Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Trời đất sinh ra vạn vật, nên vạn vật tất nhiên chịu ảnh hưởng của trời đất. Thực vật biến đổi theo sự thay đổi của bốn mùa rồi lặp lại. Động thực vật và nhân loại cùng sống trên Trái đất, cũng nhất định chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi ngày đêm, bốn mùa, năm tháng. Vạn sự vạn vật đều nằm trong mối quan hệ qua lại. Năm tháng tạo ra vòng đời trong thân cây, và cũng để lại vết tích trong cơ thể người như vậy. Có thể nói, tất cả sinh vật trên trái đất đều chịu ảnh hưởng của “Trái đất quay quanh Mặt trời, Mặt trăng quay quanh Trái đất”, đó cũng chính là ‘Thiên Nhân hợp nhất’.
 
1. Chu kỳ 7 ngày – Một trong những chu kỳ cơ thể người 
 
Phương Tây cận đại mới phát hiện ra đồng hồ sinh học cơ thể người. Tuy nhiên, sách “Hoàng Đế nội kinh” 2.500 năm trước đã mô tả chi tiết về sinh lý cơ thể người, về chu kỳ ngày đêm của bệnh lý, chu kỳ 7 ngày, chu kỳ 4 mùa, chu kỳ năm, chu kỳ 60 năm và chu kỳ 360 năm. 
Lấy chu kỳ 7 ngày mà nói, Trương Trọng Cảnh viết trong “Thương hàn luận” rằng, nếu bị ngoại cảm phong hàn, cho dù không điều trị, chỉ cần không có biến chứng hay bội nhiễm, thông thường 7 ngày có thể không chữa mà tự khỏi. Nếu 7 ngày không khỏi thì bệnh sẽ kéo dài theo bội số của 7, tức 14 hoặc 21 ngày. Quy luật này gọi là chu kỳ 7 ngày. 
Chu kỳ mang thai của người và động vật đều là bội số của 7: 
Gà ấp trứng: 7×3 = 21 ngày 
Mèo mang thai: 7×9 = 63 ngày 
Thỏ mang thai: 7×4 = 28 ngày 
Hổ mang thai: 7×15 = 105 ngày 
Người mang thai: 7×40 = 280 ngày 
Chu kỳ 7 ngày hình thành như thế nào? 
Nó hình thành do chịu tác động chung của cả Mặt trăng và Mặt trời. Âm lịch (lịch truyền thống của phương Đông) một tháng có 28 ngày, một tháng có 4 con nước thủy triều, 28 chia 4 bằng 7, tức 7 ngày. Vì đại bộ phận cơ thể người là do nước cấu thành, do đó chu kỳ 7 ngày của cơ thể người cũng có thể coi là chu kỳ của con nước thủy triều. Đây chính là thiên nhân hợp nhất. 
 
2. Con người là một phần tử của tự nhiên, tất nhiên tuân theo quy luật của tự nhiên 
Các mùa khác nhau, con người cần ăn uống khác nhau thì mới điều tiết cân bằng âm dương trong cơ thể. Giống như tự nhiên, cơ thể người cũng tuân theo quy luật Xuân phát, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng (mùa Xuân bắt đầu nảy mầm, mùa hè sinh trưởng nhanh, mùa Thu thì thu hoạch, mùa Đông tàng trữ). 
 
3. Điều dưỡng ngũ tạng có thể thay đổi tính cách 
 
Sự thay đổi của nội tạng cũng thay đổi tính cách, tiếp đến sẽ thay đổi dung mạo. Ngược lại thông qua thay đổi dung mạo có thể đoán được tình trạng bệnh của cơ quan nội tạng. Nội tạng và diện mạo chính là hình thức và nội dung, cũng giống như quá trình một quả trứng gà được ấp thành gà con, bên trong và bên ngoài là có mối liên hệ, đó là quan hệ hình thức và nội dung. 
Do đó Trung y có thể căn cứ vào vẻ bề ngoài của bạn, thông qua ‘tứ chẩn’ nhìn, nghe hỏi, sờ để phán đoán tình trạng bệnh của bạn. Người trình độ cao, có thể phán đoán sự đầy đủ hay thiếu hụt chức năng nội tạng thông qua diện mạo của bạn; lại thông qua trạng thái chức năng nội tạng để phán đoán tính cách và nhân phẩm. Huyền diệu hơn thì có thể xem tướng đoán mệnh. 
Tính cách con người ảnh hưởng đến trạng thái bệnh tật nôi tạng, ví như: “Nộ thương can, hỷ thương tâm, ưu thương phế, tư thương tỳ, khủng thương thận, phản chi diệc nhiên” (Giận dữ hại gan, vui quá hại tim, lo buồn quá hại phổi, suy nghĩ quá hại lá lách, sợ hãi quá hại thận, và ngược lại). 
Điều dưỡng ngũ tạng có thể thay đổi tính cách. Vận mệnh và tướng mạo không phải là bất biến, tướng tùy tâm sinh, cũng do tâm mà thay đổi. 
 
4. Tại sao phải tu thân? 
 
Lão Tử nói: “Tu chi thân, kỳ đức nãi chân”, ý rằng người tu thân thì đức của họ mới chân thật. 
Thông qua tu thân, thay đổi tính cách, điều dưỡng các nội tạng, từ đó có thể đạt được trạng tái Thân – Tâm đều mạnh khỏe. Thân tâm mạnh khỏe ngược lại giúp các cơ quan nội tạng được điều dưỡng, mà nội tạng lại quyết định tính cách, lời nói và hành động của một người, phát ra từ bên trong ra ngoài, cái đức đó mới chính là chân thật. 
Do vậy mới nói tướng tâm có thể bù đắp sự thiếu hụt của tướng mặt. 
Người cổ đại nói “người đọc sách”, là nói đến những người có tu dưỡng. Vậy học sinh ngày nay có thể gọi là “người đọc sách” không? 
Người ngày nay đọc sách mười mấy năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, mà ăn nói và hành động vẫn chưa bằng người học văn hóa truyền thống 2 năm. 
Đây chính là một vấn đề nổi cộm trong giáo dục. Quả thực là người hiện đại ngày nay vứt bỏ văn hóa truyền thống, đã không biết “tu thân mới là cái gốc của giáo dục”. 
Sự việc có gốc có ngọn, tu thân là gốc của giáo dục 
Người xưa không phải là không học tri thức, mà là học có thứ tự, có gốc có ngọn. Trong Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, thì trước tiên học Nhân, Nghĩa, Lễ. Sau khi có Đức, rồi mới học Trí. Không có Đức chỉ học mỗi Trí, có thể sẽ làm loạn xã hội. Sau khí có Trí rồi lại nói đến Tín. Và không phải là với ai cũng nói chữ Tín, cần phải có khả năng phán đoán. 
 
5. Làm thế nào có thể tu thân? 
 
Phương pháp tu thân rất nhiều: Đọc kinh điển, âm nhạc, lao động, thiền định, châm cứu, Đông y, ẩm thực… Người xưa tu thân rất toàn diện, bao gồm: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số (lễ, nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp, toán số). 
 
6. Nhạc có thể khai mở trí huệ 
 
Âm nhạc có thể tu thân, có thể thay đổi tính cách con người, có thể điều dưỡng nội tạng. Ngày nay phương Tây mới biết phương pháp trị liệu âm nhạc, còn cổ nhân Trung Hoa mấy nghìn năm trước đã biết phương pháp này. Từ Kinh Thi, Sở Từ, Hán Phú, đến Đường Thi, Tống Từ đều có thể hát, đều là âm nhạc, là các điệu khúc. 
Âm nhạc không những có thể điều dưỡng nội tạng con người, đạt được hiệu quả tu thân, ngoài ra nó còn có thể khai mở trí huệ. Đây cũng là nguyên nhân Trung Hoa cổ đại từ đời Tống về trước, các phát minh sáng tạo liên tiếp ra đời. Triều Thanh vứt bỏ và phá hoại truyền thống văn hóa Trung Hoa, áp dụng văn hóa du mục lạc hậu, âm nhạc cũng trụy lạc, cũng là một trong các nguyên nhân tạo ra một xã hội ủy mị. 
Đối với phương Tây cũng như vậy. Văn hóa châu Âu thời Phục Hưng cũng hưng thịnh nhờ phục hưng âm nhạc cổ điển. Âm nhạc có thể khai trí là hiên tượng phổ biến, nhưng không phải tất cả âm nhạc đều có thể tu thân. Lý do chế độ lễ nhạc triều Chu có thể tu thân là ở chỗ, nó là “Lễ nhạc”, chứ không phải là âm nhạc đồi trụy, đáng tiếc là đã thất truyền rồi! Âm nhạc có thể khai trí, người hiện đại mới dần dần nhận thức được, do đó giáo dục thai nhi cho nghe âm nhạc mới dần dần thịnh hành, nhiều nhà khoa học nảy ý tưởng linh cảm cũng từ âm nhạc. 
Một số âm nhạc nghiêm túc cũng có thể giáo hóa người phương Tây, nhưng rất nhiều âm nhạc dâm loạn gây bất lợi cho tu thân, một số âm nhạc làm cho con người nảy sinh lòng tà dâm, làm việc xấu. 
 
7. Tu thân bắt đầu từ thai nhi, và theo cả cuộc đời 
 
Giáo giục thai nhi cho nghe âm nhạc tốt, không chỉ khai trí mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả thân và tâm. Sau khi ra đời cần “não ngủ”, não cần ngủ cho đúng, thì ngũ quan mới đoan trang. Ngũ quan đoan trang không chỉ dung mạo đẹp, mà còn giúp cho bé có tính cách tốt. 
Khi học tập nghe âm nhạc, hiệu quả học tập cũng nâng cao. Nghe nhạc làm việc, công việc sẽ nhẹ nhàng thoải mái, lao động thể lực cũng sẽ thành không quá mệt nhọc. Nhà khoa học nghe nhạc thì ý tưởng, linh cảm càng nhiều. 
 
8. Rèn luyện võ thuật cũng có thể đạt được hiệu quả tu thân 
 
Tại sao nói cái đạo võ thuật, một căng một chùng? Bởi vị nó có thể tu thân dưỡng tính, chỉ là phương pháp khác nhau. Những người có bản tính yếu ớt nhút nhát, nhờ rèn luyện võ thuật, có thể điều dưỡng nội tạng, tăng cường can đảm, bởi luyện võ sẽ tăng tinh, khí, thần. 
Kỳ thực, trị bệnh quan trọng nhất là rèn luyện thân thể có tính nhắm thẳng vào rèn luyện thân thể, đạt được hiệu quả nâng đỡ cái chính, loại bỏ cái tà. Chỉ cần không phải bệnh cấp tính, thì lấy rèn luyện là chính, uống thuốc là phụ. Nhưng bởi vì rèn luyện không kiếm ra tiền nên xã hội dần dần hình thành uống thuốc là chính vậy! 
 
Theo Secret China
 
 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm