Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 Di nguyện cuối đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh  viên tịch

 

Kính khải bạch chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng
Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế
giới,
Chúng con xin phép được thay mặt cho tăng thân bốn chúng của Làng Mai thành
kính tri ân chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni
cùng quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới
đã nâng đỡ và yểm trợ cho Tang Lễ Tâm Tang của Sư Ông chúng con, Thiền Sư
pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú Trì Tổ Đình Từ Hiếu, Khai Sơn
Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế.
Chúng con xin phép chư Tôn đức được có đôi lời bày tỏ và chia sẻ đến quý vị
Phật tử cư sĩ và thân hữu, những vị khách quý đã dành thời gian quý báu của
mình để trở về Tổ đình Từ Hiếu tham dự và yểm trợ cho Lễ Tâm Tang. Để tránh
sự bỡ ngỡ cho quý khách đối với những sinh hoạt chúng con xin phép được giải
thích sơ lược nơi đây một vài thực tập đơn sơ của chúng con trong Khóa Tu Im
Lặng Hùng Tráng ‘Quay Về Nương Tựa Hải Đảo Tự Thân’. Những thực tập này
sẽ giúp chúng con có thêm năng lượng bình an và vững chãi để chúng con kính
dâng lên cúng dường Sư Ông trong Tang Lễ Tâm Tang này.
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế
giới,
Trong những ngày qua, các cơ quan báo chí, truyền thông tại Việt Nam và thế
giới đã đưa tin về sự viên tịch của Sư Ông chúng con sau khi Ngài trở về Việt
Nam và an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu vào cuối năm 2018. Mặc dầu, từ hơn bảy
năm qua, Ngài đã cho chúng con thời gian thực tập để chuẩn bị cho một sự biểu
hiện mới của Ngài, chúng con vẫn thấy hụt hẫng, thiếu nơi nương tựa, và trong
số những anh chị em của chúng con, vẫn còn có những người cảm thấy hoang
mang, lo lắng và bất an.
Để giúp cho chúng con vượt qua được những giây phút này, chúng con đã xin
phép chư Tôn đức để tổ chức theo di huấn của Sư Ông chúng con một khóa tu

2
im lặng hùng tráng trong thời gian tang lễ. Chúng con ý thức rằng, một khoá tu
như thế sẽ giúp chúng con yểm trợ cho nhau, nuôi dưỡng được sự bình an, vững
chãi trong tâm hồn. Chúng con biết chỉ khi nào chúng con thực sự bình an và
vững chãi, chúng con mới hoàn toàn có mặt cùng Sư Ông chúng con trong giờ
phút này. Chúng con xin ghi xuống nơi đây những thực tập mà anh chị em chúng
con đang cùng thực hiện ngay từ những giờ phút đầu tiên của Tang Lễ Tâm Tang.
Để giúp cho chúng con và để giúp cho sự trang nghiêm thanh tịnh trong thời
gian tang lễ, chúng con thỉnh cầu quý vị Phật tử cư sĩ và thân hữu cùng thực tập
chung với chúng con một vài thực tập cụ thể sau đây, cũng như những thời khóa
tu học được đề nghị và sắp xếp trong quyển Cẩm Nang này. Năng lượng tập thể
có được trong công phu thực tập là hoa trái quý báu nhất chúng ta có thể dâng
lên cúng dường Sư Ông.

NGÀY THỨ NHẤT
Chủ Nhật, ngày 23 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Tân Sửu)

8h00: Nhập Kim Quan
(Chư Tôn thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm Chùa Từ Hiếu. Vì không đủ chỗ, kính xin
quý vị Phật tử cư sĩ hoan hỷ đứng ở phía bên ngoài hàng rào sân
thiền đường Trăng Rằm)
Trị Quan
(Chuông Trống Bát Nhã – Đại chúng giữ im lặng trong thời
gian cung thỉnh – tâm niệm và mật niệm cúng dường)
9h30: Lễ Bạch Phật Khai Kinh
10h00: Thỉnh Giác Linh An Vị - Thọ Tang
11h00: Cung tiến Giác Linh - Thọ Trai trong chánh niệm
Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư

3

Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước
hoặc sau khi đảnh lễ Giác Linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi
thiền hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Ngồi thiền và Tụng kinh
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Quay về nương tựa
hải đảo tự thân”
• Khai kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài sám Quy nguyện
• Nghe đọc kinh Hải đảo tự thân
• Hồi Hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Hạnh phúc chân thật
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ nhất, trang...)
21h00: Chỉ tịnh

4

NGÀY THỨ HAI
Thứ Hai, ngày 24 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Tân Sửu)

4h30: Thức chúng
4h30: Dâng trà
5h00: Ngồi thiền, Tụng kinh và Sám pháp địa xúc
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Cánh cửa giải thoát
Không”
• Khai Kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài sám Hướng về
kính lạy
• Nghe đọc kinh Độ Người hấp hối
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Ở nhà Như Lai
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ hai, trang...)
7h00: Ăn sáng trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
8h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
10h30: Cung Tiến Giác Linh
11h00: Thọ Trai trong chánh niệm

5

Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước
hoặc sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền sư trong im lặng, cùng ngồi
thiền hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Ngồi thiền và Tụng kinh
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Vô thường, Vô ngã”
• Khai kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài sám Phòng hộ
chuyển hoá
• Nghe đọc kinh Ba cánh cửa giải thoát
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Ngồi như Bụt ngồi
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ hai, trang...)
21h00: Chỉ tịnh

6

NGÀY THỨ BA
Thứ Ba, ngày 25 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu)

4h30: Thức chúng
4h30: Dâng trà
5h00: Ngồi thiền, Tụng kinh và Sám pháp địa xúc
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Tinh thần Vô tướng”
• Khai kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài Sám Quy mạng
• Nghe đọc kinh Quán niệm hơi thở
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Vượt thoát ý niệm về hình hài
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ ba, trang ...)
7h00: Ăn sáng trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
8h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hay sau
khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền hay đi
thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
10h30: Cung Tiến Giác Linh
11h00: Thọ Trai trong chánh niệm
Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng

7
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Lễ Tụng Năm Giới Tân Tu
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
21h00: Chỉ tịnh

8

NGÀY THỨ TƯ
Thứ tư, ngày 26 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 24 tháng Chạp năm Tân Sửu)

4h30: Thức chúng
4h30: Dâng trà
5h00: Ngồi thiền, Tụng kinh và Sám pháp địa xúc
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Mây cũng là con,
tuyết cũng là con”
• Khai kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài Sám nguyện
• Nghe đọc kinh Tám điều Giác ngộ của các bậc Đại nhân
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Duy trì định Vô thường
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày thứ Tư, trang...)
7h00: Ăn sáng trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
8h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
10h30: Cung Tiến Giác Linh
11h00: Thọ Trai trong chánh niệm
Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng

9
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Ngồi thiền và Tụng kinh
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Buông thư và Trị
liệu"
• Khai kinh, tụng Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và bài Phát nguyện
• Nghe đọc kinh Hải đảo tự thân
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Ba sự quay về và nương tựa
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ tư, trang...)
21h00: Chỉ tịnh

10

NGÀY THỨ NĂM
Thứ Năm, ngày 27 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Tân Sửu)

4h30: Thức chúng
4h30: Dâng trà
5h00: Ngồi thiền và Tụng kinh
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Cánh cửa giải thoát
Vô tướng”
• Khai kinh, Tâm Kinh Tuệ giác Qua bờ và Bài kinh ca ngợi Bụt
Amitabha
• Nghe đọc kinh Trung đạo Nhân duyên
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Quán chiếu tương tức để vượt thoát sinh
tử
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày Thứ năm, trang...)
7h00: Ăn sáng trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
8h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
10h30: Cung Tiến Giác Linh
11h00: Thọ Trai trong chánh niệm

11

Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hay sau
khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền hay
đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Lễ Tụng 14 Giới Tiếp Hiện
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Văn bản tụng 14 giới Tiếp Hiện tân tu,
trang...)
21h00: Chỉ tịnh

12

NGÀY THỨ SÁU
Thứ Sáu, ngày 28 tháng 1 năm 2022
(Nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Tân Sửu)

4h30: Thức chúng
4h30: Dâng trà
5h00: Ngồi thiền và Tụng kinh
(Chư tôn Thiền đức Tăng Ni vân tập trong và ngoài sân phía trước
thiền đường Trăng Rằm. Vì không đủ chỗ, kính xin quý vị Phật tử
cư sĩ hoan hỷ tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp trong các khu
vực mở rộng chung quanh chùa)
• Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông Làng Mai “Cánh cửa giải thoát
Vô tác”
• Tụng Bài kinh ca tụng đất Mẹ
• Nghe đọc kinh Rong chơi Trời phương ngoại
• Hồi hướng
• Lạy Sám pháp địa xúc: Tiếp xúc với Bản môn
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, ngày thứ Sáu, trang...)
7h00: Ăn sáng trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
8h00: Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hay sau
khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền hay
đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
10h30: Cung Tiến Giác Linh
11h00: Thọ Trai trong chánh niệm
Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng

13
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang...)
14h00: Lễ thỉnh Giác linh tham Phật yết Tổ (tại Chánh điện và nhà Tổ, Tổ
đình Từ Hiếu)
Kính viếng và Đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng Thiền Sư
Tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường
(Kính mời Chư tôn Thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ, trước hoặc
sau khi đảnh lễ Giác linh Thiền Sư trong im lặng, cùng ngồi thiền
hay đi thiền để tâm niệm và mật niệm cúng dường)
17h00: Ăn chiều trong im lặng và chánh niệm
(Kính xin quý vị tự thực tập Quán niệm trước khi ăn)
19h00: Lễ Tưởng Niệm Ân Sư
Ngồi thiền - Xem Video clip về hình ảnh của Thiền Sư Thích
Nhất Hạnh (10 phút)
Kính dâng lên Sư Ông Lá thư ‘Thầy trò ta cùng nhau leo đồi Thế
Kỷ’
Xem Video clip Bốn phép Tùy niệm (10 phút)
Đọc bài ‘Đệ tử tưởng niệm Ân đức Thầy’
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Lá thư ‘Thầy trò ta cùng nhau leo đồi
Thế Kỷ’ trang 33 và Bài ‘Đệ tử tưởng niệm Ân đức Thầy’, trang...)
21h00: Chỉ tịnh

14

NGÀY THỨ BẢY
(Thứ Bảy, ngày 29 tháng 1 năm 2022
Nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu)

Tại Tổ đình Từ Hiếu

6h00: Lễ Cung Tiễn và Phát Hành
7h00: Cung Tuyên Tiểu Sử Thiền Sư
Lời Cảm Tạ của Môn Đồ Pháp Quyến
7h30: Lễ Thiên Quan (Rước Kim Quan đến địa điểm Trà Tỳ)

Tại Công viên Vĩnh Hằng – Vườn Địa Đàng

9h00: Lễ Trà Tỳ
Ngồi thiền tâm niệm cúng dường
10h00: Kính dâng lên Sư Ông Lá thư ‘Thầy Trò Ta Cùng Nhau Leo Đồi Thế
Kỷ’
Đọc bài ‘Đệ Tử Tưởng Niệm Ân Đức Thầy’
11h00: Cung tiến Giác Linh - Thọ trai trong chánh niệm
Khai thị - Đọc Năm quán – Ăn cơm trong im lặng
(Xin xem thêm chi tiết ở phần Kinh văn và Lời Khai thị sử dụng
trong Lễ Tâm Tang, phần Quán niệm trước khi ăn, trang ...)
14h00: Thiền Hành Cúng Dường
(Kính mời Chư Tôn thiền đức và quý vị Phật tử cư sĩ cùng thiền
hành nhiễu quanh khu vực Trà tỳ để tâm niệm và mật niệm cúng
dường)

15

15h30: Ngồi thiền có Khai thị của Sư Ông
16h00: Nghe Sư Ông đọc thơ Bài “Tìm nhau” và “Bên mé rừng đã nở rộ
hoa mai”
17h00: Ăn chiều im lặng
19h00: Tụng kinh A Di Đà
20h30: Nghe Tiểu truyện về cuộc đời Sư Ông
22h00: Có mặt bên nhau – Uống trà – Thiền ca cúng dường
23h30: Ngồi thiền - Nghe Sư Ông đọc thơ – Đọc thư “Tay Thầy trong tay
con”
01h00: Kinh hành cúng dường
01h30: Đọc thư “Tay Thầy trong tay con”
01h30: Thắp nến – Niệm Bồ tát Quan Thế Âm cầu nguyện thế giới hòa
bình

(Mỗi người được nhận một cây nến để cùng nhất tâm cầu
nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, dịch bệnh tiêu
trừ...)

16

NGÀY THỨ TÁM
(Chủ Nhật, ngày 30 tháng 1 năm 2022
Nhằm ngày 28 tháng Chạp năm Tân Sửu)

7h00: Lễ Cung thỉnh Xá lợi trở về Tổ đình Từ Hiếu
8h30: Lễ Giác Linh An Vị
Lễ Tạ Phật Hoàn Kinh

 

 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm