Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

TIỂU SỬ

 HÒA THƯỢNG đạo hiệu THÍCH NHƯ MINH

 HT T Nhu Minh

(1954-2022)

 

 

  1. THÂN THẾ

Hòa thượng Thích Như Minh thế danh Huỳnh Phác sinh ngày 27 tháng 06 âm lịch năm Giáp ngọ (1954) tại miền thùy dương cát trắng Nha trang, tỉnh Khánh hòa trong một gia đình thuần tín tin Phật. Thân phụ là cụ ông Huỳnh Ất pháp danh Như Khai và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Xịch pháp danh Nguyên Xuân.

  1. THỜI THƠ ẤU

Thời thơ ấu của HT được lớn lên trong sự yêu thương của cha mẹ và khi vừa học xong lớp học đầu tiên bậc tiểu học thì gia đình rời quê hương đến sống ở vùng cao nguyên hoang vu huyền hoặc của tỉnh Quảng đức ngày nay là tỉnh Daknong có ngôi nhà vách gỗ mái lợp lá mây rừng ở xã Sùng đức nhưng năm sau chuyển đến ngôi nhà mới ở xã Kiến tín quận Kiến đức. Đó là năm 1960 gia đình HT đến lập nghiệp ở vùng đất này.

Gần nhà có một ngôi chùa tên là Liên hoa nằm trên triền đồi xinh đẹp được Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Huy là Chứng minh Đạo sư, Chánh đại diện Phật giáo tỉnh Quảng đức, Trú trì chùa Pháp hoa là trụ sở Phật giáo tỉnh Quảng đức kiến lập. Ngài  xuất gia với Tổ Hoằng Thạc tại tổ đình sắc tứ Thạch sơn Quảng ngãi đồng sư với Trưởng lão Chơn Giám Đạo Quang Trí Hải (1876-1950) chủ bút Từ bi âm. Năm 1958 rời chùa Phổ quang Quảng ngãi đến Quảng đức khai sơn chùa Pháp Hoa. Thân phụ HT quy y với Trưởng lão Hòa thượng rồi trở thành một thành viên trong Ban đại diện chùa Liên hoa.

Thuở đó HT thường theo thân phụ và thân mẫu lên chùa mỗi nửa tháng hoặc ngày lễ để lễ Phật tụng kinh. Nhờ duyên như vậy nên HT được Trưởng lão Hòa Thượng thương yêu dắt dẫn đi theo con đường lý tưởng của Đạo Phật.

  • XUẤT GIA TU HỌC

Năm Ất tỵ 1965, HT được Trưởng lão Hòa thượng húy thượng Chơn hạ Bích tự Đạo Liên hiệu Trí Huy (1917-1970) nhận làm đệ tử xuất gia và ban pháp danh Như Minh.

Vào mùa Hạ năm 1967, sau hai năm tinh tấn học hạnh của một chú tiểu mang chí nguyện nhìn về phương trời cao rộng, HT đã được Trưởng lão Hòa Thượng Bổn Sư thế độ làm lễ thế phát để chính thức bước vào dòng Tào khê theo hạnh xuất trần trở thành một chú tiểu ở chùa Pháp hoa.

Năm Kỷ dậu 1969 ngày lễ Thành đạo của Đức Bồ tát Quán Thế Âm, HT được Trưởng lão Hòa thượng Bổn sư truyền Sa di giới tại giới đàn phương trượng theo truyền thống thiền môn. Nhưng nửa năm sau đã thọ tang Thầy. Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Huy đã xả bỏ báo thân an tường viên tịch vào chiều ngày mồng một Tết mùa Xuân năm Canh tuất 1970.

Năm 1970 HT đã học xong bốn năm học đệ nhất cấp tại Trường Trung Học Quảng Đức, vì tỉnh này không có bậc trung học đệ nhị cấp nên phải chuyển trường đến tỉnh Đắc lắc lân cận học Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuộc. Ở đây HT được Hòa thượng Thích Quang Huy trú trì chùa Sắc tứ Khải Đoan cho nhập chúng để được tiếp tục đi học.

Sau khi thi đậu tú tài, năm 1974 HT theo học phân khoa Phật học Đại Học Vạn Hạnh tại Sài gòn. Viện trưởng Đại Học Vạn Hạnh là Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu. Cùng năm HT học tại khoa Triết Đông tại Đại học Văn khoa Sài gòn.

Rồi biến cố lịch sử ngày 30 tháng 04 năm 1975 xảy ra, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tan rả các trường Đại học trong đó có Đại học Vạn hạnh bị đóng cửa. Do vậy, một năm sau Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh đã quyết định chuyển về cơ sở Phân khoa Khoa học ứng dụng của Viện Đại Học Vạnh Hạnh ở địa chỉ 716 Võ Di Nguy, phường 4, quận Phú nhuận, Sài gòn thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh. HT đã theo sự chỉ dạy của Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng và Ni sư Thích Nữ Trí Hải Thư Viện Trưởng Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh chuyển toàn bộ Thư viện Phật học về Viện Phật Học Vạn Hạnh. Ở đây Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng chỉ đạo chuyên ngành nghiên cứu Phật học, tiếp tục phiên dịch Kinh Tạng Pàli mà Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng đã dịch xong hai bộ là Trường bộ kinh và Trung bộ kinh đã được Đại học vạn Hạnh ấn hành, phiên dịch những bộ kinh trong Đại tạng chữ Hán, nghiên cứu Phật học, Lịch sử Phật giáo Việt nam, trước tác và dịch thuật, giảng dạy Phật học cho chư Tăng Ni và Phật tử.

Năm Bính thìn 1976 HT đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu húy thượng Tâm hạ Trí hiệu Viên Dung (1918-2012) làm Thầy Bổn Sư phú pháp và được Thầy ban Pháp danh Nguyên Không và cho thọ đại giới tỳ kheo tại Đại giới đàn Quảng Đức do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Ắn quang vào tháng 01 năm 1977 là Đại giới đàn đầu tiên kể từ năm 1975. Hội đồng giới sư trong Đại giới đàn Quảng Đức là những bậc cao Tăng thạc Đức: Đàn chủ là TL Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đàn đầu là TL Hòa thượng Thích Hành Trụ, Yết ma a xà lê là TL Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Giáo thọ a xà lê là TL hòa thượng Thích Mật Hiển và TL Hòa thượng Thích Thiện Tường.

  1. HỌC ĐẠO

Sau khi thọ Đại giới trở thành một tân học tỳ kheo được sự giáo dưỡng của Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng tại Viện Phật học Vạn Hạnh, HT đã nương tựa nơi Thầy học đạo, tham vấn nghiên cứu kinh điển, hành trì giới luật và uy nghi. Bấy giờ HT là một trong sáu thành viên của Tăng đoàn Viện Phật Học Vạn Hạnh. Mỗi ngày ngoài công việc thủ thư Thư Viện Phật Học Vạn Hạnh thì HT học Phật học tại Viện Phật Học Vạn Hạnh có Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng dạy Kinh Trung Bộ, cổ ngữ Pàli và Phật pháp bằng tiếng Anh, HT Trí Siêu dạy môn Phạn ngữ, HT Tuệ Sỹ dạy Phật học. Chương trình Phật học kéo dài đến mùa Xuân năm 1984.

VII. HOẰNG PHÁP

Đối với một vị tỳ kheo thì việc hoằng pháp lợi sanh là chí nguyện cao cả. Do vậy, HT nhớ lời dạy của chư Tổ là lấy giáo pháp từ bi và trí tuệ của Phật là để nuôi dưỡng tâm bồ đề của chính mình vì an lạc, vì hạnh phúc cho chính mình và cho số đông trong cuộc đời này. Để thực hiện tâm nguyện đó, HT đã nhiều năm tinh tấn tu học kinh tạng nguyên thủy là tạng kinh được Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng dịch từ Pàli ra tiếng Việt và các bộ kinh Đại thừa như Pháp hoa, Niết bàn, Hoa Nghiêm, Lăng già và Kim cương.

Năm Tân dậu 1981, HT được Ban giám hiệu thỉnh mời làm giáo thọ sư dạy môn cổ ngữ Pàli cho Tăng Ni sinh trường Trung cấp Phật học tại chùa Ấn quang và trường Sơ cấp Phật học tại chùa Giác ngộ.

Cũng năm này, Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng chỉ dạy HT đảm trách chức vụ quản sự Viện Phật học Vạn hạnh và trùng tu trường Phật học Vạn Hạnh.

Năm 1989 theo lời chỉ dạy của Trưởng lão Hòa thượng Viện trưởng HT đã tiến hành cho xây dựng mới cổng tam quan Thiền Viện Vạn Hạnh.

Năm 1989-2001 Thư viện trưởng Thư viện Phật học Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Biên tập và in ấn một số sách Phật học và lịch sử Phật giáo Việt nam.

Năm 1990 thực hiện theo lời chỉ dạy Trưởng lão Hòa Thượng Viện trưởng HT chỉ đạo xây tòa nhà Tổ và giảng đường Thiền Viện Vạn Hạnh.

Qua năm 1992 HT tôn tạo tháp Pháp lạc của Trưởng lão Hòa Thượng Viện trưởng tại Thiền Viện Vạn Hạnh theo ý chỉ Đại Tăng Vạn Hạnh.

Năm 1993-1995 tốt nghiệp ngành Hoa kỳ học Đại học sư phạm.

Năm 1996-2000 tốt nghiệp khoa Quốc tế học Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Năm 1997-2001 HT là giáo sư môn Sanskrit khóa IV Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sài gòn.

Năm 1997 Phó trưởng ban kiêm chỉ đạo xây dựng Tòa Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thiền Viện Vạn Hạnh.

Năm 2001 HT nhận bằng tiến sĩ trường Pacific Western University tại Hoa kỳ với luận án nghiên cứu “Buddhist literature: A Proposed scheme of classification and cataloguing of works on Buddhism modeled on the Buddhist collection at Van Hanh University Library, 1964-1999”.

VIII. HÀNH ĐẠO TẠI HOA KỲ

Năm Tân mùi 2001 HT đã được Trưởng lão Hòa thượng Thích Mãn Giác Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt nam tại Hoa kỳ, Viện chủ chùa Việt nam Thành phố Los Angeles bảo lãnh sang định cư tại Hoa kỳ.

Năm Nhâm thân 2002 HT được Trưởng Lão Hòa thượng Hội chủ tấn phong trú trì chùa Việt nam Thành phố Los Angeles. Ngôi chùa này được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiên Ân sáng lập năm 1975 trở thành ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Mỹ.

Năm 2003 HT thực hiện theo chỉ dạy của Trưởng lão Hòa Thượng Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ tổ chức Đại lễ 40 năm Phật giáo Việt nam dấn thân nhập cuộc tại Orange County, miền nam California.

Năm 2006 HT đại diện Tổng hội Phật giáo Việt nam tại Hoa kỳ tham dự Đại hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB) lần thứ 23 tại Phật Quang Sơn Đài loan. Nhân dịp này thăm Trung đài thiền tự ở Đài trung.

Năm 2007 HT được mời vào ban tổ chức Phật đản của Cộng đồng Phật giáo nam California và Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất Hoa kỳ là phó ban tổ chức đặc trách Tăng Ni trẻ và đã giữ cương vị này đến năm 2015.

Năm 2008 HT là President của Vietnamese United Buddhist Churches (VUBC) và là vị Thầy lãnh đạo tinh thần cho chùa Tam bảo ở thành phố Tulsa tiểu bang Oklahoma. HT đã cố vấn cho Thượng tọa Trú trì Thích Đức Trí phát nguyện cùng chư Tăng và Phật tử tôn tạo tôn tượng Đức Bồ tát Quán Thế Âm tạc tại Việt nam bằng đá hoa cương cao 57 feet có trọng lượng 420,000 pounds dựng trong khuôn viên chùa. Lễ khánh thành tượng đài thật trang nghiêm được diễn ra vào dịp đại lễ Phật đản Phật lịch 2557 ngày 09 tháng 06 năm 2013.

Năm 2008 HT lập trang Website www.chuaphatgiaovietnam.com và Tổng biên tập ra mắt số đầu tiên Tập san Nghiên cứu Phật học đăng trên webpage này. Số 49 ấn hành vào dịp Vesak  2022.

Năm 2012 HT được mời giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc tế thiền viện, International Buddhist Meditation Center (IBMC).

Năm 2012 HT tham dự Đại hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB) lần thứ 26 tại Yeosu, Korea. Nhân dịp HT cùng đại biểu đại hội tham dự giới đàn truyền Bồ tát giới cho 30,000 giới tử tại sân động Yeosu và thăm viếng những cổ tự danh tiếng ở Hàn quốc.

Năm Quý mùi 2013 HT được Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, Thượng thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới tấn phong phẩm vị Hòa thượng.

Cùng năm này,  HT khai sáng kiêm Viện trưởng Thiền viện Thích Thiên Ân ở Thành phố Atlanta Tiểu bang Georgia tên tiếng Mỹ Boulder Park Meditation Center (BPMC). Hai ngôi nhà thiền do HT phát nguyện mua năm 2011. Lập webpage cho thiền viện là trang nhà www.thienvienthichthienan.com.

Năm 2014 cung thỉnh 2 tôn tượng lớn là tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tạo tác bằng đồng và tượng cổ Đức A Di Đà Phật bằng gỗ thờ tại Chánh điện chùa Việt Nam. Rồi sau đó và bắt đầu công việc sửa sang trùng tu chùa cho đến đầu năm 2019.

Năm 2014 và 2019 HT được ngài Hòa thượng Tiến sĩ Kyuse Enshinjoh Chủ tịch sáng lập Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới, Buddhist Summit World Buddhist Supreme Conference tại Nhật bản mời viết thông điệp chúc mừng Đại hội lần thứ 6 và thứ 8 cùng lúc khánh thành viện Nalanda Mahavihara được tổ chức tại Nhật in trong báo Buddhist Summit News.

Năm 2015 HT dịch Kinh Kim cương bát nhã ba la mật từ bản Hán ngữ và từ nguyên bản Phạn ngữ được Trưởng lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới chứng minh và viết Vài lời cảm niệm để in cùng năm này.

Năm 2015 HT được mời viết thông điệp đọc chúc mừng the Organization of the first Buddhist Conference tổ chức tại White House ngày 14 tháng 05 năm 2015.

Năm Ất dậu 2015 HT long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm Hoằng Pháp của Chùa Việt Nam và Triển lãm 40 năm Báo chí Phật giáo Việt nam tại Hoa kỳ và Hải ngoại.

Năm Bính tuất 2016 HT phát nguyện tôn tạo Tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng trọng lượng 40,000 pounds an vị Tu viện Trúc lâm và kiến tạo Thích Ca Phật đài tại Thiền viện Thích Thiên Ân ở Atlanta.

Năm Mậu tý 2018 HT khánh thành chánh điện mới Thiền Viện Thích Thiên Ân là ngôi nhà bên cạnh Thiền viện vừa mua được cùng năm này.

Năm Kỷ sửu 2019 trong ngày đầu năm HT cùng chư Tăng quyết định thành lập Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt tên tiếng Mỹ Vietnam America Fellowship Buddhist Sangha (VAFB). Đại Hội nhiệm kỳ I năm 2020-2024 của Giáo hội được long trọng tổ chức tại hội trường Arena của Anaheim Convention Center với các chương trình Lễ thành đạo, Pháp hội Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, triển lãm 45 năm Báo chí Phật giáo Việt nam tại Hoa kỳ và Hải ngoại, triễn lãm Hình ảnh những ngôi chùa Việt nam sau 45 năm Phật giáo Việt nam có mặt tại Hoa kỳ và triễn lãm 80 bức tranh thủy mạc đậm chất thiền và Đại nhạc hội Ánh Đạo Vàng.

Cũng năm này vào ngày tốt vía Đức Bồ tát Địa Tạng, HT về Việt nam đảnh lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh chứng minh, chư Hòa thượng giáo phẩm Phật giáo Huế, Đại Tăng Thiền Viện Vạn Hạnh cử hành lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung Hòa Bình Thế Giới tại thành phộ Huế để đặt tại Thiền viện Thích Thiên Ân ở Hoa kỳ.

Năm 2020 Đại hồng chung Hòa bình thế giới trọng lượng 5,500 pounds đúc ở Huế, Việt nam đã hoàn tất đã chuyển đến thành phố Atlanta tiểu bang Georgia và được đặt tại Thiền Viện Thích Thiên Ân vào ngày 13 tháng 08. Hai ngày sau chư Tăng vô cùng hoan hỷ cử hành lễ khai chung cầu nguyện Đạo Phật trường tồn, thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc và dịch bệnh corona virus covid-19 nhanh chóng tiêu trừ.

Giao thừa và ngày đầu năm mới 2021 tại Thiền Viện Thích Thiên Ân thành phố Atlanta chư Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt đã tổ chức Lễ thỉnh Đại Hồng Chung Hòa Bình Thế Giới để cầu nguyện hòa bình thế giới lần đầu tiên.

Tháng 1 năm 2021 HT sáng lập Thư Viện Phật Giáo Huyền Không tại chùa Việt nam Los Angeles và chương trình Vi diệu Pháp Media.

Nhìn lại 20 năm hoằng Pháp tại Hoa kỳ, HT đã hết lòng phụng hiến cho Đạo pháp, mặc dù tâm nguyện thì cao rộng nhưng lực có hạn nên mọi Phật sự có được sự thành tựu là nhờ hồng ân chư Phật, chư Đại Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, sự ủng hộ của chư Tôn đức và tấm lòng thương Đạo hộ Đạo của nhiều Phật tử.

VII. LỜI KẾT

Đức Phật dạy các pháp là như huyễn, sắc thân là không thật. Sống chết là lẽ tuần hoàn. Tâm thức vắng bặt cả hai Có và Không là cái vui lớn của bậc xuất trần thượng sĩ. Nhớ lại lời cảm thán bằng tấc lòng vằng vặc như ánh trăng tỏa sáng trong hai vần đối của Trúc Lâm Đại Sĩ được Đại sư Tuệ Sĩ nhắn nhủ HT năm nào:

Cảm đức từ bi để nhiều kiếp nguyền cho thân cận

Đội ơn cứu độ nát muôn thân thà chịu đắng cay

Lý tưởng và hạnh nguyện của HT là phụng hiến cho Phật pháp nên suốt hành trình tu học từ khi có được duyên lành bước vào cổng chùa rồi trở thành chú tiểu đến một vị tỳ kheo và trãi qua chặng đường dài hoằng Pháp thì HT luôn luôn bước theo gương sáng đức hạnh của hai vị Thầy Bổn Sư mình. HT đã suốt đời cẩn mật nghiêm trì giới luật, tìm hiểu và tham vấn kinh luật luận với hạnh nguyện hoằng Pháp lợi sanh trọn đời phụng hiến cho lý tưởng Đạo Phật Việt nam.

Hòa thượng Thích Như Minh đã đến và bước đi trong cõi trần gian huyễn mộng như vậy.

Từ Lâm Tế tông tứ thập tứ thế Việt nam tự Los Angeles Trú trì, Thiền viện Thích Thiên Ân Atlanta Viện trưởng húy thượng Nguyên hạ Không tự Như Minh hiệu Đại Phương Hòa Thượng

PHỤ LỤC

VIII. NGHIÊN CỨU, TRƯỚC TÁC VÀ DỊCH THUẬT

  1. TÁC PHẨM
  1. Bài Viết Đăng Báo
  2. GIỚI THIỆU TÂM KINH

Tập san Nghiên cứu Phật học Số 1 - Vol. I  July-August 2008

  1. PHÂN TÍCH TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

TSNCPH Số 2 - Vol. I September 2008

  1. TÂM KINH VÀ VĂN HỆ BÁT NHÃ

TSNCPH SỐ 3 - Vol. I October 2008

  1. PHẬT THỪA TRONG KINH PHÁP HOA

TSNCPH Số 4 - Vol. I November 2008

  1. ABHISAMAYALANKARA: 8 CÚ NGHĨA (ASTAUPADARTHAH) VÀ 70 ĐIỀU (ARTHA-SAPTATIH)

TSNCPH Số 5 - Vol. I December 2008

  1. CÁCH GHÉP TỪ (SAMASA) TRONG TIẾNG PHẠN

TSNCPH Số 5 - Vol. I December 2008

  1. KINH PHÁP HOA TRONG ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

TSNCPH Số 7 & 8 - Vol. II Fbruary- March 2009

  1. MẪU TỰ SANSKRIT

TSNCPH Số 7 & 8 - Vol. II February & March 2009

  1. THIỀN SƯ VÀ VẬN NƯỚC

TSNCPH Số 10 & 11 - Vol. II May-August 2009

  1. NĂM VỊ PHẬT TRONG MẬT GIÁO

TSNCPH Số 14 & 15 - Vol. II November-December 2009

  1. NHỮNG THÍ DỤ TRONG KINH PHÁP CÚ

TSNCPH Số 24 & 25 - Vol. III

January-February 2011

  1. BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

TSNCPH Số 28 & 29 - Vol. III

Fall 2011

  1. Ý NGHĨA NGÀY ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH

TSNCPH Số 32 & 33 - Vol. IV Spring 2012

  1. LÝ VẠN PHỤNG HÒA THƯỢNG

TSNCPH Số 34 - Vol. IV Winter 2012

  1. THUYẾT VI TRẦN CỦA THẾ THÂN, TÁC GIẢ A TÌ ĐẠT MA CÂU XÁ LUẬN

TSNCPH Số 37 - Vol. VI Fall 2014 dịch

  1. THE PATH OF HAPPINESS
  2. CHẮP TAY HƯỚNG VỀ LHASA TÂY TẠNG

Phật giáo Việt Nam, số 141, May  2008

  1. TƯ LIỆU GANDHÀRI VỀ KINH TÊ GIÁC

Nguyệt San Giác Ngộ số 71 PL 2545 Th. 2, 2002

  1. TỔNG QUAN BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

TSNCPH Số 46 - Vol. XII Spring 2020

  1. GIỚI THIỆU KINH ÐẠI NIỆM XỨ (Mahàsatipatthana sutta).

TSNCPH Số 48 – Vol XIII Spring 2022

  1. 52 MÙA XUÂN NHỚ MÃI NGÀY TẾT THẦY TÔI QUÃY DÉP CỎ VỀ TÂY

TSNCPH Số 48 – Vol XIII Spring 2022

  1. Bài Dịch:
  2. ĐỨC NHƯ LAI. Takamaro Shigaraki
  3. TẠI SAO THUYẾT NHẤT THỪA LẠI QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU DUY THỨC Ở ĐÔNG Á

Shigeli Moro, Thích Như Minh dịch

TSNCPH Số 6 - Vol. II January 2009

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA “ÀTYANTIKA” TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH U TÁN CỦA KHUY CƠ

Ah-Yueh Yeh, Thích Như Minh dịch

Số 12 & 13 - Vol. II September-October 2009 dịch

  1. MƯỜI ĐẠI THỌ CỦA HOÀNG HẬU THẮNG MAN.

Trích dịch Phẩm 2 của Kinh Thắng Man.

TSNCPH Số 18 & 19 - Vol. II March-April 2010 trích dịch

  1. TỪ ĐẶC HỮU DÙNG TRONG PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN I –XI.

TSNCPH Số 4 - Vol. I November 2008

  • Kinh Sách
  1. KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT

dịch từ bản Hán ngữ . Ấn hành 2015.

  1. KINH KIM CƯƠNG NĂNG ĐOẠN

BÁT NHÃ BA LA MẬT

dịch từ bản Phạn ngữ. Ấn hành 2015.

  1. NƯỚC CHẢY MÂY TRÔI. 2015.
  2. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG

THÍCH NHƯ MINH dịch TSPH 2014.

  1. ĐỨC PHẬT VÀ BỨC THÔNG ĐIỆP CHO THẾ NHÂN. Thích Như Minh và đồng tác giả. Thiền viện Thích Thiên Ân, 2014.
  2. Biên tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ (1929-2006). Ấn hành năm 2009.
  3. Biên tập Kỷ yếu Mừng khánh thọ thứ 77 Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác Ngày 29 tháng 9 năm 2005. Ấn hành năm 2005.
  4. Biên tập Kỷ yếu Mừng khánh thọ thứ 75 Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác Ngày 29 tháng 9 năm 2003. Ấn hành năm 2003.
  5. MÙA XUÂn TRONG THƠ THIỀN Tập I – XIII, Sưu tập.
  6. BUDDHIST LITERATURE: A Proposed Scheme of Classification and Cataloguing of Works on Buddhism Modeled on the Buddhist Collection at Van Hanh University Library, 1964-1999. Ph.D Thesis.
  7. DANH TỪ PHẬT HỌC

Dictionary of Buddhist general terms in Sanskrit-Pali-Chinese-English - and Vietnamese, Tác giả: Lim Teong Aik , Dịch: Thích Như Minh. Thư Viện Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam 2000..

  1. Thư Mục Bộ Sưu Tập Báo Chí Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ & Hải Ngoại, 2015.
  2. PHẬT GIÁO VIỆT NAM Tập san Số Đặc Biệt Chủ Đề Đức Phật Trong Ta Phật Đản PL 2557 - 2013.
  1. Ấn bản CD & DVD
  2. Hội lễ Vu Lan - Mùa Hiếu Hạnh 2015 Thiền Viện Thích Thiên Ân DVD 2015
  3. Đại Lễ Vu Lan - Mùa Báo Hiếu 2014

Thiền Viện Thích Thiên Ân DVD 2014

  1. Kỷ Yếu Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu 1918-2012, CD 2014
  2. Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2557

Chùa Việt Nam Los Angeles DVD 2013

  1. Kẻ Lữ Hành Cô Độc CD 2012

ngâm thơ Huyền Không và thơ phổ nhạc

  1. Hành Hương Xứ Phật DVD 2009

 

  1. Website
  2. chuaphatgiaovietnam.com
  3. thienvienthichthienan.com
  4. vafbsangha.com
  1. Sách Hình
  2. Chùa Việt nam – Los Angeles
  3. Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt (2020-2024)

vii. Tập San Phật Học

  1. Tập San Nghiên Cứu Phật Học từ số 01 đến số 49

Los Angeles – Chùa Việt Nam

Vesak 2566 - 2022

BIOGRAPHY

THE LATE VENERABLE MASTER THICH NHU MINH

 

HT T Nhu Minh

(1954-2022)

  1. FAMILY

Most Venerable Thich Nhu Minh, whose world name is Huynh Phac, was born on the 27th day of the 6th month of the lunar Year of the Horse (1954), at the white sand beaches of Nha Trang, Khanh Hoa province to a devoted Buddhist family. His father is Mr. Huynh At with the Dharma name Như Khai, and his mother is Mrs. Le Thi Xich, Dharma name Nguyen Xuan.

  1. CHILDHOOD

Venerable Nhu Minh was raised in the love of his parents, and when he finished his first class of elementary school, they left their hometown to live in the wild highlands of Quang Duc province; today Daknong province. His family had a house with wooden walls and thatched roof with rattan leaves in Sung Duc commune. Later the next year they moved to a new house in Kien Tin commune, Kien Duc district. The following year (1960) Venerable Master’s family came to settle down in this land, where they still live.

Near his house, there was a pagoda called Liên Hoa (Lotus Flower) located on a beautiful hillside, where  the Venerable Master Thich Tri Huy (as the Proved Master, Chief Representative of Buddhism in Quang Duc Province, Abbot of Phap Hoa Pagoda, the provincial headquarters of Buddhism) lived and spread Buddhism.

Venerable Master Thich Tri Huy was ordained by Patriarch Hoang Thac at Thach Son Quang Ngai, a co-teacher with Elder Chon Giam Dao Quang Tri Hai (1876 –1950), the editor of Tu Bi Am Buddhist magazine. In 1958, he left Pho Quang Pagoda in Quang Ngai to Quang Duc to establish Phap Hoa Pagoda. Venerable Master’s father took refuge with the Venerable Elder Monk and became a member of the Representative Board of Lien Hoa Temple.

As a child, Venerable Như Minh often followed his parents to the temple every fortnight, in addition to attending festivals to worship Buddha and recite sutras. Thanks to such a predestined relationship, Venerable Nhu Minh followed the ideal path of Buddhism under the guidance of Master Trí Huy.

III. MONASTIC EDUCATION 

In the Mouse Year (1965), Venerable Nhu Minh was accepted as a monastic disciple by the Most Venerable Chon Bich at Dao Lien Pagoda, and Tri Huy  (1917–1970) bestowed the Dharma name Nhu Minh.

In the summer of 1967, after two years of diligent study and practice as a young novice, Rev. Nhu Minh was ordained by the Most Venerable Master Tri Huy and officially entered the Cao Khe Buddhist Order and became a member of Phap Hoa Pagoda.

In the Rooster Year (1969), on the occasion of the Enlightenment Day of Bodhisattva Avalokitesvara, Rev. Nhu Minh received the Ten Novice Precepts ordination ceremony under his Elder, Most Venerable Master Tri Huy. But unfortunately, half a year later, Master Tri Huy passed away on the afternoon of the first day of the lunar year, the Dog Year, in 1970.

In 1970, Venerable Nhu Minh completed four years of Middle School at Quang Duc High School. Because this province did not have a high school level, he had to move to the neighboring province of Dak Lak to study at Ban Me Thuot General High School. Here, Venerable Như Minh was admitted to live at Sac Tu Khai Doan Pagoda by the Venerable Abbot Thich Quang Huy.

After passing the baccalaureate exam in 1974, Venerable Như Minh attended the Faculty of Buddhism at Van Hanh University in Saigon. The President of Van Hanh University is the Most Venerable Thich Minh Chau. In the same year, Venerable Nhu Minh studied at the Eastern Philosophy Faculty at Van Khoa University in Saigon.

The Vietnamese historical event on April 30, 1975 happened, and the Government of the Vietnamese Republic dissolved the universities, including Van Hanh University, which was closed. Therefore, a year later, the president of Van Hanh University decided to move Van Hanh University to a new address at 716 Vo Di Nguy street, the 4th Ward, Phu Nhuan District, Saigon. Venerable Như Minh followed the instructions of President Thich Minh Chau and the Venerable Bhikkhuni Thich Nu Tri Hai (Head of Van Hanh University Library) to transfer the entire Buddhist Library to the Van Hanh Institute of Buddhist Studies. Here, the Venerable President directed the major in Buddhist studies and continued to translate and print sections of the Pali Canon (two sets of the Collection of Long Discourses (Pali: Dīghanikāya) and the Collection of Middle Length Discourses (Pali: Majjhima Nikāya) at Van Hanh University, the Chinese Tripitaka, Buddhist research, Vietnamese Buddhist history, authoring, translating, and teaching Buddhist Studies to student monks and nuns and lay Buddhists.

In the Dragon year (1976), Ven. Nhu Minh paid homage to the Most Venerable Thich Minh Chau whose titled Master Thich Vien Dung (1918-2012), the High Priest, the Heart of the Law, became the teacher of Ven. Nhu Minh. Master Thich Minh Chau agreed and gave him the Dharma name Nguyen Khong and sent

Ven. Nhu Minh to ordain him with the Bhikkhu precepts at the Quang Duc ordination ceremony at An Quang Temple in January 1977. It was the first ordination ceremony organized by the Unified Buddhist Church of Vietnam since 1975. The precept masters in the ordination consisted of the dignified and virtuous monks: the Elder Venerable Thich Tri Thu (the president), the Elder Venerable Thich Hanh Tru (the nest leader), the Elder Venerable Thich Don Hau (the lawyer), the Elder Venerable Thich Mat Hien (the teacher) and the Elder Venerable Thich Thien Tuong (the instructor).

  1. STUDYING DHARMA

After being ordained as a new bhikkhu under the tutelage of the Elder Venerable Minh Chau at the Van Hanh Institute of Buddhist Studies, Ven. Nhu Minh took refuge from his Master to study the way, consult and study the scriptures, and practice the precepts and stateliness. At that time, Ven. Nhu Minh was one of six members on the director’s board of Van Hanh Institute of Buddhist Studies. Every day, in addition to his work as a librarian at the Van Hanh Buddhist Library, he joined the class to learn the Collection of Middle-length Discourses (Pali: Majjhima Nikāya), the Pali language and Buddhism in English (taught by President Thich Minh Châu), Sanskrit (instructed by the Most Venerable Tri Sieu), and Buddhism (guided by the Most Venerable Tue Sy). The Buddhist studies program was long-lasting and continued until the spring of 1984.

  1. SHARING DHARMA

As a monk, spreading the Dharma is a noble aspiration. Therefore, Venerable Nhu Minh always remembered the Patriarchs’ teachings of taking the Buddha's compassion and wisdom to nurture his own bodhi mind for the peace and happiness for himself and others in this life. In order to fulfill that wish, Venerable Nhu Minh diligently studied for many years the Canon scriptures (translated into Vietnamese from Pali by his master, Thich Minh Chau) and Mahayana sutras such as the Lotus Sutra (Sanskrit: Saddharmapuṇḍarīka-sūtra), Nirvana Sutra, and the Flower Ornament Scripture (Sanskrit: the Avatamsaka Sutra), and the Diamond Sutra (Sanskrit: Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra), and so on.

In the Rooster Year (1981), Ven. Nhu Minh was invited by the Board of Directors to be a teacher of the ancient Pali language for the student monks and nuns at the Intermediate Buddhist School at An Quang Pagoda and the Primary School of Buddhist Studies at Giac Ngo Temple.

In the same year, the Most Venerable Abbot Thich Minh Chau instructed Ven. Nhu Minh to assume the position of administrator of the Van Hanh Institute and to restore its buildings.

In 1989, under the instructions of the Venerable Most Thich Minh Chau, Ven. Nhu Minh carried out the construction of a new three-way gate of Van Hanh Zen Monastery.

In 1989–2001, as a chief librarian of the Library of Buddhist Studies, Vietnam Institute of Buddhist Studies, Ven. Nhu Minh edited and printed a number of books on Buddhism and the history of Buddhism in Vietnam.

In 1990, following the instructions of the Venerable Elder Thich Minh Chau, Ven. Nhu Minh directed the construction of the Patriarch's building and the lecture hall of Van Hanh Zen Monastery.

In 1992, the Phap Lac stupa of the Elder Venerable Master Abbot Thich Minh Chau at Van Hanh Zen Monastery had been built in accordance with the ideas of the sangha at Van Hanh Institute.

In 1995, Ven. Nhu Minh graduated from the United States Department at Sư Pham University.

Ven. Nhu Minh attended the Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities, and graduated in 2000.

In 2001, he became a professor of Sanskrit, Course IV of the Vietnam Buddhist Academy in Saigon.

In 1997, he kept the position as Deputy Head of the Committee and directed the construction of the Vietnam Buddhist Academy Building at Van Hanh Zen Monastery.

In 2001, he received his Doctorate from Pacific Western University in the United States with the research thesis: "Buddhist literature: A proposed scheme of classification and cataloguing of works on Buddhism modeled on the Buddhist collection at Van Hanh University Library, 1964–1999."

  1. PRACTICE IN THE USA

In the Goat Year (2001), Ven. Như Minh was sponsored to settle down in America by the Most Venerable Thich Man Giac, the President the General Congregation of Vietnamese Buddhism in the United States and the Abbot of the Vietnamese Temple in Los Angeles.

In the Monkey Year (2002), Ven. Nhu Minh was appointed to be the Abbot of Viet Nam Temple by the Elder Venerable Master Thich Man Giac. This temple which was the first Vietnam temple in the United State, was founded in 1975 by the Late Venerable Thich Thien An.

In 2003, under the instruction of the Elder Venerable Master Thich Man Giac, Ven. Nhu Minh organized the 40th Anniversary of Vietnamese Buddhist involvement in Orange County in southern California.

In 2006, Ven. Nhu Minh represented the Vietnamese Buddhist Association in the United States to attend the 23rd World Buddhist Fellowship (WFB) in Fo Quang Son Monastery, Taiwan. Taking this opportunity, he also visited the Zen Temple in Taichung.

In 2007, Ven. Nhu Minh was invited to join the organizing committee of the Buddhist Sangha of Southern California and the Unified Buddhist Church of Vietnam in the United States as the deputy organizing committee in charge of young monks and nuns. He held this position until 2015.

In 2008, Ven. Nhu Minh became the President of Vietnamese United Buddhist Churches (VUBC) and the spiritual leader for Tam Bao Pagoda in Tulsa City, Oklahoma. He advised the Venerable Abbot Thich Duc Tri to make a vow in front of the sangha that Ven. Duc Tri will embellish the 57-foot high, 420,000 pound heavy marble statue of Bodhisattva Avalokitesvara, erected on the back premises of Tam Bao pagoda. The solemn inauguration ceremony of the monument took place on the occasion of the Buddha's birthday, the Buddhist calendar 2557, on June 9, 2013.

In 2008, Ven. Nhu Minh established the website www.chuaphatgiaovietnam.com and the Editor-in-Chief published the first issues of the Journal of Buddhist Studies on this webpage. The 49th journal was printed on the occasion of Vesak 2022.

In 2012, Ven. Nhu Minh was invited to hold the position of Vice President of the International Buddhist Meditation Center (IBMC).

In 2012, Venerable Master attended the 26th World Buddhist Fellowship (WFB) in Yeosu, Korea. On this occasion the Venerable Master and congress delegates attended the ordination of the Bodhisattva precepts for 30,000 disciples at Yeosu Stadium and visited famous ancient temples in Korea.

In the Goat Year (2013), the Elder Venerable Thich Tam Chau, Senior Master of the Vietnam Buddhist Church in the World, conferred to Ven. Nhu Minh the title of the “Most Venerable.”

In the same year, the Most Ven. Nhu Minh founded Thich Thien An Zen Monastery in Atlanta, Georgia, whose American name is known as the Boulder Park Meditation Center (BPMC). He purchased two houses in 2011 to convert to meditation halls, as well as setting up a website for the monastery: www.thienvienthichthienan.com.

In 2014, two large bronze statues of Shakyamuni Buddha and the ancient wooden statue of Amitabha Buddha were erected and worshipped at the main hall of a Vietnamese Temple. Then, work was begun to repair and restore the temple and was completed at the beginning of 2019.

In 2014 and 2019, the Most Venerable Dr. Kyuse Enshinjoh, the founding President of the Buddhist Summit World Buddhist Supreme Conference in Japan, invited the Most Ven. Như Minh to write a congratulatory message for the 6th and 8th events and a speech for the inauguration of Nalanda Mahavihara that were held in Japan and reported in the Buddhist Summit News.

In 2015, the Most Ven. Nhu Minh translated the Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra from the Chinese version and from the Sanskrit original, which was proved and the introduction written by the Most Venerable Thich Tam Chau, the Chief of the Vietnamese Buddhist Church in the World.

In 2015, he was invited to write a congratulatory message to read to the Organization of the first Buddhist Conference held at the White House on May 14, 2015.

In the Rooster Year (2015), he solemnly organized the 40th Anniversary of the Proclamation of the Dharma of Vietnam Temples and the 40th Exhibition of Vietnamese Buddhist Journalism in the United States and overseas.

In the Dog Year (2016), he made a vow to embellish the 40,000-pound heavy white stone statue of Buddha Shakyamuni at Truc Lam Monastery, and to build a Shakyamuni Buddha platform at Thich Thien An Zen Monastery in Atlanta.

In the Rat Year (2018), he inaugurated the new main hall, Thich Thien An Zen Monastery, in the house next to the Zen Monastery that was purchased that year.

In the Ox Year (2019), on the first day of the Lunar New Year, he with other monks and nuns, decided to establish the Vietnamese America Fellowship Buddhist Sangha (VAFB). The first term of sangha in 2020–2024 was solemnly held at the Arena of the Anaheim Convention Center with the programs of the Enlightenment Ceremony, the Mahayana Dharma Conference, and the exhibition of Buddhist journalism which has been presented for 45 years in the United States and overseas. This included an exhibition of images of Vietnamese temples after 45 years of Vietnamese Buddhism's presence in the United States, and an exhibition of 80 meditative water paintings and the Golden Enlightenment Music Festival.

In the same year, on the auspicious day of the Bodhisattva Ksitigarbha, the Most Ven. returned to Vietnam to pay respects to Zen Master Thich Nhat Hanh and the Buddhist monks in Hue and Van Hanh Zen Monastery in Saigon, A ceremony was held to pour bronze casting for the Great Bell for World Peace Center in Hue city. It will be shifted to Thich Thien An Zen Monastery in the United States.

In 2020, the 5,500-pound big bell for World Peace was completed in Hue, Vietnam. It was shifted overseas to Atlanta, Georgia, and placed at Thich Thien An Zen Monastery on August 13. Two days later, the Sangha was extremely happy to celebrate the opening ceremony to pray for Buddhism to be long-lasting, for world peace, a happy life, and the rapid elimination of the coronavirus covid-19 epidemic.

On the occasion of New Year's Eve and the first day of the New Year in 2021 at the Thich Thien An Monastery in Atlanta, monks and nuns of the Vietnam America Fellowship Buddhist Sangha (VAFB) held the first ceremony to pray for World Peace.

In January 2021, the Most Ven. Nhu Minh founded the Huyen Khong Buddhist Library at the Vietnamese Temple in Los Angeles and the Vi Dieu Phap Media program.

Looking back on 20 years of preaching Dharma in the United States, the Most Ven. Nhu Minh devoted himself wholeheartedly for the sake of Dharma. Although his aspirations were high and wide, his strength was limited, all the Buddha works have been accomplished thanks to the grace of the Buddhas and Bodhisattvas, the saints, the support and devotion of monks, nuns, and many lay Buddhists.

VII. EPILOGUE

The Buddha taught that all things are illusory, the body is unreal. Life and death are cyclical. The mind without both the appearance and disappearance is the great joy of the eminent monk. Recalling Truc Lam Dai Si's two-syllable exclamation, his heart fluttered like the moonlight shining in the two parallel rhymes that Master Thich Tue Si offered to the Most Ven. Nhu Minh:

Penetrating the compassion, regardless of many lifetimes, I vow to be close.

Thanks to the saving, regardless how the body is destroyed, I vow to bear.

Venerable Nhu Minh’s ideal and vow was to dedicate himself for the sake of the Buddhadharma. So throughout his journey of cultivation, from the moment he took a good predestined step into the temple gate as a young novice, and then as a  Bhikkhu. As he went through a long path of propagating the Dharma, he always followed the shining role model of his virtuous two masters. He spent his entire life carefully observing the precepts, studying, and consulting the Tripitaka (the Triple Basket) with the vow of propagating the Dharma and dedication to the ideals of Vietnamese Buddhism.

The Most Venerable Thich Nhu Minh has come and walked in an illusory world.

The 44th lineage of the Lam Te Sect, the Abbot of Vietnam Temple, Los Angeles and Thich Thien An Zen Monastery, Atlanta, titled Nguyen Khong, means “the Most Venerable Thich Nhu Minh, Dai Phuong Master.”

APPENDIX

 

VIII. RESEARCH, WORK AND TRANSLATIONS

 

     WORKS

 

  1. NEWSPAPER POSTS
  2. Introduction of the Heart Sutra (Giới Thiệu Tâm Kinh)

Journal of Buddhist Studies no. 1 - vol. I, July-August 2008

  1. Analysis the Prajna Paramita Sutra (Phân Tích Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa)

Journal of Buddhist Studies no. 2 - vol. I, September 2008

  1. The Heart Sutra and Literature of Prajna (Tâm kinh và Văn hệ Bát Nhã)

 Journal of Buddhist Studies no. 3 - vol. I, October 2008

  1. Buddha’s vehicle in the Lotus Sutra (Phật thừa trong kinh Pháp Hoa)

Journal of Buddhist Studies no. 4 - vol. I, November 2008

  1. Abhisamayalankara: 8 meanings (astaupadarthah) and 70 things (artha-saptatih) (Abhisamayalankara: 8 cú nghĩa (astaupadarthah) và 70 điều (artha-saptatih)

Journal of Buddhist Studies no. 5 - vol. I, December 2008

  1. How to combine words (samasa) in Sanskrit (Cách ghép từ (samasa) trong tiếng Phạn)

Journal of Buddhist Studies no. 6 - vol. I, December 2008

  1. The Lotus Sutra of Mahayana Buddhism (Kinh Pháp Hoa trong đại thừa Phật giáo)

Journal of Buddhist Studies no. 7 & 8 - vol. II, February- March 2009

  1. Letters in Sanskrit (Mẫu tự Sanskrit)

Journal of Buddhist Studies no. 9 & 10 - vol. II, February & March 2009

  1. Zen Masters and the Country’s Fate

Journal of Buddhist Studies no. 11 & 12 - vol. II, May-August 2009

  1. Five Buddhas in Tantric Buddhism (Năm vị Phật trong Mật giáo)

Journal of Buddhist Studies no. 14 & 15 - vol. II, November-December 2009

  1. Examples in the Dhammapada (Những Thí Dụ trong kinh Pháp Cú)

Journal of Buddhist Studies no. 24 & 25 - vol. III, January-February 2011

  1. Bodhisattva Avalokitesvara (Bồ tát Quán Thế Âm)

Journal of Buddhist Studies no. 28 & 29 - vol. III, Fall 2011

  1. Meaning of Buddha's Birthday (ý nghĩa ngày Đức Phật đản sanh)

Journal of Buddhist Studies no. 32 & 33 - vol. IV, Spring 2012

  1. Venerable Master Ly Van Phung (Lý Vạn Phụng Hòa Thượng)

Journal of Buddhist Studies no. 34 - vol. IV, Winter 2012

  1. The theory of Dust from Vasubandhu, author Abhidharmakośa (Thuyết vi trần của Thế Thân, tác giả A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận)

Journal of Buddhist Studies no. 37 - vol. VI, Fall 2014

  1. The Path of Happiness (Con đường Hạnh Phúc)
  2. Lotus hands to Lhasa Tibet (chắp tay hướng về Lhasa Tây Tạng)

Vietnamese Buddhism, no. 141, May 2008

  1. Materials of Gandhari about The Rhinoceros Sutra (Tư liệu Gandhàri về Kinh Tê Giác)

The Giac Ngo Magazine no. 71, Buddhist calendar 2545, February 2002

  1. Overview of the Perfection Wisdom Sutra - Prajna Paramita Sutra (Tổng quan Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh)

Journal of Buddhist Studies no. 46 - vol. XII, Spring 2020

  1. Introduction the Mahasatipatthana Sutta (Giới thiệu Kinh Đại Niệm Xứ)

Journal of Buddhist Studies no. 48 – vol XIII, Spring 2022

  1. 52 springs remember the New Year Day, My Teacher passed away (52 mùa xuân nhớ mãi ngày tết Thầy tôi quãy dép cỏ về Tây)

Journal of Buddhist Studies no. 48 – vol XIII, Spring 2022

  1. TRANSLATION
  2. The Buddha (Đức Như Lai). Takamaro shigaraki
  3. Why the Theory of the Unique Vehicle is important for studying The Only Consciousness in East Asia (Tại sao thuyết Nhất Thừa lại quan trọng đối với việc nghiên cứu Duy Thức ở Đông Á), translation by Thich Nhu Minh

Journal of Buddhist Studies no. 6 - vol. II, January 2009

  1. The Issues of 'atyantika' in the Prajna Paramita Sutra (Những vấn đề của “àtyantika” trong Bát Nhã Tâm Kinh U Tán của Khuy Cơ), Ah-yueh yeh, Thích Như Minh dịch. Số 12 & 13 - vol. II, September-October 2009
  2. Ten long lives of Queen Thang Man (Mười đại thọ của Hoàng Hậu Thắng Man)

Extracted from the second chapter of Thang Man Sutra.

Journal of Buddhist Studies no. 18 & 19 - vol. II, March-April 2010

  1. The Buddhist terms using in translating the Sutras, I-XI.

Journal of Buddhist Studies no. 4 - vol. I, November 2008

iii. SCRIPTURES

  1. Vajracchedika-prajñaparamita Sutra (Kinh Kim Cương Bát nhã Ba la mật)

Translated from the Chinese version. Published in 2015.

  1. Vajracchedika-prajñaparamita Sutra can transform the defilements (Kinh Kim Vương Năng Đoạn Bát nhã ba la mật)

Translated from Sanskrit. Published in 2015.

  1. Water flowing clouds drifting (Nước Chảy Mây Trôi). 2015.
  2. The Only Consciousness and Thirty chantings (Duy thức tam thập tụng), Thích Như Minh dịch, Journal of Buddhist Studies 2014.
  3. The Buddha and His Message for the world (Đức phật và bức thông điệp cho thế nhân). Thich Nhu Minh and co-author. Thich Thien An Zen Monastery, 2014.
  4. Editing the Yearbook of the Most Venerable Thich Man Giac, President of the General Congregation of Vietnamese Buddhism in the United States (1929-2006) (Biên tập Kỷ yếu Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Mãn Giác hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt nam tại Hoa Kỳ (1929-2006). Published in 2009.

33.Editing the Yearbook to celebrate the 77th Birthday of the Most Venerable Thich Man Giac on September 29, 2005 (Biên tập Kỷ yếu Mừng Khánh thọ thứ 77 Đại lão Hòa thượng Thích Mãn Giác ngày 29 tháng 9 năm 2005). Published in 2005.

  1. Editing the Yearbook to celebrate the 75th Birthday of the Most Venerable Thich Man Giac on September 29 2003 (Biên tập Kỷ yếu mừng Khánh thọ thứ 75 Đại lão Hòa thượng Thích Mãn Giác ngày 29 tháng 9 năm 2003). Published in 2003.
  2. Celebrating the Spring in meditative poems, volume I – XIII, collection.
  3. Buddhist Literature: A proposed scheme of classification and cataloguing of Works on Buddhism Modeled on the Buddhist Collection at Van Hanh University Library, 1964-1999. Ph.D. Thesis.
  4. Buddha Terms

Dictionary of Buddhist general terms in Sanskrit-Pali-Chinese-English - and Vietnamese, Author: Lim Teong Aik, translated: Thich Nhu Minh. Library of Vietnam Institute of Buddhist Studies. 2000.

  1. Directory the Collections of Vietnamese Buddhist Press in the United States & Abroad (Thư Mục Bộ Sưu Tập Báo Chí Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ & Hải Ngoại). 2015.
  2. Vietnam Buddhism (Phật Giáo Việt Nam), Special Journal of Buddhist Studies on the topic of the Buddha, Vesak 2557 - 2013.

 

  1. COPIES IN CD & DVD EDITION
  2. Ullambana or the Festival of All Souls. The Festival of Grateful to Parents 2015 (Hội lễ vu lan - mùa hiếu hạnh 2015), Thich Thien An Monastery DVD 2015.
  3. Ullambana or the Festival of All Souls. The Festival of Grateful to Parents 2014 (Hội lễ vu lan - mùa hiếu hạnh 2014), Thich Thien An Monastery DVD 2015.
  4. The Yearbook to Commemorative the Most Venerable Thich Minh Chau 1918-2012 (Kỷ yếu Tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu 1918-2012), CD 2014.
  5. The Buddha's Birthday Celebration, the Buddha calendar 2557 (Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2557, Chùa Việt Nam Los Angeles). DVD 2013.

Vietnam Temple, Los Angeles, DVD 2013.

  1. Lonely Traveler (Kẻ Lữ Hành Cô Độc). Reciting Huyen Khong’s Poems and Music. CD 2012.
  2. Pilgrimage to the Land of Buddha (Hành hương xứ Phật). DVD 2009.

 

  1. WEBSITE
  2. ​​www.chuaphatgiaovietnam.com
  3. Www.thienvienthichthienan.com
  4. Www.vafbsangha.com
  1. PICTURES BOOK
  2. Vietnam Temple – Los Angeles
  3. The Conference of Vietnam America Fellowship Buddhist Sangha (VAFB) (Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Mỹ Việt) (2020-2024)

vii. JOURNAL OF BUDDHIST STUDIES

  1. Journal of Buddhist Studies from no. 01 to no. 49 (Tập San Nghiên Cứu Phật Học từ số 01 đến số 49)

Los Angeles – Vietnam Temple

Vesak 2566 – 2022

Composed by Disciples of the Vietnam Temple

(Translated into English: Thich Nu Gioi Huong)

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm