Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

Đạo nào cũng là đạo, miễn là ăn hiền ở lành. 

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe nói: Đạo nào cũng tốt. Mặc dù vậy, nhưng chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng "Tôn giáo tốt nhất thế giới". Đạo Phật có xứng đáng được tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo khác bao gồm Thiên Chúa, Tin Lành, Do thái, Hồi giáo .... bầu chọn như thế không; điểm ưu việt nào để có được danh hiệu cao quý đó?

Từ năm 2009, Phật giáo đã được tôn vinh là Tôn giáo tốt nhất thế giới, do Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve, Thụy Sĩ trao tặng. Điều này tạo nên một vinh dự lớn lao với những người theo đạo Phật, nhằm khẳng định giá trị không đổi về lời Phật dạy. Nhiều thành viên trong hội đồng bầu cử đã chọn đạo Phật thay vì tôn giáo của họ.

Cha TedO'Shaughnessy, một nhà tu Công Giáo nói từ Belfast "Tôi theo giáo hội Thiên Chúa giáo, nhưng cứ làm tôi khó xử đó là chúng tôi đã thực sự nói về tình thương trong kinh thánh hay chưa, rồi cho đó là ý Chúa khi đến giết người khác. Với lí do này, tôi đã bình chọn Phật giáo bằng lương tri của mình".
Giáo sĩ Đạo Hồi Tal Bin Wassad, nói từ Pakistan qua một thông dịch viên: "Dù tôi là một người tôn sùng đạo Hồi, tôi vẫn có thể thấy, thay vì giải quyết vấn đề ở cấp độ cá nhân, họ (những người theo đạo Hồi) lại đưa hết sự giận dữ và máu đổ (những cuộc xung đột chính trị, chiến tranh) vào tôn giáo. Những người Phật tử không mắc phải sai lầm này".
Ông Bin Wassad, một thành viên ICARUS bỏ phiếu đại diện Cộng đồng Hồi giáo Pakistan nói tiếp: "Thật thế, Phật tử là những người bạn tốt của tôi".
Rabbi Shmuel  Wasserstein nói từ Jerusalem: "Lẽ dĩ nhiên, tôi yêu đạo Do Thái và theo tôi đó là một tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Nhưng nói thật, tôi thực tập thiền do Đức Phật chỉ dạy mỗi ngày trước khi cầu nguyện theo nghi lễ Do Thái giáo kể từ năm 1993".
(Trích Phật giáo)

Mặc dù vậy, họ không tìm được bất kì một Phật tử nào để trao gửi danh hiệu đó, đơn giản vì cái tuyệt vời của đạo Phật không phải để đánh đổi bằng hư danh, mà tất cả hành động tốt của người con Phật đều xuất phát tấm lòng từ bi độ lượng của người Phật tử muốn góp phần thiết thực làm vơi bớt niềm đau nỗi khổ của chúng sanh theo lời đức Phật dạy. Đạo Phật hiển nhiên là tốt, nhưng để được vinh danh là tốt nhất thế giới, thì phải được căn cứ trên nhiều phương diện đặc thù.

1 Yêu chuộng hoà bình từ học thuyết đến hành động.


Chủ trương hòa bình trên thế giới có rất nhiều tôn giáo. Và hẳn nhiên, những hành vi và biểu hiện của họ không giống nhau. Vì sao xưa nay những cuộc chiến tranh tôn giáo luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người? Họ  – những tôn giáo ấy, tôn vinh đấng tối cao của họ và từ đó, những hành vi của họ đều vin vào những ý đồ của đấng tối cao quyền năng (do họ tự sáng tạo ra).Họ chìm đắm trong những cuộc chiến đẫm máu và bảo rằng đó là ý của thần thánh, phải làm như thế mới được lên thiên đàng.

Xưa nay vẫn là như thế, Đạo Phật luôn hướng đến sự hòa bình, suốt mấy ngàn năm có mặt chưa từng có bất cứ  cuộc chiến tranh nào xuất phát từ Phật giáo, cũng chưa từng xúi dục tín đồ Phật giáo nào tham gia những cuộc chiến tranh đẫm máu dù chánh nghĩa hay phi nghĩa, dù lý do gì thì chiến tranh vẫn là thảm hoạ và gây đau thương không biết bao nhiêu chúng sanh vô tội. Giáo lý nhà Phật luôn lấy an vui và hạnh phúc của tất cả chúng sanh làm điểm tựa và mục đích hướng đến.

Giám đốc Nghiên Cứu của ICARUS nói: "Tôi không ngạc nhiên khi Phật Giáo được bầu chọn "Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới", bởi vì không hề có cuộc chiến tranh được phát động nhân danh Phật Giáo, khác với những tôn giáo khác dường như luôn thủ sẵn một khẩu súng trong tủ để đề phòng trường hợp Thượng đế quyết định sai lầm". 

2 Khác với nhiều tôn giáo, đạo Phật không có người lãnh đạo tối cao, nắm mọi quyền hành trong tay.

Đức Phật là một con người ngộ chân lý, Người tìm ra được bản chất của những khổ đau hạnh phúc ở đời, rồi hướng dẫn cho chúng ta thực hành những phương pháp thoát khỏi khổ đau, hướng con người chúng ta đến an lạc tạm thời và tuyệt đối. Tôn thờ Phật giáo không phải là tôn thờ đấng siêu nhiên quyền uy nào, mà vì tưởng nhớ đến con người vĩ đại ấy đã hy sinh vì mọi người để có được bài học vô giá. Phật pháp chính là những ứng dụng cụ thể trong đời sống để mỗi người tự nhìn ra bản ngã của chính mình, hướng đến một cuộc sống chân thiện mỹ đích thực nơi mỗi người.

Tính vô thần của Phật giáo nhằm phủ nhận sự sáng tạo của thần thánh, chứ không phải là sự hiện hữu của họ. Việc ăn chay, niệm Phật, hành thiện không phải là để tỏ rõ niềm tôn kính với đấng siêu nhiên nào. Đó là những phương pháp tu tập để mang đến sự bình an trong chính đời sống của mỗi người. Hay nói đúng hơn, người ta lễ bái Phật là để thể hiện lòng tôn kính Phật vì mình còn nhiều tội lỗi, phiền não, ngã mạn, ganh tỵ, hẹp hòi... nên phải cần hạ mình thừa nhận để từng bước chuyển hoá tốt hơn, chứ không phải tìm kiếm một phép màu giải thoát từ đấng tối cao như những tôn giáo khác.

Ăn chay trong nhà Phật chính là để trưởng dưỡng từ tâm mỗi người, tôn trọng sự sống của muôn loài, giảm bớt những nghiệp xấu ác của mình, tránh đi sự vay trả nợ máu chúng sanh, hướng về một cuộc sống tự tại, an lành cả thể xác và tâm hồn.

Học thuyết vô ngã trong đạo Phật là cách giúp chúng ta giải quyết triệt để các ràng buộc khổ đau thông thường trong cuộc đời, hướng đến việc làm lợi ích chúng sanh một cách trọn vẹn nhất. Cũng chính vì vậy, nên người con Phật ban tặng cho chúng sanh bất cứ điều gì cũng không hàm ý vụ lợi nào từ đối tượng, dù rất nhỏ.

3 Phật giáo là hiện thân của một xã hội công bằng thật sự không người bóc lột và hiếp đáp người.

Một lần tại nước Xá Vệ, đức Phật dạy cho vua Ba Tư Nặc về cách trị dân được ghi lại tóm tắt như sau:"Những hành động thiện hay ác của chúng ta mãi theo chúng ta như bóng theo hình. Điều cần thiết mà chúng ta phải có là tình thương. Hãy xem thần dân như con ruột của mình, đừng áp bức họ, đừng tổn hại họ, trái lại hãy bảo vệ họ như gìn giữ tay chân của mình. Hãy sống với Chánh Pháp và đi mãi trên con đường lành. Đừng nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống. Hãy gần gũi và thương yêu những kẻ nghèo khổ".
Chúng ta thấy đạo Phật luôn hướng đến điều đó như để đáp ứng mong ước của tuyệt đại đa số con người trên hành tinh này là mong muốn có một thế giới hòa bình, bình đẳng, người với người sống để thương nhau. Thừa nhận nữ giới xuất gia trong thời kỳ cổ đại, là cái nhìn tuệ giác của đức Phật mà các nhà hoạt động xã hội ngày sau phải cúi đầu học tập. Và bình đẳng tuyệt đối với quan niệm "mỗi chúng sanh đều có Phật tính và sẽ thành Phật như ngài". Đây là điểm son mà không hề có trong bất cứ một tôn giáo nào có trước hay sau đức Phật cho đến bây giờ.

Từ những ngày Đức Phật rời bỏ cao sang quyền quý để tìm cách lĩnh hội những đau khổ của đời và kiếm tìm phương thức giải thoát, cho đến những giáo lý được hình thành, những hành trình mang pháp đến với chúng sanh, rồi từ đó hình thành tổ chức, tín đồ, quá trình hoạt động, văn hóa biểu đạt...đã cho thấy Phật giáo không chỉ lấy con người làm trọng mà lấy tất cả chúng sanh làm trọng, lấy vạn vật ở cõi đời này làm kim chỉ nam cho mọi hành động thánh thiện của mình.

Tin tưởng vào đạo Phật chính là tự bản thân mỗi người cảm thụ những giáo lý đó, đưa ra được sự quán chiếu sâu sắc nhất về cõi vô thường cũng như về chính cuộc đời của mình, hướng đến một cuộc sống trường lạc tránh xa hận thù và khổ đau...đó là một phần quan trọng trong kho tàng trí huệ bạt ngàn của đức Phật hay của giáo pháp, nhằm khẳng định cho sự đặc thù mà không một tôn giáo nào có được, nên Phật giáo được xứng đáng với danh hiệu mà thế giới đã ban tặng.

Tác Giả: Nhuận Đoan

Nguồn Blog Phật Giáo

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm