Home Page by K2 Home Page by JSN PageBuilder

 

Quang Minh

tu tuVới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,  chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiệntruyền thông đại chúng,  biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm,  phiền não gia đình,  thất vọng công danh,  tự ti bản thân,  buồn khổ cô đơn,  trầm cảm bi khổ,  bế tắc tiền tài,  lo sợ bị đe dọa...

Tâm lý bị tác động ảnh hưởng đến quá trình nhận thứcvà tư duy.  Nên sự việc tới các bạn trẻ đó không thể tìm thấy lối thoát nào cho bản thân mà chỉ còn cách quyên sinh tử tự. 

Nhưng tự tử xong rồi thì để lại hậu quả bi thương cho người thân,  nỗi buồn cho bạn bè...lại tạo thêm nghiệp cho mình, vì tự tử là bất hiếu,  hiếu dưỡng chưa báo lại đoạn hiếu nghĩa,  ân dưỡng dục sinh thành nặng tựa núi Thái Sơn,  mà chỉ vì cá nhân ích kỷ lại mang tội danh bất hiếu.  Lại nữa,  đâu phải chết là hết,  mà có khi bị níu lại chỗ đã mất do nghiệp lực,  hay đầu thai chuyển kiếp... nhưng nỗi buồn,  nỗi cô đơn,  nỗi ưu phiền lại nằm trong tâm thức người mất không thể nào phai nhòa mà theo cùng người đó vào trong vòng luân hồi sinh tử

Tự tử là nghiệp nặng,  chết đi đọa địa ngục,  vì có ba lý do sau: thứ nhất thân thể cha mẹ cho lại đành tâm hủy hoại,  thứ hai chưa giúp ích báo hiếu dưỡng dục cha mẹ mà nỡ lòng đứt đoạn cuộc sống phân ly,  thứ ba là tâm phiền não sân si tìm về cõi chết.  

Sau khi chết thì người chết sẽ như thế nào?  
Đó là tồn tại tại dưới dạng linh hồn,  bên các nhà vật lý gọi là tồn tại dưới dạng trường năng lượng sinh học,  bên đạo giáo gọi là âm linh.  Linh hồn được tâm thức điều khiển chi phối.  Tùy theo nghiệp lực mà bị đọa vào địa ngục,  đọa vào đường súc sinh hay ngạ quỷ.  Rất ít người đầu thai lại làm người vì nghiệp quá nặng.  

Chúng ta nếu có những tâm lý như u uất lo buồn,  bi thương sầu não,  tự ti mặc cảm...thì có nhiều cách để khắc chế,  để làm giảm nhẹ đi trạng thái tiêu cực như trò chuyện giao tiếp người thân bạn bè để tìm cách khắc phục thông qua sự cảm thông chia sẻ,  còn có cách là sử dụng thiền quán,  chánh niệm tư duy quán xét những ý nghĩa không tốt,  cảm xúc tiêu cực đó từ đâu ra,  nguồn gốc của chúng thật khôngcó mà do tư tưởng khởi lên trong vọng niệm nhận thức sinh ra,  vọng niệm không theo thì tư tưởng tan biến.  Hay nhất tâm niệm Phật,  chú tâm vào danh hiệu của chư Phật,  chư đại bồ tát,  nhờ các Ngài gia trì gia hộtinh tấn chuyên cần niệm Phật,  làm tâm bất động giữa những tư tưởng xao động,  để từ đó thân tâm được an ổn ngõ hầu quay về cuộc sống thực tại hiện tiền không khổ lụy.  

Theo lý nhân quả,  tất cả đều do nghiệp lực lôi kéo,  nên tự tử cũng không ngoại lệ. Nên ta phải nhận thức được "tất cả các cảm thọ của tâm do vọng niệm mà sinh khởi,  mà vọng niệm có là do bám chấp vào hư vọng của trần lao,  hư vọng của chấp thủ mà mình coi đó là quan trọng,  coi đó là hạnh phúc,  coi đó là đích ngắm mà khi không được lại sinh ra buồn khổ thì thật là khổ trong khổ sinh ra khổ". 

Là người Phật tử,  chúng ta nhận thức được cuộc đời là vô thường,  sống trong chánh niệm,  an trútrong hiện tạitâm không sở cầu,  an nhiên tĩnh lặng sẽ bớt đi phiền não nơi trần thế.  

Đối với người tự tử,  chúng ta phải thương yêu họ,  họ chỉ vì thiếu nhận thức,  thiếu hiểu biết hay một phút nông nỗi mà làm ra sai lầm không đáng có,  để rồi ân hận thì đã quá muộn. Chúng ta nếu biết nếu thấy hãy niệm Phật cho họ,  cầu siêu cầu an cho họ.  Khi tâm yêu thương thành khẩn của ta hướng về họ thì ta sẽ chiêu cảm được tâm bi thương của họ để tâm người đã mất được yên tĩnh an lành sẽ làm giảm đi cái nghiệp chứng sâu dày của họ.  

Nam Mô A Di Đà Phật

Xem thêm:

Giải mã hiện tượng tự tử có chiều hướng gia tăng ở giới trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự tử ở giới trẻ là một trong những vấn nạn mang tính toàn cầu. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong nhóm người ở độ tuổi từ 15 đến 29.

Đáng lưu ý, có đến 78% số vụ tự tử trên thế giới xảy ra ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế thì tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau tai nạngiao thông và đuối nước.

Do là một hiện tượng mang tính phổ biến, tự tử là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong lĩnh vực xã hội học, nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim cho rằng có mối liên hệ giữa sự cố kết xã hội của cá nhân với hiện tượng tự tử. Theo đó, những người có những mối ràng buộc xã hộiyếu thường dễ tự tử hơn những người có mối ràng buộc xã hội mạnh.

Mặt khác, người ta cũng nhận thấy tự tử thường gia tăng trong những giai đoạn xã hội rơi vào khủng hoảng hoặc do những biến động của nền kinh tế. Chẳng hạn tại Ấn Độ, người ta nhận thấy tự tử ở nhóm nông dân gia tăng sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nguyên nhânlà bởi khi đó, nông sản bị cạnh tranh gay gắt khiến người nông dân dễ thua lỗ và mang nợ. Vì thế, họ chọn cách tự tử như một phương thức để thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại.

Đối với tâm lý học, tự tử gắn với những áp lựccăng thẳng mà con người ta không thể tự giải quyếtđược. Giới trẻ có khuynh hướng tự tử nhiều hơn là bởi các em đang phải đối diện với nhiều áp lực từ gia đình và nhà trường về thành tích học tập, trong khi các em lại chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết, kỹ năng để giải quyết căng thẳng. Đó chính là nguyên nhân các em chọn cái chết như một phương tiện để giải quyết vấn đề.

 

Dù như thế nào thì tự tử luôn là một sự thất bại. Trước hết là thất bại của người tự tử vì đã tự mình tước bỏ quyền được sống của bản thân. Thứ hai là thất bại của những người xung quanh vì đã tạo cớ cho tự tử, đã không biết nhìn thấy và không biết lắng nghe. Và cuối cùng là thất bại của xã hội vì đã không tạo ra được những phương tiện cần thiết để giúp đỡ, hỗ trợ những người gặp bế tắc trong cuộc sống trong khi xã hội là một trong những tác nhân tạo ra sự bế tắc ấy.

Link: http://plo.vn/xa-hoi/giai-ma-hien-tuong-tu-tu-co-chieu-huong-gia-tang-o-gioi-tre-766342.html 

Học sinh tự tử vì áp lực: không ai nghe thấy lời cầu cứu?


tram camTTO - Khi cảm thấy không thể tâm sự được với ai, không ai hiểu mình, "giải pháp" dại dột cuối cùng được những học sinh này lựa chọn gây nên những sự việc đau lòng đáng tiếc.

Mấy ngày qua, nhiều người bàn tán về trường hợp một học sinh THPT tại TP.HCM gieo mình từ tầng 4 xuống sân trường. Trước đó, em để lại một bức thư tuyệt mệnh, nói rằng quá áp lực vì học tập, vì điểm số.

Nhiều người vừa thương vừa trách em học sinh này vì đã quá dại dột. Thế nhưng đó cũng là một hồi chuông báo động tiếp theo cho ngành giáo dục, bởi những vụ việc như vậy không phải hiếm.

Chỉ cần gõ dòng chữ "học sinh tự tử vì áp lực" trên thanh tìm kiếm mạng xã hội, gần 800.000 kết quả được đưa ra trong chưa đầy 1 giây. Hàng loạt bài báo với tiêu đề: "Báo động học sinh chịu áp lực dẫn đến tự tử", "Học sinh trầm cảm vì điểm số"... có thể khiến nhiều phụ huynh giật mình. Họ đâu biết đang vô tình đặt áp lực lên vai con trẻ bằng những kỳ vọng về điểm số, thành tích.

Đầu tháng 1-2018, một nữ sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai bức thư tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt.

Em xin lỗi vì không thể tiếp tục vui chơi cùng bạn bè. Em cũng xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút trongthời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Đọc thư, nhà trường và gia đình đều xót xa than rằng tại sao con em mình quá dại dột như vậy.

Gần hơn nữa là vụ việc một nam sinh lớp 10 vừa cười vừa khóc nhảy từ tầng 4 xuống sân một trường THPT nội trú tại TP HCM. Tương tự, nam sinh này cũng để lại thư tuyệt mệnh kể rằng cậu quá áp lực vì học tập.

Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Namáp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam rối loạn về sức khỏe tâm thầnHiện tượng những đứa trẻ bị trầm cảm, lo âurối loạn cảm xúc vì học đang có chiều hướng tăng.

stress
Bài vở, điểm số, thành tích tạo áp lực không nhỏ 
cho học sinh - Ảnh minh hoạ: Odyssey

Nhìn vào lịch học của nhiều học sinh từ cấp tiểu học tới THPT, nhiều người lớn phải lắc đầu. Bố mẹ đi làm 8 tiếng/ngày, nhưng con cái đi học nhiều hơn 8 tiếng/ngày. Mọi thứ từ ăn đến ngủ đều phải tranh thủ, bởi lịch học đang chờ những em học sinh này không chỉ có ở trường.

Tối 11-4, Nguyễn Hằng (Hà Nội) lên mạng kể chuyện em gái kín lịch học từ thứ 2 đến chủ nhật mỗi tuần trong cuộc chạy đua vào lớp 10. Câu chuyện kể được kèm theo bức ảnh người em gái đang vừa học vừa xúc cơm ăn.

Hằng kể có lúc em gái mình còn vừa học vừa ngủ gật. Chiều em đi học ở trường về tranh thủ ăn nhẹ, rồi lại đi học thêm đến 10h30 tối mới có mặt ở nhà. "Bây giờ là 11h30 rồi, em mình vừa học vừa thuộc bài ngày mai, vừa xúc cơm ăn, rồi còn một đống đề cương nữa. Không biết em còn học đến mấy giờ. Đến thi đại học mình thấy cũng không vất vả như này", người chị gái bày tỏ.

Cô cũng tiết lộ gia đình có mẹ là giáo viên, bố là nhân viên nhà nước nên từ nhỏ cả hai chị em được quản rất chặt việc học. Để không phụ công kỳ vọng của gia đình, những cô, cậu học trò vẫn hàng ngày đều đặn "dùi mài kinh sử" đến nỗi chẳng thể kêu than thành lời.

Đến khi không còn đủ sức chịu đựng mà cũng chẳng có ai giơ tay cứu giúp, những việc đau lòng xảy đến là điều không quá khó để hiểu.

Vượt quá sức chịu đựng

Khi những sự việc đau lòng xảy ra, nhà trường, phụ huynh mới giật mình hối hận vì chưa kịp quan tâmsâu sắc hơn tới con em mình. Thế nhưng, điều đó đã thực sự quá muộn. Thay vì chữa bệnh, tại sao chúng ta không phòng bệnh?

Dương Dịu (28 tuổi, giáo viên THPT tại Hà Nội) chia sẻ thỉnh thoảng cũng được nhiều học sinh tâm sự về hoàn cảnh gia đình. Những học sinh trong lớp cô hầu như đều là con em gia đình có điều kiện. Thế nhưng, đi đôi với điều đó, sự quan tâm của cha mẹ đôi khi cũng vơi ít đi bởi họ quá bận rộn.

"Ở độ tuổi phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiệnhọc sinh cần được nhà trường, đặc biệt là gia đìnhquan tâm và định hướng suy nghĩ đúng đắn. Nhiều học sinh suy nghĩ khá đơn giản, chúng nghĩ những điều đôi khi người lớn không ngờ tới. Vì vậy, tôi vẫn luôn khuyến khích phụ huynh trở thành người bạn của con mình để có thể chia sẻ nhiều hơn", nữ giáo viên này chia sẻ.

Chị Đỗ Nga (35 tuổi, Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm và nhận thiếu xót về mình vì đôi lúc quá bận không có thời gian gần gũi, tâm sự với con nhiều.

"Khi nghe giáo viên chủ nhiệm nói con gái biết yêu, học tập có phần sa sút, tôi mới tá hỏa về hỏi con. Cũng may, gia đình tôi không cấm mà định hướng cho cháu biết những gì được phép và không được phép làm nên không có chuyện chống đối", chị Nga nói.

Người mẹ này cũng kể bắt gặp không ít trường hợp cha mẹ nhốt con trong nhà vì sợ con yêu đương, bắt học ngày học đêm chỉ vì điểm số sa sút, khiến con em mình gặp áp lực không nhỏ, thậm chí phảiđiều trị về mặt tâm lý.

Những kỳ vọng của người lớn áp đặt lên trẻ vô tình trở thành cánh cửa đấy các em vào bệnh viện chứ không phải vào tương lai xán lạn. Không được quan tâm triệt để, định hướng tốt, những học sinh đang độ tuổi phát triển tâm lý chưa hoàn thiện không chịu được áp lực, dẫn đến hành động dại dột là chuyện dễ hiểu.

https://tuoitre.vn/hoc-sinh-tu-tu-vi-ap-luc-khong-ai-nghe-thay-loi-cau-cuu-2018041215254276.htm 

Lịch sự kiện trong tháng

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 thứ 7 Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tủ sách Bảo Anh Lạc

Thư viện

Pháp âm