- Để hạnh phúc & thành công trong cuộc đời, bạn cần hai điều. 1 là sức khỏe; 2 là sáng tạo. Sức khỏe để thực hiện những ý tưởng. Còn sáng tạo là bạn tìm ra ý tưởng mới, lạ, đem lại lợi ích cho con người (bao gồm cả bản thân). Bài viết chia sẻ một kỹ thuật quan trọng để giúp bạn có được cả hai điều trên mà không tốn thêm một xu nào.Sáng tạo & Người sáng tạoSáng tạo là tìm ra những ý tưởng mới và có lợi ích. Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh qua các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức (suy nghĩ). Tuy nhiên, cơ chế nhận thức thường nhận biết theo các mẫu (pattern), các mô hình, và thói quen. Ta nhìn các vật đều theo thói quen định hình trong quá khứ, chúng ta ít khi nhận biết những sự thay đổi, vì thường những thay đổi nhỏ khiến chúng ta không chú ý đến.Các ý tưởng mới bắt đầu với việc nhận biết, quan sát và phát hiện các vấn đề, nhận ra vấn đề một cách bị động hoặc chủ động. Bị động là khi vấn đề đã lớn, rõ ràng thì chúng ta mới nhận ra nó, đặc biệt rõ ràng khi nó gây hại, gây đau, gây khó chịu. Chủ động là khi chúng ta tự đặt ra các chuẩn mực, các mức độ, hay giá trị mới, thì cách thức, ý tưởng cũ không còn đáp ứng được nhu cầu.Có rất nhiều phương pháp sáng tạo để kích hoạt các ý tưởng, tư duy, giúp đưa ra các ý tưởng mới. Ví dụ như Tập kích não, phương pháp đối tượng tiêu điểm, Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ), có cả bộ môn Phương Pháp Luận Sáng Tạo, gồm hệ thống các phương pháp sáng tạo. Tuy nhiên, Vấn đề của sáng tạo còn nằm ở người sử dụng phương pháp. Giống như bạn có công cụ tốt, xong hiệu quả còn phụ thuộc vào thể lực, độ linh mẫn, khả năng vận dụng. Các phương pháp thiền tập trung vào cải thiện con người trước khi đi vào công cụ, sự tĩnh lặng của tâm trí, sự khỏe mạnh của thân thế, góp phần đáng kể cho sự sáng tạo và hiệu quả của bộ não. Kỹ thuật "Nhai kỹ" tập trung vào cải thiện con người.Lợi ích của Kỹ thuật nhai kỹ:1. Tăng cường khả năng tập trung2. Định tâm vào một việc3. Tăng khả năng cảm nhận về mùi vị4. Thư giãn hệ thần kinh5. Tăng khả năng tỉnh thức6. Xây dựng lòng biết ơnĐầu tiền, chúng ta tìm hiểu 7 lợi ích về mặt sinh thể học, đem lại lợi ích cho sức khỏe, tiếp theo là quy trình thực hành việc nhai kỹ7 lợi ích khi NHAI KỸ thức ăn1. Giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tối đa chất bổ của thức ănTrước hết nhai có mục đích cắt nghiền thức ăn thành nhỏ cho dễ nuốt, đỡ mệt cho dạ dày, tránh tình trạng thức ăn khó tiêu, nhất là thịt, ứ đọng lâu sinh thối trong ruột; và nhờ vậy dịch vị (chất acid nhẹ) đỡ tiết ra nhiều, không làm loét đường tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp các chất men và enzim trong nước miếng đủ thời gian “tiêu hóa” một phần thức ăn ngay tại miệng, như enzim ptyalin thủy phân hạt cốc thành chất đường. Hơn nữa, nhiều loại thức ăn chỉ tiết hết hương vị khi nhai kỹ, như hạt cốc và rau củ càng nhai càng thấy ngon ngọt. Ngoài ra, cử động của hàm nhai sẽ kích thích dạ dày, ruột, gan, lách hoạt động hữu hiệu trong quá trình tiêu hóa.2. Giảm uống nướcNhai kỹ làm tiết xuất nhiều nước miếng là một loại thể dịch được các y sư xưa gọi là “cam lộ” (sương ngọt của trời) có tác dụng thấm nhuần tạng phủ, nuôi dưỡng da thịt được tốt tươi, mát mẻ. Trái lại, nhai dối không những làm giảm chất nước miếng quý giá, mà còn khiến thức ăn khó tiêu, bị sình thối trong đường tiêu hóa sinh ra hơi độc ta thường gọi là “sinh nhiệt” gây nên khát nước.3. Tránh tình trạng ăn nhiều quá độ:Ngay khi nuốt một hai miếng đầu tiên được nhai kỹ, cảm giác đói đã biến mất, và đến miếng thứ mười, người ta cảm thấy đã có thể ngừng ăn. Giáo sư Ohsawa có nói : “Nếu chúng ta làm hao phí dù một hạt cơm hoặc ăn quá nhiều trong lúc có người phải thiếu ăn, thì đó là một tội ác sớm muộn gì cũng bị trừng phạt”. Ăn nhiều quá mức hấp thu của cơ thể sẽ tạo ra chất thừa không tiêu hóa hết. Chất thừa ứ đọng trong người sẽ sinh ra những triệu chứng như mệt mỏi, phù nề, nổi u nhọt, làm giảm tư duy trong sáng, v.v…4. Làm trẻ cơ thể và tăng sức kháng bệnhKhi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích, sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T – lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống HIV). Nếu ăn không nhai hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.5. Giữ răng miệng sạch sẽ, làm mạnh nướu và các cơ bắp ở mặt:Ngoài những công dụng đã nói ở điểm 2, nước miếng còn có tính giải độc và sát trùng cho răng miệng, đồng thời cử động nhai làm toàn thể cái đầu vận động nhịp nhàng. Và do đó, nhai cũng là một cách “thể dục” răng, hàm, mặt6. Tăng cường tư duy và trí nhớNhờ nhai, khí huyết trong đầu được kích thích lưu thông và do đó, não hoạt động hữu hiệu hơn. Động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm (thần kinh thực vật) điều hòa sự dinh dưỡng và hoạt động của các tạng phủ, các tuyến nội tiết, sự co giãn các mạch máu, nhịp tim, v.v và quan trọng hơn cả là tăng cường tiềm thức và tư duy sâu thẳm của con người. Có lẽ vì lý do này, người Việt Nam đã ghép liền chữ “nghiền” với chữ “ngẫm” nghĩa là nghiền có kỹ thì ngẫm nghĩ mới sâu7 .Buông xả những căng thẳng tâm tríNgồi nhai chậm rãi yên hòa cũng là dịp để con người nghỉ ngơi thảnh thản và tập tính kiên nhẫn điềm đạm.Tóm lại, muốn khỏe mạnh hạnh phúc thì nên nhai kỹ thức ăn. Nhưng để sự nhai phát huy tác dụng cũng cần phải biết cách nhai.Quy trình thực hànhMột số điểm lưu ý chung:Để dễ nhai nên ăn miếng nhỏ. Có thể dùng muỗng cà phê để múc cơm, mỗi lần nhai một muỗng (độ 80 hạt) và nhai từ 50 lần trở lên hoặc đến khi thành nước mới nuốt. Khi ăn nên nhai riêng từng món, vì mỗi loại thức ăn đều có độ cứng mềm, hương vị và tính chất Âm Dương khác nhau.Ăn từ món Dương đến Âm, nghĩa là bắt đầu nhai vài miếng cơm gạo lứt muối mè hoặc món Dương nhất trong số món ăn trên bàn, ăn hết món Dương mới ăn đến các món âm như hoa quả, trái cây, bánh ngọt
“Thức ăn là sự sốngThức ăn là thần linhChúng ta là thức nhai cho nhỏNhai cho thật nhỏ, đấy là sức khỏeNhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ, đấy là hạnh phúc”Vì sao cần xây dựng Lòng biết ơn?Bạn nên bắt đầu bữa ăn với lòng biết ơn. Biết ơn người nấu bữa cơm này, biết ơn những người đã trồng gạo, lúa. Biết ơn vô vàn điều kiện hội tụ để bạn có bữa cơm ngày hôm nay. Lòng biết ơn giúp bạn trân trọng những gì đang có, hạnh phúc với thực tại, với những người đang có mặt cùng bạn trong bữa cơm này.Lòng biết ơn giúp bạn để lại những khó khăn, vất vả, những điều bất thuận, hay những vấn đề còn chưa được giải quyết. Các cụ có nói “trời đánh tránh bữa ăn” có nghĩa, khi ngồi vào mâm cơm rồi, thì bạn nên buông bỏ mọi thứ ra, để hoàn toàn tập trung và tận hưởng bữa ăn 100%Về mặt sinh lý học, thì cơ thể bạn đang tiếp nhận những yếu tố mới vào cơ thể, gạo, rau, nước canh, đậu đỗ,...khi bạn mở lòng, vui vẻ đón nhận các thực phẩm này, bày tỏ sự kính trọng với chúng, giống như bạn đón một vị khách vào nhà, thì những vị khách này sẽ vui vẻ, hoan hỷ, để “chui vào bụng”. Ngược lại, nếu không vui, chê bai, bài xích, khó chịu thì thực phẩm biến thành thuốc độc, chúng sẽ công phá lại cơ thể của bạn.Khi càng có lòng biết ơn thì bạn sẽ càng vui vẻ, và mọi thứ tốt đẹp càng đến với bạn nhiều hơn. Càng mến khách thì khách đến nhà. Lòng biết ơn càng rộng thì trí tuệ bạn càng tăng trưởng. Nếu bạn biết ơn cả đất trời, tổ tiên, những người xa nhất thì tâm hồn bạn càng rộng mở, niềm vui của bạn càng nhân lên. Người thấy khổ vì chỉ khi ăn miếng cơm đúng với sở thích thì họ mới vui, nhưng người hạnh phúc thì họ thấy vui cho dù ăn thứ gì, vì họ vui bởi những thứ vượt trên cả miếng ăn. Nếu ngồi vào bữa cơm, bạn biết ơn những người trồng gạo, người nấu, thời tiết, mưa thuận gió hòa, gia đình,… vô vàn điều kiện hội tụ lại mới có bữa cơm này, thì bát cơm như thế nào bạn cũng vui được, vì nó chỉ là một yếu tố nhỏ trong vô vàn các yếu tố hình thành nên bữa cơm. Tâm trạng của bạn quyết định bữa ăn đó vui ở cấp độ nào. Và niềm vui bắt đầu bằng sự bày tỏ lòng biết ơn.Bạn có thể biết ơn cả những khó khăn, những chướng ngại bạn đang gặp, bệnh tật, thiếu tốn tiền bạc, chướng ngại trên đường đời,…. Khi bạn biết ơn mọi khó khăn này, thì chúng không thành khó khăn nữa, mà thành những người thầy, thành bài học, thành cơ hội, thành động lực để bạn trưởng thành, tăng trưởng trí tuệ, gia tăng thêm ý chí. Bạn có thể biến mọi thách thức thành bàn đạp để nâng tầm và trưởng thành thông qua lòng biết ơn.Thực hành thành bản chấtBan đầu bạn cần thực hành để quen thuộc, xong khi thực hành nhiều sẽ thành bản chất và lòng biết ơn trở thành sự tự phát. Lòng biết ơn cuộc sống sẽ đi theo bạn ra ngoài bữa ăn. Những việc hàng ngày, những người bạn giao tiếp, những hành xử của người khác đều được bạn đón nhận, chuyển hóa và biến thành nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn và trí tuệ. Không gì làm bạn buồn, lo lắng, khi bạn có thể biết ơn mọi chuyện, khó khăn, nghịch cảnh, phản bội, thất bại,... Khi thất bại cũng quý giá như thành công, xếp hạng bét mà bạn vẫn vui sướng như hạng nhất, thì không ai có thể làm bạn bị tổn thương, không có khó khăn nào ngăn cản bước chân của bạn được.Khi đó cuộc sống của bạn mọi nơi, mọi lúc đều là phúc lạc.Bước 2: Tập trung nhaiTiếp theo là xới cơm vào bát và nhaiNhai từng miếng nhỏLuyện nhai theo từng cấp độ số lượng: 50 - 100 - 120 lần mới nuốtGhi nhớ số lần để luyện sự tập trung, trí nhớ và tỉnh giác.Sau thời gian luyện tập sẽ nâng dần theo từng mức mới, giống như nâng mức xà cử tạ lên. Cuối cùng là bạn sẽ không cần phải đếm, tự cơ thể bạn sẽ nhận định được lúc nào phù hợp để nuốt.
Hồi hướng làm tăng trưởng khả năng tư duy, bạn giống như kết nối với được với toàn thể vũ trụ, mọi người đều là bạn và bạn là mọi người, khi bạn gửi họ những món quà hạnh phúc, vui vẻ, an lạc, họ sẽ gửi quà lại cho bạn. Sự tăng trưởng về sức sáng tạo sẽ vượt lên rất nhiều, hay sự may mắn, thành công sẽ đến nhiều hơn, khi trong tâm tưởng của bạn luôn hướng đến hạnh phúc, vì niềm vui của mọi người. - Hồi hướng giúp bạn gieo nhân nghĩ lớn, gieo hạt giống của người vĩ đại (great mind), vì tư duy, tư tưởng, cảm xúc bạn đều hướng đến mọi người, dù họ còn sống hay đã chết, họ thân hay xa lạ, vì thực tế, mọi người đều có trong bạn và bạn có trong mọi người. Giống như một máy tính kết nối mạng thì có thể truy cập đến máy tính ở một nơi xa lạ. Tâm chúng ta cũng như vậy, cái tâm thực sự không phải suy nghĩ, hay các ý tưởng mà tâm thực, hay còn gọi là chân tâm, là sự tỉnh giác thường trực, nó là chung cho mọi nhân loại, mọi người. Giống như một máy chủ siêu mạnh mà mỗi máy tính khác đều có thể truy cập vào. Nhìn theo chia rẽ, thì từng cái máy tính độc lập với nhau, nhưng nhìn theo tổng thể hệ thống thì các máy tính đều nằm trong một sự nhất thể, tương tác, trao đổi, giao tiếp được với nhau.
- Hồi hướng giúp bạn phát triển tâm vị tha, trường dưỡng lòng yêu thương với mọi người. Mọi thứ đều liên thông với nhau, bạn không tách biệt với thế giới. Đơn giản nhất là khi bạn hạnh phúc, thì người cạnh bạn cũng dễ hạnh phúc theo, có sự lây nhiễm. Ngược lại, bạn thử tức giận thì người xung quanh sẽ cũng nếm trải cơn giận của bạn. Vì vậy, khi có được hạnh phúc, bạn có thể khuếch đại sự hạnh phúc này lên hàng triệu lần, bằng cách gửi gắm, phát tâm đến mọi người. Giống như bạn gửi quà cho những người thân. Đầu tiên bạn phải nhớ đến họ. Mặc dù món quá là vô hình, chỉ là ý niệm, cảm xúc, nhưng nó hoàn toàn có thể truyền đi tức thời mà không cần có người gửi hộ.
- Sau mỗi bữa ăn, bạn nên hồi hướng. Bạn có một bữa ăn hạnh phúc, an lạc, tự tại, bình an, thì điều kế tiếp là bạn cầu nguyện điều đó đến với mọi người, khắp nơi, khắp trốn.
- Bước 3: Hồi hướng
- Trí tuệ, hay trí phán đoán sẽ tăng trưởng khi tâm bạn không còn dính mắc. Nó nhu nhuyễn, mềm mỏng, linh hoạt, tràn khắp mọi chỗ.
- Sau giai đoạn luyện tập trung vào nhai là bạn bắt đầu có thể quan sát toàn bộ thân thể, tỉnh thức nhận diện mọi thứ xảy ra trong bữa ăn. Khi đó, tâm bạn không đặt vào bất cứ chỗ nào, mà mở rộng ra toàn bộ, không bám dính vào đối tượng nào.Trải nghiệm này là bạn đang hòa tâm vào vụ trụ thể thống nhất, bạn không còn bị dính mắc vào thân, bữa ăn, mà tâm bạn là toàn thể vũ trụ, không bám trụ, không dính mắc, linh thông với tồn tại, bất sinh bất diệt.
- Phần trên đã phân tích giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của việc nhai kỹ. Phần này đi sâu vào lợi ích về tâm khi nhai kỹ. Đầu tiên, là tâm hay chạy nhảy lung tung hoặc suy nghĩ miên man, chính sự mất tập trung làm giảm hiệu quả của tư duy do sự phân tán. Kỹ thuật Nhai Kỹ này giúp bạn rèn luyện được sự tập trung vào một việc, hướng tâm vào một công việc cụ thể để giúp định tâm, không tán loạn.
- Trước và sau khi ăn phải tỏ lòng biết ơn sự “hy sinh” của thức ăn. Giáo sư OHSAWA dạy một bài “thực niệm” niệm khi ăn như sau
- Bước 1: Xây dựng lòng biết ơn
- Khi ăn nhớ ngồi thẳng lưng để hoạt dong nhai và tiêu hóa thức ăn đuộc suôn sẻ. Theo Đông y cổ truyền, giữ thẳng cột xương sống giúp dòng khí lực trong người trôi chảy thông suốt.
- Khi nhai nhớ ngậm miệng để khỏi thất thoát khí lực đang tập trung ở miệng, và nhai theo vòng xoắn ốc (qua lại, lên xuống) để thức ăn trộn đều nước miếng. Ông bà xưa cho rằng nhai hở miệng và có tiếng chắp, ngoài vấn đề bất lịch sự, còn là dấu hiệu của tướng nghèo hèn.