc? Sư bà đi tu như người chỉ biết… một con đường duy nhất. Vì thấy đời…
phiền và vì thương đời… cuộc hiện sinh phải trong như nước giếng vườn chùa,
không phong ba gợn sóng, an bình với trăng soi. Trong như tiếng hạc thì chỉ có
tiếng kinh và hồi chuông khuya sớm, đều đặn từng thời. Một chuyện TU thuần TU,
trọn vẹn cả một đời người một trăm lẻ ba năm. Thi hào Nguyễn Du hẳn phải cúi
đầu và thôi rớm lệ nhân tình.
Mà TU thì như mẹ tôi thường nói, tu là khổ hạnh, trang nghiêm, nhìn từ
những tấm gương của các Sư bà. Sư bà nghiêm, giới luật kỹ, giáo huấn các đệ tử
nghiêm nhặt theo đúng luật nhà chùa: thanh đạm, khiêm tốn, tinh tấn theo lời Phật,
mà Sư bà là người mẫu mực có tiếng trong đại chúng tăng ni già trẻ suốt 71 năm tu
hành.
Khi mới trở về Việt Nam lần đầu, tìm đến chùa Diệu Đức, tôi đã nghe sự
nghiêm minh của vị Sư bà trụ trì nên đâm ra kiêng dè, chỉ dám đứng xa đảnh lễ.
Bất chợt về sau, duyên đãi ngộ lại hóa ra là khác, nhẹ hẫng như một thứ tơ vô ý rơi
vào tay. Không, không phải rơi, mà “níu”, nếu nhớ không lầm, một cái níu tay thật
là bình dị.
Dịp trở về Huế với đoàn ông Boehme (nay cũng hóa người thiên cổ) giúp quí
Sư bà thực hiện các dự án từ thiện cho phụ nữ và trẻ em. Sư bà Diệu Không mời
cơm chay trên chùa Hồng Ân, tôi đến vấn an bàn của quí Ni sư trưởng lão, Sư bà
Diệu Không, Sư bà Viên Minh, Sư bà Cát Tường đều là những vị thường gặp,
bỗng có một cái níu tay khi tôi chưa kịp cúi đầu đảnh lễ và nghe một giọng Huế đài
các cất lên: “Nì mai chị vô chùa Diệu Đức thăm tui…”
Chùa Diệu Đức, vừa là Viện nuôi dưỡng Ni chúng thực hành tu tập, vừa là
trường đào tạo cấp trung học cho Ni chúng từ Bắc vô Nam trước và sau 1975, đều
được Sư bà từ lâu chấp chưởng. Chức vị uy nghi không những ở viện mà còn trong
hàng giáo phẩm. Ấy thế mà thay vì ra lệnh lại khều tay, rất trẻ như thuở học trò…
giọng Huế lại mệ hơn ai…
Cung kính vâng lời. Đến và ngồi ở cái bàn con với chén trà hạt mít thơm mùi
hoa mộc, thời gian như ngừng lại nơi nắng lóe ngoài sân chùa… Và từ đó nỗi ngạc

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 23

nhiên bắt gặp nét thanh xuân như thuở học trò nơi cây lão mai già cỗi nhất trong Ni
chúng Huế mà tôi đã từng gặp, còn mãi trong tâm.
Buổi cơm chay lần đầu không ở chùa Diệu Đức mà ở chùa Diệu Nghiêm, nơi
Sư bà xuất thân tu học, nương tựa tổ đình Từ Hiếu. Khác với căn liêu của Sư trụ trì
chùa Diệu Đức khá ẩm thấp, u mặc, ẩn nhẫn trong không gian rộng lớn của ngôi
chùa sư nữ Bắc Trung Nam Diệu Đức, chùa Diệu Nghiêm - dạo ấy còn là nhà tranh
mộc mạc - rất nên thơ nằm khép nép trên một trong những đồi thông chùa Tổ Từ
Hiếu. Thuở ấy chùa nghèo, dựng toàn tre tranh - đối với tôi lại đẹp vô song, nhất là
được ngồi ăn trên chiếu tre, sàn nhà bằng tre và được hầu chuyện với một vị sư đã
ngoài tám mươi.
Tôi không biết nữa, vị nào hơn vị nào đã đưa tôi từ thích thú đến ngạc nhiên
và từ ngạc nhiên đến thích thú. Chỉ biết buổi cơm giữ một vị chay tịnh đặc biệt mà
tôi tưởng như mình là người khám phá đầu tiên - có lẽ mỗi cuộc trở về là một cuộc
bắt đầu của khởi đầu tìm lại dấu xưa đã mất - và vị ấy lưu mãi trên đầu lưỡi mỗi
khi nhớ về: vị của trái bùi ngâm muối qua hai mùa mưa nắng. Trái bùi na ná trái ô
liu, nhặt được trên đồi quanh chùa Từ Hiếu và Diệu Nghiêm, là món quý hiếm của
nhà chùa. Nghe Sư bà kể lại càng thấy quí hơn: “Ngày xưa bùi giầm muối là món
ăn mỹ vị độc nhất của chùa đó chị. Thời ấy đi tu cực lắm chị ơi. Một trái bùi ăn
được hết một chén cơm. Mà vì nó bùi nên cũng nhịn để dành cho quý Ôn quí Sư bà
lớn hơn mình dùng...” Sau buổi cơm Sư bà còn dẫn đến nơi sẽ làm bảo tháp cho
mình, một gian nhà tranh với quan tài, thật mộc, thật đạm, gần gũi “một gian nước
biếc mây vàng chia đôi”…
Những năm thập niên 90 về sau Sư bà thường bảo: “Đời ni họ tu sướng quá,
chi cũng có, ngày xưa tu cực lắm, khổ hạnh và kham khổ tột cùng…”
Tôi nhìn làn da trắng ngà của vị Sư đã hơn tám mươi, và vị ngạc nhiên ban sơ
càng đậm hơn cùng với mùi hương thông bao quanh ngôi chùa càng lúc càng nồng
theo với nắng. Hình như đối với Sư bà, khổ hạnh tựa như mặt nước không chao
của cái giếng chùa bình an trên ngọn đồi thông, chưa có một lần soi mặt, chưa gợn
mày vì “chưa” một lần tự chấp ngã nếp nhăn bên ngoài, nên chưa biết thời gian -
như cảm nhận của tôi hôm ấy, thấy mình đang ngồi giữa không gian và thời gian
trôi quanh mà bất ngờ không trôi… nơi cử chỉ còn ngây thơ học trò, nơi cái nheo
mắt nhìn tôi, nơi cái kéo áo bắt ngồi, nơi miệng cười mũm tinh nghịch và thú nhận
nữ tính: “Tui thấy chị tui ưa liền, tóc để dài rứa, mặc áo dài lụa Huế ni, ầy, đi Tây
đi Tàu mà còn Huế ri… thì thiệt… tui ưa lắm đó… nhiều người đi mô mô về, đông
tây nam bắc, môi đỏ má hồng, mắt mũi nhiều màu, áo tây áo đầm răng mà rối ren,
tui sợ. Ít ai như chị… tui ưa…” Về sau Sư bà hay công bố trước mặt các đồ đệ bao
quanh.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 24

Những lần nghe như thế, lại không thấy mình mà như nhận ra được bóng dáng
thanh xuân nào đó… có người vào chùa… bởi sợ, không phải sợ chi mà chính vì
thanh xuân, vì tuyệt diệu thanh xuân… và chợt hiểu thêm chữ “TU”.
Càng khổ càng tu, giữ tâm không gợn sóng, tim đập đều nhịp nhân sinh hòa
chung với chuông mõ kinh kệ nằm lòng. Từ đó lòng nhân ái trẻ mãi tràn ra rộng
khắp.
Mấy mươi năm làm từ thiện không mệt mỏi mãi đến 90 mà vẫn không ngại
khó. Có lần cô Huệ An viết thư méc Sư bà vừa đi từ thiện ở một làng ở sâu trong
núi, chưa ai đến được, vậy mà Sư bà đòi đi theo, can mấy cũng không nghe. Muốn
đến làng phải lội qua con suối, mùa mưa nước đầy. Thế là các thị giả phải cõng Sư
bà lội qua suối, trao quà tận tay người làng mới chịu. Lần ấy trở về Sư bà đau một
trận ai nấy thất kinh. Tôi đọc thư kèm theo tấm ảnh một thị giả đang cõng Sư bà
trên lưng, hai cái chân trắng ngần vì phải xắn quần lên tận bẹn, lòng thòng chấm
nước, ngẩn người bồi hồi… nhận ra Bà như đang cười trẻ thơ. Tấm lòng từ bi ấy e
không bao giờ cạn… Hết lo cơm lại lo học. Sư bà đã là một trong ba vị Sư bà luôn
tìm mọi cách lập Học Viện Phật Học Cao Đẳng cho tăng ni sinh. Tôi còn nhớ mãi
khuôn mặt rạng rỡ đầy hạnh phúc của quí Sư bà ngày khai giảng Học Viện, như
nỗi hoan hỉ vô lượng từ bi…
Lần cuối cùng tôi gặp Sư bà lại ở một nơi mà tôi không bao giờ nghĩ đến: tại
phi trường Phú Bài! Lần ấy tôi đến phi trường vội vàng cho kịp chuyến bay, đang
lật đật ba chân bốn cẳng, bỗng thấy một nhóm áo lam quây quần, chợt nhận ra các
sư nữ trẻ bu quanh một vị Lão ni, nhìn lại thấy là Sư bà, tôi vội vàng đến đảnh lễ
và hỏi tại sao Sư bà ngồi ở nơi thị tứ ấy. “Tui đợi đón Sư đệ của tui sắp về!” Giọng
rất hãnh diện và hớn hở… Sư đệ của Sư bà là Sư Ông Thích Nhất Hạnh mà bà mấy
mươi năm chưa gặp lại. Chao ơi răng Sư bà không đợi ở chùa? “Đi ri mì vui chơ!”
Tấm khăn trùm đầu màu lam đùm đụp che nửa gương mặt, để lộ nửa gương thơ ấu
hãnh diện báo tin: “Còn một năm nữa là tui một trăm rồi đó” với một ngón tay giơ
lên cho tôi rõ… Ui chao tuổi đã gần trăm mà đi như rứa thì… sợ thiệt!
Chân tôi đã bước xa mà lòng ngoái lại, còn thấy các Ni sư trẻ túm tụm quanh
vị lão ni trên ghế xi măng với nền đá lạnh, giữa cảnh huyên náo kẻ đi người đến.
Trong một giây, hình ảnh nhòa đi trong mắt như đang trôi về nơi một bến sông nào
đó, bến của đợi chờ… Nghe nói lần ấy Thiền sư Nhất Hạnh không về được.
Thương làm sao nỗi chờ của chị, của mẹ, của con, của chúng sinh trên cõi
trần. Chờ, đức nhẫn mà Huệ Năng gọi là sự nhẫn nại chịu đựng kiếp người từ kiếp
này qua kiếp khác. Chờ chúng sinh hay chờ chính kiếp nhân sinh trong cõi luân
hồi. Tròn hơn thế kỷ đợi chờ trẻ măng như ngày hôm qua, nơi bếp tu khổ hạnh,

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 25

đằng đẵng tròn hạnh Bồ tát nguyện trở lại trần “cùng tăng thân xin nguyền trở lại,
nơi cõi đời làm việc độ sinh, giờ phút này sông núi chứng minh…” Lời nguyện từ
khi là cô sư nữ trẻ, lời nguyện không già…
Khi Sư bà tròn nguyện, tôi lại là một đứa học trò đứng xa kính bái…

Thái Kim Lan
Vu Lan 2015
Muenchen
Nguồn: Thái Kim Lan/Trần Thị Nguyệt Mai

TƯỞNG NHỚ NI TRƯỞNG THÍCH NỮ DIỆU TRÍ

Giác Ngộ - Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí, thế danh Hồ Thị Trâm, sinh năm
Mậu Thân, tức năm 1907, tại làng Lâm Cao, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, trong
một gia đình có truyền thống nhiều đời tận tụy quy ngưỡng Phật pháp.
Năm 1932, Ni trưởng quyết chí xuất gia, tìm đến chốn tòng lâm để xuất gia
học đạo với Hòa thượng Huệ Minh, trú trì Tổ đình Từ Hiếu - Huế. Sau khi được
bổn sư hoan hỷ tiếp độ, Ni trưởng tinh tấn tu học, chuyên cần công phu theo thời
khóa được chỉ dẫn, nghiêm giữ thanh quy của chốn thiền môn, chuyên tâm niệm
Phật và trì tụng kinh Pháp Hoa.
Nhờ sự tinh cần tu học như vậy mà một năm sau khi được xuất gia, Ni trưởng
đã được bổn sư cho lãnh thọ Sa di ni giới, được ban pháp danh Trường Khương,
đạo hiệu Thích Nữ Diệu Trí, và hai năm sau, được trao truyền Thức xoa ma na giới.
Năm 1939, bổn sư thế độ của Ni trưởng là ngài Huệ Minh viên tịch, Ni trưởng lại
cầu xin Hòa thượng Chơn Thiệt, kế thế trú trì Tổ đình Từ Hiếu, làm bổn sư y chỉ để
được tiếp tục nương tựa tu học. Đến năm 1944, Ni trưởng  được sự hứa khả của bốn
sư y chỉ  đến cầu lãnh thọ Cụ túc giới với Đại lão Hòa thượng Giác Nhiên, trú trì Tổ

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 26

đình Thiền Tôn lúc bây giờ. Cũng trong năm đó, sau khi đã lãnh thọ giới pháp đầy
đủ, Ni trưởng được Bổn sư y chỉ chính thức làm lễ bổ nhiệm trú trì chùa Diệu
Nghiêm.
Công hạnh của Ni trưởng trong chí nguyện thượng cầu hạ hóa, là bậc Thích
Nữ trì và hành Luật tạng nghiêm mật, Ni trưởng đã sớm tham gia vào công việc
truyền trao giới pháp trong các Đại giới đàn của Ni bộ Thừa Thiên Huế.
Do tuổi cao sức yếu, Ni trưởng đã an nhiên viên tịch vào lúc 19 giờ 15 phút,
ngày mùng 8 tháng 2 năm Canh Dần (23-3-2010) tại chùa Diệu Nghiêm, thành phố
Huế, hưởng thọ 103 tuổi – 65 hạ lạp.
Thiền sư Nhất Hạnh tại Pháp quốc hay tin Ni trưởng xả báo thân đã có thư về
Việt Nam, trong thư có đoạn tâm tình đầy đạo vị, Thiền sư đã gọi Ni trưởng bằng
“Chị” thân thương:
“Chị em mình đã được sống những ngày tháng hạnh phúc ở tại tổ đình. Em
nhớ hồi còn trẻ thường qua thăm chị bên Diệu Nghiêm, hồi đó còn là một mái chùa
lá lụp xụp. Chị còn là một sư cô trẻ, em còn là một chú sa di mới thọ giới. Hồi đó
chị ở một mình, không có vị đệ tử nào. Chị đã thương yêu chăm sóc mấy điệu bên
Từ Hiếu như em ruột của chị.
Chúng ta có may mắn được tu dưới sự che chở của các bậc cao tăng của tổ
đình. Em đã gánh nước, giã gạo, trồng sắn, giữ bò, ủ phân, trang trí bàn Phật và
bàn tổ bằng những tràng hoa mỗi khi có ngày kỵ Tổ. Chị đã giúp chúng em, chỉ dẫn
cho chúng em, làm việc chung với chúng em. Chị đã dạy em chắp tay thế nào cho
đẹp, đừng nên uống aspirine để cho bụng khỏi bị cào, gọt mít như thế nào để cho
mủ mít đừng dính vào tay áo, những giờ phút hạnh phúc vẫn như đang còn đó, và
sẽ không bao giờ mất đi. Chị ở nhà, em đi lang thang trên thế giới. Nhớ chị, có một
lần em đã gửi về cho chị một thẻ kẹo chocolate.
Em vẫn còn đi lang thang, chị vẫn còn ở nhà, dù chị đã trên 100 tuổi. Cô giáo
ngày xưa vẫn còn đó. Chú điệu ngày xưa cũng còn đó, nhưng bây giờ chúng ta đã
được tiếp nối. Con cháu chúng ta sẽ làm cho xong những gì hai chị em ta còn chưa
làm xong.
Chị hãy nằm yên, để cho tiếng niệm Phật thấm vào cơ thể. Em đã từng nghe
chị trì tụng bài Quy nguyện: “cùng tăng thân xin nguyền trở lại, nơi cõi đời làm
việc độ sinh, giờ phút này sông núi chứng minh, cúi xin Đức Từ Bi nhiếp thọ...“.
Lời nguyền còn đó, chị sẽ trở lại, làm một sư cô trẻ, một sư chú trẻ. Chúng ta phải
tiếp tục chí nguyện ngày xưa”.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 27
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một lần hội ngộ
Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí tại Việt Nam

Theo Trang nhà Liễu Quán, Langmai.org

© 2008-2018  Bản quyền thuộc về Báo Giác Ngộ

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 28

TƯỞNG NHỚ SƯ BÀ VIÊN MINH

CHÙA HỒNG ÂN

THÁI KIM LAN

Cố Ni trưởng Thích Nữ Viên Minh

(1914 – 2014)

 Chùa Hồng Ân ở Huế là ngôi chùa sư nữ rất thân quen với tôi. Thời thơ ấu,
tôi theo bà nội, thời con gái, theo mạ đi chùa, sau khi lạy Phật ở các chùa, thế nào
cuối cùng cũng đến Hồng Ân, để được ghé chân ngồi nơi tấm phản ngựa nghỉ mát,
được các sư cô cho bát nước chè sau khi lạy Phật và vấn an quí Sư bà trụ trì. Trong
những năm đầu thập niên 60, thời sinh viên, tôi lại cùng với anh chị em Phật tử lên
chùa sư nữ xin ăn cơm chay, làm nũng với quí sư cô với sức trẻ háu ăn mau đói,

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 29

bởi quí Sư bà trụ trì chùa thường là những người đỡ đầu đám sinh viên cả nam lẫn
nữ còn lớ ngớ với Phật Pháp Tăng như chúng tôi. Thời ấy, trong ngôi chùa ấy,
nhiều ngày nhiều tháng, tiếng cười nghịch ngợm của đám trẻ chúng tôi xen với
tiếng cười từ bi trong trẻo của quí Ni sư, nghe như còn vang vọng đến bây giờ…
Trong ký ức tôi, chùa Hồng Ân dạo ấy đơn sơ nhất trong các chùa mà tôi đã
được bước chân đến ở Huế, mặc dù các vị sư nữ trụ trì, như cố Sư bà Thể Quán, Sư
bà Diệu Không, Sư bà Diệu Trí, Sư bà Viên Minh, Sư bà Trí Hải, đều là những vị
sinh trưởng trong gia đình thế gia, vọng tộc. Phong cảnh quanh chùa rất đồng quê
với đồng lúa và lũy tre xanh nằm dọc con đường đất nhỏ đi vào chùa. Phật đường
là ngôi nhà rường năm gian, thuở trước mái tranh, về sau mái ngói, nhà Ni sự cũng
giản dị với các phòng nhỏ cho Ni sư trưởng và các phòng lớn chung cho Ni chúng,
bàn ghế đơn sơ mà ngăn nắp, sạch sẽ, trong bóng như gương. Chùa thảnh thơi nhờ
ngôi vườn rộng lớn với nhiều cây ăn quả bốn mùa, trải ra đến bên chùa Trúc Lâm,
nên chúng tôi tha hồ thơ thẩn với nắng mùa hạ, ăn quả khế ở chùa Trúc Lâm, với
gió mùa thu, ngước mắt nhìn trái thị Hồng Ân thơm lừng không gian… Và xuân
với hoa lá và đông với mưa dầm gió bấc, tiếng kinh kệ trong trẻo nhân hậu luôn
theo tôi những năm, những tháng về sau. Trong ký ức của một người đi xa, hình
như những hình ảnh ấy lao xao tiếng gọi quay về, trong tiếng gọi mơ hồ sóng ngân
bài hát về niềm hạnh lạc thoát trần, dù nắng mưa cát bụi vẫn không rời gót hành
nhân… Thời gian trôi lênh đênh, có lẽ điểm tựa không thay đổi là những bóng
dáng người sư nữ trì kinh hạnh nhẫn… từ khi đi cho đến ngày về thăm quê lần thứ
nhất. Hồi sinh tiền, ngày đầu trở lại Huế, mạ tôi đã dặn, con nhớ lên thăm chùa
Hồng Ân. Và như thế thời gian đi - về vẫn xuôi dòng xóa bao vết nhân sinh… Sư
bà Diệu Không viên tịch, rồi Mạ tôi từ giã cõi trần, và bao người khác nữa. Thời
gian không đợi…
Kể từ khi tôi đến chùa Hồng Ân lần đầu với bà nội, các Sư bà ngày xưa còn là
những vị sư nữ trẻ, cho đến khi các vị lần lượt bước lên chín tầng sen, có người
vừa tròn trăm năm, tính ra đã hơn một nửa thế kỷ, vẻ trẻ măng đã ôm bóng chiều
trên nền đất.
Thật dài dòng những điều vừa viết, những danh tính vừa kể, mà hầu như đang
bỏ sót nhiều người, nhất là vị Trưởng Lão Ni vừa mới nhập cõi Bất thối Bồ tát.
Không, làm thế nào mà tôi có thể quên NGƯỜI? Chỉ là, dòng chảy trong tâm chưa
kịp tràn ra chữ viết, tuy chưa, nhưng vẫn sống động trong tâm như tự bao giờ…
Khi kể chuyện chùa, chuyện các cố Sư bà, khi thưa khi lạy “Thể Quán”, “Diệu
Không”, thì tâm tôi không hề thiếu sự cung kính những vị khác cũng như NGƯỜI.
Tôi nói làm sao đây? Về NGƯỜI? Có lẽ NGƯỜI là sự lặng yên bình thản như
mặt hồ không gợn sóng hay có lẽ là một nét KHÔNG CHI tựa một thoáng “Như

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 30

Như”, ra khỏi những tiếng và lời, mọi huyên náo hình như thừa thãi khi Người
xuất hiện trước mắt hay thoáng qua trong võng mô của tôi, đứa sinh viên ngày
trước trở lại chùa Hồng Ân sau nhiều năm tháng, lại còn lận đận mang theo những
nhà hảo tâm phương xa đến cho chùa.

Sư bà Viên Minh. Chùa Hồng Ân - Huế - 2011. (Ảnh: Thái Kim Lan)
Đó là khoảng đầu thập niên 90, Hồng Ân dạo ấy đã đơn sơ lại càng sơ đơn
hơn, cảnh chùa thanh bần đạm bạc. Tôi đã được gặp lại tất cả ni chúng trong chùa,
những nụ cười an nhiên vẫn nở ra như thể chưa có lần xa… Dạo ấy tôi đã viết: “Có
lần tôi trở lại thăm chùa Hồng Ân vào dịp đầu xuân. Cây hồng đơn sơ ít lá đang
trĩu trái trước hiên chùa, hoa tím lẳng lặng nhẹ đùa trong gió, hương trầm tỏa ấm
không gian… Khi tôi giã từ ra về, ngoái lại thấy… áo lam hòa với màu hoa tím
nhạt… đẹp thanh thoát, tôi tưởng như đang rời một bức tranh có thật là Niết Bàn
chốn ấy để trở lại lạc loài ảo ảnh cát bụi trần ai…” (Thái Kim Lan, Xem bốn bức
tranh Quán Thế nhớ Sư bà Diệu Không). Tôi nói thấy Sư bà Diệu Không đứng với
các Ni sư trẻ dưới mái hiên, nhưng thực ra tôi còn thấy nhiều điều hơn thế nữa mà
chưa kịp viết ra.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 31

Tác giả Thái Kim Lan đến thăm Sư bà Viên Minh Chùa Hồng Ân - Huế -
2011. (Ảnh: Thái Kim Lan)
Giàn hoa tím nhạt ấy, trong buổi chiều xuân ấy, buông những chùm hoa nhẹ
như mơ trong không gian Hồng Ân, lá cây xanh mướt rợp bóng nắng hiên nhà,
những hoa lung linh trong gió như bóng các Ni sư đổ trên nền nhà, thế nhưng tôi
chưa nói đến những búp hoa còn núp trong lá, thật dịu dàng, an lạc, bình yên, an
nhiên mà phơi phới như khí trời xuân hôm ấy tẩm đượm không gian.
Và hôm nay tưởng niệm Sư bà Viên Minh, tôi bỗng nhớ đến đóa hoa tím vừa
nở mà chưa kịp hay chưa bao giờ muốn buông ra, rơi vào thinh không vì một lẽ rất
thường muốn được thấy được nhìn, búp hoa ấy thật không thường… Ấn tượng của
tôi khi nhìn thấy Sư bà Viên Minh lần đầu tiên trong đời - khi còn là cô bé gái - rồi
sinh viên - rồi thành “người lớn” nói theo kiểu Huế là tra tra rồi tra hung - vẫn
không thay đổi, vẫn là ấn tượng như khi chợt nhìn thấy búp hoa đơn sơ còn chưa
tím hẳn nằm im giữa lá và dây leo, nhũn nhặn thong dong như tuồng không cần có
mặt trên thế gian.
Vẫn thế mỗi lần, khi còn là cô gái nhỏ ngồi níu áo Mạ khi lên chùa, lắng nghe
cuộc chuyện trò với các Ni sư, nhìn vào nhà trong, thấp thoáng thấy các Sư cô hoặc
tụng kinh hoặc sắp đặt công việc do Sư bà dặn dò, tôi nhận ra dáng người nhỏ nhắn
của một Ni sư, mà khi thấy, Mạ tôi đã chào cung kính. Sau đó được Mạ cho biết đó
là Sư “cô” Viên Minh. Khiêm tốn và thuần nhị, chỉ có ánh mắt và nụ cười hiện rõ.
Khi đã thành sinh viên trong phong trào Phật tử, lên chùa ồn ào với thảo luận
nghiên cứu chi chi trọng đại, ngẩng nhìn lên, có lần bắt gặp gương mặt thuần hậu
của một nàng Út bé nhỏ, nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy chia xẻ, như muốn cười
và muốn nói, mà không cần nhiều lời, cười và nói bằng sự lặng yên có thể chuyển
động những gì ù lì nhất ra khỏi vùng u mê. Mỗi lần như thế tôi ngỡ ngàng, thoáng

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 32

ngạc nhiên như bắt gặp một nhân vật trong truyện cổ tích, như những nàng tiên có
phép thần, khi ở thế gian thì lại hiện ra trong dáng dấp khiêm tốn nhỏ bé mà khi
cần thì có thể hóa phép cứu độ chúng sanh. Như chuyện nàng Cóc ẩn mình trong
lốt cóc, nàng Út ẩn náu trong hoa, tuy ẩn dật mà viên thành tất cả khó khăn. Ẩn
nhẫn quả thật là một đức hạnh của tu chứng chân thành. Mỗi lần đến chùa, đi
ngang qua cửa sổ nơi Sư bà nghỉ, thấy có ánh đèn, nhìn vào thấy cái lưng nhỏ nhắn
của Sư bà và quyển kinh trên bàn, tinh tấn rất mực mà không một chút bi quan,
nhìn lên là ánh mắt và nụ cười ấy, vẫn là như thế những năm sau, chỉ duy lưng thì
dần cong hơn với tháng ngày.
Nhận biết hiện diện của Sư bà Viên Minh ở Hồng Ân của tôi vỏn vẹn có từng
ấy và hầu như tôi chưa một lần hầu Sư bà lâu hơn vài cái cúi đầu lạy chào, hỏi
thăm sức khỏe. Thoáng gặp đã thấy không còn, đã lùi vào trong, lẳng lặng, chìm
khuất không dấu vết.
Những năm thập niên 90 tôi có dịp đến Hồng Ân nhiều hơn vì các dự án từ
thiện của quỹ từ thiện Đức do ông TS Boehme giới thiệu và cố vấn, thực hiện các
dự án vườn trẻ, dạy nghề cho trẻ em và phụ nữ dưới sự hướng dẫn của cố Sư bà
Diệu Không. Bàn bạc công việc ở nhà ngoài với các vị trưởng lão đến bụng đói
cồn cào, tôi lẻn vào bếp xin các sư cô nấu cho mấy củ khoai sắn trong vườn chùa.
Các sư cô trẻ cười vang bảo đi Tây đi Tàu về mà xin ăn khoai sắn, ui chao ơi. Giữa
tiếng tíu tít và ánh lửa hồng reo, nồi khoai vừa mới bắt, hình như tôi thấy có chiếc
bóng nhỏ nhắn màu lam đi qua dặn dò các sư cô nấu cho thật nhiều để chị ấy đem
về mà ăn cho đã thèm. Cái bóng ấy đã nhìn tôi, mỉm cười rồi biến mất. Đức hạnh
khiêm nhường đầy từ bi ấy thật khó sánh.
Nhưng tôi đã lầm, những tưởng Sư bà chỉ biết trì kinh niệm Phật. Có lần Sư
bà Diệu Không đi vắng, Sư Viên Minh đã thay mặt tiếp ông TS Boehme (nay cũng
đã thành người thiên cổ) - việc tiếp người ngoại quốc rất đỗi ngại ngùng cho các Ni
sư - vui thay Sư bà đã làm công việc tiếp khách và nhận lãnh tài trợ với dáng dấp
tự tại trang nghiêm cao quí, rất thuyết phục trong hạnh khiêm tốn mà quảng đại
không lường. Hình ảnh thật là đẹp và xúc động khi Sư bà nhỏ nhắn đừng bên cạnh
ông Tây khổng lồ mỉm nụ cười tự tại, tôi vẫn còn nhớ mãi.
Và một người như tôi thì hẳn có nhiều sự lầm. Điều lầm nữa của tôi là tưởng
chắc Sư bà có hàng nghìn hàng triệu đệ tử, chúng sinh, cái bóng của tôi đi qua hẳn
mất hút giữa đám sinh linh đệ tử lên chùa Hồng Ân. Năm tháng trôi qua như thế…
mười năm, mười lăm năm sau, đệ tử hầu như quên chùa là tôi trở lại Hồng Ân thắp
hương cho quí Sư bà quá cố, chợt nhớ đến Sư bà Viên Minh, tôi xin vào đảnh lễ.
Đó là năm 2011, chùa Hồng Ân bây giờ đã khác xưa nhiều, điện Phật nhà tăng đều
mới xây, lạ hơn những ngày cũ. Sư cô thị giả thưa xin phép cho vào. Bước vào

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 33

liêu, hình ảnh đập vào mắt là dáng người nhỏ bé thanh khiết đang ngồi xem kinh.
Sư cô thị giả thưa Sư bà, lúc ấy đã 97 tuổi thọ, và là Trưởng lão trụ trì chùa Hồng
Ân, có biết ai đến thăm không. Tôi giật bắn cả người khi nghe Sư bà nhìn lên và
nói: “Chị Kim Lan chứ ai”, rồi Sư bà hỏi tiếp: “Thế ông TS Boehme có khỏe
không?” Ui chao cả mấy thầy trò còn lại thất kinh, không ngờ trí nhớ của Sư bà
còn minh mẫn đến thế. Riêng tôi thì ngẩn người, cảm động đến rơi nước mắt. Khi
ra về mãi nhớ đến cái lưng đã cong vòng của bà vẫn còn gập người trên quyển kinh
như không bao giờ rời.
Hai năm sau 2013 vào dịp Lễ Thượng Thọ 99 tuổi của Sư bà, tôi ngẫu nhiên ở
Huế, dĩ nhiên tôi vội vàng lên chùa Hồng Ân chúc thọ. Nhưng hôm ấy Hồng Ân
đông nghịt người đến dự lễ thượng thọ, tôi không thể vào đảnh lễ, đành mang bài
thơ tôi làm kính tặng Sư bà trở về nhà treo lên vách như một công án đời người:
Ngày lại ngày
Còng lưng
Gánh kinh
Trăm năm
Tâm thành
Ngọc sáng
Tịnh lành
Tròn trăng
Giác ngộ
Viên Minh
Những mong có dịp lên hầu Sư bà đọc thơ, ngờ đâu ở xa nghe tin Sư bà viên
tịch vào rằm Vu Lan năm nay, sen tịnh vừa tròn chín phẩm, Bất Thối Bồ Tát thong
dong.

Huế, Trung Thu 2014
Thái Kim Lan
Nguồn: Thái Kim Lan/Trần Thị Nguyệt Mai

TƯỞNG NIỆM

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 34
SƯ BÀ THÍCH NỮ CÁT TƯỜNG

(1918 - 2013)

THÁI KIM LAN

Hoài niệm về một vị Trưởng lão Ni chúng

Sư bà Thích Nữ Cát Tường (1918-2013)

Ảnh: Thái Kim Lan

Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô
ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng -
Sư bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hòa ng Mai ở Thủy Xuân - Huế. Thời
sinh viên chúng tôi, đầu thập niên 60, anh chị em thường xưng tụng là “Sư cô Cát
Tường”. Khi nhắc đến “Sư Cô Cát Tường” hầu như ánh mắt của người gọi tên sáng
lên, gương mặt thanh niên dù rắn rỏi ng ổ ngáo đến mô bỗng dịu đi nơi khóe môi,
và môi không thể làm khác hơn là vẽ nụ cười cảm mến. Điều ấy tôi thấy rõ nơi
người em trai, hồi ấy còn là học sinh Phật tử, cậu ấy không… ưa xoắn xuýt ca ngợi
người trên, nghi ngại nhiều điều, nhưng ở giọng xưng và nụ cười xa, thì biết tất cả
lòng tin đều đặt nơi vị Sư Cô có một thứ ánh sáng nhân hậu lạ kỳ có thể qui phục
nhiều trái tim non. Mãi về sau niềm tin ấy vẫn không phai, những thập niên 70, 80,

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 35

90, những năm khó khăn gian khổ ở quê nhà, thư của Mạ tôi và của em đều nhắn
nhủ hãy gửi quà cứu trợ về địa chỉ chắc chắn nhất: Sư bà trụ trì chùa Hòa ng Mai,
là Sư cô Cát Tường thuở ấy.
Nhắm mắt nhớ về, hình ảnh “Sư Cô” với gương mặt thanh tú mảnh mai vẫn
sáng lên trong màn đen của ký ức. Nói ra e phạm thượng, thuở ấy đám sinh viên
chúng tôi “chấm” Sư Cô Cát Tường… đẹp nhất trong quí Ni chúng, thì là lũ trẻ
nông cạn còn ham ăn ham nói, dại mồm dại miệng mà! Dĩ nhiên tất cả các Sư bà,
Sư cô đều đẹp trong vẻ đạo hạnh thanh đạm của người đã trút hết những sắc dáng
bên ngoài, nhưng ở Sư bà, người đến cúi đầu thưa vẫn muốn nhìn lên. Vẻ đẹp ấy
khó diễn tả nổi, thoạt tiên “khác” so với nhiều khuôn mặt đẹp của Huế, có một chút
xa xăm đến từ đàng ngoài, ở sóng mũi cao thanh và đôi mắt hình thuyền, khắc khổ
nơi khuôn mặt xương, nhưng lại được mưa nắng gió sương Huế làm thuần, mường
tượng trái xoan, dịu nơi giọng nói và cử chỉ. Nét kiêu kỳ xứ Bắc đã được kinh kệ
Huế làm tròn thành nét duyên sống động tinh nghịch mà đến tuổi gần một trăm,
người đến hầu chuyện ngỡ ngàng nhận ra như gặp người thuở trước. Dù sao chút
cội rễ miền Bắc vẫn còn lấp lánh trong suốt mấy mươi năm ở trần thế, lại làm sáng
Hòa i sự tinh tấn khổ hạnh của một chân tu.
Lũ trẻ chúng tôi thời ấy ngưỡng mộ “Sư cô Cát Tường“ trong niềm vui an
lành, có được một ngôi sao mai tinh khiết trong vườn an nhiên từ bi bát nhã của xứ
Huế, xứ của đạo Phật Việt Nam. Tuy Huế nổi tiếng là nơi đạo Phật được tu hành
tinh tấn mẫu mực, nhưng ngay Cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải, trong một lá thư
gửi cho Thầy của mình, Sư bà Cát Tường, đã cung kính ca ngợi tinh thần của đạo
Phật ở miền Bắc, nơi sinh trưởng của Sư bà, nơi cội nguồn vững chắc nhất của đạo
Phật Việt Nam mà Sư bà là một tấm gương mãi sáng, “đệ tử học Hòa i không hết”
như lời trong thư. Ấy thế thấm thoắt đã hơn 50 năm! Nay rất nhiều anh chị em đã
nằm sâu trong lòng đất, Mạ tôi, chị tôi, Sư Cô Trí Hải, anh tôi, lần lượt thuận thế
vô thường, Sư bà đã từng độ cho những người qua bờ bên kia, giúp cho những
người ở lại bớt đi nước mắt, nay cũng bước vào cõi vô sanh… Ngọn gió thời gian
cứ thổi mãi chiều xuôi… ở nơi xa những khi nghe tin, bàng Hòa ng quặn thắt.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 36

Sư bà Cát Tường
Ảnh: Thái Kim Lan

Có thể nói tôi được duyên may, tuy ở phương xa, nhưng lại được gần, được
học nơi Sư bà nhiều hơn ở các vị trưởng lão khác, gần và học như một ngẫu nhiên
chứ không phải cố ý tầm thầy học đạo, - những ngẫu nhiên ấy hóa ra lại là những
lần được học đắc nhất trong cuộc đời. Lần đầu tiên khi đến thăm Tịnh thất Hòa ng
Mai sau mấy mươi năm trời xa quê. Hòa ng Mai thời ấy, trong cơn gian nan nghèo
khổ của cả nước, lại nổi tiếng là ngôi chùa “đẹp” - ở xa đã nghe lời đồn có tịnh thất
Hòa ng Mai là chùa sư nữ - người Huế thường nói “đẹp” để tả điều gì Hòa n hảo,
trọn vẹn - và nên thơ. Cả hai chữ “đẹp và thơ” thoạt nghe như không ổn giữa lúc
con người đang lao đao trong túng thiếu, còn chỗ mô để noái (nói) đẹp và thơ!?
Bước chân vào cổng chùa - thuở ấy còn hai cột trụ đúc thô sơ quét xi măng màu
xám, chứ không có cổng tam quan như về sau khi Sư bà viên tịch - khách đang “xa
nghe cũng nức tiếng đồn” đột nhiên thấy lòng dịu lại sự hối hả khi bất chợt cúi đầu
dưới những cành lá sum sê vào hạ hay dưới những đóa mai lộng lẫy trong xuân của
hai hàng lão mai đứng nghiêm trang viền con đường đất cát mịn dẫn vào điện Phật.
Hòa ng Mai có tên ấy từ những cây mai bốn mùa tĩnh lặng cùng tu với những
vị sư nữ áo lam. Khắc khổ chịu sương gió, mai chùa Hòa ng Mai rực rỡ lạ thường
vào dịp Tết, tặng cho nước non đang buồn những bông hoa đẹp nhất. Khách thập
phương xa gần dạo ấy thường lên Hòa ng Mai ngắm hoa thưởng xuân và tìm được
niềm an ủi nơi những bông hoa, nhưng đẹp nhất vẫn là ánh mắt đầy tình thương

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 37

của Sư bà Cát Tường, Sư bà có chi cho nấy. Anh em sinh viên túng thiếu, thương
phế binh, trí thức ra tù, người còn ở tù, người già yếu tàn tật, ai bệnh, ai đói đều lên
Hòa ng Mai. Ai không lên được, ai còn ở tù cải tạo thì được bới xách tận nơi, đến
thăm tận nhà, còn nhớ thời các Thầy ngồi tù, tù cộng hòa rồi tù cộng sản, rồi bị bắt
đi xa, Sư bà cùng các Sư cô lặn lội đường xa lên miền núi non để thăm nom, ở lại
cả tháng trời dù không được vào. Kể ra e không xiết công việc từ bi độ sanh của Sư
bà, nhưng nói chi đến kể, nỗi đi - về, thoắt đến thoắt đi trong chiếc áo lam phất phơ
nhẹ nhàng, thầm lặng, tự nhiên như những đóa mai nở rồi tàn trên sân chùa đêm
trước và ngày sau… có ai đếm đâu? Mà cũng không cần! Có chăng là cảm nghiệm
“đêm qua sân trước một cành mai” nơi những đóa mai đang nở che kín trời và
đang rụng đầy trên đất để trực nghiệm hạnh từ bi vô lượng như cát trắng sân chùa
Hòa ng Mai.
Tôi thích dừng lâu nhẩn nha trong sân chùa ấy, nơi có nhiều cội tùng cổ bốn
mùa đón nắng và gió Huế, như từ một thuở xa xưa trong cổ tích nào đó, chiếu bóng
trên cát trắng miền núi của chùa, đơn sơ như một bức tranh tĩnh mặc. Ở đâu mọi
chùa ao ước sân lót gạch hay xi măng, riêng tịnh thất Hòa ng Mai thuở ấy vẫn đơn
thuần với cát núi làm nền, sỏi đá bao quanh, tạo nên vẻ sơ thái của một ngôi chùa
thanh đạm. Vườn chùa Hòa ng Mai thấm nhuần đạo vị và thi tứ của vị sư nữ trụ trì,
được bao bọc bằng hàng rào trúc vàng và trúc xanh, nhiều đoạn được gia bồi bằng
chè tàu lá nhỏ mức. Bóng tre và bóng chuối, vả, mít, nhãn cổ thụ theo gió và mưa
mà xanh ngọc hay say nắng mà vàng hồng. Chánh điện và phòng sư trụ trì hay
phòng ni chúng tuyền một màu lam ẩn nhẫn. Không gian thiền vị thấm đến từng
cây cỏ, chỉ duy hoa trong vườn là đủ các sắc màu và dãy Hòa ng mai cao quí thỏa
thích khoe bông. Có lẽ đó là niềm vui trong lành nhất khi đến vãn cảnh chùa.
Tôi viết như thế sẽ có người bảo, chị quên tương, chao của Sư bà và các sư cô
chùa Hòa ng Mai rồi răng? Quên sao được? Tương chao chùa Hòa ng Mai nổi
tiếng ngon thơm nhất trong vùng, thật ra thì tương chao là món độc đáo của mọi
chùa, chúng tôi hay dùng chữ “nhất” có vẻ thiên vị, nhưng tương Hòa ng Mai có vị
đậm đà của tay người làm từ phương bắc, được ăn ở chùa ngon chi lạ mà được cho
mang về nhà thì ăn Hòa i và nhớ mãi… những lúc ngon nhất khi thật đói lòng.
Cũng chỉ vì người cho tương là một bậc chân tu có một thứ duyên lạ thường của
Bồ tát dưới trần.
Nhưng tôi đang nói về cái màu lam đặc biệt của ngôi chùa sư nữ ấy, mà trong
mắt tôi nó có vẻ như cực đoan (extrême) một cách… thích thú… còn hơn “tương
chùa”. Cái màu như không màu ấy là nếp từ bi mà vị Trụ trì của chùa đã hành
thâm, không những cho chúng sinh hữu tình mà rộng ban cho cây cỏ. Bước vào
chánh điện, rồi vào phòng khách hay phòng nghỉ, chỉ thấy một màu lam nhũn
nhặn, đến nỗi người khách như thấy mình thoạt tiên chạm tay một thứ hư vô, thế

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 38

rồi lại thấy như mình đang ở trong một thế giới hay thiên đường ảo với những
bông hoa… giả làm bằng nhựa (có thể là… rẻ tiền, gọi là hoa ni-lông) trang Hòa
ng tường và bàn tiếp khách. Thứ “giả” duy nhất trong ngôi chùa ấy. Hỏi ra mới
biết Sư bà thương hoa tiếc cỏ ngoài vườn đến nỗi cấm không được hái vào chưng
trong nhà, “tội cho hoa, đau cho cây” nên đi mua hay xin hoa giả về trang Hòa ng,
còn hoa thật thì được ra vườn ngắm. Về phương diện thẩm mỹ, thú thật tôi không
chia xẻ được điều gì nên thơ từ những bông hoa làm bằng ni-lông, nhưng càng
không đồng tình lại càng lạ lẫm về chuyện thương hoa tiếc lá, mà vì vừa thương
vừa yêu, nên không thể thiếu sự kề cận bên hoa…dù là… hoa giả. Đến nay vẫn còn
là lạ trong tâm khi nhớ về. Hóa ra vị Ni sư vẫn là cô gái mơ hoa chân tình hết mực
với đôi môi đặc biệt hồng ngay cả ở tuổi 90.

Sư bà & tác giả tại chùa Hòa ng Mai - Huế. Ảnh tư liệu (Thái Kim Lan)
Tôi xin cúi đầu đảnh lễ tạ tội đã dùng ngôn ngữ đời thường cho một Đại Lão
Ni trưởng tăng ni. Nhưng kinh Phật cũng có nói về tướng tốt trang nghiêm là một
trong những hạnh làm người toàn hảo. Có thể nói trong suốt quãng đời độ sanh
hoằng pháp của một nhà sư, không có ai thuyết phục đệ tử nhẹ nhàng đầy nhân ái
như Sư bà, nhẹ nhàng nhưng lại không lay chuyển nổi một khi đã quyết tâm hành
động. Mấy mươi năm thủ quỹ cho công việc từ thiện xã hội của giáo hội trước và
sau này, chuyên cần và tinh tấn, duy nhất một lòng cho đạo pháp và độ sinh, minh
bạch và độ lượng, hỉ xã và cẩn trọng, không phung phí hảo tâm của thiên hạ, cần
kiệm của bố thí và rộng thương đến mọi người, chí tâm và chí thành trong công
việc xây dựng Đạo Pháp đến cho chúng sanh, Sư bà không bao giờ quản ngại khó
nhọc và khó khăn, thần thái vẫn ung dung tự tại với lòng tin vào lượng lừ bi của
con người. Có lần Sư bà bảo rằng, Phật luôn độ Sư bà, vì mỗi lần quỹ hết tiền!!! là

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 39

y như Sư bà lại gặp thí chủ hảo tâm bất ngờ, thế rồi lại có phương tiện đi hành đạo
- Nói với một nụ cười thật tươi và tôi chợt nhận thêm hơn một lần, đôi môi đỏ ấy
quả nhiên là nét son huyền diệu thu phục con người, cảm hóa nghiệp dữ thành
lành. Đẹp biết mấy!
Có thể nói Ni chúng là một tập thể có niềm tin kiên cố với Đạo Pháp hầu như
tuyệt đối. Quyết tâm xây dựng Đạo pháp để phục vụ chúng sanh của các ngài có
sức mạnh vô song không ngờ. Từ chăm lo sức khỏe thể xác cho đến tinh thần của
chúng sinh, họ đều xả thân thực hiện. Còn nhớ chính quí cố Sư bà Diệu Không,
Diệu Trí và Cát Tường là ba vị Trưởng lão ni nhiệt tâm nhất trong ý tưởng xây
dựng Phật Học Viện Huế. Từ năm 1995, các vị đã không nản lòng, chí tâm chí
thành thuyết phục Ôn Hòa thượng Thích Thiện Siêu đồng ý, có khi quì lạy kêu xin.
Lúc ấy quỹ chưa có đồng nào cho việc ấy, và nói chung đất nước còn nghèo, khó
khăn phức tạp về mọi mặt, nhưng các vị chỉ lấy tâm quyết chí ra mà hứa, hầu như
với tay không. May sao việc thành lập Phật Học Viện đã thành công mỹ mãn 4
năm sau, như có phép mầu mà thành, phép mầu ở nơi duyên lành của thập phương,
như Sư bà nhỏ nhẹ khiêm tốn bảo. Khi Phật Học Viện Hồng Đức khai giảng, Cố
Trưởng lão ni Diệu Không viên tịch, chỉ còn Sư bà Diệu Trí và Sư bà Cát Tường
tham dự với gương mặt sáng ngời và nụ cười thầm lặng.
Chính nhờ Phật Học Viện mà tôi có dịp được gần Sư bà trong nhiều năm. Bởi
vì trân quí Phật Học Viện là nơi rèn luyện trí tuệ cho tăng ni sinh trẻ, tương lai của
Đạo Phật, nên Sư bà rất quan tâm đến sự đóng góp của mọi tầng lớp Phật tử, cư sĩ.
Dạo ấy tôi được Hòa thượng Viện trưởng Thích Thiện Siêu (Ôn Từ Đàm) yêu cầu
về giảng môn Triết học trong những khóa đầu ở Học Viện. Mỗi lần như thế tôi lại
được Sư bà rất thương, thu xếp cho tôi ở lại tịnh thất Hòa ng Mai vào buổi trưa, và
ngay cả buổi tối, vì phải giảng khóa cấp tốc trong một tuần. Hòa ng Mai và Hồng
Đức kề bên nhau. Buổi trưa tôi được Ni sư trẻ đón qua Hòa ng Mai ăn cơm trưa.
Thôi thì khỏi nói, những buổi cơm chay ngon dị thường trong không khí se lạnh
của tháng chạp (dịp nghỉ Giáng Sinh ở Âu châu) làm sao quên được trong đời.
Vườn trúc lá đùa trong gió, và lắm khi mưa rơi sàn sạt trên tàu chuối, có ngày mưa
ngâu ru kinh qua cung tơ lá nhãn và tôi thì được săn sóc chu đáo bằng những nụ
cười và ánh mắt hiền, cơm chay ngon lành. Nhớ nhất là món nấm mối đầu đông.
Khi cơn mưa lụt đầu tiên rầm rập đổ xuống vườn chùa, vẽ nên những con suối nhỏ
trong veo lên cát, dẫn đến phía hàng rào um tùm sau chùa, đã nghe các Ni sư trẻ
kháo nhau đi hái nấm mối trong mưa. Và trong đời, cho đến nay, chưa có món cao
lương mỹ vị nào ngon hơn món xôi nấm mối và nấm mối hấp rau răm ở chùa Hòa
ng Mai dạo ấy.
Liêu của Sư bà ngăn làm hai căn nhỏ, phía trước thờ Phật (với hoa ni-lông!)
và phía sau giường nghỉ của Sư bà. Từ chối mấy cũng không xong, Sư bà nhất định

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 40

nhường cho tôi sập nằm của Sư bà, lại còn mang thêm chăn ấm, săn sóc từng 5
phút một xem tôi có ổn không, cứ lo giường chiếu của người đi tu quá đơn sơ.
Nhưng nhà sư có biết đâu kẻ tục lụy đang thấy mình như nhập vào chốn non bồng
thoát tục.
Cho nên nằm xuống là tôi đã ngủ ngay, một phần vì trái giờ và đi xa mệt mỏi,
một phần nhờ hơi ấm trìu mến bao bọc quanh mình. Khi thức dậy đã thấy nước chè
xanh để sẵn, nhìn ra thấy Sư bà ngồi ở bàn chăm chú trì kinh. Những giờ phút đầm
ấm trong đạo vị mở cho tôi thấy được thế giới hiền hòa, ngọt lành có thể có được
trên thế gian đầy cay chua này. Cơm chay chùa Hòa ng Mai lúc nào cũng thanh
đạm với rau dưa, tương chao của chùa tự làm, vì tiền đâu mà có để mua các thứ
chay giả mặn đóng hộp Đài Loan Hồng Kông, về sau thành mốt ở các chùa trong
Nam ngoài Bắc và cả miền Trung, cả Huế nữa?
Triết lý sống thanh đạm và an lành của đạo Phật được hành thâm thật nghiêm
túc dưới mái chùa ấy. Và bỗng nhiên việc đi về dạy học của tôi lại trở nên việc đi
học đầy thú vị trong nhiều năm - Xin đừng hỏi tôi học điều gì cao xa. Có lần tôi
dẫn một đoàn bạn Đức đến viếng Huế, sau khi đã đi khắp nơi từ Bắc vô Nam, thăm
di tích thắng cảnh đền đài, ngày cuối tôi dẫn cả đoàn lên thăm Sư bà Hòa ng Mai
và xin ăn cơm chay của chùa. Sư bà lúc ấy đã hơn 80, vẫn hoạt bát và dí dỏm trước
đám người cồng kềnh to lớn như bạn quen lâu đời: “Tôi không nói được tiếng Đức
nên phải nhờ chị Kim Lan dịch, còn các ông bà lại không hiểu tiếng Việt nên cũng
nhờ chị Lan dịch, hóa ra cả hai bên chúng ta đều dở như nhau nhỉ!” và khi tiễn
khách ra về “Nếu các ông bà muốn hơn tôi thì hãy học tiếng Việt nhé”. Suốt buổi
thọ trai có nhiều tiếng cười. Lúc ra về, các bạn tôi bảo rằng, chuyến viếng thăm
Việt Nam, tiếp xúc nhiều nơi nhiều chỗ, nhưng chính ở Hòa ng Mai họ gặp được
một con người Việt Nam đặc biệt, cuộc đi bỗng có ý nghĩa hơn. Hỏi tại sao, trả lời
“họ đã gặp nhiều nhân vật của các tôn giáo khác nhau, nhưng chưa thấy có một
người đi tu nào khả ái và nhân ái trong cùng một nghĩa trong suốt trọn vẹn như
thế”. Thú vị đầy ngạc nhiên của họ là qua cuộc diện kiến ấy, mọi định kiến từ góc
nhìn Âu châu cho rằng đạo Phật yếm thế đã tan biến nhường cho ấn tượng sống
động lạc quan nhập thế trong thong dong, trong giải thoát qua dáng đi, cách ngồi,
tiếng nói, nụ cười, nhũn nặn tinh tế, ân cần nhân hậu của vị Sư nữ đẹp như cây lão
mai già nhất trên sân. Tôi đã nghĩ đến màu hồng của đôi môi…và có thể đã chợt
cười tự mãn một mình…
Nhưng nếu học Phật mà học ưu điểm, học toàn hảo, học màu mè như thế thì
quả thật thiếu sót… bài học tôi nhận được bỗng quay chiều trả đũa lại tôi. Xôi nấm
mối tôi đã được thưởng thức biết bao lần, mưa trên sân giọt ngắn giọt dài, lão mai
thay lá đâm chồi, mai rụng rồi mai khai mấy độ, sự thọ ơn tri ngộ cứ nhân lên với
tháng với năm.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 41

Tác giả đến thăm khi Sư bà lâm bệnh
(Ảnh tư liệu Thái Kim Lan)
Một ngày mùa đông, tôi đến Hòa ng Mai như mỗi khi về nước lên hầu Sư bà,
mới biết Sư bà vừa bị ngã nặng gãy xương cũng chỉ vì trong lúc bệnh không muốn
làm nhọc thị giả thức đêm, tự dậy đi một mình. Khá nặng, gãy xương bánh chè, lại
thêm xương sườn, ống quyển, lúc ấy Sư bà đã 90. Tôi vào và giật mình.Vị lão ni
ngày nào tươi mát nay gầy trơ xương, cái giường nhỏ bé bỗng rộng thênh thang vì
người nằm trên đó như một khúc cây khô - tuy vẫn đẹp - đẹp lạ thường, da ấy,
xương ấy trong suốt như ngọc, toát lên mùi hương trong lành khác hẳn với mùi
bệnh tật, đến nỗi người bạn đi theo phải kêu lên ngạc nhiên. Lúc ấy Sư bà còn hôn
mê. Ngày hôm sau trở lại, sự biến đổi làm ngẩn người. Lần này bộ xương đang rên
la. Vì quá già nên các bác sĩ quyết định không giải phẫu và băng bột, để quá trình
bình phục dần dần tự nhiên, có nghĩa là nằm yên và không được cử động nhiều.
Đau ghê gớm! Khổ ghê gớm vì vừa bị cầm tù thân xác vừa bị những vết đứt gãy tra
tấn từng giây.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 42

Và Sư bà của tôi! Nơi đôi môi hồng ấy biến thành một cái hố nhỏ đen ngòm,
từ thân thể trong suốt ấy trở thành mối đọa đày tột độ. Vì đau quá không thể ngậm
miệng, mà buộc phải há miệng, - không còn đẹp chút nào nữa! - từ đó thốt ra
không dứt tiếng kêu như một phản xạ tự nhiên. Người tôi chao đảo khi nghe những
tiếng kêu thống khổ của nhà sư, tưởng đã tu luyện thành thép không còn biết đau.
Không, không! tôi lầm khi đã nghĩ như thế. Điều tôi đã nghĩ phải khác đi chứ! Ai
mà không đau? Sư bà của tôi kêu hàng tràng như thế này, rõ ràng mồn một: “Ui
chao đau quá quá! Nam mô A Di Đà Phật”, “Ui chao đau quá đau quá! Nam mô A
Di Đà Phật!” liên tiếp kết thành một chuỗi, khá đều như hộp máy Đài Loan bấm
nút là có tiếng Nam Mô A Di Đà. Nhưng chuỗi này khác cái máy không biết đau,
vọng từ cái hang người- tấm thân ngũ uẩn vô thường sờ sờ trước mắt-, là tiếng kêu
đau, mà đau quá đỗi.
Thoạt tiên xót lòng, muốn rớt nước mắt, nhưng cùng lúc bỗng chấn động tâm
can. Lắng chừng mới thấy. Chưa bao giờ đau - khổ và Phật gần nhau đến như thế
trong tiếng kêu này. Nghe như một chuỗi kệ nhập với nhau làm một, tuồng như
Đau và Phật là một, trong cùng một hơi thở. Sư bà kêu đau như một em bé khóc la,
mà tiếng niệm Phật của nhà sư cũng hồn nhiên vô ngại đầy trẻ thơ, như tuồng chưa
có một lần tu luyện, làm cho người nghe chỉ thấy thương với thương đến vô cùng
thương. Có khi đau làm con người độc địa dã tâm, có khi tu Phật làm xa người,
chơi vơi thoát tục, có khi đau làm ta quên Phật, có khi tưởng TU là không còn biết
đau, cả mọi trường hợp đều ít nhân tính. Ở Sư bà đau là Phật và Phật là đau. Tấm
thân người phải đau mới có Phật, thấy Phật. Có phải đây là thủ đắc của một kẻ giác
ngộ? Chỉ biết tiếng kêu đau và tiếng niệm Phật ấy từ đó luôn vang vọng theo tôi…
Tưởng e Sư bà không vượt qua nổi lần chấn thương trầm trọng ấy, vậy mà
một năm sau, Sư bà lành bệnh, có thể cử động và ngồi dậy được, nhưng từ ấy trí
nhớ kém đi, mỗi khi lên thăm chỉ biết cầm tay nói vài câu rời rạc nhưng kim thân
thì vẫn sáng ngời như cũ, đôi môi đỏ vẫn lại hàm tiếu như xưa - trong lúc này tôi
đã đi được một bước xa hơn với tri kiến ngũ uẩn vô thường - cho đến ngày Sư bà
trở bước về cõi Tịnh.
Lễ tang được cử hành thật trọng thể. Tôi về trễ nhưng may còn kịp lên Hòa ng
Mai lạy Sư bà nhập tháp, nơi Sư bà đã từng dắt tay tôi đến xem chỗ trú ẩn vĩnh
viễn của mình. Tịnh thất Hòa ng Mai đã khác hẳn (quí sư cô đã bắt đầu xây dựng
khi Sư bà lâm bệnh), cổng Tam quan uy nghi và thành xây kiên cố, sân cũng được
lát gạch quí phái. Riêng dãy Hòa ng mai lạc lõng đứng bơ vơ trong lúc chùa ngập
hoa phúng điếu và hoa trang Hòa ng lộng lẫy chưa từng có. Từng tràng hoa lan
diễm lệ vây phủ quan tài và lối đi. Nghi lễ trang trọng vô cùng. Người đến viếng
đông nghịt chen nhau thảy vô số hoa tươi xuống huyệt thay lời tiễn biệt, chen chân
không lọt.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 43

Tác giả trong ngày lễ tang của Sư bà Cát Tường
(Ảnh tư liệu Thái Kim Lan)

Tôi băng qua sân, lẻn vào căn liêu cũ bỏ trống. May cảnh vật còn như xưa,
vẫn màu lam u nhã lững lờ bôi xám không gian thành hư vô, sự im lặng vô cùng
đột nhiên làm nghẹt thở, trên tường những cành hoa giả còn treo nguyên chỗ cũ,
trên bàn bình hoa giả còn câm lặng hơn. Nhớ nỗi phản cảm đầu tiên vẫn còn đeo
đuổi khi thấy chúng trong căn phòng mà tôi nghĩ lẽ ra phải được trang Hòa ng bằng
những cành hoa hay bó bông tươi mát! Nay ngoài kia hàng vạn bông hoa thật, hoa
tươi, đang vây phủ vị sư nữ mà tôi kính yêu. Bỗng như thấy đôi môi đỏ mấp máy
cười: Giả và Chân, công án tìm CHÂN trong GIẢ và thấy được GIẢ trong CHÂN
đã nằm sẵn từ lâu mà tôi u mê không biết, trong lúc hồn tôi, trong giờ phút ấy,
bỗng nghiêng về cành hoa giấu kín dưới vẻ giả tạo bên ngoài lượng từ bi sâu thẳm
và trí tuệ thẩm mỹ đầy nhân ái của người Thầy vừa giã từ cõi tạm…

Thái Kim Lan
Nguồn: Thái Kim Lan/Trần Thị Nguyệt Mai

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 44
“NGHE TIẾNG HOA KHAI…”
Tưởng niệm Hòa thượng Thích Mãn Giác

THÁI KIM LAN

[* *]

Sáng 13.10.2006, được tin Thầy Mãn Giác viên tịch. Mặc dù đã biết Thầy
mang trọng bệnh, có thể “mất” đi bất cứ lúc nào, và chuyện sinh tử, “có, không” đã

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 45

như những “đùa bỡn tháng ngày” [1] đối với vị Thiền sư có giọng nói mềm hiền
như mật ấy, nhưng tin đến vẫn làm giật mình!
Chỉ duy, cùng với nỗi giật mình sững sờ, câu thơ của thi sĩ Huyền Không [2]
bỗng hiện rõ như những tia điện lóe sáng trước mắt, vang động trong tâm và trong
một thoáng, tôi nghĩ, tôi nhìn thấy, cảm nghiệm trực tiếp được đồng thời cả hai vị
Thầy, Nhà thơ mà tôi chỉ được gặp hai lần trong đời, nhưng câu thơ từ đó được
mang theo:
Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Nghe tiếng hoa khai, bỗng giật mình! [3]
Mọi khởi đầu của sáng tạo - cũng như xuân đến, hoa bừng nở - đến từ sự rung
động thể lý ban sơ của trái tim, nơi “cái giật mình” của nhà thơ là sự bước ra khỏi
tĩnh lặng quán tưởng để nhập cuộc, vào đời.
Khác với nỗi giật mình hoảng hốt của tôi, mà cũng khác với Trần Tế Xương
“giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” [4] trong khoảnh khắc xa lìa giữa mộng và
thực, cũng khác với nàng Kiều “giật mình, mình lại thương mình xót xa” [5] trong
tủi nhục ê chề giữa hèn mọn phận mình và tàn nhẫn tay người, cái “giật mình” của
thi sĩ Huyền Không đưa ta vào một chiều kích hiện sinh trong vũ trụ, được cảm
nghiệm như “vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”.
Trong chiều kích hiện sinh MỚI mẻ này, thế giới được tạo lập bằng sự hòa
nhịp của nhạy cảm thể xác, bằng rung động thể lý trong tiếp xúc với ngoại vật
thiên nhiên, tựa như sự va chạm của hai dòng điện thần kinh nối mạch, từ đó tất cả
những giây thần kinh của cơ thể con người, của thế giới loài người và những tầng
trời vũ trụ chuyển cùng một điệu hòa đồng. Mọi đối đãi, phân ly, chia cắt, nghịch
lý gây khổ đau giữa ta và người, ta và vũ trụ đều được hàn gắn, vượt qua. Ở đây
không còn sau trước giữa “tiếng hoa khai” và niềm rung động thấy hoa, nghe hoa;
cũng không trước sau giữa ngạc nhiên cHòa ng tỉnh và mùa xuân đã đến tự bao
giờ, mà tất cả đều như xảy ra cùng một lúc trong cái “giật mình” đầy hạnh ngộ ấy.
Cơn sốc nhẹ như cánh hoa hé nở chính là tiếng nói không lời, bước đi không tiếng
hay “âm vang vô thanh” của tiếng “vỗ của một bàn tay” đánh động sự xôn xao trỗi
dậy một thế giới đầy sáng tạo.
“Bỗng giật mình” diễn tả một biến động thần kinh phi trọng lượng của thể xác
hòa nhập vào vũ trụ, đột biến như ngôn ngữ vô ngôn mà nhà thơ Mãn Giác đã dùng
làm bè để chuyển đến cho chúng ta kinh nghiệm liễu ngộ của Thiền sư Mãn Giác
về đạo Phật từ thuở sơ sinh và cũng ngay tại đây, bây giờ:

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 46

Sáng nay thức dậy cHòa ng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh.
Cái đạt của bốn câu thơ - chừng đó cũng đủ cho “ông thầy tu đáng được gọi là
thi sĩ”, như Ðại lão tỳ kheo Thích Trí Quang có lần hóm hỉnh nhận xét (theo lời kể
của chính tác giả) - nằm ngay ở tầng số nhạy cảm của trái tim nhà thơ truyền đến
cho người thế tục để người ấy có thể trực diện khám phá và giác ngộ thể tính “vạn
pháp bình đẳng” hay tính “nhất thể của chân như” trong chính giờ phút “ô hay
xuân đến” mà nhà sư Mãn Giác suốt cả 58 năm thể nghiệm và thuyết giảng.
Ðồng thời chính cái TÂM nhạy cảm ấy tạo nên yếu tính đồng nhất (Identité)
hay bản lai diện mục của nhà sư hay Hòa thượng Mãn Giác, hay, khi tất cả nhãn
hiệu rơi xuống, hiển hiện con người, một thực thể (sattva) được ngộ (bodhi) “Mãn
Giác” trong thệ nguyện chúng sinh đều độ khắp: “Tâm và Vật - nếu có thể nói như
vậy - đối với đạo Phật vốn là những gì bất tương ly, bất khả ly phân. Và từ đó, nói
đến con người là nói đến toàn diện của nó. Chữ Tâm nằm trong ý nghĩa toàn diện
đó” [6].
Trong mọi thể nghiệm, nhà sư biết rõ hơn ai, thật không dễ để nói về “chân
như” mà không đánh mất chính “chân như” và trở nên vọng ngữ. Dù cho kinh Hoa
Nghiêm có ghi lời Ðức Phật: “Chân như vô thỉ, vô chung, vô minh vô thỉ hữu
chung” [7] thì đó cũng chỉ là những ý niệm trừu tượng và nếu ngược lại với lời dạy
Ðức Phật, nếu chúng ta không khởi hành, lên đường, đi… cho hết mọi nẻo, đến
cùng đường “ngôn ngữ đoạn đạo, tâm hành xứ diệt”, qua khỏi mọi bắt đầu và kết
cuộc, vượt trên mê mờ và tỉnh thức đối nghịch, để thấy… bầu trời thật xanh:
Qua Thiền Môn thấy trời xanh
Kim Cang kinh tụng chân thành từng trang
Khói hương quyện cảnh mơ màng
Không gian là chiếc y vàng quấn thân… [8]
Với nhà sư Mãn Giác, mỗi cuộc đi là một cuộc trở về, trở về bắt kịp giờ
phút… hoa nở bằng nhịp đập “tỉnh hồn ngàn xưa” [9]. Và ngay trong khoảnh khắc
ấy, ở đây, bây giờ, trái tim của Thiền sinh Mãn Giác “giật mình” ngộ lý triết học
bát nhã “Ðêm qua sân trước một cành mai” của Ðại thiền sư Mãn Giác đời Lý,
cách 10 thế kỷ. Một người chỉ cho thấy cành mai nở, có kẻ giật mình khi hoa khai,
hay chẳng có người nào cả, chỉ có hoa nở và có sự giật mình. Tính bình đẳng nhất
thể xảy ra trong phút chốc.

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 47

Ðó là cảm nghiệm mà tôi nhận được, và cám ơn người gửi điện thư báo tin, kẻ
đã nhầm nhà sư Mãn Giác “đời nay” [10] với Mãn Giác Thiền sư đời Lý [11] khi
viết thêm cho chúng tôi hai câu của bài thơ “Cáo tật thị chúng” truyền tụng cổ kim:
Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Ðêm qua sân trước một cành mai
Chính sự nhầm lẫn này lại không lầm, ngược lại nó chỉ cho tôi điều mà nhà sư
Mãn Giác thọ nhận, thể nghiệm và truyền đạt từ gia tài văn học Phật giáo Việt
Nam, cái “hồn ngàn xưa” ấy, rốt cuộc cũng chỉ nằm ở trái tim, ở chữ Tâm, chẳng
có một danh hiệu hay duy ngã nào cả trong giòng chảy trí huệ bát nhã ấy.
Triển khai chữ Tâm trong dòng đời, nhập cuộc, hành trì tu chứng, đánh thức,
“kêu lên một tiếng, tỉnh hồn ngàn xưa” [12] chính là nỗ lực văn hóa mà nhà sư
Mãn Giác đã mang trách nhiệm: “Nếu đời đã là bể khổ như Phật giáo quan niệm,
và đất chỉ sanh chông gai, trái đắng như Thánh kinh nói thì hiện hữu hẳn là một nỗ
lực tiên quyết để thoát khổ, để canh tác cho đất ươm mầm sống, cho thêm màu mỡ.
Nỗ lực ấy chính là văn hóa và tất cả những thành quả của nỗ lực ấy cũng chính là
văn hóa vậy”.
Văn hóa dân tộc là dòng chảy liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, mỗi khoảnh
khắc nỗ lực sáng tạo là một tiếp nối TÂM dân tộc trong tỉnh thức, cho nên: “Nhắc
lại kinh nghiệm Lý, Trần… không có nghĩa là đẩy Việt Nam lùi lại…“mà” chỉ là
để suy nghiệm lại bài học lịch sử, và từ đó rút ra những ưu điểm thường hằng… có
tác dụng dẫn khởi cho việc tựu thành một giải pháp hữu hiệu khả dĩ đưa dân tộc ra
khỏi những quay cuồng sân hận, oán thù, ly tán… Một đường hướng văn hóa hóa
giải. Một đường hướng khả dĩ giúp mọi người Việt Nam thể nghiệm được giá trị
Nhân chủ và ước vọng Dân tộc thâm trầm của mình mà khỏi phải xem đồng loại
như thù nghịch, đồng bào như công cụ” [13].
Lời nói đã 32 năm qua, mà ước vọng thì vẫn trẻ như mới vừa sinh ra. Và cũng
trẻ như nụ cười của nhà sư Mãn Giác khi thuyết giảng về văn hóa. Văn hóa là hiện
tượng đơm bông kết trái trên mảnh đất chung của một dân tộc, của cả loài người
cho nên nó phải luôn luôn mới và trẻ. “Mới và trẻ” trong mỗi giây mỗi phút của
sáng tạo bằng tâm vô quái ngại, không nề hà mà Lục tổ Thiền sư Huệ Năng gọi là
“vô niệm”, vị “Tổ” mà chúng ta tưởng là già, nhưng lại trẻ măng. Ðó là điều mà
nhà sư Mãn Giác khám phá và nhấn mạnh:
“… mỗi khi ta nhắc đến ngài Huệ Năng thì lập tức chúng ta hình dung rằng
ngài có hình dáng một cụ Hòa thượng già nua… Chúng ta thường hình dung nét
mặt của ngài Huệ Năng là nét mặt hiền hậu của một cụ già, nhưng chúng ta đã

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 48

quên rằng Huệ Năng đã từng rất trẻ, và chính tuổi trẻ của Huệ Năng quyết định
hết tất cả sự nghiệp tâm linh vĩ đại của Huệ Năng…” [14]. “Ngay ở Việt Nam
ngày nay, cũng không thấy một thanh niên trẻ măng mới đến chùa xin đi tu mà
dám cả gan đối đáp như vậy với một vị Hòa thượng nổi tiếng (như Hoằng Nhẫn),
huống chi đây là một thanh niên ngoại quốc ở vùng nhược tiểu “man rợ” mà dám
đối đáp với Đại lão Hòa thượng đại cường quốc thống trị Trung Hoa thịnh Đường
như vậy; Hoằng Nhẫn giả vờ hỏi một câu chê trách về nguồn gốc Việt Nam của
Huệ Năng thì Huệ Năng trả đũa ngay lập tức như một kẻ đã chứng ngộ rồi mới
dám khẳng định rằng: “Con người tuy có Tàu có Việt, tuy thân mọi rợ này không
giống với thân Hòa thượng, nhưng Phật tánh trong Hòa thượng và trong tôi chẳng
có gì là sai biệt” [15].
Trong tinh thần… làm trẻ Huệ Năng“, mỗi cuộc trở về với gia tài văn hóa
Phật giáo đối với nhà sư Mãn Giác là một cuộc làm trẻ lại mảnh đất trí tuệ trong
tinh thần “Phật tánh không sai biệt“, đốn ngộ của Huệ Năng.
Nhưng trong “vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh” ấy, vẫn ẩn hiện một quê hương
cho ngũ uẩn “Mãn Giác”:
Thân ta là dải đất bằng
Tâm ta là nước sông Hằng mênh mông
Tình ta là đóa hoa hồng
Ý ta là cả cánh đồng tâm linh…
Bởi vì ngũ uẩn cũng chính là quê hương cho những ai đã lên đường, đi tìm
hay đi xa, truy tầm hay chạy trốn, cho những ai đã từng trải qua bão táp, sóng dồn
nơi tha hương, cho những ai lênh đênh phương trời, không còn đạp chân trên mảnh
đất mình sinh ra:
“Dù bất cứ chúng ta lưu lạc ở phương trời nào, mỗi khi chúng ta không quên
được tiếng nói của quê hương, tiếng nói suối nguồn trong khiết của đạo lý, thì
“chính thân thể mình là quê hương” như ngài Huệ Năng đã nói, và dù có ai đã
đem vô minh đen tối đến cho quê hương và đạo pháp, nhưng chơn lý vẫn luôn luôn
chiến thắng như ngài Huệ Năng đã nhắn lại với chúng ta: “Cũng như một ngọn
đèn có thể trừ được một ngàn năm bóng tối thì một ánh sáng của trí tuệ cũng có
thể diệt được một vạn năm ngu si đen tối” [16].
Tôi đã được chứng kiến hiện trạng “thân thế mình là quê hương” ấy ở chùa
Việt Nam tại Cali khi gặp Thầy lần đầu. Nụ cười trẻ trên gương mặt lão bệnh
nhưng tỏa sáng trí tuệ, bình an tự tại trong mọi tất bật mà một vị sư có thể nhẫn nại

GSTS THÁI KIM LAN. MÁI CHÙA CHE CHỞ * * 49

cho mình: không chỉ là vị tu sĩ, thầy giảng, thiền sư (Zenmaster như Phật tử người
Mỹ gọi), mà còn là cha, mẹ, anh, em, bằng hữu và… Bồ tát hay là Phật nữa. Trong
căn phòng đơn sơ của mái chùa Việt Nam ở Los Angeles, cuộc đàm đạo với Thầy
thường được xen lẫn với những lễ nghi quỳ lạy xưng tụng của đủ hạng tín hữu.
Suốt buổi diện kiến, một Phật tử mới quy y quỳ cung kính bên chân Thầy, dâng trà,
dâng cơm ngay cả trong lúc thọ trai. Và có ai ngạc nhiên hơn tôi, khi chưa nuốt trôi
được tô bún chay nhạt nhẽo, bỗng thấy Thầy đứng lên, chân còn khập khiễng sau
một cơn tai biến, đi vào bếp. Tôi bỏ đũa đi theo thì thấy, chính nhà sư vừa được
quỳ lạy như Phật sống ấy đang nhen lửa, bắc chảo, cắt các loại su, để xào cho
chúng tôi một dĩa bún chay tuyệt vời. Thật là: “Lạ lùng thay! trong khoảng thời
gian bằng một bữa ăn mà thấy đủ công việc làm trong nhiều năm…” [17].
Ấy cũng bởi nhà sư đã nắm được yếu quyết đi vào Nhất Tâm: “Ðúng ra, toàn
diện con người cũng chính là toàn diện của vạn pháp” hay “Vạn pháp duy Nhất
tâm”. Ðiểm đạt đạo thơ của thi sĩ Huyền Không, hay quả tu chứng đạt đạo của nhà
sư Mãn Giác nằm trong thực chứng “Nhất Tâm” khi tổng hợp được trái tim Việt
Nam với trái tim vô ngã của Ðức Phật trong khoảnh khắc… hoa nở”. Cành mai mà
(Ðại sư) Mãn Giác trao lại cho (Thiền sư) Mãn Giác chính là cành sen mà Ðức
Phật Gotama đã giữ trong tay với nụ cười yên lặng, khoảnh khắc duy nhất của Vô
Sanh:
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bồ tát La hán là bạn hữu
Có lẽ trong cõi bất sanh bất diệt ấy, nếu thiền sư Mãn Giác đạt đạo vô ngôn:
Còn đâu nữa Kim cang kinh
Thiền môn biến mất mà mình vô ngôn
Thì nhà thơ Huyền Không sẽ lên tiếng, vẽ trên bầu trời xanh một bóng người:
Ta từ sinh tử về chơi
Ngồi trên đỉnh núi mỉm cười với trăng
Và cả hai… bỗng giật mình” NHƯ THẬT!

Thái Kim Lan
(trích từ “Đốt Lò Hương Ấy” của Thái Kim Lan sắp xuất bản)
Nguồn: Thái Kim Lan/Trần Thị Nguyệt Mai

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm