Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến hệ lụy là suy sụp cả về tinh thần và thể chất. Thậm chí, về lâu dài bạn có thể sẽ tăng cân trở lại.

Đối với nhiều người, viễn cảnh giảm 1-2 size quần áo trong 1 tuần là một mơ ước, nhất là khi vào thời điểm hiện tại - sắp đến các mùa lễ hội cuối năm. Thế nên, họ cố gắng thúc ép bản thân để giảm cân càng nhanh càng tốt. Nhưng bạn có biết rằng, nếu cứ bắt ép giảm cân thật nhanh bằng mọi cách, bỏ qua những khuyến cáo ảnh hưởng đến sức khỏe thì rất có thể bạn sẽ phải hối hận ngay sau đó.

Rhiannon Lambert, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Anh đã thống kê những hệ lụy bạn có thể gặp nếu giảm cân quá nhanh. Cô mong muốn mọi người có thể cân nhắc trước khi quyết định áp dụng biện pháp giảm cân nào bởi sự khỏe mạnh của cơ thể mới là điều quan trọng nhất.

"Giảm cân quá nhanh có thể mang lại niềm vui cho nhiều người nhưng điều này thực sự không tốt. Nó có thể dẫn đến hệ lụy là cơ thể bị yếu đi, suy sụp cả về tinh thần và thể chất. Thậm chí, về lâu dài bạn có thể sẽ tăng cân trở lại", Lambert nói.

Những lý do bạn không nên giảm cân quá nhanh bao gồm:

Giảm cân quá nhanh có thể gây tăng cân trở lại

 

Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến hệ lụy là cơ thể bị yếu đi, suy sụp cả về tinh thần và thể chất.

Một chế độ ăn kiêng để giảm cân được coi là tốt nếu nó đảm bảo tiêu chí lành mạnh, đủ dinh dưỡng và không có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn chọn phải chế độ ăn kiêng không tốt cho sức khỏe thì có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, mất cơ bắp và làm cho sự trao đổi chất chậm hơn. Điều này không những khiến bạn mệt mỏi, dễ có nguy cơ mắc bệnh mà thậm chí còn có thể không đạt được mục đích giảm cân.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh điều này là đúng. Lý do chính là bởi vì sau một thời gian ăn kiêng không khoa học, bạn sẽ cảm thấy cơ thể không ổn định (do bị thiếu chất) và dễ dàng rơi vào tình trạng suy sụp, dẫn tới bỏ cuộc và... ăn bù. Kết quả là cân nặng của bạn lại tiếp tục tăng lên.

Chuyên gia dinh dưỡng Lambert cho biết: "Để giảm cân, cách ăn khoa học nhất là tăng lượng rau quả, tiêu thụ carbohydrate phức tạp thay vì carbohydrate đơn giản và giảm các thực phẩm có đường đã được chế biến sẵn". Theo NHS (Tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh), trong 1 tuần chỉ nên giảm 0,5-1kg là tốt nhất.

 

Trong 1 tuần chỉ nên giảm 0,5-1kg là tốt nhất.

Giảm cân nhanh gây ra những tác dụng phụ về sức khỏe

Chuyên gia dinh dưỡng Lambert cho biết: "Khi bạn giảm lượng calorie, những thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra vì bạn ăn ít đi, có nghĩa là các chất dinh dưỡng quan trọng như khoáng chất và vitamin được đưa vào cơ thể cũng bị giảm. Cùng với sự thiếu hụt dinh dưỡng này, cơ thể có thể phải đối mặt với nhiều bệnh khác nhau. Ví dụ, thiếu vitamin D, canxi và phốt pho có thể dẫn đến xương yếu và dễ gãy. Ngoài ra, mệt mỏi và thiếu máu có thể phát sinh do thiếu sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn uống".

Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến mất cơ

Hầu hết mọi người muốn giảm chất béo khi nghĩ đến việc giảm cân, nhưng thực tế, với nhiều chế độ ăn kiêng, việc giảm cân thường kết thúc việc mất nước và cơ.

Giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến mất cơ.

Chuyên gia Lambert giải thích: "Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít calo thường dẫn đến mất nhiều cơ hơn chế độ ăn giàu chất calorie. Về lâu dài, bạn nên quan tâm đến chuyên giảm chất béo và tăng cơ cùng một lúc chứ không phải là chỉ giảm chất béo không". Nếu bạn giảm cân quá nhanh mà không kịp có kế hoạt xây dựng cơ, lượng cơ của bạn sẽ mất dần đi, dẫn đến thiếu năng lượng và dễ mệt mỏi.

Nếu bạn là người chăm tập luyện và tập thể dục cơ bắp, bạn sẽ nhận thấy trọng lượng cơ thể không giảm đi nhưng đừng buồn vì như vậy là bạn đã đốt cháy chất béo và đồng thời xây dựng cơ bắp.

Giảm cân quá nhanh có thể khiến sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại

Sự trao đổi chất của bạn là hoạt động xác định số lượng calo bạn đốt mỗi ngày. Các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính và gen có thể ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của bạn. Nhưng việc giảm cân quá nhanh có thể thực sự làm cho quá trình trao đổi chất chậm lại, có nghĩa là bạn đốt ít calo hơn.

Lambert giải thích: "Quá trình chuyển hóa chậm lại có thể là do bạn bị mất cơ và làm giảm hormone tuyến giáp. Để tránh điều này, bạn nên giảm chất béo một cách ổn định chứ không nên quá vội vàng. Nhờ vậy, không những bạn có thể giữ được trọng lượng cơ thể ổn định mà còn không lo tăng cân trở lại.

Dưới đây là những lời khuyên hàng đầu của Lambert về chuyện giảm cân lành mạnh mà bạn nên tham khảo:

- Giảm tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn: Những sản phẩm này thường giàu đường và chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng mỡ cơ thể và tăng mức đường trong máu khiến bạn nhanh đói ngay sau khi ăn.

 

Đảm bảo mỗi bữa ăn đều được cân bằng protein, carbohydrate phức tạp và chất béo lành mạnh.

- Có một chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo mỗi bữa ăn đều được cân bằng protein, carbohydrate phức tạp và chất béo lành mạnh. Ăn các loại rau và trái cây sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như tràn đầy năng lượng, no lâu hơn.

- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý: Mất ngủ và thiếu ngủ có thể làm tăng mức ghrelin (hormone gây ra cảm giác đói) và giảm sự tiết leptin (hormone giúp bạn no lâu). Do đó, thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng đói liên tục và khiến bạn ăn nhiều.

- Thực hành các bài tập khác nhau: Các bài tập đào tạo trọng lượng (như tập tạ) được xem là tốt cho phát triển cơ bắp, trong khi đó các bài tập thể dục cường độ cao lại rất hiệu quả trong việc đốt cháy calo trong và sau khi tập luyện.

Theo Independent/Rhitrition

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm