BÀN VỀ CHUYỆN TÁI SINH,
ĐẦU THAI & CÚNG CƠM
Đ. Tin vào Thánh ngôn lượng. Lịch sử Đức Phậtcho biết chính Ngài đã có những kiếp sống quá khứ. Trong cuối bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka sutta) Đức Phật đã thuyết: "Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai. Từ đây Như Lai không còn tái sanh nữa”. Tương tựnhư trong Kinh Pháp Cú Đức Phật có nói: " Trải qua vô lượng kiếp Luân Hồi, Như Lai đã phải đi lạc đường, trong khi muốn tìm cho ra người thợ cất nhà này; khốn khổ thay, Như Lai đã phải sanh đi, sanh lại triền miên".
H. Nếu tin là có tái sinh, vậy có người nào chết mà không tái sinh không?
Câu trả lời là có. Có người chết tái sinh và cũng có người chết không tái sinh.
- Vậy điều kiệnnào để một người được tái sinhvà một người không được tái sinh?
Đ. Theo Phật giáo, người nào không còn gây nhân thiện ác, không còn tham sân si, phiền não mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác, còn tham sân si, phiền não thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng. Chỉ riêng còn sót lại nhân tham ái là vẫn còn tái sinh. Chính Đức Phật, trong bài thuyết pháp đầu tiên, Ngài đã nói rằng: "Chính Ái Dục dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh".
- Nếu tin là có tái sinh, vậy cái gì dẫn dắt chúng tađi tái sinh?
Đ. Thân mạng của con người được được kết hợp bởi năm nhóm, mà Phật giáo gọi là“Năm uẩn”. Năm uẩn là những yếu tố vật chất và tinh thần, gồm: Sắc (chỉ thân và sáu giác quan hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, do Tứ đại chủng tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng), Thọ (tức làtoàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính), Tưởng (là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện), Hành (là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác...) và Thức (bao gồm sáu dạng ý thức liên hệtới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc vớisáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v).
Khi mệnh chung, thân mạng mất đi, những nhóm đó tan rã, nhưng kết quả của những hành động về thân, khẩu, ý vẫn còn tác động. Cái “còn tác động” sau đó Phật giáo gọi là “nghiệp lực”, vànghiệp lực này dẫn dắt chúng ta đi tái sinh.
Mặc dù nghiệp lực dẫn dắt chúng ta đi tái sinh nhưng phải có một cái gì đó để mà đi tái sinh. Cái gì đó, theo Phật Giáo chính là cái thức tái sanh (patisandhivinnâna), hay theo cách gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một cái ý thức” xuất hiện ngay chính vào thời điểm thụ thai. (Ngài trả lời trong một dịp trả lời phỏng vấn về ngừa thai)
- Vậy cái thức tái sanhnày là gì và từ đâu ra, tại sao lại đợi đến lúc thụ tinh mới xuất hiện?
Đ. Theo quan điểm của trường phái Duy Thức học, cái ý thức này còn được mang một cái tên khác là A Lại Da Thức, hay Tàng Thức. Tàng thức như tên gọi của nó qua suốt một đời người đã tích lũy, dồn chứa -tức là huân tập- một số lớn chủng tử cùng kết hợp với những chủng tữ được tích lũy từ các đời trước tạo thành một yếu tố tâm vật lý dưới dạng năng lực. Dạng năng lực này Phật giáo gọi là nghiệp lực trong đó một số chủng tử khi hội đủ các yếu tố trợ duyên, và được thúc đẩy bởi lòng khát ái (tanha), tức là lòng khao khát được hiện hữu đã làm sinh khởi, hình thành nên một đời sống mới của chúng sinh. Như vậy, chính nghiệp hay nghiệp lực là sức đẩy chính cho cái mầm chúng sanh đầu thai này đi tái sanh, hay nói một cách cụ thể hơn, khi những điều kiện di truyền được thể hiện trong hoàn cảnh thuận tiện, một hình thức tâm vật lý xâm nhập vào, và qua đó sự sống được tiếp nối. Tiến trình này đã được đức Phật thuyết giảng trong KinhTrung Bộ (Majjhima Nikaya,) phẩm Ahatanhakhaya, số 38, tóm tắt như sau: Ở nơi nào ba thành tố nguyên thủy được cấu tạo chung thì mầm sống được gieo trồng nơi ấy. Trong sự giao hợp của cha mẹ, nếu không nhằm lúc thọ thai của người mẹ, và không có chúng sanh đầu thai, thì mầm sống không thể gieo trồng được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người mẹ mà không có chúng sanh đầu thai thì mầm sống cũng không gieo trồng được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người mẹ và chúng sanh đi đầu thai cũng có mặt trong lúc giao hợp, nếu hội đủ ba nhân: tinh-trùng, noãn bào và thức, thì mầm sống được gieo trồng: "Này các Tỳ-kheo, nơi nào có ba thành tố ấy hợp lại thì tại nơi đó một mầm sống được gieo".
- Khi được tái sanhtrở lạilàm người, vậy người trong kiếp này và người của kiếp sau có phải cùng là một người không hay là hai người khác nhau?
Đ. Chắc chắn rằng, khi được tái sanh trở lại làm người, ta trong kiếp này và ta ở kiếp sau không phải là một, dù rằng, theo giáo lý Duy Thức Học, toàn bộ hạt giống tâm thức được tích hợp trong tàng thức (A lại Gia Thức hay thức thứ tám) chuyển sang kiếp sau. Tuy nhiên, ta trong kiếp này và kiếp sau cũng không phải khác vì sự thừa tự nghiệp gần như trọn vẹn của chính mình. Muốn hiểu được điều đó, Phật Giáo cho rằng ngay cả trong một đời (hay còn gọi là kiếp), như kiếp hiện tại tôi đang sống, cái tôi khi còn bé và cái tôi hiện tại là người lớn không thể là một với nhau được, vì cái tôi bây giờ rất khác với cái tôi lúc tôi còn bé về đủ mọi phương diện: tuổi tác lớn hơn, cách suy nghĩ chin chắn hơn, tính tình điềm đạm hơn, tài năng vượt trội hơn, khuynh hướng hướng nội hơn…nhưng cũng không thể nói là hai vì tôi vẫn biết rằng tôi bây giờ hay tôi khi trước thì vẫn là tôi cả. Tôi thường khoe với bạn bè khi nhìn album ảnh của tôi lúc tôi 6 tuổi, 10 tuổi, 18 tuổi... và nói rắng đó là tôi, không ai khác.
“Danh sắc (hay còn gọi là thân tâm) cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.
- Xin Đại đức hãy cho ví dụ.
- Ví như kẻ trộm xoài, chủ nhà bắt được quả tang dẫn đến đại vương nhờ xử trị. Bị cáo cãi rằng: "Hạ thần không hái xoài của người ấy. Trái xoài của anh ta trồng hồi trước chỉ là hạt mầm ở dưới gốc còn trái mà hạ thần hái là trái to ở trên cành. Hạ thần không có ăn trộm." Tâu đại vương! Với lý lẽ như thế, đại vương có xử phạt y được không?
- Thưa đại đức, dẫu có ngụy biện hay ho, trẫm vẫn xử phạt tên ăn trộm kia như thường!
- Sao lại thế được? Y đâu có hái cắp trái của người kia trồng đâu mà xử tội, hở đại vương?
- Đành rằng thế, nhưng mà trái cây y hái trộm ấy cũng do từ trái kia sanh ra, nó nẩy mầm, tăng trưởng mà thành.Cho nên người ki a cũng không thoát khỏi tội.
Tỳ khưu Na-tiên gật đầu:
- Cũng như thế đó là danh sắc cũ và danh sắc mới, tâu đại vương. Việc tái sanh từ đời này sang đời kia cũng vậy. Các nghiệp thiện ác trong đời giống như đã gieo hạt giống, nẩy mầm, tăng trưởng, mai sau tất có quả báo.”
Nếu ta trong kiếp này và ta ở kiếp sau là một, thì ta là một linh hồn trường cửu bất biến. Đó là quan điểm của nhất thần giáo, tin có một đấng sáng tạo, có một linh hồn sống mãi.
Nói một cách khác dễ hiểu hơn, một người nào đó sau khi tái sinh thì sẽ không còn giống như trước nữa thế nhưng cũng không phải là hoàn toàn khác hẳn.
- Khi con ngườichết đi, nghĩa là thân tâm(danh sắc) bị hoại diệt, ngũ uẩn tan rã, không còn gì cả, vậy xin hỏi rằng những lễ cầu siêu cúng cơm, thân nhân đã chết có được hưởng gì không?
Đ. Đúng là con người được tạo thành từ Năm Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc tức là thân thể, còn Thọ Tưởng Hành Thức là thuộc về Tâm, vậy thân tâm con người là do duyên hợp mà thành, duyên đó là Năm Uẩn, và nó chịu sự chi phối của luật Vô thường mà hoại diệt theo thời gian,tức là khi duyên hết, Năm Uẩn tan rã, không còn gì. Nhà Phật quan niệm rằng các loài hữu tình chúng sinh sở dĩ tiếp xúc được với thế giới bên ngoài là nhờ ở ba thành phần, gọi là “bộ ba Căn, Trần và Thức”. Căn, là bộ phận cơ thể, Trần, là đối tượng nhận thức của Căn và Thức, là phần tâm thức vô hình, vốn từ Chân Tâm vọng khởi mà chuyển thành, cũng tràn ngập khắp không gian như Chân Tâm, là cầu nối giữa Căn và Trần, tức là cầu nối giữa bộ phận cơ thể của chúng sinh và thế giới mà chúng sinh nhận thức, “cảm” hoặc “thấy” được.
Đối với một cơ thể đã chết, bộ phận cơ thể, là Căn, đã ngưng hoạt động, có nghĩa là bộ ba đã mất một phần, thế thì những sinh hoạt về vật chất như ăn uống, hiển nhiên là không thể tiếp tục.
Có người cho rằng sau khi đã qua đời, người chết vẫn còn ăn, gọi là Thức thực. Như chúng ta đã biết, Thức vốn vô hình, nếu có Thức thực thì cũng chỉ là “cảm” được những tâm niệm thương ghét, an ủi, v.v... không thể “ăn” được món ăn vật chất như xôi chè, hoa quả. Nếu quả thật là còn có sự thèm ăn, thấy thân nhân bầy những món ngon, mà thần thức lại không thể ăn được, thì chỉ thêm thèm thuồng đau khổ mà thôi!
- Chúng sinhchết rồi tái sinh, tái sinh rồi chết, vậy khoảng thời gian dài ngắn sau khi chết để đi tái sinh là như thế nào?
Đ. Theo Phật Giáo Nam Truyền, việc tái sinh xảy ra tức khắc chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng giống như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục.
Tuy nhiên, theo Phật Giáo Bắc Truyền việc tái sanh tức thời có thể xảy ra ở một vài trường hợp và có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyênc hưa thích hợp. Họ cho rằng thời gian bốn mươi chín ngày này rất là quan trọng vì các nghiệp lành và nghiệp dữ dằng co tâm thức, làm mê mê tỉnh tỉnh, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp.
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen biên tập
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it." /> |
ReplyForward |