QUÍ VỊ CÓ BIẾT ĐÓ LÀ THỊT CỦA AI KHÔNG? (Lời tường thuật chân thật của Bác sĩ Quách Huệ Trân về Giải phẫu tử thi người)!
Khi tôi thực tập tại khoa ngoại, mỗi ngày tôi đều phải sử dụng dao mổ mấy lần. Mỗi lần giải phẫu, tôi đều phải cắt bỏ một số bộ phận hoặc một số phần của chúng trong cơ thể bệnh nhân, như cắt bỏ một phần dạ dày, cắt đi một khúc ruột, hoặc cắt bỏ túi mật, hoặc lấy tử cung đi, thậm chí cưa một chân, thậm chí dùng cưa điện mà cưa xương đầu gối … Y viện sẽ đem một số phần cắt nhỏ để gửi đi kiểm tra, các phần còn lại thì không dùng làm gì, giao cho người chuyên môn xử lý.
Một hôm, tôi về nhà bằng cổng sau của y viện thì gặp người chuyên môn xử lý ấy, anh ta mang một túi ni lông lớn, bên trong đựng các thứ được cắt ra từ thân thể người ta, như bao tử, ruột, mật … anh mang các thứ ấy mà ra cổng sau của y viện. Bên ngoài cổng sau của y viện chúng tôi có một quầy bán thịt heo, anh giơ cái bao ấy lên mà đi ngang qua trước quầy thịt, tôi thấy bỗng rợn người! Vì thật giống quá! Giả sử có người giở trò đùa đem dạ dày, ruột hoặc thận bị cắt của mình mà để vào quầy thịt heo kia, lẫn lộn với bao tử, ruột và các thứ nội tạng heo, thì có thể các người cũng nhận không ra, đó là chưa kể mua về mà khen ăn rất ngon!
Khi học năm thứ hai ở Đại học Y, chúng tôi phải nghiên cứu môn “Nhân thể giải phẫu học”, rất nhiều bạn đồng học tự nhiên không dám ăn thịt, vì sao? Thịt động vật và thịt người giống nhau quá! Khi chúng tôi giải phẫu tử thi, rồi sau đó đến quán ăn, trông thấy thịt, cho dù ai đó lúc bình thường vẫn thích ăn thịt thì đều không muốn ăn, cảm thấy thịt ở đây có bề ngoài và mùi vị y hệt với thịt của tử thi trên bàn giải phẫu.
Nếu chúng ta bị cắt thịt thì chúng ta sẽ đến rợn người, nhưng khi ăn thịt bị cắt của động vật thì chúng ta lại bảo: “Thơm thật! Ngon thật! Không ăn không được, không đủ dinh dưỡng.” Điều này khiến tôi nghĩ đến bài thơ:
Chớ có xem thường mạng chúng sanh Cũng là xương cốt thịt da thành Đem chính thân mình mà tự hỏi Ai chịu đem dao cắt thịt mình.
Chúng ta không nên cho rằng sinh mạng của chúng sinh là nhỏ nhặt không đáng nói đến, không đáng tôn trọng. Da thịt xương cốt của chúng sanh đều giống của chúng ta, biết đau đớn, chúng ta hãy đặt và địa vị mình mà tự hỏi: Có ai dám cầm dao tự cắt thịt của mình cho người ta ăn không? Có lúc người ta thật kỳ quặc, giả như biết được ai đó bị bệnh thì cho dù là người thân cũng không dám dùng chén đũa của người bệnh, thậm chí còn sợ ăn đồ thừa, sợ ăn nhầm một chút nước miếng của người ấy. Lại nữa, khi ăn chung với người ta thì thường quan trọng hóa quá đáng “đũa anh muỗng tôi”, mọi người cho rằng như thế là “đúng pháp vệ sinh”. Nếu người thân bị ung nhọt, phần lớn người ta đều không dám kê miệng hút lấy máu mủ của người ấy.
Thế nhưng người ta lại bỏ vào mồm và nhai nuốt từng khối thi thể động vật mà người ta không biết chúng có mắc bệnh hay không, lại còn bỏ vào mồm nuốt nước thịt, nước máu (so với nước miếng thì nghiêm trọng hơn |