Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

       Trong một buổi tháp tùng quý thượng tọa và một số đạo hữu từ thành phố lên vùng cao để du khảo các thắng tíchchúng tôi vô cùng hứng thú khi được ghé thăm một khu du lịch sinh thái độc đáo, đồ sộ, bao la, lạ mắt và hấp dẫn về nhiều mặt. Địa điểm du lịch này nằm ngay gần núi rừngTrường Sơn.
       Đây là một công viên phức hợp bao gồm một cánh rừng rộng hơn 150 hec-ta cùng những kiến trúc mô phỏng thiên nhiên tương tự các vườn cảnh Nhật-Bản, do một nhà sư Phật giáo đã hao tổn biết bao công sức và tâm huyết suốt 15 năm để xây dựng với mục đích cống hiến cho tất cả mọi người thưởng thức.
       Nhà sư này đã bỏ công lặn lội tận Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để lùng sục cho ra những người thợ quý hiếm trong việc chế tạo chậu kiểng, hoa văn. Rồi bôn ba khắp các vùng núi non sông nước suốt một dãy Trường Sơn trùng điệp để mang về từng gốc cây, từng khóm lan, trăm ngàn kỳ hoa dị thảo để trang trí cho từng góc xó của khu vườn cảnh bạt ngàn này. 
       Chưa kể thao thức bao đêm trắng để sáng tác những bài thơ rồi khắc đẽo trên sườn non, vách núi, tảng đá, trên thân cây, trên sườn đồi, trên những chiếc cầu xi-măng giả gỗ. Những ngọn suối trong veo chảy dật dờ hai bên những ngọn giả sơn to lớn bằng hòn núi thật. Những khu rừng tràm hoa vàng bạt ngàn được chăm sóc tỉ mỉ và làm sạch cỏ rác hàng ngày để chống cháy.
      Ai nấy đều ngây ngất trước một kỳ quan vừa thanh tú vừa diễm lệ này. Quả là một công trình tân kỳ, hi hữu, có tầm vóc quốc gia, đã mang lại niềm an tịnh và thú vị mà con người đã đánh mất bởi cuộc sống máy móc hiện đại ngày nay.
Mọi du khách phương xa đều tỏ ra kinh dị khi biết tác giả công trình này là một nhà sư Phật giáo! Phải là một nghệ sỹ có tâm hồn sáng tạo và đầu óc kiến trúc, tính toán chi ly, mới có thể tạo lập một cảnh quan du lịch độc đáo, hi hữuđặc sắc như thế này!
       Chúng tôi vừa rong theo những con đường cỏ mọc và hoa nở hai bên, vừa nói chuyện bâng quơ.
Anh bạn thân nói:
     - Đây là một công trình mang lại lợi ích cho nhiều người. Rất đáng ca ngợi. Nhưng nếu tác giả là một nghệ sỹ thì... vô cùng tốt đẹp. Đáng được tặng thưởng huân chương lao động vì sự nghiệp cống hiếncho đất nước một môi trường sinh thái kỳ vỹ và thanh tú, diễm ảo. 
      Còn nếu một tu sỹ Phật giáo mà... bỏ hết bao nhiêu tâm huyết và sức lực để bày ra một cảnh quan như vậy, thì... xin thưa thật, tôi thấy quá uổng phí cuộc đời xuất gia! (đáng tiếc cho bộ y Tỳ-kheo!)
Một người bạn khác:
     - Theo niềm tin đơn bạc của tôi, thì một người đã được khoác chiếc áo Tỳ-kheo thì chắc chắn người ấy đã từng gieo trồng vô lượng vô biên phước đức nhân duyên với Tam Bảo. Thế thì bổn phận của một người khoác áo Tỳ-kheo là nên tiếp tục sự nghiệp xuất gia của mình, quyết chí học tập kinh điểngiữ giớithiền định và hoằng pháp lợi sanh cho đến khi chứng ngộ - chứ không phải là bận bịu với những công việc dấm dớ vô nghĩa này!
      Cuộc đời thiếu những nhà sư tu tập thiền định để chứng ngộ - chứ cuộc đời không thiếu những con người rành kiến trúc và xây dựng! Cuộc đời thiếu ánh sáng giác ngộ để chúng sanh bớt mê muộithoát khỏi lầm than và hết quay cuồng khổ đau vì vô minhái dục,- chứ cuộc đời không bao giờ thiếu những công trình mang lại thỏa mãn cảm giác và cảm hứng văn nghệ như thế này !
Tôi càng khen ngợi công trình này bao nhiêu thì lại càng tiếc cho Sư bấy nhiêu. Một nhà sư lạc đườngvào cửa Phật
      Cuối cùngđại sư T.T. nói:
- Những vị Tỳ-kheo nếu cứ chạy theo hư danh thế gian, thì chính những cái “tiểu thành” này đã chôn sống sự nghiệp xuất gia, cắt đứt con đường thực hiện Chân lý của họ. Đây là căn bệnh trầm kha của một số tăng sỹ nhà Phật, chứ không riêng gì vị sư này!
Chúng tôi thắc mắc:
- “Tiểu thành”? Từ ngữ ấy nghĩa là gì?
Đại sư T. T. nói:
- Quý vị có lẽ đã từng đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử chứ? Ngay nơi thiên Tề Vật Luận, có một câu rất hay:
道 嗚 乎 隐 而 有 眞 僞?
言 嗚 乎 隐 而 有 是 非?
道 嗚 乎 往 而 不 可 存?
言 嗚 乎 存 而 不 可 亡?
Đạo ô hồ ẩn ư nhi hữu chân ngụỵ?
Ngôn ô hồ ẩn ư nhi hữu thị phi?
Đạo ô hồ vãng nhi bất khả tồn?
Ngôn ô hồ tồn nhi bất khả vong?
Đạo chính là Chân Lý Tuyệt Đối, là cõi Vô Hạn, là Cái Vô Cùngvậy thì tại sao Đạo lại gồm chứa cả Chân và Nguỵ, cả Tà và Chánh ?
Ngôn ngữ chính là thể hiện của Đạo trong cuộc sống này, vậy thì tại sao Ngôn ngữ lại hàm chứa cả Đúng Sai, Phải Quấy ?
Phải chăng Đạo đi ngang qua cuộc đời mà không lưu lại dấu vết?
Phải chăng Ngôn ngữ thì lưu lại dấu vết (tồn tại) mà lại không có khả năng diễn đạt?
Thật vậy, Đạo bàng bạc khắp mọi nơi chốn, không có nơi nào mà không thể phát hiện dấu vết của Đạo và thật ra, Đạo còn trú ngụ ngay trong tâm mình, đâu có xa xôi gì? đâu có cách sông trở núi gì? Thế nhưng tại sao con người mò mẫm kiếm tìm mãi mà vẫn không nắm bắt được Đạo? Tại sao Đạo lại cứ bị lẩn quẩn nơi Chân Ngụỵ, Tà Chánh? Khiến cho con người mãi lúng túng, lộn tới lộn lui? Tu hoài sao chẳng đắc? Tu mãi sao cứ lạc vào đường ma lối quỷ?
Còn Ngôn ngữ là sản phẩm của con người, vốn dùng để chỉ bày mọi sự vật giữa cuộc đời, dẫu là sự vật vô hình hay hữu hình, thế thì Ngôn ngữ làm gì có đúng sai phải trái tốt xấu? Thế nhưng tại sao Ngôn ngữ lại tỏ ra bất lực? khiến chúng sanh lầm lạc mãi không thôi? Càng nói, càng thuyết giảng thì càng đi xa Chân lý và càng gây nên nhiều tà kiếnngộ nhận và oán kết?
Cuối cùngTrang Tử nói:
道 隐 於 小 成, 言 隐 於 榮 華
“Đạo ẩn ư tiểu thành, Ngôn ẩn ư vinh hoa”.
        Trang Tử gợi ý : Đạo thường bị lẩn khuất nơi sự thành tựu nhỏ bé của con người. “Đạo ẩn ư tiểu thành”.
Và Ngôn ngữ thường bị ẩn giấu nơi chỗ bóng bẩy, lòe loẹt, phù phiếm. “Ngôn ẩn ư vinh hoa”.
Một con người bình thường nào đó, như mỗi người trong chúng ta vậy, vốn biết bản thân có được chút tài năng thiên phú nào đó. Sau nhiều năm tháng tu học dưới mái thiền môn, thấy đạo pháp dường như suy tànvận mệnh tâm linh của dân tộc dường như không được sáng sủa, bèn có tham vọng thiết lậpmột giáo hội có tổ chức và phát động một cuộc cách mạng Phật giáo. Rồi trải qua bao nhiêu cay đắngthăng trầmcuối cùng người ấy vượt thoát được những chướng ngại và thấy tiếng nói của mình đã thu hút được nhiều người nghe theo, thấy tài năng của mình đã chinh phục được nhiều người khác, văn chương thi phú của mình đã làm mê đắm không biết bao người! Khi ấy, y vô cùng thỏa mãn, cho rằng mình đã mon men tới ngưỡng cửa gọi là “thành công”, “đạt đạo”. 
 
     Đối với kẻ hành trì thực sự theo đạo Phật thì thành công rốt ráo nghĩa là đạt tới sự chứng ngộ hoàn toàngiải thoát tuyệt đối. Còn ngoài ra, tất cả những gì mà chúng ta kiếm chác được trong thế gian này chỉ là “những thành tựu nhỏ bé” mà thôi (tiểu thành).
Như tạo lập môt công trình kiến trúc nguy nga đồ sộ và vĩ đại để thu hút khách nhàn du hoặc tham quan, như khoe văn múa bút, triển lãm thư pháp, thư họa rồi sản xuất vài tập thơ và phát hành trong giới vănnghệ để được tiếng là Nhà Thơ Thiền Vĩ Đại, vân vân... Chính cái “thành tựu nhỏ bé” này sẽ chận đứngtất cả mọi sinh hoạt phát triển tâm linh của người xuất gia.
Đã là người xuất gia thì không nên thỏa mãn với những thứ “thành quả rong rêu” hoặc những “thành công cát bụi” ấy. Khi có chút niềm tin thực sự vào giá trị tâm linh thì ngôi vua và cung điện mà cũng bị xem là rơm rác, huống hồ là những thứ “bằng khen hư vọng” của thế gian?
Như xây dựng được một vài ngôi đại tự, lôi kéo được vài ba ngàn đệ tử, đỗ đạt mấy cấp bằng Tiến sỹ, nói thạo bảy tám thứ tiếng, phiên dịch được vài chục bộ sách ngoại văn, biên soạn được dăm ba cuốn sách... vân vân... Tất cả những cái đó - đều là những cái thành tựu nhỏ bé, chứ không phải là thành tựuviên mãn
Bởi vì những cái thành tựu bé tí teo này chắc chắn sẽ ngăn trở con đường giải thoát và chứng ngộ của mình!
Dường như chư vị cổ đức đã dạy rằng:
Thuận duyên đời: nghịch duyên đạo.
Thuận duyên đạo: chướng duyên tu!
Chúng ta đã tự chôn vùi “sự nghiệp chứng ngộ” của mình ngay nơi những cái thành tựu nhỏ bé chính mình. Và chúng ta cũng tự xóa sổ cuộc sống tu hành của mình ngay nơi cái “vinh hoa” của ngôn ngữ do mình sáng tạo! 
Té ra, người xưa cũng khôn ngoan và minh triết đến như vậy! Nhưng chúng ta thử tìm hiểu tại sao chúng ta lại dễ dàng tự chôn lấp và xóa sổ chính bản thân mình? 
Áo Thầy rách đã bao năm... !
Câu trả lời độc nhất mà ai cũng nhận thấynguyên do thất bại của chúng ta chính là “cái ngã chấp quá lớn”.
Vâng, cái ngã luôn luôn là kẻ tội đồ. “Kẻ thù ta đâu có phải người ngòai, nó nằm đây nằm trong ở mỗi ai!” (Tâm Ca của Phạm Duy 1965)
Đạo Phật quá cao siêu, thâm trầm, và... hấp dẫn những người trí thức, nhưng thực hiện được những lời dạy chân chánh của đức Phật thì... quả là thiên nan vạn nan. Dường như không thể. Tại sao như vậy? 
Bởi vì... chính cái “tự ngã” của mình đã ngăn trở con đường trở về của mình, chứ không phải là một kẻ nào khác! Cái ngã đã đưa chúng ta đến với đạo Phật và cũng chính cái ngã đã ngăn trở chúng ta tiếp cận Chân lý! Cái ngã càng trương phình, thì trí tuệ vô lậu càng khó xuất hiện và tình thương yêu chân thật càng khó phát triển!
Thật là oái ăm gay cấn cho chúng ta, khi chúng ta chưa thể đạt tới trình độ “vô ngã” mà bản thân cũng không chịu nằm lì trong trạng thái “hữu ngã”!
Một ý thức sâu sắc về tính hữu hạn, thất thường, bất địnhmâu thuẫn và phải chết của con người. Nếu chỉ đích danh hơn, những tính chất hữu hạn, mâu thuẫn nội tại... ấy là đặc tính của cái ngã và những hoạt động phiền não của nó.
Và trong tình trạng hiện thờitoàn bộ đời sống con người dựa vào cái ngã và những hoạt động tạo nghiệp của nó, hậu quả tất yếu là những khuyết điểm, lầm lỗi và khổ đau mà chúng ta gọi là sanh tử.
Nhưng để thoát khỏi cái ngã đó, với phần đông con người là không thể, vì làm bất cứ điều gì, dù 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm