Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Sơ lược tiểu sử: Hòa thượng Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ (1929) tại Cố Đô Huế, nguyên gốc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia học Phật từ thuở nhỏ. Đã đảm nhận nhiều trọng trách trong Giáo hội: Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Tổng Vụ Văn Hóa và Hội Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Sau khi tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo Báo Quốc, Hòa Thượng được Tổng Hội PGVN Trung Phần công cử làm Giảng Sư, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đà Lạt từ năm 1953 và sau đó, vào năm 1957, đại diện Tổng Hội ở 5 tỉnh Cao Nguyên Trung Phần.

Đến năm 1960, được học bổng đi du học Nhật Bổn, Tokyo. Cuối năm 1965, tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học, được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa mời về làm Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Sài gòn, chuyên phục trách giảng dậy Triết Học Ấn Độ Đông Phương. Trong khi đó, Viện Hóa Đạo công cử Hòa Thượng giữ trách vụ Khoa Trưởng Phân Khoa Phật Học, Phó Viện Trưởng Đặc Trách Điều Hành Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngoài ra Hòa Thượng cũng đảm trách giảng dạy Đại Học Văn Khoa Huế về Triết Học Đông Phương và Văn Học Đại Cương. Hòa Thượng có viết nhiều sách, trong số có 5 thi phẩm mà được mọi người mến mộ qua đạo hiệu Huyền Không.

Cuối tháng 6 năm 1977, Hòa Thương đã đến Mã Lai tỵ nạn bằng thuyền đánh cá. Sau thời gian ba tháng tạm trú trong Trại tỵ nạn, vào 12 tháng 10 năm 1977, Hòa Thượng đã giã từ Trại Tỵ nạn lên đường đi Paris, Pháp Quốc. Sau 3 tháng đi khắp Âu Châu, Hòa Thượng đã tiếp xúc với báo chí, Hội Ân Xá Quốc Tế, Đài BBC Luân Đôn… và đến tháng giêng năm 1978 đến Hoa Kỳ.

Cuối năm 1978, Hòa Thượng đã mời tất cả Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ về Los Angeles, Đại Hội để thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Từ 1978 tới 1998, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đóng góp nhiều vào công cuộc hoằng dương chánh pháp nơi hải ngoại.

(Trích sách Mừng Khánh Thọ Bẩy Mươi Hoà Thượng Thích Mãn Giác)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm